Áp dụng mã số mã vạch - giải pháp hội nhập toàn cầu và khu vực
MÃ QUỐC GIA 893 Từ năm 1995, xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất và kinh doanh thương mại trong nước và xuất khẩu, theo đề nghị của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN)), Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tham gia tổ chức mã số mã vạch (sau đây viết tắt là MSMV) quốc tế EAN International - nay đổi tên là GS1, để có được mã số quốc gia của Việt Nam là 893 và hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa (chè, cà phê, thủy sản...) trong việc ghi MSMV lên sản phẩm hàng hóa, phục vụ cho việc quét và thu thập dữ liệu tự động, nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn hàng trong nước và quốc tế. Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ MSMV ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động MSMV, ngày 27 tháng 3 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 45/2002/QĐ TTg trong đó qui định nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV và giao cho Bộ KH&CN là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV. Dưới đây là tình hình hoạt động triển khai áp dụng MSMV và thực hiện quyết định số 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG MSMV Để thực hiện Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đã giao cho Tổng cục TCĐLCL tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động MSMV và thúc đẩy ứng dụng các công nghệ và tiêu chuẩn mới liên quan quan. Dưới đây là kết quả cũng như các khó khăn vướng mắc trong quản lý hoạt động MSMV và thúc đẩy áp dụng các công nghệ, tiêu chuẩn mới liên quan * Hoạt động quản lý ngân hàng mã số quốc gia, cấp và quản lý sử dụng MSMV Từ năm 1995, sau khi được cấp mã quốc gia 893, Tổng cục TCĐLCL đã triển khai cấp mã số doanh nghiệp cho các cơ sở có nhu cầu sử dụng MSMV. Hiện nay, Tổng cục TCĐLCL đã qui hoạch lại ngân hàng mã số 893 và triển khai cấp và quản lý 03 loại mã số gồm: Mã doanh nghiệp (Company Prefix), Mã rút gọn (EAN8) và mới triển khai cấp Mã địa điểm toàn cầu (GLN- Global Location Number) cho các doanh nghiệp và cơ quan có nhu cầu sử dụng mã GLN để trao đổi thông tin thương mại và dữ liệu điện tử EDI. Tính đến 20/4/2007 Tổng cục TC ĐL CL đã cấp 6149 mã doanh nghiệp; cấp 201 mã rút gọn (EAN 8); đăng ký sử dụng 2312 mã địa điểm vào mạng Mạng toàn cầu đăng ký điện tử thông tin về các cơ sở sử dụng MSMV (viết tắt tiếng Anh là GEPIR- Global Electronic Party Information Registry); cấp 111 giấy phép sử dụng mã nước ngoài; làm thủ tục cho 18 doanh nghiệp xin cấp mã UPC để xuất khẩu. Như vậy, trong hơn mười năm qua, tốc độ phát triển vượt bậc số doanh nghiệp sử dụng MSMV ở Việt Nam đã làm cho các bạn quốc tế và khu vực ngạc nhiên và đánh giá cao. Đặc biệt hai năm gần dây, trung bình mỗi năm số cơ sở đăng ký mới tăng khoảng hơn 1000 cơ sở/năm. Thủ tục đăng ký cấp mã đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, được các doanh nghiệp đăng ký thường xuyên tỏ ý hài lòng và đánh giá tốt. Hiện nay, Tổng cục TCĐLCL (Trung tâm TCCL) đã thiết lập một cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sử dụng MSMV của Việt Nam và đưa lên mạng Internet để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu tra cứu thông tin có thể truy cập để tra cứu. Cơ sở dữ liệu này đã được nối mạng với cơ sở dữ liệu của các nước khác trên thế giới thông qua mạng GEPIR nêu trên.
* Hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ mới Căn cứ Đề án phát triển và quản lý hoạt động MSMV của Bộ KHCN, Tổng cục TCĐLCL đã tổ chức các hoạt động nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới, cụ thể: - Nghiên cứu triển khai phổ biến áp dụng các loại MSMV mới như sau: Mã địa điểm toàn cầu (GLN); Mã toàn cầu phân định tài sản (GRAI;GIAI); Mã cho đơn vị giao nhận vận chuyển (SSCC); Nhãn đơn vị hậu cần của GS1 (Logistic Label). - Tổ chức nghiên cứu triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ mới liên quan hệ thống GS1 và mở rộng các lĩnh vực áp dụng MSMV, cụ thể: áp dụng mã QR (viết tắt của tiếng Anh là “quick response”) trong quản lý nhân sự; áp dụng MSMV trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm; triển khai áp dụng mã điện tử cho sản phẩm (EPC) và công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số radio (RFID); nghiên cứu hỗ triển khai áp dụng các tiêu chuẩn mô tả dữ liệu về sản phẩm sử dụng MSMV và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN) do tổ chức MSMV quốc tế thiết lập và quản lý; triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bán lẻ áp dụng giải pháp “Đáp ứng có hiệu quả cho khách hàng – ECR”, nhằm hội nhập với hoạt động RCR của quốc tế và khu vực. * Tuyên truyền phổ biến và hỗ trợ áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới Tổng cục TCĐLCL thường xuyên tổ chức và phối hợp với các Chi cục TCĐLCL địa phương hàng năm tổ chức các hội thảo đào tạo về ứng dụng mã số mã vạch trong sản xuất kinh doanh. Phối hợp với một số công ty nước ngoài (như DENSO và Marubeni của Nhật, công ty NEC của Xingapo...) tổ chức các hội thảo ứng dụng công nghệ mới, nhằm hỗ trợ các bộ, ngành trong việc đưa các công nghệ nhận dạng và thu nhận dữ liệu tự động áp dụng trong quản lý chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như: hội thảo tại Bộ Nội vụ nhằm giới thiệu kinh nghiệm áp dụng mã QR trong quản lý công chức; và hội thảo tại Cục Kỹ thuật Bộ Công an nhằm đưa mã QR vào áp dụng cho thiết kế mẫu chứng minh nhân dân mới; hội thảo tại Hàng không Việt Nam về Công nghệ phân định bằng tần số radio RFID; hội thảo tại Tổng cục TCĐLCL về Hộ chiếu điện tử có sự tham gia của đại diện từ các bộ, ngành liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công An, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ... Ngoài ra, Tổng cục TCĐLCL đã phối hợp giúp đỡ một số bộ, ngành khác áp dụng công nghệ MSMV vào thực tế hoạt động của ngành mình, cụ thể như: áp dụng hệ thống MSMV EAN.UCC cho sách. áp dụng để truy tìm nguồn gốc thủy sản, phục vụ cho việc xuất khẩu hàng thủy sản đáp ứng các yêu cầu qui định của Luật An toàn thực phẩm của Châu Âu 178/EU (có hiệu lực từ tháng 1/2005); giới thiệu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về MSMV (EAN-COM) cho trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và ứng dụng các công nghệ nhận dạng tự động kết hợp với công nghệ tin học để mã hóa cảng biển và quản lý hàng hóa qua cảng biển; áp dụng công nghệ MSMV trong quản lý hành lý, quản lý khách hàng và quản lý kinh doanh Cửa hàng miễn thuế trong sân bay (Duty Free); áp dụng MSMV cho quản lý dược phẩm… * Xây dựng các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn về MSMV Đến nay, Tổng cục đã tổ chức soạn thảo 5 văn bản văn bản pháp luật liên quan quản lý hoạt động MSMV để trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đặc biệt, Tổng cục TCĐLCL đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm sử dụng mã số mã vạch, thuộc nội dung nghị định 126/2005/NĐ-CP (ngày 10/10/2005) của Chính phủ “Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Vừa qua, Tổng cục TCĐLCL đã trình Bộ KHCN ban hành văn bản “Qui định về cấp, sử dụng và quản lý MSMV”, kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-KHCN ngày 23/8/2006, góp phần tạo hành lang pháp lý về MSMV cho các doanh nghiệp của Việt Nam có thể nhanh chóng hội nhập thương mại điện tử toàn cầu.
Tính đến cuối năm 2006, Tổng cục TCĐLCL đã tổ chức xây dựng và trình Bộ KH&CN ký ban hành ban hành 21 TCVN về MSMV. Các tiêu chuẩn đã ban hành được chia làm 3 nhóm chính như sau: Các tiêu chuẩn về các loại mã số được chấp nhận toàn cầu; Các tiêu chuẩn về một số loại mã vạch được chuẩn hóa để thể hiện các loại mã số toàn cầu; Các tiêu chuẩn về mô tả dữ liệu sản phẩm sử dụng MSMV (nhằm phục vụ cho thương mại điện tử toàn cầu). * Hoạt động hợp tác quốc tế về MSMV Với vai trò đại diện cho Việt nam tại tổ chức MSMV quốc tế GS1(với tên đăng ký là GS1 Việt Nam) và đại diện cho GS1 quốc tế tại Việt Nam, Tổng cục TCĐCL đã duy trì các hoạt động hợp tác quốc tế và song phương, cụ thể: làm tròn nghĩa vụ thành viên (nghĩa vụ tham gia các cuộc họp, các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, đóng phí...) của tổ chức EAN quốc tế, nay đổi tên thành GS1 quốc tế; giúp nước bạn Campuchia hình thành Tổ chức MSMV quốc gia; đào tạo cán bộ quản lý MSMVgiúp Bạn; hợp tác song phương với các nước bạn Singapore và Úc (bằng hình thức ký biên bản ghi nhớ MOU) để tranh thủ sự hỗ trợ của các nước phát triển đối với Việt Nam trong hoạt dộng MSMV. * Quản lý các loại phí về hoạt động MSMV Thực hiện quyết định 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ Tài chính về “Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp MSMV” và sau đó, Bộ KHCN đã ủy quyền cho Tổng cục TCĐLCL ban hành Quyết định số 890/QĐ-TĐC ngày 31/12/2003 của Tổng cục TCĐLCL về “Quy định tạm thời về việc quản lý, sử dụng phần phí cấp mã số mã vạch được trích để lại sau khi nộp vào ngân sách nhà nước”. Mới đây, Tổng cục đã soạn thảo nội dung đề nghị sửa đổi bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC, đề nghị và đã được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007. Tổng cục TCĐLCL đã quản lý việc sử dụng tiền thu được theo đúng các văn bản qui định có liên quan của Bộ Tài chính. * Hoạt động kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các văn bản qui phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm về hoạt động MSMV Tổng cục thường xuyên duy trì việc hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng MSMV theo đúng các qui đinh và tiêu chuẩn của quốc tế và quốc gia; tổ chức thanh tra kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động MSMV. Tổng cục cũng phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết các khiếu nại và khi cần xử lý vi phạm về sử dụng MSMV. MSMV – GIẢI PHÁP HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU Năm 2005 là năm chuyển mình đối với tổ chức MSMV quốc tế, với việc tổ chức đổi tên thành tổ chức GS1, trong đó GS1 Việt nam là một nước thành viên. Tính đến 30/12/2006 số thành viên tham gia tổ chức GS1 Quốc tế là 104 tổ chức, đại diện cho 106 nước. Tổng số các doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn về MSMV trên toàn thế giới hiện nay là hơn một triệu doanh nghiệp. Hệ thống GS1 quốc tế đã được triển khai ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại, cho đa ngành công nghiệp, mà còn đang được mở rộng ứng dụng cho các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc phòng, truy tìm nguồn gốc sản phẩm thực phẩm... và đặc biệt là trong trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và trao đổi dữ liệu thông tin qua mạng Internet. Mục tiêu của tổ chức là: thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu làm “Ngôn ngữ cho thương mại toàn cầu” (Language for Global Business). Để có thể theo kịp với các nước trên thế giới và trong khu vực, các nhiệm vụ của GS1 Việt Nam cho thập niên tiếp theo cần phải hài hòa với các hoạt động củaGS1 quốc tế. Cụ thể cần
tiến hành các hoạt động triển khai thúc đẩy áp dụng hệ thống GS1 ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập thương mại điện tử, bao gồm: * Nghiên cứu triển khai đưa vào áp dụng các công nghệ và mã tiêu chuẩn mới: Áp dụng Công nghệ nhận dạng bằng bằng tần số radio (RFID - Radio Frequency Identification) trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Phổ biến áp dụng Mã điện tử sản phẩm (EPC - Electronic Product Code) phục vụ cho công nghệ RFID. Tổ chức triển khai hoạt động Đáp ứng có hiệu quả cho khách hàng (ECR - Efficience Customer Response) để tham gia hội nhập hoạt động của khu vực - ECR Asia. tế.
Phổ biến áp dụng các loại mã số và mã vạch mới được tiêu chuẩn hóa và chấp nhận quốc
* Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam Cập nhật và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sử dụng MSMV, bằng tiếng Anh và tiếng Việt. -
Tham gia mạng Đăng ký thông tin toàn cầu của GS1 - mạng GEPIR Global.
-
Nghiên cứu triển khai thiết lập Catalô điện tử sản phẩm sử dụng MSMV của Việt Nam.
Hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam chuẩn bị điều kiện đăng ký tham gia các mạng toàn cầu - GR (Global Registry); GDSN (Global Data Synchronization Network); EPC Global. * Thúc đẩy và giúp các bộ ngành trong hoạt động ứng dụng MSMV Thúc đẩy áp dụng mã QR cho quản lý nhân sự (quản lý công chức, thẻ chứng minh nhân dân….) Thúc đẩy ứng dụng MSMV trong truy tìm nguồn gốc thực phẩm, bao gồm cả thuỷ sản và rau sạch. -
Thúc đẩy ứng dụng MSMV trong ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hỗ trợ các ngành ứng dụng các công nghệ mới liên quan (như : RFID; ECR; Mã hỗn hợp RSS; EDI...). Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng thử và phổ biến ứng dụng rộng rãi công nghệ RFID cho các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nước. Mở rộng ứng dụng MSMV trong các hoạt động dịch vụ công cộng (chú trọng các ngành: bưu chính viễn thông; giao thông vận tải; vận chuyển hàng không; vận chuyển hàng hải; quản lý rau và thực phẩm sạch...). Qua bốn năm thực hiện Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg, với các kết quả đạt được nêu trên, có thể thấy rằng việc ban hành quyết định là cần thiết và kịp thời vì văn bản đã là cơ sở pháp luật cho việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV, qua đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhận dạng tự động mới, hiện đại, có hiệu quả thiết thực trong hoạt động quản lý
đa ngành của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động cấp và sử dụng MSMV phù hợp với thông lệ quốc tế và đã đi vào nền nếp, ổn định và phát triển. Lưu Thị Kim Thanh Phòng MSMV, Trung tâm TCCL Việt Nam