Nam Thang Hao Hung

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nam Thang Hao Hung as PDF for free.

More details

  • Words: 11,358
  • Pages: 21
ĐỂ NHỚ MÃI NHỮNG NĂM THÁNG HÀO HÙNG ẤY! Nhân kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu

Lê Sĩ Nghĩa Từ ngày tham gia cách mạng cho đến năm 1992 nghỉ hưu, tôi được Nhà nước ghi tính 60 năm 9 tháng công tác (46 năm 8 tháng công tác thực tế, 60 năm 9 tháng được quy đổi theo chính sách công tác vùng chiến tranh ác liệt, vùng C, K). Trong khoảng thời gian ấy thuận lợi, kết quả thắng lợi cũng nhiều, gian nan thử thách đã từng cũng lắm. Tôi ghi lại một số dòng ký ức về một số kỷ niệm những năm tháng quý giá ấy. Sáu lần vinh dự được gặp Bác Hồ Cũng như mọi người Việt Nam, tôi hằng mong ước được một lần được gặp Bác Hồ, vị cha già dân tộc, vị lãnh tụ kiệt xuất của đất nước và tôi may mắn có vinh dự được gặp Bác Hồ đến 6 lần trong đời. Lần đầu, đó là vào tháng 9 năm 1946 khi tôi còn là học sinh năm thứ 2 trường Trung học Chu Văn An Hà Nội sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà độc lập. Buổi sáng hôm ấy, lúc chúng tôi đứng chăm chú học giờ lịch sử của thầy giáo Khang (Ba Khang) thì cả lớp vụt đứng cả dậy. “Bác Hồ đến”. Một câu nói chưa dứt thì Bác Hồ đã vào lớp, đi theo là thầy Hiệu trưởng Dương Quảng Hàm và một vài cán bộ. Không đợi thầy Hiệu trưởng giới thiệu, Bác đã nói ngay: “Các cháu đang học lịch sử phải không? Tốt! Dân ta phải học sử ta. Nước nhà độc lập, các cháu không phải học Tổ tiên chúng ta là người Gô loa mà dân ta là con Lạc cháu Rồng. Các cháu phải chăm học học giỏi”. Cả lớp dạ ran. Bác trìu mến nhìn khắp một lượt, tiến tới bắt tay thầy giáo rồi vẫy vẫy tay bước ra khỏi phòng. Thầy Hiệu trưởng dặn: Các cháu nhớ làm theo lời Bác nhé. Bác Hồ vào lớp và ra về nhanh quá. Bác đi ra rồi cả lớp như bàng hoàng tỉnh dậy, ào lên mấy giây rồi lại im lặng nghe bài giảng, nhưng trong lòng mỗi người cứ nao nao bâng khuâng tiếc tiếc! Sau này có dịp được đọc mấy câu thơ vịnh Sử của Bác: “Dân ta phải biết Sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà” tôi lại càng thấm thía về mấy ý ngắn ngủi nhưng vô cùng sâu sắc dạt dào tinh thần yêu nước trân trọng cội nguồn của Bác. 1

Lần thứ 2 được gặp Bác. Vẫn là hết sức bất ngờ. Tôi được nhà trường cho tham gia Đoàn đại biểu học sinh của trường đi đón Bác Hồ ở Pháp về tại sân ga Hàng Cỏ ngày 21 tháng 10 năm 1946. Cả quảng trường đông nghẹt người, im lặng trật tự nhưng náo nức đợi chờ… Tôi cố vươn cao cổ để được nhìn rõ Bác. Thế là Bác đã xuất hiện ở cửa ga trong tiếng vỗ tay vang rền, tiếng quân nhạc chào mừng, trong tình cảm nồng thắm của các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Bên phải sân ga có một đơn vị quân nhạc và một đơn vị quân đội Giải phóng quân Việt Nam, bên trái sân ga có một đơn vị quân nhạc và một đơn vị quân đội Pháp. Bác giơ tay vẫy chào đồng bào và nhanh nhẹn bước xuống sân duyệt binh đơn vị quân đội Giải phóng quân Việt Nam, rồi duyệt binh đơn vị quân đội Pháp. Bác bước nhanh, khoẻ đến nỗi viên đại tướng Pháp Morlie và ông Sainteny đại diện chính phủ Pháp phải bước theo sau khó kịp. Dừng lại trước đơn vị quân đội Pháp đang bồng súng chào Bác, Bác nói súng ống của Việt Nam và Pháp không phải để chĩa vào nhau mà để bảo vệ Hoà Bình, bảo vệ tình thân hữu giữa nhân dân 2 nước Việt Nam và Pháp. Ôi! Sung sướng làm sao ! Thấy Bác khoẻ mạnh, đi đứng hùng dũng hiên ngang, tiếng Người vang cao… đã để lại trong lòng người dân Việt niềm tự hào và tin tưởng vô cùng! Lần thứ 3 được gặp Bác: Tôi lại may mắn được tham gia Đoàn đại biểu học sinh của trường đi dự Lễ khai mạc Phiên họp đặc biệt của Quốc Hội nước VNDCCH ngày 12 tháng 11 năm 1946. Được ngồi vào khoảng giữa tầng gác 2 nơi có đông đảo nhà báo, người dự thính, tôi có dịp nhìn rõ hơn lên phia Đoàn chủ tịch và cả phía gần ngoài cửa ra vào Hội trường. Trước giờ khai mạc, các đại biểu đến đông đủ. Phía giữa tay phải Hội trường là nhóm đại biểu Việt quốc Việt cách thắt cà vạt đỏ. Bỗng cả hội trường đứng dậy. Tiếng vỗ tay vang lên. Bác Hồ tới, Bác Hồ tới! Ôi cảm động biết bao! Vẫn bộ đại cán ka ki ấy, vẫn nụ cười và đôi mắt như loé sáng, Bác đi thẳng lên chỗ Đoàn chủ tịch. Và bài Tiến quân ca vang lên hùng hồn lôi cuốn: …Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang… Tại phiên họp đặc biệt này, Quốc Hội đã quyết định Hiến Pháp, lấy bài Tiến quân ca là Quốc ca, là cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Trong buổi lễ khai mạc này tôi còn được nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo trước Quốc Hội là ta đã dẹp tan bọn tàn quân bọn thổ phỉ ở vùng Lào Cai Yên Bái, giữ yên biên thuỳ. Quốc Hội vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. 2

Cuối tháng 11 năm 1946 trở đi, quân Pháp liên tiếp gây nhiều vụ cướp phá: nào tấn công nhà Thông tin Trường Tiến, nào vây nhà Bộ Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao), gây nhiều vụ lộn xộn trên đường phố, xe nhà binh Pháp cắm cờ tam tài chạy bạt mạng, lính mũ nồi đỏ lăm le hăm dọa người đi đường gây bất bình trong nhân dân ta. Ý thức cảnh giác tự vệ chống lại bọn càn quân dần dần được nâng lên. Tôi ở trọ học tại nhà số 1 Ngọc Hà cùng với anh Hà Học Trạc. Chúng tôi được huy động tham gia công tác bố phòng ở địa phương, đêm đêm cùng dân quân tự vệ đắp ụ tải bao cát, làm chướng ngại vật. Tình hình sau 11 tháng 11 năm 1946 ngày càng căng thẳng. Mặc dầu ta phản đối nhưng những hành động càn phá của quân Pháp ngày càng tăng. Việc học vẫn duy trì cho đến đầu tháng 12. Chủ nhà trọ của tôi tản cư Nhà trường cũng chuẩn bị sơ tán. Tôi đi tàu hoả vào Thanh Hoá, rồi đi bộ từ Thanh Hoá về Vinh, rồi tham gia các hoạt động tiêu thổ kháng chiến ở Vinh và quê nhà. Bà con bạn bè biết tôi được gặp Bác Hồ đều muốn nghe tôi kể chuyện về Bác: nào Bác có khoẻ không? Bác có béo hơn trong ảnh không? Có phải mắt của Bác mỗi bên có 2 con ngươi không? Bác nói tiếng Nghệ hay tiếng Bắc? Bác có giống trong ảnh báo chí đăng in không?… Thôi thì rất nhiều câu hỏi, nhiều nhất vẫn là sự quan tâm của mọi người tới sức khoẻ của Bác. Tôi say sưa kể: Nào là đôi mắt của Bác sáng như sao, giọng Bác hiền từ như muốn gửi lòng thương đến mọi người… Những cảm xúc của tuổi thanh niên học sinh đối với Bác trong tôi bừng lên, vui sướng và muốn làm việc muốn hành động… cho nên công việc gì đoàn thể giao tôi đều hăng hái sẵn sang, không chút đắn đo… Lần thứ tư được gặp Bác Đó là vào tháng 6 năm 1956 khi Bác đến thăm lớp Đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I của Bộ Giáo dục tổ chức ở Gia Lâm Hà Nội, cách lần gặp thứ 3 đã 10 năm. Bấy giờ tôi đã là một giáo viên, một cán bộ quản lý giáo dục (Phó Trưởng Ty Giáo dụ Quảng Bình, Bí thư Ban cán sự Đảng). Trông Bác vẫn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn vui vẻ sinh động. Bắt đầu nói chuyện, Bác đã nhận xét ngay là khoá học ít học viên nữ, phải có nhiều nữ hơn nữa nhé. Rồi Bác nói về ý nghĩa của công tác giáo dục dưới chế độ mới, mục đích, cách làm giáo dục phải khác dưới chế độ cũ… Bác nói về vai trò vị trí quan trọng của người thầy giáo “không có thầy giáo thì không có giáo dục. Tuy không có gì đột xuất nhưng rất vẻ vang, không có tượng đồng bia đá, không có gì oanh liệt nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng, anh hùng tập thể…” Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Quảng Bình được giải phóng hoàn toàn. Công tác giáo dục có nhiệm vụ trọng tâm là tiếp quản, ổn định tổ chức, thống nhất 2 hệ thống giáo dục cũ và cách mạng. Với trách nhiệm là Trưởng Ban cán sự Đảng, tôi và các đồng chí đồng nghiệp ở Quảng Bình bước vào 3

một cuộc đấu tranh quyết liệt về quan điểm phương châm phương pháp giáo dục. Anh chị em cán bộ giáo viên vùng mới giải phóng có nhiều tâm tư, băn khoăn về tiền đồ: Mình còn được Cách mạng sử dụng không, có được ở vị trí địa điểm cũ không? Lương bổng, việc học hành của con cái… là những vấn đề chúng tôi phải giúp Tỉnh giải quyết tốt cho họ. Nhớ lời Bác dạy “phải dựa vào quần chúng”, chúng tôi tiếp xúc, trực tiếp giải quyết thông suốt quan điểm tư tưởng, giải quyết thoả đáng chính sách cho một số đối tượng trong đó có ông Hoàng Minh Vui nguyên Trưởng Ty Giáo dục Quảng Bình thời Ngụy. Ông Vui được giao giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học Đào Duy Từ ở Thị xã Đồng Hới (1 trường Trung học lớn của Tỉnh). Triển khai trại hè giáo viên cấp I của Bộ ở Đồng Hới, chúng tôi mời ông Vui tham gia Ban Lãnh đạo học tập. Ban đầu ông dè dặt nhưng do sự gần gũi cởi mở chan hoà của chúng tôi, ông Vui dần dần đã có nhiều chuyển biến nhận thức quan điểm về giáo dục mới. Ông tâm sự nỗi lòng với chúng tôi, cho biết những băn khoăn lo lắng của giáo viên vùng mới giải phóng, và phối hợp với chúng tôi giúp cởi mở tâm tư học tập kết quả, đặc biệt là xây dựng đoàn kết tốt giữa giáo viên vùng kháng chiến cũ và vùng mới giải phóng. Năm 1957, Quảng Bình tiến hành Cải cách Ruộng đất. Lại 1 cuộc đấu tranh quyết liệt về nhận thức quan điểm tư tưởng. Các bước CCRĐ ít nhiều để có ảnh hưởng tới một số cán bộ giáo viên. Được sự đồng tình của Đoàn ủy 8 CCRĐ Quảng Bình, chúng tôi có kế hoạch vận dụng toàn Ngành tuyên truyền phục vụ CCRĐ phối hợp với Đoàn Đội củng cố phát triển các lớp BDVH Nhà trẻ mẫu giáo, mặt khác phát hiện với Đội giải quyết, điều chỉnh những trường hợp oan sai đối với cán bộ giáo viên. Có nhiều trường hợp bị xử lý oan đã được kịp thời điều chỉnh phục hồi công tác, minh oan… Năm 2000, tôi được mời vào Đồng Hới dự kỷ niệm 50 năm thành lập Công đoàn Giáo dục, tình cờ gặp thầy giáo HĐN. Thầy cho biết thầy là một người được Ty Giáo dục can thiệp với Đội CCRĐ minh oan nên đã được trả lại nhà cửa, được phục hồi giảng dạy và con cái sau này đều được học hành đến nơi đến chốn… Thầy giáo HĐN nay cũng đã nghỉ hưu nhưng nhớ chuyện cũ thầy bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với lãnh đạo Ty Giáo dục ngày ấy. Đầu xuân Canh Thìn 2000, tôi nhận được thiệp chúc Tết của thầy giáo HĐN kèm theo 1 bài thơ theo điệu dân ca hát nói đề là Xuân cảm, gửi tặng tôi. Bài ca gồm 4 khổ, xin trích đôi dòng: … Cứ mỗi độ xuân về Nhìn gia cảnh đề huề Mà nhớ Ai da diết Mãi bồi hồi da diết ! 4

Say đầy lời khôn xiết Xét cạn ý nào phân Vàng tính lạng tính cân So tình người sao xứng Biết mần chi cho xứng! Nghĩ tuổi đời đã đứng Mà ân nghĩa chưa đền Người ở nghĩa người quên Kẻ hàm ân trăn trở Răng mà luôn trăn trở ! …. Xuân Canh Thìn 2000, HĐN. Để có điều kiện phát triển giáo dục nhất là ở một địa bàn sát với vùng giới tuyến, chúng tôi tham mưu cho Tỉnh đề nghị Bộ cho mở trường Sư phạm đào tạo giáo viên cấp 2. Bộ chấp thuận nhưng lại yêu cầu hàng năm dành 1 số chỉ tiêu đào tạo cho đặc khu Vĩnh Linh, cho Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Thế là trường Sư phạm cấp 2 Quảng Bình được vinh dự là 1 trường Sư phạm mang tính chất khu vực do Ty Giáo dục Quảng Bình trực tiếp xây dựng quản lý. Do tính chất đặc biệt ấy, chúng tôi đã rất vất vả vượt khó khăn để có trường Sư phạm hoạt động tốt, phát huy được tác dụng ảnh hưởng sang bên kia giới tuyến. Sự lãnh đạo sít sao của Tỉnh ủy UBND Tỉnh, sữ nỗ lực của cán bộ Ty, Công đoàn Giáo dục đồng tâm nhát trí đã đưa phong trào các ngành học Quảng Bình phát triển tốt được Bộ khen và cùng với một số anh chị em khác, tôi được Đại hội thi đua toàn Ngành giáo dục Quảng Bình bầu là chiến sĩ thi đua số 1. Ngoài bằng khen của Tỉnh Bộ, tôi được Đại hội tặng thưởng 1 tấm thiếp mừng xuân của Bác Hồ. Tôi sung sướng cất giữ mãi cho đến bây giờ, lòng tự nhủ cần phải cố gắng nhiều nữa mới xứng với ý nghĩa được tặng Thiếp mừng xuân của Bác. Tấm thiếp không chỉ là 1 phần thưởng vật chất mà chính là 1phần thưởng tinh thần, là lời căn dặn của Bác. Tấm thiếp mừng xuân của Bác gửi toàn thể đồng bào có 6 câu, in trên 1 tấm bìa hồng nhạt, bên cạnh là 1 nhánh hoa hồng gồm 1 bông hồng nở rộ đỏ tươi, 2 bông chớm nở. 3 búp hồng tròn căng nhựa sống và mấy nhánh lá xanh thắm: Thân ái mấy lời chúc Tết Toàn dân đoàn kết một lòng Miền Bắc thi đua xây dựng Miền Nam giữ vững thành đồng 5

Quyết chí, bền gan phấn đấu Hoà bình thống nhất thành công. 1 – 1 – 1956 Hồ Chí Minh Phía dưới tấm thiếp là câu đề: “Tặng thưởng đồng chí Lê Sĩ Nghĩa - chiến sĩ thi đua số 1 của Ngành Giáo dục năm 1956” Thay mặt Hội đồng thi đua Ngành Giáo dục Quảng Bình (Ký tên: Lê Khánh, đóng dấu Ty Giáo dục Quảng Bình) Tháng 11 năm 1997, sau 42 năm xa cách Quảng Bình, tôi được về dự ngày Nhà giáo Việt Nam ở Quảng Bình. Tôi vô cùng vui mừng gặp lại nhiều đồng chí cán bộ giáo viên đã từng vật lộn vượt thử thách khó khăn cho phong trào giáo dục Quảng Bình tiến lên. Một lão đồng chí, nhà giáo lão thành Lương Ngọc Đệ, 72 tuổi, quê huyện Tuyên Hoá, xúc động ôm lấy tôi và tặng tôi một bài thơ nhan đề: Cảm xúc gặp lại anh chị Lê Sĩ Nghĩa. Xin trích : Anh về Đồng Hới năm xưa Nhớ ngay cái buổi anh thưa họ hàng Nay qua Đồng Hới đàng hoàng Nhớ chăng cái buổi bần hàn mà vui Quảng Bình trường sở ít oi Bàn kê cánh cửa ghế ngồi cau tre Cùng dân cùng Đảng anh về Cùng Ngành xây dựng mọi bề khang trang Anh đi ngày ấy xa trường Đã qua Lào Việt bản mường bao nơi Anh Lê Sĩ Nghĩa mến ơi ! Gặp anh nhớ lại một thời đẹp sao !… 1955 – 1997, Lương Ngọc Đệ Lần thứ 5 được gặp Bác Tôi đang hứng khởi công tác ở Quảng Bình trong niềm tin mến của đồng chí đồng nghiệp thì tháng 5 năm 1957 bỗng nhận được Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục điều động ra công tác Phó trưởng Ty Giáo dục tỉnh Hà Tĩnh. Tôi có phần băn khoăn trước sự thay đổi đột ngột đó. Các đồng chí ở Ty Quảng Bình cũng bày tỏ ý muốn đề nghị trên cho tôi ở lại. Tỉnh ủy Quảng Bình mời gặp tôi. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hiều thân 6

mật tiếp tôi ngỏ lời khen ngợi sự đóng góp tích cực của tôi cho Giáo dục Quảng Bình, tỏ ý tiếc về việc tôi rời khỏi Quảng Bình. Đồng chí nói Tỉnh cũng đã trao đổi với Bộ, song do yêu cầu công tác của Bộ nên đã nhất trí. Hà Tĩnh ở thời điểm này đang tiến hành công tác sửa sai sau CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức. Giáo dục Hà Tĩnh cũng là một ngành chịu sự chi phối nhiều của sai lầm trong CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức. Tôi chấp hành quyết định của Bộ nhưng không khỏi lo lắng băn khoăn trước nhiệm vụ mới khá phức tạp. Bước xuống ô tô tại bến xe Hà Tĩnh tôi được 2 cán bộ Ty ra đón: Đồng chí Đoàn Khắc Kiên Trưởng phòng Tổ chức và đồng chí Đoàn Văn Tình phòng TCHC. Tới cơ quan Ty Giáo dục, dồng chí Trưởng Ty Trần Hậu Toàn đã chờ sẵn. Đồng chí mừng rỡ cầm tay tôi và nói: “Nghe Khu Giáo dục báo tin đã lâu, sao hôm nay cậu mới ra. Tốt lắm! Cậu về đây ta cùng làm việc!” (Ông Trần Hậu Toàn và tôi quen biết nhau từ lâu, khi tôi là Trưởng phòng chuyên môn Khu Giáo dục Liên khu 4, chúng tôi thường gặp nhau trao đổi tình hình để báo cáo với Ban Giám đốc Khu. Lãnh đạo Ty Giáo dục Hà Tĩnh lúc này chỉ còn một mình ông Trần Hậu Toàn, có 2 phó Trưởng Ty là ông Nguyễn Bá Vợi, ông Nguyễn Huy Ái thì đã được điều đi công tác khác trước đó ít lâu). Phút gặp mặt đầu tiên ở Ty gây cho tôi ấn tượng tốt. Tôi yên tâm vào sự công tác giúp đỡ của đồng chí Trưởng Ty. Nhưng đến tháng 8-1957 đồng chí Trần Hậu Toàn được Đại Hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam bầu làm phó thư ký thường trực CĐGD Việt Nam nên đã ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Tôi được Tỉnh ủy Hà Tĩnh cử phụ trách Ngành trong lúc chưa có Trưởng Ty mới. (Đầu năm 1958, Bộ cử đồng chí Trịnh Khắc Tụng làm Phó Trưởng Ty, và đầu năm 1959, Bộ cử ông Bạch Văn Quế về làm Trưởng Ty Giáo dục Hà Tĩnh. Thế là cho đến đầu 1959 Giáo dục Hà Tĩnh mới có đủ lãnh đạo chỉ đạo. Trong CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức, những sai lầm dẫn đến việc xử lý oan nhiều Đảng viên cán bộ liên quan đến địa chủ phú nông. Đội ngũ giáo viên, nhất là các cán bộ quản lý phần lớn xuất thân ở gia đình khá giả hết sức hoang mang, một số người nhà và bản thân giáo viên bị giam cầm, bị đình chỉ công tác, có người bị tử hình… Từ khi có Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, Hà Tĩnh đã sôi nổi bước vào sửa sai… Ngày 15 tháng 6, Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Tôi may mắn được ngồi ở dãy ghế trên cùng trong Hội trường Tỉnh ủy nên được nhìn rõ Bác nói chuyện với cán bộ Đảng viên Hà Tĩnh. Vẫn với phong thái giản dị hiền từ trong bộ quần áo vải nâu, Bác chỉ ra hoàn cảnh đẻ ra sai lầm trong CCRĐ chỉnh đốn tổ chức, đồng thời cũng chỉ ra quan điểm nhìn về phía trước vì lợi ích chung và lâu dài mà sửa những việc cụ thể trước mắt… Trong đấu tranh sửa chữa phải có lý có tình, biết chấp nhận, vượt qua tổn thất đau thương với tinh thần thân ái, vị tha… Bác động viên Hà Tĩnh phấn đấu vươn lên thành một tỉnh kiểu mẫu. 7

Bác không quên nhắc phải làm tốt công tác giáo dục , phải chú ý BTVH cho cán bộ đảng viên. Thấm thía lời căn dặn ân cần của Bác, chúng tôi kết hợp với Công đoàn Giáo dục xây dựng kế hoạch sửa chữa sai lầm trong Ngành, bắt đầu từ cán bộ cốt cán, từ cơ quan Ty đến các Phòng Giáo dục Huyện Thị tới cơ sở. Quá trình thực hiện, đều lấy lời căn dặn của Bác, tinh thần Nghị quyết 10 của TW, Nghị quyết của Tỉnh ủy làm cơ sở để giải quyết tư tưởng, tăng thêm tình đoàn kết đặc biệt là giải quyết những việc cụ thể cho những đối tượng cụ thể bị oan sai về tinh thần và vật chất. Nhờ đó công tác sửa sai được thuận lợi và kết quả. Toàn Ngành phấn khởi và cũng đồng thời phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước 3 năm 1958-1960 một cách thắng lợi. Theo yêu cầu của Tỉnh ủy, chúng tôi tổ chức bồi dưỡng cấp bách nâng cao trình độ văn hoá cho 251 cán bộ chủ chốt, bí thư chủ tịch, trưởng công an các địa phương mới được nhận nhiệm vụ ở cơ sở, đồng thời hạ quyết tâm xây dựng các ngành học, đặc biệt đẩy mạnh kế hoạch TTMC và BTVH đạt như năm 1949 Bác Hồ khen. Vì là mới về công tác ở Hà Tĩnh, tôi xác định phải tìm hiểu nắm tình hình mọi mặt của Ngành, đi sát đội ngũ cán bộ quản lý các Phòng các Trường nên tôi đi hầu khắp các địa phương, tiếp xúc với các Huyện ủy, Ủy ban Huyện xã. Các đồng chí cán bộ Phòng Tổng hợp, phòng chuyên môn của Ty ủng hộ chủ trương hạ sơn của tôi, đã phân công người đi xuống từng vùng với tôi. Mỗi lần hai ba người với mấy chiếc xe đạp cọc cạch chúng tôi đã thực hiện được tốt nhiệm vụ. Anh chị em ở cơ sở có dịp trực tiếp phản ánh tình hình, bày tỏ nguyện vọng với Lãnh đạo Ty nên phấn khởi. Về phương diện lãnh đạo, Ty có cơ sở giải quyết sát đúng các vấn đề tồn tại, giải quyết thoả đáng nguyện vọng của anh chị em. Nhờ đó việc sửa sai trong ngành được thuận lợi, các ngành học tiếp tục được củng cố phát triển. Kết thúc kế hoặch 3 năm, Hà Tĩnh thanh toán xong lần thứ 2 nạn mù chữ, đứng thứ năm cả nước. Tại Đại hội Tổng kết thi đua Hai Tốt toàn Ngành năm 1961, tôi được bầu là Chiến sĩ thi đua, được Tỉnh và Bộ đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. (Năm sau tôi đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 này). Lần thứ 6 được gặp Bác Tháng 7 năm 1962, tôi lại được Bộ trưởng quyết định cử làm chuyên gia cùng với ông Nguyễn Đình Dụ, Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, và ông Trần Doãn Bách, cán bộ giảng dạy trường Đại học Sư phạm Hà Nội sang Lào giúp Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Vương quôc Lào tổ chức xây dựng công tác giáo dục sau chiến tranh. Thế là tôi lại phải từ giã Hà Tĩnh lên đường làm nhiệm vụ quốc tế theo Hiệp định hợp tác hữu nghị giữa chính phủ VNDCCH và chính phủ Vương quốc Lào. 8

Công tác giúp bạn Lào tuy có nhiều khó khăn gian khổ nhưng đã có những kết quả bước đầu thuận lợi. Cuối năm 1963, đế quốc Mỹ quay trở lại mở rộng chiến tranh ở Lào. Bom đạn máy bay và những cuộc hành quân càn quét của quân Mỹ và phản động Lào đã cản trở các hoạt động của giáo dục. Trường sở bị đốt phá, học sinh bỏ học, các lớp BDHV bị giặc giải tán… Đoàn chuyên gia chúng tôi được phép trở về nước. Tôi được Bộ trưởng bổ nhiệm về Hà Tĩnh làm trưởng Ty Giáo dục thay cho ông Bạch Văn Quế - Trưởng Ty – được điều động công tác khác. Năm 1964 cũng là thời điểm giặc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc. Cùng với 1 số nơi ở Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, ngày 5-8-1964 máy bay Mỹ đã ném bom đánh phá thị xã Hà Tĩnh và vùng Nghi Xuân. Cùng với quân và dân Hà Tĩnh kiên cường đánh trả máy bay giặc, thầy giáo học sinh trưởng cấp III Phan Đình Phùng và các trường cấp I, II phụ cận thị xã đã dũng cảm tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, được Tỉnh biểu dương. Ngày 26-3-1965, giặc Mỹ lại ờ ạt đánh phá thị xã Hà Tĩnh. Quân dân Hà Tĩnh đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi nhiều máy bay giặc Mỹ. Thầy trò các trường vùng thị xã và lân cận cũng tham gia chiến đấu rất dũng cảm. Đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá khắp trong tỉnh. Nhân dân Hà Tĩnh nhất tề chống lại cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ. Thời gian này Ngành Giáo dục Hà Tĩnh lại đón nhận một sự kiện quan trọng nữa là trường cấp III Đức Thọ được mang tên Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng người con của quê hương Đức Thọ. Ngày Hội đổi tên trường năm 1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm và dặn dò thầy trò phải phấn đấu theo khẩu hiệu “Chuyên sâu hồng thắm”. Nhà trường lại vinh dự được Bác Hồ gửi điện mừng và nhắc nhở: “Bác biết tin nhà trường được đặt tên là trường cấp III Trần Phú, đó là vinh dự lớn cho nhà trường. Bác mong các cô giáo thầy giáo thi đua dạy thật tốt, các cháu thi đua học tập tốt làm gương tốt cho các trường khác.” Ngày 9 tháng 2 năm 1966, đế quốc Mỹ đã đem 3 máy bay ném bom vào trường cấp II Hương Phúc huyện Hương Khê đang trong giờ học buổi sáng, phá huỷ trường, giết chết 33 học sinh và làm bị thương nhiều học sinh khác. Trong số đó có học sinh Nguyễn Thị Mão, học sinh lớp 5, bị bom vùi lấp, được dân quân đào bới cứu sống. Được tin báo, tôi và 2 cán bộ Ty không kịp ăn cơm trưa đạp xe đạp lên hiện trường cách thị xã Hà Tĩnh gần 80 km. Đường lên Hương Phúc phải qua nhiều trọng điểm hàng ngày địch ném bom bắn phá như dốc Bụt, truông Bát, phà Địa Lợi… Đây là con đường nối vào đường mòn Hồ Chí Minh. Đường đá ngoằn ngoèo lên dốc xuống khe rất khó đi, nhân dân thường nói: “đi qua Truông Bát, trèo Động Bụt, trụt Khe Giao 9

được là dũng cảm lắm!” Chúng tôi đi một mạch không nghỉ, không cảm thấy đói, cũng không cảm thấy sợ máy bay Mỹ, mồ hôi mồ kê ướt đầm, chập tối thì tới địa điểm. Hố bom sâu, trường lớp đổ nát, sách vở học sinh, đồ dùng dạy học tung toé khắp nơi… Cảm giác uất hận căm thù tràn lên trong lòng. Các đồng chí địa phương, các đồng chí nhà trường chạy lại gặp chúng tôi, đau thương, căm giận. Nắm qua tình hình, chúng tôi cùng các đồng chí địa phương đến ngay trạm xá thăm các học sinh bị thưong đang được chăm sóc ở đó. Học sinh Nguyễn Thị Mão đang được hồi sức, thoi thóp, mệt mỏi, các học sinh Thị Phượng, Thị Sự, Thị Phong, cổ chân, cánh tay, mạng sườn, bụng hông còn đang quấn bông băng… Các cô y tá vẻ mặt không vui nhưng vẫn bình tĩnh trả lời những điều chúng tôi hỏi. Ngay tối hôm đó chúng tôi đến thăm an ủi chia buồn với các gia đình có các học sinh hy sinh. Sáng sớm mai đi thăm phần mộ các em, lòng đau như cắt… Chúng tôi lại gấp rút trở về để báo cáo cụ thể với Tỉnh, đề xuất với Tỉnh Huyện những công việc cần giúp đỡ địa phương và nhà trường giải quyết hậu quả sau trận bom. Đau thương mất mát căm thù đang dâng lên khắp Hà Tĩnh. Tỉnh uỷ UBND Tỉnh cho cử một Đoàn cán bộ giáo viên, học sinh nhân chứng vụ Mỹ ném bom giết hại học sinh Hương Phúc ra Hà Nội báo cáo tội ác giặc Mỹ với Bộ Giáo dục và Trung ương, tố cáo trước dư luận trong ngoài nước. Tôi được cử làm Trưởng đoàn, cùng một số cán bộ giáo viên gồm thầy giáo Thái Văn Nhậm, người đang đứng lớp dạy tiết Địa lý ở lớp 5 hôm đó, học sinh Nguyễn Thị Mão, 12 tuổi lớp 5, bị bom Mỹ vùi lấp được cứu sống, cô Trương Thị Mỹ, chị ruột học sinh Trương Văn Dần, học sinh lớp 5 giỏi toàn diện văn nghệ xuất sắc, bị bom Mỹ giết hại hôm đó, và một số cán bộ và nhà nhiếp ảnh Phan Thoan ở Ty Văn hoá. Đoàn ra Hà Nội được Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên hết sức quan tâm. Bộ và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tạo điều kiện cho Đoàn tố cáo tội ác giặc Mỹ giết hại học sinh cấp 2 Hương Phúc tại 20 cuộc mít tinh từ ngày 24 tháng 2 năm 1966 với sự có mặt của các cơ quan đoàn thể, các trường Đại học, các trường Phổ thông ở Hà Nội và Hà Đông, các nhà trí thức, các luật gia, một số đơn vị quân đội và 160 nhà báo trong ngoài nước tham dự. Tại cuộc mít tinh, có trưng bày hiện vật, có các nhân chứng tố cáo tội ác giặc Mỹ, đã gây xúc động lớn, căm phẫn sâu sắc cho mọi người. Những ngày tiếp đó là những cuộc gặp gỡ, tìm hiều phỏng vấn của các nhà trí thức, nhà báo với các nhân chứng: các ông Nguyễn Xiển, Phan Anh. Luật sư Đỗ Xuân Sảng, một số nhà báo trong nước, nước ngoài: bà Chiyo Nakagima (phóng viên tờ Tân Phụ nữ Nhật Bản), bà Ralpho Seo En Nan đại biểu các tổ chức hoà bình Bertran Rút xen và là phóng viên một tờ báo Mỹ, các nhà báo Cu Ba, Tiệp Khắc, tờ báo Pháp Courier, và Irin Ica Lêvêtrôpcô, một nữ nhà văn Liên Xô nữ anh hùng quân đội Liên Xô… 10

Điều đặc biệt là Đoàn chúng tôi vinh dự được gặp Bác Hồ. Buổi chiều sau khi đi tố cáo tội ác giặc Mỹ tại cuộc mít tinh của trên 5000 cán bộ sinh viên trường Đại học Tổng hợp do giáo sư Hiệu trưởng Hồ Đắc Di chủ trì trở về, đồng chí Đào Duy Hy cán bộ của Bộ tới báo tin là 8 giờ sáng mai Bộ trưởng cần gặp đoàn, mọi người phải sẵn sàng và đúng giờ. Linh tính cho biết chắc có việc gì quan trọng. Sáng sớm ngày mai, Bộ trưởng tới và đồng chí Đào Duy Hy nói nhỏ với tôi: Đoàn sắp được gặp Bác Hồ. Mọi người phấn khởi vô cùng. Xe đến Phủ Chủ tịch, một đồng chí cán bộ ra mời Bộ trưởng và Đoàn chúng tôi lên tầng cấp vào phòng khách. Chưa thấy có Bác. Mọi người đang im lặng thì bỗng nghe: “Bác đến rồi!” Thế là mọi người ùa ra cửa nhìn ra sân, từ xa xa Bác từ nhà riêng đang đi tới cùng với 1 cán bộ bước theo Bác. Chúng tôi ùa xuống sân, bước nhanh về phía Bác. Bác vẫy tay ra hiệu dường như bảo đừng chạy nữa. Nhưng rồi chúng tôi vẫn tới vây quanh Bác, mừng mừng tủi tủi, nét mặt mọi người có vẻ u buồn. Bác nắm tay cháu Mão cùng đi rồi bỗng nhiên Bác chỉ vào đồng chí Phan Thoan, người có nước da ngăm đen, nói to: “À, chú ở Ấn Độ sang đây bao giờ thế!” Mọi người phì cười, vẻ mặt không còn dáng u buồn nữa. Đồng chí Phan Thoan đưa máy ảnh lên: “Xin phép Bác cho cháu lấy một pô ảnh” Bác xua tay tỏ vẻ không đồng ý và nói đại ý: Chụp để làm gì, trong lúc học sinh ta vừa bị sát hại. Mọi người rảo bước theo Bác vào phòng khách. Bác giơ tay bảo các chú các cháu ngồi xuống, bảo cháu Mão lên ngồi cạnh Bác, cô Vỵ thầy Nhậm ngồi tiếp kề. Phía bên phải là Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, tôi, rồi các đồng chí khác. Bác hỏi chuyện ngay tình hình máy bay Mỹ đánh phá trường giết hại học sinh. Bác nhìn cháu Mão hỏi: “Nay cháu đã khoẻ chưa? Các bạn khác thế nào?” Bác tỏ lời thăm hỏi, gửi lời chia buồn an ủi với các gia đình có học sinh bị giết bị thương, với nhà trường và địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cung kính báo cáo với Bác. Rồi Bác quay lại hỏi cháu Mão học có giỏi không, có ngoan không, gia đình thế nào. Cháu Mão đứng dậy thưa lại với Bác và báo cáo với Bác bố là bộ đội hy sinh ở chiến dịch đường số 6 Hoà Bình. Bác bảo: “Cháu phải tiếp tục cố gắng học chăm, học giỏi để trở thành cháu ngoan của Bác”. Bác hỏi cô Vỵ về học sinh Dần và tỏ ý tiếc vì mất một học sinh có nhiều triển vọng. Rồi Bác hỏi thầy giáo Thái Văn Nhậm: _ Thầy giáo dạy môn học gì? Phương pháp dạy học sinh thế nào? Thường ngày thầy giáo ghi số học sinh ở trên bảng thế nào? _ Thưa Bác, cháu ghi: sĩ số, số hiện diện, số khiếm diện ạ. Bác cười nói ngay: không nên dùng từ Hán mà nên ghi số học sinh có mặt, vắng mặt… thế có phải dễ hiểu hơn không.

11

Đồng chí nhân viên phục vụ đưa nước, kẹo bánh, thuốc lá bày ra bàn. Bác bảo mọi người ăn kẹo uống nước, vừa ăn vừa nói chuyện. Rồi Bác nhìn hỏi tôi: “Chú phụ trách giáo dục ở Tỉnh à. Chú hãy nói tình hình đế quốc Mỹ ném bom đánh phá trường học ra sao? Các nhà trường bố trí hầm hào phòng không bảo vệ thầy trò như thế nào?” Tôi đứng dậy báo cáo về những câu hỏi của Bác. Bác nghe rồi nói ngay với mọi người, có các ý chính như sau: _ Giặc Mỹ ném bom giết hại học sinh, không phải là lầm, ngẫu nhiên đâu, mà vì bị thua đau ở miền Nam, nên đánh phá miền Bắc, phá hậu phương, uy hiếp dân. Đánh vào trường học là đánh đòn tâm lý nhằm gây hoang mang nhân dân ta. Song ta không sợ. Nâng cao căm thù, miền Nam miền Bắc kiên quyết chủ động đánh thắng chúng. _ Máy bay địch hoạt động là có quy luật, giờ giấc, ý đồ. Phải quan sát theo dõi, phòng không tốt, cảnh giới tốt. Phải lo hầm hào cho thầy trò, chủ động phòng tránh. _ Trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, cũng phải dạy tốt học tốt, có nhiều học sinh giỏi, cháu ngoan của Bác. Quan tâm giúp cháu Mão học giỏi trở thành cháu ngoan của Bác…. Bác nhắc tiếp mọi người ăn kẹo, nếu ăn không hết thì bỏ túi đem về và gửi lời chúc sức khoẻ, an toàn tới các thầy cô giáo và học sinh ở nhà. Từ giã Bác mà lòng luyến tiếc bịn rịn, nhớ mãi ý Bác dạy: không bi quan, phải biến đau thương thành sức mạnh, chủ động phòng tránh giặc, lạc quan tin tưởng, khó khăn đến mấy cũng phải dạy tốt học tốt, phải có nhiều học sinh giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Về Hà Tĩnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Linh, đồng chí chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lự cùng ban thường vụ Tỉnh ủy đã nghe đoàn báo cáo kết quả chuyến đi và đặc biệt là lời dặn dò của Bác Hồ. Tỉnh ủy quyết định phát dộng 1 đợt vận động trong toàn Dân toàn Ngành Giáo dục: “Trả thù cho học sinh Hương Phúc, làm hầm hào chủ động phòng tránh giặc đánh phá, dù khó khăn đến đâu cũng quyết tâm dạy tốt học tốt”. Hưởng ứng cuộc vận động của Tỉnh, các Ngành học đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt, kết hợp với cuộc vận động Hai giỏi “Sản xuất giỏi chiến đấu giỏi” của Tỉnh. Đảng đoàn Giáo dục và Ty phối hợp với Công đoàn Giáo dục Tỉnh và Chi bộ cơ quan quyết biến những lời dạy của Bác Hồ, các chỉ thị của TW và Bộ, thành hiện thực có kết quả cụ thể. Để đẩy mạnh phong trào chung chúng tôi chủ trương chỉ đạo xây dựng “điểm” với tính chất mô hình điển hình, lấy “điểm” nâng cao “diện” và ngược lại lấy “diện” cổ vũ, nâng cao “điểm”. Mỗi huyện đều có “điểm” của từng Ngành học, Ty Giáo dục xác định những “điểm” sau: 12

_ Trường Sư phạm cấp II (Hà Tĩnh có một hệ thống 4 trường Sư phạm cấp I, 1 trường Sư phạm cấp II, 1 trường Sư phạm BTVH, 1 trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục) _ Xã Cẩm Bình xây dựng toàn diện các Ngành học. _ Trường cấp III Phan Đình Phùng, trường cấp II Đức Đồng, Mẫu giáo xã Đức Bùi, Vỡ lòng xã Trường Lộc. Thời gian này 100% xã bị đánh phá. Bom đạn, gian khổ chết chóc đau thương, nhiều trường học bị đánh bom, các trường lớn phải sơ tán di chuyển lên vùng sơn cước, trường Sư phạm sơ tán ra tỉnh ngoài. Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày đêm không biết mệt phấn đấu thực hiện nhiệm vụ. Tôi và cán bộ Ty Công đoàn cứ xe đạp cọc cạch đi lại như con thoi khắp Tỉnh hàng chục ngàn cây số. Khi Hương Sơn Đức Thọ, khi Cẩm Xuyên Kỳ Anh, khi Hương Khê Can Lộc Nghi Xuân, ban ngày ban đêm, mưa gió nắng gắt… Không ít lần dọc đường hoặc ở cơ sở phải ngồi gọn trong những chiếc hầm đủ cỡ thân mình lắc lư với những loạt bom gần, cũng không ít lần chạy thục mạng, thở không ra hơi trườn theo các hào giao thông bùn đất bê bết, cũng gặp trường hợp máy bay tới không chạy kịp, chỉ nằm ngửa mặt nhìn những quả bom rơi, tuy không trúng mình nhưng luôn cảm giác như bom đang nhắm mình rơi xuống, đợi máy bay quay vòng lại lổm ngổm bò dậy chạy nấp tiếp. Đâu có tin trường bị ném bom là chúng tôi tới, nắm tình hình, góp ý với nhà trường với địa phương giải quyết hậu quả, động viên an ủi thầy trò. Nhớ lần đi Đức Thọ, đồng chí Phạm Khoách, Trưởng phòng chuyên môn Ty, hy sinh. Nhớ lần đi Kỳ Anh, đồng chí Võ Xuân Lộc, Thư ký Công đoàn Giáo dục Tỉnh, hy sinh. Nhớ buổi đang hướng dẫn học sinh thực hành kỹ thuật nông nghiệp, thầy giáo Trần Xuân Hoạt cảm bình hy sinh. Nhớ đến 77 thầy giáo cô giáo khác ở trường đã dũng cảm hy sinh được công nhận liệt sĩ và nhiều học sinh đã hy sinh…. Bản thân tôi nhiều lần trên đường công tác đã gặp máy bay Mỹ bắn phá ném bom và 2 lần bị bom vùi may không việc gì (một lần gần cầu Cày cùng với đồng chí Phạm Cao Tường, Trưởng phòng BTVH Ty, Bí thư chi bộ cơ quan, một lần cùng với đồng chí Dương Tường, Trưởng phòng Tổng hợp, ở gần bến đò Dị Long cách bến phà Linh Cảm 2 cây số). Nhớ những lần về Cẩm Bình vui no với khoai lang xéo và củ kiệu muối, nhưng cũng mấy lần hết hồn khi cùng đồng chí Hiệu trưởng Nguyễn Huy Vang nấp trong hầm chữ A cách chỗ bom Mỹ nổ bốn năm chục thước tại Hợp tác xã Bình Dương, hoặc những đêm cùng đồng chí Vang ngủ trên một chọng tre hẹp, ngắn, tôi người cao nên 2 chân phải thò ra ngoài. Có biết bao là kỷ niệm..! Nhưng trong những ngày bom đạn nguy hiểm, thiếu thốn gian khổ ấy mà lòng luôn cảm thấy vui, vui trong tình đồng chí đồng nghiệp mặn nồng, vui trong tình dân thương quý, vui trong tinh thần của nhân dân quyết 13

chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược thống nhất non sông, vui thấy nhân dân nhiệt tình ủng hộ giáo dục lo lắng làm hầm hào cho học sinh, nhất là hăng hái đi học BDHV, BTVH… Đảm bảo hầm hào tổ chức phòng không tốt là một điều kiện quan trọng để thực hiện lời Bác: phải dạy tốt học tốt. Nhưng quan trọng hơn nữa là phải chỉ đạo tốt chuyên môn để dạy tốt học tốt. Bên cạnh việc chăm lo bồi dưỡng chính trị nâng cao quyết tâm đánh giặc thắng giặc trên mặt trận giáo dục, chúng tôi tổ chức thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng các tổ văn tổ toán chất lượng, vận động trao đổi kinh nghiệm, tổ chức chặt chẽ công tác thanh tra chuyên môn, chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi. Chúng tôi tổ chức tạo điều kiện cho 1 số giáo viên có khả năng biên soạn tài liệu Lịch sử, Địa lý Hà Tĩnh, tổ chức các trại biên soạn Tập làm văn lớp 9 lớp 10, dạy Toán lớp 7 lớp 9 lớp 10, dạy Văn Toán tiểu học trong hoàn cảnh sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy của Bộ không chuyển vào được (Đã có những chuyến xe chở sách giáo khoa của Bộ bị địch bắn cháy trên đường vào Hà Tĩnh Quảng Bình). Mặt khác chúng tôi còn có những hoạt động chuyên môn khác như: _ Cử một số giáo viên giỏi bộ môn ra học tập kinh nghiệm tại một số trường tại Hà Nội, mời một số cán bộ giảng dạy ở Đại học Sư phạm, một số nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, về nói chuyện với cán bộ giáo viên, như nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn Bùi Hiển, Tiến sĩ giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Đình Tứ, Hà Học Trạc…; tổ chức các cuộc hội thảo về một số vấn đề quan trọng chuyên môn; tổ chức mời nhà giáo lão thành Đinh Văn Tiếp bồi dưỡng kiến thức phương pháp dạy Số học lớp 5 lớp 8, nhà giáo Nguyễn Phan Khánh (những vị thanh tra Tiểu học cũ) bồi dưỡng kiến thức phương pháp dạy Tập làm văn ở Tiểu học cho các thầy cô giáo Tiểu học, Sư phạm cấp I. _ Rất chú trọng phát hiện bồi dưỡng gửi đi đào tạo cán bộ kế cận quản lý Ty, Phòng, Hiệu trưởng cấp III, Sư phạm; và với sự đồng tình giúp đỡ của giáo sư Nguyễn Thúc Hào và trường ĐHSP Vinh, hàng năm chúng tôi gửi tăng thêm chỉ tiêu giáo viên đi học chính quy và hàm thụ, đồng thời chọn cử tốt các nghiên cứu sinh theo chỉ tiêu của Bộ giao. _ Đặc biệt, chúng tôi có kế hoạch giúp Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng các chi bộ Đảng tại trường cấp III Sư phạm và giúp các Huyện ủy trong công tác phát triển Đảng trong giáo viên. Kết quả là Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp Đại học khá cao trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Số nghiên cứu sinh học xong về nhiều người phục vụ tốt ở các trường Đại học và cơ quan Bộ. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên vào thăm trực tiếp kiểm tra hầm hào trường cấp III Nghi Xuân, thuộc vùng phụ cận Thành phố Vinh nơi bị địch đánh phá ác liệt, đã dự giờ trong phòng học 4 bề là lũy đất dày cao tận mái 14

với những chặng đường hầm hào tỏa ra xung quanh. Chúng tôi phấn khởi cảm ơn sự quan tâm động viên của Bộ trưởng. Các Thứ trưởng khác như Hồ Trúc, Lê Liêm, Võ Thuần Nho, Lê Chưởng, các đồng chí Vụ trưởng, các cán bộ Vụ Phổ thông, BTVH, Mẫu giáo TCCB, Viện KHGD, văn phòng Bộ… cũng nhiều lần về thị sát tình hình động viên giáo dục Hà Tĩnh trong chiến tranh và cũng không ít lần có đồng chí gặp phải lúc gian nan nguy hiểm, bom Mỹ nổ gần… Cũng là khá vui và khá dũng cảm khi chúng tôi đã tổ chức 2 kỳ Đại hội Khỏe, đại hội Diễn văn nghệ học sinh 2, 3 ngày liền với đầy đủ các tiết mục, các môn thi được Ủy ban Thể dục, Ty Văn hóa Tỉnh rất hoan nghênh tán thưởng. Đúng là “Tiếng hát át tiếng bom”. Lời ca điệu múa và các tiết mục thi đấu thể dục thể thao đã làm náo nức nhà trường, cảm thấy giặc Mỹ muốn phá giáo dục mà không phá nổi! Chúng tôi không quên ghi giữ lại mãi những gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của thầy trò bằng cách động viên các thầy giáo có khả năng như Xuân Hoài, Hà Quảng, Quốc Anh, Nguyễn Lê, Lê Trần Sửu, Nghiêm Đa Văn, Bùi Ký, Tùng Lộc… về cơ sở sáng tác viết văn thơ, tin báo. Nhiều tác phẩm như “Gương chiến đấu của giáo viên, học sinh Hà Tĩnh” (in 1500 cuốn khổ 13*14), Tuổi nhỏ quê hương Trần Phú, Ngọn đèn làng Học (viết về Cẩm Bình), Chiến thắng trận đầu, Mối thù Hương Phúc, và nhiều tác phẩm thơ văn khác được Ty Văn hóa cho xuất bản đã giúp động viên thầy trò… Ví như bài Mối thù Hương Phúc của nhà thơ Xuân Hoài (Hội Văn nghệ Việt Nam) trước cảnh nhiều hố bom Mỹ tàn phá nhà trường, giết hại học sinh đã viết: “Thù sâu hơn cả hố bom sâu!” đã tác động nhiều đến người đọc. Nhà văn Bùi Hiển đã viết về cô giáo mẫu giáo anh hùng Nguyễn Thị Thảo, cuốn sách nhan đề “Người mẹ thứ hai” ấn hành trong toàn quốc. Các nhà báo lão thành như Tô Văn Của, Nguyễn Ngạn, Việt Hà, Khắc Hoan của báo Người giáo viên nhân dân, Nghiên cứu giáo dục, là những người rất tâm huyết viết về những nỗ lực của giáo dục Hà Tĩnh trong chống Mỹ cứu nước. Các cơ quan thông tấn xã, Đài tiếng nói Việt Nam cũng có nhiều bài viết về những thành tích của Giáo dục Hà Tĩnh, của thầy trò Hà Tĩnh. Bản thân tôi cũng đã được viết và đọc qua đài TNVN bức thư tâm tình của Nhà giáo Hà Tĩnh gửi mừng xuân và tâm sự với các nhà giáo miền Nam nhân dịp đón xuân Mậu Thân 1968. Tôi cũng viết nhiều bài giới thiệu Giáo dục Hà Tĩnh cho các báo Ngành, báo Nhân dân, báo Hà Tĩnh, đăng bài ở chuyên san Giáo dục, gửi bài cho Thông tấn xã VN… Với những cố gắng trong chỉ đạo chuyên môn, thực hiện lời Bác dặn, Hà Tĩnh đã nổi lên nhiều đơn vị giáo dục Huyện xã, nhiều trường học các cấp các ngành tốt. Tại Đại hội Thi đua Hai tốt chống Mỹ cứu nước tháng 12 năm

15

1966 của Bộ, nhiều đơn vị cá nhân xuất sắc của Giáo dục Hà Tĩnh được tuyên dương và được công nhận là đơn vị thi đua tiên tiến xuất sắc như: _ Bổ túc Văn hóa Cẩm Bình _ Trường Phổ thông cấp I Cẩm Bình _ Trường cấp III Phan Đình Phùng _ Mẫu giáo xã Đức Bùi _ Vỡ lòng xã Trường Lộc Đại hội đã tuyên dương trường Phổ thông cấp II Đức Đồng là đơn vị lá cờ đầu các Tỉnh Liên khu IV và phong trào giáo dục toàn diện xẫ Cẩm Bình. Tiếp đến Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc sau đó thầy giáo Đinh Lê Báu (Đức Đồng) được công nhận là chiến sĩ thi đua toàn quốc. Những năm sau, xã Cẩm Bình được phong đơn vị Anh hùng giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện các ngành học, Mẫu giáo Đức Bùi đơn vị tiên tiến và cô giáo mẫu giáo Nguyễn Thị Thảo được phong Anh hùng, thầy giáo Nguyễn Huy Vang hiệu trưởng Cẩm Bình được công nhận chiến sĩ thi đua toàn quốc. Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ phải đào tạo nhiều học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, chúng tôi coi đó như một nhiệm vụ thiêng liêng trong phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục. Phát huy truyền thống chăm học học giỏi của các thế hệ học sinh trước như thời Phan Đình Diêu, Nguyễn Đình Tứ, Hà Học Trạc, Hà Học Hợi, Dương Xuân Thâu… mặc dầu khói lửa bom đạn nhưng hàng năm Giáo dục Hà Tĩnh vẫn đào tạo được nhiều học sinh giỏi, tạo cơ sở ban đầu cho việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Năm 1995 kỷ niệm 50 năm thành lập trường cấp III Phan Đình Phùng, trong số hàng ngàn thầy giáo học sinh cũ về dự có gần 300 là giáo sư tiến sĩ, chuyên viên cao cấp, đã từng lớn lên từ mái trường này. Có những học sinh cũ của Hà Tĩnh là học sinh giỏi đang giữ những trọng trách của Nhà nước của Đảng như các đồng chí Uông Chu Lưu (Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Lê Thị Băng Tâm (Thứ trưởng Bộ Tài chính) hay như Trần Ngọc Giao (Hiệu trưởng trường Đại học Quản lý Giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo). Từ đơn vị cấp I Cẩm Bình được công nhận là tổ lao động xã hội chủ nghĩa đầu tiên, đến năm 1971-1972 toàn tỉnh đã có 25 tổ lao động XHCN, 80 chiến sĩ thi đua, 19 giáo viên giỏi cấp Tỉnh, 3 giáo viên và 11 học sinh được nhận giải thưởng Bác Hồ, 5 giáo viên được cấp bằng Lao động sáng tạo. Từ ngày 8 đến 13-2-1969, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào Giáo dục phát triển toàn diện xã Cẩm Bình ngay trên đất Cẩm Bình sau 5 năm chống Mỹ cứu nước, có Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị về dự, Thứ trưởng Lê Liêm về trực tiếp chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị này được tiến hành sau khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Linh báo cáo với Bác Hồ về thành tựu Giáo dục Cẩm Bình, được Bác Hồ ngỏ lời khen ngợi và 16

căn dặn: Phải sớm tổng kết kinh nghiệm Cẩm Bình. Ngày 19-5-1969, Cẩm Bình được nhận phần thưởng cao quý của Bác Hồ là bức chân dung của Người với lời đề tặng: “Thân ái gửi lời khen đồng bào và cán bộ xã Cẩm Bình đã tổ chức tốt việc giáo dục văn hóa”. Tháng 6-1971, 10 năm sau khi phát động phong trào thi đua Hai tốt, Ban khoa giáo TW, Bộ Giáo dục, TW đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tổng kết những bài học kinh nghiệm các đơn vị tiên tiến. Tại Đại hội này, Cẩm Bình được tuyên dương là một trong 3 đơn vị giáo dục tiên tiến xuất sắc nhất của miền Bắc được tặng thưởng cờ luân lưu của Chính phủ. Trong Đại hội này, Thủ tường Phạm Văn Đồng đã nói: “Tôi nghĩ trong các điển hình, điển hình Cẩm Bình là đẹp lắm, đẹp đẽ đặc biệt. Phải đi đến có những tỉnh “Cẩm Bình” những huyện “Cẩm Bình” với mức độ khác nhau”. Từ sau Hội nghị, các địa phương trong nước đều về thăm rút kinh nghiệm Cẩm Bình, có các đoàn nước ngoài như Lào, Cu Ba tới tìm hiểu Hiện tượng Cẩm Bình trong đó có nghệ sĩ Mỹ Giêm Phôn Đa hoan nghênh toàn dân vẫn say sưa học tập dưới bom đạn Mỹ. Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “phải đào tạo nhiều học sinh giỏi, nhiều cháu ngoan của Bác”. Nhiều năm học sinh Hà Tĩnh giành được nhiều giải cao, có năm được Bộ Giáo dục – Đào tạo xếp Hà Tĩnh thuộc 10 tỉnh dẫn đầu. Hà Tĩnh cũng đạt nhiều giải quốc tế và khu vực (Có năm đạt giải nhất toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương). Hàng năm đều có thi học sinh giỏi lớp 6, 7, 8, 10, 11 do Ty và Phòng tổ chức. Nhiều năm có học sinh giỏi đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích quốc gia về Văn, Toán, Sử, Địa. Lại nói về học sinh Nguyễn Thị Mão, nạn nhân vụ Hương Phúc sau ngày gặp Bác Hồ về đã cố gắng học tập tu dưỡng và những năm cấp 2, cấp 3 đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhà trường, các thầy giáo cũng quan tâm động viên giúp đỡ cháu. Hàng năm Phòng Giáo dục, Ty Giáo dục đều có báo cáo kết quả học tập của cháu lên Bộ trưởng và Bác Hồ. Cháu Nguyễn Thị Mão, cha là liệt sĩ chống Pháp, mẹ đi bước nữa rồi mất sớm. Cháu là con một mồ côi. Năm 1966 có cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa đỡ đầu con em liệt sĩ khó khăn, theo nguyện vọng của cháu, được sự gợi ý của Tổ chức, sự đồng tình ủng hộ của Đảng đoàn Giáo dục, Công đoàn và Chi bộ cơ quan Ty Giáo dục Hà Tĩnh, và gia đình, vợ chồng tôi đã nhận đỡ đầu cho cháu Mão. Chúng tôi, kinh tế cũng có nhiều khó khăn, song trước tình cảnh của cháu Mão, lại được sự đồng tình của bố tôi, cụ Lê Sĩ Tích, một cán bộ Lão thành cách mạng, và của vợ tôi, cô Bạch Thị Minh Thảo, một nhà giáo giàu lòng nhân hậu, cùng sự đồng tình của gia đình anh chị em nội ngoại nên từ mùa hạ 1966 cháu Mão 12 tuổi đã trở thành thành viên của gia đình tôi. Vợ chồng tôi đỡ đầu, chăm lo cho cháu ăn học hết cấp 17

II và cấp III rồi học xong Đại học Sư phạm, lo xây dựng gia đình riêng cho cháu. Cả đại gia đình, ông bà cha mẹ anh chị em con cháu, đều ăn ở đối xử giúp đỡ gia đình cháu Mão như người thân trong nhà. Đến nay vợ chồng cháu Mão đều là giáo viên cấp III, đã có 3 con đều đã tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm, 2 đã lập gia đình, đã có cháu ngoại. Vợ chồng, con cháu của cháu Mão cũng ăn ở với gia đình tôi rất quý, kính mến và yêu thương! Cuối năm 1969, tổng kết Thi đua Hai tốt của Ngành, tôi được bầu là Chiến sĩ thi đua, và tổng kết Thi đua Hai giỏi của Tỉnh (Sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi), toàn Ngành Giáo dục được hơn 1000 cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu Chiến sĩ Hai giỏi, bản thân tôi được công nhận Chiến sĩ Hai giỏi và được đi dự Đại hội Công nông binh toàn Tỉnh. Mấy lời kết: Hà Tĩnh là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc. Đế quốc Mỹ đánh phá Hà Tĩnh ác liệt là hòng cắt đứt đường tiếp tế chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Hà Tĩnh đã dũng cảm kiên cường đánh thắng giặc, cả trên mặt trận Giáo dục. Chúng tôi, những cán bộ giáo viên Hà Tĩnh, luôn được Bác Hồ quan tâm chỉ dẫn nên đã biết phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân Hà Tĩnh, lập nên được những thành tích thần kỳ về giáo dục qua những năm chống Mỹ ác liệt. Giáo dục Hà Tĩnh hết sức tự hào vì đã phát hiện bồi dưỡng được những điển hình xuất sắc trong phong trào Thi đua Hai tốt, có tiếng vang trên miền Bắc, như đơn vị anh hùng xuất sắc Giáo dục Cẩm Bình, trường cấp II Đức Đồng, mẫu giáo Đức Bùi với nữ anh hùng cô giáo Nguyễn Thị Thảo, đơn vị điển hình của giáo dục huyện Kỳ Anh… Là thành tích của Đảng bộ, của nhân dân, của thầy giáo cô giáo và học sinh Hà Tĩnh, song bản thân tôi cảm thấy tự hào là đã có phần đóng góp tích cực làm tròn trách nhiệm Trưởng Ty và Bí thư Đảng đoàn Giáo dục Tỉnh. Tháng 7-1972, tôi được Bộ điều động tăng cường cho Ban Lãnh đạo Cục Đào tạo Bồi dưỡng giáo viên, sau đó được đi nghiên cứu thực tập ở Cộng hoà Dân chủ Đức, rồi được đề bạt Phó Cục trưởng Cục Đào tạo Bồi dưỡng giáo viên của Bộ. Từ giã Hà Tĩnh, nơi tôi đã gắn bó một phần cuộc đời công tác của mình trong tình thương mến tin cậy của Dân, của Đảng, của cán bộ giáo viên, lòng không khỏi luyến nhớ, nhưng trước nhiệm vụ mới tự xác định luôn sẵn sàng theo tiếng gọi của Đảng. Tình cảm đó chứa đựng trong bài thơ của Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục Hà Tĩnh tặng cho tôi, nhan đề TẶNG ANH: Bao năm chung sức chung lòng Chung hình chung bóng dựng chung cơ đồ Món quà tuy chút đơn sơ 18

Mà tình chung thủy đậm đà sắt son Đường đi nghìn dặm nước non Vườn hoa Hai Tốt đẹp muôn Cẩm Bình. Hà Tĩnh ngày 21-12-1973 Gửi anh với tất cả tấm lòng quý mến của cán bộ đoàn viên Công đoàn Giáo dục Hà Tĩnh Thay mặt Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục Hà Tĩnh Chánh Thư ký Nguyễn Khắc Lanh (Kèm theo một bức ảnh chụp toàn bộ Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục Hà Tĩnh) Bài thơ được gửi cho tôi khi tôi còn nghiên cứu thực tập tại Cộng hoà Dân chủ Đức năm 1973. Vô cùng xúc động, tôi đã có mấy câu tâm tình gửi về cảm ơn Ban chấp hành Công đoàn giáo dục Hà Tĩnh như sau: TÂM TÌNH Xa nhau nhưng chẳng xa lòng Người đi người ở giữ trông cơ đồ Lớp, trường cao đẹp quy mô Anh hùng, tiên tiến rạng cờ Hồng Lam Thuyền xưa bến cũ tình thâm Chúc mong Hà Tĩnh thêm trăm Cẩm Bình! Nhận xét về quá trình công tác của tôi ở Hà Tĩnh, cuốn Lịch Sử Giáo dục Hà Tĩnh do Sở Giáo dục Đào tạo Hà Tĩnh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2005 có đoạn viết: “…Trực tiếp giữ trách nhiệm Trưởng Ty, đồng chí Lê Sĩ Nghĩa đã có những biện pháp chỉ đạo cụ thể, sáng tạo, phát huy được trí tuệ tập thể để chỉ đạo điển hình, lấy điển hình để thúc đẩy phong trào chung nâng dần từng bước, tháo gỡ khó khăn từng giai đoạn… Thời gian thầy lãnh đạo, Giáo dục Hà Tĩnh có được những điển hình toả sáng như Đức Bùi với anh hùng mẫu giáo Nguyễn Thị Thảo, Cẩm Bình với ngọn cờ xã Giáo dục toàn diện xuất sắc miền Bắc…Thầy là người lãnh đạo biết xử lý nhanh các sự việc thuộc phạm vi mình phụ trách, biến khó khăn thành thuận lợi để đưa đơn vị tiến lên…Thầy cũng là người có công lớn trong việc xây dựng Cẩm Bình thành lá cờ đầu của Giáo dục Việt Nam những năm 1960…” (Lịch sử Giáo dục Hà Tĩnh trang 496 – 497, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội 2005) Từ năm 1973 công tác ở Cục Đào tạo bồi dưỡng giáo viên Bộ giáo dục, tôi được Lãnh đạo phân công phụ trách chỉ đạo khu vực các trường sư phạm địa phương (Sư phạm cấp I, cấp II). Tôi đã cùng các đồng chí cơ quan chỉ 19

đạo xây dựng tốt các trường Sư phạm điển hình như Sư phạm cấp II Hưng Yên, Sư phạm cấp I Vĩnh Phú, Sư phạm cấp I Nghĩa Lộ… Sau giải phóng miền Nam, chúng tôi đã chung sức chỉ đạo xây dựng có kết quả tốt hệ thống các trường Sư phạm cấp I, II các tỉnh miền Nam với các trường điểm như Sư phạm cấp I Long An, Sư phạm cấp I Đà Lạt, Sư phạm cấp I Đồng Tháp… Tháng 5 – 1975, liền sau giải phóng miền Nam, tôi được tham gia Đoàn cán bộ của Bộ vào khảo sát nắm tình hình Giáo dục các Tỉnh ở khu IV, khu V, Tây Nguyên (Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kon Tum, Đắc Lắc, Ban Mê Thuật…). Đoàn do đồng chí Lê Huyến, ủy viên Ban cán sự Giáo dục Bộ, Vụ trưởng vụ Tổ Chức Cán Bộ, làm trưởng đoàn, có các đại biểu Vụ chuyên môn văn phòng Bộ. Dịp công tác này tôi đã thu thập tư liệu và viết về 2 đề tài: _ Chủ trương biện pháp của Mỹ - Ngụy trong chính sách đào tạo bồi dưỡng giáo viên phổ thông. _ Chính sách chủ trương của Mỹ - Ngụy trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên người dân tộc ít người. Những tài liệu trên đã giúp ích được nhiều cho Bộ và Cục Đào tạo Bồi dưỡng, Ban Giáo dục Dân tộc của Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam. Đặc biệt 2 tài liệu trên được sử dụng tốt trong các đợt bồi dưỡng khung cốt cán các Sở Ty, các trường Sư phạm địa phương do Bộ tổ chức trước khi tăng cường cán bộ giáo dục cho các Tỉnh phía Nam. Khi công tác ở Lào, 2 tài liệu này cũng được phép Bộ Giáo dục Lào sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các cuộc hội thảo chuyên đề về giáo dục dưới chế độ cũ của Mỹ - Ngụy ở Lào cho cán bộ giáo viên. Năm 1978 thi hành Hiệp định giữa 2 Đảng Việt Nam và Lào, tôi được Bộ trưởng cử làm Trưởng đoàn chuyên gia giáo dục Việt Nam ở Lào. Qua nhiều đợt công tác ở Lào tôi đã phấn đấu giúp Bạn với tinh thần giúp Bạn là giúp cho chính mình theo lời dạy của Bác Hồ: “Việt Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long” Tôi đã thực hiện được nhiệm vụ làm tốt cầu nối giữa 2 Bộ Giáo dục Lào Việt Nam, giữa ủy ban Hợp tác Kinh tế Văn hóa của Chính phủ 2 nước, được Bạn tin cậy. Và trong hơn 10 năm giúp Bạn, được Nhà nước CHDCND Lào tặng thưởng 1 Huân chương Tự do Hạng Nhì, 1 Hạng Nhất (cho Đoàn chuyên gia do tôi làm trưởng đoàn), 1 Huân chương Lao động Hạng Ba, 1 Hạng Nhì. (Thời gian công tác ở trong nước, tôi đã được Đảng Nhà nước ta tặng thưởng một Huân chương Kháng chiến Hạng Ba thời chống Pháp, một Huân chương Lao động Hạng Ba, một Huân chương chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất, Huy chương vì Sự nghiệp Giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp Xây dựng Công đoàn và nhiều bằng khen khác). 20

Năm 1988 , theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục CHDCND Lào, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam đã cử tôi làm cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục Lào. Sau 3 năm, đến cuối 1990 thì mãn nhiệm và đầu 1992 thì được nghỉ hưu. Tôi về sinh hoạt ở phường Trung Liệt quận Đống Đa thành phố Hà Nội. Với ý thức trách nhiệm của người Đảng viên, tôi luôn luôn tích cực tham gia công tác ở địa phương, đã được bầu vào 5 khóa Chi ủy viên Phó Bí thư Chi bộ cụm dân cư, được bầu 3 nhiệm kỳ Trưởng ban Quản lý khu tập thể Nhạc Họa của Bộ Giáo dục, và từ 1999 đến nay là Tổ trưởng Đảng kiêm Tổ trưởng Dân phố. Quá trình tham gia công tác ở địa phương, tôi đã được Đảng bộ Chi bộ địa phương biểu dương khen thưởng nhiều lần, được Văn phòng Bộ tặng cờ khen thưởng Ban Quản lý tốt khu tập thể của Bộ. * *

*

Tóm lại cả quá trình công tác hoạt động biết bao là sự việc, tốt ít, tốt nhiều, được, chưa được… nếu có thể ghi nhớ lại hẳn cũng là điều có ích cho con cháu. Điều cốt yếu đối với tôi là luôn luôn tôi có ý thức phấn đấu theo tinh thần của Đảng, của Bác Hồ dạy. Dịp này xin tạm dừng lại ở một số mẩu chuyện như đã ghi ở trên. Những mong được sự đồng cảm! Hà Nội, Hè 2006 Viết nhân dịp kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu! LÊ SĨ NGHĨA

21

Related Documents

Nam Thang Hao Hung
November 2019 11
Hao Ghe
December 2019 16
Nam
November 2019 37
Nam
June 2020 18