Thoi Su - 198
Page 1 sur 27
Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu Người H`mong tại Xín Mần, Hà Giang bị đàn áp vì không bỏ đạo 2005.10.06 Việt Hùng, phóng viên Ðài Á Châu Tự Do Lại khó khăn trong sinh hoạt đạo với những đồng bào sắc tộc H`mong theo đạo Tin Lành tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang khi họ phải về tận Hà Nội nhờ nương tựa nơi Tổng Hội Tin Lành miền Bắc Việt Nam, một Hội Thánh chính thức được nhà nước cho phép hoạt động. Chuyện gì đã xảy ra và do đâu mà vào ngày 3 tháng 10 vừa qua, Tổng Hội Tin Lành Miền Bắc lại gửi một bản văn tới lãnh đạo các cấp chính quyền yêu cầu làm sáng tỏ và phải có hình thức kỷ luật thích đáng đối những người sai phạm trong vụ việc, mời quí vị theo dõi qua bài ghi nhận của Việt Hùng. Theo lời trình báo của một số đồng bào sắc tộc người H`mong theo đạo Tin Lành tại xã Chí Cà, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang với Tổng Hội Tin Lành miền Bắc mà chúng toi ghi nhận được, liên tiếp trong nhiều tháng qua, các cấp chính quyền địa phương đã nói với họ đạo Tin Lành là đạo của Mỹ, đạo phản động mà theo nguyên y lời trích dẫn trong bản văn của Tổng Hội miền Bắc chính thức gửi tới các cấp chính quyền đề ngày 3 tháng 10 ghi rõ: - Ngày 28-08-2005 có 3 bộ đội biên phòng và 2 cán bộ xã Chí Cà đã bắt ông Vàng Seo Sàng, ngày 30-08 bắt ông Vàng Seo Dũng, bộ đội và cán bộ xã đã đánh các ông một cách dã man, ông Vàng Seo Dũng bị đánh gãy một sương sườn, nay vẫn nằm tại chỗ. - Ngày 31-08 bắt ông Chánh Seo Vàng và ông đã bị đánh trọng thương đến nay vẫn chưa dậy được. - Ngày 3-09 anh Cháng Seo Vu, một tay bị khóa số 8 và treo lên rồi thì anh Vu bị gí roi điện vào người. - Ngày 4-09 chính chuyền bắt giữ các ông Lý Seo Vàng, Vàng Seo Dính, Lý Vạng Dụng, bộ đội biên phòng và cán bộ xã đã đánh những người này làm ông Lý Vạng Dụng bị gãy xương ngực. Trên đây chỉ là một số vụ điển hình mà chúng tôi trích đọc nguyên văn từ công văn mà Tổng Hội Tin Lành miền Bắc gửi tới lãnh đạo từ Trung Ương đến địa phương do Mục sư Phùng Quang Huyến, Hội trưởng, ký ngày 3, gửi đi ngày 4 tháng 10 vừa qua. Diễn tiến câu chuyện qua lời kể của các nạn nhân Ðể tìm hiểu rõ, chúng tôi đã liên lạc nói chuyện với một trong số những nạn nhân người H`mong đó là ông Cháng Seo Vu và
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 2 sur 27
được ông cho biết như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Vừa rồi là lời ông Cháng Seo Vu, từ trụ sở Tổng Hội Tin Lành miền Bắc số 2 Ngõ Trạm - Hà Nội. Vì trở ngại khi trình bằng tiếng phổ thông nên chung tôi đã nhờ một người thông dịch của Tổng Hội trình bày những điều mà ông Cháng Seo Vu muốn nói: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Vẫn là những thông tin liên hệ, trong thời gian tá túc tại Tổng Hội, vào chiều thứ Ba mùng 4-10 vừa qua những người H`mong này đã có buổi gặp gỡ, tiếp xúc với viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày vụ việc, vẫn theo lời người thông dịch của Tổng Hội: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên). Vừa rồi là lời người thông dịch của Tổng Hội Tin Lành miền Bắc Việt Nam. Ðể tìm hiểu rõ hơn về những thông tin này, chúng tôi đã liên lạc về văn phòng Tổng Hội và được Mục sư Phùng Quang Huyến, với tư cách là Hội trưởng đã nói như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Việt Hùng, Ðài Á Châu Tự Do. Hà Nội: Một phụ nữ khiếu kiện nhà đất tự thiêu chết ở “nhà tiếp dân” Nguoi Viet Online - Wednesday, October 05, 2005 HÀ NỘI 05-10 (NV).- Một phụ nữ cảm thấy tuyệt vọng vì khiếu kiện đòi nhà đòi đất và chống bất công mãi không được dù tới tận “trung ương” đã tự thiêu chết ở nhà tiếp dân số 1 đường Mai Xuân Thưởng, quận Ba Ðình, theo một nguồn tin từ Hà Nội cho hay trong ngày Thứ Tư mùng 5 Tháng Mười năm 2005. Ðây là lần đầu tiên có vụ tự thiêu vì khiếu kiện ở trung ương Hà Nội dù những cuộc biểu tình, khiếu kiện xảy ra hàng ngày. Người phụ nữ này, tên Phạm Thị Trung Thu, 38 tuổi, ngụ tại 34 Lê Hồng Phong, thành phố Ðà Lạt. Nguồn tin cho hay bà Thu đã tự thiêu chết hôm Thứ Năm 29 Tháng Chín năm 2005, một ngày trước khi bị thi hành lệnh cưỡng chế mất căn nhà. Bà để lại con gái mới 2 tuổi và chồng bà đã chết cách đây mấy năm. Theo lời kể của nguồn tin, bà Thu nguyên là viên chức giáo dục ở Ðà Lạt bị “vu” cho tội tham ô phải đi tù. “Ra tù thì bị mất việc làm, mất nhà, lâm cảnh đường cùng nên bà ra tận Hà Nội để khiếu kiện.” Nguồn tin nói. Ðứa con gái 2 tuổi hiện đang được một số người ở chỗ mẹ con bà ở trọ săn sóc.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 3 sur 27
Người ta biết rằng địa chỉ số 1 Mai Xuân Thưởng, quận Ba Ðình, Hà Nội, là “Văn phòng tiếp công dân của Trung Ương Ðảng và Nhà Nước” Cộng Sản Việt Nam. Từ suốt nhiều năm qua, ngày nào cũng có ít chục người cho tới hai ba trăm người cầm biểu ngữ, cầm đơn khiếu nại tố cáo đứng chầu chực ở đây. Ngày thì họ chầu chực ở “Văn phòng tiếp công dân” (nhưng không được tiếp) hoặc trước tư dinh nhà những ông lớn của Ðảng và chính phủ, quốc hội. Ban đêm thì họ ngủ tạm bợ ngay tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, hoặc trước cửa nhà dân chúng những khu vực xa hơn, cả ở nhà vệ sinh công cộng của thành phố. Một phụ nữ khiếu kiện cho báo Người Việt biết bà và một số người trong nhóm sống nhờ lòng hảo tâm của người Hà Nội. Ðói xin ăn, khát xin uống và sống lây lất chờ để được tiếp nhận đơn và trông ngóng kết quả. Ðể đối phó tình trạng dân chúng những địa phương vẫn cứ kéo về trung ương khiếu kiện, nhiều lần Bộ Chính Trị cũng như Phan Văn Khải, thủ tướng, đã ra lệnh cho những địa phương phải chịu trách nhiệm đưa người tỉnh mình về giải quyết. Nhưng đến nay vẫn không có gì thay đổi. Báo Nhân Dân ngày 21 Tháng Tám năm 2005 kể chuyện một phụ nữ tên Trần Thị Xanh (quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) “ăn vạ” suốt 8 năm ở “Văn phòng tiếp công dân” Hà Nội. Bà này kêu oan về một phán quyết của tòa án địa phương từ năm 1995. “Dù có công văn của Bộ Trưởng Tư Pháp đề ngày 10 Tháng Ba năm 2005 “truyền đạt ý kiến của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội và Ban Nội Chính Trung Ương về việc giải quyết dứt điểm vụ kiện, chậm nhất là trong quý I năm 2005. Nhưng từ đó đến nay, vẫn chưa có kết quả và bà Xanh vẫn tiếp tục ở Hà Nội để khiếu kiện.” Báo Nhân Dân viết như thế và cho hay bà Xanh “nhặt ve chai, đồng nát làm kế sinh nhai, lấy ghế đá trong công viên làm nơi sớm tối đi về.” Trong Tháng Tám năm 2005, có tất cả 13 đoàn cán bộ cao cấp của Bộ Tài Nguyên Môi Trường Cộng Sản Việt Nam về tất cả những tỉnh thị trên toàn quốc để “kiểm tra” tình hình thi hành “luật đất đai” mới (có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Bảy năm 2004). Trước số người quá đông đảo đến khiếu kiện, những đoàn cán bộ này đã cho dân chúng biết rằng họ chỉ đi tìm hiểu và ghi nhận mà không có thẩm quyền đưa ra quyết định. Ít nhất, họ đã cầm 16,000 lá đơn từ những địa phương về Hà Nội mà cho đến nay, những đơn này được giải quyết ra sao không thấy loan báo. Báo chí tường thuật những buổi tiếp dân này cho thấy dù ở đâu, Hà Nội hay Sài Gòn, Tây Ninh hay Ðồng Nai, Nha Trang hay Huế, quan chức những nơi đều lộng quyền làm bậy. Ngay tại thủ đô Hà Nội, 5 ngàn lá đơn khiếu kiện gửi cho đoàn kiểm tra nội trong 10 ngày, theo báo VietnamNet ngày 5 Tháng Chín năm 2005. Theo sự tường thuật kèm theo hình ảnh dẫn chứng trên một số báo chí trong nước, người ta thấy lộ ra hành động cướp đoạt nhà đất tài sản, công lao mồ hôi nước mắt của dân chúng mà đám quan quyền những địa phương đã làm ra sao. Ruộng rẫy dân nghèo khai thác đã biến thành tài sản riêng của cán bộ đảng viên Cộng Sản Việt Nam ở những địa phương. Hình ảnh trên những báo này cho thấy dân chúng bị đuổi khỏi chính nhà đất của họ, phải sống tạm bợ trong những mái lều vô cùng sơ sài không đủ che mưa che nắng. Trong khi đó, biệt thự của những quan thì đẹp đẽ, đồn điền của những quan thì thênh thang hàng chục hàng trăm mẫu. http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 4 sur 27
Cho tới nay, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn giữ kín tin tức về vụ tự thiêu của bà Phạm Thị Trung Thu, xác của bà bây giờ ở đâu. Ở thành phố Ðà Lạt, quê của bà Thu, nhà cầm quyền địa phương đã đuổi 68 hộ dân xưa nay làm nghề trồng rau đi chỗ khác để cướp lấy đất của họ. Ðây là bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 23 Tháng Tám 2005: “Các thành viên đoàn kiểm tra đã chợt chạnh lòng khi nghe những người sinh sống bằng nghề trồng lêghim (rau) ở khu phố 4, phường 8, thành phố Ðà Lạt chua xót: “Nếu đưa tôi vào chung cư, tôi sống bằng nghề gì đây? Xưa nay chỉ mỗi cầm cuốc, buôn bán không quen, những thứ nghề khác càng không biết.” Nhiều người trong số 68 hộ dân của diện giải tỏa đã từng lên tiếng đề nghị chính quyền cho được thuê đất canh tác ở nơi khác để còn có cơ hội lao động (trồng rau, hoa) nhưng đều không được chấp thuận. Trưởng đoàn kiểm tra Lê Quốc Trung nói: “Khi tiếp xúc với dân, tôi nghe có quá nhiều người dân cho hay đơn từ gửi đi gửi lại nhiều lần, có người đến 15 lần nhưng không được chính quyền trả lời.” Ngày 18 Tháng Tám năm 2005, một người đàn ông từ tỉnh Tiền Giang đã đến tự thiêu trước trụ sở Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Công An Cộng Sản Việt Nam đã dập tắt được lửa và đưa người này đi mất tiêu, đến nay không ai biết thêm tin tức. Nguyễn Khắc Toàn, một cựu chiến binh Cộng Sản Việt Nam, bị kết án ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2002 là “gián điệp” với bản án 12 năm tù chỉ vì ông đã gửi tin và hình ảnh những cuộc khiếu kiện của dân chúng ở Hà Nội ra ngoại quốc phổ biến. Sự kiện gây xôn xao tại Đài Loan: Phụ nữ nước ngoài bị đem khuyến mãi LĐ số 276 Ngày 06.10.2005 Cập nhật: 08:23:28 - 06.10.2005 Ngày 3.10, tờ Trung Hoa Thời báo tại Đài Loan cùng lúc đã đăng tải hai bài báo với nội dung phê phán gay gắt các Cty môi giới hôn nhân tại Đài Loan đã xúc phạm nhân phẩm phụ nữ các nước nói chung và phụ nữ VN nói riêng. Sự kiện các cô gái muốn lấy chồng Đài Loan bị biến thành hàng quảng cáo, hàng khuyến mãi đang gây xôn xao dư luận tại lãnh thổ này. Một sự chào hàng tàn nhẫn Theo tường thuật trong hai bài báo, các cô gái người nước ngoài đã bị biến thành hàng hoá với lời rao bán tàn nhẫn. Địa điểm tổ chức buổi rao hàng các cô gái nước ngoài là phía trước miếu Thiên Hậu, đảo Bành Hồ. Đảo này lâu nay nổi tiếng là nơi trung chuyển phụ nữ trong các đường dây môi giới hôn nhân với đàn ông Đài Loan và các đường dây buôn bán phụ nữ đưa vào những điểm tệ nạn. Tại buổi rao hàng, những cô gái nước ngoài trong gia đình có người bệnh tật, cụ thể là có người thân bị bệnh thần kinh hay gặp vấn đề về trí tuệ, đã bị rao với câu: "Mua hai người một lúc được giảm giá 40%". "Hàng" bị đem khuyến mãi công khai tại đây được ghi nhận là có những cô gái quốc tịch VN và các nước khu vực Đông Nam AÁ khác. Bà Ngô Thiệu Văn - Thư ký Hội Phụ nữ Indonesia tại Đài Loan - đã kịch liệt phản đối kiểu rao hàng xúc phạm nhân phẩm phụ nữ như trên:
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 5 sur 27
"Không thể buôn bán phụ nữ như một vật phẩm". Trong khi đó, ở các vùng nông thôn Đài Loan, hiện người ta thường nghe những câu rao như: "Cô dâu VN, giá bán 18 vạn Đài tệ" (gần 90 triệu đồng VN). Thực ra, người viết bài này, những câu rao như thế đã phổ biến khá rộng rãi tại Đài Loan trước thời điểm hai bài báo phản ánh khá lâu. Tuy nhiên, dư luận bất bình khi gần đây trên kênh 4 truyền hình tại Đài Loan đã xuất hiện những lời quảng cáo môi giới hôn nhân với phụ nữ nước ngoài như: "Bảo đảm là gái trinh, nếu không trả lại". Nhiều cô dâu, theo điều tra trong hai bài báo trên, sau khi lấy chồng về vùng nông thôn xa bị biến thành những công cụ tình dục, hoặc trở thành những người lao động tận lực. Dư luận lên tiếng Hai tổ chức đăng lời rao bán là Quốc tế Hôn hữu xã và Liên Nghi xã. Theo điều tra, Quốc tế Hôn hữu xã đầu năm ngoái đã hợp pháp hoá trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân, tập hợp khoảng 200 Cty môi giới hôn nhân với người nước ngoài, có đăng ký kinh doanh. Từ đó, mỗi ngày trên kênh 4 truyền hình thường phát ra các mẩu quảng cáo môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Đặc biệt trong số những người được rao trên truyền hình, các cô gái VN chiếm tỉ lệ không nhỏ, vì hiện nay các cô gái VN vẫn được những Cty xúc tiến môi giới nhiều hơn cũng được phía nhà chồng Đài Loan thích hơn vì đa phần ngoan, chịu đựng và nhịn nhục. Giới trí thức Đài Loan đã đặt vấn đề: Nếu tiếp tục để tồn tại tình trạng trên thì Đài Loan sẽ không tránh được tiếng xấu là "đảo bán người". Chính vì thế, cơ quan nội chính Đài Loan đang chịu áp lực lớn, buộc phải xem xét lại các chính sách đối với các Cty môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Ông Giản Thái Lang - người giữ chức phó của cơ quan này - cho rằng, kiểu rao hàng như thế đã vi phạm luật về quảng cáo trên truyền hình. Thẩm Hồng Thụy (Theo THTB) EU hứa khách quan trong vụ kiện da giày VnExpress.net - Thứ năm, 6/10/2005, 08:26 GMT+7 Tổng cục trưởng Quan hệ đối ngoại Ủy ban châu Âu (EC) Eneko Landaburu hôm qua đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp Uỷ ban hỗn hợp. Ngoài ra, EC cũng sẽ hỗ trợ các công ty của VN nếu họ hợp tác với EC trong quá trình điều tra. Ông Landaburu cũng cho biết, sắp tới Cao ủy Thương mại EU Peter Mandelson sẽ có cuộc tiếp xúc và trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển - hiện đang ở thăm Bỉ - về vấn đề này trước khi EC đưa ra kết luận cuối cùng. Đối với việc trao quy chế thị trường cho VN, ông Landaburu cho biết, EC vẫn đang xem xét các thông tin mà phía VN đưa ra. Giải thích về việc cho đến nay EC vẫn chưa trao quy chế này cho VN, ông Landaburu cho biết, EC không chỉ xem xét toàn bộ về
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 6 sur 27
kinh tế VN xem có phù hợp hay không, mà quyết định của EC còn phải tương thích với những quy chế thương mại của EU. Việc này cần nhiều thời gian và chưa thể kết thúc sớm. Theo ông Eneko Landaburu, cuối tháng 10, hai bên sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc họp nữa về vấn đề này. Theo các cam kết trong Hiệp định Tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp viễn thông của EU như Comvik, Alcatel sau khi kết thúc hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) tại VN sẽ được chuyển đổi thành hình thức hoạt động khác với các điều kiện ưu đãi không kém BCC. Trả lời câu hỏi của VnExpress về số phận của Comvik trong quá trình cổ phần hóa MobiFone, ông Eneko Landaburu cho hay, sau khi kết thúc hợp đồng, nhà đầu tư này đang gặp một số khó khăn. EC đã phản ánh vấn đề của Comvik tại cuộc họp để phía VN nắm được và có hướng giải quyết theo tinh thần hiệp định.
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng cục trưởng Quan hệ đối ngoại của EC Eneko Landaburu và ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng quốc hội đã ký Hiệp định Tài chính cho Dự án hỗ trợ thể chế. Dự án có tổng trị giá 8 triệu euro. Dự án bắt đầu triển khai vào tháng 1/2006 và kết thúc vào giữa năm 2009. Dự án này là một phần của viện trợ hải Đề cập đến cam kết cho phép một nhà đầu tư EU thành lập doanh nghiệp 100% vốn ngoại mà EU dành cho VN hằng năm với đầu tư trong lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê, Thứ trưởng mức trung bình là 40 triệu euro/năm. Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Bích Đạt nói, VN đã cấp phép cho một số dự án hoạt động theo mô hình này như Phú Mỹ Hưng hay Ciputra. Hiện Bộ chưa nhận được đề nghị tương tự nào từ các nhà đầu tư EU. Do kinh doanh bất động sản là một ngành nghề có điều kiện nên ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư muốn tham gia lĩnh vực này sẽ phải thực hiện thêm các quy định từ các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Do VN chưa có các bộ luật trên, trước mắt nếu có dự án nào xin phép đầu tư bộ sẽ xem xét cụ thể. Ông Landaburu cho biết, tại cuộc họp ủy ban hỗn hợp VN - EC hôm qua, hai bên cũng đã điểm lại những mốc chính trong quan hệ song phương, trong đó đáng chú ý là việc hoàn tất Hiệp định về việc VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định song phương mới về tiếp cận thị trường đã có hiệu lực, cho phép miễn áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của VN. Phía EU và VN cũng đã thông báo cho nhau về các vấn đề khu vực như sự hợp tác EC - ASEAN về hội nhập kinh tế trong khuôn khổ "Sáng kiến Thương mại liên khu vực EU - ASEAN", "Công cụ đối thoại khu vực EU - ASEAN và tiến triển của Nhóm tầm nhìn về triển vọng một khu vực mậu dịch tự do EU - ASEAN. Hai bên quyết định phiên họp tiếp theo của Ủy ban hỗn hợp sẽ được tổ chức ở Brussel, Bỉ vào năm 2007. Hà Vy - Việt Phong Bang Alabama của Mỹ tiếp tục cấm bán cá basa và thủy sản Tổng hợp
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 7 sur 27
Giới hữu trách bang Alabama của Mỹ tiếp tục cấm bán cá basa và thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam VOA - 06-October-2005 Giới hữu trách tiểu bang Alabama của Mỹ tiếp tục cấm bán cá basa và thủy sản nhập khẩu từ Việt nam. Tường thuật hôm thứ 3 của nhật báo Mongomery Advertiser trích lời ông Ron Sparks, Ủy viên Nông nghiệp và Công nghiệp Alabama, nói rằng lệnh cấm sẽ tiếp tục áp dụng vì các cuộc xét nghiệm cho thấy những sản phẩm của Việt nam có chứa chất kháng sinh cấm xử dụng trong nông nghiệp. Theo ông Sparks, trong số 21 mẫu thử nghiệm có 19 mẫu mang lại kết quả dương tính đối với fluoroquinolones, một chất kháng sinh bị cấm. Các viên chức phụ trách công tác quản lý an toàn thực phẩm của tiểu bang Alabama cho biết khoảng 100 ngàn kilo cá nhập khẩu từ Việt nam được xác định là có ô nhiễm hoặc ghi ngoài hộp là cá đánh bắt ở sông biển tuy trên thực tế là cá nuôi hồ. Giới hữu trách sẽ yêu cầu các nhà nhập khẩu tự nguyện tiêu hủy số thủy sản này, nếu không thì Bộ nông nghiệp tiểu bang sẽ cưỡng chế thi hành. Ông Ron Sparks cho biết thêm rằng tuy lệnh cấm, được ban hành ngày 12 tháng 8, sẽ tiếp tục có hiệu lực nhưng các nhà nhập khẩu thủy sản Việt nam có thể bán hàng của họ ra thị trường Alabama sau khi xuất trình bằng chứng cho thấy là số hàng đó không chứa chất kháng sinh bất hợp pháp. Hơn 100 tấn cá basa VN bị tiêu huỷ tại Mỹ VnExpress.net - Thứ năm, 6/10/2005, 15:30 GMT+7 Hơn 204.000 pound - tương đương 100 tấn - cá basa nhập từ Việt Nam sẽ bị huỷ tại bang Alabama, Mỹ do kết quả xét nghiệm cho thấy trong cá có chứa các chất kháng sinh bị cấm và được gắn nhãn mác sai. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu Mỹ vẫn có thể nhập hàng nếu chứng minh được đầy đủ tiêu chuẩn. Sau một tháng rưỡi 3 bang tại Mỹ ban bố lệnh ngưng bán cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam và tạm giữ hơn 340 tấn hàng để xét nghiệm kháng sinh, ngày 4/10 bang Alamaba đã công bố kết quả xét nghiệm. Theo đó, 19/21 mẫu cá ba sa đông lạnh của Việt Nam khi qua kiểm tra có chứa kháng sinh fluoroquinolones. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy, có thêm 3 mẫu sản phẩm chứa khoáng chất green malachite, 1 mẫu có dấu hiệu thuốc nhuộm tổng hợp. Ngoài ra một số hộp đựng với nội dung ghi trên nhãn là "cá tự nhiên", nhưng thực ra sản phẩm bên trong lại chính là cá da trơn do ngư dân Việt Nam nuôi trồng. Cao uỷ Nông nghiệp bang Alabama Ron Sparks cho biết, ông sẽ tiếp tục duy trì lệnh cấm bán đối với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam mà ông đã ban hành ngày 12/8 vừa qua. Lý giải quyết định này, ông Sparks cho rằng ngư dân Mỹ không được phép sử dụng kháng sinh fluoroquinolones trong nuôi trồng thuỷ sản, cũng như dán nhãn sai trên sản phẩm của mình. Do vậy, những mặt hàng nhập khẩu cũng phải tuân thủ quy tắc này. http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 8 sur 27
"Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra những mẫu hàng tiếp theo, nếu kết quả cho thấy cá có chứa dư chất kháng sinh bị cấm và bị dán nhãn sai thì chúng tôi sẽ vẫn áp dụng lệnh cấm tạm thời với những sản phẩm này", ông Spark nói thêm. Tuy nhiên, ông Sparks cũng nhấn mạnh, trong khi lệnh ngừng bán cá basa tại bang Alabama vẫn còn có hiệu lực, nhà nhập khẩu của Mỹ vẫn có thể bán những lô hàng cá basa mới nhập từ Việt Nam nếu chứng minh được sản phẩm không chứa chất kháng sinh bị cấm và được dán nhãn đủ tiêu chuẩn. Trao đổi với VnExpress, Phó tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho rằng, bang Alabama cần thông báo cho phía Việt Nam những thông tin cụ thể về sản phẩm, doanh nghiệp nào có hàng hóa vi phạm quy định về chất kháng sinh fluoroquinolones cũng như dán sai nhãn mác. Ông Hòe khẳng định: "Những vi phạm này (nếu có) là trách nhiệm của từng cá thể và mỗi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu". Đại diện Bộ Thủy sản Việt Nam cũng nhấn mạnh, những trường hợp vi phạm về kháng sinh trong sản phẩm hay quy chế nhãn mác là đơn lẻ và không thể biểu hiện cho toàn bộ hàng thủy sản Việt Nam. Bộ Thủy sản cũng đã ban hành danh mục hóa chất kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Song theo ông Hòe, VASEP sẽ tiếp tục nhắc nhở các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong việc sử dụng và kiểm tra các chất kháng sinh cấm. Thông tin riêng của VnExpress cho hay, tình trạng dán nhãn mác sai trên sản phẩm thủy sản không phải chỉ đến nay bang Alabama mới phát hiện mà trước đây đã có nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về hoặc đối tác cảnh báo vì lý do này. "Riêng việc dán nhãn mác cho đúng sản phẩm thì không chỉ là quy định mà còn là thông lệ kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý", ông Hòe nói. Hà Vy - Phan Anh Tiểu bang Alabama tiếp tục cấm mặt hàng cá basa nhập từ Việt Nam 2005.10.06 Thanh Trúc, phóng viên đài RFA Viên chức hữu trách tại tiểu bang Alabama miền Nam nước Mỹ hôm thứ Tư loan báo tiếp tục cấm mặt hàng cá basa nhập từ Việt Nam vì trong thịt cá có hoá chất gây hại cho sức khỏe của người tiêu thụ. Hôm thứ Tư vừa qua, ông Ron Sparks, Ủy Viên Nông Nghiệp Và Công Nghiệp bang Alabama của Mỹ, công bố quyết định tiếp tục cấm mặt hàng cá basa Việt Nam lưu hành trên thị trường tiểu bang vì thịt cá vừa có chất độc hại gây nguy hiểm cho người tiêu thụ mà nhiều thùng hàng còn dán nhãn hiệu sai nữa. Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do về quyết định vừa nói từ thành phố Montgomery, ông Ron Sparks giải thích lý do khiến ông phải http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 9 sur 27
loan báo tiếp tục cấm cá basa nhập từ Việt Nam là vì kết quả xét nghiệm 21 mẫu trong lọat hàng mới gởi qua cho thấy hết 19 mẫu có hai chất gây hại cho sức khỏe của người dùng là chất kháng sinh Fluoroquinoles và chất Malachit xanh mà Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Và Dược Phẩm Mỹ hoàn toàn cấm trong quá trình biến chế thức ăn từ năm 1997. Ông khẳng định là nếu còn phát hiện thêm những trường hợp vi phạm này thì Phòng Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Alabama sẽ dứt khoát cấm hẳn việc mua cá basa từ Việt Nam, đồng thời loan báo cho các tiểu bang khác biết để có biện pháp tương tự. Dán nhãn hiệu sai Về vấn đề dán nhãn hiệu sai, ông Ron Sparks nói tiếp rằng đây là chuyện đóng hàng một đằng mà dán nhãn hiệu một nẻo, bằng chứng là một số thùng bên ngoài đề tên cá thờn bơn, tức lọai cá đánh bắt ở sông, nhưng khi mở ra để kiểm tra thì mới hay đó là cá basa là cá được nuôi trồng để xuất khẩu. Theo ông Ron Sparks, hành động này có thể bị qui kết tội mạo hàng hoặc bán đổ bán tháo hàng qua thị trường Mỹ. “chuyện đóng hàng một đằng mà dán nhãn hiệu một nẻo, bằng chứng là một số thùng bên ngoài đề tên cá thờn bơn, tức lọai cá đánh bắt ở sông, nhưng khi Trên thực tế lệnh tạm ngưng mua bán cá basa của Việt Nam ở tiểu bang Alabama mở ra để kiểm tra thì mới hay đó là cá được áp dụng từ tháng Tám sau khi Phòng Kiểm Tra Dược Phẩm Thực Phẩm Địa basa là cá được nuôi trồng để xuất khẩu. Phương khuyến cáo là thịt cá basa Việt Nam có chứa chất kháng sinh vượt mức cho Theo ông Ron Sparks, hành động này có phép. thể bị qui kết tội mạo hàng hoặc bán đổ bán tháo hàng qua thị trường Mỹ.” Được hỏi quyết định tiếp tục kéo dài lệnh cấm cá basa ở bang Alabama hôm thứ Tư ít nhiều có liên quan gì đến việc nông gia bang này chống việc nhập khẩu cá basa của Việt Nam không, ông Ron Sparks nói nông gia ở Alabama không can dự tới quyết định này.
Còn khoáng chất Malachit xanh lục tìm thấy trong cá basa của Việt Nam là hoá chất được dùng để nhuộm vải hay sợi, mà nếu chứa trong thực phẩm thì sẽ làm người tiêu thụ gia tăng khả năng bị ung thư.
Việc của họ là nuôi cá để bán, họ cũng phải tuân thủ qui định không được dùng kháng sinh hay chất khoáng trộn vào thức ăn vì như vậy là bất hợp pháp. Ông nhấn mạnh là trong quyết định này Phòng Nông Nghiệp Và Công Nghiệp dựa trên sự kiện thực tế, đó là cá basa của Việt Nam có chất Fluoroquinoles và chất Malachit, đó là then chốt của sự việc. Ông nói không riêng Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào vi phạm qui định của Cơ Quan Kiểm Tra Dược Phẩm Thực Phẩm Hoa Kỳ thì cũng phải nhận lãnh trách nhiệm. Trong thông cáo báo chí phổ biến hôm qua để loan báo quyết định tiếp tục lệnh cấm ca basa nhập từ Việt Nam được bán trong
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 10 sur 27
tiểu bnag, Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp bang Alabama cảnh báo là chất kháng sinh Fluoroquinoles chứa trong thức ăn có thể gây dị ứng và các triệu chứng ngộ độc như khó thở, nôn mữa, nỗi mề đay, tiêu chảy. Một cô gái câm điếc bị 6 người hãm hiếp Theo CAND - Thứ Tư, 05/10/2005 Khoảng 1h45 ngày 30/9, công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, nhận tin báo tại khu vực nghĩa địa Đức Cơ vừa xảy ra một vụ hiếp dâm tập thể. Nạn nhân là cô gái bị câm điếc, 20 tuổi. Trong quá trình lấy lời khai, cô gái giơ lên một ngón tay cái và giật giật nhiều lần. Ký hiệu đó tức là nạn nhân biết tên và thân quen với người này. Cô gái tên T. ra ký hiệu trên tay một hình cong chữ S. Anh trai cô nhận ra đó là Sơn, người đã có lần đến nhà chơi với T.. Tại cơ quan điều tra, Sơn thú nhận, sau khi đi dự đám cưới cùng 5 người đã rủ các tên này đi lừa T. 19h ngày 29/9, cô gái bị câm điếc trở về nhà sau khi phục vụ rửa chén bát ở một nhà hàng, Sơn đón đường tán tỉnh và rủ đi tâm sự. Do quen biết từ trước và có cảm tình quý mến Sơn nên cô đồng ý. Sơn vào quán cà phê cùng đám bạn ngồi đợi sẵn. Tại đây, đám đông đã "dàn trận", ép T. uống rượu rồi sau đó chở vào lô cao su và đến khu vực dốc cát cưỡng hiếp. Từ khai nhận của Sơn, công an đã bắt Hồ Tiến Lực (18 tuổi), Nguyễn Văn Tý (21 tuổi), Trương Đình Thông (19 tuổi) và Bùi Thế Anh (16 tuổi) cùng Lê Thanh Thế (19 tuổi). (Tên nạn nhân đã được thay đổi) Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dự định đến thăm Việt Nam vào cuối tháng này VOA - 05-October-2005 Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc, ông Hồ Cẩm Đào, dự định đến thăm Việt Nam vào cuối tháng này. Hãng thông tấn Kyodo trích thuật một nguồn tin trong giới ngoại giao ở Bắc kinh cho biết như thế hôm thứ tư. Các giới chức đại sứ quán Trung Quốc ở Washington chưa thể xác nhận tin này. Tuy nhiên, nếu được thực hiện thì đây sẽ là chuyến viếng thăm Việt nam đầu tiên của ông Hồ Cẩm Đào, và cũng là lần đầu tiên mà người đứng đầu đảng Cộng sản và chính phủ Trung quốc tới thăm lân bang phía nam kể từ năm 2002, khi Tổng bí thư lúc đó là ông Giang Trạch Dân thực hiện chuyến công du Việt nam.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 11 sur 27
Trung Quốc hiện đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước thuộc khối Asean, trong đó có Việt nam, thông qua những hoạt động như ký kết các hiệp định mậu dịch tự do. Các nhà quan sát cho rằng tuy đôi bên vẫn còn vấn đề tranh chấp lãnh thổ nhưng dường như Trung quốc có ý định mở rộng công cuộc hợp tác với Việt nam và chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào có thể mở màn cho một giai đoạn mới trong quan hệ song phương. Theo các nguồn tin thân cận với chính phủ ở Bắc kinh, ông Hồ Cẩm Đào sẽ tới Việt nam vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và sẽ lưu lại đây trong vài ngày. Theo dự liệu, ông Hồ Cẩm Đào sẽ hội kiến các cấp lãnh đạo Việt nam, bao gồm Tổng bí thư đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh. Đôi bên dự kiến sẽ khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và sẽ trao đổi ý kiến về vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, đôi bên cũng sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác trong lãnh vực năng lượng. Đại sứ Anh và EU thăm hoà thượng Thích Quảng Độ Tổng hợp Đại sứ Anh và EU thăm hoà thượng Thích Quảng Độ BBC - 05 Tháng 10 2005 - Cập nhật 13h39 GMT Hai Ðại sứ Liên hiệp Âu châu và Anh quốc đến thăm một nhân vật lãnh đạo của Giáo hội TRANG NGOÀI BBC Phật giáo Việt Nam Thống nhất. l Báo Tuổi trẻ Online đăng tuyên Hoà thượng Thích Quảng Độ là Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Thống nhất. Giao Lê Dũng về hoà thượng Hôm 30 tháng Chín 2005, ông Robert Gordon, Ðại sứ Anh quốc và ông David Milliot, Ðại Thích Quảng Độ sứ Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam, đã từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh thăm Hòa thượng Thích Quảng Ðộ tại Thanh Minh Thiền Viện. Tin được Đại sứ Gordon xác nhận với Ban Việt ngữ BBC. Đại sứ Gordon nói rằng ông đã cùng đi với một đại diện của Ủy hội Âu châu, người xem như là đại sứ của EU tại Việt Nam, đến thăm Hoà thượng Thích Quảng Độ tại chùa của ông hôm thứ Sáu tuần trước. Khi được hỏi về ý nghĩa của chuyến viếng thăm trong quan hệ Anh - Việt, đặc biệt là khi Anh đang là chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu, ông đại sứ nói rằng Anh có quan hệ rộng rãi với Việt Nam và có nhiều điểm tích cực trong đó. Tuy nhiên, ông nói, khi quan hệ đó ngày càng trưởng thành thì hai bên cũng trao đổi với nhau về nhân quyền. Ông đại sứ đưa ra một thí dụ trong lĩnh vực nhân quyền là việc Anh thường xuyên trao đổi về danh sách các tù nhân, hay http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 12 sur 27
những người bị cầm giữ mà Anh quốc quan tâm. Đại sứ Gordon nói hòa thượng Thích Quảng Độ nằm trong danh sách đó từ lâu nay, và Anh quốc thường xuyên tìm cách viếng thăm một số người trong danh sách đó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN: “Quyền công dân được tôn trọng trên thực tế” Tuổi Trẻ - Thứ Sáu, 12/03/2004, 08:22 (GMT+7) TT-Hà Nội - Hôm qua, được hỏi về quan điểm của VN đối với hai bản nghị quyết vừa được Liên hiệp các liên đoàn quốc tế về nhân quyền thông qua lên án những vi phạm nhân quyền ở VN, đồng thời kêu gọi trả tự do cho ông Phạm Quế Dương, Thích Quảng Độ và Thích Huyền Quang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố: “Ở VN, các quyền của công dân được ghi nhận rõ trong hiến pháp và được tôn trọng trên thực tế. Nhà nước VN luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho công dân được thực hiện ngày càng tốt hơn quyền của mình. Đáng tiếc là Liên hiệp các liên đoàn quốc tế về nhân quyền đã dựa vào những thông tin không chính xác để đưa ra hai bản nghị quyết không phản ánh đúng tình hình thực tế ở VN”. Đề cập tới các trường hợp mà bản nghị quyết nêu ra, ông Lê Dũng nhấn mạnh: hai ông Thích Quảng Độ và Thích Huyền Quang không hề bị giam giữ hay quản chế hành chính. Hiện hai ông vẫn đang sinh hoạt và tu hành bình thường. Tuy nhiên, do có những hành vi vi phạm pháp luật, hiện hai ông đã bị điều tra để làm rõ vụ việc. Về trường hợp ông Phạm Quế Dương, ông này bị bắt vì đã có những hành vi vi phạm pháp luật VN và sẽ bị đưa ra xét xử theo đúng qui định của pháp luật VN. Ông Lê Dũng cũng bác bỏ nhận xét không đúng sự thật của Ủy ban bảo vệ các nhà báo về tình hình báo chí VN. C.HÀ Thời luận: Khi chính quyền địa phương làm “cò mồi” Tiền Phong - Thứ Hai, 12/09/2005, 14:48 Mấy tháng trước, lãnh đạo Cty AIRSERCO - TCty Hàng không VN đã tố cáo một Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) và một số cán bộ ngang nhiên “bán” LĐ với giá 1 triệu đồng/LĐ xuất ngoại. Sau khi sự việc bị đưa lên công luận, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết triệt để, tạo điều kiện giúp DN về địa phương tuyển LĐ, nhằm giải quyết việc làm cho người dân. Thế nhưng, tình trạng này chẳng những không giảm mà hoạt động với hình thức tinh vi hơn buộc nhiều DN phải “bấm bụng” chi một khoản vô lý. Một số DN cho biết, hiện nay nhiều địa phương vẫn ép DN chi từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng/LĐ xuất ngoại.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 13 sur 27
Một số DN cho rằng: “Nếu hằng năm, một huyện “bán” được khoảng 2.000 LĐ với giá 1 triệu đồng/người thì số tiền mà cán bộ làm XKLĐ địa phương bỏ túi nhiều đến mức nào; bên cạnh đó DN lại phải chi một khoản rất lớn. Việc này, rốt cuộc chỉ khổ người LĐ và tạo ra những cơ hội nhũng nhiễu, tiêu cực. Do đâu mà chính quyền địa phương lại trở thành “cò mồi” như thế? Thực tế này bắt nguồn từ mô hình được Bộ LĐ-TB&XH sáng tạo ra vào giữa năm 2002. Sau khi thị trường Malaysia được mở, vì quá dễ dãi trong tuyển chọn và đưa đi nên “cò mồi” nhảy vào và gây ra nhiều vụ lừa đảo lớn. Để hạn chế “cò mồi”, Bộ đã đưa ra mô hình tuyển dụng: DN - Chính quyền địa phương – người LĐ. Mục đích của mô hình này là đưa chính quyền địa phương làm cầu nối, giúp DN và người LĐ đến với nhau an toàn hơn (vì “cò mồi” không thể xen vào). Thế nhưng, chỉ thời gian ngắn sau khi ra đời, mô hình này đã sinh ra một loại “cò mồi” mới, nguy hiểm hơn đó là một số chính quyền địa phương đã núp bóng các ban chỉ đạo XKLĐ để trục lợi. Nhiều thủ tục nhiêu khê, những đòi hỏi quá đáng... đã được một số chính quyền địa phương nghĩ ra. Trên lý thuyết, mô hình này ra đời là để giúp NLĐ nhưng trên thực tế mô hình này đang vận hành ì ạch với sự có mặt và can thiệp quá sâu của chính quyền một số địa phương. Từ mô hình này, các DN đang “già nua” và mệt mỏi khi phải “chở” trên mình quá nhiều giấy phép: giấy phép của Bộ (giấy phép mẹ), giấy phép của các chính quyền địa phương (nhiều giấy phép con), cùng một số thủ tục “hành chính” khác. Theo đó, các DN cho rằng: “Nếu DN và người LĐ đến với nhau mà cứ phải qua nhiều “cầu - phà” như thế thì chính sách XKLĐ khó mà “cất cánh”. Bởi vậy, mô hình này cần sớm được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế (?). Lê Đạt Hà nội: Đất tranh chấp vẫn được cấp “sổ đỏ” !? Tiền Phong - Thứ Ba, 04/10/2005, 15:07 Ông Nguyễn Mạnh Giáp và vợ là bà Vũ Thị Hảo là chủ sử dụng lô đất 234 m2 tại 146 Nguyễn Khuyến đã trên 60 năm. Do chiến tranh, gia đình bà Hảo đi sơ tán, trên lô đất này có nhiều gia đình đến ở tạm. Trong đó có gia đình bà Trần Thị Thoa “mượn tạm” khoảng 30 m2 đất.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 14 sur 27
Năm 1977, con trai bà Hảo là ông Nguyễn Đức Vượng quay về nhà cũ và tiến hành đòi lại đất từ các hộ gia đình. Hầu hết các hộ chiếm dụng đất của gia đình ông Vượng đã tự nguyện trả lại đất. Duy nhất bà Thoa không chịu trả. Cuộc khiếu kiện đòi đất của ông Vượng kéo dài từ đó tới nay. Trong một văn bản trả lời khiếu nại ông Vượng, phường Văn Miếu khẳng định: “Việc bà Hảo (ông Vượng) đòi phần đất của bà Thoa thuộc thẩm quyền của tòa án”. Về phần đất bà Thoa sử dụng, năm 2001, gia đình bà xin được cải tạo sửa chữa nhà cấp 4 cũ, nhưng bà đã xây nhà bê tông kiên cố. Phường đến lập biên bản “kiên quyết xử lý” nhưng công trình vẫn “kiên trung tồn tại”. Sau đó bà Thoa đã viết giấy nhượng quyền sở hữu ngôi nhà cho con gái là Phạm Thị Hậu. Bà Hậu sau đó bán lại cho bà Ngô Thị Châm (phố Ngô Sĩ Liên). Ngày 18/6/2005, bà Châm khởi công xây dựng công trình. Ông Vượng và nhiều hộ dân địa phương đã khiếu kiện. Kết quả, những người này đã vô cùng bất ngờ: Bà Châm đã có “sổ đỏ” và có giấy phép xây dựng. Cùng lúc, phường Văn Miếu có hai Chủ tịch UBND ? Dấu hiệu khuất tất đầu tiên thể hiện là việc xác nhận của UBND phường Văn Miếu vào giấy chuyển nhượng viết tay của bà Hậu với bà Châm khi khu đất đang có tranh chấp (tòa án chưa xử). Tiếp đó phải kể đến biên bản “Xét duyệt đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở” lạ lùng. Biên bản không số này khi ghi danh sách thành viên là bốn người, nhưng phần ký ở cuối biên bản lại là 5 người. Trong đó 3 người không có tên trong danh sách thì ký tên, còn hai người có tên trong danh sách lại... không ký(!?). Có điều gì đằng sau sự bất bình thường này ? Đặc biệt, trong hồ sơ đất của bà Châm còn có “Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất năm 1998” và có chữ ký của ông Chủ tịch UBND phường Văn Miếu Nguyễn Văn Hùng. Phải chăng vào thời điểm đó (1998), ngoài ông Hà Bá Thước làm Chủ tịch, còn có ông Nguyễn Văn Hùng làm đồng Chủ tịch UBND phường Văn Miếu?! Vì năm 1998, ông Hùng chưa giữ chức Chủ tịch UBND phường. Ông Hùng sẽ giải thích thế nào về chuyện này? Bên cạnh đó, hồ sơ xin cấp “sổ đỏ” của bà Châm có giấy ủy quyền “ sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở” do bà Hậu ủy quyền cho vợ chồng bà Châm. Giấy ủy quyền này không có xác nhận của chính quyền. Như vậy giấy ủy quyền này liệu có giá trị pháp lý để phường Văn Miếu xét cấp “sổ đỏ” cho bà Châm và quận Đống Đa cấp “sổ đỏ” đứng tên vợ chồng bà Châm ? Cuối cùng phải nói về trách nhiệm của UBND quận Đống Đa. Với hồ sơ như vậy, nhưng không hiểu vì lý do gì quận Đống Đa vẫn cấp “sổ đỏ” cho bà Châm. Thêm nữa, cũng chính quận Đống Đa đã cấp phép xây dựng cho công trình trên đất tranh chấp. Việc làm này của quận do quan liêu, do năng lực yếu hay vì lý do “tế nhị” nào khác?
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 15 sur 27
Ngày 8/7/2005, quận Đống Đa đã có quyết định tạm đình chỉ giấy phép xây dựng công trình của bà Châm để chờ kết luận của đoàn thanh tra liên ngành quận. Trên thực tế, công trình vẫn “mọc” đủ số tầng mà quận cấp phép, trớ trêu là từ trụ sở UBND phường Văn Miếu đến công trình chỉ cách vài chục bước chân. Dư luận đang nóng lòng chờ vào phán quyết của UBND quận Đống Đa. Ngọc Thảo Tại nguồn nước nóng Thanh Lâm (Thanh Thuỷ, Phú Thọ): Mại dâm biến tướng thành... tắm ôm LĐ số 275 Ngày 05.10.2005 Cập nhật: 08:30:28 - 05.10.2005 Lê Từ Ân - Quang Hiệu Thiên nhiên ban tặng cho cái thôn nhỏ Thanh Lâm ở xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ - tỉnh Phú Thọ một món quà độc đáo, đó là nguồn nước nóng trong lòng đất. Nhưng cũng từ khi phát hiện và khai thác nguồn nước này, cái làng quê thanh bình bên bờ con sông Đà hoang dã đã không còn yên ả nữa, vì bị ô nhiễm bởi tệ nạn mại dâm mang nhãn hiệu đặc sản "Tắm nước nóng ôm". Khai thác của trời cho Bà B - chủ một điểm tắm nước nóng tại thôn Thanh Lâm rành mạch kể rằng, năm 1998, giếng khơi nhà bà bị cạn nên phải đi thuê thợ về khoan giếng. Ai ngờ nước phun lên nóng như nước sôi. Ban đầu, trong tư duy của người dân vùng nông thôn chất phác này chỉ lấy nước nóng để tắm, sinh hoạt trong gia đình. Nhưng rồi bà B kể tiếp: "Mấy chú công an xã lên xin tắm nhờ, rồi nhiều người khác tới xin tắm nhờ. Tắm hoài người ta ngại, nên trả tiền". Vì thấy khi không mình thu được tiền ngon lành nên bà xây thêm phòng, cho khách tắm thu tiền. Hiện nay, vườn nhà bà B đã trở thành khu liên hợp gồm tắm, ăn, nằm với công nghệ khép kín. Khu tắm là gian nhà hai tầng, khu ăn là một nhà sàn bằng gỗ nom khá đáng yêu, tầng trệt là các phòng nghỉ. Tuy không đạt được trình độ chuyên nghiệp, nhưng không khí trong lành và yên tĩnh của làng quê khiến cho mọi thứ trở nên hấp dẫn. Từ mô hình nhà bà B, cả thôn Thanh Lâm đua nhau bắt chước, mở ra thêm gần 20 điểm dịch vụ tắm nước nóng thiên nhiên. Tất nhiên, các biển quảng cáo không chỉ có nước nóng, mà kèm thêm các dòng chữ "thịt dê núi, cá sông Đà, gà trang trại". Gà 5 lạng và gà 50 kílô Nếu như không có "thổ dân" tên là Quang giới thiệu, thì chúng tôi khó có thể biết được ở trong khu vườn quê này không phải chỉ có tắm nước nóng. Bà chủ nhà không "nhờn nhợt màu da" Tú Bà chút nào. Đứa con trai chừng 16-17 tuổi, dẫn khách đi tắm. "Thổ dân" Quang nháy mắt, cậu bé gật. Chỉ vài phút sau, đã nghe tiếng con gái cười.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 16 sur 27
Phòng tắm nước nóng chật chội, mỗi bề chừng 1,8 mét. Bồn tắm được xây bằng ximăng có lót gạch men giống như bồn vệ sinh ở những nhà hàng ăn uống lớn. Một cô bước vào phòng, đưa tay vặn cái xoẹt, nước nóng từ trong ống vọt ra cực mạnh. Rồi rất tự nhiên, cô gái bước vào bồn: "Tắm anh nhỉ"... Hỏi chuyện, cô gái kể rằng từng hành nghề ở Đồ Sơn, trước đây cũng kiếm sống được, nhưng càng ngày càng đông người hành nghề nên ế ẩm. Sau cơn bão số 7 vừa rồi, vắng teo. Có đêm cô phải đạp chiếc xe đạp mini kẽo kẹt, vừa đạp vừa rao "Ai qua đêm không?", nhưng nhiều đêm không được khách nào. Vừa rồi, nghe bạn bè nói về đây phục vụ tắm ôm cũng kiếm sống được nên thử xem sao. Công nghệ khép kín Khó nhất đối với chúng tôi trong đợt điều tra này là chụp ảnh. Nếu để nhà chủ phát hiện nhà báo tác nghiệp là coi chừng "toi" với mấy tay bảo kê. Sau khi mời cô "bạn" tắm ra khỏi buồng. Quan sát phía trên trần phòng, có những ô trống thông từ phòng này sang phòng khác. Chúng tôi - anh béo công kênh anh gầy - thò máy ảnh qua phòng bên và cứ thế mà bấm. Anh chàng "thổ dân" dẫn đường tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý của "bạn" tắm để chúng tôi bấm máy. Hình ảnh ghi được đủ chứng minh cuộc "mây mưa" trong chiếc bồn nước nóng. Sau khi "tắm" xong, khách được đưa lên nhà sàn - là nơi ăn nhậu - để lấy sức mà "tắm" tiếp. Khu ăn nhậu tách hẳn khỏi khu tắm. Nhà cửa sạch sẽ, phục vụ chu đáo. Bà chủ giới thiệu cá tươi từ dưới sông mới đưa lên, gà nuôi ở các trang trại trên núi. Ăn nhậu xong có thể lăn ra sàn, hoặc xuống phía dưới nằm võng ngủ. Ai đó có thêm nhu cầu ở lại đêm, có phòng ngủ rất tươm tất. Không biết vì thức ăn ngon, không khí trong lành hay tắm có ôm mà khách khá đông. Toàn xe hơi. Việc khai thác nguồn nước nóng thiên nhiên, dịch vụ ăn uống các đặc sản, nơi nghỉ ngơi yên tĩnh để phục vụ khách là rất tốt. Tuy nhiên, do hám lợi nhuận, những người kinh doanh đã mở rộng thêm dịch vụ mại dâm, làm ô nhiễm môi trường trong lành của một vùng nông thôn. Chính quyền cần chấn chỉnh để tạo ra dịch vụ kinh doanh lành mạnh, nâng cao đời sống của người dân địa phương gắn liền với giữ gìn nếp sống văn hoá. Các điểm tắm nước nóng này chỉ cách trụ sở UBND xã La Phù chừng 2km, tồn tại vài năm nay, hoạt động mại dâm, chẳng lẽ những người có trách nhiệm không biết ? TNS George Allen Ủng Hộ Lộ Trình 9 Điểm Dân Chủ Hóa VN Của Bs Nguyễn Đan Quế Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản THƯỢNG NGHỊ SĨ GEORGE ALLEN CÔNG KHAI ỦNG HỘ LỘ TRÌNH 9 ĐIỂM DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM CỦA BS NGUYỄN ĐAN QUẾ VÀ MỜI BÁC SĨ QÚẾ THĂM THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN GẶP CÁC NHÀ LẬP PHÁP HOA KỲ WASHINGTON, 27-9: Thựợng Nghị Sĩ Cộng Hòa George Allen thuộc Tiểu Bang Virginia , đã chính thức lên tiếng ủng hộ lộ trình chín điểm nhằm dân chủ hóa Việt Nam của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, và ngỏ ý mời ông đến thăm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để có dịp gặp gỡ các nhà lập pháp Liên Bang Hoa Kỳ.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 17 sur 27
Qua văn thư chính thức đề ngày 27 tháng 9, 2005 gửi Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, và cũng là bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Nghị Sĩ George Allen đã yêu cầu thông báo cho Bác Sĩ Quế biết rằng ông ủng hộ lộ trình chín điểm của Bác Sĩ Quế nhằm dân chủ hóa Việt Nam. Nghị Sĩ Allen nói ông tin tưởng rằng lộ trình này có khả năng đưa tới việc thực hiện dân chủ tại VN một cách ôn hòa. Nghị Sĩ Allen cũng cho biết Bác Sĩ Quế tiếp tục được sự hậu thuẫn mạnh mẽ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, khiến ông tin rằng nhiều đồng viện của ông muốn được gặp Bác Sĩ Quế. Nghị Sĩ Allen đã hứa hẹn, trong trường hợp Bác Sĩ Quế nhận lời viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, ông sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại Thủ Đô Hoa Kỳ, và có thể được mời nói truyện khắp nước. Qua văn thư nêu trên, Nghị Sĩ Allen cũng đề cập tới vấn đề then chốt, là ông biết rằng Bác Sĩ Quế vẫn ngần ngại ra khỏi Việt Nam, vì sợ không được trở về. Vì thế, ông đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Đại Sứ Mỹ tại VN dàn xếp với nhà cầm quyền Hà Nội để bảo đảm cho chuyến đi này, nếu Bác Sĩ Quế đồng ý lên đường. Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã tranh đấu đòi tự do dân chủ và nhân quyền tại VN từ năm 1978, và bị tù 10 năm không xét xử, trước khi được dư luận thế giới chú ý vào năm 1990, khi ông đại diện Cao Trào Nhân Bản, công khai đưa ra Lời Kêu Gọi tại Sàigòn, đòi thực thi tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và chấm dứt vai trò độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản VN. Ông bị bắt thêm hai lần nữa, ngồi tù thêm 10 năm, tổng cộng 20 năm, ông được ra khỏi nhà tù lần chót vào dịp Tết Ất Dậu, đầu năm 2005. Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quế đã nhiều lần chống lại áp lực của nhà cầm quyền Hà Nội muốn đẩy ông ra ngoai quốc, vì theo ông, “lưu đầy không phải là tự do”. Ông đã nhiều lần dứt khoát chọn thái độ: thà tiếp tục ngồi tù, không chịu bỏ nước ra đi. Ngay sau khi ra tù, qua chương trình phỏng vấn được phổ biến rộng rãi qua hệ thống truyền thanh và truyền hình của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã đưa ra lộ trình chín điểm để tiến tới chế độ dân chủ tại VN. Nội dung lộ trình này gồm những điểm chính như bỏ điều 4 Hiến Pháp, thực thi tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, thả hết tù chính trị, tách Đảng khỏi chính quyền, bầu cử tự do... Một trong những nhân vật tại Quốc Hội Hoa Kỳ tích cực ủng hộ Bác Sĩ Quế là Nghị Sĩ George Allen, ngôi sao đang lên của Đảng Cộng Hòa trên nền trời chính trị Hoa Kỳ. Chỉ trong một thập niên, ông George Allen đã từ địa vị Dân Biểu Liên Bang trở thành Thống Đốc Tiểu Bang Virginia, và vào năm 2000 ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ đại diện tiểu bang này tại Quốc Hội Liên Bang. Ông cũng mau chóng tạo được địa vị vững vàng trong Đảng Cộng Hòa. Tuy mới trong nhiệm kỳ đầu, ông đã được bầu làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Nghị Sĩ Cộng Hòa (National Republican Senatorial Committee), nhiệm kỳ 2003-2005 và ông đã không những giữ được khối đa số cho đảng mà còn gíúp bầu thêm năm Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa . Giữ địa vi cao trong Đảng cầm quyền; thông suốt các vấn đề quốc tế với tư cách thành viên của Ủy Ban Ngoại Giao, cùng với kinh nghiệm hành chánh của một cựu thống đốc, Nghị Sĩ Allen đang được dư luận chú ý như một ứng cử viên tổng thống nhiều hứa hẹn trong kỳ bầu cử năm 2008. Trên đây là bản tin của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản. Sau đây là bản dịch sang Việt ngữ từ nguyên văn lá thư của Nghị Sĩ George Allen.
THƯỢNG NGHỊ VIỆN HOA KỲ http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 18 sur 27 27 tháng 9, 2005
GEORGE ALLEN Virginia Kính gửi Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, 6506 Valley Court Falls Church, Virginia 22042 Thưa Bác Sĩ Quân, Xin ông chuyển lời thăm của tôi tới bào đệ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, và xin nhờ ông báo cho Bác Sĩ Quế biết là tôi ủng hộ lộ trình chín điểm của ông để thực hiện dân chủ tại Việt Nam. Tôi tin tuởng rằng [lộ trình này] có khả năng đưa tới dân chủ cho đất nước Việt Nam một cách hòa bình. Bác Sĩ Quế tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc Hội Hoa Kỳ và tôi biết là có nhiều đồng viện của tôi muốn có cơ hội được gặp ông. Nếu Bác Sĩ Quế quan tâm tới một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, ông ấy sẽ nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và còn có thể sắp xếp một số cuộc nói truyện cho ông trên khăp nước Hoa Kỳ. Tôi hiểu rằng Bác Sĩ Quế ngần ngại ra khỏi Việt Nam vì ông sợ sẽ không được trở về.. Tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong phạm vi có thể được, giúp đỡ can thiệp để có sự cam kết bảo đảm về phía Hà Nội để chuyến đi như thế [ra đi rồi trở về] có thể thực hiện được , nếu Bác Sĩ Quế quyết định muốn đi.. Xin ông thông báo cho tôi những tin tức mới nhất về tình trạng của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Thân mến kính chào ông. Ký tên George Allen. Cuộc gặp mặt của một số nhà dân chủ tại Sài Gòn 2005.10.03 Việt Hùng, phóng viên đài RFA Thăm viếng, gặp gỡ nhau đương nhiên là chuyện không hề vi phạm luật pháp ở Việt Nam, thế nhưng thăm viếng để trao đổi những trăn trở và cùng suy tư về hiện tình đất nước liệu có trở ngại gì hay không? Đó là câu hỏi hiện đang được quan tâm trong dư luận khi vào chiều tối ngày thứ Năm ngày 29-09 ghi nhận có cuộc gặp mặt của
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 19 sur 27
một số nhà lãnh đạo tinh thần Tôn Giáo, các nhà dân chủ tại tư gia của cụ Lê Quang Liêm, nhà lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam. Ngay tại cuộc gặp mặt, ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải đã cho Việt Hùng của Ðài chúng tôi biết như sau: Ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải: Có tôi này, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo sư Trần Khuê, và Giáo sư Nguyễn Chính Kết cùng đến thăm cụ Lê Quang Liên và hiện chúng tôi đang ở nhà cụ Lê Quang Liêm, chúng tôi đang nói chuyện. Việt Hùng: Như vậy cuộc viếng thăm nhằm mục đích gì ? Ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải: Chúng tôi đến thăm là để trao đổi với nhau về hiện tình của đất nước và để tìm ra giải phát và lối ra cho dân tộc. Chúng tôi đến thăm nhau là vì chúng tôi những công dân tự do đến thăm sức khỏe của nhau. Việt Hùng: Nhưng việc thăm viếng nhau như vậy có gặp trở ngại gì đối với các cấp chính quyền hay không?
Có tôi này, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo sư Trần Khuê, và Giáo sư Nguyễn Chính Kết cùng đến thăm cụ Lê Quang Ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải: Hôm qua thì Linh Mục có bị giữ lại từ trưa ngày Liên và hiện chúng tôi đang ở nhà cụ Lê hôm qua tại công an phường Gò Vấp, còn hôm nay trên đường tôi đi đến nhà Giáo Quang Liêm, chúng tôi đang nói chuyện. sư Trần Khuê rồi để từ đó chúng tôi đi thăm Linh Mục Chân Tín và cụ Lê Quang Liêm Ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải thì tôi đi dọc đường có bị công an giao thông giữ lại hỏi giấy tờ, giấy tờ của tôi đầy đủ, họ cũng mời về đội cảnh sát giao thông, giữ lại chừng nửa tiếng để kiểm tra giấy tời rồi cho tôi đi. Vừa rồi là thăm Linh mục Chân Tín và bây giờ là cụ Lê Quang Liêm của Phật Giáo Hòa Hảo, tạm thời thì chưa có trở ngại gì. Việt Hùng: Cá nhân ông cũng như những người đi thăm cụ Lê Quang Liêm là thực hiện đúng quyền công dân của mình phải không ạ ? Ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải: Ðúng thế, chúng tôi thực hiện quyền công dân của mình (Xin theo dõi tiếp phần âm thanh) ....... Nếu có thể nhờ ông chuyển máy cho chúng tôi nói chuyện với Giáo sư Nguyễn Chính Kết. Giáo sư Nguyễn Chính Kết: Phải nói là chúng tôi rất vui mừng khi mà gặp được những người cùng chí hướng với mình trong đó thì cụ Lê Quang Liêm là người tranh đấu cho tự do tôn giáo, Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng thế và ngoài ra chúng tôi cũng rất vui là cùng di có ông Trần Khuê và anh Phương Nam là những người rất là mạnh mẽ trong việc tranh đấu cho nhân quyền, cho dân chủ của người dân Việt Nam.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 20 sur 27
Việt Hùng: Chúng tôi ghi nhận vaò ngày hôm qua, thứ Tư (28-09) Giáo sư cũng được cơ quan công an mời lên làm việc? Giáo sư Nguyễn Chính Kết:Tôi nghĩ ngày hôm qua người ta mời tôi lên làm việc cũng chỉ là để ngăn chặn cuộc gặp gỡ của chúng tôi. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Việt Hùng: Quí thính giả đang theo dõi cuộc nói chuyện với Giáo sư Nguyễn Chính Kết, ông Phương Nam - Ðỗ Nam Hải, cám ơn Giáo sư và xin Giáo sư chuyển máy cho chúng tôi được nói chuyện với Giáo sư Trần Khuê ...
Phải nói là chúng tôi rất vui mừng khi mà gặp được những người cùng chí hướng với mình. Giáo sư Nguyễn Chính Kết
Giáo sư Trần Khuê: Dạ, vừa rồi chúng tôi, tôi cùng Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo sư Nguyễn Chính Kết và anh anh Phương nam - Ðỗ Nam Hải có đến thăm Linh Mục Chân Tín và bây giờ đang ở nhà cụ Lê Quang Liêm.
Chúng tôi bàn về một cái Liên Minh Thần Thánh và các cụ đều thống nhất là đứng trong Phong Trần Dân Chủ Việt Nam Thống Nhất, đó là một cái phong trào dân chủ trong nước liên minh với phong trao dân chủ ở hải ngoại ... ( Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh) DB Sanchez vận động hỗ trợ Dự Luật HR415 đòi Hà Nội trả lại nhà đất bị tịch thu sau 1975 Tổng hợp Dự luật HR 415 đòi lại nhà đất từng bị chính quyền CSVN tịch thu sau biến cố 1975 2005.10.06 Đằng Phong, phóng viên đài RFA Hôm thứ Bảy vừa qua, nữ dân biểu Loretta Sanchez của tiểu bang California đã trình bày với cộng đồng người Việt sống tại miền Nam Cali về dự luật mới do bà hợp tác soạn với mục đích đòi lại nhà đất từng bị chính quyền CSVN tịch thu của người dân Việt Nam sau biến cố 1975. Đằng Phong của ban Việt Ngữ chúng tôi tìm hiểu vấn đề và lược thuật như sau. Là một nữ dân biểu đại diện cho đơn vị 47 thuộc tiểu bang California, nơi được mệnh danh là thủ đô của cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại, bà Loretta Sanchez, người lâu nay vẫn là một người bạn thân của đồng bào Việt Nam do luôn luôn đấu tranh cho những quyền lợi của người Việt khắp nơi. Vào thứ Bảy vừa qua tại đài phát thanh Little Saigon, trước sự hiện diện của hơn 100 người Việt quan tâm, bà đã tổ chức một buổi họp báo để trình bầy về nỗ lực mới nhất của bà.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 21 sur 27
Đó là dự luật HR 415, do chính bà Sanchez và dân biểu Dan Burton của tiểu bang Indiana đồng bảo trợ. Chủ đích của dự luật này là yêu cầu Hoa Kỳ phải chú trọng vào việc đòi chính phủ Việt Nam trả lại, hoặc bồi thường những nhà cửa của người dân Việt Nam mà đã bị tịch thu sau biến cố năm 1975. Khi được hỏi về chi tiết của dự luật HR 415, anh Tạ Khôi, phụ tá của nữ dân biểu Sanchez đã cho biết: "Nữ dân biểu liên bang Loretta Sanchez đã viết một dự luật mới, đó là dự luật 415. Đây là nghị quyết yêu cầu chính phủ Việt Nam gia tăng mức độ giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản đã tịch thu từ cá nhân cũng như rất là nhiều tôn giáo sau biến cố 1975. Nghị quyết này - nếu được Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ thông qua - sẽ chỉ định cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bổ sung tình trạng sở hữu và tình trạng hoàn trả đất đai ở Việt Nam vào những bản báo cáo hàng năm do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Quốc Hội." Những áp lực cụ thể Dĩ nhiên, dù dự luật có được ký ban hành bởi Tổng Thống Bush, điều đó không có nghĩa là chính quyền Việt Nam sẽ tự động trả tài sản đã tịch thu cho những chủ cũ. Vấn đề để có hiệu quả cần có thêm những áp lực cụ thể. Giải tích về sự khả thi của công việc thúc ép chính quyền Việt Nam, anh Tạ Khôi phân tích: "Đây là bước đầu tiên để áp lực chính phủ Việt Nam. Văn phòng của bà dân biểu Loretta Sanchez có nghe được tin là chính phủ Việt Nam năm nay đang có sự bàn cãi để cải tổ vấn đề ruộng đất, đất đai, cũng như quyền tư hữu bất động sản.
Đây là bước đầu tiên để áp lực chính phủ Việt Nam. Văn phòng của bà dân biểu Loretta Sanchez có nghe được tin là chính phủ Việt Nam năm nay đang có sự bàn cãi để cải tổ vấn đề ruộng đất, đất đai, cũng như quyền tư hữu bất động sản. Anh Tạ Khôi phân tích
Khi biết được điều này bà Sanchez đã nói ngay, đây là cơ hội để chúng ta áp lực lên chính phủ Việt Nam đòi hỏi họ khi cải tổ thì phải làm một cách cho nó công bằng, để không tạo thêm sự bất công. Một trong những việc cần làm để cho công bằng là phải bồi thường những gì họ đã tịch thu một cách bất hợp pháp." Cảm tưởng của người Việt hải ngoại Anh Tạ Khôi có cho biết thêm là văn phòng bà dân biểu Loretta Sanchez đã nhận hàng trăm những đơn khiếu nại chính phủ Việt Nam từ đồng bào tại Nam Cali. Tuy nhiên không phải ai cũng tin rằng dự luật này sẽ thay đổi được vấn đề. Ông Lê Hùng, cư trú tại vùng Little Saigon cho biết cảm tưởng của ông như sau: "Theo tôi nghĩ thì vấn đề này sẽ không giải quyết được gì. Bởi vì nếu người dân của chúng ta đi trước năm 1975 theo dạng tị nạn trên các tầu hoặc cũng như trên các chuyến phi cơ di chuyển rời Việt Nam, thì chưa chắc gì chúng ta đã mang theo những giấy tờ chủ quyền nhà.
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 22 sur 27
Mà những căn nhà hiện tại ở Việt Nam thì sau năm 75 cán bộ cộng sản đã chủ quyền hoá tức là họ có những khả năng để làm giấy tờ để chủ quyền hoá những căn nhà đó. Ngoài ra những nhà chẳng hạn như của những gia đình quân nhân mà đi học tập cải tạo hoặc đi vùng kinh tế mới thì Việt Cộng vẫn có đủ khả năng để nó hợp thức hoá những căn nhà như vậy. Mà khi nó hợp thức hoá như vậy thì mình không có đủ những dữ kiện để nói những căn nhà đó là chủ quyền mình. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai nữa, là nếu bây giờ mình có bà con giòng họ, hoặc anh chị em có thể công nhận rằng căn nhà đó là căn nhà của mình. Nhưng chưa chắc gì họ dám ra để làm chứng đối chất với chính quyền sở tại bởi vì nếu mà họ đối chất thì họ sẽ bị trù dập sau này. Bởi vì như quý vị cũng biết, là nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào cũng có những mánh khóe sau lưng. Ở phía trước thì cho chúng ta dễ dãi nhưng mà sau lưng đó thì tìm cách trù dập chúng ta. Thì đó là ý kiến của tôi. " Sự công bằng, công lý Trước những thực tế này, có lẽ dự luật của bà Sanchez sẽ khó thành công trong việc đòi lại tài sản từ chính quyền Việt Nam. Nhưng anh Tạ Khôi thì cho biết đó không phải là ước vọng tối cao của đồng bào Việt Nam hiện nay. Anh nói: "Trong buổi họp báo với đồng bào, có rất nhiều người đã bầy tỏ quan điểm là họ muốn nhìn thấy những tài sản của người dân được trả lại, nhưng trong việc đó điều mà họ muốn nhất là làm sao có được sự công bằng, công lý. Đây là những tài sản mà chính phủ Việt Nam đã tịch thu của dân rồi, và có nhiều người nói là chúng tôi muốn chính phủ Việt Nam một là phải xin lỗi, hai là nhìn nhận là họ đã có tịch thu tài sản của người dân một cách trắng trợn như vậy. Thành ra nhiều người cũng hy vọng là sẽ được trả lại những tài sản đó, nhưng diều quan trọng hơn cả là họ muốn nhìn thấy công lý được soi sáng từ sự việc này." Nghe câu chuyện vừa kể, có thể một số thính giả sẽ thấy khó tin, cho rằng công lý là một ý niệm xa vời thực tế. Nhưng trong quá trình trưởng thành của một xã hội, công lý là quyền đi kèm theo ngay sau sự tự do. Chúng tôi là Đằng Phong, tường thuật từ Hoa Thịnh Đốn. DB Sanchez Xin Dân Vn Giúp Dự Luật Đòi CS Trả Nhà Đất VietBao 03.10.05
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 23 sur 27
Westminster (VB) . - Nữ DB liên bang Loratta Sanchez hôm Thứ Bảy mở cuộc họp báo với đông đảo cử tri tại hội quán đài Little Saigon, kêu gọi cộng đồng VN khắp nước Mỹ hãy thúc giục các dân biểu địa phương mình hỗ trợ cho dự luật HR 415 đòi lại nhà đất từng bị tịch thu sau 1975 tại VN, mà tác giả dự luật là chính bà soạn cùng DB Burton đơn vị Indiana. Có 2 cựu chủ tịch Cộng đồng VN Nam Cali (ông Đỗ trọng Đức và Bùi bỉnh Bân) cùng khoảng 2/3 cử tri hiện diện lên tiếng tin tưởng vào dự luật và tín nhiệm cuộc vận động của bà, căn cứ vào những tràng vỗ tay tán thành trong lối 120 người đến dự. Khoảng 20 cử tri ngay khi tàn cuộc họp, đã vây quanh ông Khôi Tạ (phụ tá DB Loretta) để nhận tấm thiệp địa chỉ và số phone văn phòng DB, hầu liên lạc nhờ khiếu nại đòi lại nhà đất từng bị tịch thu. Một vài người khác tỏ lời không mấy tin tưởng vào kết quả của dự luật trong việc áp lực CSVN thi hành. Riêng ông Nguyễn Đức Tân, (người VN đầu tiên đang ráo riết trong các vận động công khai nhắm tới ghế dân biểu liên bang cũng đơn vị 47 như bà Loretta Sanchez) đến muộn ít phút sau khi cuộc họp tàn hồi xế trưa, đã phân phát cho vài nhà báo nán lại bản ý kiến của ông, chê Dự luật ấy "thiếu thực tế và không xác đáng"! Bảng ý kiến nói "cộng đồng không thấy bà DB vận động quỹ tài trợ liên bang cho các cơ sở sinh hoạt cộng đồng." Theo lời DB Loretta Sanchez, có nhiều giai đoạn để Dự luật HR 415 trở thành Luật, "nhằm yêu cầu chính phủ VN gia tăng mức độ giải quyết về tranh chấp tài sản và bất động sản tịch thu từ cá nhân cũng như các tôn giáo sau biến cố 1975. Dự luật chỉ định cho Bộ Ngoại Giao HK bổ sung tình trạng sở hữu và hoàn trả đất đai ở VN vào bản thông cáo nhân quyền hằng năm". Các giai đoạn đó người ta thường gọi là thủ tục nghị trường. Sau khi dự luật nộp văn phòng Hạ Viện, phải có vận động mới được đưa ra cứu xét trong Ủy Ban liên hệ, rồi vận động chủ tịch HV đưa ra khoáng đại Hạ Viện, vận động đủ 218 phiếu thông qua, dự luật sau đó được chuyển lên Thượng Viện. Muốn được thông qua nơi đây để chuyển tới Hành Pháp thi hành, cần vận động 51 phiếu thuận. DB Loretta kêu gọi cộng đồng VN khắp các tiểu bang vận động với dân cử địa phương mình, để yểm trợ cho dự luật đòi bồi hoàn thỏa đáng nhà đất từng bị tịch thu này. Bà nói cuộc họp báo nhằm thu thập ý kiến và sự hỗ trợ của Cộng Đồng VN. Vài đồng bào trưng chứng từ sở hữu ra trước nữ Dân biểu và dài dòng về trường hợp của mình, khiến ông Vũ Quang Ninh phải tạm điều hợp trật tự, khuyên chỉ nên nêu ý kiến về dự luật, còn việc khiếu nại các hồ sơ cá nhân thì hãy liên lạc với văn phòng của Dân biểu sau. Một cử tri trưng ra l bài báo quốc nội, nói khó tin tưởng vào hiệu quả làm áp lực với CSVN của dự luật, bởi luật cải tổ sở hữu nhà đất của CS cũng chỉ là "lối ăn cướp đợt 2 mà thôi!" Ông Bùi Bỉnh Bân nhắc lại 975 hồ sơ đòi nhà đất mà ông nộp cho DB Loretta, QH, Chính Phủ dạo ông làm chủ tịch cộng đồng 8 năm về trước, để hối thúc bà vận động dự luật. Ông cho biết trị giá tài sản đạo đó đã là 353 triệu 248.829 Mỹ kim rồi. Ông Đỗ Trọng Đức lên tiếng: "Dự luật là một biến cố tốt cho cộng đồng người Việt, tôi tình nguyện các hoạt động yểm trợ". Lối 2/3 đồng bào vỗ tay ngỏ ý tán thành. http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 24 sur 27
Sau đây là 4 điểm chính của dự luật House Resolution 415, được công bố trong cuộc họp báo có đông đảo đồng bào dự. l
l l
l
"Ghi nhận những nỗ lực gần đây của chính phủ VN công nhận quyền tư hữu đất đai cho l số công dân, hy vọng quyền tư hữu sẽ được áp dụng cho toàn dân." "Kêu gọi chính phủ VN bồi thường tài sản tịch thu, giải quyết những khiếu nại đòi lại nhà đất." "Khuyến khích chính phủ VN (1) thành lập ủy ban quốc gia giải quyết bồi thường cho tài sản tịch thu, và (2) bảo đảm quá trình cải tổ quyền tư hữu đất đai không tạo thêm bất công đất đai đối với người nghèo và những thành phần không được đảng CSVN ưu đãi". "QH HK mong muốn Tổng Thống HK: (1) xem xét quyền tư hữu đất đai khi quyết định VN có phải là một quốc gia đáng quan tâm (CPC) theo qui định của đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế 1998, và (2) chỉ định Bộ ngoại giao Mỹ bổ sung tình trạng sử dụng và bồi thưởng đất đai ở VN vào bản thông cáo nhân quyền hàng năm."
(Tin và ảnh: Hiền Nguyễn) Vụ Hang Dơi: Án sơ thẩm “quên” tang vật ? Tiền Phong - Thứ Hai, 03/10/2005, 10:31 Sau hai ngày tiến hành xét xử, 29 và 30/9, phiên toà phúc thẩm vụ buôn lậu Hang Dơi, Lạng Sơn đã kết thúc phần thẩm vấn. Một vấn đề đã “nóng” lên khi một số bị cáo và luật sư, chất vấn về tang vật đã bị tịch thu. Dư luận chú ý đến hai bị cáo: Nguyễn Tiến Hảo, cán bộ Hải quan, nguyên Trạm trưởng liên ngành Dốc Quýt (LNDQ) và Lương Minh Huấn, cán bộ CA, nguyên trạm phó LNDQ. Hai người này đã có đơn kháng án và một lần nữa tại công đường họ cho rằng dù có được toà sơ thẩm cho hưởng án treo (Hảo và Huấn bị tuyên mỗi bị cáo 3 năm tù nhưng hưởng án treo) nhưng không đồng ý với bản án số 48/2005/HSST. Theo đó, cơ quan chức năng cũng như tại phiên toà sơ thẩm đã không chứng minh được một cán bộ nào dưới quyền ở trạm LNDQ nhận hối lộ của chủ hàng, nhận bao nhiêu, vậy thì làm sao có thể truy tố lãnh đạo trạm LNDQ là “thiếu tinh thần trách nhiệm...”(!?). Đồng thời lãnh đạo trạm LNDQ so sánh và tố cáo: Từ Hang Dơi đến địa bàn trạm Dốc Quýt thời điểm tháng 6/2002 có tới 12 đơn vị của tỉnh, của huyện Văn Lãng, Cao Lộc được giao nhiệm vụ chống buôn lậu, thế nhưng trong Cáo trạng của VKS cũng chỉ đề cập đến 4 đơn vị, hơn thế nữa các đơn vị này lại không bị truy tố trước pháp luật... Ngày hôm nay (3/10), phiên toà sẽ tiến hành phần tranh tụng. Nhưng cuối phiên chất vấn, một vấn đề đã “nóng” lên khi một số
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 25 sur 27
bị cáo và luật sư, chất vấn về tang vật đã bị tịch thu. Các bị cáo đều khẳng định rằng chưa nhận được quyết định xử lý tang vật. Ngay cả Bản án sơ thẩm số 48/2005/HSST của TAND tỉnh Lạng Sơn cũng không hề tuyên án đến việc xe ô tô của các bị cáo mà chỉ đề cập đến phần... tịch thu tiền phi pháp trong vụ án (!). Các luật sư và bị cáo đồng loạt đòi hỏi: Tang vật của vụ án, cái gì tịch thu, cái gì trả lại, cái gì đã bán?. Vậy thì chúng đi đâu? Được biết, tang vật mà lực lượng công an đã thu giữ được là 23 ô tô, 12 xe máy. Cơ quan CA đã trả lại 8 xe ô tô, 12 xe máy cho chủ phương tiện vì không liên quan đến các bị can trong vụ án. Còn lại 16 xe ô tô là vật chứng, cơ quan điều tra đã “kịp” ra quyết định tịch thu, bán đấu giá trước phiên toà sơ thẩm được 880 triệu 900 ngàn đồng. Còn 3 xe ô tô được chuyển theo hồ sơ vụ án... Luật sư Lê Minh Công bức xúc nói: Tang vật của vụ án là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nó là tài sản của công dân, cách xử lý phải công khai, đúng pháp luật, càng không thể tùy tiện có ai đó tự “định đoạt” được. Bản “Kết luận điều tra bổ sung vụ án buôn lậu Hang Dơi- LS” số 01/C15 (P8) ngày 5/1/2005 của Bộ CA đã đề cập đến vấn đề này: “Đối với số vật chứng (xe ô tô) của vụ án bị cơ quan công an tạm giữ từ tháng 10/2001, đến khi chuyển giao bị hư hỏng là điều khó tránh khỏi vì thời gian lưu giữ quá lâu, lại để ở ngoài trời. Khi gửi kho, có hợp đồng trông giữ và đã thanh toán đầy đủ tiền trông coi cho bên giữ. Việc thiếu trách nhiệm của bên trông coi, Viện kiểm sát NDTC đã có công văn kiến nghị và làm rõ trách nhiệm. Bộ CA đang yêu cầu bên phía ký kết hợp đồng trông coi bảo quản kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân để tiến hành xử lý thành một vụ riêng...”. Lê Thanh Hiền Trung tâm Giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2 - TP.HCM: Hàng trăm học viên tấn công bảo vệ, trốn ra ngoài ! Thanh Niên Online - 03.10.05 Một vụ việc rất nghiêm trọng đã xảy ra vào tối 2.10 tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2, TP.HCM (đóng tại ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi). Hàng trăm học viên cai nghiện của trung tâm đã tấn công lực lượng bảo vệ, phá cửa, trốn ra ngoài, gây xáo trộn khu dân cư xung quanh trong nhiều giờ đồng hồ. Đây là lần thứ hai tại trung tâm này xảy ra sự cố tương tự. Sự trùng lặp trong thời gian quá ngắn khiến người ta buộc phải loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên, nghĩ đến vấn đề rộng hơn một vụ xô xát bình thường giữa những người trẻ tuổi...
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 26 sur 27
Tấn công bảo vệ, bỏ trốn tập thể Lúc 19 giờ 30, một số học viên trong khu 4 của Trung tâm Giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2 (chưa xác định số lượng) đã bất ngờ kéo nhau qua phòng số 3, vây đánh một học viên tên Lê Văn Thuận (ngụ P.1, Q.6, TP.HCM) khiến học viên này bị thương tích. Lực lượng bảo vệ của trung tâm đã tiến hành can thiệp ngay khi vụ đánh nhau vừa xảy ra và lập hồ sơ xử lý... Tuy nhiên, trong lúc các nhân viên bảo vệ đang tách riêng số học viên vừa gây hấn để làm việc thì tại phòng 3, học viên Nguyễn Thanh Sơn (tổ trưởng) đã tổ chức các học viên trong phòng này tấn công học viên Lại Trần Hùng - tổ trưởng bên khu 4. Vụ xô xát đã trở thành một "cuộc chiến" giữa hai phe khi số học viên tham gia đánh nhau ngày càng đông với mức độ manh động tăng dần. Một số học viên quá khích đã bắt đầu đập phá song sắt của khu 4 và thoát ra ngoài... Chính những học viên vừa "tháo cũi sổ lồng" ấy đã tạo nên một "làn sóng bạo lực" lan tràn khắp các khu 1, 2 và khu y tế. Những học viên trong các khu này cũng đồng loạt nổi loạn, phá cửa thoát ra và tấn công lực lượng bảo vệ của trung tâm đang chốt chặn tại cổng, uy hiếp, buộc phải mở cổng... Sự việc diễn biến quá nhanh (trong khoảng thời gian chưa đầy 2 tiếng đồng hồ) khiến tất cả những nhân viên đang có mặt tại chỗ của trung tâm không kịp trở tay, kể cả việc yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ kịp thời. Khi cảnh sát cơ động Công an TP.HCM và Công an huyện Củ Chi đến hỗ trợ thì 798 học viên thuộc khu 4 đã thoát ra khỏi trung tâm từ lâu, số học viên còn ở lại chỉ là 684 người. Lập tức, lực lượng công an được bố trí đóng chốt xung quanh trung tâm để vãn hồi trật tự và phong tỏa một khu vực rộng lớn, tổ chức truy bắt các học viên vừa trốn ra. Một chiến sĩ cảnh sát cơ động cho biết: "Lúc 9 giờ 30, hơn 100 cảnh sát cơ động trên 4 xe đặc chủng đã tiến thẳng đến trung tâm để ổn định trật tự. Tôi đã thức trắng đêm 2.10, cùng đồng nghiệp đi lùng để bắt các học viên đưa về lại trung tâm. Khi rời khỏi trung tâm, trên người học viên mặc áo quần đồng phục của trung tâm (chiếc áo ngắn tay và quần đùi) cho nên dễ nhận dạng. Nhưng có nhiều học viên đã lấy trộm áo quần, xe đạp của người dân cư ngụ ở đây mặc vào, giả dạng thường dân để trốn...". Suốt đêm 2.10 đến trưa 3.10, cơ quan chức năng đã huy động các phương tiện truy bắt được khoảng 500 học viên đưa về lại trung tâm. Cuộc trốn chạy có mưu tính ? Sau khi nhận được tin, hàng chục thân nhân của các học viên đã cấp tốc có mặt tại trung tâm vào sáng 3.10 để theo dõi thông tin về người thân của họ đang được giáo dục tại đây. Khi chúng tôi có mặt thì cũng là lúc một chiếc xe cứu thương của trung tâm áp giải 6 học viên quay về sau một đêm lẩn trốn. Trong khung cảnh vẫn còn rất bừa bộn, Giám đốc trung tâm Nguyễn Văn Dũng tiếp chúng tôi trong tâm trạng rất căng thẳng, gương mặt phờ phạc sau một đêm mất ngủ. Tất cả những gì ông Dũng có thể trao đổi với chúng tôi chỉ là cung cấp diễn biến của vụ việc và một câu nói: "Hiện cơ quan công an đang khẩn trương làm rõ!". Thiếu tá Trà Văn Lào - Phó công an huyện Củ Chi - đang có mặt tại hiện trường cũng chỉ có thể trả lời: "Chuyện đến mức này thì không thể nói không có dự mưu...".
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007
Thoi Su - 198
Page 27 sur 27
Cách nay vừa đúng 1 tuần, vào lúc 15 giờ ngày 25.9, tại trung tâm này cũng đã xảy ra một vụ tương tự với 170 học viên thuộc khu 2 và khu 3 tham gia đánh nhau, khiến 11 học viên bị thương, làm hư hỏng một số tài sản. Lần đó, nguyên nhân của vụ việc bắt đầu từ lúc trung tâm cho chuyển một số học viên từ khu 2 sang khu 3 và học viên khu 2 cho rằng Phạm Nhân Đức - trật tự khu 3 - đã "cầm đầu" số học viên khu 3 ức hiếp học viên khu 2, nên đã dùng gỗ, bóng đèn nê-ông đuổi đánh Đức... Cả hai lần các học viên của trung tâm nổi loạn đều bắt đầu từ một cuộc xô xát, liệu vụ việc lần trước có phải là một tiền đề cho cuộc trốn chạy quy mô lớn của lần sau ? Hữu Phú - Đàm Huy Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu http://www.ykien.net
http://ykien.net/mykbdv198.html PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
03/11/2007