A. Những lợi ích chính của việc nghiên cứu thị trường : • Giúp chúng ta phát hiện ra những cơ hội trên thị trường ( ví dụ. : tăng thêm doanh số, thị trường mới v.v….) • Giúp xác định những vấn đề ẩn chứa trong cách thức kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. • Giúp tối thiểu hóa rủi ro bạn có thể gặp. • Giúp bạn có thêm một cách thức để đo lường mức độ phát triển theo thời gian . • Giúp làm nổi bật những nét khác biệt giữa sản phẩm hay dịch vụ của bạn với đối thủ. • Giúp bạn hiểu rõ, trong suy nghĩ của khách hàng, đối thủ của bạn là ai. • Cho phép bạn điều chỉnh sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và vì thế, tăng sức mua sản phẩm của bạn. • Giúp lên kế hoạch cho những thu mua/ cam kết tương lai nhằm mục đích kiểm kê. Việc nghiên cứu thị trường tỉ mỉ cung cấp những nền tảng vững chắc cho việc thấu hiểu khách hàng, những thứ họ thích hoặc không thích, cũng như cách tốt nhất để giao tiếp với họ. B. Các hình thức nghiên cứu thị trường Có hai hình thức chủ yếu để nghiên cứu thị trường : trực tiếp và gián tiếp 1. Việc nghiên cứu thị trường trực tiếp bao gồm việc thu thập dữ liệu về khách hàng, chẳng hạn dưới hình thức một bảng khảo sát. Ví dụ : • Bảng khảo sát. • Nghiên cứu theo nhóm khách hàng.
• Phỏng vấn từng khách hàng. 2. Việc nghiên cứu thị trường gián tiếp liên quan đến phần thông tin đã được thu thập trước đó, chẳng hạn như dữ liệu điều tra hoặc nghiên cứu theo ngành. Ví dụ : • Thông tin về nhân khẩu học • Những bảng khảo sát được hoàn thành trước đó • Thông tin thương mại theo ngành C. Lên kế hoạch cho nghiên cứu thị trường 1. Mục tiêu : Mục tiêu của bạn khi tiến hành bảng nghiên cứu này là gi? Điều này sẽ quyết định hình thức và số lượng các nghiên cứu bạn cần phải tiến hành. Hãy bảo đảm bạn sẽ có một mục tiêu rõ ràng trước khi bạn bắt đầu tiến hành kế hoạch của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu : Bạn muốn tiến hành hình thức trực tiếp hay gián tiếp ? Bạn muốn thông tin được thu thập và phân tích như thế nào ? 3. Đối tượng nghiên cứu : Ai là đối tượng nghiên cứu mà bạn đang nhắm tới ? 4. Thời gian : Bạn cần bảng nghiên cứu này khi nào? 5. Ngân sách : Bạn muốn chi bao nhiêu? Nghiên cứu theo hình thức trực tiếp thường phức tạp, tốn thời gian và tốn kém hơn hình thức nghiên cứu gián tiếp. 6. Thông tin : Tập hợp tất cả thông tin bạn hiện đang có về khách hàng, mục tiêu của bạn hoặc về những chủ đề mà bạn muốn tìm hiểu. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ hơn dự án nghiên cứu của mình. D. Thuật ngữ nghiên cứu thị trường 1. Khách hàng chủ động : Khách hàng đã mua hàng vào năm trước. 2. Khảo sát ngẫu nhiên : Khảo sát trên một số khách hàng nhất định,không có liên hệ trước.
3. Nghiên cứu ứng dụng : Nghiên cứu được sử dụng để trả lời một số câu hỏi nhất định hoặc để giải quyết một vấn đề nhất định. 4. Nhận thức : Mức độ nhận thức của người tiêu dùng với sản phẩm hay nhãn hiệu của bạn 5. Bùng nổ dân số : Phần lớn dân số của Mĩ, sinh ra vào khoảng từ 1946 – 1964. 6. Điểm chuẩn : Một mức điểm được dùng để đánh giá vị trí bạn đang có ở hiện tại. 7. Thành kiến : Đinh hướng sai đối với khách hàng mục tiêu do bởi một số thiếu sót trong khi tiến hành nghiên cứu. 8. Khả năng mua hàng : Khả năng khách hàng sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. 9. Thông tin mang tính nhân khẩu học : Mô tả về khách hàng tiềm năng, bao gồm những thông tin về độ tuổi, mức độ thu nhập, quy mô gia đình, nghề nghiệp v.v… 10. Thế hệ X : Thế hệ được sinh ra trong giai đoạn 1965 đến 1976. 11. Marketing hỗn hợp : Sự kết hợp giữa sản phẩm, giá sản phẩm, khuyến mãi và nơi phân bố của công ty. 12. Phương pháp : Những quy trình được sử dụng để tiến hành việc nghiên cứu bao gồm tuyển dụng, cơ cấu câu hỏi, v.v….. 13. Bảng câu hỏi : Một loại nghiên cứu thị trường, trong đó một nhóm người được phỏng vấn trong một thời gian dài. A. Các bước để có một kế hoạch MKT hiệu quả 1. Tiến hành nghiên cứu thị trường, bao gồm cả những động thái từ phía đối thủ 2. Định ra những mục tiêu cho công ty bạn 3. Nêu rõ những mục tiêu kinh doanh của bạn trong ngắn, trung và dài hạn 4. Định ra ‘Sứ mệnh' của bạn
5. Nêu rõ những lợi ích do sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại 6. Viết một bản kế hoạch kinh doanh, bao gồm những chi tiết về vốn, nguồn lực và mục tiêu về ‘doanh số' 7. Định lượng hóa cho những gì bạn cần từ thị trường 8. Viết bản kế hoạch marketing của bạn 14. Định vị : Cách thức một khách hàng nhận xét về một sản phẩm hay dịch vụ, trong tương quan với những đối thủ của những sản phẩm, dịch vụ đó 15. Kiểm tra ý tưởng : Việc kiểm tra sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng mới trước khi đẩy mạnh hơn. 16. Những hiểu biết về tâm lí : Điều tra nhằm phân tích đặc điểm của tính cách và những giá trị của con người. 17. Điều tra định tính : Điều tra tập trung vào sự đánh giá khách quan đối với một sản phẩm, dịch vụ cũng như một vấn đề nhất định. 18. Điều tra định lượng : Điều tra tập trung vào việc thu thập dữ liệu, để dự đoán về mặt số lượng 19. Mẫu đại diện : Một mẫu đã đại diện hoàn toàn cho một sản phẩm trong một thị trường mục tiêu nhất định.
B. Làm việc với bên Trung gian : Dưới đây là vài nguyên tắc cơ bản khi làm việc với các bên trung gian phụ trách phần quảng cáo và thiết kế : • • • • •
Nên chọn những các công ty Quảng cáo được giới thiệu, đồng thời đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Đi đến thống nhất về việc tóm tắt kế hoạch công việc, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu của việc giao kết quan hệ kinh doanh Đảm bảo có sự cân bằng giữa thông điệp bạn muốn thể hiện và cách thức bên trung gian sẽ thể hiện. Don't allow the message to get over-complicated. Không nên để thông điệp này trở nên phức tạp quá mức
C. Các phương tiện truyền thông trong quảng cáo và những phương pháp marketing 1. Trang web, internet, email, đĩa CD, DVD v.v…. 2. Báo chí và giao tế nhân sự (PR). 3. Hội thảo. 4. Marketing từ xa ( như Marketing qua điện thoại) 5. Gửi thư trực tiếp. 6. Các loại poster (như panô, quảng cáo trên taxi, xe buýt và những bảng hiệu hai bên đường). 7. Quảng cáo trưng bày. 8. Danh mục giới thiệu trên những trang vàng..v.v…. 9. Danh mục giới thiệu trên internet. 10. Sách quảng cáo (brochure), tờ rơi và hình thức quảng cáo bằng in ấn. 11. Những phần phụ đính kèm. 12. Phân phát tờ rơi và hình thức quảng cáo từng nhà. 13. Đài phát thanh, đài truyền hình, rạp chiếu bóng địa phương và internet. 14. Sách hướng dẫn, sổ tay và thư ngỏ (newsletter). 15. Ngày hội giới thiệu sản phẩm và triển lãm. 16. Truyền miệng. 17. Mạng lưới và câu lạc bộ. D. Vài “mẹo” khi kinh doanh 'AIDA' - Attention Interest Desire Action Mô hình ‘AIDA' Chú ý (Attention) có thể gồm một banner hay phần tựa đề hứa hẹn sẽ gây ấn tượng. Quan tâm (Interest) xây dựng thông tin theo một cách thật sự thú vị và ý nghĩa của nó phải liên quan đáng kể đến cách độc giả nghĩ về vấn đề được đề cập. Nếu bạn muốn tìm sự hưởng ứng từ phía độc giả, bạn phải chuyền sang việc tạo ra Nhu cầu (Desire), có liên quan đến những lợi ích của khách hàng và vì thế, họ muốn chúng. Cuối cùng, bạn phải thực hiện các phương pháp thúc đầy họ đi đến việc mua hàng. Hành động (Action), chẳng hạn như việc gọi đến một số điện thoại hoặc điền và gửi đi một phíếu trả lời. Quảng cáo không được thực hiện đúng nơi đúng lúc là một hành động vô ích. E. Nguyên tắc quảng cáo :
1. Thông điệp chính của bạn phải là phần nổi bật nhất. 2. Nêu bật một lợi ích duy nhất gây ấn tượng mạnh, thật nhanh và đơn giản. 3. Thông điệp của bạn phải ngắn và dễ hiểu. 4. Tránh làm rối quảng cáo bằng quá nhiều hình ảnh hư cấu, màu sắc hay bối cảnh. Hãy làm nó dễ đọc. 5. “Cuốn” người đọc theo lối viết của bạn. 6. Tạo ra một điều gì đó mới trong cách qu ảng cáo. 7. Phát triển một lời tuyên bố/mời chào đặc biệt, duy nhất và sau đó, nhấn mạnh nó, l ặp đi lặp lại. 8. Lời tuyên bố hay mời chào của bạn phải chân thật và đáng tin cậy J. Hành vi người tiêu dùng và chiến lược marketing Việc nghiên cứu người tiêu dùng giúp các công ty và tổ chức hoàn thiện hơn những chiến lược marketing thông qua việc hiểu rõ những vấn đề như : • Tâm lí học, nghiên cứu xem người tiêu dùng suy nghĩ, cảm thấy, suy luận và lựa chọn thế nào giữa những giải pháp khác nhau (ví dụ : giữa các nhãn hiệu, các sản phẩm) • Tâm lí học cũng nghiên cứu xem người tiêu dùng bị ảnh hưởng thế nào bởi môi trường xung quanh (như văn hóa, gia đình, biểu tượng hay nhtruyền thông) • Hành vi của người tiêu dùng khi đi mua sắm hay khi đưa ra những quyết định mang tính chất marketing. • Giới hạn trong nhận thức của người tiêu dùng hoặc khả năng phân tích thông tin có ảnh hưởng đến quyết định hay kết quả marketing. • Sự khác biệt giữa động lực và chiến lược ra quyết định của người tiêu dùng đối với những sản phẩm khác nhau về mức độ quan trọng hay tầm thu hút khác nhau . • Những nhà marketing làm cách nào để điều chỉnh và hoàn thiện hơn những chiến dịch cũng như những chiến lược marketing để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn. Việc hiểu rõ những vấn đề này giúp chúng ta có những chiến lược phù hợp hơn, thông qua việc nghên cứu rõ hơn về người tiêu dùng.