MA HOÀNG TRỊNH THỊ PHI LY Còn gọi là thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng, sơn ma hoàng, một tặc ma hoàng, một ma hoàng, trung ma hoàng. 1. Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf. Ephedra equisetina Bunge. Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Thuộc họ Ma hoàng (Ephedraceae). Ma hoàng là một vị thuốc dùng trong đông y, hiện nay chưa thấy cây này ở Việt Nam. Tại một số nước châu Phi (Angiêri) trồng được ma hòang có tác dụng nên ta có thể nghiên cứu di thực cây này vào nước ta. 2. Mô tả Tên thị trường thương lưu hành nhiều loài ma hoàng, chủ yếu có mấy loại sau đây: Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ. Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài
1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn. Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm. 3. Phân bố Ma hoàng chưa thấy ở nước ta. Trên thế giới ma hoàng trồng ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi nhưng có ít hoạt chất, chỉ có ma hoàng châu Á chứa nhiều hoạt chất nên được thế giới công nhận dùng làm thuốc. Nơi cung cấp ma hoàng là Ấn Độ, Pakistan. Ma hoàng Trung Quốc được coi là tốt nhất, vì nhiều hoạt chất. Ở TQ ma hoàng có nhiều ở Hoa Bắc, Tây Bắc chủ yếu là mọc hoang. Ma hoàng dùng trong nước và xuất cảng, phổ biến là thảo ma hoàng. 4. Thu hái, chế biến Ma hoàng (Herba Ephedrae) là ngọn hay phần trên mặt đất của nhiều loài ma hoàng phơi hay sấy khô. Ma hoàng thu hái vào mùa thu, khi nghiên cứu định lượng hoạt chất người ta cũng thấy vào mùa thu hoạt chất đạt 100%, vào mùa xuân hoạt chất chỉ còn 2530%, nếu chậm thu hoạch vào mùa đông hoạt chất chỉ còn 50%. Trong bộ sách cổ nhất của Trung Quốc, người ta cũng đã qui định ma hoàng phải hái vào tiết lập thu, khi thân còn hơi xanh, bỏ các mấu và quả. Khoa học hiện nay đã chứng minh kinh nghiệm đó là đúng. Đốt và quả chứa rất ít alkaloid, nếu đợi cây già, ngả màu nâu thì vị thuốc hết hiệu lực. 5. Thành phần hóa học Thành phần chủ yếu của ma hoàng là alkaloid, hoạt chất chính là Lephedrin (C10H15NO), ngoài ra còn có D-pseudoephedrin (C10H15NO), L - N – methyl pseudoephedrin (C11H17NO), D-
N-methyl ephedrin (C11H17NO), L-nor ephedrin (C9H13NO), D-nor ephedrin (C9H13NO). Hàm lượng alkaloid phụ thuộc vào loài, tuổi của cây và thời gian thu hái. Trong tất cả các chất trên, ephedrin có tác dụng hơn cả, tỷ lệ cao vào mùa thu có thể đạt tới 1,3%, sau đó đến D-pseudo ephedrin khoảng 0,2%, những hoạt chất khác đều thấp. Loài ma hoàng E. sinica
Tỷ lệ alkaloid toàn phần 1,315%
Tỷ lệ ephedrin 80 – 85%
E. equisetina
1,754%
85 – 90%
E. intermedia
1,155%
40 – 46%
E. gerardiana
1,65 – 1.7%
70 – 80%
6. Tác dụng dược lý Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrin. Ephedrin có công thức gần giống công thức của adrenalin, do đó tác dụng của ephedrin gần giống tác dụng của adrenalin. 6.1 Tác dụng giống thần kinh giao cảm Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản, rất thích hợp cho những trường hợp do phế quản co mà thở khó khăn. Đối với cơ trơn của ruột và dạ dày, ephedrin có tác dụng ức chế (giảm) nhu động ruột và dạ dày, kích thích cơ tim làm tim đập nhanh, làm co mạch máu ngoại vi và tăng huyết áp, làm giãn đồng tử và tăng đường huyết. 6.2 Kích thích thần kinh trung ương Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ đại não làm cho tinh thần phấn chấn giảm tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, hưng phấn trung khu hô hấp. 6.3 Tác dụng miễn dịch nhanh Nếu dùng ma hoàng hay ephedrin liên tục thì các tác dụng nói trên sẽ kém đi rất mau (đối với adrenalin không có hiện tượng này). Về cơ chế tác dụng của ephedrin, hiện nay ý kiến chưa thống nhất: có tác giả cho rằng do ephedrin có cấu
tạo giống như adrenalin cho nên ephedrin có tác dụng trực tiếp trên các cơ quan như adrenalin, nhưng một số tác giả lại cho rằng ephedrin có tác dụng gián tiếp bằng cách bảo vệ chất adrenalin trong cơ thể khỏi bị phá hủy bởi men monoaminoxydase, tuy nhiên giả thuyết này chưa đước chứng minh đầy đủ bằng thực nghiệm cho nên cần phải nghiên cứu sâu hơn. 6.4 Tác dụng gây ra mồ hôi Trên lâm sàng, ma hoàng làm tăng tiết mồ hôi rõ rệt nhưng tác dụng này chưa được chứng minh và giải thích đầy đủ. Ngoài ra, ma hoàng và ephedrin còn có tác dụng thông tiểu tiện, kích thích bài tiết nước bọt và bài tiết dịch vị. Tác dụng của ephedin, ngược lại với tác dụng của ephedrin. Theo báo cáo của Trần Khắc Khôi (Chinese M.physiol) thì ephedin làm hạ huyết áp, tăng sự co bóp của tử cung chuột bạch, tăng nhu động ruột của thỏ, hơi kích thích hô hấp. Tác dụng dược lý của rễ ma hoàng Theo nghiên cứu của cá tác giả Nhật Bản thì tác dụng dược lý của rễ ma hoàng hoàn tòan ngược lại với tác dụng của cành và thân ma hoàng. Nếu dùng cao lỏngrễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vi giãn ra, hô hấp tăng nhanh. Đông y dùng ma hoàng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm khí quản, hen suyễn, đau khớp xương. Tây y thường dùng ephedrin dưới dạng muối hydroclorid hay sulfate, dùng riêng hay phối hợp với aspirin, cafein, papaverin (Dùng chữa hen, chữa sổ mũi) 7. Trồng Ma hoàng rất khỏe, không cần chăm sóc nhiều. Trồng bằng hạt ở khoảng 20oC. Phát triển ở khí hậu ấm và khô, không có sương mù. Phát triển trên đất nhiều mùn và phát triển rất tốt trên đất đá xốp với đầy đủ ánh sáng mặt trời và nước. Hạt chín vào mùa thu, gieo hạt vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè trong nhà kính trên đất cát có trộn phân. Phát triển nhanh chóng trên sườn đá. 8. Chiết xuất
Ephedrin thuộc alkaloid kiềm, được chiết bằng ether : chloroform (3:1) hoặc benzen ngâm qua đêm. Chiết đên khi nào cạn kiện (thử bằng thuốc thử Wagner’s) Lắc dịch chiết với HCl loãng Trung hòa dịch nước bằng dung dịch NaOH, sau đó kiềm hóa bằng dung dịch Na2CO3. Dịch kềm đươc làm bão hòa bằng NaCl và chiết bằng ether đến khi cạn kiệt. Dịch chiết ether được rửa bằng dung dịch nước muối. Pseudoephedrine dễ kết tinh, là tinh thể không màu trong khi đó ephedrin rất khó kết tinh vì nhiệt độ nóng chảy thấp.