Hdsd Tkb

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hdsd Tkb as PDF for free.

More details

  • Words: 20,936
  • Pages: 73
Bài 1: Giới thiệu, cài đặt, đăng ký sử dụng và khởi tạo dữ liệu Mục đích: Giới thiệu phần mềm, cách cài đặt, đăng ký, ý nghĩa của phần mềm và tệp dữ liệu TKB, cách khởi tạo một tệp dữ liệu thời khóa biểu.

Nội dung 1. Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa và các phiên bản phần mềm TKB Phần mềm Hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB lần đầu tiên ra đời năm 1989 với phiên bản TKB 1.5. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Pascal trên nền DOS. - Năm 1990, phiên bản TKB 2.1 ra đời là phần mềm chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Phiên bản này sau đó đã được cấp miễn phí cho mọi giáo viên, nhà trường trên toàn quốc. Phần mềm đã được đông đảo các nhà trường và giáo viên đón nhận vì đây là phần mềm đầu tiên có thể thực sự giúp con người tư duy và xếp thời khóa biểu trên máy tính. - Phiên bản phần mềm Hỗ trợ xếp Thời khóa biểu TKB thương mại đầu tiên được phát hành là TKB 3.0 vào tháng 12 năm 1999 bởi Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường School@net. Chỉ sau đó 3 tháng, phiên bản nâng cấp tiếp theo TKB 3.5 ra đời và đến tháng 12 năm 2000, phiên bản TKB 4.0 mang nhiều tính năng mới đột phá xuất hiện đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phần mềm. - Tháng 6-2001, phiên bản TKB 4.0 tiếng Việt ra đời đã thực sự làm hài lòng người dùng trên địa bàn cả nước. Các phiên bản TKB 4.5, TKB 4.8 lần lượt ra đời vào các năm 2002, 2003 đã kế thừa và phát triển các chức năng rất mạnh của phần mềm đã có từ 4.0. Với phiên bản TKB 4.8, phần mềm TKB đã đoạt ITCUP đồng tại Tuần lễ Tin học Việt Nam tháng 10 năm 2003 với phần mềm Giải pháp cấp ngành hiệu quả nhất. Tháng 6 năm 2004, TKB lại đạt BITCUP phần mềm ưa chuông nhất ngành Giáo dục đào tạo do người dùng PCWORLD và IDG bình chọn. - Tháng 8 năm 2004 phiên bản mới TKB 5.0 ra đời với một chức năng mới đột phá rất mạnh lần đầu tiên có của phần mềm xếp thời khóa biểu của Việt Nam, đó là chức năng tự động kiểm tra và xếp tự động hoàn toàn 100% công việc (lệnh Xếp Toàn Bộ - Start & Finish, SF). - Tháng 12 năm 2004, lần thứ hai, phần mềm TKB đoạt ITCUP bạc cho phần mềm Giải pháp ngành xuất sắc nhất năm 2004 trong Tuần lễ Tin học Việt Nam. - Tháng 4 năm 2005, phiên bản mới TKB 5.5 ra đời với việc lần đầu tiên mô hình Phòng học Bộ môn được giới thiệu. Bài toán Thời khóa biểu với mô hình Phòng Bộ Môn đã được nghiên cứu và triển khai thử nghiệm trước đó, từ năm 2002. Với mô hình phòng bộ môn, bài toán xếp Thời khóa biểu trở nên khó đột biến. Với phần mềm TKB 5.5 bản X Edition, lần đầu tiên tại Việt Nam, mô hình thời khóa biểu với phòng học bộ môn được mô phỏng và đưa vào vận dụng trên thực tế. - Tháng 5 năm 2006, phiên bản mới TKB 6.0 được phát hành mang theo một loạt cải tiến mang tính đột phá mới, đó là lần đầu tiên mô hình bài toán Thời khóa biểu với phòng Bộ môn đã được nghiên cứu tương đối trọn vẹn và lần đầu tiên đã hoàn thiện được lệnh xếp tự động 100% công việc thời khóa biểu cho mô hình mới này. Phiên bản mới TKB 6.0 cũng là phiên bản TKB đầu tiên hỗ trợ cho mô hình đa chương trình đào tạo trong nhà trường, đáp ứng được mô hình THPT phân ban và kỹ thuật bắt đầu được áp dụng đại trà từ năm học 2006-2007. - Tháng 6 năm 2007, phiên bản nâng cấp mới TKB 6.5 đã ra mắt bao gồm một loạt các cải tiến quan trọng so với phiên bản trước đây. Hai chức năng mới nhất của phiên bản mới TKB 6.5 là việc lần đầu tiên phần mềm đã hỗ trợ cho mô hình lớp học hai buổi với chung một bảng PCGD cho cả sáng và chiều (lớp 2b) và chức năng tự động đánh giá các lệnh tinh chỉnh dữ liệu trên thời khóa biểu. Việc hỗ trợ các lớp 2b là một bước tiến

rất quan trọng của phần mềm TKB, với chức năng này, lần đầu tiên phần mềm TKB đã hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả các mô hình nhà trường phổ thông của Việt Nam. Như vậy phần mềm TKB có lịch sử phát triển gần 20 năm liên tục. Trong suốt quá trình phát triển, phần mềm đã được tích lũy rất nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như kinh nghiệm của các giáo viên nhà trường, phần mềm ngày càng trở nên hữu ích, thân thiện và mang lại hiệu quả cho công việc xếp thời khóa biểu. 2. Cài đặt và đăng ký bản quyền - Cài đặt phần mềm TKB rất đơn giản. Đưa đĩa CD gốc của phần mềm TKB vào ổ đĩa, chương trình cài đặt sẽ tự động chạy. Trong quá trình chạy bạn chỉ cần nhấn Enter một vài lần là kết thúc quá trình cài đặt. Phần mềm sẽ được đưa vào nhóm chương trình School@net/TKB 6.5.

- Đăng ký bản quyền phần mềm. TKB là phần mềm cần đăng ký bản quyền trước khi sử dụng lâu dài. Khi chạy phần mềm lần đầu tiên, màn hình dạng sau xuất hiện dùng để đăng ký bản quyền.

Nhấn nút Đăng ký bạn sẽ thấy xuất hiện cửa sổ dạng sau:

Qui trình cấp mã đăng ký sử dụng phần mềm khá đơn giản và được tiến hành theo 3 bước đã nêu trên. Sau khi đã có mã chính xác, từ lần sau phần mềm sẽ không xuất hiện lại màn hình đăng ký nữa. 3. Vai trò và ý nghĩa của tệp dữ liệu thời khóa biểu.

Mỗi tệp dữ liệu thời khóa biểu (dạng *.tkb) là một tệp dữ liệu có định dạng dùng để lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến một thời khóa biểu trong 1 học kỳ của nhà trường. Tại một thời điểm bạn chỉ làm việc với một tệp dữ liệu TKB mà thôi. Tuy nhiên phần mềm có khả năng tạo ra nhiều tệp tkb khác nhau. Như vậy phần mềm TKB đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ xếp thời khóa biểu. Nếu có phần mềm TKB trong máy tính bạn có thể xếp thời khóa biểu cho nhiều trường khác nhau cùng trên máy tính của mình. Các tệp dữ liệu tkb đều khá nhỏ, dễ dàng sao chép và di chuyển từ máy này sang máy tính khác. Với mỗi nhà trường bạn chỉ cần khởi tạo một lần tệp dữ liệu TKB và tệp này sẽ được dùng mãi về sau. 4. Phần mềm TKB như một công cụ làm việc độc lập với dữ liệu TKB. Như đã trình bày trong phần trên, phần mềm TKB đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ và làm việc độc lập với các tệp dữ liệu thời khóa biểu. Có thể mô tả kỹ hơn về điều này như sau: - Khi một GV sử dụng phần mềm TKB để tạo ra một tệp dữ liệu *tkb dùng cho trường mình thì tệp này có thể sao chép đi bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu miễn là ở đó có phần mềm TKB hoặc TKBViewer là có thể mở ra dùng được. - Trên một máy tính có thể tạo ra và lưu trữ nhiều tệp *tkb cùng một lúc. Phần mềm TKB có thể dùng để mở các tệp dữ liệu này bất cứ lúc nào. Như vậy về nguyên tắc một GV cài đặt phần mềm TKB trong máy tính của mình có thể xếp thời khóa biểu cho nhiều trường cùng một thời gian. 5. Qui trình khởi tạo dữ liệu thời khóa biểu Quá trình khởi tạo tệp dữ liệu thời khóa biểu được tiến hành theo 4 bước khá đơn giản sau đây: Thực hiện lệnh một trong các cách sau: Hệ thống ---> Tạo tệp dữ liệu mới Tổ hợp phím: Ctrl + N Nút lệnh trên thanh công cụ chính. Các bước khởi tạo dữ liệu như sau: Bước 1: Nhập các thông tin ban đầu của nhà trường và thời khóa biểu. Mã trường (chính là tên tệp *.tkb, Tên đầy đủ trường, Tỉnh/thành phố, Niên khóa, Học kỳ.

Bước 2: Nhập các thông số tổng thể tiếp theo: Tên tệp dữ liệu (phần mở rộng mặc định là tkb), Thư mục lưu trữ tệp này, Phông chữ thể hiện (đây chính là phông chữ dùng để nhập liệu và thể hiện trên màn hình cũng như khi in ra giấy).

Bước 3: Chọn kiểu trường. Chú ý các khối lớp hệ thống mặc định sẽ có, tuy nhiên sau khi khởi tạo có thể thay đổi các thông tin về khối lớp hệ thống này.

Bước 4: Chọn DS các môn học của nhà trường. Sau khi khởi tạo có thể thay đổi, thêm bớt các môn học này. Mặc đinh phần mềm đưa ra danh sách các môn học với tên là tiếng Việt không dấu.

Nhấn nút Kết thúc để khởi tạo dữ liệu Thời khóa biểu. Trong quá trình khởi tạo có thể nhấn nút Quay lại để sửa lại các thông tin đã nhập trong các bước trước đây. 6. Các lệnh làm việc với dữ liệu: Open, Save, Save As, Close. Đó là các lệnh làm việc chuẩn với tệp dữ liệu như mở tệp (open), ghi lại (save), ghi với tên khác (save as), đóng tệp (close). Các lệnh này đều được thực hiện từ thực đơn hệ thống của chương trình. Như vậy sau khi khởi tạo xongtệp dữ liệu nhà trường, GV có thể bắt đầu tiến hành nhập dữ liệu. Chú ý rằng chỉ cần tạo tệp dữ liệu thời khóa biểu đúng một lần duy nhất cho mỗi nhà truờng. Từ các học kỳ hoặc năm học tiếp theo GV chỉ cần sửa thông tin từ tệp gốc ban đầu này.

Bài 2: Nhập thông tin gốc Thời khóa biểu Mục đích: Hiểu được khái niệm, ý nghĩa và cách nhập dữ liệu gốc thời khóa biểu cho các tệp dữ liệu thời khóa biểu nhà trường. Tóm tắt nội dung: - Khái niệm thông tin gốc của thời khóa biểu. - Khái niệm Chương trình Đào tạo. Cách nhập và điều chỉnh Chương trình đào tạo. - Giới thiệu tổng quan các dữ liệu gốc thời khóa biểu: DS Lớp, DS Môn học, DS Giáo viên, DS khối lớp, DS nhóm, tổ giáo viên. - Cách nhập DS môn học. Chú ý phân biệt ý nghĩa của Mã môn học trong bài toán xếp thời khóa biểu. Ý nghĩa của môn Sinh hoạt. Chú ý không có môn Chào cờ. Nêu ý nghĩa của khái niệm Số Phòng học môn học. - Cách nhập DS lớp. Chú ý việc mỗi lớp bắt buộc phải nằm trong một khối lớp hệ thống từ 1 đến 12. Ý nghĩa khái niệm Địa điểm lớp. - Cách nhập DS giáo viên. Chú ý phân biệt ý nghĩa của Mã giáo viên (tên ngắn GV) và Tên đầy đủ giáo viên. - Cách nhập Nhóm giáo viên. Nêu ý nghĩa của Nhóm, Tổ giáo viên Chuyên môn trong bài toán thời khóa biểu. Chú ý cần gán môn học (được phân công) cho các tổ, nhóm giáo viên. - Khái niệm khối lớp. Phân biệt ý nghĩa của Khối lớp hệ thống và Khối lớp tự định nghĩa. - Cách nạp thông tin thành viên cho các khối lớp. - Cách khởi tạo, xóa khối lớp hệ thống. - Cách nạp thông tin địa điểm lớp học. ------------------------------------------------

1. Thế nào là dữ liệu gốc thời khóa biểu Dữ liệu gốc là các dữ liệu, thông tin tham gia vào quá trình xếp thời khóa biểu như các dữ liệu tham chiếu gốc. Đặc điểm quan trọng nhất của dữ liệu gốc là chúng hầu như không thay đổi theo thời gian và chỉ cần nhập một lần cho mỗi nhà trường. Các dữ liệu gốc bao gồm: Khối lớp hệ thống, chương trình đào tạo, danh sách khối lớp, danh sách lớp, danh sách giáo viên, danh sách nhóm giáo viên, danh sách môn học, địa điểm trường.

2. Chương trình đào tạo Khái niệm Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo được hiểu như một Hệ đào tạo hoàn chỉnh bao gồm toàn bộ các khối lớp của một cấp học. Trong mô hình nhà trường phổ thông Việt Nam, chương trình đào tạo được đưa vào để đáp ứng cho mô hình các trường THPT phân ban mới và THPT kỹ thuật. Trong các trường THPT phân ban sẽ tồn tại nhiều Chương trình đào tạo trong một nhà trường, ví dụ các Chương trình Cơ sở, Ban A, Ban C. Các chương trình này có sự phân bổ tiết học thời khóa biểu khác nhau Nhập, điều chỉnh các chương trình Đào tạo - Từ thực đơn thực hiện lệnh “Nhập dữ liệu -->Thuộc tính trường học” - Trong hộp hội thoại “Thông tin trường” nhấn nút lệnh “Chương trình đào tạo”. Hộp hội thoại “Chương trình đào tạo” xuất hiện như sau:

- Mặc định đối với các trường THPT phần mềm sẽ khởi tạo sẵn 3 chương trình đào tạo COBAN, BAN A và BAN C. Tuy nhiên người dùng có thể thay đổi, bổ sung mới hoặc xóa các chương trình đào tạo này Chú ý - Chỉ cho phép khởi tạo không quá 10 Chương trình đào tạo. - Bắt buộc phải có tối thiểu 01 Chương trình đào tạo. Đối với các trường THCS và Tiểu học, phần mềm sẽ tự động tạo ra 01 Chương trình đào tạo với tên là CHUAN.

3. Nhập dữ liệu gốc thời khóa biểu

3.1. Danh sách lớp học - Cách nhập: Từ thực đơn thực hiện lệnh “Nhập dữ liệu -->Nhập lớp”

Trên màn hình “Nhập danh sách lớp” kích nút ‘Thêm” và nhập lớp vào hộp “Tên lớp” sau đó kích nút “Cập nhập” để ghi lớp vào danh sách. Chú ý:

- Các lớp được nhập sẽ được tự động đưa vào danh sách lớp sáng / chiều phụ thuộc vào thuộc tính của lớp học này là học 1 ca hay 2 ca học. - Các lớp 2b là mô hình lớp học mới được đưa vào từ phiên bản TKB 6.5. Đây là mô hình lớp học 2 ca sáng, chiều với một bảng PCGD duy nhất. - Mỗi lớp đều phải nằm trong các khối lớp hệ thống như Toàn trường, Khối sáng, Khối chiều và khối lớp tương ứng với lớp học này.

3.2. Khối lớp hệ thống Khối lớp hệ thống là các khối lớp do phần mềm tự động khởi tạo mang tính hệ thống quan trọng. Người dùng không thể xóa, đổi tên các khối lớp này. Người dùng chỉ được phép thay đổi nội dung bên trọng, nghĩa là có quyền thay đổi thông tin: lớp nào nằm trong khối lớp hệ thống nào mà thôi. Phần mềm đã định nghĩa 15 khối lớp hệ thống sau. + 3 khối lớp tổng quát gồm có: (Toàn trường, Khối sáng và Khối chiều) + 12 khối lớp cụ thể: (Khối 1, Khối 2, ...., Khối 11, Khối 12) - 3 khối lớp tổng quát được gán cho tất cả các nhà trường. Mặc định mọi lớp học đều nằm trong khối Toàn trường và sẽ nằm trong Khối sáng hoặc Khối chiều. Nếu lớp học cả ngày sẽ nằm trong cả 3 khối trên - 12 khối lớp cụ thể tùy theo từng kiểu nhà trường có thể đặt cho mỗi trường xác định các khối lớp này. Mỗi lớp chỉ được phép nằm trong đúng một khối lớp loại này. Cách thay đổi các khối lớp hệ thống trong nhà trường - Thực hiện lệnh Nhập dữ liệu -->Thuộc tính trường học - Trong hộp hội thoại Thông tin trường nhấn nút lệnh Khối lớp hệ thống. Hộp hội thoại Khối lớp dạng sau xuất hiện.

Các khối lớp hiện chưa có trong nhà trường, có thể bổ sung các khối lớp này vào DS các khối lớp hệ thống. - Trong hộp thoại này có thể bổ sung hoặc loại bỏ các khối lóp hệ thống nằm trong danh sách bên phải. Muốn bổ sung thêm, chọn khối lớp bên trái, nhấn nút đế đưa sang cửa sổ bên phải. Muốn loại bỏ một khối lớp, chọn khối lớp trong khung bên phải và nhấn nút . - Nhấn nút “Kết thúc” để cập nhật dữ liệu khối lớp hệ thống và đóng cửa sổ lệnh

3.3. Danh sách giáo viên Mô tả: Nhập và điều chỉnh danh sách giáo viên chính thức trong nhà trường. Chú ý chỉ nên nhập các giáo viên được trực tiếp phân công giảng dạy. Những giáo viên không trực tiếp giảng dạy nếu được nhập vào sẽ không có ý nghĩa trong quá trình xếp Thời khóa biểu. - Thực hiện: Từ thanh thực đơn chính, thực hiện lệnh Nhập dữ liệu/Nhập giáo viên

Kích nút Thêm để nhập mới một giáo viên vào danh sách giáo viên. Thông tin cần nhập của một giáo viên gồm. + Tên đầy đủ, không quá 27 ký tự + Mã Giáo viên, không quá 9 ký tự + Nhóm (tổ chuyên môn) mà Giáo viên này nằm trong. Một giáo viên có thể nằm trong nhiều nhóm, tổ giáo viên + Giới tính + Ngày tháng năm sinh + Các thông tin khác như Địa chỉ, điện thoại, Email Chú ý: - Tên đầy đủ giáo viên chính là Họ Đệm Tên thực tế của giáo viên và có thể trùng nhau. Thông tin này chỉ dùng tham khảo. Mã Giáo viên là thông tin quan trọng nhất của người xếp thời khóa biểu. Mỗi giáo viên trong nhà trường phải có một Mã khác nhau. Người xếp thời khóa biểu sẽ sử dụng Mã Giáo viên để tư duy trong quá trình làm việc với thời khóa biểu. Mặc định phần mềm sẽ gán tự động phần tên của giáo viên cho Mã giáo viên, tuy nhiên người dùng có thể thay đổi lại theo ý muốn. - Muốn gán nhóm (tổ chuyên môn) giáo viên tại vị trí Nhóm giáo viên chỉ cần kích chuột tại các ô vuông tương ứng trong danh sách. Khi lần đầu tiên nhập giáo viên, danh sách các tổ giáo viên là rỗng. Phần mềm sẽ có một lệnh riêng cho phép nhập nhóm giáo viên và thành viên của các nhóm này - Sau khi nhập xong thông tin giáo viên thì bấm nút Cập nhật để ghi vào danh sách - Muốn sửa thông tin giáo viên đã nhập hãy dùng chuột kích chọn giáo viên muốn sửa, thông tin giáo viên này sẽ xuất hiện trở lại trong các vị trí phía bên phải. Sau khi sửa đổi thông tin thì bấm nút Cập nhật - Nút lệnh Xóa dùng để xóa giáo viên khỏi danh sách. Chọn giáo viên trong danh sách, bấm nút Xóa, sau đó chọn nút Đồng ý trong hộp hội thoại có dạng tương tự sau.

- Muốn thay đổi thứ tự giáo viên trong danh sách hãy chọn giáo viên cần thay đổi thứ tự và bấm các nút lệnh nằm ở bên phải danh sách giáo viên này. - Nút lệnh Sắp xếp dùng để tự động sắp xếp lại thứ tự danh sách giáo viên theo một trong 3 cách: theo mã giáo viên, thứ tự từ điển của Tên + Họ đệm của giáo viên và theo nhóm chuyên môn (tổ) giáo viên. Nhấn nút lệnh Sắp xếp, một cửa sổ nhỏ có dạng sau.

- Chọn một trong 3 cách và nhấn nút Thực hiện để tiến hành sắp xếp lại danh sách giáo viên. - Để kết thúc công việc bấm nút Đóng.

3.4. Nhóm Giáo viên Mô tả: Cho phép cập nhật dữ liệu về các nhóm giáo viên. Đây chính là các nhóm hay tổ chuyên môn giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý giảng dạy trong nhà trường. Mỗi nhóm (hay tổ chuyên môn) giáo viên sẽ bao gồm các thông tin sau: - Tên nhóm, tổ giáo viên - Thành viên: các giáo viên tham gia vào nhóm này. Cho phép một giáo viên nằm trong nhiều tổ giáo viên khác nhau. - Các môn học do nhóm này đảm nhiệm Nhóm giáo viên trong phần mềm TKB có các ý nghĩa quan trọng sau: - Dùng để gán các ràng buộc giáo viên. Mỗi nhóm, tổ giáo viên có thể có các ràng buộc riêng như Họp, ngày nghỉ, tiết nghỉ... - Dùng cho lệnh nhập PCGD. Thông thường việc nhập phân công chuyên môn sẽ theo từng tổ, nhóm chuyên môn Thực hiện: Từ thực đơn thực hiện lệnh “Nhập dữ liệu/Nhập nhóm giáo viên” Màn hình nhập liệu có dạng sau.

Mô tả màn hình: phía trái là danh sách nhóm (tổ chuyên môn) của giáo viên cần nhập. Khung thông tin nhóm xuất hiện phía bên phải màn hình. Các thông tin của mỗi nhóm giáo viên cần nhập là. + Tên của nhóm giáo viên + Thành viên nhóm là các giáo viên nào + Các môn học mà nhóm này được phân công dạy. Mỗi nhóm giáo viên được phép gán dạy nhiều môn học - Muốn tạo một nhóm giáo viên mới nhấn nút Thêm, sau đó nhập dữ liệu cho nhóm này. Nhấn nút Cập nhật khi đã nhập xong. Muốn sửa thông tin nhóm kích chuột chọn nhóm trong danh sách bên trái và tiến hành sửa dữ liệu - Nhấn nút Đóng để kết thúc việc nhập dữ liệu.

3.5. Danh sách Môn học Mô tả: Môn học hệ thống là các môn học do phần mềm tự động khởi tạo (trong quá trình khởi tạo dữ liệu) mang tính hệ thống quan trọng, người dùng có thể xóa, thay đổi thông tin, đổi tên các môn học này. Thông thường danh sách môn học là cố định trong một nhà trường và được qui định bởi Chương trình giảng dạy. Thực hiện: Từ thanh thực đơn thực hiện lệnh “Nhập dữ liệu/Nhập môn học” màn hình xuất hiện như sau.

- Để thay đổi thông tin, tên của môn học kích chọn môn học cần thay đổi sau đó kích nút “cập nhật” ghi lại những thông tin đã sửa. - Thay đổi thứ tự các môn học trong danh sách hãy môn học cần thay đổi thứ tự và bấm các nút lệnh nằm ở bên phải danh sách môn học này. - Nút lệnh “Sắp xếp” dùng để tự động sắp xếp lại thứ tự danh sách môn học theo tên môn học. Chú ý: - Môn Sinh hoạt là một môn học đặc biệt, chương trình quy định Giáo viên nào được phân công giảng dạy môn sinh hoạt của lớp nào thì sẽ là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó và môn sinh hoạt thường sẽ được xếp cố định trước . Do vậy không nên xóa môn Sinh hoạt. - Chào cờ không được coi là môn học vì tiết Chào cờ không qui định giáo viên giang dạy. Trong phần mềm TKB, Chào cờ được định nghĩa như một tiết học đặc biệt được xếp cố định trước. - Thông số Số phòng học môn đôi khi được dùng để hạn chế số giáo viên dạy môn học này đồng thời trong nhà trường. Ví dụ nhà trường có 5 giáo viên dạy môn Vật lý. Tuy nhiên để phòng ngừa, trường muốn rằng tại một tiết chỉ có tối đa 3 giáo viên dạy, 2 giáo viên dự trữ, khi đó tham số Số phòng học môn của môn Vật lý có thể gán giá trị 3.

3.6. Địa điểm lớp Mỗi nhà trường được phép đăng ký và sử dụng 10 địa điểm lớp học. Khi xếp tự động thời khóa biểu phần mềm sẽ tránh không xếp một giáo viên trong một buổi học dạy tại hai địa điểm lớp. Để thực hiện việc nhập các địa điểm lớp học thực hiện lệnh Nhập dữ liệu ---> Thuộc tính trường học. Cửa sổ nhậop thông tin nhà trường có dạng sau.

Bài 3. Nhập bảng Phân công giảng dạy Mục đích: Nhập bảng Phân công giảng dạy - Giới thiệu cách nhập bảng Phân công giảng dạy (phân công chuyên môn), một trong những bước nhập dữ liệu quan trọng nhất và phức tạp nhất của bài toán xếp thời khóa biểu. Tóm tắt: - Thế nào là một phân công giảng dạy (hay còn gọi là phân công chuyên môn). Vai trò của bảng PCGD trong việc xếp thời khóa biểu. Nêu các thông số chính của một PCGD cho một cặp (lớp, môn học, buổi học) bao gồm: số tiết cần dạy và giáo viên được phân công dạy. - Vai trò và ý nghĩa của bảng phân phối tiết học chuẩn cho các khối lớp. Cách nhập phân phối tiết học chuẩn cho các khối lớp hệ thống. - Cách nhập bảng PCGD trên lưới theo mô hình nhóm và tổ giáo viên. Chú ý: đây là màn hình nhập dữ liệu phức tạp nhất của phần mềm, cần mô tả kỹ và cẩn thận cho người dùng. Đặc biệt chú ý 2 thao tác: Xóa một PCGD và thay đổi số tiết của một PCGD. - Lệnh kiểm tra và rà soát thông tin dữ liệu bảng PCGD đã nhập. 1. Bảng Phân công giảng dạy là gì?

Phân công giảng dạy là mối quan hệ giữa 3 thành phần (Giáo viên-Lớp học-Môn học). Bảng phân công giảng dạy (PCGD) hay còn gọi là bảng phân công chuyên môn là một trong những dữ liệu quan trọng nhất của thời khóa biểu. Bảng PCGD được thiết lập theo mỗi thời khóa biểu (học kỳ) của nhà trường. Bảng này lưu trữ thông tin phân công cụ thể giáo viên phải dạy các lớp học nào, dạy các môn học gì và số tiết cần xếp trong một tuần là bao nhiêu. Toàn bộ công việc liên quan đến nhập dữ liệu PCGD có thể chia thành 3 việc chính sau. 1. Nhập số tiết phân công chuẩn cho các môn học / khối lớp trong nhà trường. 2. Nhập bảng PCGD. 3. Kiểm tra dữ liệu đã nhập. 4. 2. Thông tin số tiết chuẩn môn học cho các khối học/CTDT - Thông tin về số tiết chuẩn môn học theo các khối lớp dùng để làm chuẩn để gán tự động khi nhập bảng PCGD cho từng giáo viên, lớp học. Mặc định phần mềm sẽ tự động gán các tiết chuẩn này cho từng loại trường (Tiểu học, THCS và THPT) và từng Chương trình đào tạo. Người dùng sau đó có thể thay đổi lại cho phù hợp với qui định hiện hành Cách thực hiện: Từ thực đơn thực hiện lệnh “Nhập dữ liệu --> Số tiết chuẩn của môn học” Màn hình xuất hiện để nhập thông tin này có dạng

- Công việc nhập, thay đổi được thực hiện đối với mỗi môn học cho các khối học và phân bổ theo buổi sáng hoặc chiều. Sau khi chọn đúng các thông tin trên, việc thay đổi số tiết chuẩn được thực hiện theo thứ tự sau. + Chọn Chương trình đào tạo + Chọn Môn học trong danh sách + Chọn khối lớp tương ứng trong danh sách + Chọn số tiết tương ứng tại vị trí ô bên phải. Chú ý rằng số tiết = 0 chứng tỏ khối lớp không học môn học này. - Chuyển sang các môn học tiếp theo hoặc buổi học khác để nhập tiếp tục. Nhấn nút Kết thúc để ghi toàn bộ các thay đổi dữ liệu và thoát khỏi lệnh, nhấn nút Hủy lệnh để hủy toàn bộ công việc nhập từ khi thực hiện lệnh này.

3. Nhập dữ liệu Bảng phân công giảng dạy (PCGD) Mô tả: Nhập dữ liệu về phân công giảng dạy (PCGD), dữ liệu này sẽ là cơ sở để xếp Thời khoá biểu. - Bảng PCGD là một trong những bảng dữ liệu phức tạp nhất của công việc xếp Thời khóa biểu. Bảng này chỉ ra tại một lớp, giáo viên nào sẽ dạy môn học nào và dạy bao nhiêu tiết trong một tuần. Mỗi Thời khóa biểu sẽ bao gồm 2 bảng PCGD, một bảng là PCGD sáng, một là PCGD chiều. (Để tránh nhầm lẫn cho quá trình nhập dữ liệu, chúng ta sẽ gọi mỗi bộ phân công Giáo viên, Môn học, Lớp học được gọi là một PCGD) 4. Các kiểu nhập bảng PCGD 1. Nhập theo môn học 2. Nhập theo lớp 3. Nhập theo giáo viên 4. Nhập theo khối lớp và nhóm giáo viên Trong các kiểu nhập trên, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ cách nhập thứ 4 là kiểu nhập tối ưu và hợp lý nhất đối với nhà trường. Các kiểu nhập khác sẽ được giới thiệu sơ lược và không được coi là kiểu nhập dữ liệu hay của bảng PCGD. Thực hiện: Nhấn nút trên thanh công cụ nhập dữ liệu hoặc thực hiện lệnh Nhập dữ liệu/Bảng phân công giảng dạy. Màn hình nhập có dạng tương tự sau.

Ta có thể chia ra việc nhập bảng PCGD làm hai loại chính: - Nhập bảng PCGD theo khối và nhóm giáo viên. Đây là cách nhập liệu chính của bảng PCGD - Nhập bảng PCGD theo các cách khác (theo lớp, môn học hoặc giáo viên). 5. Các bước tổng quát nhập một bảng PCGD gồm Bước 1: Xác định ca học của PCGD cần nhập. Có thể thực hiện một trong hai cách sau

+ Cách 1: Từ thanh thực đơn chính, thực hiện lệnh PCGD/Buổi sáng (Buổi chiều). + Cách 2: Trên thanh công cụ phân công giảng dạy, kích nút buổi sáng có hình hình

(hoặc nút buổi chiều có

<5>).

Bước 2: Chọn kiểu nhập bảng PCGD phù hợp với yêu cầu bằng cách kích vào các nút tương ứng trên thanh công cụ nhập bảng phân công giảng dạy.

+ Nhập PCGD theo môn học: Kích nút + Nhập PCGD theo giáo viên: Kích nút + Nhập PCGD theo lớp: Kích nút

(hay lệnh PCGD/Nhập/Theo môn học). (hay lệnh PCGD/Nhập/Theo giáo viên).

(hay lệnh PCGD/Nhập/Theo lớp học).

+ Nhập PCGD theo khối lớp và nhóm giáo viên: Kích nút (hay lệnh PCGD/Nhập/Theo khối lớp). Đây là kiểu nhập dữ liệu mặc định và tối ưu nhất đối với người sử dụng. Bước 3: Nhập bảng PCGD theo cách đã chọn bằng cách nhập dữ liệu trực tiếp trên lưới. Thực hiện các thao tác nhập, xóa, điều chỉnh thông tin lưới. Bước 4: Kết thúc việc nhập bảng PCGD bằng lệnh PCGD/Đóng hoặc kích nút công giảng dạy.

trên thanh công cụ phân

Chú ý quan trọng: - Trong khi nhập PCGD không thực hiện bất cứ một lệnh nhập dữ liệu nào khác. Cần kết thúc lệnh nhập PCGD trước khi thực hiện bất cứ lệnh nào khác của phần mềm. - Không nhất thiết phải nhập PCGD trước khi xếp TKB. Phần mềm cho phép nhập, điều chỉnh bảng PCGD nhiều lần, sau khi đã xếp một phần thời khóa biểu nhà trường. Tuy nhiên cần rất thận trọng khi nhập thông tin PCGD. Vì dữ liệu PCGD sẽ có liên quan trực tiếp đến thời khóa biểu của toàn trường. 6. Nhập PCGD theo Khối lớp và nhóm giáo viên Mô tả màn hình nhập dữ liệu. Kiểu nhập bảng PCGD theo Khối lớp và Nhóm là hợp lý và hay được dùng nhất trên thực tế. Cửa sổ nhập liệu sẽ có dạng như sau:

Danh sách Giáo viên: Danh sách giáo viên nằm ở bên trái cửa sổ lệnh. Khi lần đầu tiên thực hiện lệnh toàn bộ giáo viên sẽ hiện trong danh sách này.

- Tuy nhiên có thể thay đổi chỉ cho phép hiện giáo viên trong từng tổ, nhóm chuyên môn. Việc nhập bảng PCGD theo từng nhóm, tổ giáo viên rất thuận tiện và phù hợp với yêu cầu trên thực tế của các nhà trường. - Tiêu đề hàng: môn học và khối lớp: Bình thường, phần mềm sẽ hiện toàn bộ các môn học và các khối lớp tương ứng với buổi học hiện thời. Nếu chúng ta hạn chế thể hiện giáo viên theo nhóm thì chỉ các môn học mà nhóm này được phân công dạy mới xuất hiện trên màn hình.

Lưới - khu vực nhập liệu chi tiết: tại mỗi ô lưới là khu vực nhập PCGD chi tiết cho mỗi giáo viên tương ứng với môn học và khối lớp. Chú ý cách thể hiện thông tin PCGD này trên lưới

Thực đơn và thanh công cụ: là nơi thực hiện các lệnh điều khiển chung của màn hình nhập bảng PCGD 7. Các bước nhập dữ liệu bảng PCGD Bước 1: Chọn nhóm giáo viên - Kích đúp chuột hoặc chuột phải vào Danh sách giáo viên hoặc ô tiêu đề Giáo viên , xuất hiện các thực đơn con tương ứng như sau.

Ý nghĩa của các lựa chọn từ các thực đơn trên như sau. - Toàn bộ giáo viên: Toàn bộ giáo viên trong trường sẽ được đưa vào danh sách giáo viên để nhập PCGD. - Chọn nhóm giáo viên: Nhập PCGD cho một nhóm giáo viên được chọn. Bạn nên sử dụng chức năng này, bởi thay vì phải chọn một giáo viên trong toàn trường, bạn chỉ cần chọn một giáo viên trong một nhóm mà số lượng giáo viên chỉ từ 10-20. Sau khi chọn nhóm và ấn nút Thực hiện, danh sách giáo viên trong nhóm được đưa vào danh sách và trên lưới bên phải sẽ chỉ xuất hiện các môn học của nhóm giáo viên này - Tạo nhóm giáo viên: Tạo nhóm giáo viên mới trực tiếp trong màn hình PCGD. Lệnh này tương đương với lệnh Nhập dữ liệu/Nhập nhóm giáo viên - Thêm giáo viên vào nhóm: Nếu trong danh sách giáo viên được đưa vào còn thiếu một giáo viên nào đó bạn có thể đưa thêm giáo viên này vào nhóm ngay trong màn hình PCGD thông qua chức năng này - Chú ý: Chức năng Thêm một giáo viên vào nhóm chỉ có tác dụng hiển thị giáo viên trên danh sách, nhóm ở đây chỉ là nhóm được hiển thị chứ không phải là một nhóm giáo viên thực sự. Muốn thêm giáo viên này vào nhóm bạn phải thực hiện lệnh Nhập dữ liệu/ Nhóm giáo viên - Đưa giáo viên ra khỏi danh sách: Chức năng này ngược với Thêm giáo viên vào nhóm. Chú ý: Giáo viên đó chỉ được “đưa ra”, không hiển thị trên danh sách nữa chứ không phải là bị xoá. Mọi PCGD của giáo viên đó vẫn không thay đổi - Chọn môn học: cho phép chọn các môn học sẽ xuất hiện trên lưới của bảng PCGD

Bước 2: Chọn môn học - Kích đúp chuột hoặc chuột phải vào ô Môn học (trên tiêu đề hàng bên phải phía trên àn hình). Thực đơn con dạng sau xuất hiện:

- Thực hiện lệnh Chọn môn học từ thực đơn được đưa ra. Hộp hội thoại chọn môn học xuất hiện.

- Có thể chọn một hoặc nhiều môn học bằng cách kích chuột kết hợp với các phím Shift hoặc Ctrl. Các môn học được chọn sẽ được đưa vào lưới để nhập PCGD. Nhấn nút Thực hiện để bổ sung các môn học vào bảng PCGD. - Nếu muốn lại bỏ một môn học khỏi lưới nhập PCGD, chọn lệnh Đưa môn học ra khỏi danh sách . Chú ý: Lệnh chỉ đưa môn học khỏi màn hình hiển thị chứ không xoá PCGD của môn học này - Muốn thực sự xoá mọi phân công giảng dạy của môn học này, chọn lệnh Xoá PCGD của môn học. Sau đó chọn nút Đồng ý trong hộp hội thoại để khẳng định việc Xóa dữ liệu này. Chú ý rằng việc xóa dữ liệu PCGD sẽ kéo theo xóa toàn bộ các tiết học cụ thể tương ứng trên thời khóa biểu của các PCGD này

- Ví dụ trong hình ảnh trên nếu ta chọn Đồng ý thì toàn bộ các tiết Sinh hoạt trên thời khóa biểu toàn trường sẽ bị xóa và môn Sinh hoạt sẽ phải nhập lại Phân công giảng dạy. Bước 3: Chọn khối lớp - Sau khi chọn môn học cần phân công, bước tiếp theo bạn hãy chọn khối lớp để hiển thị bên dưới môn học. Việc hiển thị khối lớp phụ thuộc vào từng cột môn học. Chú ý: Bạn không thể chọn được “Khối sáng”, “Khối chiều”, “Khối Toàn trường” bởi trong chức năng này các khối lớp trên không được hiển thị.

- Kích đúp chuột hoặc chuột phải vào ô Khối lớp. Thực đơn con dạng sau xuất hiện.

- Lệnh Chọn khối lớp dùng để chọn các khối lớp sẽ hiển thị trên lưới của màn hình nhập PCGD. Chú ý rằng mặc định phần mềm sẽ hiển thị tất cả các khối lớp có lớp học trong ca học hiện thời. - Lệnh Đưa khối lớp ra khỏi danh sách sẽ xóa cột khối lớp hiện thời khỏi màn hình nhập bảng PCGD. Chú ý rằng chỉ đưa ra khỏi màn hình chứ không Xóa dữ liệu PCGD của khối lớp này - Bạn có thể thay đổi số tiết mặc định của môn học hiện thời được gán cho một khối thông qua chức năng Thay đổi số tiết mặc định

- Nhập giá trị số tiết chuẩn sẽ thay đổi trong hộp hội thoại. Chọn tiếp các lựa chọn. - Các lớp đã nhập trong khối thay đổi theo: giá trị số tiết chuẩn này sẽ tự động gán lại cho toàn bộ các PCGD đã nhập trong ô tương ứng với môn và khối lớp hiện thời. - Giữ nguyên số tiết của các lớp đã nhập: giá trị số tiết chuẩn mới không ảnh hưởng đến các PCGD đã nhập. - Nhấn nút Kết thúc để thay đổi Số tiết chuẩn, nút Hủy lệnh dùng để hủy bỏ lệnh này - Ví dụ: Giả sử số tiết mặc định của môn KTNN cho khối 7 là 1 tiết/1 tuần. Nhưng trong trường bạn khối 7 phải học môn này 2 tiết/1 tuần. Khi đó, nhấn chuột vào ô khối 7 tại môn KTNN, chọn Thay đổi số tiết mặc định. Hãy nhập lại giá trị 2 cho số tiết chuẩn môn học. Sau đó nhấn Kết thúc. Chú ý: Số tiết chuẩn của khối lớp cho phép nhập trong khoảng từ 1 đến 15. Có thể gán số tiết chuẩn của khối lớp thông qua lệnh Nhập dữ liệu/Số tiết chuẩn của môn học. Bước 4: Nhập dữ liệu trên lưới - Sau khi đã hoàn thành các công đoạn mang tính “thủ tục” đã nêu trên ta có thể bắt đầu công việc nhập dữ liệu PCGD trực tiếp trên lưới. Trước tiên cần hiểu rõ ý nghĩa của thể hiện dữ liệu trên lưới này.

- Tại mỗi ô lưới sẽ ghi các lớp học trong khối lớp, môn học hiện thời do giáo viên tương ứng giảng dạy. Số tiết được phân công hoặc trùng với số tiết chuẩn (không hiện ra trên lưới nếu giá trị này trùng với số tiết chuẩn) hoặc được chỉ rõ trong các dấu ngoặc tròn nếu giá trị được phân công khác với số tiết chuẩn. - Những ô có mầu vàng là ô hiện thời, muốn nhập PCGD cho một giáo viên A dạy môn B tại khối C bạn chỉ việc di chuyển ô hiện thời tới ô tương ứng trên bảng PCGD sau đó gõ tên lớp vào. Có thể gõ nhiều lớp, các lớp cách nhau bởi dấu phảy hoặc dấu cách. Số tiết được phân công chính là số tiết được gán chuẩn cho khối - Ví dụ: Bạn muốn giáo viên Đặng Văn Thử dạy môn Sinh vật cho lớp 12D với số tiết mặc định là 2, hãy chuyển ô hiện thời tới hàng giáo viên Đặng Văn Thử, cột khối 12 thuộc môn Sinh vật nhập vào 12D - Có thể nhập thông tin PCGD bằng chuột như sau: kích chuột phải trên lưới, thực đơn như sau xuất hiện

- Thực hiện lệnh Chọn lớp, một cửa sổ danh sách các lớp xuất hiện cho phép chọn để đưa vào lưới

- Tại đây ta có thể gán thêm hoặc xóa PCGD của một lớp bất kỳ. Nhấn nút Kết thúc để thực hiện các thay đổi đã chọn, nút Hủy lệnh để hủy và đóng cửa sổ. Bước 5: Kiểm tra lại bảng PCGD - Sau khi nhập xong bảng PCGD bạn nên kiểm tra lại thật cẩn thận bởi đây là công việc rất quan trọng. - Thực hiện lệnh PCGD/Kiểm tra hoặc nút lệnh

trên thanh công cụ, màn hình thông báo các lỗi khi nhập

PCGD sẽ được hiển thị. Qua màn hình này bạn sẽ nắm được các thông tin về việc nhập bảng PCGD như. + Các môn học chưa được phân công. + Các lớp có số giờ phân công không chuẩn xác. + Các giáo viên có số giờ được phân công quá cao. + Các lớp thuộc hơn 1 khối hoặc có khối lớp trống. Bước 6: Kết thúc lệnh Thực hiện lệnh PCGD/Đóng hoặc kích nút

trên thanh công cụ phân công giảng dạy.

8. Các lệnh khác trên màn hình nhập PCGD 1- Thay đổi CTDT hiện thời. Trong trường hợp nhà trường có nhiều chương trình đào tạo (CTDT), ví dụ các trường THPT phân ban, trên dòng tiêu đề của lưới chỉ hiện số tiết chuẩn của một CTDT mà thôi. Để thay đổi CTDT hiện thời thực hiện thao tác sau: nhấn nút trên thanh công cụ hoặc lệnh PCGD -->Chương trình đào tạo để thay đổi CTDT hiện thời này. Hộp hội thoại dạng sau xuất hiện

Chọn CTDT và nhấn nút Kết thúc 2- Xóa toàn bộ bảng PCGD Để xóa nhanh toàn bộ bảng PCGD cho buổi học hiện thời nhấn nút lệnh trên thanh công cụ và trả lời hộp hội thoại sau bằng cách nháy vào nút Đồng ý để thực hiện lệnh hoặc nút Không để hủy lệnh.

3- Sao chép PCGD từ Sáng --> Chiều và ngược lại - Sau khi đã nhập xong bảng PCGD nhà trường cho một buổi học có thể sử dụng lệnh Sao chép PCGD để thực hiện việc sao chép toàn bộ bảng PCGD đã nhập cho các lớp thuộc buổi học khác. Như vậy lệnh Sao chép

bảng PCGD sẽ thực hiện việc sao chép toàn bộ bảng PCGD từ Sáng --> Chiều nếu buổi học hiện thời là Sáng và ngược lại nếu buổi học hiện thời là Chiều. Chú ý là lệnh chỉ sao chép PCGD của các lớp đã khai báo là học cả ngày. - Thực hiện lệnh: nhấn nút trên thanh công cụ hoặc lệnh PCGD --> Sao chép bảng PCGD từ thực đơn chương trình. Hộp hội thoại tương tự sau xuất hiện.

Nhấn nút Đồng ý để thực hiện hoặc nút Không để hủy lệnh 9. Tổng kết PCGD - Để xem toàn bộ bảng PCGD theo Môn học có thể thực hiện theo các cách sau. + Cách 1: Thực hiện lệnh PCGD/Thống kê theo môn học + Cách 2: Trên thanh công cụ nhập phân công giảng dạy kích nút - Để xem toàn bộ bảng PCGD theo Giáo viên bạn thực hiện theo các cách sau: + Cách 1: Thực hiện lệnh PCGD/Thống kê theo giáo viên + Cách 2: Trên thanh công cụ nhập phân công giảng dạy kích nút (Lệnh này cho biết tên Giáo viên, buổi dạy, lớp dạy, môn dạy và số tiết dạy, giúp người sử dụng nhanh chóng kiểm tra tính đúng đắn của PCGD) - Để xem toàn bộ bảng PCGD theo Lớp bạn thực hiện theo các cách sau. + Cách 1: Thực hiện lệnh PCGD/Thống kê theo lớp học + Cách 2: Kích nút trên thanh công cụ nhập phân công giảng dạy. (Lệnh này cho biết tên Lớp, buổi, Môn học nào, Giáo viên nào dạy, dạy bao nhiêu tiết và lớp đó học bao nhiêu tiết trong tuần)

Bài 4. Ràng buộc TKB và nhập thông tin ràng buộc thời khóa biểu Mục đích: - Giới thiệu các loại ràng buộc có trong phần mềm TKB và cách nhập các thông tin ràng buộc này. Tóm tắt: - Phân loại các ràng buộc dữ liệu thời khóa biểu: ràng buộc môn học, ràng buộc giáo viên và các yêu cầu chung toàn trường. - Cách nhập thuộc tính môn học và gán cho từng lớp và khối lớp. - Ý nghĩa của khái niệm MaxEmpty và Total Empty. - Ý nghĩa của ngày nghỉ và buổi nghỉ trong yêu cầu giáo viên.

- Nhập yêu cầu giáo viên và nhóm giáo viên. - Vai trò, ý nghĩa của các ràng buộc tiết học: HỌP, BẬN, NGHỈ, HẠN CHẾ Chú ý: Các ràng buộc môn học và giáo viên trong Thời khóa biểu có thể mâu thuẫn với nhau, phần mềm không tự nhận biết và không tự sửa sai được.

1. Thông tin ràng buộc Thời khóa biểu Ràng buộc Thời khóa biểu là các thông tin liên quan đến yêu cầu môn học, yêu cầu và ràng buộc của từng giáo viên, từng nhóm giáo viên trong khi xếp thời khóa biểu. Chính các ràng buộc này làm cho việc xếp thời khóa biểu trở nên khó khăn và làm này sinh bài toán xếp lịch nổi tiếng trong lý thuyết thuật toán. Các ràng buộc dữ liệu thời khóa biểu thường không thống nhất và tự mâu thuẫn, do vậy không thể có chung một lời giải tối ưu cho tất cả các thời khóa biểu. Người thụ hưởng thời khóa biểu trong nhà trường là các giáo viên, học sinh và các lớp học. Không có một tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các thời khóa biểu của lớp học và giáo viên. Thông tin ràng buộc thời khóa biểu của phần mềm TKB được chia làm 3 loại sau. 1 - Các ràng buộc của từng giáo viên hoặc nhóm giáo viên 2 - Các yêu cầu sư phạm của các môn học 3 - Các ràng buộc chung của toàn trường 4 – Các ràng buộc khác Dưới đây là mô tả các thao tác nhập liệu ràng buộc cho thời khóa biểu của 3 loại đã nêu ở trên.

2. Nhập yêu cầu, ràng buộc Giáo viên Mô tả: Vấn đề khó khăn nhất khi xếp TKB là giải quyết các yêu cầu, ràng buộc về mặt con người. Thế mạnh của phần mềm TKB nói chung là hỗ trợ người xếp thời khoá biểu giải quyết các yêu cầu này một cách dễ dàng hơn. Thực hiện: Từ thanh thực đơn chính, thực hiện lệnh Nhập dữ liệu/Yêu cầu giáo viên. Màn hình Nhập yêu cầu giáo viên xuất hiện như sau.

Bước 1: Chọn giáo viên cần nhập ràng buộc Chọn giáo viên cần nhập ràng buộc từ danh sách trong mục , cũng có thể kích các nút mũi tên <-- hoặc --> để chuyển đến giáo viên liền trước hay liền sau giáo viên hiện thời theo thứ tự trong danh sách. Bước 2: Nhập các ràng buộc chính - Trong màn hình nhập ràng buộc giáo viên có 2 phần chính Yêu cầu chung:

+ Số tiết dạy lớn nhất trong buổi: số tiết dạy lớn nhất cho phép trong một buổi học của giáo viên + Số tiết dạy lớn nhất trong ngày: số tiết dạy lớn nhất cho phép trong một ngày bao gồm 2 buổi học của giáo viên + Thời gian chờ dạy lớn nhất (Max Empty): số tiết liên tục lớn nhất mà giáo viên này có thể phải ngồi chờ trong một buổi học để đợi tại trường + Tổng thời gian chờ dạy trong tuần (Total Empty): Tổng số các tiết phải chờ dạy cho phép của giáo viên trong cả tuần. Yêu cầu riêng cho mỗi buổi sáng và chiều: + Đăng ký theo tiết yêu cầu của giáo viên như Hạn chế, Bận, Nghỉ, Họp, Rỗi. Trong các điều kiện ràng buộc này, điều kiện Họp là một ràng buộc cứng, nghĩa là không thể xếp tiết học bình thường vào vị trí đã đăng ký ràng buộc là Họp + Dạy từ tiết ... đến ... tiết: đăng ký yêu cầu cụ thể của giáo viên dạy trong khoảng thời gian cố định trong buổi học. + Số ngày nghỉ trong tuần: đăng ký số ngày nghỉ cả 2 buổi trong tuần. + Số buổi nghỉ: đăng ký số buổi nghỉ dạy (trong buổi hiện thời - Sáng hoặc Chiều) trong tuần. + Chỉ dạy vào các ngày: đăng ký dạy vào các buổi học cụ thể trong tuần. Như vậy các buổi không đăng ký chính là các buổi học yêu cầu nghỉ Để nhập dữ liệu vào bảng yêu cầu Giáo Viên, bạn chỉ cần kích chuột vào các thực đơn tương ứng và chọn những giá trị theo ý muốn Bước 3: Nhập các ràng buộc khác - Ngoài các ràng buộc trên bạn có thể nhập một số loại ràng buộc khác thông qua nút lệnh Ràng buộc khác

Các ràng buộc về địa điểm: - Nếu trường bạn có hai hay nhiều địa điểm lớp, một số các yêu cầu ràng buộc giáo viên về địa điểm sẽ nảy sinh như + Chỉ dạy một địa điểm trong một buổi học + Số lượng địa điểm dạy trong một buổi học + Chỉ dạy một địa điểm trong một ngày + Số tiết nghỉ tối thiểu giữa hai địa điểm lớp Chương trình sẽ tự động kiểm tra yêu cầu này và thông báo nếu có vi phạm + Một ngày chỉ dạy một địa điểm: Một giáo viên có thể dạy nhiều địa điểm khác nhau, nhưng trong một ngày giáo viên có thể yêu cầu chỉ dạy một địa điểm Chú ý: Nếu chức năng này được kích hoạt nó sẽ phủ định chức năng bên dưới + Dạy một địa điểm trong buổi: Một ngày giáo viên có thể dạy được nhiều địa điểm, nhưng trong một buổi giáo viên đó chỉ có thể dạy một địa điểm. Nếu giáo viên đó có thể dạy trong một buổi nhiều địa điểm thì có thêm 2 thông số: Số lượng địa điểm có thể dạy trong buổi và Số tiết nghỉ giữa 2 địa điểm Các thông tin khác: - Trong ô thông tin này bạn có thể nhập các thông tin không thể lượng hoá được, điều này sẽ hỗ trợ thêm cho

người xếp TKB thực hiện tốt công việc - Xác định các thông tin cần nhập trong các mục tương ứng - Kích nút Kết thúc để ghi lại những thay đổi, nhấn nút Huỷ lệnh để huỷ bỏ lệnh Bước 4: Cập nhập các yêu cầu ràng buộc. Kích nút Cập nhật để lưu lại các yêu cầu ràng buộc của giáo viên vừa nhập Bước 5: Kết thúc lệnh. - Kích nút Kết thúc để ghi lại những thay đổi, nhấn nút Huỷ lệnh để huỷ bỏ lệnh.

3. Ràng buộc nhóm giáo viên Mô tả: Nhập các yêu cầu ràng buộc cho một nhóm giáo viên Thực hiện: Thực hiện lệnh Nhập dữ liệu/Nhập yêu cầu nhóm giáo viên

- Yêu cầu ràng buộc của nhóm giáo viên hoàn toàn tương tự như các yêu cầu của từng giáo viên Chú ý: - Thuộc tính chỉ dạy vào các ngày: Mặc định giáo viên sẽ dạy vào mọi ngày trong tuần - Số tiết dạy lớn nhất trong buổi: Mặc định số tiết dạy lớn nhất trong buổi là 5 - Số tiết dạy lớn nhất trong ngày: Mặc định số tiết dạy lớn nhất trong ngày là 10 - Dạy từ tiết ... đến tiết ...: Mặc định là dạy từ tiết 1 đến tiết 5

4. Các ràng buộc dùng chung cho toàn trường Ngoài các ràng buộc của từng giáo viên hoặc nhóm giáo viên, một số yêu cầu ràng buộc có thể xác định dùng chung cho tất cả giáo viên toàn trường. Các ràng buộc này bao gồm - Số tiết lớn nhất dạy trong một buổi. - Số tiết lớn nhất dạy trong một ngày. - Thời gian chờ dạy lớn nhất trong buổi học. - Tổng số tiết chờ dạy lớn nhất trong tuần. - Các chỉ số liên quan đến đánh giá một TKB của giáo viên. - Các lựa chọn dùng để xác định các hạn chế tiết BẬN, NGHỈ, HẠN CHẾ của giáo viên. - Các lựa chọn ràng buộc địa điểm lớp dùng trong toàn trường. Để đặt các giá trị trên thực hiện lệnh Lệnh chính/Các lựa chọn/TKB

Vậy là một giáo viên có rất nhiều ràng buộc: Ràng buộc riêng của từng giáo viên, ràng buộc toàn trường, ràng buộc nhóm giáo viên, và rất có thể giáo viên đó cùng thuộc nhiều nhóm giáo viên khác nhau. Ví dụ: Một giáo viên yêu cầu tổng số tiết chờ dạy của mình là 1, nhưng tổng số tiết chờ dạy toàn trường là 3 và tổng số tiết chờ dạy của nhóm giáo viên có giáo viên đó là 2. Vậy cần phải lựa chọn hệ số ràng buộc nào, theo yêu cầu giáo viên hay nhóm giáo viên hay toàn trường? Từ những phân tích, đánh giá thực tế, việc chọn lựa các hệ số này thực hiện như sau - Nếu ràng buộc không được gán cho giáo viên và nhóm giáo viên: Hệ số của ràng buộc đó được xác định từ nhóm toàn trường. - Nếu ràng buộc đã được gán cho giáo viên: Hệ số của ràng buộc được xác định trực tiếp từ hệ số yêu cầu ràng buộc của giáo viên (bỏ qua nhóm giáo viên và toàn trường). - Nếu ràng buộc không được gán cho giáo viên, nhưng được gán cho một số nhóm giáo viên chứa giáo viên đó: Hệ số của ràng buộc được xác định thông qua tất cả các nhóm, sao cho chúng thoả mãn yêu cầu của tất cả các nhóm giáo viên. Việc xác định như thế nào phụ thuộc vào tính chất của từng ràng buộc cụ thể Số tiết trống lớn nhất: Giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được gán cho giáo viên, nhóm giáo viên chứa giáo viên và toàn trường Tổng số tiết trống trong tuần: Giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được gán cho giáo viên, nhóm giáo viên và toàn trường Số tiết dạy trong một buổi: Giá trị lớn nhất trong các giá trị được gán cho giáo viên, nhóm giáo viên chứa giáo viên và toàn trường Số tiết dạy trong một ngày: Giá trị lớn nhất trong các giá trị được gán cho giáo viên, nhóm giáo viên chứa giáo viên và toàn trường Dạy từ tiết m đến tiết n: Tiết đầu m là số nhỏ nhất trong các tiết đầu, tiết cuối n là số lớn nhất trong các tiết cuối Số ngày nghỉ trong tuần: Giá trị lớn nhất trong các giá trị được gán cho giáo viên, nhóm giáo viên chứa giáo viên và toàn trường Số buổi (sáng hoặc chiều) nghỉ: Giá trị lớn nhất trong các giá trị được gán cho giáo viên, nhóm giáo viên chứa giáo viên và toàn trường Chỉ dạy vào các ngày xác định: Là hợp của tất cả các ngày của tất cả các nhóm chứa giáo viên Yêu cầu họp, bận, nghỉ, hạn chế cố định: Là hợp của tất cả các nhóm chứa giáo viên Vậy bạn có thể thấy rằng chương trình sẽ đáp ứng yêu cầu “khắt khe” nhất trong những yêu cầu ràng buộc giáo viên Khi bạn xếp hoặc chỉnh sửa TKB, nếu như có ràng buộc nhóm giáo viên bị vi phạm thì chương trình sẽ tự động kiểm tra và thông báo ra màn hình sự vi phạm ràng buộc này.

Bài 5. Khái niệm Phòng học: Phòng bộ môn và phòng đa năng Ngày gửi bài: 15/07/2007 Số lượt đọc: 3850

Mục đích: Giới thiệu khái niệm phòng học bộ môn, phòng học đa năng và so sánh với mô hình phòng học truyền thống có sẵn trong mô hình phần mềm TKB. Quan niệm và cách xây dựng mô hình phòng học bộ môn của phần mềm TKB. Tóm tắt nội dung: - Nêu ý nghĩa và định nghĩa các khái niệm: + Phòng học truyền thống + Phòng học bộ môn + Phòng đa năng - Mô hình phần mềm TKB với phòng học bộ môn và phòng đa năng. - Ý nghĩa của phòng học bộ môn và qui trình xếp thời khóa biểu trong phòng bộ môn của phần mềm. - Ý nghĩa của phòng học đa năng và qui trình xếp tiết trong phòng đa năng. - Mô hình phòng học bộ môn và đa năng là một phát triển kế thừa tự nhiên của mô hình thời khóa biểu truyền thống của các phiên bản TKB trước đây. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Khái niệm và định nghĩa phòng học bộ môn, phòng học đa năng Về khái niệm, chúng ta sẽ có 3 loại phòng học: phòng học Truyền thống (cổ điển), Bộ môn và Đa năng. Phòng học Truyền thống là hệ thống các phòng học gắn liền với các lớp học cố định đã hình thành từ xưa đến nay trong các trường phổ thông Việt Nam. Mọi người chúng ta đều quen thuộc với các phòng học này. Phòng học Bộ môn là các phòng học gắn liền với các trang thiết bị phục vụ việc dạy một số môn học và khối lớp nhất định. Các phòng học này sẽ phát triển rất nhiều trong tương lai. Phòng học Đa năng là phòng học đặc biệt lắp đặt các thiết bị trình chiếu đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy tiết học có ứng dụng CNTT trong nhà trường. Trong một thời gian dài trước mắt, các phòng học đa năng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhà trường. Bảng sau liệt kê các tính năng chính của các loại phòng này. Phòng học Truyền thống

Phòng học Bộ môn

- Là phòng học truyền thống cổ điển

- Là phòng học bình thường.

- Không chứa bất cứ thiết bị gì, dùng làm phòng học cố định cho các lớp học

Phòng học Đa năng - Là phòng học bình thường.

- Được phép dạy bất cứ môn - Chứa các dụng cụ, thí nghiệm, thiết bị học nào trên thiết bị trình hỗ trợ giảng dạy một số môn học cố chiếu tại phòng học này. định.

- Giáo viên ngồi tại chỗ, học sinh di - Học sinh ngồi tại chỗ, giáo viên di chuyển đến phòng để học. chuyển đến lớp học. - Không được gán cố định cho một lớp - Được gán cố định cho một lớp học. học.

- Giáo viên ngồi tại chỗ, học sinh di chuyển đến phòng để học. - Không được gán cố định cho một lớp học.

Trong phần mềm TKB sẽ không có khái niệm phòng học truyền thống. Mô hình thời khóa biểu từ bản TKB 5.0 trở về trước chính là mô hình lớp học cổ điển, trong đó phòng học truyền thống được gán cứng cho các lớp học. Các tiết học mặc định được học trong phòng truyền thống, các tiết này được gọi là tiết học truyền thống. Từ phiên bản 5.5 trở đi, bên cạnh khái niệm tiết học truyền thống sẽ có thêm khái niệm tiết học học trong phòng học bộ môn (hoặc đa năng), đó là các tiết được học trong các phòng học không phải là truyền thống.

2. Các tính chất và qui định cho phòng học bộ môn và đa năng Khi một phòng học đã được khởi tạo (phòng học bộ môn hoặc đa năng), điều đó chưa có nghĩa là có thể xếp tiết học ngay trong các phòng học này. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình và điều kiện để xếp được 1 tiết học trong phòng học, hiểu rõ các điều kiện này sẽ giúp chúng ta hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại phòng học có trong phần mềm TKB. A. Trước tiên ta xét phòng học bộ môn Để có thể xếp được 1 tiết học vào phòng học bộ môn thì cần phải có 2 điều kiện sau đây: 1- Phòng học này phải là phòng học bộ môn thực sự tương ứng với môn học và khối lớp tương ứng. Ví dụ muốn xếp tiết Hoá, lớp 10A vào một phòng học bộ môn thì phòng học này phải là phòng học bộ môn Hóa tương ứng với khối 10. Để một phòng học kiểu bộ môn trở thành một phòng bộ môn thực sự ta cần thực hiện lệnh gán Tính chất phòng bộ môn cho phòng học này. Lệnh này được thực hiện từ thực đơn Nhập dữ liệu -->Tính chất phòng bộ môn hoặc nút lệnh trên thanh công cụ nhập dữ liệu. Mỗi phòng học kiểu bộ môn có thể gán cho nhiều môn học khác nhau tương ứng với các khối lớp khác nhau. Hình ảnh sau chỉ ra các bước gán tính chất cho phòng học bộ môn.

Việc gán tính chất phòng bộ môn như trên mới chỉ thực hiện được 1/2 công việc. Sau lệnh gán trên, các phòng học bộ môn đã thực sự được hình thành và sẵn sàng đón học sinh vào học. Tuy nhiên việc xếp tiết học trong phòng học bộ môn phải được thông qua việc phân công cụ thể lớp nào, môn học nào được phép học trong phòng học bộ môn. Việc phân công này là rất quan trọng, cần thiết và tạo ra các quan hệ logic chặt chẽ của phần mềm TKB. 2- Phân công cụ thể lớp học nào, môn học nào được phép học trong phòng học bộ môn hay không? - Nếu một môn / lớp được phân công trong phòng học bộ môn thì môn này bắt buộc phải được xếp học trong

phòng học bộ môn và không được phép xếp học trong phòng truyền thống. - Ngược lại một môn / lớp không được phân công trong phòng học bộ môn thì môn này bắt buộc phải được xếp học trong phòng truyền thống và không được phép chuyển sang học trong phòng học bộ môn. Lệnh Phân công lớp học trong phòng học bộ môn được thực hiện từ lệnh Nhập dữ liệu -->Phân công lớp học theo phòng bộ môn hoặc từ nút lệnh

trên thanh công cụ.

Như vậy với phòng học bộ môn: - Việc xếp tiết học trong phòng học bộ môn được qui định chặt chẽ bởi lệnh Phân công lớp theo phòng bộ môn. - Không cho phép chuyển đổi tiết học từ phòng truyền thống sang phòng bộ môn và ngược lại. - Cho phép chuyển đổi tiết học từ phòng bộ môn này sang phòng học bộ môn khác tương đương.

Tiết học Vật lý, tiết 3, thứ 5, lớp 12A đang học trong phòng bộ môn "Phong Lý 1". Nháy chuột phải trên ô và chọn lệnh Chuyển phòng.

Bảng chọn xuất hiện danh sách các phòng học bộ môn tương đương xuất hiện cho phép chọn phòng học mới để chuyển tiết học hiện thời. Trên màn hình ta thấy xuất hiện phòng học P2 tương đương với phòng "phòng Lý 1" trong màn hình trên. A. Xét trường hơp phòng học đa năng Với phòng học đa năng qui trình và các điều kiện đơn giản hơn. 1- Khi phòng đa năng được khởi tạo xong thì không cần thực hiện thêm một thao tác nào nữa. 2- Một tiết học trong phòng truyền thống có thể dễ dàng chuyển sang phòng đa năng bất cứ lúc nào. Lệnh chuyển đổi này được thực hiện trong màn hình lệnh Triple View. Ngược lại một tiết học trong phòng đa năng có thể chuyển đổi về phòng truyền thống. 3- Không cho phép chuyển đổi tiết học giữa 2 loại phòng học bộ môn và phòng học đa năng.

Trong hình trên tiết Toán, tiết 5, thứ 6 dễ dàng chuyển sang phòng học đa năng. Khi nháy chuột phải tại ô này và chọn lệnh Chuyển phòng, bảng chọn xuất hiện như trên cho phép chọn phòng đa năng để chuyển tiết học này.

Trong hình trên, sau khi đã chuyển tiết Toán sang phòng học đa năng 1, thực hiện lại lệnh chuyển phòng ta thấy xuất hiện 2 khả năng: chuyển về phòng truyền thống hoặc chuyển sang phòng học đa năng khác. Như vậy với phòng học đa năng: - Sau khi khởi tạo, phòng học đa năng không cần thực hiện bất cứ thao tác nào nữa. - Các tiết học trong phòng truyền thống đều có thể được chuyển sang phòng học đa năng và ngược lại không phụ thuộc vào môn học. - Không cho phép chuyển đổi tiết học từ phòng học bộ môn sang phòng học đa năng và ngược lại. Bảng sau tóm tắt và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại phòng học Bộ môn và Đa năng trong phần mềm TKB 6.0. Tiêu chí

Phòng học Bộ môn

Phòng học Đa năng

Đối tượng

Là một đối tượng quản lý của phần mềm.

Là một đối tượng quản lý của phần mềm.

Khởi tạo

Khởi tạo bởi lệnh Nhập phòng học của phần mềm với kiểu (M)

Khởi tạo bởi lệnh Nhập phòng học của phần mềm với kiểu (D)

Khai báo tính chất phòng học

Cần gán tính chất môn học / khối lớp cho phòng học để trở thành phòng học bộ môn thực sự.

Không cần thực hiện bất cứ thao tác nào.

Lớp học/Môn học cần được phân công để học trong Điều kiện xếp tiết phòng học bộ môn. Các tiết học này gọi là tiết học bộ trong phòng học môn và bắt buộc phải xếp trong phòng bộ môn.

Tiết học phải thuộc kiểu tiết học truyền thống.

Chuyển đổi giữa các phòng học cùng kiểu

Được phép chuyển đổi

Được phép chuyển đổi

Chuyển đổi sang tiết học truyền thống

Không được phép chuyển đổi sang tiết truyền thống và ngược lại.

Được phép chuyển đổi qua lại với phòng truyền thống.

Chuyển đổi giữa các phòng học khác kiểu

Không được phép chuyển đổi

Không được phép chuyển đổi

3. Mô hình phòng học bộ môn và đa năng trên lý thuyết và thực tế Trong phần này sẽ mô tả các mô hình của bài toán thời khóa biểu của các nhà trường phổ thông Việt Nam. Các mô hình này được áp dụng cho hầu hết (thực tế là tất cả) các trường phổ thông của Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 12. 1. Mô hình cổ điển Đó là mô hình trong đó mỗi lớp học được gán cố định với một phòng học. Các phòng học này được gọi là phòng học truyền thống. Các tiết học trong phòng truyền thống được gọi là tiết học truyền thống. Trong mô hình này, toàn bộ học sinh ngồi tại chỗ và giáo viên di chuyển đến các lớp (phòng truyền thống) để dạy. Hình vẽ dưới đây mô tả một mô hình cổ điển (hay còn gọi là mô hình phòng truyền thống).

Các phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB phiên bản 5.0 trở về trước đều mô tả và hỗ trợ mô hình phòng học truyền thống này. 2. Mô hình phòng học lý tưởng Trong mô hình phòng học bộ môn lý tưởng, toàn bộ các lớp học vẫn tuân thủ theo mô hình phòng truyền thống như cũ. Nhà trường sẽ xây dựng thêm các phòng học bộ môn riêng biệt. Khi học các tiết trong phòng bộ môn, học sinh phải di chuyển đến phòng bộ môn tương ứng. Một phần lớn thời gian học sinh các lớp vẫn ngồi tại lớp của mình trong phòng truyền thống. Giáo viên di chuyển qua lại giữa các phòng truyền thống và các phòng học bộ môn.

Ta có một nhận xét rất thú vị và quan trọng: mô hình phòng học bộ môn lý tưởng là một phát triển tự nhiên của mô hình cổ điển. Do vậy toàn bộ các chức năng của phần mềm sẽ được kế thừa và phát triển tự nhiên lên mô hình mới. Hay nói cách khác phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu cho mô hình phòng bộ môn lý tưởng sẽ giữ nguyên lại các chức năng đã có của các phần mềm được viết cho mô hình cổ điển. Với mô hình có thêm phòng đa năng, mô hình phòng học lý tưởng có khuôn dạng sau:

Toàn bộ dữ liệu chính của các phiên bản phần mềm TKB đều mô tả mô hình phòng học lý tưởng trên (hình 7). 3. Mô hình phòng thực tế (không lý tưởng) Mô hình thực tế là một phát triển nhỏ của mô hình phòng bộ môn lý tưởng. Trong mô hình này, một số phòng truyền thống sẽ được huy động để trở thành phòng học bộ môn hoặc đa năng. Trong mô hình này sẽ phát sinh các “lớp học đặc biệt”, là các lớp mà phòng truyền thống của mình đã bị chuyển đổi thành phòng bộ môn. Hình vẽ sau mô tả một mô hình phòng học bộ môn không lý tưởng (thực tế):

Mô hình phòng học không lý tưởng thực chất là mô hình lý tưởng cộng thêm các lớp đặc biệt: Mô hình phòng học thực tế = mô hình Lý tưởng + lớp đặc biệt. Trong mô hình này các lớp học không đặc biệt được vận hành giống như mô hình phòng học bộ môn lý tưởng. Riêng các lớp học đặc biệt sẽ được xử lý riêng: tiết học truyền thống của các lớp đặc biệt cần “phân bổ” lại trong các phòng học truyền thống hoặc phòng bộ môn còn trống. Hình vẽ sau mô tả mô hình phân bổ lại này.

Như vậy trong mô hình phòng học bộ môn thực tế, các giáo viên phải di chuyển giữa các phòng truyền thống và bộ môn để giảng dạy. Học sinh các lớp học hầu hết tuân thủ mô hình phòng học bộ môn lý tưởng và mô hình cổ điển. Riêng học sinh các lớp đặc biệt sẽ phải di chuyển nhiều hơn các lớp còn lại, các lớp này được điều hành tương tự các lớp của mô hình các trường đại học, cao đẳng.

Bài 6. Nhập thông tin liên quan đến phòng học Mục đích: Hiểu và thực hiện được các thao tác nhập liệu liên quan đến phòng học bộ môn và phòng học đa năng. Tóm tắt: - Lệnh nhập DS phòng học. Các thông tin trực tiếp liên quan đến phòng học. - Lệnh nhập tính chất phòng bộ môn. Chú ý các điều kiện kiểm tra chặt chẽ khi gán tính chất cho phòng bộ môn. - Lệnh phân công lớp học trong phòng bộ môn. Chú ý các điều kiện kiểm tra chặt chẽ khi phân công lớp học trong phòng bộ môn. ------------------------------------------------------------------------------------

1. Nhập Danh sách phòng học Bước 1

- Từ thanh thực đơn kích chọn lệnh “Nhập dữ liệuNhập phòng học”

Bước 2: Nhập các thông tin cho phòng học, bao gồm: (Mã phòng học, Tên phòng học, Kiểu phòng học, Vị trí, Số lượng học sinh). - Kích chọn lệnh “Thêm mới” trên màn hình nhập phòng học. Chú ý: - Mã phòng không được trùng nhau. - Mỗi phòng học phải thuộc 1 trong 2 loại: phòng học bộ môn và phòng học đa năng.

2. Nhập tính chất phòng bộ môn Bước 1 - Từ thanh thực đơn kích chọn lệnh “Nhập dữ liệuNhập tính chất phòng bộ môn”

Bước 2 : Gán tính chất môn học cho phòng bộ môn (Các phòng học được nhập từ lệnh trên mặc dù có kiểu là “Phòng Bộ môn” tuy nhiên chúng chưa thực sự là phòng bộ môn khi chưa được “gán” cho các lớp, khối lớp cụ thể) - Để nhập tính chất của một phòng môn học cần chọn phòng này trong Danh sách Phòng học tại danh sách phòng bên trái - Tại cột Môn học ở giữa kích chọn hoặc hủy chọn để “gán” môn học tương ứng cho phòng học này - Với môn học đã chọn, ta cần gán tiếp các khối học tại cột Khối lớp ở bên phải cửa sổ nhập dữ liệu Chú ý: Phòng học đa năng Đã tự động “gán” cho tất cả các Khối – Lớp Với thao tác “hủy gán”: khi một phòng bộ môn đã xếp tiết học thì môn học này không thể hủy gán được trong hộp hội thoại này.

3. Phân công lớp học trong phòng bộ môn Lệnh Phân công lớp học theo phòng học bộ môn được dùng với 2 mục đích - Gán (hay phân công) các môn học của các lớp học cụ thể được xếp học trong phòng học bộ môn - Gán phòng bộ môn mặc định cho các môn học này

Lệnh được thực hiện từ lệnh Nhập dữ liệu -->Phân công lớp học theo phòng bộ môn hoặc nút lệnh

từ thanh công cụ Input Data. Màn hình của lệnh có dạng sau

- Chọn buổi học, lớp học cần phân công học trong phòng bộ môn - Chọn môn học tương ứng tại cột Môn học - Kích chọn check box tại cột Học phòng môn để xác định rằng môn này cần phải học trong phòng bộ môn tương ứng - Tại vị trí Phân phòng môn có thể gán tiếp phòng học mặc định cho môn học này của lớp học hiện thời, phòng học phải chọn từ danh sách tại vị trí cột Phòng học

- Nút Đúng với toàn khối dùng để sao chép thông tin gán phòng học từ lớp hiện thời đúng với mọi lớp khác trong cùng khối lớp - Nút Đúng với các lớp dùng để sao chép thông tin gán phòng học từ lớp hiện thời đúng với một số các lớp khác trong cùng khối lớp của lớp học này Chú ý: Đây là lệnh rất quan trọng của trong mô hình thời khóa biểu với phòng bộ môn. Cần đặc biệt ghi nhớ các chú ý sau đây - Việc phân công một môn học trong phòng bộ môn chỉ được phép cài đặt nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau. - Phải tồn tại tối thiểu một phòng bộ môn tương ứng với môn học và khối học này. - Môn học này chưa xếp trên thời khóa biểu. - Khi một môn học đã được phân công học trong phòng bộ môn bởi lệnh này thì đây là ràng buộc bắt buộc của hệ thống: không thể xếp thời khóa biểu môn học này trong phòng truyền thống được nữa, trừ khi đặt lại phân công môn học trong lệnh này. - Điều kiện về phân công phòng học mặc định không là điều kiện bắt buộc. Trên TKB ta có thể thực hiện lệnh chuyển phòng để chuyển tiết học này sang các phòng bộ môn tương đương khác.

Giới thiệu các tính năng mới của phiên bản TKB 7.0. Phần I Ngày gửi bài: 17/07/2008 Số lượt đọc: 3190 TKB là phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu do công ty Công nghệ Tin học Nhà trường thiết kế và phát triển từ những năm 1988-1989. Qua gần 20 năm phát triển, giờ đây TKB đã trở thành một phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong các nhà trường phổ thông của Việt Nam. Vừa qua, công ty Công nghệ Tin học Nhà trường đã phối hợp cùng Dự án phát triển giáo dục THPT triển khai phần mềm TKB phiên bản 6.X cho 550 trường thuộc phạm vi 22 tỉnh của dự án. Sau một thời gian dài nghiên cứu và tiếp tục phát triển, phiên bản mới tiếp theo TKB 7.0 đã đang ở giai đoạn hoàn thiện. Phiên bản mới TKB 7.0 đã nâng cấp và cải tiến một loạt chức năng mạnh và quan trọng của phần mềm TKB, hướng tới một phiên bản hoàn thiện mạnh mẽ hơn nữa công việc xếp thời khóa biểu phục vụ các nhà trường Việt Nam. Một trong những điểm mới quan trọng nhất của phiên bản mới TKB 7.0 là định hướng đến các chức năng đánh giá và tối ưu hóa các thời khóa biểu của giáo viên trong nhà trường. Như vậy phiên bản mới TKB 7.0 sẽ mở đầu cho serie phát triển mạnh của phần mềm theo hướng tinh chỉnh và tối ưu hóa dữ liệu thời khóa biểu, một trong các vấn đề phức tạp nhất của mọi bài toán xếp lịch nói chung và thời khóa biểu nói riêng. Bài viết này sẽ mô tả ngắn gọn các tính năng mới nhất của phần mềm TKB 7.0.

1. Bổ sung thêm một ràng buộc lớp học mạnh mẽ không cho phép giờ nghỉ giữa buổi học năm trong các cặp tiết xếp liền.

Theo yêu cầu của một số địa phương và nhà trường, phiên bản TKB 7.0 đã chú ý đến nhu cầu sau đây của thời khóa biểu: một số nhà trường qui định trong 1 buổi chỉ có một giờ nghỉ giải lao chính cho HS ra chơi, các giờ nghỉ khác ngắn và không cho học sinh ra khỏi lớp. Trong môi trường như vậy không nên xếp các cặp tiết liền nhau qua giờ nghỉ giải lao chính trong nhà trường. Phiên bản TKB 7.0 đã bổ sung thêm các tham số như một ràng buộc lớp học với mục đích không xếp tự động các cặp tiết liền nhau tràn qua giờ nghỉ giải lao chính của buổi học. Các tham số này được nhập trong lệnh Lựa chọn của phần mềm TKB như sau: - Thông số xác định cặp tiếp tương ứng với tiết nghỉ giải lao chính trong buổi học, cho phép khai báo độc lập sáng, chiều.

- Mỗi lớp học lại có thể khai báo thêm một tham số xác định là có kiểm tra hay không điều kiện này khi thực hiện các lệnh xếp tự động hoặc xếp tay trên thời khóa biểu.

Chú ý: Trên TKB lớp người dùng có thể bật chức năng hiện vạch nghỉ giải lao chính trong buổi học để dễ dàng quan sát trên thời khóa biểu.

2. Bổ sung thêm một ràng buộc giáo viên được yêu cầu xếp tiết dạy trong một buổi trong trường hợp được phân công dạy các lớp 2b. Đối với giáo viên, phiên bản mới TKB 7.0 đã bổ sung thêm hai tham số ràng buộc giáo viên là (1) không cho phép dạy liên tục qua trưa và (2) chỉ dạy 1 buổi của lớp 2b. Các tham số này dễ dàng khai báo ngay trong cửa sổ nhập ràng buộc giáo viên của phần mềm như hình dưới đây.

Chú ý: - Như ta sẽ thấy, điều kiện dạy liên tục qua trưa sẽ được đưa vào như một tiêu chính đánh giá quan trọng TKB giáo viên trong TKB 7.0. - Điều kiện ràng buộc về yêu cầu dạy 1 buổi trong lớp học 2b trước mắt chỉ được coi như một điều kiện để người dùng biết trong khi phân bổ PCGD cho các lớp 2b. Tạm thời phiên bản TKB 7.0 chưa xử lý tự động ràng buộc này của giáo viên.

3. Bổ sung tính năng cho phép chuyển nhập DS giáo viên và bảng PCGD từ tệp Excel. Trong phiên bản TKB 7.0 đã bổ sung 2 tính năng quan trong của quá trình nhập dữ liệu đầu vào phần mềm, đó là lệnh nhập DS giáo viên và lệnh nhập bảng PCGD chuyên môn đầu năm. Phần mềm TKB 7.0 đã bổ sung một tính năng nhỏ cho phép chuyển nhập tự động dữ liệu này từ bảng tính Excel. Sau đây là mô tả chi tiết các tính năng mới này của phần mềm TKB 7.0. (1) Lệnh nhập DS giáo viên Việc nhập DS giáo viên vào phần mềm TKB giờ đây có thể được chuyển nhập nhanh từ Excel File. Dữ liệu DS Giáo viên được cho trước trong bảng Excel bao gồm max 5 cột thông tin sau: - Mã Giáo viên.

- Họ tên Giáo viên. - Nam/ Nữ (giới tính). - Ngày sinh. - Tổ chuyên môn. Màn hình nhập DS giáo viên ta sẽ thấy có 1 nút lệnh nhỏ xuất hiện: Nhập từ Excel File.

Tiếp theo sẽ chuyển sang màn hình 1/3 của quá trình chuyển nhập dữ liệu từ Excel File. Bước 1: Nhập tên Excel File, bảng mã dữ liệu tiếng Việt và một số tham số lựa chọn cho việc chuyển nhập.

Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Bước 2: Trên màn hình sẽ xuất hiện nội dung của bảng tính Excel. Chọn thông tin trong bảng tính Excel và nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Có thể bấm nút Quay lại để chuyển về bước 1.

Bước 3: Xác định chính xác các trường thông tin cần chuyển nhập.

Tại vị trí hàng tiêu đề, dùng chuột xác định các tham số tương ứng của cột thông tin cần chuyển nhập.

Nhấn nút Kết thúc để thực hiện việc chuyển nhập thông tin DS giáo viên. (2) Lệnh nhập bảng PCGD Bảng PCGD là một trong những bảng dữ liệu lớn nhất cần nhập cho mỗi thời khóa biểu học kỳ. Với phần mềm TKB, người dùng có thể nhập trực tiếp bảng PCGD trong một cửa sổ lệnh rất thuận tiện. Tuy nhiên một số nhà trường đã nhập trước bảng PCGD trong một bảng tính Excel, do vậy phát sinh nhu cầu cần chuyển nhập tự động bảng PCGD từ Excel vào dữ liệu của phần mềm. Để thực hiện được chức năng này, yêu cầu là chưa xếp bất kỳ tiết học nào trên TKB nhà trường. Trên màn hình lệnh nhập PCGD ta sẽ thấy xuất hiện biểu tượng

trên thanh công cụ.

Công việc chuyển nhập dữ liệu PCGD sẽ được tiến hành qua 4 bước. Bước 1: Nhập tên Excel File và chọn bảng mã tiếng Việt của dữ liệu cần chuyển nhập. Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước 2.

Bước 2: Lựa chọn các kiểu khuôn dạng bảng tính chứa dữ liệu cần chuyển nhập.

Sau khi chọn kiểu khuôn dạng dữ liệu nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Có 2 kiểu khuôn dạng dữ liệu PCGD của bảng tính cần chuyển nhập: Dạng 1:

Dạng 2:

Bước 3: Dùng chuột chọn vùng chứa dữ liệu PCGD của nhà trường. Chú ý chọn cả vùng chứa các cột và hàng tiêu đề của vùng dữ liệu. Ví dụ hình dưới đây là mô hình khuôn dạng dữ liệu Dạng 1 của bảng PCGD.

Bước 4: Tại bước này người dùng sẽ phải lựa chọn các thông tin bổ sung cho từng hàng hoặc cột dữ liệu cần chuyển nhập. Hình dưới đây mô tả Dạng 1 của mô hình dữ liệu bảng PCGD.

Nhấn nút Kết thúc để tiến hành công việc chuyển nhập dữ liệu.

4. Mở rộng tính năng xuất dữ liệu thời khóa biểu ra bảng tính Excel. Trong phiên bản mới TKB 7.0, lệnh chuyển dữ liệu thời khóa biểu ra bảng tính Excel đã bổ sung thêm 1 báo cáo mới là Báo cáo Tỉnh tải dạy giáo viên theo thời gian.

5. Nâng cấp và cải tiến hoàn toàn màn hình 2bView. Lệnh 2bView đã được nâng cấp viết lại hoàn toàn trong TKB 7.0. Trong cửa sổ mới của lệnh này người dùng sẽ quan sát được đồng thời thời khóa biểu cả sáng và chiều của một bộ 3: Lớp – Giáo viên – Phòng.

Chú ý: Trong phiên bản TKB 7.0 các màn hình quan sát và tinh chỉnh dữ liệu chính như Main Loop, Show All, Browse Teacher và Triple View đều có các nâng cấp đáng kể. Các nâng cấp này cũng áp dụng trong 2bView.

6. Bổ sung lệnh mới: phân bổ bảng PCGD 2b cho phép quan sát và điều hành việc phân bổ phân công giảng dạy cho các lớp 2b (học hai buổi với một bảng PCGD). Lệnh Phân bổ bảng PCGD 2b là một lệnh mới hoàn toàn của TKB 7.0. Chức năng chính của lệnh là giúp người dùng quan sát và thực hiện việc phân bổ PCGD của các lớp 2b cho từng buổi học sáng, chiều. Trên màn hình người dùng sẽ quan sát được một lưới với mỗi hàng ngang tương ứng với một lớp học, các cột dọc tương ứng với giáo viên. Quan sát thông tin phân bổ chung, người dùng có thể điều chỉnh phân công cho từng buổi sáng, chiều cho từng giáo viên và từng môn học.

7. Bổ sung một lệnh mới: Xếp hoàn toàn cho các lớp học 2 buổi. Lệnh xếp toàn bộ (SF) trong các phiên bản trước được thực hiện theo từng buổi học sáng, chiều. Trong TKB 7.0, chúng tôi đã bổ sung một chức năng mới ghép hai lệnh xếp toàn bộ thời khóa biểu hai buổi sáng, chiều vào 1 lệnh. Đó là lệnh Xếp toàn bộ 2 buổi học.

8. Nâng cấp lệnh Tiện ích PCGD hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả các loại lớp học, kể cả lớp 2b. Trong các phiên bản trước đây, lệnh Tiện ích PCGD (là nhóm các lệnh thay đổi PCGD ngay trong quá trình làm việc) chưa áp dụng được cho các lớp 2b. Trong phiên bản mới TKB 7.0, nhược điểm này đã được khắc phục hoàn toàn.

9. Mở rộng việc đánh giá TKB giáo viên bằng cách bổ sung thêm hai cách đánh giá mới: đánh giá theo tiết và đánh giá theo các tiêu chí thời khóa biểu. Một trong những phát triển mang tính đột phá nhất của phần mềm TKB 7.0 là các chức năng liên quan đến đánh giá thời khóa biểu giáo viên. Trong các phiên bản trước đây, trong phần mềm chỉ đưa ra đúng một cách đánh giá TKB giáo viên thông qua hàm đánh giá CFT(). Mỗi GV sẽ tương ứng với một hàm đánh giá theo công thức sau:

(Xem kỹ hơn trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết của phần mềm TKB). Giá trị hàm số CFT() được tính cho từng giáo viên trong nhà trường và từng buổi học. Giá trị này càng cao thì TKB sẽ càng “xấu”. Như chúng ta đã biết trong mô hình bài toán xếp thời khóa biểu không thể có một khuôn mẫu chung cho việc đánh giá một thời khóa biểu. Do vậy cách đánh giá thông qua hàm CFT() chỉ mang tính ước lệ và không hoàn toàn chính xác. Trong phiên bản mới TKB 7.0, chúng tôi đã đưa vào thêm 2 phương pháp đánh giá nữa cho thời khóa biểu giáo viên với mục đích cung cấp thêm cho người dùng các công cụ đánh giá khác nhau đa dạng hơn và linh hoạt hơn.

Trong cửa sổ lệnh quan sát thống kê thời khóa biểu giáo viên chúng ta sẽ nhìn thấy 3 cột thông tin đánh giá giáo viên: CFT, CM và TOV.

Sau đây là mô tả tóm tắt 2 phương pháp đánh giá mới bổ sung trong phần mềm TKB 7.0. Đánh giá thời khóa biểu giáo viên theo độ đo tính chất tiết học - Cell Metric (CM) Đây là phương pháp đánh giá TKB giáo viên theo các “độ đo tiết học”. Mỗi tiết học trên TKB giáo viên sẽ được tính toán với một độ đo, gọi là Metric. Nếu độ đo này > 0 thì tiết học này được gọi là xấu, ngược lại nếu độ đo = 0 thì tiết học là tốt. Giá trị độ đo tiết học Max là 10 (xấu nhất), Min là 0 (tốt nhất). Độ đo đánh giá tiết học được tính theo 8 tiêu chuẩn sau:

Tổng các số đo tiết học của mỗi giáo viên sẽ tạo thành một giá trị gọi là số đo CM của giáo viên này. Giá trị này sẽ tham gia vào việc đánh giá giáo viên trong phần mềm TKB 7.0.

Như vậy với cách đánh giá bằng độ đo tiết học chúng ta co thêm các công cụ để đánh giá từng tiết học trên TKB giáo viên và đánh giá tổng thể từng giáo viên trong nhà trường. Đánh giá thời khóa biểu giáo viên theo bảng tiêu chí TOV Cách đánh giá TKB giáo viên thứ 3 được bổ xung trong TKB 7.0 là phương pháp đánh giá giáo viên theo bảng các tiêu chí (Table Of Values). Theo phương pháp này, mỗi giáo viên sẽ được đánh giá bởi một bảng 12 tiêu chí, trong đó 6 tiêu chí định lượng thông tin thời khóa biểu (QMA) và 6 tiêu chí đánh giá sự thỏa mãn ràng buộc thời khóa biểu (CMA). Các tiêu chí này dùng để đánh giá TKB giáo viên riêng biệt theo từng buổi học Sáng, Chiều. 6 tiêu chí QMA bao gồm:

6 tiêu chí CMA bao gồm:

Mỗi tiêu chí trong bảng trên sẽ được đánh giá theo một trong 3 mức: Tốt (màu xanh), Trung bình (màu vàng) và Xấu (màu đỏ). 6 tiêu chí đầu tiên được tổng hợp lại theo giá trị QMA cũng được đánh giá theo 3 mức như trên. 6 tiêu chí sau sẽ được tổng hợp đánh giá theo giá trị CMA cũng theo 3 mức đã nêu. Đánh giá chung TKB giáo viên được lấy từ 2 giá trị QMA, CMA và ký hiệu là GM. Đây chính là đánh giá cuối cùng của giáo viên theo phương pháp bảng tiêu chí TOV. Hình dưới đây mô tả bảng đánh giá giáo viên theo TOV được thể hiện bằng các màu sắc trong bảng.

Như vậy trong phần mềm TKB 7.0 đã bổ sung thêm 2 phương pháp đánh giá mới cho TKB các giáo viên trong nhà trường. Tổng hợp lại chúng ta sẽ có 3 cách đánh giá TKB giáo viên. Trên Khung thông tin nhà trường, vị trí thể hiện phần trăm giáo viên có TKB tốt bây giờ cần hiểu rõ là được đánh giá theo phương pháp nào?

Ví dụ trong hình trên chỉ có 21% giáo viên trong nhà trường có TKB tốt. Cách đánh giá được dùng trong khung thông tin này được lựa chọn từ lệnh Lựa chọn hệ thống của phần mềm, TAB “Đánh giá TKB giáo viên”.

Giới thiệu các tính năng mới của phiên bản TKB 7.0. Phần II Ngày gửi bài: 18/07/2008 Số lượt đọc: 2599 Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường sắp phát hành phiên bản tiếp theo của phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB 7.0. Đây sẽ là một phát triển mới rất đặc biệt của phần mềm theo định hướng hỗ trợ chuyên sâu cho việc đánh giá và tối ưu dữ liệu thời khóa biểu giáo viên. Bài viết này tiếp tục mô tả các tính năng mới nhất của phần mềm TKB phiên bản 7.0. Giới thiệu các tính năng mới của phiên bản TKB 7.0. Phần I

10. Bổ sung cho phép quan sát tức thời thông tin đánh giá từng tiết học trên TKB giáo viên. Trong tất cả các màn hình quan sát thời khóa biểu giáo viên như Main Loop, Browse Teacher, Triple View và 2bView đều đã bổ sung tính năng cho phép quan sát trực tiếp thông tin đánh giá tiết học trên TKB giáo viên.

Chú ý: Các tiêu chí dùng để đánh giá và đo độ xấu (cell metric) của các tiết trên TKB giáo viên được xác định từ lệnh Lựa chọn hệ thống, TAB “Đánh giá tiết học” như hình dưới đây.

Mặc định cả 8 tiêu chí này được chọn đồng nghĩa với việc đánh giá tiết học có giá trị Max là 10. Nếu người dùng hủy chọn một vài tiêu chí thì độ đo đánh giá tiết học sẽ có giá trị < 10.

11. Xem thông tin đánh giá TKB giáo viên theo các tiêu chí.

Để xem thông tin đánh giá giáo viên chi tiết theo các tiêu chí TOV, hãy nháy chuột lên nút hình vuông có màu sắc nhỏ trên Khung thông tin giáo viên. Chú ý: Nút hình vuông này sẽ có màu Xanh, Đỏ hay Vàng chính là đánh giá tổng thể giáo viên này theo các tiêu chí TOV.

Trong khung cửa sổ Đánh giá Giáo viên, phía trên là thông tin đánh giá giáo viên theo các tiêu chí, phía dưới là thông tin chi tiết đánh giá các tiết học trên TKB với giá trị CM kèm theo.

12. DPR-1e: thuật toán tinh chỉnh dữ liệu mới của phiên bản TKB 7.0. Tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu đã và luôn là những tính năng rất đặc biệt của phần mềm TKB. Trong phần mềm TKB đã xây dựng các lệnh quan trọng sau dùng để tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu: - Lệnh Chuyển đi (hay Push Out) dùng để giải phóng 1 ô trên TKB lớp hoặc giáo viên. - Lệnh Xếp tiết có điều kiện (hay CX) dùng để xếp bằng được 1 tiết vào TKB lớp hoặc giáo viên. - Lệnh Di chuyển (hay Move To) dùng để dịch chuyển 1 tiết trên thời khóa biểu đến một vị trí khác.

Tất cả các lệnh trên đều được xây dựng trên các thuật toán nhất định. Các thuật toán này được thiết kế mô phỏng tư duy xếp thời khóa biểu trên thực tế. Cho đến phiên bản TKB 6.X, phần mềm đã đưa ra được 3 thuật toán chính sau: - CX (thuật toán CX). - FPR (thuật toán Vị trí cố định). - DPR (thuật toán Vị trí động). Trong phiên bản mới TKB 7.0 chúng tôi đã thiết kế thêm một thuật toán mới gọi là DPR-1e hay còn gọi là Dãy vị trí động. Thuật toán này bản chất là một mở rộng của thuật toán DPR và được bổ sung nhiều tính năng quan trọng. Như vậy trong TKB 7.0 người dùng đã có 4 thuật toán quan trọng dùng trong các lệnh tư duy xếp và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu. Đặc biệt thuật toán mới DPR-1e đã bổ sung một số tính năng rất quan trọng

Sau đây là màn hình báo cáo chính của thuật toán DPR-1e. Các tính năng mạnh của thuật toán này bao gồm: - Giao diện của lệnh hoàn toàn tương tự như giao diện của thuật toán FPR, DPR cũ, người dùng có thể dễ dàng thực hiện. - Bổ sung các chức năng Tìm tiếp các phương án tiếp theo hoặc Quay lại các phương án đã thể hiện. - Đặc biệt tính năng Tìm tối ưu mới được bổ sung cho phép phần mềm tự động tìm phương án tối ưu nhất có thể của lệnh.

Khi nhấn nút Tìm tối ưu, cửa sổ nhỏ sau xuất hiện cảnh báo việc tìm tối ưu có thể sẽ đòi hỏi nhiều thời gian.

Để xác định thế nào là phương án “tối ưu”, phần mềm TKB 7.0 cho phép người dùng định nghĩa được cách tìm tối ưu trong hộp hội thoại sau đây:

Chú ý: Tối ưu tinh chỉnh dữ liệu TKB là một phát triển hoàn toàn mới của phần mềm TKB 7.0. Đây là một hướng mới và lần đầu tiên phần mềm phát triển theo hướng tiếp cận này. Chúng tôi sẽ còn phát triển mạnh theo hướng này trong tương lai.

13. Bước đầu đánh giá việc chuyển tiết một cách tối ưu trên thời khóa biểu giáo viên. Trong phần trên chúng ta đã làm quen với một phát triển mới của phần mềm TKB 7.0 theo hướng “tối ưu” hóa việc tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu. Bây giờ chúng ta sẽ làm quen với một tính năng khác cũng liên quan đến khái niệm “tối ưu” khi chuyển tiết trên thời khóa biểu. Vấn đề đặt ra như sau: Khi một tiết học được coi là Xấu, tiết này cần được chuyển sang vị trí khác trên thời khóa biểu. Nếu người dùng đã xác định chính xác vị trí cần chuyển đến thì sử dụng một trong các thuật toán CX, FPR, DPR, DPR1e chúng ta sẽ thực hiện được công việc chuyển tiết này. Nhưng trong trường hợp người dùng chưa biết hoặc còn phân vân trong việc quyết định chuyển đi đến tiết nào, thì chức năng phân tích, đánh giá công việc chuyển đi của phần mềm sẽ có ý nghĩa. Đây là một tính năng hoàn toàn mới của phần mềm và lần đầu tiên xuất hiện trong TKB 7.0. Để thực hiện công việc này, với mỗi tiết Xấu trên TKB giáo viên, phần mềm sẽ tiến hành “đánh giá” các tiết trống còn lại trên TKB giáo viên này xem tiết nào là tối ưu nhất hay hợp lý nhất để chuyển tiết xấu này đến. Công việc này được tiến hành thông qua xét các tiêu chuẩn chọn vị trí đích cần chuyển đến. Có 10 tiêu chuẩn được đưa ra:

Như vậy với một tiết Xấu cho trước trên TKB giáo viên, phần mềm sẽ tính toán và đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá các tiết trống khác. Tiết trống thỏa mãn càng nhiều tiêu chuẩn đặt ra càng trở nên “hợp lý” hay “tối ưu” hơn khi xét chuyển tiết Xấu đến vị trí đó.

14. Bổ sung lệnh mới: Các phương án chuyển tiết tối ưu trên TKB giáo viên. Để thể hiện kết quả của việc đánh giá các vị trí đích cần chuyển đi của một tiết Xấu, phiên bản TKB 7.0 đã đưa vào một lệnh hoàn toàn mới với tên gọi “Các phương án chuyển tiết”.

Chức năng chính của lệnh Các phương án chuyển tiết là đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến một tiết Xấu trên TKB giáo viên nhằm hỗ trợ người dùng tìm ra các phương án khả thi, hợp lý để chuyển tiết Xấu này sang vị trí khác. Đây sẽ là một lệnh rất đặc biệt của phần mềm TKB 7.0.

Giao diện của lệnh Các phương án chuyển tiết hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí của một tiết xấu ban đầu.

Trong cửa sổ lệnh trên chúng ta sẽ thấy rõ vị trí tiết Xấu đang chọn có màu đỏ. Đó là tiết người xếp thời khóa biểu đang muốn chuyển đi (vì nó là xấu). Các vị trí trống còn lại trên TKB đều là các phương án có thể chuyển đến. Tại các ô này đều thể hiện các giá trị số chỉ ra số lượng các tiêu chuẩn thỏa mãn của vị trí đích cần chuyển đến. Giá trị số càng cao chứng tỏ càng hợp lý khi chuyển. Tại khung bên phải sẽ ghi rõ các tiêu chuẩn nào thỏa mãn và không thỏa mãn của vị trí đích. Quyết định cuối cùng thuộc về người xếp thời khóa biểu. Để thục hiện lệnh chuyển cần nháy nút Chuyển tiết trên hộp hội thoại.

15. Lệnh chuyển tiết tối ưu tự động trên TKB giáo viên. Một chức năng mới nữa của TKB 7.0 là khả năng lựa chọn phương pháp chuyển tiết tối ưu trên TKB giáo viên. Sau đây là mô tả ngắn ý nghĩa và công dụng của chức năng này. Giả sử có một tiết Xấu cần chuyển đi. Chức năng chính của việc chuyển tiết tối ưu là tìm ra được một vị trí tối ưu nhất cho việc chuyển đi này. Theo thiết kế của phần mềm tiết “tối ưu” là tiết trống thỏa mãn tất cả các tiêu chí của việc chuyển đi đã được xác định trong phần mềm. Chú ý rằng không phải bao giờ cũng tồn tại các vị trí tối ưu này. Trong trường hợp tồn tại các vị trí tối ưu cần chuyển đến, có thể thực hiện các thao tác sau để nhận biết và thực hiện các chức năng mới của phần mềm.

- Trên TKB giáo viên, nhấn giữ chuột trái một vài giây tại vị trí tiết Xấu, nếu thấy xuất hiện các ô màu xanh lá cây trên TKB thì đó chính là các vị trí tối ưu cần chuyển đến. Khi đã xác định được các vị trí tối ưu này, người dùng sẽ tiến hành các thao tác chuyển tiết bằng phương pháp kéo thả chuột bình thường.

- Trong cửa sổ lệnh Các phương án chuyển tiết, các vị trí tối ưu sẽ xuất hiện bằng các ô màu xanh. Hình ảnh dưới đây cho ta thấy trên TKB giáo viên có 2 vị trí là tối ưu.

Nút lệnh Chuyển tiết tối ưu sẽ tự động chuyển tiết Xấu hiện thời đến một trong các vị trí tối ưu vừa tìm thấy. - Nháy chuột phải lên vị trí tiết Xấu của TKB giáo viên và nháy dòng lệnh Chuyển tiết tối ưu cũng thực hiện công việc tương tự: chuyển tiết hiện thời đến một trong các vị trí đích tối ưu đã tìm thấy (nếu có).

16. Các phát triển mới khác (1) Công cụ phóng to, thu nhỏ thể hiện thời khóa biểu Trên màn hình xem thời khóa biểu toàn trường theo lớp hoặc giáo viên, chúng ta sẽ thấy xuất hiện thêm 2 nút lệnh nữa trên thanh công cụ là

.

Đây là hai công cụ mới bổ xung rất quan trọng trong các lệnh Show All và Browse Teacher. Tính năng của các lệnh này là phóng to hay thu nhỏ thể hiện thời khóa biểu trên màn hình. Người xếp thời khóa biểu rất cần các chức năng này để điều khiển việc thể hiện khung lưới TKB trên màn hình một cách hợp lý nhất.

Nút phóng to, thu nhỏ trong cửa sổ lệnh Show All.

Nút phóng to, thu nhỏ trong cửa sổ lệnh Browse Teacher. (2) Thể hiện vạch nối nghỉ giải lao giữa buổi Trên cửa sổ các lệnh Main Loop và Triple View có thể thực hiện lệnh Khung nhìn ---> Thể hiện vạch nghỉ giữa buổi để làm hiện một vạch nhỏ ngang chỉ ra tiết ra chơi chính của buổi học.

(3) Khung thông tin giáo viên mới Khung thông tin GV trong TKB 7.0 có một số thay đổi nhỏ. Hình dưới đây mô tả toàn bộ ý nghĩa các thông tin thể hiện và nút lệnh trong Khung thông tin giáo viên của TKB 7.0.

17. Các lựa chọn mới của phần mềm TKB 7.0 Trong phiên bản TKB 7.0 đã bổ sung rất nhiều các thông số lựa chọn mới hệ thống. Sau đây là liệt kê các TAB thông tin mới bổ sung và sửa đổi trong TKB 7.0. (1) TKB Bổ sung các lựa chọn xác định thời gian nghỉ giải lao chính giữa buổi học.

(2) Xếp TKB Bổ sung thuật toán DPR-1e (Dãy vị trí động) vào tất cả các chức năng tinh chỉnh dữ liệu chính của phần mềm.

(3) Đánh giá tiết học Các tham số dùng để đánh giá độ đo tiết học (cell metric) trên TKB giáo viên.

(4) Đánh giá TKB giáo viên Thông tin xác định phương pháp đánh giá giáo viên sẽ được thể hiện trên Khung thông tin toàn trường.

(5) Tối ưu tinh chỉnh TKB Các thông số xác định tiêu chuẩn đánh giá khả năng chuyển một tiết Xấu đến các vị trí trống còn lại trên TKB giáo viên.

(6) Phương án tối ưu tinh chỉnh TKB Thông số qui định cách tìm phương án tối ưu trong thuật toán DPR-1e.

(7) Các thông số dùng để đánh giá giáo viên theo bảng tiêu chí

Cửa sổ này thuộc lệnh Đánh giá thời khóa biểu giáo viên (thực đơn Công cụ --> Đánh giá thời khóa biểu) sẽ cho phép xác định các tham số đánh giá TKB giáo viên theo bảng tiêu chí. Cũng trong cửa sổ này, người dùng có thể xác định lại các thông số đánh giá của từng tiêu chí theo cách tô màu của mỗi tiêu chí (Đỏ, Vàng, Xanh).

TKB 7.0 – 20 Câu hỏi & Trả lời Ngày gửi bài: 29/07/2008 Số lượt đọc: 2781 Phiên bản mới TKB 7.0 đã nâng cấp và cải tiến một loạt chức năng mạnh và quan trọng của phần mềm TKB, hướng tới một phiên bản hoàn thiện mạnh mẽ hơn nữa công việc xếp thời khóa biểu phục vụ các nhà trường Việt Nam. Một trong những điểm mới quan trọng nhất của phiên bản mới TKB 7.0 là định hướng đến các chức năng đánh giá và tối ưu hóa các thời khóa biểu của giáo viên trong nhà trường. Như vậy phiên bản mới TKB 7.0 sẽ mở đầu cho serie phát triển mạnh của phần mềm theo hướng tinh chỉnh và tối ưu hóa dữ liệu thời khóa biểu, một trong các vấn đề phức tạp nhất của mọi bài toán xếp lịch nói chung và thời khóa biểu nói riêng. Sau đây là 20 câu hỏi thường gặp về phiên bản mới nhất của phần mềm TKB 7.0.

I: Question List. Câu hỏi 1. Phiên bản mới TKB 7.0 mới có mở rộng các tính chất của lớp học hay giáo viên không? Đó là những thuộc tính nào?

2. TKB 7.0 có bổ sung thêm các chức năng nào mới không hỗ trợ cho việc xếp TKB các lớp 2b? Các tính năng hỗ trợ lớp 2b của bản TKB 6.X chưa nhiều. 3. Quá trình nâng cấp lên TKB 7.0 có điểm gì khác biệt hay không so với các lần nâng cấp trước đây của phần mềm TKB? 4. Tôi đọc tài liệu thấy nói TKB 7.0 đã mở rộng việc đánh giá TKB giáo viên trong phần mềm. Đây là một việc rất khó và không chuẩn tắc. Đề nghị công ty nói rõ hơn về việc nâng cấp này. 5. Tôi không hiểu và nhầm lần giữa 2 khái niệm CX được nhắc đến trong phần mềm TKB: thuật toán CX và lệnh CX. Công ty có thể nói rõ hơn về các khái niệm này được không? Sự khác nhau giữa lệnh CX và thuật toán CX là như thế nào? 6. Trong phần mềm TKB 7.0 có 3 cách đánh giá TKB giáo viên. Vậy có thể xảy ra trường hợp có giáo viên đánh giá theo kiểu này là tốt nhưng theo kiểu khác lại là xấu được hay không? Nếu đúng như vậy thì đưa ra đánh giá TKB giáo viên có bị mâu thuẫn gì không? 7. Tôi không hiểu vì sao TKB lại đưa ra nhiều thuật toán tinh chỉnh dữ liệu như vậy. Trước đây đã có FPR, CX, DPR, bây giờ lại có thêm DPR-1e. Vì sao lại cần nhiều thuật toán như vậy. 8. Đề nghị công ty có thể nói rõ hơn về các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu có trong phần mềm TKB? 9. Trường chúng tôi có sử dụng các phần mềm TKB và SVR của công ty và chúng tôi vẫn sử dụng tính năng chuyển nhập dữ liệu TKB vào SVR để lấy thông tin bảng PCGD. Khi nâng cấp TKB lên 7.0 thì việc chuyển nhập như vậy có bị ảnh hưởng gì không? Nếu có thì hãy cho chúng tôi biết cách khắc phục. 10. Phần mềm TKB 6.5 có thể sử dụng dữ liệu được sinh ra bởi TKB 7.0 hay không? 11. Phiên bản mới TKB 7.0 đã đưa vào thêm khái niệm đánh giá một tiết học. Hãy cho chúng tôi biết rõ hơn cách đánh giá 1 tiết trên TKB như thế nào. 12. Các tiêu chuẩn đánh giá một tiết học trên thời khóa biểu có thể thay đổi được không trong phần mềm TKB? 13. Căn cứ vào các ý tưởng và tiêu chí nào để có thể thực hiện được việc chuyển tiết tối ưu trong phần mềm TKB? 14. Đề nghị công ty hãy nói rõ hơn về ý nghĩa và tác dụng của lệnh các phương án chuyển tiết vì tôi có cảm giác rằng lệnh này không có ý nghĩa nhiều lắm. 15. Khi chuyển 1 tiết học sang vị trí khác, người xếp thời khóa biểu đã có chủ định và hiểu rõ công việc của mình, vậy thì vì sao lại cần có các chức năng Các phương án chuyển tiết hay Chuyển tiết tối ưu? 16. Mô hình đánh giá giáo viên mới theo bảng các tiêu chí trong TKB 7.0 có phải chính là cách đánh giá giáo viên trong quá trình tinh chỉnh dữ liệu đã có từ phiên bản TKB 6.5 vì tôi nhìn thấy cũng vẫn là bảng 12 màu sắc tiêu chí. 17. Trong 3 cách đánh giá GV có trong TKB 7.0 thì cách đánh giá nào tốt nhất? 18. Khi phát hành TKB 7.0, công ty có thiết lập bản TKB Viewer 7.0 hay không? 19. Hãy nêu chức năng và hạn chế chính của phần mềm TKB 7.0 DEMO.

20. Khi nâng cấp lên phiên bản mới TKB 7.0 có thể sử dụng lại các dữ liệu của các phiên bản trước đây hay không?

II: Question & Answer. Câu hỏi & Trả lời Câu hỏi 1 Phiên bản mới TKB 7.0 mới có mở rộng các tính chất của lớp học hay giáo viên không? Đó là những thuộc tính nào? Trả lời Trong phiên bản TKB 7.0 tính chất lớp học và giáo viên được mở rộng như sau: - Lớp học: bổ sung 1 thuộc tính ràng buộc liên quan đến giờ nghỉ giải lao chính giữa buổi học. Nếu thuộc tính này được chọn thì cặp tiết xếp liền không được phép xếp tràn qua giờ nghỉ này. Thuộc tính lớp được nhập trong cửa sổ nhập DS lớp học. Thông tin về thời gian nghỉ giải lao chính trong buổi học được nhập trong lệnh Lựa chọn / TKB của phần mềm.

- Giáo viên: bổ sung thêm 2 ràng buộc về việc không dạy qua trưa và điều kiện chỉ dạy 1 buổi trong ngày (nếu được phân công dạy cả 2 buổi). Các ràng buộc này được nhập ngay trong màn hình nhập yêu cầu giáo viên như hình dưới đây.

Câu hỏi 2 TKB 7.0 có bổ sung thêm các chức năng nào mới không hỗ trợ cho việc xếp TKB các lớp 2b? Các tính năng hỗ trợ lớp 2b của bản TKB 6.X chưa nhiều. Trả lời Trong TKB 7.0 đã bổ sung và nâng cấp các chức năng sau liên quan đến các lớp học 2b: - Bổ sung lệnh xếp toàn bộ TKB nhà trường trong cả 2 buổi học. - Lệnh các tiện ích PCGD đã hỗ trợ hoàn toàn cho các lớp 2b (phiên bản TKB 6.5) chưa hỗ trợ cho các lớp 2b). - Bổ sung lệnh Phân bổ PCGD 2b dùng để phân bổ tự động hoặc bán tự động bảng PCGD của các lớp 2b cho hai buổi học. - Cải tiến mới hoàn toàn lệnh 2bView.

Câu hỏi 3 Quá trình nâng cấp lên TKB 7.0 có điểm gì khác biệt hay không so với các lần nâng cấp trước đây của phần mềm TKB? Trả lời Hoàn toàn không có gì khác biệt so với các lần nâng cấp trước đây.

Câu hỏi 4 Tôi đọc tài liệu thấy nói TKB 7.0 đã mở rộng việc đánh giá TKB giáo viên trong phần mềm. Đây là một việc rất khó và không chuẩn tắc. Đề nghị công ty nói rõ hơn về việc nâng cấp này. Trả lời Trong các phiên bản trước đây của TKB (từ 6.5 trở về trước) chỉ có 1 phương án đánh giá giáo viên (đánh giá theo hàm CFT). Trong TKB 7.0 đã bổ sung thêm 2 phương pháp đánh giá mới: - Phương pháp đánh giá giáo viên theo các tiết xấu. Theo phương án này, phần mềm sẽ đánh giá từng tiết trên TKB giáo viên. Tổng các đánh giá này sẽ tạo ra một độ đo CM đối với từng tiết trên TKB. Giá trị này càng lớn, TKB giáo viên sẽ càng xấu. - Phương pháp đánh giá theo bảng các tiêu chí (TOV). Theo cách đánh giá này mỗi TKB giáo viên sẽ có 12 tiêu chí để đánh giá. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức: Tốt (Xanh), Trung bình (Vàng) và Xấu (Đỏ).

Câu hỏi 5 Tôi không hiểu và nhầm lần giữa 2 khái niệm CX được nhắc đến trong phần mềm TKB: thuật toán CX và lệnh CX. Công ty có thể nói rõ hơn về các khái niệm này được không? Sự khác nhau giữa lệnh CX và thuật toán CX là như thế nào? Trả lời Thuật toán CX là thuật toán tinh chỉnh dữ liệu TKB trong đó chỉ chuyển dịch các giáo viên trong cùng 1 lớp học. Lệnh CX là lệnh xếp có điều kiện 1 tiết trên TKB. Lệnh này sẽ tìm mọi cách để xếp bằng được 1 tiết này lên TKB hiện thời. Như vậy trong TKB có 2 khái niệm CX: Lệnh CX và thuật toán CX.

Câu hỏi 6 Trong phần mềm TKB 7.0 có 3 cách đánh giá TKB giáo viên. Vậy có thể xảy ra trường hợp có giáo viên đánh giá theo kiểu này là tốt nhưng theo kiểu khác lại là xấu được hay không? Nếu đúng như vậy thì đưa ra đánh giá TKB giáo viên có bị mâu thuẫn gì không? Trả lời Đúng là các cách đánh giá TKB khác nhau có thể dẫn đến các số đo đánh giá khác hẳn nhau nhưng về tổng thể thì điều này không hề mâu thuẫn gì cả.

Câu hỏi 7

Tôi không hiểu vì sao TKB lại đưa ra nhiều thuật toán tinh chỉnh dữ liệu như vậy. Trước đây đã có FPR, CX, DPR, bây giờ lại có thêm DPR-1e. Vì sao lại cần nhiều thuật toán như vậy. Trả lời Các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu chỉnh là các mô phỏng tư duy xếp thời khóa biểu trên máy tính. Các thuật toán này xuất phát từ các cách tư duy tinh chỉnh dữ liêun TKB khác nhau của con người. Mỗi thuật toán đều có các ưu nhược điểm riêng biệt.

Câu hỏi 8 Đề nghị công ty có thể nói rõ hơn về các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu có trong phần mềm TKB? Trả lời Trong phần mềm TKB 7.0 đã mô phỏng 5 thuật toán tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu chính.

Các thuật toán trên được sử dụng trong các lệnh sau của phần mềm.

Câu hỏi 9

Trường chúng tôi có sử dụng các phần mềm TKB và SVR của công ty và chúng tôi vẫn sử dụng tính năng chuyển nhập dữ liệu TKB vào SVR để lấy thông tin bảng PCGD. Khi nâng cấp TKB lên 7.0 thì việc chuyển nhập như vậy có bị ảnh hưởng gì không? Nếu có thì hãy cho chúng tôi biết cách khắc phục. Trả lời Không bị ảnh hưởng gì. Bắt đầu từ phiên bản SVR 5.0 trở đi, phần mềm SVR sẽ không tiến hành chuyển nhập trực tiếp các tệp dữ liệu *.TKB màchuyển nhập các tệp dữ liệu *.NET. Bắt đầu từ phiên bản TKB 6.5, phần mềm TKB sẽ có lệnh chuyển dữ liệu ra *.NET. Tệp *.NET sẽ không còn phụ thuộc vào phiên bản TKB nữa.

Câu hỏi 10 Phần mềm TKB 6.5 có thể sử dụng dữ liệu được sinh ra bởi TKB 7.0 hay không? Trả lời Không. Bạn cần nâng cấp phần mềm TKB từ 6.X lên 7.0 để có thể sử dụng các tệp dữ liệu *.TKB do TKB 7.0 tạo ra.

Câu hỏi 11 Phiên bản mới TKB 7.0 đã đưa vào thêm khái niệm đánh giá một tiết học. Hãy cho chúng tôi biết rõ hơn cách đánh giá 1 tiết trên TKB như thế nào. Trả lời Đánh giá một tiết trên TKB giáo viên của TKB 7.0 dựa vào 8 tiêu chí sau:

Các tiêu chí từ 2 đến 8 sẽ tạo ra các điều kiện True/False và do đó đóng góp các giá trị 1/0 cho hàm đánh giá độ đo tiết học. Tiêu chí 1 đóng góp giá trị từ 0 đến 3 tùy thuộc vào tiết này có tạo ra khoảng trống hay không tại ngày hiện thời. Tổng hợp hàm đánh giá tiết học CM (Cell metric) sẽ có giá trị từ 0 đến 10. Giá trị này càng cao thì tiết học hiện thời càng xấu. Hàm CM tổng hợp của một giáo viên trong buổi học hiện thời sẽ bằng tổng giá trị các hàm CM của các tiết.

Câu hỏi 12 Các tiêu chuẩn đánh giá một tiết học trên thời khóa biểu có thể thay đổi được không trong phần mềm TKB? Trả lời Các tiêu chuẩn này có thể đặt lại là on hay Off. Nếu là Off, tiêu chuẩn này không được tính khi đánh giá hàm CM. Việc đặt lại các tiêu chuẩn đánh giá tiết học có trong lệnh Lựa chọn --> Đánh giá tiết học.

Câu hỏi 13 Căn cứ vào các ý tưởng và tiêu chí nào để có thể thực hiện được việc chuyển tiết tối ưu trong phần mềm TKB? Trả lời Trong phần mềm TKB 7.0 đã bổ sung thêm 1 chức năng hoàn toàn mới: đánh giá khả năng chuyển 1 tiết xấu đến vị trí khác làm sao cho hợp lý nhất. Công việc này được thực hiện thông qua đánh giá tất cả các vị trí đích có thể được chuyển đến. Các tiêu chí đánh giá khả năng chuyển đến bao gồm:

Có tất cả 10 tiêu chí đánh giá cho việc chuyển đến 1 vị trí khác trên thời khóa biểu có tối ưu hay không. Một vị trí nếu thỏa mãn càng nhiêu tiêu chuẩn trên đây thì chứng tỏ càng tối ưu và hợp lý khi chuyển đến. Do vậy tính năng đánh giá khả năng chuyển đi của một tiết xấu mới bổ sung trong TKB 7.0 sẽ hỗ trợ tối đa cho người dùng khi tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu. Hơn nữa, chức năng mới Các phương án chuyển tiết sẽ thể hiện rõ ràng trên màn hình các vị trí có thể chuyển đến và đánh giá tính tối ưu khi chuyển đến.

Trong hình trên tiết xấu cần chuyển đi có màu đỏ. Các tiết khác trên TKB sẽ có giá trị số đánh giá khả năng chuyển. Giá trị càng lớn việc chuyển càng tối ưu. Các vị trí thỏa mãn tất cả các tiêu chí sẽ là tối ưu nhất và được tô màu xanh lá cây.

Câu hỏi 14 Đề nghị công ty hãy nói rõ hơn về ý nghĩa và tác dụng của lệnh các phương án chuyển tiết vì tôi có cảm giác rằng lệnh này không có ý nghĩa nhiều lắm. Trả lời Lệnh này sẽ cho phép người xếp thời khóa biểu quan sát được tất cả các vị trí có thể chuyển đến của một tiết xấu. Các vị trí có thể chuyển đến này lại được đánh giá bằng cách đo các giá trị thỏa mãn các tiêu chí chuyển tiết. Thông qua việc quan sát này, người xếp thời khóa biểu sẽ quyết định nên chuyển tiết đến vị trí nào cho hợp lý nhất.

Câu hỏi 15 Khi chuyển 1 tiết học sang vị trí khác, người xếp thời khóa biểu đã có chủ định và hiểu rõ công việc của mình, vậy thì vì sao lại cần có các chức năng Các phương án chuyển tiết hay Chuyển tiết tối ưu? Trả lời Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về con người. Phần mềm chỉ làm chức năng hỗ trợ thêm mà thôi.

Câu hỏi 16 Mô hình đánh giá giáo viên mới theo bảng các tiêu chí trong TKB 7.0 có phải chính là cách đánh giá giáo viên trong quá trình tinh chỉnh dữ liệu đã có từ phiên bản TKB 6.5 vì tôi nhìn thấy cũng vẫn là bảng 12 màu sắc tiêu chí.

Trả lời Hoàn toàn chính xác. Mô hình đánh giá TKB giáo viên theo 12 tiêu chí (TOV) của TKB 7.0 đã kế thừa và phát triển ý tưởng đánh giá tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu đã có từ bản TKB 6.5.

Câu hỏi 17 Trong 3 cách đánh giá GV có trong TKB 7.0 thì cách đánh giá nào tốt nhất? Trả lời Không thể trả lời là cách đánh giá nào tốt, cách đánh giá nào không tốt. Tùy hoàn cảnh thực tế và kinh nghiệm mà người dùng phần mềm sẽ chọn cách đánh giá hợp lý nhất mà thôi.

Câu hỏi 18 Khi phát hành TKB 7.0, công ty có thiết lập bản TKB Viewer 7.0 hay không? Trả lời Có. Bản TKB Viewer 7.0 hoàn toàn miễn phí.

Câu hỏi 19 Hãy nêu chức năng và hạn chế chính của phần mềm TKB 7.0 DEMO. Trả lời Phiên bản TKB 7.0 DEMO có các tính năng chính sau: - Có đầy đủ mọi tính năng của bản TKB 7.0 đầy đủ trừ ra 01 hạn chế dưới đây. - Với mỗi dữ liệu TKB được khởi tạo, phần mềm chỉ được phép mở và ghi dữ liệu đúng 15 lần.

Câu hỏi 20 Khi nâng cấp lên phiên bản mới TKB 7.0 có thể sử dụng lại các dữ liệu của các phiên bản trước đây hay không? Trả lời Hoàn toàn có thể sử dụng lại dữ liệu của bất kỳ phiên bàn nào trước đây của phần mềm.

Related Documents

Hdsd Tkb
July 2020 3
Tkb
June 2020 5
Tkb
November 2019 5
Tkb Asngment
October 2019 2
Hdsd Qe
July 2020 5
Tkb-tinhoc
May 2020 3