N5-mau Sac Voi Phong Cach

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View N5-mau Sac Voi Phong Cach as PDF for free.

More details

  • Words: 8,061
  • Pages: 47
I.MỞ ĐẦU

Màu sắc đã được khám phá và sử dụng đã hơn 2000 năm. Trong suốt quá trình lịch sử, những nền văn minh khác nhau đã có nhiều thử nghiệm và học hỏi nhiều về màu sắc. Cho đến ngày nay, chúng ta cũng vẩn phải học hỏi nghiên cứu về những cách tác động của màu sắc đối với con người và tầm quan trọng của màu sắc trong cuộc sống.

Thời điểm ban đầu của màu sắc Người Ai Cập cổ đã được ghi nhận vể việc sử dụng màu sắc cho việc chữa bệnh và chữa ốm đau. Họ thờ phụng vị thần Mặt trời, và biết rằng nếu không có ánh sáng thì sẽ không có cuộc sống. Họ quan sát thiên nhiên và sao chép và ứng dụng nó trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Sàn của ngôi đền có màu xanh lá như màu của cỏ xanh dọc theo con sông Nile. Màu xanh lam cũng rất quan trọng với người Ai cập vì nó là màu của bầu trời. Họ xây dựng những ngôi đền cho việc chữa lành bệnh và sử dụng những viên đá, ngọc quý dưới ánh nắng của mặt trời. Họ đã có những phòng khác nhau cho những màu sắc khác nhau… Có nhiều bản viết trên loại giấy cói về phép chữa bệnh bằng việc sử dụng màu sắc vào những ngày năm 1550 trước Công nguyên. Kiến thức và sự hiểu biết của người Ai cập vể việc sử dụng quyền lực của những tia màu sắc trong việc chữa trị thì gần như thất thoát cho đến khi người Hy lạp công nhận màu sắc như là một ngành khoa học. Hippocrates đã quên đi khía cạnh trừu tượng của màu sắc mà tập trung vào khía cạnh khoa học. Thật may mắn là kiến thức và triết lý của màu sắc đã được truyền lại cho đời sau. Người Trung quốc cũng biết rành về sử dụng màu sắc chữa thương. Cuốn sách Nội Kinh (Nei ching) đã lưu lại những cách chuẫn đoán chữa bệnh bằng màu sắc.

Những nghiên cứu Màu sắc gần đây Một trong những nghiên cứu và học thuyết về ánh sáng gần đây là của Aristotle. Ông ta đã khám phá việc trộn lẫn hai màu sắc với nhau tạo ra màu thứ ba. Ông ta đã dùng những mảnh kiếng màu vàng và màu xanh lam để có màu xanh lá cây. Ông ta đã phát hiện ra nhờ ánh sáng xuyên qua. Plato và Pythagoras cũng đã nghiên cứu về ánh sáng.

Thời Trung cổ

Trong thời Trung cổ, Paracelsus đã lại giới thiệu kiến thức và triết lý màu sắc qua việc sử dụng những tia màu để chữa bệnh cùng với âm nhạc và thảo mộc. Không may mắn là người này đã bị xua đuổi khắp Châu Âu và bị khinh rẻ về công việc của ông ta. Hầu hết các bản thảo đã bị đốt cháy, nhưng ngày nay theo suy nghĩ của nhiều người, ông ta là một trong những bác sĩ giỏi nhất trong thời đại của ông ta. Một người được xem như đi tiên phong trong thời đại đấy. Ngày nay không chỉ chúng ta dùng liệu pháp màu sắc, mà suy nghĩ khác của ông ta, việc sử dụng âm nhạc và màu sắc trong việc chữa trị, có thể được xem là mang lại liệu pháp chữa bệnh bổ sung rất phổ biến ngày nay.

Issac Newton (1642 - 1727) Isaac Newton là người đi tiên phong trong lĩnh vực màu sắc, trong năm 1672 đã có ấn phẩm được xuất bản đầu tiên gây tranh cải về màu sắc, và 40 năm sau đó là cuốn sách “Opticks”. Newton đã cho chùm tia sáng chiếu qua lăng trụ. Khi ánh sáng đi xuyên qua hình lăng trụ thì không màu trắng, mà nó là bảy màu khác nhau: đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm và tím. Newton đã gọi sự phân tán tia sáng đó là sự tán sắc và ông ta cũng gọi đó là ánh sáng quang phổ…

Những suy nghĩ về Màu sắc của ngày nay

Chúng ta có may mắn là có thể chọn được bất cứ màu sắc chúng ta yêu thích và có thể mua sản phẩm có màu sắc tự do… Mỗi màu sắc đều có những điểm tích cực và tiêu cực của nó. Màu đen không phải là màu xấu, nó có thể chỉ ra sức mạnh bên trong và khả năng thay đổi. Màu đỏ là màu của sự dũng cảm, tinh thần mạnh mẽ và khai phá…

Tương lai của Màu sắc Chúng ta đang sử dụng màu sắc theo hướng tích cực. Việc nhận thức những tác động của màu sắc trong môi trường làm việc trong công ty, bệnh viện.. hay cả nhà tù sẽ đem lại một môi trường cho người lao động làm việc tốt hơn, những bệnh nhân cảm thấy kiên nhẫn hơn và những người tù cũng có cảm giác được tôn trọng… Ngày nay, những công ty sản xuất sơn đã giới thiệu những mẫu màu mới với khía cạnh chữa bệnh tâm trí bằng màu sắc. Các công ty mỹ phẩm cũng có những liệu pháp chữa bệnh bằng màu sắc trong các sản phẩm của họ… Màu sắc có một vai trò rất tuyệt vời và có thể tìm được khắp nơi trong thiên nhiên.

II. Phân loại và đặc điểm của màu sắc 1.Phân loại Những tone màu sắc được dùng phối kết hợp với nhau tạo thành một tổng thể đẹp, hài hòa trong trang trí nội thất.

1. Hot - nóng: thường được dùng để chỉ màu đỏ. Trong “bánh xe” màu, màu đỏ là trung tâm và là màu mạnh nhất. Màu nóng thường được dùng bên ngoài và thu hút sự chú ý. Chính vì lý do này mà màu đỏ thường được dùng trong đồ họa để thiết kế biển báo. Những màu nóng là những màu mạnh và gây khuấy động không gian xung quanh. Năng lượng của màu đỏ ảnh hưởng đến mỗi người theo nhiều cách khác nhau như tăng năng lượng và gây tâm lý phấn khích. Hot - Tông màu nóng trong nội thất

2. Cold - lạnh: thường mang sắc xanh. Màu lạnh thường được liên tưởng đến tuyết và kem. Màu xanh dương, xanh lá đậm, hay màu kết hợp giữa hai màu này thường tương phản trực tiếp với những màu có tông nóng. Những tông màu lạnh thường làm gợi những cảm giác nhẹ nhàng và mang lại không gian yên tĩnh. Những màu nóng và màu lạnh khi được đặt cạnh nhau sẽ tương phản mạnh như nước và lửa.

Cold - Tông màu lạnh trong nội thất

3. Warm - ấm: thường mang sắc đỏ và ấm. Các tông màu này thường được hình thành bằng cách thêm màu vàng vào màu đỏ và chúng vẫn có chút khác biệt so với màu nóng. Những màu ấm như màu đỏ cam, cam và vàng cam được tạo thành bằng cách pha trộn giữa màu đỏ và màu vàng theo tỷ lệ nhất định. Màu ấm mang lại cảm giác thoải mái, phấn chấn và thân thiện tựa như tia nắng mặt trời lan tỏa ấm áp tới mọi thứ xung quanh.

Warm - Tông màu ấm trong nội thất

4. Cool - mát: được xây dựng trên cơ sở của màu xanh. Những màu này hơi khác biệt so với tông màu lạnh và được tạo thành bằng cách pha trộn giữa màu vàng với màu xanh theo tỷ lệ thích hợp như màu vàng xanh, xanh lá, xanh dương lá. Trong đó những màu như xanh lam và xanh lá mạ rất gần với màu của tự nhiên. Những tông màu này mang cảm giác tươi mới của mùa xuân, yên tĩnh và sảng khoái tựa như bạn đang đắm chìm trong không gian sinh thái của rừng nhiệt đới.

Cool - Tông màu mát trong nội thất

5.Bold – đậm

6. Pale - nhạt: bao gồm những màu nhạt nhất và những màu này thường chứa ít nhất 65% màu trắng. Những màu như màu trắng ngà, hồng nhạt, xanh nhẹ được tìm thấy trong màu của những đám mây, màu của sắc nắng vào buổi sáng, màu của hoa oải hương trong sương. Do vậy tông màu thường được dùng trong không gian nội thất nhằm mang lại cảm giác lãng mạn, yên tĩnh, nhẹ nhàng.

7. Dark - tồi: bao gồm những màu có thành phần cấu tạo có chứa màu đen. Những màu đậm có xu hướng làm không gian trở nên gần, hẹp, tập trung cao và tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Sự kết hợp giữa màu sáng và màu tối tạo ra sự tương phản rất tự nhiên giống như ban ngày và ban đêm.

8. Bright - nổi: những màu trong tông màu nổi này không bao gồm màu đen và trắng. Những màu nổi như xanh, đỏ, vàng, cam thu hút sự chú ý rất tốt và thích hợp cho thiết kế quảng cáo, thời trang và bao bì.

Bright- Tông màu nổi trong nội thất

2)Đặc điểm và vị trí của màu trên quang phổ a) Đặc điểm Để diễn tả đúng cách về màu sắc , nên nêu rõ từng điểm về 3 đặc tính chính yếu sau : - SẮC ĐỘ : Chỉ vị trí màu trên quang phổ và trên vòng tròn màu sắc . Sắc cũng chỉ rõ luôn tính cách của màu . Đỏ _ nóng , xanh dương _ lạnh , xanh lụcc ( đứng giữa ) có tính cách trung dung ‘ Thường thường sắc độ được gọi tên như tên của màu .Ví dụ : cam , xanh tím , vàng xanh … - ĐỘ SÁNG : Chỉ tính cách sáng tối của một màu , tức là lượng ánh sáng phản chiếu hay truyên đi . Trắng có độ sáng nhất , đen có độ sáng kém nhất . - CƯỜNG ĐỘ : Chỉ mức tinh khiết mạnh hoặc yếu , hay độ bảo hòa của một màu . Cường độ định bởi số lượng của sắc trội nhất . Ví dụ:Đỏ tinh khiết như đỏ tươi bị bão hòa với đỏ .

b) Vị trí màu trên quang phổ Màu sắc luôn là yếu tố quan trọng nhất trong trang trí nội ngoại thất. Vòng tròn màu sắc là một công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn thay đổi căn nhà một cách hợp lý. Hãy chọn những màu bạn thích nhất và tuân thủ một số lưu ý sau để đạt hiệu quả cao trong trang trí.

Vị trí màu cơ bản.

Dựa trên vòng tròn màu sắc, có thể thấy tất cả các gam màu đều được tạo ra từ những màu cơ bản là xanh lục (blue), vàng (yellow) và đỏ (red). Nếu trộn ba màu này với nhau theo cùng tỷ lệ sẽ tạo thành màu nâu. Phối hợp với cùng tỷ lệ giữa hai màu cơ bản sẽ tạo ra được gam màu cấp hai. Những màu được tạo thành từ sự kết hợp này là tím (đỏ và xanh lục), xanh lá cây (xanh lục và vàng), da cam (đỏ và vàng). Tương tự, gam màu cấp ba được tạo thành nhờ sử dụng một màu cơ bản kết hợp với những màu cơ bản khác, nhưng có tỷ lệ lớn hơn. Chẳng hạn, một phần màu xanh lục kết hợp với hai phần màu đỏ sẽ tạo thành màu đỏ tím. Các màu sắc khác nhau sẽ ảnh hưởng tới trạng thái, tâm lý của con người. Chẳng hạn, nếu bạn quyết định sử dụng xanh lá cây, màu yêu thích của bạn, làm gam màu chủ đạo trong phòng riêng, hãy cân nhắc tới những tác động có thể xảy ra, nhất là với trạng thái, tình cảm của bạn.

Những gam màu nóng nằm ở phía bên phải của vòng tròn màu, với những đặc điểm: - Các sắc độ khác nhau của màu đỏ thường được sử dụng ở phòng ăn, thư viện, nhưng trong kiến trúc hiện đại, có thể tìm thấy đỏ ở cả phòng ngủ và bếp. - Da cam là một gam màu ấm và rất khó để giảm tông khi sử dụng. Chính vì vậy, màu này nên chỉ dùng làm điểm nhấn. - Màu vàng sẽ tạo được những tác động khác nhau phụ thuộc vào lượng và sự kết hợp. Màu vàng đậm có thể tạo ra sự cản trở. Nhưng với màu vàng nhạt, chẳng hạn với một số loài hoa, có thể tạo được một không gian tươi sáng và dễ

Ngược lại, những gam màu lạnh nằm ở bên trái của vòng tròn màu, với những đặc điểm: - Như bạn để ý, hầu hết các bệnh viện và phòng làm việc của các bác sĩ đều có màu sơn xanh lá cây. Đây là màu sắc tự nhiên nhất trong bảng màu cơ bản và dễ sử dụng cho mọi căn phòng. - Tương tự, màu xanh lục là màu hiền hòa nhất. Màu xanh lục nhạt có thể giúp căn phòng tươi sáng và đầy sức sống, trong khi màu xanh lục sẫm có thể tạo ra một cảm giác nghiêm túc, đứng đắn. Xanh lục với nhiều sắc khác nhau cũng có thể sử dụng rộng rãi trong nội thất. - Tím là màu có thể dễ dàng nhận ra vì được liên tưởng tới sự lãng mạn. Tím cũng đang được sử dụng nhiều trong không gian phòng ngủ, các khu thư giãn, phòng khách để tạo nên một không gian thanh bình. Màu nhạt là kết quả của việc kết hợp một tỷ lệ lớn sắc trắng với những gam màu khác. Các gam màu nhạt sẽ tạo ra được cảm giác thanh thảnh, thoải mái trong bất kỳ căn phòng nào. Màu trung tính bao gồm những sắc độ khác nhau của đen, trắng và ghi. Màu trung tính rất dễ sử dụng vì có thể kết hợp một cách cực kỳ linh hoạt với các gam màu khác. Các kiến trúc sư thường sử dụng màu trung tính trong nội thất để cho gia chủ nhiều sự lựa chọn vì gam màu này đôi khi cũng khá sành điệu và gây ấn tượng.

Trên thực tế, màu sắc sử dụng cho nội thất là những màu được tạo nên từ nhiều sự pha trộn khác nhau. Một số nguyên tắc có thể giúp bạn thuận tiện trong việc thực hiện, nhưng sự kết hợp không bao giờ có giới hạn. Những gam màu bổ sung được bố trí đối diện nhau trên vòng tròn màu sắc. Chẳng hạn như đỏ xanh lá cây, vàng - tím. Mỗi gam màu làm nổi bật cho nhau. Khi sử dụng những màu bổ sung, hãy lưu ý đến sắc độ, một màu đậm phải đi kèm một màu nhạt. Chẳng hạn như, màu tím sẫm phải đi với vàng nhạt hoặc đậm vừa phải.

Những gam màu bổ sung từng phần sẽ tạo ra những mảng màu khá ấn tượng và hơi hoang dại. Hãy chọn một màu chính, sau đó xác định màu bổ sung và chọn hai màu nằm bên cạnh. Khi sử dụng, những màu này sẽ tạo nên ấn tượng nhất định.

Những màu liền kề ( màu tương đồng )chính là các màu nằm cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc. Màu này sẽ tạo ra ít hiệu quả tương phản hơn màu bổ sung. Chẳng hạn như một màu xanh lơ đậm kết hợp với xanh lục nhạt sẽ đem lại cảm giác như đang bồng bềnh trên một du thuyền giữa biển xanh.

Màu đơn sắc là một gam màu, nhưng có những sắc độ khác nhau. Sử dụng hai hoặc nhiều hơn những màu đơn sắc sẽ tạo nên một cái nhìn khá trẻ trung và dễ chịu.

III. PHONG CÁCH SỬ DỤNG MÀU SẮC 1.Màu sắc theo văn hóa truyền thống a) Văn hóa phương đông

Màu đỏ Người ta vẫn nói màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ xuất hiện khắp mọi nơi. Theo quan niệm của người phương Đông thì đây là màu tượng trưng cho hạnh phúc và đầy đủ. Trong các cung điện hay bất cứ đồ dùng nào của người phương Đông đều có sự hiện diện của màu đỏ. Những người thích màu đỏ thường là những người có cá tính, mạnh mẽ, quyết đoán và có 1 niềm đam mê quyền lực khá lớn. Màu đỏ không tượng trưng cho cái ác nhưng nó luôn đem lại cảm giác sợ sệt, chùn bước cho người xung quanh. Màu đỏ làm cho những người nhìn nó cảm thấy nóng hơn, khát khao hơn, nhưnh cũng đề phòng hơn, cẩn thận hơn.

Màu cam Kết hợp màu đỏ đầy năng lượng và màu vàng tươi vui, là màu của niềm vui, ánh nắng mặt trời, mùa thu và miền nhiệt đới. Màu cam thể hiện sự đam mê, phấn khởi, hạnh phúc, sáng tạo, quyết đoán, thành công, sự khuyến khích và kích thích, là biểu tượng của sức mạnh, sự bền bỉ. --Với mắt, màu cam là màu nóng nhưng nhẹ hơn màu đỏ, vì thế nó gây cảm giác về sức nóng. Màu cam làm tăng lượng oxi cung cấp cho não, kích thích hoạt động thần kinh. Màu này cũng là màu của các thức ăn dinh dưỡng, kích thích tiêu hoá. Ta thường sử dụng màu đỏ để làm tăng sự chú ý đến các sản phẩm hay thiết kế. --Cam tối: Mang ý nghĩa là sự lừa dối, không tin tưởng. -Cam đỏ: Thể hiện sự đam mê, khoái lạc, sự thống trị, gây hấn. -Màu của vàng: Kim loại vàng gợi lên cảm giác về sự tín nhiệm, thể hiện sự sáng suốt, khôn ngoan và giàu có.

Màu vàng Màu của thành công và sự giàu sang. Mới đầu, nhìn màu vàng người ta thường có cảm giác dễ chịu và nhẹ nhàng. Nhưng càng nhìn lại càng thấy nhức mắt. Thành công và sự giàu sang cũng vậy. Khi có được những thành công nhất định- những điều mà mình mong muốn - đó là niềm hạnh phúc. Nhưng đằng sau nó lại nảy sinh rất nhiều vấn đề. Có người cho rằng, màu vàng là màu của sự phản bội. Cô dâu chủ rể khi chụp ảnh cũng thường tránh dùng những bó hoa màu vàng. Nhưng dù sao đi nữa, vẫn rất nhiều người thích màu này. Nếu như trong kiến trúc cổ của người phương Đông, màu đỏ màu chủ đạo, thì với người phương Tây, màu vàng mới là màu mang lại sự may mắn và hạnh phúc.

Màu tím Nếu màu vàng được coi là màu của sự phản bội, thì màu tím lại được coi là biểu tượng của lòng chung thủy. Nó là sự pha trộn, sự kết hợp hài hòa giữa mạnh mẽ và hẹ nhành, giữa lớn lao và bé nhỏ. Có thể nói đây là một màu khá "dễ dàng". Nó có thể phù hợp với mọi người, mọi lúc mọi nơi. Không làm người ta quá mệt mỏi cùng không mang lại cảm giác quá nhàm chán. Do đó trong cuộc sống có rất nhiều người thích màu tím. Tuy nhiên, do tính chất của màu tím là sự kết hợp. Thế nên những người thích màu tím thường là những người không quá nổi bật, quyết tâm của họ thường không lớn. Nhưng họ có cuộc sống tương đối đầy đủ và tốt đẹp.

Xanh da trời Biểu tượng của hòa bình, của những gì nhẹ nhàng nhất. Xanh da trời luôn đem lại cảm giác an toàn, yên bình cho mội người xung quanh. Không phải ngẫu nhiên mà trong các lá cờ của các nước phương Tây đểu có màu xanh da trời. Đó là biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. Những người thích màu này thường là những người có tính cách ôn hòa, dễ chịu. Tuy nhiên xanh da trời cũng dễ gây cho con người ta cảm giác chán mắt. Cũng như cuộc sống nếu yên bình quá, nhẹ nhàng quá sẽ rất nhàm chán và vô vị

Xanh lá cây Màu của sự sống, sự vận động. Màu này không xuất hiện nhiều trong cuộc sống con người nhưng lại có mặt ớ khắp mọi nơi trong tự nhiên. Trong thực tế không có nhiều người thích màu xanh lá cây. Đơn giản bởi vì khi nhìn vào nó con người ta không có được cảm giác nhẹ nhàng, bình yên. Nó luôn khiến con người t phải vận động, suy nghĩ.

Màu trắng Đó là sự khởi đầu, là những thứ đầu tiên nhất. Cũng có lẽ vì thế màu trắng còn là biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng, tinh khiết và giản dị. Dù ở bất kì đâu màu trẵng cũng gây cho người ta nhiều thiện cảm. Nhưng cũng vì đây là một màu quá giản dị. Nên đôi lúc nó tạo cảm giác cô độc và thất bại. Trong những cuộc chiến cờ trắng có nghĩa là đầu hàng. Những người thích màu trắng thương là những người có nội tâm phong phú. Hay nói khác hơn là người sống hướng nội. Cái thế giới tâm hồn ấy hồn nhiên, trong sáng và mỏng manh. nhưng lại rất khó xâm nhập vào

Màu đen Là một màu luôn mang lại sự huyền bí nhưng sang trọng. Trong cuộc sống màu đen luôn có 1 sức hấp dẫn, lôi cuốn và vô cùng bí ẩn. Nó có khả năng che lấp mọi cái xấu, mọi cái không tốt của con người. Màu đen còn là biểu tượng của cái ác, của những thế lực xấu xa, đen tối. Nếu coi cuộc sống này là một bộ phim thì màu đen là những nhân vật phản diện. Khi ngắm nhìn màu đen con người ta vừa có cảm giác run sợ, vừa xó cảm giác bị lôi cuốc kích thích trí tò mò. Trong cuộc sống những người thực sự thích màu đen không nhiều. Nhưng những người thích sử dụng màu đen lại nhiều vô kể. Bởi trong quan niệm hiện đại, màu đen mới là biểu tượng của giàu sang và quyền lực. Nét hiện đại và vẻ hoài niệm tạo nên âm hưởng phương Đông, với bộ bàn ghế giả cổ bằng gỗ mun đen bóng trong không gian mới với khối dáng kỷ hà và sắc trắng chủ đạo, một cách bố cục sang trọng và nền nã cho không gian phòng khách

Màu hồng Màu của tình yêu và sự lãng mạn. Bất cứ thứ gì mang màu hồng đều rất đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, khi con trai có thể sử dụng những màu vốn trước đây chỉ dành cho con gái như đỏ, vàng, da cam...thì màu hồng vẫn là một màu đặc biệt. Nó gần như là 1 màu danh riêng cho con gái, cho những gì nhẹ nhàng nhất. Màu hồng luôn mang lại sự bồng bềnh, huyền ảo, đẹp và không có thật. Những người thích màu hồng là những người sống đầy lãng mạn. Họ coi cuộc sống như 1 cuốn tiểu thuyết, một bộ phim. Họ là những người mỏng manh, yếu đuối, dễ vấp ngã nhưng cũng dễ đứng lên. Bởi với họ cuộc sống luôn tốt đẹp, luôn mang 1 màu hồng. Và do đó, niềm tin vào cuộc sống của họ cũng lớn vô cùng.

b) Văn hóa phương tây Màu đỏ: Cho đến đầu thời kỳ La Mã, nhuộm vải chủ yếu là nhuộm trong gam màu đỏ: từ hồng nhạt đến đỏ tía. Người ta dùng loại cây thiến và vỏ sò ốc để màu có thể chịu được ánh nắng, nước.... Trước công nguyên, những thợ nhuộm ở vùng đông Địa Trung Hải đã sử dụng nhiều loại vỏ sò ốc cho ra màu sắc đa dạng, có nét lóng lánh từ đỏ đến đen, qua xanh và tím. Rất khó đoán trước, các màu đó không ngừng biến hóa một khi đã ăn lên vải. Đó là trường hợp của màu đỏ tía, màu rất được ưa chuộng quanh vùng Địa Trung Hải ở thời cổ đại và đã trở thành màu đế vương ở Rome. Nối tiếp các đại đế La Mã, tất cả các vị vua châu Âu đều tự ban đặc quyền sống trong màu đỏ. Nhưng từ thế kỷ 13, họ lại thích màu đỏ rực, được lấy từ một nguyên liệu mới rất thịnh hành: khoáng lapis - lazuli. Ngược lại, các hoàng tử Italy vẫn trung thành với màu đỏ, giống như Đức Giáo hoàng. Huy hiệu của những gia tộc trị vì chuyển từ màu đỏ sang màu xanh. Chỉ có hoàng đế Đức là luôn giữ màu đỏ như màu biểu trưng. Mới đầu, màu đỏ được xem là quý hiếm, chỉ dành cho giới quý tộc vì giá rất đắt, nhưng cuối cùng cũng xuất hiện trong mọi dịp trọng đại như hội hè hay lễ cưới. Cho đến thế kỷ 18, đó là màu ổn định, rực rỡ nhất, biến cách nhiều nhất trong cách nhuộm, do vậy cũng được ưa chuộng hơn cả.

Cuộc cách mạng Pháp đã biến màu xanh thành màu của binh lính. Nhưng sự kinh doanh màu chàm lại nằm trong tay của kẻ thù là quân Anh; vì thế vua Charles X cho quân đội mặc đồ đỏ vào năm 1829. Đẹp nhưng quá nổi bật, đồng phục đỏ là đặc trưng của quân đội cho đến năm 1915, có lẽ là nguyên nhân gây ra số tử vong quá mức cho quân đội Pháp vào đầu thế chiến thứ nhất. Hiện nay vẻ sinh động của màu đỏ được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực tiếp thị, thu hút sự chú ý.

Màu xanh dương Đó là màu ưa thích của người châu Âu, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand. Với các nền văn hóa khác, nó gợi ra văn minh phương Tây. Đối với người La Mã, màu xanh dương là của dân man rợ Gaulois, Đức và nhiều dân tộc khác, chẳng những có mắt xanh mà còn nhuộm quần và tóc màu xanh. Hơn nữa, đơn giản vì thậm chí chẳng có từ Latinh nào để chỉ màu đó. Các ngôn ngữ khác phải vay mượn từ tiếng Đức (blau) và Ả Rập (lazurd). Màu xanh dương vẫn là một màu bị chê và ít được dùng đến vào đầu thời trung cổ. Nhưng nó đã nhanh chóng tự khẳng định. Mau phai màu, rẻ tiền, giống như màu nâu, màu xanh dương là của người nghèo. Người ta có được từ loài cây cải nhuộm. Nhưng khi trở thành màu của Chúa, nó hấp dẫn cả những vị vua, khởi đầu là Saint Louis. Màu xanh trở thành màu của vua Pháp, rồi đến vua Anh, kế đó là những vị vua khác ở châu Âu. Họ còn tưởng tượng rằng máu của họ cũng có màu xanh. Thế là màu xanh dần thay thế cho màu đỏ. Màu xanh là màu của nam giới, còn đỏ là phái yếu. Màu xanh thời trung cổ rất rực rỡ nên được xem là màu nóng. Chỉ từ thế kỷ 17, nó là màu lạnh vì thường được dùng để chỉ biển cả và nước mà trước đây được mô tả là xanh lục hay xám. Nó còn là màu của bóng đêm. Hiện nay cũng như thời trung cổ, người phương Tây thích mặc màu xanh dương. Nó có trên áo lao động, đồng phục và quần Jean. Nó được dùng trong bệnh viện, trên cờ của các tổ chức quốc tế, ở các biển báo giao thông.

Màu xanh lục Cỏ, táo, bạc hà, thông, oliu... mọi màu xanh lục đều có trong thiên nhiên. Xanh lục là màu của thực vật. Có lẽ vì đó là màu không ổn định trong ngành nhuộm nên từ lâu màu xanh lục luôn được liên kết với sự ngẫu nhiên, số phận, may rủi. Đó là màu của sự không lâu bền, tuổi trẻ, may mắn, hy vọng.... Và nếu nó mang lại điềm gở cho các diễn viên, nếu ngọc lục bảo được ít người mua nhất trong các loại ngọc quý, màu xanh lục lại là điềm may cho giới cờ bạc, do vậy mọi bàn cờ bạc đều được trải thảm xanh lục. Thời Trung cổ, xanh lục gắn kết với mùa xuân, nhựa cây, tuổi trẻ và tình dục. Từ đó người ta gán ghép nó với ý nghĩ nổi loạn, chống lại trật tự, đạo đức. Chính vì thế vào thời đó ác quỷ có màu xanh lục, nếu không phải là đỏ, nâu, đen hay xanh sậm. Đó cũng là màu của hiệu thuốc tây, bởi vì đa số thuốc men đều làm từ thực vật. Liên kết với sức khỏe và thiên nhiên, màu xanh lục gợi ra ý tưởng tươi mát, hơi thở và sự thoải mái. Trong trường học, trại lính, bệnh viện, văn phòng có màu xanh để làm dịu tinh thần. Hiện nay xanh lục là màu của môi trường.

Màu vàng Trước đây được ưa chuộng, nhưng giờ đây màu vàng đã ít được yêu thích. Có lẽ vì màu vàng mang hai ý nghĩa. Nhưng màu của mặt trời, ánh sáng, sức nóng, năng lượng đó vẫn được trẻ em ưa thích. Là màu của gié lúa, của các kim loại đầu tiên như vàng hay đồng và được biến thành tiền, từ hàng nghìn năm trước màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, thịnh vượng. Vào thời trung cổ, kết hợp với màu lục, nó biểu hiện sự điên rồ, thái quá. Lũ hề của vua mặt đồ vàng và lục, với vai trò là tấm gương phản chiếu các điều cấm kỵ, tập trung mọi lời chế giễu, khinh miệt. Màu vàng là màu của những kẻ nói dối, làm đồ giả. Người ta sơn lên nhà của bọn làm tiền giả hay hiệp sĩ phản nghịch để tố cáo hay bêu riếu họ. Hiện nay màu vàng gợi ra nỗi buồn man mác: lá mùa thu, thư hay ảnh úa màu vì thời gian.

Màu đen Màu này chạm đến sự sâu thắm. Nó là tiêu cực. Trước tiên nó chỉ sự ô uế. Và người ta nhanh chóng trộn lẫn sự bẩn thỉu thể xác với sự nhơ nhuốc tâm hồn. Màu đen cũng là không ánh sáng. Nó là tội lỗi, là địa ngục, là bóng tối. Tập tục cổ xưa phủ người với tro giàn hỏa hay đất trong đám tang có lẽ là nguồn gốc của phong tục La Mã phải mặc đồ tang để tỏ lòng đau đớn. Là biểu hiện của cái chết, nỗi bất hạnh lo âu, sầu muộn, màu đen đối kháng với màu vàng, đỏ và xanh lục vốn mang ý nghĩa cuộc sống nhục dục. Nhuộm được màu đen đậm và bền rất phức tạp và khó khăn, kể cả hiện nay. Màu đen thực sự chỉ dành cho người giàu sang. Như vậy, người ta đã biến một biểu tượng khiêm tốn và đạm bạc thành thanh lịch và sang quý.

Màu trắng Theo định nghĩa, màu trắng tương ứng với những gì không vấy bẩn, không ô uế, dù là của cơ thể hay tâm hồn. Chính vì thế, ngay từ thời cổ đại, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngây thơ, trinh trắng, các phẩm chất của thể xác và tâm hồn. Màu trắng còn đồng nghĩa với sự hòa giải, hòa bình, trung lập. Vào thế kỷ 9, màu trắng trở thành màu áo của cô dâu phương Tây với hàm ý trinh trắng và tinh khiết theo đạo đức trưởng giả. Thời đại thực dụng của chúng ta kết hợp màu trắng với sự sạch sẽ, lạnh lẽo và vệ sinh. Dường như người ta thích bột giặt, băng cứu thương, máy móc gia dụng, vải giường, v..v..... có màu trắng.

2.Màu sắc theo địa lí (vùng, miền) a) Những phong cách đặc trưng trên thế giới Những nền văn hóa khác nhau thể hiện sự nhận thức khác nhau khá rõ rệt về cách sử dụng màu sắc. Màu sắc mà bạn lựa chọn ngẫu nhiên sẽ phản ảnh đời sống nội tâm hay đơn giản hơn là những nét đặc thù trong đời sống văn hóa, tình cảm của bạn, của gia đình và còn hơn thế nữa. Thông thường, chính là màu sắc mà ta sẽ lựa chọn chính là màu mà ta thường dùng và yêu thích trong đời sống hàng ngày. Di sản màu sắc ở Mexico và vùng Trung Mỹ rất phong phú và được gìn giữ lâu đời, thậm chí không chịu sự ảnh hưởng bởi thời kỳ là thuộc địa của Tây Ban Nha. Điều này được thể hiện qua những công trình được coi là sự khai hóa văn minh như Aztec và Mayan với màu sắc táo bạo. Và phong cách này tiếp tục được gìn giữ, với những ấp trại màu xanh da trời sáng, màu đỏ trầm và màu son. Hiện nay, ta vẫn còn bắt gặp màu xám trông khá sinh động, màu hồng rực rỡ... Phía bên trong nhà, màu sắc mà người Mexico và trung tâm châu Mỹ vẫn dùng là những gam trầm thể hiện sự tự nhiên. Sự liên kết giữa những màu sắc truyền thống bao gồm các cặp màu: màu đỏ nâu và xanh da trời thẫm, màu vàng đậm cùng nhóm màu nâu đất. Sự kết hợp giữa màu xanh lá cây và màu hồng luôn được yêu thích và màu trắng nhạt thường được dùng để làm điểm nhấn.

Nhật Bản được coi là một nơi riêng tư, tôn nghiêm kể từ thời đại hỗn loạn cho đến nay, cho dù tốc độ phát triển đến chóng mặt của thế giới bên ngoài. Nhà ở truyền thống được xây dựng bằng những chất liệu thiên nhiên như đất sét, rơm rạ, gỗ, đá. Người Nhật sử dụng ánh sáng tự nhiên, nước và cây cỏ. Thậm chí ngày nay, lối trang trí kiểu bản địa không bị ảnh hưởng bởi thời gian mà vẫn tiếp tục thu hút sự tò mò của các kiến trúc sư hiện đại. Việc trang trí nội thất ở Nhật Bản vẫn tuân thủ theo khái niệm không phô trương mà tinh tế, đối nghịch với cách trang trí thể hiện sự giàu có, sang trọng. Phía bên trong ngôi nhà, việc cân bằng ánh sáng với không gian là nền tảng cho những bản vẽ của các nhà thiết kế Nhật Bản. Khuynh hướng sử dụng ánh sáng khuếch tán trong những không gian sống, không gian nghỉ ngơi thường khá linh động, với những bình phong có thể di chuyển được. Những bảng pha màu ở Nhật và Đông Á khá là dịu nhẹ, thể hiện sở thích màu sắc nhẹ nhàng, giản dị rất riêng biệt. Màu sắc được lựa chọn thường là những màu không rõ rệt, giống như màu nâu, xám, màu be, trắng nhờ. Ý đồ trang trí thường dùng một màu và loại gỗ tối màu, hay gỗ màu sáng hơn như tre, khối bê tông tao nhã và đá hoặc sỏi.

Với Trung Quốc, hầu hết cách nhìn đều có sự kết hợp màu sắc và trang trí công phu, lộng lẫy và bắt nguồn từ quy luật Mãn Châu, triều đại nhà Thanh. Phong cách này khá tỉ mỉ, ấm áp và dùng nhiều màu sắc sặc sỡ, phong phú. Màu sắc của thời nhà Thanh thường dựa trên màu đỏ và vàng, màu ngọc lam, đen và xanh lá cây nhạt. Ở thời đại nhà Minh trước đó, thịnh vượng nhất là việc trang trí đồ gỗ và nhà ở. Phong cách này rất đẹp và đang quay trở lại một cách vững vàng với bàn tay sáng tạo của những kiến trúc sư đương thời. Phong cách thời nhà Minh hoàn toàn trái ngược với phong cách nhà Thanh, gọn gàng, khéo léo và đơn giản, thanh đạm mà lịch lãm, chính xác một cách tỉ mỉ, không ồn ào, huyên náo. Theo lời kể của tất cả các kiến trúc sư thì những chi tiết nhỏ nhất cũng được trang trí một cách cẩn thận nhất. Màu sắc tượng trưng là điều rất quan trọng đối với những vật trang trí của người Trung Hoa. Màu đen tượng trưng cho thuyết âm hay cho phái yếu, và có mối liên hệ tới tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Màu đỏ tượng trưng cho thuyết dương hay phái mạnh được coi như thế mạnh trong việc thể hiện tình cảm của nam giới. Màu đỏ còn được coi là màu của sự may mắn. Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự no đủ và mùa xuân. Màu trắng là màu của sự thanh khiết và bất tử. Màu vàng là màu của vua chúa. Thời nhà Minh thì thiên về đỏ và đen, màu gỗ tối, trắng, sàn nhà đá hoặc gỗ được đánh bóng hay sơn màu. Những màu sắc khác luôn được dùng với sự cân bằng cẩn thận. Thời nhà Minh có phong cách trang trí khá phù hợp với phong cách trang trí hiện đại.

Cuộc sống ở vùng Địa Trung Hải là một cuộc sống thảnh thơi, vô tư lự rất riêng biệt. Một trong những khu vực của nền văn minh lâu đời, nền văn hóa ấn tượng trội hơn hẳn với màu xanh của biển, ánh sáng rạng rỡ tươi tắn của mặt trời, màu sắc cổ xưa của núi đá mặc cho sự đổ nát của nền văn minh đã đi qua trong thời gian dài. Ở Địa Trung Hải, nhà là nơi thuộc quyền sở hữu của những giác quan, có ảnh hưởng chặt chẽ từ châu Âu, châu Phi và Phương Đông. Phong cách màu sắc miền Địa Trung Hải rất sặc sỡ nhưng mềm mại, ấm áp. Những bức tường trát vữa xù xì được sơn màu trắng sáng tạo cảm giác mát mẻ, sạch sẽ, gọn gàng, không có cảm giác sắp đặt, không bị tương phản với xà gỗ tự nhiên. Màu xanh là điểm nhấn, lặp lại ở khắp mọi nơi trên biển, là màu rất phổ biến, bao gồm màu xanh da trời và màu ngọc lam. Ở miền nam nước Pháp, dễ nhận thấy màu được ưa thích là những gam trầm hơn như màu xanh của quả hạnh, xanh mướt của hoa oải hương và màu xám như màu lông loài chim cu gáy. Còn ở Italy và Tây Ban Nha, màu sắc ấm hơn không đáng kể, bao gồm màu da cam thẫm, màu vàng cơ bản, màu mận chín và màu nâu, thỉnh thoảng những cặp màu được phối với nhau như: màu xanh và màu xám sơn trên tường tạo cho ta cảm giác thẫn thờ.

Chỉ cách vài chục km băng qua Địa Trung Hải, ở phía bắc Tây Ban Nha, Marốc là một thế giới thu nhỏ cách riêng biệt với châu Âu. Vành đai được sơn màu trắng xung quanh những ngôi làng ven bờ biển, đến những ngôi nhà Berber truyền thống ven Sahara, đến những thị trấn tràn ngập sự lôi cuốn với sự pha trộn các phong cách Ả Rập, Tây Ban Nha, và Pháp, những di sản ngoại lai này có lẽ giàu có nhất và đáng chú ý nhất ở vùng Bắc Phi này. Màu sắc mạnh là một yếu tố đặc biệt trong các thiết kế của người Marốc và được sáng tạo với những cách thức rõ ràng, rành mạch ở những nơi khác nhau trong ngôi nhà. Bảng màu của Marốc trông sặc sỡ mà mạnh mẽ. Màu xanh Hoàng gia, màu tía ấn tượng, màu xanh lục bảo, màu xanh lam, màu vàng nghệ sáng chói, màu đỏ trầm, và màu đỏ thẫm đầy táo bạo vẫn được dùng như bức tường màu sắc hay như điểm nhấn.

Màu xanh rất đặc biệt khi được dùng với cửa ra vào và cánh cửa chớp vì nó giúp tránh những ý nghĩ tội ác, đen tối. Cùng với màu xanh ngọc của biển, xanh lam và trắng, những màu sắc này gợi lên một khung cảnh tuyệt đẹp của bờ biển với chân trời xanh ngắt. Sự ấm áp, thêm một chút sắc thái riêng như màu nâu vàng của cây quế, màu cà ri, màu ớt bột và màu vàng nghệ, gợi cho ta liên tưởng đến hoang mạc đang hiện hữu trước mắt. Người Marốc sắp xếp theo hệ thống những màu trung tính màu kem, trắng, màu cát và màu nâu sẫm tạo ra một không gian riêng tư, kín đáo. Điểm nhấn trong trang trí của Marốc là đèn lồng bằng đồng thau và bằng bạc, các công trình xây dựng được trang trí bằng vàng và bạc, các đồ đạc trang trí mềm, nhẹ, gỗ tối màu, điểm nhấn sáng và thảm trải sàn có nguồn gốc từ phương Đông hết sức phong phú tạo cho ta cảm giác sang trọng.

Những gam màu mang phong cách phương đông: - Gam mau do, nau, tim, vang va xanh duong goi nen hinh anh con duong to lua xuyen A, qua cac quoc gia Trung A va den gan cua ngo phuong Tay, noi co nen van hoa dac sac Trung Dong noi tieng voi cac cau chuyen co tich nhu "nghin le mot dem..." - Mau tim cung la gam mau truyen thong cua Thai Lan, Cambodia hay mot so quoc gia Phat giao vung Nam va Trung A (An Do, Srilanka) - Ai Cap - quoc gia Chau Phi lai noi tieng ve gam mau vang sa mac, mau trang diem xuyet cac hoa van mau nong ruc ro va mau xanh, tim, nhu dong cua thuoc nhuom, cua viec dieu che huong lieu xua kia... Phần lớn, phong cách Phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Người Nhật có khuynh hướng trang trí nhà cửa có màu sắc trung tính, hài hòa và tối giản còn người Trung Hoa lại ưa chuộng màu sắc sáng sủa và sặc sỡ với những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ rất rực rỡ. Phông nền chung thường là sử dụng những màu sơn đen hoặc sơn gỗ màu tối. Những ngôi nhà phương Đông thường có nền màu khá nhã nhặn điểm xuyết những nội thất màu sắc nổi bật làm điểm nhấn cho căn phòng.

Người Nhật thường sử dụng đồ nội thất đơn giản nhưng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như bộ đệm phu-tông (là loại đệm dày, có nhồi bông) vừa có thể để ngồi hay trải xuống sàn để ngủ. Tương tự, một chiếc rương bằng gỗ có thể dùng làm bàn hay chiếc tủ đựng đồ. Trong khi đó, nội thất Trung Quốc thường ưa chuộng nét cổ kính với những đường nét chạm trỗ hoặc những họa tiết trên chất liệu tơ lụa sang trọng.

Đối với người Phương Đông, thảm thường được chú ý đầu tiên trước khi tiến hành lựa chọn đồ nội thất. Những vật dụng trong nhà từ đó sẽ được kết hợp hài hòa với màu sắc, kiểu dáng và chất liệu của chiếc thảm. Ví dụ, một chiếc thảm hoa với những họa tiết màu vàng sẽ được kết hợp với bộ bàn ghế cùng tông màu hay một bức vách tao nhã treo những bức tranh cùng họa tiết.

Những gam màu mang phong cách phương tây : - Trong khi A dong tu xua den nay thuong tu hao va gan bo nhieu voi cac mau sac tu nhien nhien thi truong phai co dien lang man phuong tay lai lay gam mau vang lam chu dao. - Phuong Tay con co nhung gam mau mang dau an duong dai nhu: gam mau xanh duong, xanh cobalt, hong, tim than... do la cac gam mau tu thuoc nhuom, tu dieu che hoa hoc, chung tieu bieu cho cac gam mau nhan tao, do con nguoi sang tao ra, vi the cac gam mau nay the hien su hien dai va moi me.

Để tạo sự lãng mạn, trong nội thất chủ yếu sử dụng tông màu đỏ hay hồng. Những màu này thay đổi từ dịu sang ấm và từ nhạt sang đậm dần. Các tông màu này có thể từ phơn phớt như màu hồng phấn, màu hồng bụi đến đậm dần như màu đỏ (hơi tía), đỏ son. Để tạo sự vui tươi, hứng thú trong một không gian luôn động, thì màu sắc của đồ nội thất được chọn thường là những màu cơ bản, luôn được nghiên cứu theo hình thức tương phản nhau (tạo sự năng động, hấp dẫn). Các màu sắc sử dụng trong những phòng khách phong cách châu Âu thường là xanh lá cây, kết hợp với các màu cơ bản, nếu có màu vàng nhiều hơn một chút sẽ tạo cảm giác ấm áp. Khi có nhiều màu xanh da trời, lại tạo ra một sắc màu mát mẻ. Màu xanh lá cây phối hợp với từng màu riêng biệt sẽ giúp không gian trở nên tự nhiên. Dù ngày hay đêm hoặc bất kỳ mùa nào trong năm, phòng khách cũng sinh động nhờ sự kết hợp màu xanh. Màu cam thuần khiết tạo ra cảm giác đầy tràn sinh lực. Màu vàng đất sẽ đem lại sự ấm áp, thoải mái và an tâm. Màu cam kết hợp với đồ nội thất mang dáng dấp cũ làm cho phòng khách trở thành một nơi an toàn và ấm cũng. Tương tự, với màu đỏ nóng, sẽ tạo cảm giác quây quần, ấm áp.

b)Liên hệ vào điều kiện Việt Nam Việt Nam là một nước nhiệt đới, sản vật phong phú với bốn mùa trong năm tạo lên những tông màu lớn nhiều sắc độ tự nhiên . Đó là mùa xuân với gam màu xanh của rừng cây đâm chồi nảy lộc trải dài đến tận cùng xanh thẳm, mùa hè với sắc đỏ rực rỡ của hoa trái ngon lành của những dòng sông mang lặng sắc đỏ phù sa, mùa thu với với màu vàng dịu mát của ánh nắng , sắc vàng rực rỡ của những thảm lá vàng luôn là cảm hứng bất tận cho những người nghệ sỹ. Mùa đông với màu sắc thâm trầm, sâu lắng luôn đem đến những nhìn nhận sắc bén cho mỗi con người. Bốn mùa luân chuyển nhau với những mảng màu rực rỡ từ tự nhiên đã tạo cho con người một cái nhìn tươi sáng về màu sắc Những gam màu Người Việt ưa chuộng : - Màu đỏ và hồng sen là tiêu biểu của văn hóa phương Đông. - Đỏ sẫm và hồng tím mang ngôn ngữ phương Tây. - Trắng, xám, nâu, vàng và các màu trung tính lại tiêu biểu cho sắc thái Tây Âu. - Đỏ, xanh, vàng, cam, tím…tươi tắn và rực rỡ của vùng Trung Đông và Mỹ LaTinh

Mỗi gam màu đều có nguồn gốc văn hóa của nó.Nguồn gốc của các gam màu thường phụ thuộc các truyền thuyết, giai thoại hay các dấu tích cổ xưa để lại, và có khi là từ ẩm thực của quốc gia đó.

The end. Cảm ơn!

Related Documents