Ky Thuat Trong Dau Dua

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ky Thuat Trong Dau Dua as PDF for free.

More details

  • Words: 1,349
  • Pages: 4
ĐẬU ĐŨA Tên khoa học: Vigna sesquipedalis Fruwirth Vigna sinensis spp. Dolichos sesquipedalis L. Họ Đậu: Leguminosae, Fabaceae ThS. Trần Thị Ba Bộ môn Khoa Học Cây Trồng Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT 1. GIỚI THIỆU Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vigna unquiculata) được trồng nhiều ở Trung Quốc; vùng Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và mở rộng sang Châu Phi. Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nước ngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựa trên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị trường. Dạng trái cực dài, màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thái Lan và Hồng Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn, màu xanh đậm vì có nhiều trái/kg. Đậu xuất khẩu sang Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình, màu xanh nhạt. 2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC Cây thân thảo hằng năm, hệ thống rễ phát triển tốt. Thân bò, leo quấn, có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím. Lá kép 3 lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẻ, mặt lá ít lông tơ. Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở đỉnh. Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noản với 12 - 21 noản. Hoa lưỡng tính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô, nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỉ lệ nầy có thể tăng đến 40%. Trái dài 30 - 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại. trái chứa 10 - 30 hạt. Trái tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein, chất bột đường và vitamin A. Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi. Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo và bắt đầu cho thu hoạch trái tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu hái, cây ra hoa, kết trái kéo dài 1.5 - 2 tháng và cây tàn 3 - 4 tháng sau khi trồng.

Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35oC và nhiệt độ ban đêm không dưới 15oC. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rỏ rệt nhưng thiên về cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ở cao độ cao > 700 m sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là vào mùa có thời tiết lạnh. Đậu đũa chịu hạn giỏi đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ cao, nơi có vủ lượng 1500 - 2000 mm. Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8 mm/ngày. Trồng trong mùa nắng có tưới đậu mọc tốt như trong mùa mưa. Đậu trồng được trên mọi loại đất , thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH từ 5,5 - 6. 3. GIỐNG Có 2 nhóm giống là đậu lùn và đậu leo. 3.1. Đậu lùn: cây cao 50 - 70 cm, trái ngắn 30 - 35 cm, thịt trái chắc, ăn ngon, sai trái, thu hoạch tập trung. Đậu lùn thu ít lứa, thời gian sinh trưởng ngắn 70 - 75 ngày, năng suất thấp hơn đậu leo. 3.2. Đậu leo: có rất nhiều giống như giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và hạt trắng đen. Thân sinh trưởng vô hạn, canh tác phải làm giàn, trái dài 40 - 70 cm tùy giống, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen). Các giống còn phân biệt bởi sắc tố đỏ tím ở đuôi trái. Năng suất, phẩm chất trái, khả năng thích nghi điều hiện thời tiết của các giống rất cũng khác nhau. Giống hạt trắng cho trái thịt dầy, ăn ngon, năng suất cao và thường trồng trong mùa nắng. Giống hạt đỏ và hạt đen cho trái thịt mỏng, ăn giòn, thích hợp canh tác trong mùa mưa. Đậu leo cho năng suất từ 18 -25 tấn/ha. Hiện nay các Công Ty Giống có nhiều giống cao sản đã qua tuyển lựa và thích hợp canh tác cho các mùa khác nhau và cho trái đáp ứng yêu cầu thương phẩm. 4. KỸ THUẬT CANH TÁC 4.1. Thời vụ Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. Vụ Đông Xuân gieo tháng 11 - 12 dl, vụ Xuân Hè gieo tháng 2 - 3 dl, vụ Hè Thu gieo tháng 5 - 6 dl và vụ Thu Đông gieo tháng 8 9 dl. 4.2. Cách trồng Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và phơi ải 7 - 10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 - 20 cm. Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0.40 m, mỗi lỗ để 2 cây. Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 50 x 30 cm, mỗi lổ để 2 cây.

Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dầy để thu được năng suất cao. Khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo. Lượng giống gieo 18 - 20 kg hạt /ha (đậu leo) và 30 - 40 kg hạt (dạng lùn). 4.3. Bón phân: Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove nên thường bón lượng phân cao hơn. Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là: N: 180 - 250 kg/ha P2 O5: 150 - 200 kg/ha K2O : 80 - 120 kg /ha Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 : 1 tấn phân 16-16-8, 100 - 150 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl hoặc 400 - 450 kg Urê, 800 - 1.000 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu. Sau đây là một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha: Loại phân Vôi (tấn) Phân chuồng (tấn) 16-16-8 (kg) Urê (kg) DAP (kg) KCl (kg)

Tổng số 1 20 1.000 100 50 50

Bón lót 1 20 300

Tưới thúc Bón thúc 2 lầnBón nuôi trái

400

300 100

50 50

Bón thúc lần 1: làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc. Bón thúc lần 2: làm cỏ và đánh rảnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn lại. Trong thời gian thu hoạch trái tươi, tưới dậm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt. Các khâu chăm sóc khác thực hiện như canh tác đậu cove. 5. THU HOẠCH

Đậu lùn cho thu hoạch 40 - 45 ngày và đậu leo cho thu hoạch 45 - 50 ngày sau khi gieo. Năng suất lứa đầu rất thấp, khoảng 150 - 200 kg/ha. Lứa thứ 4 - 5 thu rộ, cách ngày thu 1 lần, mỗi lần thu khoảng 1 -1.5 tấn/ha. Đậu cho thu hoạch kéo dài 30 - 40 ngày với 12 -15 lứa. Khi thu dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau. Năng suất các giống đậu đũa leo cải thiện từ 25 - 35 tấn/ha.

Related Documents