Quản lý sản xuất - Năm học 2009- 2010
QUẢN LÝ CÁC NGUỒN SẢN XUẤT I, Giới thiệu 1. Khái niệm - MRP, viết tắt của từ Material Requirement Planning, là kế hoạch hóa các yêu cầu vật chất. - MRP II, viết tắt của từ Manufacturing Resource Planning, là kế hoạch hóa các nguồn sản xuất. 2. Lịch sử ra đời - Những hệ thống MRP được phát triển từ giữa những năm 60, đến giữa những năm 70 chuyển qua các hệ thống MRP II. MRP chủ yếu đưa ra các tính toán về nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất, trong khi MRP II thì chú trọng vào khái niệm về quản lý bao gồm cả quản lý lao động và chi phí. - MRP là khái niệm quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ sau khi máy tính xuất hiện. Ban đầu tất cả các kế hoạch , báo cáo trong sản xuất được thực hiện trên giấy do đó thường chậm và kéo dài . Khi máy tính xuất hiện dù rất chậm so với bây giờ nhưng đã giúp cho các ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều. khi mới xuất hiện nó đơn thuần chỉ là kế hoạch hóa các yêu cầu vật chất ( MRP) , nhưng trong quá trình phát triển những người khởi xướng phương pháp này đã đổi tên nó thành “ kế hoạch hóa các nguồn sản xuất” MRP-II. - Tiến trình của ERP • MRP của những năm 60 o Lập kế hoạch sản xuất tổng thể o Hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu. o Hoạch định năng lực sản xuất yêu cầu. • MRP II của thập kỷ 70. o Hoạch định bán hàng & cách thức vận hành o Mô phỏng
Bùi Ngọc Hoàng – Quản lý môi trường K50
Quản lý sản xuất - Năm học 2009- 2010
Dự báo trước • MRP của thập kỷ 90. o Bán hàng và phân phối o Quản lý nguyên vật liệu o Bảo trì trang thiết bị o Quản lý chất lượng o Tài chính kế toán o Tăng cường kiểm soát o Quản lý đầu tư o Quản lý nguồn nhân lực o ... - Hiện nay có ít nhất khoảng 20% doanh nghiệp sử dụng chức năng của MRP-II , phương pháp này đã phát triển thành phương pháp phổ biến trong quản lý công nghiệp phương tây. Và sự vận dụng MRP đã xây dựng lên các phương pháp mới như là ERP , ERM. o
II. Nôi dung của phương pháp Phương pháp MRP cho phép quản lý sản xuất từ dài hạn đến ngắn hạn , nhắm trả lời cho câu hỏi: - Khi yêu cầu về sản phẩm trên thị trường bỗng nhiên tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra? - Khả năng sản xuất của doanh nghiệp liệu có đủ để thỏa mãn tất cả các nhu cầu hay không ? - Yêu cầu nào được thỏa mãn trước ? yêu cầu nào phải hoãn lại? - Những hậu quả đối với doanh nghiệp như thế nào khi tình huống xảy ra? Phương pháp MRP cho phép các bộ phận quản lý chức năng có một ngôn ngữ chung trong quản lý sản xuất.
Bùi Ngọc Hoàng – Quản lý môi trường K50
Quản lý sản xuất - Năm học 2009- 2010
Các nội dung chính của MRP được trình bày theo sơ đồ sau:
1. Kế hoạch sản xuất và thương mại Kế hoạch sản xuất và thương mại nhắm xác định một định hướng cho sự phát triển sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài từ 1 năm đến 2 năm đôi khi tới 5 năm. Kế hoạch sản xuất và thương mại thường xây dựng cho nhóm sản phẩm, họ sản phẩm cùng loại… 2. Chương trình chỉ đạo sản xuất Là kế hoạch tác nghiệp trong thời gian ngắn ( tuần, tháng , quý…) . Chương trình chỉ đạo sản xuất như một hợp đồng giữa sản xuất và thương mại.
Bùi Ngọc Hoàng – Quản lý môi trường K50
Quản lý sản xuất - Năm học 2009- 2010
3. Tính toán phụ tải chung Tính toán phụ tải chung xem các nhu cầu đã được kế hoạch hóa có phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp không ? tuy nhiên ta cũng cần thận trọng kết luận vấn đề vì rất có thể phải dừng kế hoạch lại do bất khả thi. 4. Tính toán các nhu cầu Xuất phát từ chương trình chỉ đạo sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu độc lập, ở đây chúng ta đi xác định nhu cầu phụ thuộc : - Nhu cầu độc lập : Là các nhu cầu tạo nên biên giới giữa doanh nghiệp và thế giới bên ngoài . Đó là những nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết linh kiện, phụ tùng thay thế. Các nhu cầu độc lập chỉ có thể xác định bằng dự báo. - Nhu cầu phụ thuộc: Các nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu đẻ ra từ các nhu cầu độc lập , nó được tính toán từ các quá trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận, các cụm, chi tiết và linh kiện, vật tư nguyên vật liệu. Đối với nhu cầu này cần phải tính toán. 5. Tính toán phụ tải cho các bộ phận Tính toán phụ tải chung đã hạn chế và giải quyết được phần lớn các khó khăn về năng lực trong phạm vi các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc , tuy nhiên vẫn có thể còn các khó khăn về năng lực sản xuất trên các chỗ làm việc có năng lực sản xuất thấp. Vì vậy cần tính toán phụ tải và cân đối năng lực sản xuất cho từng bộ phận, tưng nơi làm việc , nếu có 1 vài chỗ làm việc không đảm bảo năng lực cũng có thể làm cho toàn bộ quá trình bị rối loạn hoặc kéo dài. 6. Kiểm tra quá trình thực hiên ( kiểm tra phụ tải) Theo dõi và kiểm tra trên các nơi làm việc xem trong khoảng thời gian từ khi 1 sản phẩm đến gia công tại nơi làm việc đó cho tới khi nó rời vị trí để sang chỗ làm việc khác có phù hợp với kỳ hạn được dùng để tính toán nhu cầu hay không ?
Bùi Ngọc Hoàng – Quản lý môi trường K50
Quản lý sản xuất - Năm học 2009- 2010
7. Kiểm tra các công việc Kiểm tra xem toàn bộ các lệnh sản xuất có đến nơi sản xuất sản xuất và có diễn ra đúng dự kiến của MRP hay không? Quá trình này đôi khi dẫn đến phải tổ chức lại quá trình sản xuất. 8. Các vòng liên hệ ngược Các vòng liên hệ ngược là rất quan trọng khi áp dụng phương pháp MRP vào quản lý công nghiệp. Nó cho phép đưa vào tính toán các số liệu thực tế và điều chỉnh hệ thống bằng cách đưa vào tính toán các mức phụ tải thấp, phụ tải cao, thời hạn sớm, thời hạn chậm…
III. Ưu nhược điểm của phương pháp 1. Ưu điểm - Phương pháp MRP cho phép các bộ phận sản xuất , các bộ phận quản lý chức năng có một ngôn ngữ chung ( thời gian định mức). - MRP thiết lập được mối liên hệ giữa đặt hàng và tiếp nhận, giữa phát lịch sản xuất với yêu cầu khách hàng . Mối quan hệ này sẽ nhận được trong khoảng thời gian từ khi một sản phẩm đến phân xưởng cho đến khi nó rời đến phân xưởng khác. - MRP là công cụ hữu hiệu để quản lý mọi mặt các vấn đề của sản xuất, từ việc lập kế hoạch sản xuất và thương mại đến kiểm tra quá trình thực hiện các lệnh sản xuất. 2. Nhược điểm - Thời gian giao hàng cố định : MRP giả định thời gian giao hàng là cố định, thực tế thời gian giao hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Khó kiểm soát thay đổi thiết kế. - MRP không tính đến tình huống bị quá tải - Nhược điểm lớn nhất của MRP là chưa liên kết với kế hoạch yêu cầu năng lực tại thời điểm lập kế hoạch, nên MRP có khi phải điều chỉnh tại thời điểm đã bắt đầu thực hiện một số công đoạn sản xuất, dẫn đến sự chậm trễ hoặc dư thừa hàng tồn kho. Do không liên kết với yêu cầu năng lực nên MRP sử dụng thời gian chờ (Lead time) được định nghĩa trước cho từng mặt hàng , cho các công đoạn sản xuất và nguồn lực một cách độc lập với năng Bùi Ngọc Hoàng – Quản lý môi trường K50
Quản lý sản xuất - Năm học 2009- 2010
lực sản xuất của công ty. Vì vậy trong thời kỳ có nhiều đơn hàng, nguồn lực sản xuất bị giới hạn thì MRP sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng đáp ứng sản xuất
IV. Ứng dụng của phương pháp - MRP rất hữu ích trong môi trường sản xuất : ο Phức tạp và không chắc chắn ο Đơn đặt hàng của khách đến thất thường ο Lượng đặt hàng biến đổi ο LThời gian chờ biến đổi ο Thành phẩm được lắp ráp theo đơn đặt hàng - MRP được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phức tạp bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết linh kiện như là công nghiệp điện tử, cơ khí , dệt may… Các doanh nghiệp vận dụng thành công phương pháp MRP là các doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn sản xuất. - Phương pháp MRP yêu cầu khối lượng tính toán nhiều vì vậy có sự trợ giúp của công cụ tin học là điều cần thiết. Sự quản lý dữ liệu trong sản xuất là vấn đề lớn nhất trong vận dụng công nghệ thông tin. Hiện đã có phần mềm thiết kế quản lý sản xuất trên phương pháp MRP , MRP-II , đặc biệt là ERP ( được phát triển từ MRP II). Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp MRP cần có nguời phụ trách và cần phải rà soát chỉnh đốn lại môi trường, khái quát dòng thông tin, dòng vật chất và đảm bảo độ an toàn của số liệu - Chúng ta cũng có thể áp dụng MRP với các phương pháp quản lý hiện đại khác như KANBAN để đạt hiệu quả cao trong vận hành sản xuất. phương pháp kaban dung quản lý các phân xưởng và phương pháp mrp quản lý tổng thể sản xuất của doanh nghiệp.
Bùi Ngọc Hoàng – Quản lý môi trường K50