Mac Lenin 2

  • August 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Mac Lenin 2 as PDF for free.

More details

  • Words: 1,200
  • Pages: 2
3.Nội dung giáo dục: Năm 1866 Mac có gửi cho Đại hội quốc tế lần thứ nhất ở Giơnevơ bản chỉ thị về một số vấn đề cho đại biểu trung ương lâm thời, trong đó ông xác định nội dung của giáo dục như sau: “Chúng tôi hiểu giáo dục gồm 3 điều: Thứ nhất: Giáo dục trí lực. Thứ hai: Giáo dục thể lực như đang được thực hành trong các trường thể dục thể thao và bằng tập luyện quân sự. Thứ ba: Giáo dục kỹ thuật, giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất và đồng thời tập cho trẻ em và thiếu niên quen sử dụng những công cụ đơn giản nhất cho tất cả các ngành sản xuất. Việc kết hợp giữa lao động sản xuất được trả công, giáo dục trí lực, giáo dục thể lực và giáo dục kỹ thuật tổng hợp sẽ nâng giai cấp công nhân lên cao hơn rất nhiều so với trìng độ của giai cấp quý tộc và tư sản. Chỉ thị đó tại đại hội đã được thông qua thành nghi quyết đại hội. 3.1: Trí dục: Mác và Enghen đặt trí dục lên hàng đầu. Nhiệm vụ của trí dục là vũ trang cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học chân chính, những nhà sang lập chủ nghĩa Mác hết sức coi trọng việc nắm lý thuyết, khoa học và giáo dục. Theo Enghen, đối với Mác khoa học là động lực cách mạng. Enghen đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc từng khoa học. Ông đã nêu lên những thành tựu to lớn của khoa học tự nhiên và phản đối kịch liệt lối dạy miêu tả về môn học đó. Khi nghiên cứu vấn đề dạy học văn, Enghen đã phê phán tư tưởng sai lầm của During cho rằng trong nhà trường của xã hội tương lai sẽ vứt bỏ văn học nghệ thuật của quá khứ có nội dung thần bí thơ mộng. Nhân điều đó ông nhận xét một cách diễu cợt rằng ông During sẽ phải tạo nên “hình mẫu thơ mộng” cho xã hội tương lai. Enghen rất coi trọng việc học tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Theo ông tiếng nước ngoài là cần thiết, là phương tiện giao lưu quốc tế giúp ta biết văn hoá của cả nhân loại. Enghen nhấn mạnh ý nghĩa của việc học tập các cổ ngữ(đặc biệt là tiếng Lating) để mở rộng nhãn quan con người. Học các thứ tiếng không những là phương tiện hiểu biết thế giới, mà còn là để phát triển trí tuệ. Phát triển tư tưởng của Mac,Enghen về giáo dục, Lenin hết sức coi trọng trí dục, cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học là một nhiệm vụ giáo dục cơ bản. Theo ông muốn kiến thiết thắng lợi chủ nghĩa cộng sản, họ phải nắm được tất cả kho tàng văn hoá, kho tàng tri thức mà nhân loại đã sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Cùng với những tri thức khoa học, Lênin rất coi trọng kĩ năng lĩnh hội toàn bộ tri thức đó. Ông đã căn dặn thanh niên: “Chúng ta không cần lối học gạo, chúng ta cần mở mang và hoàn thiện trí óc của mỗi người bằng những kiến thức và những sự việc cơ bản, vì chủ nghĩa cộng sản sẽ trở thành chống rỗng, sẽ chỉ là một chiêu bài rỗng tuyếch, người cộng sản chỉ là một anh chàng khoe khoang khoác lác bình thường, nếu như tất cả kiến thức thu được không được nghiền ngẫm trong ý thức của anh ta. Những kiến thức đó các đồng chí không nên hấp thụ một cách giản đơn, các đồng chí phải hấp thụ có phê phán, để cho đầu óc các đồng chí không phải chất đầy một mớ hổ lốn vô ích, mà làm giàu trí óc bằng những sự ham hiểu biết thực tế. Không có sự am hiểu những sự việc thực tế đó thì không thẻ trở thành một người hiện đại có học thức được”( Các Mác, Ph.Enghen, VI.Lênin, Bàn về giáo dục, Nxb.Giáo dục,Hanoi 1984).

3.3:Thể dục. Con người phát triển toàn diện cần phải phát triển về thể chất. Theo Mác và Enghen, cần phải nhận rõ rằng sự phân công lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho thể lực người công nhân phát triển phiến diện: tuỳ theo nghề mà nhóm bắp thit này hay nhóm bắp thịt khác được luyện tập. Chỉ bằng tập thể dục được tổ chức đúng đắn như một phương tiện giáo dục thể chất mới có thể khắc phục tính phiến diện đó. Trong “Châu Âu có thể giải trừ quân bị được không?”. Enghen đã vạch ra một cách có căn cứ vấn đề giáo dục thể chất cho thanh thiếu nhi. Theo ông dạy một cách chu đáo, có hệ thống bài thể dục tự do và bài thể dục dụng cụ cho học sinh tất cả các lớp khi chân tay các em còn chua mất đi sự mềm mại và khéo léo, ông khuyên nên thực hiện giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng ở trường học, điều đó sẽ làm cho trẻ phát triển về mặt thể chất và tạo cho họ có sự đào tạo về mặt quân sự.Theo ông nếu dành một phần lớn thời gian hè để tiến hành những cuộc hành quân và luyện tập tại địa phương thì điều đó sẽ có lợi cho sự phát triển về thể lực và trí lực của học sinh cũng như có lợi cho ngân sách quóc phòng. Mác và Enghen khi hướng về giáo dục toàn diện về mặt thể chất các ông mong muốn đào tạo một thế hệ trẻ cường tráng khoẻ mạnh và dũng cảm. Nhờ vậy mà trong cuộc đấu tranh cách mạng họ biết đạt được những thắng lợi quyết định, biết chiến đấu chống lại kẻ thù cách mang. Lênin cho rằng giáo dục thể chất là điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện nhân cách. Trong bài diễn văn “Nhiệm vụ của đoàn thanh niên” ở đại hội đoàn thanh niên công sản Nga lần thứ 3 năm 1920, Lênin đã xác định mục đích của thể dục. Theo ông công tác giáo dục thể chất cho thế hệ đang lớn là một trong những bộ phận cần thiết của toàn hệ thống giáo dục cộng sản cho họ, nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện và hài hoà, ngưới công dân sáng tạo của xã hội cộng sản. Theo Lênin thể dục nhằm những mục đích thực tiễn sau: a/ Chuẩn bị cho thanh niên lao động. b/ Vũ trang bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Củng cố và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân lao động tạo nên cuộc sống vui vẻ thoải mái. Ông xem đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước Xô Viết.

Related Documents

Mac Lenin 2
August 2019 23
Mac Lenin
August 2019 14
Mac Lenin 3
August 2019 11
De Cuong Tn Mac Lenin
November 2019 7
Mac Mac
June 2020 25