NHẠC LÝ CĂN BẢN NGUYỄN HUYỀN VŨ Rev. 5 – 2013
Intel Confidential — Do Not Forward
Nội dung 1.
Âm nhạc là gì ?
2.
Nhạc lý là gì ?
3.
Khuông nhạc
14.
Dấu chấm
31.
Âm giai – thang âm
15.
Những nhóm nốt bất thường
32.
Thang âm trưởng – thứ
16.
Nhịp và phách
33.
Cách xác định thang âm trưởng
17.
Số chỉ nhịp
34.
Cách xác định thang âm thứ
18.
Dấu hồi tống
35.
Xác định thang âm dựa trên hóa biểu thành lập
19.
Dấu hoàn
36.
Thang âm đồng nguyên & thang âm đồng âm
20.
Nhịp độ
37.
Hợp âm
21.
Cường độ
38.
Các hợp âm trong thang âm trưởng
22.
Tiết tấu
39.
Các hợp âm trong thang âm thứ
40.
Thang âm trưởng nhân tạo – Hòa âm
41.
Thang âm trưởng nhân tạo – Giai điệu
4.
Khóa nhạc
5.
Nốt nhạc
6.
Cung và nửa cung
7.
Dấu hóa
23.
Quãng
8.
Dấu hóa thành lập – dấu hóa bất thường
24.
Cách xác định quãng
25.
Quãng đúng
26.
Quãng trưởng – thứ
42.
Thang âm thứ nhân tạo – Hòa âm
27.
Quãng tăng – giảm
43.
Thang âm thứ nhân tạo – Giai điệu
28.
Quãng đồng âm – quãng đảo
44.
Tổng kết về thang âm trưởng
9.
Nửa cung đồng – nửa cung dị
10.
Trường độ nốt nhạc
11.
Nhóm các nốt nhạc lại với nhau
12.
Dấu lặng
29.
Tâm lý quãng
45.
Tổng kết về thang âm thứ
13.
Dấu nối – dấu luyến
30.
Tóm tắt về quãng
46.
Hợp âm thuận – hợp âm nghịch
2
1. ÂM NHẠC LÀ GÌ ? Âm nhạc là hệ thống âm thanh đã được khoa học hóa. Hệ thống này gồm những âm thanh trầm – bổng, ngắn – dài, mạnh – yếu liên kết với nhau. Sự trầm bổng của âm thanh được biểu thị bằng cao độ Sự ngắn dài của âm thanh được biểu thị bằng trường độ
Sự mạnh yếu của âm thanh được biểu thị bằng cường độ Tính chất đặc trưng của mỗi âm thanh được gọi là âm sắc
3
2. NHẠC LÝ LÀ GÌ ? Nhạc lý là môn học liên quan đến những gì thuộc về âm nhạc. Nhạc lý là chiếc chìa khóa giúp người nhạc sỹ sáng tác. Nhạc lý là cây đũa thần giúp cho người nghệ sỹ biểu diễn hoàn hảo Nhạc lý giúp cho người nghe cảm nhận được đầy đủ những cái hay, nét đẹp của bản nhạc qua kỹ thuật trình diễn. Nhạc lý là ngôn ngữ chung của những người chơi nhạc
4
3. KHUÔNG NHẠC Khuông nhạc đươc cấu tạo bởi 5 đường kẻ nằm ngang và song song với nhau Khoảng cách giữa 2 đường kẻ gọi là khe
Thứ tự của các đường kẻ và khe được tính từ dưới lên Có 5 dòng kẻ chính và 4 khe Ngoài đường kẻ chính, người ta còn sử dụng những đường kẻ phụ ở trên và dưới khuông nhạc
5
4. KHÓA NHẠC Khóa nhạc là một ký hiệu dùng để định tên của các nốt nhạc trên khuông nhạc. Khóa nhạc được viết ở đầu khuông nhạc. Khóa nhạc được viết ở đường kẻ nào thì tất cả các nốt nằm trên đường kẻ đó đều mang tên khóa nhạc Có 2 loại khóa nhạc thông dụng là khóa Sol và khóa Fa
6
5. NỐT NHẠC Nốt nhạc là những ký hiệu ghi trên khuông nhạc để biểu diễn cao độ và trường độ của âm thanh. Có 7 tên nốt theo thứ tự : Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si Ký hiệu quốc tế tương ứng : C, D, E, F, G, A, B Vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc & trên đàn piano
7
6. CUNG & NỬA CUNG Trong âm nhạc, khoảng cách về cao độ giữa các âm thanh không hoàn toàn đồng đều, vì vậy chúng ta dùng khái niệm cung và nửa cung để xác định khoảng cách giữa 2 nốt nhạc. Khoảng cách nhỏ nhất có thể phân biệt giữa 2 nốt là nửa cung Khoảng cách từ Do-Re, Re-Mi, Fa-Sol, Sol-La, La-Si là 1 cung
Khoảng cách từ Mi-Fa, Si-Do là nửa cung
8
7. DẤU HÓA Dấu hóa là những ký hiệu làm thay đổi cao độ của nốt nhạc Dấu thăng (#) : tăng cao độ nốt nhạc lên nửa cung Dấu giáng (b) : hạ cao độ nốt nhạc xuống nửa cung Dấu thăng kép (x) : tăng cao độ nốt nhạc lên 1 cung Dấu giáng kép (bb) : hạ cao độ nốt nhạc xuống 1 cung Dấu bình : làm mất tác dụng của dấu hóa trên nốt nhạc, đưa nốt nhạc về cao độ tự nhiên.
9
8. DẤU HÓA THÀNH LẬP – DẤU HÓA BẤT THƯỜNG Dấu hóa được chia theo 2 loại : dấu hóa thành lập và dấu hóa bất thường Dấu hóa thành lập : được viết ở đầu bài nhạc hay đoạn nhạc ngay sau khóa nhạc. Ảnh hưởng đến tất cả các nốt nhạc cùng tên dù ở cao độ nào.
Dấu hóa bất thường : là những dấu hóa nằm rải rác trong bài. Ảnh hưởng đến những nốt cùng tên đứng sau nó trong cùng 1 ô nhịp, và nốt nhạc trong ô nhịp sau nếu nối với nốt bị hóa ở ô nhịp trước.
10
9. NỬA CUNG ĐỒNG – NỬA CUNG DỊ Nửa cung dị : nửa cung được tạo bởi 2 nốt khác tên
Nửa cung đồng : nửa cung được tạo bởi 2 nốt cùng tên
Lưu ý : Với những nốt nhạc đồng âm, ví dụ C# và Db, mặc dù được diễn tấu cùng 1 phím trên đàn nhưng C# không là Db. C# và Db chỉ là 2 nốt nhạc đồng âm, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc vào thang âm, hợp âm, nốt trước và sau, mà nó được gọi là C# hay Db. 11
10. TRƯỜNG ĐỘ CỦA NỐT NHẠC Mỗi âm thanh phát ra đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Chính thời gian tồn tại của nó tạo nên tiết tấu bản nhạc. Tùy thuộc vào từng hình nốt khác nhau mà người ta quy định thời gian tồn tại khác nhau của mỗi nốt nhạc.
Quãng thời gian nốt nhạc phát ra gọi là trường độ của nốt nhạc. Các hình nốt thường được sử dụng : Tròn, trắng, đen, móc đơn, móc đôi, (móc ba, móc tư) Những nốt dưới dòng kẻ thứ 3 : đuôi hướng lên
Những nốt từ dòng kẻ thứ 3 trở lên : đuôi hướng xuống
Tròn
Trắng
Đen
Móc đơn
Móc đôi
12
11. NHÓM CÁC NỐT NHẠC LẠI VỚI NHAU Những nốt tròn, trắng, đen trên khuông nhạc được viết từng nốt riêng biệt.
Riêng những nốt móc (đơn, đôi, ba…) thường được nhóm lại với thành từng nhóm với trường độ tương đương 1 nốt đen.
Những nhóm móc đơn và móc đôi thông dụng :
13
12. DẤU LẶNG Dấu lặng là những ký hiệu được viết trên khuông nhạc để chỉ sự ngừng phát âm ở một vị trí nào đó. Có thể hiểu rằng dấu lặng cũng là một nốt nhạc nhưng không phát thành âm. Như vậy, ứng với mỗi hình nốt, ta sẽ có 1 dấu lặng tương ứng. Những dấu lặng thông dụng : lặng tròn, lặng trắng, lặng đen, lặng đơn, lặng đôi (lặng ba, lặng tư) Do dấu lặng là nốt nhạc không có cao độ nên vị trí dấu lặng là cố định trên khuông nhạc.
14
13. DẤU NỐI – DẤU LUYẾN Dấu nối : là một đường cong, nối liền hai hay nhiều nốt cùng cao độ. Khi gặp dấu nối, ta phải diễn thành 1 âm duy nhất với trường độ bằng tổng giá trị các nốt nhạc.
Dấu luyến : khi dấu nối dùng để liên kết hai hoặc nhiều nốt có cao độ khác nhau thì được gọi là dấu luyến. Khi gặp dấu luyến, ta phải diễn tất cả các nốt liền nhau, không ngắt quãng. Đối với nhạc công, những nốt này phải đánh legato, đối với ca sỹ, hát liền tiếng không ngắt quãng, không nghỉ lấy hơi.
15
14. DẤU CHẤM Dấu chấm : là dấu chấm nhỏ đứng sau nốt nhạc hay dấu lặng, có công dụng làm tăng giá trị cho nốt nhạc hay dấu lặng đó. Dấu chấm đơn : là 1 dấu chấm nhỏ làm tăng thêm ½ giá trị cho hình nốt hoặc dấu lặng đó. Dấu chấm đôi : là 2 dấu chấm nhỏ làm tăng thêm ½ + ¼ = ¾ giá trị cho nốt nhạc hay dấu lặng đứng trước nó.
Dấu chấm lưu : đặt trên nốt nhạc hay dấu lặng sẽ làm tăng thêm trường độ cho nốt nhạc hay dấu lặng 1 giá trị tùy ý. Nhạc công và ca sỹ có thể diễn tấu / ngân dài tùy ý. 16
15. NHỮNG NHÓM NỐT BẤT THƯỜNG Liên hai (duolet) : là nhóm 2 nốt nhạc mà khi diễn, giá trị bằng ba nốt nhạc cùng hình. Liên ba (triolet) : là nhóm 3 nốt nhạc mà khi diễn, giá trị chỉ bằng 2 nốt nhạc cùng hình. Liên bốn (quartolet) : là nhóm 4 nốt nhạc mà khi diễn, giá trị bằng sáu nốt nhạc cùng hình. ½ Liên năm (quintolet) : là nhóm 5 nốt nhạc mà khi diễn, giá trị bằng 4 nốt nhạc cùng hình. Liên sáu (sextolet) : là nhóm 6 nốt nhạc mà khi diễn, giá trị chỉ bằng 4 nốt nhạc cùng hình.
Liên bảy (septolet) : là nhóm 7 nốt nhạc mà khi diễn, giá trị bằng 4 nốt nhạc cùng hình 17
16. NHỊP VÀ PHÁCH Vạch nhịp : là những đoạn thẳng nối liền từ đường kẻ thứ 1 đến đường kẻ thứ 5.
Ô nhịp : Khoảng cách từ vạch nhịp này đến vạch nhịp kia được gọi là ô nhịp. Tổng giá trị trường độ của các hình nốt và dấu lặng trong mỗi ô nhịp đều bằng nhau. Vạch nhịp kép : là 2 vạch nhịp song song và sát nhau, được dùng để Kết thúc bài nhạc hay đoạn nhạc Trước khi đổi khóa hay dấu hóa thành lập Trước khi đổi nhịp Phách : mỗi ô nhịp được chia thành nhiều phần bằng nhau về trường độ, mỗi phần được gọi là một phách. Ví dụ : nhịp ¾, mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách là 1 nốt đen.
18
17. SỐ CHỈ NHỊP Số chỉ nhịp: là một phân số, đặt trên khuông nhạc ngay sau dấu hóa thành lập với tử số là số phách trong 1 ô nhịp, mẫu số là hình nốt tương ứng cho mỗi phách. Ví dụ, “nhịp 3 4” có thể hiểu là ¾ = 3 * ¼ = 3 nốt đen Vậy “nhịp 3 4” có nghĩa là : “khuông nhạc được chia thành những ô nhịp có trường độ bằng nhau, mỗi ô có 3 phách, mỗi phách tương ứng 1 nốt đen”
Tròn 1
Trắng
Đen
1/2
1/4
Móc đơn 1/8
Móc đôi 1/16
Nhịp 2/4 : phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ. Nhịp 3/4 : phách 1 mạnh, phách 2 3 nhẹ. Nhịp 4/4 : phách 1 3 mạnh, phách 2 4 nhẹ.
19
18. DẤU HỒI TỐNG (HỒI ĐOẠN) Dấu hồi tống (hồi đoạn) : là ký hiệu chỉ phải diễn lại một đoạn nhạc hai lần liên tiếp. Ký hiệu này sử dụng rất nhiều trong âm nhạc. Nó giúp các nhạc sỹ tiết kiệm được nhiều thời gian trong sáng tác và làm cho bản nhạc đỡ phần lộn xộn vì phải lặp lại nhiều lần cùng một đoạn nhạc. Cách sử dụng dấu hồi tống và cách diễn tấu
Diễn tấu : A B C – A B C – D E Khi gặp dấu hồi tống, lặp lại từ đầu bài 1 lần nữa. Diễn tấu : A B C – B C – D E Khi gặp dấu hồi tống, lặp lại các ô trong cặp dấu hồi tống 1 lần nữa.
Diễn tấu : A B C – A – D E Lần 1 : diễn A B C, gặp dấu hồi tống quay lại. Lần 2 : diễn A rồi diễn D E
20
19. DẤU HOÀN – D.C – D.S – Fine – Coda Dấu hoàn : là ký hiệu chỉ phải diễn lại một phần nào đó của bài nhạc. Khi gặp dấu hoàn thứ 2 phải diễn lại từ chỗ dấu hoàn thứ 1 cho đến khi gặp Fine hoặc To Coda Nếu lặp lại từ đầu bài : thì dấu hoàn thứ 1 phải đặt ở đầu bài, và dùng bộ : D.C (Da capo), D.C al Fine, DC al Coda.
Nếu lặp lại từ 1 ô nào đó không phải đầu bài thì dấu hoàn thứ 1 đặt ở ô bắt đầu lặp lại và dùng bộ D.S (Da Segno), D.S al Fine, D.S al Coda Diễn tấu : A B C D E – A B C Gặp dấu hoàn thứ 2 & D.C al Fine, quay lại dấu hoàn thứ 1 ở đầu bài diễn đến Fine. Diễn tấu : A B C D E – BC – F G H I K Gặp dấu hoàn thứ 2 và D.S al Coda, Quay lại dấu hoàn thứ 1 diễn đến To Coda, nhảy đến đoạn Coda. 21
22
20. Nhịp độ (Tempo) Nhịp độ (Tempo) là tốc độ diễn của bài nhạc hay đoạn nhạc. Vào đầu thế kỷ 19, người ta chế tạo ra máy gõ nhịp gọi là Metronome. Có 2 loại tempo : tuyệt đối và tương đối Tempo tuyệt đối : ký hiệu chính xác số nốt nhạc diễn trong 1 phút. Ví dụ :
nghĩa là 60 nốt đen sẽ được diễn trong 1 phút
Tempo tương đối : ký hiệu bằng chữ thể hiện tương đối tốc độ. Một vài tempo thường gặp
Adagio : Chậm rãi, thong thả Andante : chậm vừa phải, thư thái Andantino : khá chậm, tình tứ Grave : nặng nề, trang trọng Largo : chậm thong thả Rallentando (Rall) : chậm dần Ritardando (Rit) : chậm lại Ritenuto : kìm lại
Vivo : sinh động Vivace : rất sinh động Allegro : nhanh vui, hoạt bát Presto : nhanh, gấp gáp Prestissimo : rất nhanh Piu mosso : nhanh hơn Meno presto : bớt nhanh Ad libitum (Ad lib) : tự do, tùy ý 23
21. Cường độ Trong cùng một ô nhịp mỗi phách đều có độ mạnh nhẹ khác nhau. Yếu tố này tạo nên sự sinh động của bài nhạc. Để biểu diễn cường độ, những ký hiệu đặc biệt được sử dụng và được gọi là dấu biến cường Dấu chấm (staccato) : đặt trên hay dưới nốt nhạc cho biết phải diễn nốt nhạc một cách rời rạc.
Dấu đinh : đặt trên nốt nhạc để báo hiệu nốt nhạc phải được diễn mạnh mẽ. Dấu nhấn (maccato) : báo hiệu nốt nhạc đó được diễn mạnh và bớt ngay cường độ. Dấu Crescendo (cresc.) : diễn mạnh dần.
Dấu Decrescendo (decresc.) : diễn nhẹ dần. Dấu phối hợp : dấu crescendo và decrescendo phối hợp với nhau, cho biết phải diễn mạnh dần rồi nhẹ dần.
24
21. Cường độ (tiếp theo) Ngoài dấu biến cường, chúng ta sử dụng theo những chữ biến cường để chỉ rõ hơn cách diễn Một số chữ biến cường thông dụng :
Piano-pianissimo (ppp) : cực nhẹ Pianissimo (pp) : rất nhẹ Piano (p) : nhẹ Mezo-piano (mp) : nhẹ vừa
Mezo-forte (mf) : mạnh vừa Forte (f) : mạnh Fortissimo (ff) : rất mạnh Forte-fortissimo (fff) : cực mạnh
Dimminuendo (dim.) : nhỏ lại Crescendo (cresc.) : mạnh lên
25
22. Tiết tấu
Âm nhạc là một chuỗi chuyển động của âm thanh. Nói đến sự chuyển động của âm thanh là nói đến sự liên kết giữa âm này với âm khác. Sự liên kết này tuân theo một quy luật nhất định. Đó chính là tiết tấu của âm nhạc. Một ví dụ của tiết tấu là các loại điệu : Rumba, Cha cha cha, Tango, Slow rock, hiphop, funk etc.
Đảo phách : là hiện tượng nốt nhạc ở phách yếu ngân dài, chiếm cả phách mạnh kế tiếp. Khi đảo phách, phách mạnh mất đi sự quan trọng khi bắt đầu phách, và chìm dưới sự ngân dài của phách yếu phía trước. Lúc này các nốt trong ô nhịp không còn dựa vào trật tự mạnh yếu.
Nghịch phách : còn gọi là nhịp chỏi được thể hiện bằng cách im lặng hoàn toàn nơi phách mạnh, âm phát nơi phách yếu. Nghịch phách tạo ra một sự kích động, hụt hẫng.
1
2
3 Đảo phách
4
1
2 3 Đảo phách
4
1
3 2 Nghịch phách
4 26
23. Quãng
Quãng là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc. Quãng có thể tạo ra từ 2 nốt chồng lên nhau theo chiều đứng hoặc từ hai nốt viết kế tiếp nhau theo chiều ngang. Ta phân biệt quãng hòa âm – giai điệu, quãng đơn – kép, quãng thuận – nghịch.
Quãng theo chiều đứng là quãng hòa âm. Quãng hòa âm được đọc từ âm gốc đến âm ngọn
Quãng mấy ?
Quãng hòa âm hay giai điệu ?
Quãng theo chiều ngang là quãng giai điệu. Quãng giai điệu có thể đi lên hoặc đi xuống. Quãng đơn : là quãng nhỏ hơn hoặc bằng quãng 8
Quãng đơn hay quãng kép ?
Quãng kép : là quãng lớn hơn quãng 8. Quãng kép = quãng đơn + 7. Quãng thuận : là quãng cho ta một cảm giác hài hòa, êm ái, dịu dàng (Q1, Q3, Q4, Q5, Q6, Q8)
Quãng thuận hay nghịch ?
Quãng nghịch : là quãng cho ta cảm giác chói tai, gắt gỏng (Q2, Q7, quãng tăng, quãng giảm )
Quãng hòa âm
Quãng giai điệu
Quãng đơn
Quãng kép
Quãng thuận
Quãng nghịch 27
24. Cách xác định quãng Để xác định quãng, ta đếm từ âm gốc đến âm ngọn theo những nốt liền bậc. Số nốt đếm được chính là quãng cần xác định. Ví dụ : C – G là quãng 5 vì từ C – G có 5 nốt : C D E F G. Mỗi tên nốt chỉ đếm 1 lần không xét dấu hóa. Ví dụ : C – A hay C – Ab hay C – A# đều là Q6 (CDEFGA) Quãng 1 :
Quãng 5 :
Quãng 2 :
Quãng 6 :
Quãng 3 :
Quãng 7 :
Quãng 4 :
Quãng 8 : 28
25. Quãng đúng (1,4,5,8) Quãng 8 đúng : là quãng 8 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 6 cung 6 cung
6 cung
6 cung
6 cung
* Nhắc lại : khoảng cách giữa 2 nốt gần nhất là ½ cung 6 cung
Quãng 5 đúng : là quãng 5 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 3 ½ cung
3 ½ cung
3 ½ cung
3 ½ cung
3 ½ cung
3 ½ cung
Quãng 4 đúng : là quãng 4 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 2 ½ cung
2 ½ cung
2 ½ cung
2 ½ cung
2 ½ cung
2 ½ cung 29
26. Quãng trưởng – thứ (2,3,6,7) Quãng 2 trưởng : là quãng 2 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 1 cung Quãng 2 thứ
Q2 trưởng 1 cung
: là quãng 2 mà khoảng cách giữa 2 nốt là ½ cung
Q2 thứ ½ cung
Q2 thứ ½ cung
Q2 trưởng 1 cung
Q2 trưởng 1 cung
Q2 trưởng 1 cung
Quãng 3 trưởng : là quãng 3 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 2 cung Quãng 3 thứ
Q3 trưởng 2 cung
: là quãng 3 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 1 ½ cung
Q3 thứ 1 ½ cung
Q3 trưởng 2 cung
Q3 thứ 1 ½ cung
Q3 trưởng 2 cung
Q3 thứ 1 ½ cung 30
26. Quãng trưởng – thứ (2,3,6,7) Quãng 6 trưởng : là quãng 6 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 4 ½ cung Quãng 6 thứ
Q6 trưởng 4 ½ cung
: là quãng 6 mà khoảng cách giữa 2 nốt là 4 cung
Q6 thứ 4 cung
Q6 thứ 4 cung
Q6 trưởng 4 ½ cung
Q6 trưởng 4 ½ cung
Q6 thứ 4 cung
Quãng 7 trưởng : là quãng 7 có khoảng cách giữa 2 nốt là 5 ½ cung Quãng 7 thứ
Q7 trưởng 5 ½ cung
: là quãng 7 có khoảng cách giữa 2 nốt là 5 cung
Q7 thứ 5 cung
Q7 thứ 5 cung
Q7 trưởng 5 ½ cung
Q7 trưởng 5 ½ cung
Q7 thứ 5 cung 31
27. Quãng tăng – giảm Quãng tăng = quãng đúng + ½ cung đồng (Q1, Q4, Q5, Q8)
* Tham khảo slide 11 về nửa cung đồng và nửa cung dị
Quãng tăng = quãng trưởng + ½ cung đồng (Q2, Q3, Q6, Q7)
Q4 đúng 2 ½ cung
Q4 tăng 3 cung
Q3 trưởng 2 cung
Q3 tăng 2 ½ cung
Q6 trưởng 4 ½ cung
Q6 tăng 5 cung
Q7 thứ 5 cung
Q7 giảm 4 ½ cung
Quãng giảm = quãng đúng - ½ cung đồng (Q1, Q4, Q5, Q8) Quãng giảm = quãng thứ - ½ cung đồng (Q2, Q3, Q6, Q7)
Q5 đúng 3 ½ cung
Q5 giảm 3 cung
Q3 thứ 1 ½ cung
Q3 giảm 1 cung
32
28. Quãng đồng âm – quãng đảo Quãng đồng âm : khi 2 quãng có cùng số cung, cùng cao độ nhưng lại có tên gọi khác nhau thì được gọi là 2 quãng đồng âm
Q5 tăng 4 cung
Q6 thứ 4 cung
Q3 thứ 1 ½ cung
Q2 tăng 1 ½ cung
Q6 trưởng 4 ½ cung
Q7 giảm 4 ½ cung
Quãng đảo : đổi vị trí cao thấp của 2 nốt nhạc. Một trong 2 nốt sẽ dịch chuyển 1 quãng 8. Quãng đảo chỉ áp dụng cho quãng đơn. Quãng đảo = 9 – quãng gốc Tính chất quãng đảo : Q.giảm Q.tăng, Q.thứ Q.trưởng, Q.đúng Q.đúng
Q5 tăng 4 cung
Q4 giảm 2 cung
Q3 thứ 1 ½ cung
Q6 trưởng 4 ½ cung
Q4 đúng 2 ½ cung
Q5 đúng 3 ½ cung 33
29. Tâm lý quãng
Tâm lý quãng : là cảm giác của người nghe cảm nhận khi nghe 1 quãng nào đó.
Quãng 8 : tạo cảm giác âm vang, đầy đặn. Không có quãng nào thuận hơn Q8.
Quãng 3 : Q3 trưởng gợi cảm giác vui tươi, trong trẻo Q3 thứ gợi cảm giác buồn bã , u tối
Quãng 6 : là quãng đảo của Q3. Q6 trưởng cũng gợi cảm giác vui tươi, hồn nhiên Q6 thứ tạo cảm giác ê đềm.
Quãng 5 : quãng đúng, không có Q5 trưởng hay thứ, gợi cảm giác đầy đặn, tròn trĩnh.
Quãng 4 : quãng đảo của Q5. Q4 là quãng đúng và cũng không có trưởng hay thứ, gợi cảm giác quả quyết, hùng tráng, mạnh mẽ.
Quãng 2 : Q2 trưởng gợi cảm giác đều đặn, Q2 thứ gợi cảm giác buồn da diết, ủy mị.
Quãng 7 : Q7 trưởng gợi cảm giác chơi vơi. Q7 thứ gợi cảm giác nghẹn ngào, bế tắc.
Các quãng tăng / giảm : đều là những quãng nghịch, không thuận tai, tạo thêm sắc thái cho bài nhạc.
Các quãng kép mang đặc tính của quãng đơn tương ứng. Ví dụ : Q10 có tâm lý quãng như Q3 34
30. Tóm tắt về quãng Quãng
Cung
Quãng
Cung
Quãng
Cung
Q2 giảm
0 cung
Q7 giảm
4 ½ cung
Q4 giảm
2 cung
Q2 thứ
½ cung
Q7 thứ
5 cung
Q4 đúng
2 ½ cung
Q2 trưởng
1 cung
Q7 trưởng
5 ½ cung
Q4 tăng
3 cung
Q2 tăng
1 ½ cung
Q7 tăng
6 cung
Q5 giảm
3 cung
Q3 giảm
1 cung
Q6 giảm
3 ½ cung
Q5 đúng
3 ½ cung
Q3 thứ
1 ½ cung
Q6 thứ
4 cung
Q5 tăng
4 cung
Q3 trưởng
2 cung
Q6 trưởng
4 ½ cung
Q1 đúng
0 cung
Q3 tăng
2 ½ cung
Q6 tăng
5 cung
Q8 đúng
6 cung
* Lưu ý : ngoài quãng tăng / giảm, ta còn định nghĩa quãng tăng thêm = quãng tăng + ½ cung đồng, và quãng giảm thêm = quãng giảm – ½ cung đồng Tuy nhiên những quãng này rất ít khi được sử dụng và thường được thay thế bằng những quãng đồng âm. Ví dụ : Gb – A# : quãng 2 tăng thêm 35
31. Âm giai – thang âm Âm giai (hay thang âm) : là một chuỗi 7 âm thanh nối tiếp nhau (liền bậc). Ta có thể lấy bất kỳ nốt nhạc nào làm nền và viết tiếp các nốt còn lại liền bậc, tạo thành 7 âm (7 bậc). Âm giai C
C Bậc I
D Bậc II
Âm giai A
E Bậc III
F Bậc IV
G Bậc V
C B A Bậc VI Bậc VII Bậc VIII
A Bậc I
B Bậc II
C Bậc III
D Bậc IV
E Bậc V
F Bậc VI
G A Bậc VII Bậc VIII
Trong một âm giai (thang âm), nốt bắt đầu âm giai cũng chính là tên âm giai, và được gọi là bậc I của âm giai. Các nốt kế tiếp lần lượt được đánh số bậc theo thứ tự tăng dần (từ bậc I đến bậc VII). Bậc VIII trở lên thực tế chỉ là sự lặp lại của 7 bậc cơ bản (ở quãng kép). Lưu ý : một nốt nhạc bất kỳ có thể là một bậc nào đó trong âm giai này nhưng đồng thời là một bậc khác trong một âm giai khác. Ví dụ : nốt F là bậc IV trong âm giai C nhưng là bậc VI trong âm giai A.
Tên các bậc trong âm giai (thang âm) : I
III
II
Chủ âm
Trung âm
Thượng chủ âm
IV
V
VI
VII
Cảm âm Át âm Thượng át âm Hạ át âm
VIII 36
32. Thang âm trưởng – Thang âm thứ Thang âm trưởng (hay âm giai thể trưởng) : là một thang âm mà khoảng cách (số cung) giữa các nốt (bậc) tuân theo quy luật : 1 – 1 – ½ – 1 – 1 – 1 – ½ Thang âm thứ (hay âm giai thể thứ) : là một thang âm mà khoảng cách (số cung) giữa các nốt (bậc) tuân theo quy luật : 1 – ½ – 1– 1 – ½ – 1 – 1 Thang âm A thứ
Thang âm C trưởng
1
1
½
1
1
1
½ 1
1
1
½
½
1
1
2 thang âm tương đối (1 trưởng – 1 thứ) : khi các nốt cấu tạo nên thang âm này cũng chính là các nốt cấu tạo nên thang âm kia. 2 thang âm tương đối có cùng hóa biểu thành lập và chủ âm của thang âm thứ thấp hơn chủ âm thang âm trưởng 1 ½ cung hay 1 quãng 3 thứ. Ví dụ : T.âm C trưởng – A thứ
1
½
1
1
½
1
1
1
½
1
1
1
1
½
Thang âm C trưởng
Thang âm A thứ 37
33. Cách xác định thang âm trưởng Để xác định 1 thang âm trưởng (ví dụ G trưởng), lần lượt viết các nốt trong thang âm G với chủ âm là nốt G. Ghi vào quy luật thang âm trưởng (1 – 1 – ½ – 1 – 1 – 1 – ½ ), chưa cần xét đủ cung hay chưa.
1
1
1
½
1
1
½
Kiểm tra cung giữa các bậc. Nếu đã đủ cung thì ta đã xác định được thang âm, nếu thiếu hoặc dư ở bậc nào trên thang âm thì thêm dấu hóa (# , b) vào cho đủ và đúng.
1
1
½
1
1
½
1
1
½
Chưa đúng, nốt F phải # lên ½ cung
½
1
1
1
½
1 1 Đã đúng và đủ cung. Đây chính là thang âm G trưởng.
Như vậy trong thang âm G trưởng, tất cả các nốt F phải được # lên thành F#. Để tránh phải viết F# nhiều lần trong bài, ta sử dụng hóa biểu thành lập F# cho thang âm G trưởng.
38
34. Cách xác định thang âm thứ Để xác định 1 thang âm thứ (ví dụ E thứ), lần lượt viết các nốt trong thang âm E với chủ âm là nốt E. Ghi vào quy luật thang âm thứ (1 – ½ – 1 – 1 – ½ – 1 – 1), chưa cần xét đủ cung hay chưa.
1
1
½
1
½
1
1
Kiểm tra cung giữa các bậc. Nếu đã đủ cung thì ta đã xác định được thang âm, nếu thiếu hoặc dư ở bậc nào trên thang âm thì thêm dấu hóa (# , b) vào cho đủ và đúng. ½
1
Đã đúng và đủ cung. Đây chính là thang âm E thứ.
1
½
1
1
½
1
1 1
½
1
1
½
1
1
Chưa đúng, nốt F phải # lên ½ cung
Như vậy trong thang âm E thứ, tất cả các nốt F phải được # lên thành F#. Để tránh phải viết F# nhiều lần trong bài, ta sử dụng hóa biểu thành lập F# cho thang âm E thứ.
39
35. Xác định thang âm dựa trên hóa biểu thành lập Ta luôn có 2 thang âm tương đối (1 trưởng – 1 thứ) với cùng 1 hóa biểu thành lập và thang âm thứ có chủ âm thấp hơn chủ âm của thang âm trưởng tương đối 1 ½ cung hay 1 quãng 3 thứ. Nói cách khác, dựa trên hóa biểu thành lập, ta có thể xác định thang âm trưởng và thang âm thứ tương đối. Ví dụ : hóa biểu thành lập có 1 dấu # : thang âm G trưởng hoặc thang âm E thứ. Thang âm G trưởng
Thang âm E thứ
Cách xác định thang âm với hóa biểu thành lập có dấu # :
•
Thang âm trưởng – xác định chủ âm : lấy dấu hóa (#) cuối cùng + ½ cung dị
•
Thang âm thứ - xác định chủ âm : chủ âm thang âm trưởng tương đối – 1 quãng 3 thứ
Cách xác định thang âm với hóa biểu thành lập có dấu b :
•
Thang âm trưởng – xác định chủ âm : 1 dấu b là F trưởng, 2 dấu b trở lên chủ âm chính là dấu b kế cuối.
•
Thang âm thứ - xác định chủ âm : chủ âm thang âm trưởng tương đối – 1 quãng 3 thứ
40
35. Xác định thang âm dựa trên hóa biểu thành lập (tt) Như vậy, dựa trên hóa biểu thành lập, ta có thể nhanh chóng xác định 2 thang âm tương đối (trưởng – thứ) cùng mang hóa biểu thành lập giống nhau, tuy nhiên chưa xác định được chính xác bài nhạc được sáng tác theo thang âm nào trong 2 thang âm tương đối đó. Để có thể xác định chính xác, ta phải kiểm tra xem nốt kết bài là nốt nào. Thông thường, một bài nhạc được kết thúc ở nốt chủ âm. Do đó, ngoài hóa biểu thành lập, ta cần dựa vào nốt kết bài để xác định chính xác thang âm. Ví dụ : một bài nhạc có hóa biểu thành lập là F# thì bài nhạc này có thể được viết theo thang âm G trưởng hoặc E thứ. Nếu nốt kết bài là G bài này được viết theo thang âm G trưởng. Nếu nốt kết bài là E bài này được viết theo thang âm E thứ. 41
42
36. Thang âm đồng nguyên & thang âm đồng âm 2 thang âm gọi là đồng nguyên khi chúng là 2 thang âm có cùng nốt chủ âm nhưng khác nhau về thể (1 trưởng , 1 thứ). Ví dụ : thang âm C trưởng và thang âm C thứ Thang âm C trưởng Thang âm C thứ
2 thang âm gọi là đồng âm khi chúng có cùng cao độ cho tất cả các bậc trong thang âm nhưng gọi tên khác nhau. Ví dụ : thang âm C# trưởng và thang âm Db trưởng Thang âm C# trưởng Thang âm Db trưởng 43
37. Hợp âm Hợp âm là sự kết hợp của nhiều âm thanh (từ 3 nốt trở lên) theo một quy luật nhất định. Hợp âm cơ bản được tạo thành từ 2 quãng 3 chồng lên nhau. Những hợp âm này gọi là hợp âm 3 nốt. Với 2 loại quãng 3 trưởng (2 cung) và quãng 3 thứ (1 ½ cung), ta có tổ hợp 4 loại hợp âm :
Q3 thứ Q3 trưởng Hợp âm trưởng C
Q3 trưởng Q3 thứ Hợp âm thứ Dm
Q3 thứ Q3 thứ Hợp âm giảm B dim (diminish)
Q3 trưởng Q3 trưởng Hợp âm tăng G aug (augment)
Hợp âm có thể ở thể trực (Âm nền là nốt thấp nhất) hoặc thể đảo (âm nền không là nốt thấp nhất).
C
C/E
Thể trực
Thể đảo 1
C/G
Thể đảo 2
Lưu ý : Ngoài những hợp âm 3 nốt, ta còn những hợp âm 4 nốt hoặc 5 nốt. Những hợp âm này được sử dụng để tạo thêm cảm giác mới lạ, phong phú cho bài nhạc và để dễ dàng móc nối các hợp âm lại với nhau nhờ những nốt chung và nốt yếu đổ về nốt mạnh. Những hợp âm này thường được sử dụng trong nhạc Funk, Jazz, Blues. Trong phần nhạc lý cơ bản, ta chỉ nghiên cứu hợp âm 3 nốt. 44
38. Các hợp âm trong thang âm trưởng Để xác định các hợp âm trong 1 thang âm trưởng, ta viết thang âm theo các bậc từ I VII Ứng với mỗi bậc ta sẽ viết 2 quãng 3 chồng lên nhau (với nốt nằm trong thang âm) C
Dm
Em
F
G
Am
I
II
III
IV
V
VI
B dim
C
VII
VIII
o Hợp âm bậc I, IV, V là những hợp âm trưởng o Hợp âm bậc II, III, VI là những hợp âm thứ o Hợp âm bậc VII là hợp âm giảm
Quy luật này đúng với mọi thang âm trưởng. Khi hòa âm hoặc đệm đàn, ta có thể sử dụng tất cả các hợp âm tương ứng với các bậc trong thang âm (thể trực) + các thể đảo của những hợp âm đó để phần hòa âm thêm phong phú. 45
39. Các hợp âm trong thang âm thứ Để xác định các hợp âm trong 1 thang âm thứ, ta viết thang âm theo các bậc từ I VII Ứng với mỗi bậc ta sẽ viết 2 quãng 3 chồng lên nhau (với nốt nằm trong thang âm) Am
I
B dim
II
C
III
Dm
Em
F
G
Am
IV
V
VI
VII
VIII
o Hợp âm bậc I, IV, V là những hợp âm thứ o Hợp âm bậc III, VI, VII là những hợp âm trưởng o Hợp âm bậc II là hợp âm giảm
Quy luật này đúng với mọi thang âm thứ. Khi hòa âm hoặc đệm đàn, ta có thể sử dụng tất cả các hợp âm tương ứng với các bậc trong thang âm (thể trực) + các thể đảo của những hợp âm đó để phần hòa âm thêm phong phú. 46
40. Thang âm trưởng nhân tạo – Hòa âm Các thang âm trưởng trình bày trong những slide trước được gọi là thang âm tự nhiên. Ngoài thang âm tự nhiên, chúng ta còn có thang âm nhân tạo (hòa âm & giai điệu) Thang âm trưởng hòa âm: thang âm trưởng tự nhiên nhưng bậc 6 giáng xuống ½ cung
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Với bậc 6 giáng xuống ½ cung, ta có thêm 1 số hợp âm mới cho thang âm trưởng (Ví dụ: C trưởng) C
D dim
I
II
Em
Fm
III
IV
G
V
Ab aug
B dim
VI
VII
C
VIII
Như vậy trong thang âm C trưởng, ngoài 7 hợp âm cơ bản – C, Dm, Em, F, G, Am, B dim, ta còn có thể sử dụng thêm các hợp âm : D dim, Fm, Ab aug để làm phong phú thêm phần hòa âm và tạo cảm giác mới lạ. 47
41. Thang âm trưởng nhân tạo – Giai điệu Các thang âm trưởng trình bày trong những slide trước được gọi là thang âm tự nhiên. Ngoài thang âm tự nhiên, chúng ta còn có thang âm nhân tạo (hòa âm & giai điệu) Thang âm trưởng giai điệu : thang âm trưởng tự nhiên nhưng bậc 6 và bậc 7 giáng xuống ½ cung
I
II
III
IV
VI
V
VII
VIII
Với bậc 6, 7 giáng xuống ½ cung, ta có thêm 1 số hợp âm mới cho thang âm trưởng (Ví dụ: C trưởng) C
D dim
E dim
Fm
Gm
Ab aug
Bb
C
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Như vậy trong thang âm C trưởng, ngoài 7 hợp âm cơ bản – C, Dm, Em, F, G, Am, B dim, ta còn có thể sử dụng thêm các hợp âm : D dim, E dim, Fm, Gm, Ab aug, Bb để làm phong phú thêm phần hòa âm và tạo cảm giác mới lạ. 48
42. Thang âm thứ nhân tạo – Hòa âm Các thang âm thứ trình bày trong những slide trước được gọi là thang âm tự nhiên. Ngoài thang âm tự nhiên, chúng ta còn có thang âm nhân tạo (hòa âm & giai điệu) Thang âm thứ hòa âm: thang âm thứ tự nhiên nhưng bậc 7 thăng lên ½ cung
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Với bậc 7 thăng lên ½ cung, ta sẽ có thêm 1 số hợp âm mới cho thang âm thứ (Ví dụ: A thứ) Am
B dim
C aug
Dm
E
F
G# dim
Am
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Như vậy trong thang âm A thứ, ngoài 7 hợp âm cơ bản – Am, Bdim, C, Dm, Em, F, G, ta còn có thể sử dụng thêm các hợp âm : C aug, E, G#dim để làm phong phú thêm phần hòa âm và tạo cảm giác mới lạ. 49
43. Thang âm thứ nhân tạo – Giai điệu Các thang âm thứ trình bày trong những slide trước được gọi là thang âm tự nhiên. Ngoài thang âm tự nhiên, chúng ta còn có thang âm nhân tạo (hòa âm & giai điệu) Thang âm thứ giai điệu : thang âm thứ tự nhiên nhưng bậc 6 & 7 thăng lên ½ cung
I
II
III
IV
VI
V
VII
VIII
Với bậc 6 & 7 thăng lên ½ cung, ta sẽ có thêm 1 số hợp âm mới cho thang âm thứ (Ví dụ: A thứ) Am
Bm
C aug
D
E
F# dim
G# dim
Am
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Như vậy trong thang âm A thứ, ngoài 7 hợp âm cơ bản – Am, Bdim, C, Dm, Em, F, G, ta còn có thể sử dụng thêm các hợp âm : Bm, C aug, D, E, F# dim, G# dim để làm phong phú thêm phần hòa âm và tạo cảm giác mới lạ. 50
44. Tổng kết về thang âm trưởng Trưởng tự nhiên : I
II
III
IV
V
VIII
VII
VI
Trưởng hòa âm : I
II
III
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Trưởng giai điệu : IV
V
VI
VII
VIII
Thang âm trưởng hòa âm và trưởng giai điệu thường được sử dụng kết hợp với thang âm trưởng tự nhiên chứ không sử dụng riêng lẻ. Về cơ bản, dựa vào hóa biểu thành lập & nốt kết bài, ta có thể xác định thang âm trưởng, và thang âm này luôn là trưởng tự nhiên, trưởng hòa âm & giai điệu chỉ sử dụng khi trong bài xuất hiện dấu hóa bất thường (Ab và Bb). Nhờ 2 thang âm nhân tạo này, ta có thêm nhiều hợp âm có thể sử dụng (thể trực + thể đảo) làm cho phần hòa âm thêm hay, thêm đẹp. 51
45. Tổng kết về thang âm thứ Thứ tự nhiên : I
II
I
II
I
II
III
IV
V
III
IV
V
III
IV
V
VII
VIII
VI
VII
VIII
VI
VII
VIII
VI
Thứ hòa âm :
Thứ giai điệu : Thang âm thứ hòa âm và thứ giai điệu thường được sử dụng kết hợp với thang âm thứ tự nhiên chứ không sử dụng riêng lẻ. Về cơ bản, dựa vào hóa biểu thành lập & nốt kết bài, ta có thể xác định thang âm thứ, và thang âm này luôn là thứ tự nhiên, thứ hòa âm & giai điệu chỉ sử dụng khi trong bài xuất hiện dấu hóa bất thường (G# và F#). Nhờ 2 thang âm nhân tạo này, ta có thêm nhiều hợp âm có thể sử dụng (thể trực + thể đảo) làm cho phần hòa âm thêm hay, thêm đẹp. 52
46. Hợp âm thuận & hợp âm nghịch Hợp âm thuận : là hợp âm mà tương quan giữa tất cả các nốt trong hợp âm là những quãng thuận, hay nói cách khác hợp âm thuận là hợp âm được tạo thành từ toàn những quãng thuận (Q3 trưởng / thứ, Q4 đúng, Q5 đúng, Q6 trưởng / thứ, Q8 đúng). Hợp âm thuận tạo cảm giác dễ chịu, hài hòa. Hợp âm nghịch : là hợp âm mà trong tương quan giữa các nốt trong hợp âm có ít nhất 1 quãng nghịch (các Q2, các Q7, các quãng tăng/giảm). Hợp âm nghịch tạo cảm giác khó chịu, chói tai. Trên thực tế, chỉ có hợp âm 3 nốt (trưởng / thứ) là hợp âm thuận, tất cả các hợp âm còn lại là hợp âm nghịch. Hợp âm thuận thì các thể đảo của nó cũng thuận, hợp âm nghịch thì các thể đảo cũng nghịch. C
Hợp âm thuận
B dim
Q3 trưởng
Q3 thứ
Q5 đúng
Hợp âm nghịch
Q3 thứ
Q3 thứ
Q5 giảm
C M7
Hợp âm nghịch
Q3 trưởng
Q5 đúng
Q7 trưởng
Q3 thứ
Q5 đúng
Q3 trưởng
53
47. Một số hợp âm 4, 5 nốt thông dụng Một số hợp âm 4, 5 nốt thông dụng trong hòa âm hiện đại (lấy ví dụ trên thang âm C trưởng – A thứ)
54
Back up
55
Intel Confidential — Do Not Forward