Altium DXP 2004 Tutorial
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
1. Giới thiệu
Màn hình ban đầu của DXP DXP là môi trường làm việc tích hợp, nó bao gồm nhiều công cụ và editor phục vụ cho việc thiết kế của bạn. Nó không chia ra nhiều phần mềm phục vụ cho từng mục đích riêng như OrCAD mà tích hợp vào một môi trường làm việc thống nhất, chính vì vậy mà quá trình thiết kế thuận tiện hơn, từ thiết kế mạch nguyên lý đến thiết kế mạch in bạn chỉ làm việc trên một môi trường duy nhất, không phải chuyển qua lại giữa các phần mềm, tránh tình trạng “lắm thầy nhiều ma” như tôi đã làm việc với OrCAD, Capture thì đã nối còn Layout thì bảo chưa ?!!!. DXP cho phép bạn tinh chỉnh mọi thứ và hỗ trợ làm việc theo nhóm với những dự án lớn, nó giúp bạn làm mọi thứ từ thiết kế một sơ đồ nguyên lý nhỏ đến làm cả một con IC. Giao diện phần mềm đẹp, hỗ trợ rất nhiều định dạng, được cơ cấu tốt cho từng phần, ví dụ khi bạn làm sơ đồ nguyên lý thì thanh công cụ giúp cho việc vẽ sơ đồ xuất hiện, khi chuyển sang PCB thì các công cụ tương ứng hiện ra, rất đúng chỗ và tiện lợi. Quảng cáo hộ bọn Altium thế là đủ nhỉ ! Ta quay lại vấn đề chính là dùng phần mềm này như thế nào. Trong bài viết này tôi chỉ giới thiệu cho bạn một phần rất nhỏ của bộ phần mềm này là thiết kế mạch nguyên lý và mạch in, còn các vấn đề chuyên sâu thì bạn nên tự tìm hiểu, nếu tôi viết hết (không biết có làm được không) thì tài liệu này trở nên quá cồng kềnh, tôi viết cũng mất rất nhiều
2
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
thời gian, đồng thời gây bối rối cho người mới học, điều đó cũng hoàn toàn không cần thiết vì tài liệu này hướng đến những người mới làm quen với phần mềm này, chỉ nên nắm những điều cần thiết, còn mấy cái râu ria thì học sau. Tutorial mà !!!. Ngoài ra, tôi viết bài này dựa trên việc đọc Help nên không tránh khỏi nhiều thiết xót, nhiều chỗ không cần thiết, mong các bạn bổ sung, bạn biết gì thì cứ lên tiếng, thể nào chẳng có cái người khác không biết, với tinh thần người biết dạy cho người không biết, người biết nhiều dạy cho người biết ít. Nếu bạn đã từng làm quen với các phần mềm thiết kế mạch điện khác như OrCAD, Ares, Eagle…thì bạn sẽ có ngay cảm nhận là thư viện của Protel cực kì ít, toàn những con lạ hoắc, tui chưa dùng bao giờ, chính vì vậy để khắc phục nhược điểm này ta sẽ tìm cách tạo ra một thư viện gồm những linh kiện thường dùng và add vào Protel. Vừa giúp cho bạn mới học đồng thời cho những bạn chuyển sang Protel 2004 từ Protel 99, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo một thư viện linh kiện từ OrCAD và add nó vào Protel, và cách chuyển thư viện của Protel 99 sang Protel 2004. Có thể bạn thắc mắc vì sao lại lấy từ thư viện của OrCAD, không giống với Protel, thư viện của OrCAD rất phong phú, bạn sẽ dàng chọn được linh kiện mình cần, hơn nữa Protel 2004 làm việc tốt với các thư viện của OrCAD. Có thể bạn thắc mắc là tại sao không chuyển toàn bộ thư viện của OrCAD sang Protel mà dùng, theo tui câu trả lời là không cần thiết mà cũng không nên làm như vậy. Tui đã từng chuyển thư viện Microcontroller của OrCAD sang định dạng của Protel mất hơn 12 phút, máy tôi 2.4 Ghz, 512 RAM, chính vì vậy mà trên diendandientu có bạn thắc mắc khi chuyển đổi thư viện thì máy bị treo !!!, mặt khác thư viện sau khi chuyển to gấp 3 lần bản gốc. Qua vấn đề tôi trình bày ở trên, chắc bạn cũng hiểu ta nên làm thư viện mới, chỉ bao gồm những linh kiện hay dùng thôi, vừa nhanh, vừa tiện. Vì sao lại phải chuyển thư viện của Protel 99 sang DXP 2004 ? bởi vì Altium nâng cấp không kế thừa các thư viện cũ, một số linh kiện có trong Protel 99 lại không có trong bản 2004, chính vì điều này mà nhiều bạn khi chuyển sang dùng bản 2004, thấy nó không giống với 99 thì nản, bỏ luôn.
2. Tạo thư viện mới trong OrCAD Capture Để cho nhanh, ta lấy các linh kiện có sẵn trong các thư viện khác tạo thành thư viện của riêng mình. Nếu bạn không có OrCAD thì anh em trên diễn đàn có thể sẽ xây dựng các thư viện riêng, bạn cứ xin thể nào chả có người cho, yên tâm đi. Trong OrCAD Capture, bạn chọn New -- Library và lại chọn New -- Design, vì sao lại tạo Schematic mới trong khi ta tạo Library mới, thôi bạn thắc mắc làm gì, tôi giải thích dài dòng quá, ta làm cho nhanh phần này để vào phần chính, câu trả lời cũng đơn giản: bởi vì phải làm như vậy ! Màn hình làm việc của OrCAD như sau:
3
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Để chọn linh kiện bạn nhấp chuột vào biểu tượng
4
, hộp thoại Place Part hiện ra.
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Trong OrCAD, các linh kiện nằm trong các thư viện được phân theo chức năng, ví dụ AT89C51, PIC16F84 nằm trong thư viện Microcontroller, hay cổng RS232, LPT nằm trong thư viện Connector… Để có thể add được linh kiện, trước hết bạn phải add thư viện trước đã. Bạn bấm vào Add Library
Bạn chọn những thư viện mà mình cần, nếu bạn không biết ở đâu thì cứ add hết vào, rồi tìm nó sau. Sau khi bạn chọn thư viện xong thì bạn chọn linh kiện mình cần bằng cách gõ tên linh kiện vào mục Part và bấm OK.
5
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Lần lượt, bạn lấy hết các linh kiện mình muốn vào Schematic. Màn hình OrCAD như sau:
Bạn thấy trong phần Design Cache có các linh kiện bạn đã chọn, bạn chỉ cần kéo thả vào Library ở phía dưới, như trên hình, thì các linh kiện sẽ được thêm vào thư viện, bạn chỉ cần nhấp phải chuột vào tên Library, chọn Save. Thế là xong. Còn bạn muốn tìm hiểu thêm về OrCAD Capture thì tôi đã viết một tutorial cho nó ở dientuvietnam.net mục Thiết kế mạch in. luồng Orcad tutorial. Bây giờ ta sẽ chuyển nó thành thư viện làm việc được với DXP. Bạn mở DXP lên, chọn Open, và chuyển tới thư mục chứa Library vừa tạo lúc trước, trong mục File of type, bạn nhớ chọn Orcad Capture Library.
6
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn chọn File và bấm Open, việc chuyển đổi sẽ tự động diễn ra, nhanh hay chậm tùy thuộc cấu hình máy của bạn, sau khi chuyển xong, DXP tự động mở thư viện này và add vào phần panel phía bên trái, như bạn nhìn thấy trên hình, con AT89C52 sau khi chuyển nó như sau:
Công đoạn tiếp theo, bạn nhấp phải chuột vào tên Library, chọn Save As.
7
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn chọn Advanced Schematic binary library trong mục Save as type, bấm Save, thế là hoàn tất công đoạn chuyển đổi.
3. Chuyển thư viện Protel 99 sang DXP 2004 Việc chuyển đổi này thì đơn giản hơn nhiều, tuy có nhiều bước, nó có hẳn một Wizard phụ trách vấn đề chuyển các bản thiết kế hay tất cả mọi thứ từ bản 99 sang bản 2004, bản 2004 vẫn làm việc tốt với thư viện của bản 99. Hậu sinh khả úy mà, tuy nhiên cứ chuyển cho chắc ăn, nhiều bạn trên diễn đàn đưa ra thắc mắc là không chuyển được, không biết tôi có làm gì khác với các bạn ấy không. Open thư viện của Protel 99 thì một Wizard tự động hướng dẫn tôi chuyển đổi, chỉ cần đọc và bấm là xong.
8
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bấm Next hai lần, bạn chọn thư mục lưu để nó cất vào đó khi chuyển đổi xong.
Để khỏi dài dòng, mà cái này nó cũng dễ, bạn có Next cho đến khi nào không bấm được nữa thì thôi, lúc đó sẽ có nút Finish. OK ? Thế là xong rồi đấy.
9
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
4. Thiết kế mạch nguyên lý Để bắt đầu thiết kế mạch nguyên lý, bạn chọn File - New - Schematic.
Màn hình thiết kế của DXP như sau:
Để bắt đầu, bạn đặt các linh kiện của mình vào mạch. Làm việc này như sau: Thanh công cụ phía bên phải có nút bấm Library, bạn nhấp chuột vào đó:
10
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Tip: Do DXP có quá nhiều menu và thanh công cụ, nên nó có chức năng phục hồi giao diện mặc định. Nếu bạn có lỡ bấm tắt mất thanh công cụ nào đó mà không biết nó ở chỗ nào mà bật nó lên thì bạn làm như sau: Bấm View - Desktop Layouts - Default.
Ngoài ra bạn có thể tự tạo màn hình làm việc của riêng mình. Khi bạn bấm vào Library, màn hình chọn linh kiện như sau:
11
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Trong Library, bạn thấy có list các linh kiện, hình dáng linh kiện và footprint. Trong hộp chọn phía trên có danh sách các thư viện, bạn bấm vào đó để chọn các thư viện khác. Do khả năng hỗ trợ rộng lớn của DXP, bạn có thể duyệt tới rất nhiều thư viện của các phần mềm khác như Orcad, Pcad, Protel 99 hay thậm chí là Circuit Maker !. Nói như vậy thôi, bạn nên chọn trong thư viện của DXP và Protel 99 thôi, vì sau này khi chuyển sang mạch in bạn ít phải bận tâm đến vấn đề footprint. Nếu bạn chỉ vẽ sơ đồ nguyên lý thôi thì thoải mái !
Phần trên có ba nút bấm
, tôi sẽ lần lượt giới thiệu tính
năng của ba nút này.
12
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Thứ nhất. Nút Library. Nút này giúp bạn thêm thư viện vào danh sách thư viện có sẵn.
Để thêm vào bạn bấm Install rồi duyệt tới thư viện bạn muốn thêm vào. Tip 1: Nếu bạn thêm vào một thư viện của Protel 99 thì lần đầu nó sẽ xuất hiện một wizard chuyển đổi. Nó sẽ chuyển đổi thư viện của Protel 99 sang dạng tương thích với bản DXP 2004. Bạn chuyển tới thư mục bạn bảo nó chuyển thư viện đã chuyển đổi vào, bấm vào file đã chuyển đổi, biểu tượng của nó giống như các biểu tượng các thư viện phía trên của tôi. Làm như vậy để lần sau DXP không bắt ta chuyển lại lần nữa. Tip 2: Các thư viện của Protel 99 thực sự rất hữu dụng, thư viện chân nối của nó có rất nhiều chân quen thuộc với chúng ta như Jack DC hay chân của họ LM78xx. Bạn nên sao chép bộ thư viện của Protel 99, khoảng 100MB (Pcb và Sch) để dùng cho thiết kế của mình. Thứ hai. Nút Search. Giúp bạn tìm kiếm linh kiện:
13
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bộ DXP này có công cụ tìm kiếm thực sự mạnh, nếu so sánh với các bộ phần mềm khác tôi đã dùng thì nó giống như Google trên mạng vậy. Nó có khả năng tìm kiếm theo dạng biểu thức truy vấn Query. (giống SQL nhỉ). Bạn bấm vào Helper. Ở đây bạn có thể tìm linh kiện có bao nhiêu chân, số chân nằm trong một khoảng nào có, chiều cao, đặc tính …
14
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Cửa sổ này sẽ giúp bạn thành lập và kiểm tra biểu thức tìm kiếm của bạn. Ví dụ như trên tôi tìm các linh kiện có tên là DIP-40 và có số ‘chân’ là 40, để tìm kiểu này trước hết bạn phải chọn kiểu tìm là PCB footprint và cũng nên quan tâm xem cho nó tìm ở đâu nhé. Tôi gom tất cả các thư viện vào một chỗ rồi cho nó tìm ở đó. Phần tên màu đỏ như Name hay Like bạn chọn trong mấy nút bấm phía trên hay ở khung Categories. Để kiểm tra biểu thức bạn bấm Check Syntax. Phần xác định yêu cầu theo Query này khi chúng ta áp dụng vào mạch in thì tuyệt. Tôi sẽ giới thiệu nó trong phần thiết kế mạch in. Ví dụ bạn có thể quy định nhưng đường nối với VCC thì có độ rộng bao nhiêu đó… Điều này không thể làm được với các chương trình thiết kế mạch mà tôi biết, không biết bản 99 có tính năng này không ? Nút thứ ba, giúp bạn đặt linh kiện vào bản thiết kế của mình. Nó thêm, dòng nhập sau hộp tên thư viện giúp bạn tìm linh kiện có tên như bạn nhập.
Ví dụ tôi nhập res vào ô đó nó sẽ tìm tất cả các linh kiện có chữ res. Chức năng này rất tiện nếu làm việc với thư viện lớn. Bạn có thể đặt thêm linh kiện vào bản thiết kế bằng cách chọn: Place – Part
Hộp thoại chọn linh kiện xuất hiện:
15
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn bấm vào nút …
16
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Sau khi bạn bấm vào nút Place thì con trỏ chuột của bạn có hình linh kiện bạn đã chọn, bạn bấm vào nơi muốn đặt nó, sau khi bạn đặt xong con trỏ vẫn có hình linh kiện cho bạn tiếp tục đặt, nếu không muốn đặt nữa bạn ấn ESC. Để phóng to, thu nhỏ bạn sử dụng tổ hợp phím tắt Page Up, Page Down. Bạn có thể chỉnh thông số của linh kiện trước khi bạn đặt nó vào bản vẽ. Khi con trỏ chuột có hình linh kiện bạn bấm Tab.
Phần Designator chính là chân linh kiện. Chẳng hạn phía trên là R?, bạn sửa thành R1 thì lần lấy điện trở sau nó sẽ tự động thành R2. Giá trị của linh kiện thì trong ô Value. Ô Orientation để xoay linh kiện, muốn đảo linh kiện bạn chọn Mirrored. Nút Edit Pins giúp bạn sửa chân linh kiện, với những linh kiện ít chân thì điều đó không quan trọng, nhưng đối với bọn 40 chân, điều đó đôi khi cần thiết. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xoay và sắp xếp linh kiện. Để xoay linh kiện, trước tiên bạn phải chọn nó, bạn có thể chọn một linh kiện hay một nhóm linh kiện. Sau đó bạn chọn menu: Edit - Move:
17
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Trong menu Rotate, hoặc bạn có thể sử dụng tổ phím tắt Space hay Shift + Space. DXP chỉ cho phép xoay linh kiện theo các góc 00,900,1800,2700 ở phần Sch còn sang PCB thì thoải mái, bạn có thể xoay linh kiện với một góc bất kì.
18
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Khi bạn thiết kế những nhóm đối tượng, bạn muốn sắp xếp chúng nằm thẳng hằng, chẳng lẽ lại kéo thả từng con, như thế thì chậm quá, DXP cho phép bạn sắp xếp linh kiện theo nhóm. Để làm việc này bạn chọn tất cả các linh kiện bạn muốn sắp xếp bằng cách nhấn thả chuột vẽ một ô vuông chứa các linh kiện cần chọn. Chọn Edit - Align.
Có các kiểu sắp xếp cho bạn chọn:
Ví dụ tôi chọn Align Left, kết quả được như sau:
19
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn có thấy tất cả các điện trở của tôi ở trên đều có tên là R? không ? Nếu bạn không chỉnh thông số của linh kiện từ đầu (ấn Tab khi place linh kiện – tôi đã nói ở trên) thì DXP tự động lấy là R? hay U?. Nếu tất cả đều có tên như vậy hay một trong các linh kiện có tên trùng nhau thì khi chuyển sang mạch in hay kiểm tra bản vẽ thì tất nhiên nó sẽ báo lỗi rồi. DXP có chức năng đặt tên tự động. Bạn chọn Tools – Annotate.
Hộp thoại Annotate hiện ra như sau:
20
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn nên quan tâm đến hộp thoại:
Nó sẽ quyết định hướng đặt tên của bạn. Sau đó bấm
nó sẽ tự đặt tên các linh kiện.
Tiếp theo bạn bấm
21
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn bấm Execute Changes để chấp nhận thay đổi. Bấm Close để kết thúc. Nếu không muốn bạn có thể quay lại tên bạn đầu. Chọn Tools – Reset Designator. Sau khi đã lấy hết các linh kiện cần thiết và sắp xếp ổn rồi, ta chuyển sang phần nối dây. Phần này bao gồm nối dây và BUS. Để nối dây bạn chọn Place - Wire hay biểu tượng đầu tiên trong bốn biểu tượng trên. Sau đó bạn bấm từ chân linh kiện nguồn đến chân linh kiện đích để nối nó với nhau. Trong khi nối bạn có thể dụng phím Space hay Shift + Space để thay đổi góc nối linh kiện. Nếu bạn bấm Space thì dây sẽ quay một góc 90, còn Shift + Space nó sẽ quay một góc 45. Sử dụng BUS. Bạn sử dụng bus để thu gọn đường nối trên mạch của mình. Ví dụ khi bạn nối 8 chân của vi điều khiển với 8 led, bình thường thì bạn sẽ phải nối 8 đường nối, bây giờ bạn có thay bằng một đường bus.
22
Altium DXP 2004 Tutorial Để tạo bus bạn bấm vào biểu tượng
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN , bạn vẽ từ điểm đầu đến điểm đích. Trước tôi đã nói
rằng bạn có thể thay 8 đường nối bình thường bằng một đường bus, vậy thì làm thế nào để DXP hiểu chân nào nối nhau. Để giải quyết vấn đề này ta cần đặt tên cho từng đường nối, những đường nối có cùng tên thì được xem là nối với nhau. Như vậy một nguồn có thể có nhiều đích hay ngược lại. Trước hết bạn phải tạo các Bus Entry
, có thể hiểu nó như một dây con rẽ ra từ một dây to.
Sau đó từ các bus entry này bạn nối vào các chân linh kiện mong muốn.
Bây giờ bạn phải đặt tên. Bạn bấm vào biểu tượng
, con trỏ chuột của bạn sẽ mang theo một
chuỗi kí tự nào đó, để xoay nó bạn bấm Space hay Shift + Space, bạn bấm vào nơi muốn đặt nó. Bạn bấm phải chuột vào chuỗi kí tự đó, chọn Properties.
23
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn đặt tên cho nó ở ô Net. Như hình trên của tôi là P1.0 sẽ nối với con LED nối với R4. Việc đặt tên Net sẽ được tự động thay đổi nếu trong tên của nó có phần số. Nếu bạn đặt tên là LED 1, thì lần sau nó tự động có tên là LED 2. Bạn thấy trên hình trên 8 con LED tôi thiết kế có tên từ 1 đến 8 tức là tôi chỉ đặt tên cho LED 1 và sau đó là 7 lần nhấp chuột.
Để thêm nguồn và đất vào mạch bạn bấm vào biểu tượng Một quy tắc quan trọng trong thiết kế là bạn không được để chân của linh kiện nào ở trạng thái tự do tức là không nối vào đâu cả. Đối với những chân này bạn phải tạo no ERC cho nó. Bạn bấm vào biểu tượng
sau đó bạn bấm vào chân linh kiện.
Trong hình trên, các chân số 21,28,17,29,30 tôi không dùng đến, tui đã tạo no ERC cho nó. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho bạn tự tạo linh kiện mới. Do tính hạn chế đối với các linh kiện cũ của DXP nên việc tạo các linh kiện này là tất nhiên. Để bắt đầu bạn chọn New - Library - Schematic Library .
24
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Để tạo linh kiện mới bạn bấm phải chuột tại bất kì chỗ nào trên bản vẽ, chọn Tools - New Component.
DXP sẽ xuất hiện hộp thoại đặt tên linh kiện mới. Ta sẽ vẽ một con AT89C52
25
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Để quản lý các component đã tạo ra, bạn bấm vào thanh SCH Library.
Màn hình thiết kế như sau:
Có nhiều cách để vẽ linh kiện, bạn có thể lấy một con trong thư viện Microcontroller của ATMEL sau đó sửa lại, hay trong thư viện của Orcad để sửa. Việc này thì đơn giản rồi, nhưng hay hơn cả thì tôi sẽ dạy bạn thiết kế một linh kiện mới từ đầu. Để vẽ thân của 89c52 bạn chọn Place - Rectangle. Tôi chọn vẽ hình chữ nhật cho 89c52 còn bạn có thể vẽ hình nào cũng được, tròn hay méo không quan trọng.
26
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn vẽ một ô trên màn hình. Thế là xong cái thân.
Bây giờ cần vẽ các chân của linh kiện. Bạn chọn Place - Pin. Sau đó bấm vào vị trí muốn đặt chân. Để chỉnh thông số của chân, trước khi đặt chân bạn bấm Tab. Các thông số này sẽ là mặc định cho các chân sau.
27
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Ô Display Name là tên của chân đó, ví dụ như là P1.0 hay RB1, Vcc… Ô Designator là chân số mấy. Ví dụ chân Vcc của 89c52 là 40. Electrical Type là đặc tính của chân đó như Input, Ouput hay Passive. Bạn nên để là Passive. Ngoài ra ô Length chỉnh độ dài của chân, Orientation là góc quay. Bạn tạo hết các chân, thành quả như sau:
28
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn có thấy tên EA hay PSEN có gạch trên đầu không. Để tạo được nó trong ô Display Name phía trên bạn gõ E\A\ sẽ được chữ EA như trên. Để chỉnh thông số cho cả linh kiện bạn chọn nút Edit.
29
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Trong ô Default Designator bạn đặt tên cho linh kiện, ví sao tôi lại đặt là U? vì khi tôi đặt vào bản vẽ phần dấu hỏi chấm sẽ được tự động thay bằng số như 1,2.. Trong ô Models for AT89C52, bạn có thể thêm kiểu chân hay thông số giả lập… Để thêm chân bạn bấm Add
Chọn Footprint và bấm OK.
30
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Bạn chọn kiểu chân trong các thư viện có sẵn. Chân của con này là DIP-40 và OK là xong. Ngoài ra bạn có thể thêm các thông số về nhà sản xuất hay giá tiền vào thông tin của con này. Đối với điện trở bạn có thể thêm giá trị của nó. Trong ô Parameters for AT89C52 bạn bấm Add
31
Altium DXP 2004 Tutorial
Phạm Thái Hòa - TĐH1 - K48 - ĐHBKHN
Name tôi nhập Nha san xuat còn Value nhập Atmel. Hay đối với điện trở trong ô name bạn nhập Value trong ô Value bạn nhập 4K7 chẳng hạn. Việc cuối cùng bạn chỉ cần nhấn vào Save, bây giờ bạn có thể dùng thư viện này trong các thiết kế của mình. Để hoàn thiện kĩ năng bạn nên làm một bài thực hành. Đây là một Training Kit do tôi vẽ bằng DXP, bạn có thể vẽ theo. Bản vẽ này tôi vẽ bằng kích thước A4 vì nó sẽ tiện cho việc in bản vẽ.
Tôi sẽ đính kèm bản vẽ này cho bạn luyện tập. Bài học vẽ mạch nguyên lý kết thúc ở đây. Bài sau ta sẽ học cách chuyển mạch nguyên lý sang mạch in.
32