Eq-iq

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Eq-iq as PDF for free.

More details

  • Words: 4,608
  • Pages: 14
Vậy thì Thông Minh là gì?

Theo tự vị Encarta, “Thông Minh” là danh từ mô tả khả năng của Trí Tuệ về lý luận, về giải quyết các vấn đề, về lối suy nghĩ trừu tượng, về học hỏi và hiểu biết những thứ gì mới lạ cũng như biết rút tỉa từ những kinh nghiệm (Intelligence: term usually referring to a general mental capability to reason, solve problems, think abstractly, learn and understand new material, and profit from past experience).

Các nhà trường ngày xưa thường đánh giá rất cao và chú trọng đến IQ trong các địa hạt của khả năng sinh ngữ (linguistic), lý luận (logical), toán học (mathematical). Giáo Sư Howard Gardner trong Phân Khoa Giáo Dục của Ðại Học Harvard cho rằng con người còn có những tài năng (gifts) khác như tài năng sáng tác của các nhà văn, kiến trúc gia, nhạc sĩ, người sáng tạo kiểu mẫu (designers), vũ công (dancers), người buôn bán (entrepreneurs), hay là bất cứ tài năng nào để giúp cho đời sống con người được hoàn mỹ hơn.

Năm 1983, GS Gardner đã là người tiền phong về Multiple Intelligences (tạm dịch là “Thông Minh Ða Dạng”). Ông nêu ra 8 chiều thông minh hay tài năng dưới đây: -

Tài năng về Ngôn Ngữ (Linguistic Intelligence): Năng khiếu về ngôn ngữ, viết lách

-

Tài năng về Lý Luận-Toán Học (Logical-Mathematical Intelligence): Năng khiếu về phần các con số -lý luận, toán học.

-

Tài năng về Không Gian (Spatial Intelligence): Năng khiếu về hình ảnh và hội họa

-

Tài năng về các động tác vận chuyển của thân thể (Bodily-Kinesthetic Intelligence): Năng khiếu về các động tác của chân tay, chạy, nhẩy …

-

Tài năng về âm nhạc

-

Tài năng về cách xã giao (Interpersonal Intelligence) : Khả năng biết cách đối xử với người khác (people smart)

-

Tài năng Nội Xét (Intrapersonal Intelligence): Khả năng về biết cách tự đương đầu với nội tâm và cách suy diễn từ nội tâm (self smart)

-

Tài năng hiểu biết về Thiên Nhiên , Vạn Vật (Naturalist Intelligence)

Community College của chúng tôi đã khuyến khích các nhà giáo chúng tôi nên áp dụng các phương cách của Multiple Intelligences trong các bài giảng dậy (Lecture notes), các bài thi Tests (bài thi trong Cá Nguyệt, Term) và Final Exams (bài thi cuối Cá Nguyệt, Term) để Ban Giảng Huấn chúng tôi thực sự “measure” (lượng sức) được học lực của học trò.

Việc bàn cãi về Thông Minh vẫn tiếp tục. Năm 1986, 25 nhà khảo cứu rất thông thái về đề tài “Thông Minh” đã cho rằng Thông Minh của con người bao gồm các lãnh vực như: - khả năng về cách ứng xử với các vấn đề nan giải mới có trong cuộc đời (general adaptability to new problems in life) ; - khả năng suy nghĩ trừu tượng (ability to engage in abstract thinking) ; - biết cách ứng biến trong mọi hoàn cảnh (adjustments to the environment); - khả năng trí tuệ và khả năng hiểu biết những gì đã có (capacity for knowledge and knowledge possessed); - khả năng biết tự tập, suy nghĩ độc đáo và hiệu nghiệm trong suy tư (general capacity for independence, originality, and productiveness in thinking); - biết cách kiếm thêm khả năng (capacity to acquire capacity); - thấu triệt các mối liên quan thích đáng ( apprehension of relevant relationships); - khả năng biết xét đoán, thấu hiểu và suy luận (ability to judge, to understand and to reason) - khả năng suy diễn các mối tương quan (deduction of relationships); - khả năng thiên bẩm về nhận thức tổng quát (innate, general cognitive ability).

Người Tây Phương đã quan niệm rằng họ có thể “đo lường” được trí thông minh con người qua cách khảo nghiệm (IQ test - tạm dịch Intelligence Quotient là “Thương Số Thông Minh Trí Tuệ”) và nhiều người thường cho rằng những người có IQ cao thì sẽ thành công khi đi học cũng như khi đi làm.

Cho mãi tới thập niên 90, các nhà khảo cứu khoa học nhân văn tây phương mới thấy là phần “Thông Minh Xúc Cảm” (Emotional Intelligence- viết tắt là EI- được đo lường qua Emotional Quotient- viết tắt là EQ- tạm dịch là “Thương Số Thông Minh Xúc Cảm”) mới giúp con người đi đến thành công hơn trong công ăn, việc làm.

Có trí khôn (Intellectual Intelligence) vẫn chưa đủ, nhất là khi ra đời làm việc và theo sự nhận xét của GS Daniel Goleman thuộc Ðại Học Hardvard thì lòng ganh tị, bực tức, buồn rầu, lo sợ, thắc mắc, khắc khoải … thường ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của con người. Có nhiều người mặc dù phần trí tuệ (IQ) rất cao nhưng đến khi phải đương đầu với các vấn đề tình cảm khó xử, họ lại hoàn toàn mù tịt chẳng biết cách ứng xử ra sao hết.

Nhiều người đã phải đi đến ly dị, sức khỏe tâm thần của họ bị bê bết và còn có nhiều người đã tự tử luôn.

GS Goleman đã lên tiếng để cho mọi người biết những gì mình cần biết về chính mình để tránh những tai họa về sau. Ông kêu gọi nhà trường nên dậy học sinh những căn bản về EQ , “Thông Minh Xúc Cảm .”

EQ bao gồm những gì? GS Goleman nêu lên 5 điểm chính sau đây:

1.

Tỉnh Thức (Self Awareness): Mình nên biết lòng mình (emotions) và những cảm nhận (feelings) mà mình đang có.

2.

Quản chế nỗi vui buồn (Mood Management): Cần biết cách đương đầu với những cảm nhận (feelings) đang xẩy ra để có thể đối phó và tự kiềm chế đúng lúc.

3.

Ý đồ ( Self motivation): Cần gom góp lại những cảm nhận (feelings) đang hiện hữu và đưa chúng tới một mục tiêu (goal) rõ rệt mặc dù mình đang trù trừ (self doubt), trì trệ (inertia) , hoặc đang hành động bốc đồng (impulse)

4.

Giao cảm (Empathy): Cần phải nhận biết được những cảm nhận (feelings) của người khác và tác động lại bằng ngôn từ (verbal cue) hay cử chỉ (non verbal cue) cho đúng cách.

5.

Cách Giao Tiếp (Managing Relationships): Cần có cách ứng xử (interpersonal interaction) cho hợp lý, hợp tình, biết cách hòa giải (conflict resolution) và thương lượng (negotiations).

GS Goleman còn cho biết “Thông Minh Xúc Cảm” không những giúp cho con người tránh được các hậu quả tai hại mà còn giúp cho con người sống hài hòa, an vui với vợ-chồng-con cái và thành công ngoài đời nữa. Ðiều đặc biệt là con người có thể học thêm và phát triển phần “Thông Minh Xúc Cảm” này nếu họ biết cách. Nếu không biết cách duy trì nó, con người sẽ còn giảm mất phần EQ nữa

Nói tóm lại, nhờ có “Thông Minh Trí Tụê” (IQ) mà con người có thể học hành dễ dàng hơn nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ. Ðó mới là phần “Trí”. Con người cần phải

có thêm phần “Thông Minh Xúc Cảm” (EQ) thì mới biết cách ứng xử và thăng tiến kể từ khi bắt đầu đi học cho tới khi ra đời làm việc và về hưu. Các lãnh tụ, các chính trị gia thường có cả IQ lẫn EQ rất cao. Họ có thể rất là khôn ngoan, đức độ mà họ cũng có thể rất là gian hùng và tàn ác.

Cả IQ và EQ không đặt trọng tâm vào vấn đề Ðạo Ðức của con người.

Sang đến Thế Kỷ 21, người Âu Mỹ đã “đi thêm một bước nữa”: họ cho ra đời phần thông minh mà tôi tạm dịch là “Thông Minh Tâm Linh” (Spiritual Intelligence, viết tắt là SI và được đo lường qua Thương Số Thông Minh Tâm Linh - Spiritual Intelligence Quotient viết tắt là SQ).

IQ có thể ví như là phần thông minh của máy điện toán Computer, EQ là phần thông minh của loài người và vài loài động vật có vú thượng đẳng (mammals), trong khi đó SQ (Spiritual Quotient) thì chỉ loài người mới có được mà thôi vì SQ liên quan đến phần Tinh Thần và Tâm Linh của con người. Các nhà khảo cứu về Khoa Học Nhân Văn cho rằng phần SQ là phần căn bản nhất so với IQ và EQ. Con người cần phải có phần “Thông Minh Tâm Linh” này để phát triển lòng mong muốn tìm hiểu: - về ý nghĩa của sự vật,- về sự việc nhìn xa trông rộng và - về chân giá trị . Nhờ có SQ mà con người có những ước mơ và cố gắng đạt nguyện chúng. SQ đặt vấn đề về phần tâm linh và vai trò của đạo giáo trong đời sống của con người. Vì “mới ra lò” sau năm 2000 nên tôi chắc là ít người đã biết đến SQ và SQ cũng đang còn ở trong thời kỳ phôi thai nên chúng ta chưa thực sự thấy rõ được cái tầm vóc và tương lai của SQ ra sao.

Theo tôi nghĩ, muốn duy trì cái “Ðức”, con người cần có cái “Tâm” trong sáng (nói nôm na là “Tấm Lòng tốt, đạo đức, trung thực, trong sáng, dễ dãi ...” trong tiếng Việt) để nhận diện được sự việc một cách trung thực và luôn luôn để ý đến các hành động của chính mình cho thích hợp với “Ðạo làm người” trong đời sống hàng ngày.

(Xin kính mời Quý Vị bấm vào Website ở dưới đây để xem hình)

http://www.pbase.com/tamlinh/image/31974053

Theo Tự Ðiển Phật Giáo của Tác Giả Ðoàn Trung Còn, chữ “Tâm được định nghĩa như sau:

“Chữ tâm có những nghĩa về vật chất và về tinh thần.

Về vật chất, tâm là: Trái tim. Như trong Bồ Tát giới kinh có nói: Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời gièm pha phá hủy Phật giới, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình. Chỗ chính giữa. Cũng như trái tim ở chính giữa thân thể, cái chi ở chính giữa sự vật, gọi là tâm, trung tâm, trung tâm điểm.

Về tinh thần, tâm thường dịch nôm là lòng, nghĩa là: Lòng dạ, nỗi niềm cảm động. Như: An tâm, loạn tâm, ưu tâm, hỷ tâm. Nội: bề trong, đối với ngoại: bề ngoài. Như: Tâm nhãn. Chí, lòng cương quyết. Như: nhứt tâm, chuyên tâm, tâm lực. Ý: Phạn: Citta, tức tâm ý. Như: tham tâm, sân tâm, si tâm, Bồ đề tâm: Bodhicitta. Thức: Phạn: Vijnna tức tâm thức. Như trong Bát thức: Tám thức, người ta thường gọi các thức A lại da là tâm. Trí, tức trí thức, Tâm trí. Như: Phàm tâm, Vọng tâm, Thánh tâm, Phật tâm, Chơn tâm. Cái linh giác chung của: chúng sanh, vạn vật, vũ trụ, tức là tâm linh, thần hồn. Như trong Niết Bàn Kinh, quyển 34, Phật phán: Những chúng sanh ở đời làm thiện hoặc làm ác, khi xả thân, thì Tứ đại đều tan rã hư hoại. Lúc ấy, người nào đã làm Nghiệp thuần thiện thì cái tâm đi lên, kẻ nào đã làm nghiệp thuần ác, thì cái Tâm đi xuống. Căn bổn, chỗ phát sanh, chỗ trụ cốt. Như: tâm địa tâm vương.

Tánh, tức tâm tánh. Như: tâm bình, tâm trực. Chỗ bí mật. Như: tâm sự, tâm truyền. Tâm đối với: sắc, trần, cảnh, thân. “

Tôi nghĩ rằng chắc Quý Vị cũng giống như tôi, trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc mình thích có cái này, có cái nọ đến độ như tham lam, có những lúc mình thấy bực tức, oán hờn, ghen tị, sợ hãi, vui vẻ … Những lúc này thật khó cho mình có thể bình tâm mà chăm chú vào một việc gì khác được vì đầu óc mình nó còn ở đâu đâu. Cũng chỉ là vì cái “Tâm”( hay nôm na ra là lòng dạ) của mình nó đang lăng xăng ở đâu đâu nên khó lòng mà mình sống thật yên ổn bên trong được. Nếu mình gọi đó là cái “Tâm”, vậy thì “Tâm” trong Ðạo Phật là gì và “nó” đang ở đâu? Câu hỏi này không dễ gì mà trả lời được.

Tác giả Phạm Công Thiện đã viết về “Tâm” theo quan niệm Phật Giáo như sau:

“Cái Tâm là cái gì? Chúng ta thường nói rằng mọi sự đều do tâm tạo ra. Điều này lại càng chính xác hơn nữa, nếu chúng ta đừng bao giờ đồng nhất và đồng hóa với cái bản ngã hay cái "tôi" nội tại của chính mình. Hiểu được tâm là gì chính là điều khó khăn nhất trong những điều khó khăn nhất của kiếp người. Cái lòng của mình hay cái lòng của người đời không phải là chuyện dễ hiểu như chúng ta thường tưởng như vậy. Đừng bao giờ tự nhận rằng mình tự hiểu cái lòng mình hay hiểu được lòng người; có ý thức trọn vẹn như vậy thì mới có khả năng tạ ơn, ngưỡng mộ, và tôn kính tất cả những gì khó khăn và khó hiểu nhất hiện nay. Mỗi khi mình vừa tìm cái tâm thì tâm đã đi mất rồi. Tâm không phải là cái mà mình có thể đạt tới được trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Điều bí mật lạ thường là cái tâm không ở thời gian và không ở trong không gian mà vẫn bừng sáng liên tục. Điều đầu tiên cần hiểu về cái tâm là cái tâm không là một cái gì cả mà tâm lại không là hư vô. Nói về bản chất hay về tính thể của cái tâm là tạm dùng danh từ dễ hiểu để gọi một cái không hề giống như cái mình tưởng nhận lầm lạc. Nói theo danh từ Phật Pháp thì tâm không có tự tính, vì không có tự tính (vô tự tính) nên không có thực thể, không có hữu thể. Tâm là Không Tính mà Không Tính lại chính là Tâm. Điều cuối cùng cần nhớ thường trực: cái Tâm vốn là trống trải, trong veo, sáng ngời, vô ngại, thông đạt. Sự trống rỗng ở đây không phải là không có gì cả mà lại biết được tất cả, sáng và sướng đồng lúc.”

Tôi xin trích một đoạn viết về cái “Tâm” trong Tạng Thư Sống Chết dưới đây:

.”… Lúc đó tôi chừng chín tuổi. Thầy tôi gọi tôi đến và bảo tôi ngồi trước mặt ông. Chỉ có hai thầy trò chúng tôi. Thầy tôi bảo:

- Bây giờ ta sẽ khai thị cho con về bản lai diện mục của tâm.

Cầm cái chuông và trống tay nhỏ lên, thầy triệu thỉnh tất cả những bậc thầy trong hệ truyền thừa, từ Phật nguyên thủy trở xuống đến bậc thầy của chính thầy. Rồi thầy bắt đầu khai thị. Bỗng chốc thầy ném vào mặt tôi một câu hỏi không thể trả lời:

- Tâm là gì?

Thầy nhìn xoáy sâu vào mắt tôi. Tôi hoàn toàn kinh ngạc. Tâm tôi tan ra. Không còn ngôn từ, tên gọi, ý tưởng nào ở lại – Không có tâm nào hết, quả thế. Cái gì xảy ra trong giây phút đầy kinh ngạc ấy? Những ý niệm quá khứ đã chết, tương lai chưa đến; dòng tư tưởng của tôi bị cắt ngang đột ngột. Trong cú sốc đó một khoảng trống mở ra, trong khoảng trống ấy chỉ có một giác tính tuần túy trực tiếp về hiện tại, một cái gì hoàn toàn vượt ngoài mọi bám víu chấp thủ. Giác tính ấy đơn giản, sơ nguyên và căn để. Tuy vậy sự giản đơn thuần túy đó cũng tỏa sáng đầy sự ấm áp của một niềm bi mẫn bao la. Biết bao nhiêu điều tôi có thể nói về giây phút ấy! Thầy tôi rõ ràng đang đặt cho tôi một câu hỏi, nhưng tôi biết thầy không chờ đợi một câu trả lời. Tôi chưa săn tìm giải đáp thì đã thấy rằng không có giải đáp nào có thể tìm kiếm. Tôi ngồi thộn ra trong kinh ngạc, nhưng trong khi ấy một niềm tin vững chắc sâu xa sáng chói tôi chưa từng biết đến, đang dâng tràn trong tôi. Thầy tôi đã hỏi: “Tâm là gì?” và vào lúc ấy tôi tưởng chừng ai cũng biết rằng, không có chuyện có hiện hữu một cái tâm nào cả, làm sao tôi có thể tìm ra. Vậy, dường như đi tìm tâm thực là phi lý. Sự khai thị của thầy tôi đã gieo một hạt giống sâu xa trong tôi. Về sau tôi mới biết đấy là phương pháp khai thị được dùng trong truyền thống chúng tôi. Tuy nhiên, vì lúc đó tôi

không biết, mà những gì xảy ra có vẻ hoàn toàn bất ngờ, và do đó càng kinh hoàng mãnh liệt.”

http://www.pbase.com/tamlinh/image/31974413

Như vậy có phải rằng ta chỉ có thể cảm nhận được cái “Tâm” của ta mà thôi? Làm sao mà cảm nhận được cái “Tâm” của mình nhỉ?

Khi tôi đã trên 40 tuổi, có lắm lúc tôi thấy rất mệt mỏi, buồn bực, lo âu, đời đầy áp lực … Tôi muốn ngủ mà ngủ cũng chẳng được vì đầu óc bị căng thẳng. Tôi không muốn uống thuốc ngủ và một người bạn đã chỉ cho tôi cách thực tập Transcendental Meditation: mình phải cố gắng làm sao cho đầu óc ngăn chặn được những ý nghĩ đến liên tục trong đầu óc để hy vọng là mình không còn phải vướng bận gì nữa (blank out the mind). Những khi tôi làm được như vậy, tôi thấy như được tiếp sức bởi một luồng energy sảng khoái, đầu óc tôi trong sáng và nhẹ nhàng, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay và khi tôi ngủ dậy, tôi thấy rất khỏe khoắn , giống như cái “battery” được “fully recharged “vậy . Tuy nhiên, cũng có lúc tôi không thể “concentrate” (tập trung tư tưởng) nổi để chặn đứng những ý tưởng đang khởi niệm trong đầu óc vì tâm trí tôi bất an , lòng dạ rối bời và khi ngủ dậy, tôi cảm thấy mệt mỏi.

Tới tuổi 50, tôi đi dự khóa Thiền của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Cách Thiền rất là đơn giản: trong một căn phòng tĩnh mịch, ngồi trên một cái gối (Tọa Cụ), hai chân xếp lên nhau (thế Kiết Già), mắt lim dim và bắt đầu đếm hơi thở (Thí dụ: 1 là thở vào, 2 là thở ra, 3 là thở vào, 4 là thở ra …Ðếm đến 100 thì lại bắt đầu đếm lại từ đầu…). Thực tập theo lối này (Thiền Chánh Niệm, Mindfulness Meditation) tôi thấy đơn giản, dễ dàng và nhẹ nhàng hơn vì tôi không phải luôn luôn cố gắng xua đuổi ý nghĩ trong đầu gì hết. Ngồi đếm hơi thở, tự nhiên con người từ từ mang phần hồn (tâm trí) về lại với phần thân xác vì đầu óc chỉ chú trọng tới việc đếm hơi thở mà thôi. Khi tâm trí mình an trú trong thân xác, người ngồi Thiền đạt được Chánh Niệm (Mindfulness) và tự nhiên mình biết mình đang làm gì, đang ở đâu mà không còn suy nghĩ vẩn vơ nữa. Tiếp tục thực tập lối Thiền Thở này, con người sẽ sống trong tỉnh thức (Self awareness) , biết mình đang làm gì, đầu óc đỡ bị rối bời hơn và có thể tự kiềm chế được lòng mình… Tôi đã thực tập Thiền theo lối này được hơn 10 năm. Mỗi lần Thiền như vậy, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng bên trong và tôi có thể tự ý mang ra những xúc cảm như vui, buồn, sầu, lo, ai oán … để đối diện với chúng rồi tôi có thể tìm ra những nguyên do tại sao tôi lại có những cảm xúc (feelings) như vậy. Những hôm khí hậu tốt và tôi có thì giờ rảnh

rỗi, tôi đi bộ (Thiền Hành) trong những nơi thanh vắng. Tôi đã từng ngồi đối diện với chính tôi bên dòng nước, trong công viên, trong căn phòng… Những lúc này, tôi chỉ muốn được “totally left alone” để tự mình ngồi “soi bóng” chính mình tôi mà thôi. Có lẽ đây là những giây phút mà tôi hằng ao ước để thấy đời thanh thản, không vướng bận vào bất cứ việc gì để rồi bất chợt tôi “thấy” được nhiều điều mà tôi đã hằng muốn biết trong nhiều năm qua .

Có những đêm, sau khi ngồi chấm bài hay soạn bài, nếu không ngồi Thiền trước khi đi ngủ đến khi tôi thiếp đi, tôi thấy đầu óc tôi chứa đầy các dòng chữ, các con số và nhiều thứ đã làm tôi bận tâm suốt trong ngày hôm đó. Buổi sáng khi thức dậy, tôi cảm thấy lừ đừ, mệt mỏi vì giấc ngủ của tôi bị “phân tâm”. Nếu tôi ngồi Thiền trước khi đi ngủ -chỉ cần 15 phút mà thôi-, tôi ngủ một giấc thật ngon, không hề thấy các dòng chữ, các con số ... trong giấc ngủ và tôi cảm thấy khỏe khoắn khi tỉnh dậy.

Trong đời dậy học, tôi cũng đã thấy một số sinh viên khi thi Term Test (Thi trong Niên Khóa) hay Final Exam (Thi tổng quát cuối Niên Khóa) thường hay bị “nervous” (lo quýnh lên) đến nỗi có người đầu óc của họ đã quên hết và không còn nhớ được điều gì đã học nữa (blank out) . Rút tỉa từ kinh nghiệm này, tôi chỉ cho họ cách ngồi đếm hơi thở ở ngay trong lớp học: Thở vào một hơi thật sâu (thở vào bụng!) và từ từ thở ra cho tới khi bụng xẹt xuống. Chỉ cần “Thiền Thở” như vậy 5 phút mà thôi. Học trò tôi rất ưng ý với phương pháp này. Sinh viên trong Phân Khoa Kỹ Thuật của chúng tôi cũng thường phải qua các “job interview” trong các “Co-op Term” (Trong Cá Nguyệt này, học trò đi làm thay vì đi học) hay khi đi xin việc làm sau khi đã ra trường. Ðể tránh cái vụ “feeling nervous” (lo “cuống đì!”), tôi khuyên họ nên “Thiền Thở” trong khi chờ phiên họ được “interview”. Họ thấy được an tâm hơn trong lúc chờ đợi và khi họ được “interview”, họ đã “perform much better” (ăn nói lưu loát và có vẻ tự chủ hơn) vì họ thấy rất bình tĩnh và tự chủ, tự tin trong lúc “job interview” .

Trong 5 năm cuối trước khi tôi về hưu, tôi thường phải lái xe mất ít nhất 45 phút trên xa lộ mỗi lần đi và mỗi lần về. Có những buổi chiều, trên đường về trong xa lộ, tôi thấy mệt đừ sau một ngày làm việc mà mặt trời còn chiếu thẳng vào mặt tôi và xe cộ chạy rầm rầm xung quanh tôi nữa. Tôi hay nhìn đồng hồ và tự nhủ:

-

Trời ơi, còn những 30, 20, 15 ... phút nữa mới tới nhà sao? “

Xe cộ càng ngày càng đông làm tôi thấy “nervous” và mệt nhọc hơ n (đó là chưa kể đến những hôm trời bão tuyết hãi hùng!). Tôi nhớ ngay ra cách thức “Thiền Thở” và áp dụng liền: vừa lái xe và để ý tới cái “lane” của tôi, vừa tiếp tục đếm hơi thở ngay trong lúc lái xe. Thật là nhiệm mầu: tôi về đến nhà lúc nào không hay mà tôi chẳng còn thấy mệt mỏi gì nữa vì tôi đã hít được nhiều Oxygen vào trong cơ thể do đó các bắp thịt của tôi trở nên thư giãn hơn!

Tôi chẳng biết tôi đã kiếm ra được cái Tâm của tôi hay chưa, có điều tôi biết rất rõ là tôi ngủ rất dễ, giấc ngủ rất ngon , tôi ngủ một mạch cho đến sáng luôn và tôi cảm thấy cuộc sống của tôi an nhàn và ít khi bị day dứt, buồn bực ... như ngày xưa. Có lẽ chắc cũng nhờ cái trạng thái tâm an nhàn này (Tâm an nhàn đã hỗ trợ cho phần EQ của tôi để rồi EQ còn trợ giúp cho phần IQ?) mà đầu óc tôi đã nhiều lúc tự nhiên “thấy” rõ được những ý tưởng, những bài giải của các “con toán cuộc đời” và rất nhiều điều mà ngày xưa tôi không thể “thấy rõ” được chúng mặc dù tôi đã từng đi tìm kiếm trong nhiều năm trước. Tôi xin chép vào đây vài vần thơ tôi ghi lại trong một đêm tỉnh giấc sau khi tôi ngồi Thiền rồi ngủ thiếp đi.

MỘNG THƯỜNG

Nửa đêm về sáng Tự trong cơn mơ Tôi thức giấc Viết bài thơ nàỵ

Có những giấc ngủ say Và đầy mộng mị Tôi không thấy kinh dị, Không vui mà cũng chẳng buồn. Không sầu, không lo,

Không thương, không tiếc. Tôi không nghe thấy tiếng mình nói Mà chỉ lắng nghe trong tĩnh lặng.

Tôi đã được trở về Như một đứa trẻ thơ: Cali, Sài Gòn, Hà Nội, Sydney… Gặp Cha, thăm Mẹ Và rất nhiều người thân Mà đã ra đi vĩnh viễn từ lâu. Gặp nhau không âu sầu, Không nhớ, không thương.

Tôi chỉ muốn luôn luôn Được sự êm đềm Trong Mộng Tưởng. Giấc mộng không vấn vương Giấc mộng bình thường.

Đời vui, đời buồn, Đời vời vợi, Đời nhiều vấn vương, Đời đầy áp lực

Đè nặng con người, Đi vào Tâm Thức.

Khi Đời lắng xuống Trong giấc ngủ hồn nhiên Hay trong lúc ngồi Thiền Tôi cảm thấy … Đời người như sợi tơ trời Nhiều sắc, nhiều mầu Bập bềnh Trong Không Gian, Vũ Trụ Biến đổi không ngừng Theo thời gian và không gian.

Giấc ngủ nhẹ nhàng hơn Là phải sống Trong Cõi Chết Của đời sống Văn Minh, Máy Móc Hàng ngày.

Vô Không

Sept. 1996

http://www.pbase.com/tamlinh/image/32398951

Xin Quý Vị lượng thứ bỏ qua cho những gì mà tôi viết làm nhàm tai Quý Vị. Cũng xin cám ơn Quý Vị đã kiên nhẫn đọc những dòng chữ này.

Xin chúc Quý Vị được Thân Tâm An Lạc

Tài liệu tham khảo:

1. Intelligence Quotient: Encyclopedia Article http://encarta.msn.com/encyclopedia_761570026/Intelligence.html#p26

2. Multiple Intelligences http://www.thomasarmstrong.com/multiple_intelligences.htm

3. Emotional Intelligence http://www.funderstanding.com/eq.cfm

4. Spiritual Intelligence by Khalil S. Khavari, Ph.D. http://www.wmpub.ca/khavari.htm

5. Phật Học Tự Ðiển Ðoàn Trung Còn http://www.vietshare.com/tusach/tudienph.asp

6. Tinh Tuý trong sáng của Ðạo Lý Phật Giáo Những Lời dạy thực tiễn của Tổ Sư Thánh Tăng Ấn Độ ATISA lúc truyền Đạo Phật vào Tây Tạng Tác giả: Phạm Công Thiện - Viên Thông California Xuất Bản 1998 http://www.thuvienhoasen.org/tintuytrongsang-00.htm

7.Tạng Thư Sống Chết The Tibetan Book Of Living And Dying Sogyal Rinpoche - Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch Nhà xuất bản Thanh Văn Hoa Kỳ 1992 và Nhà xuất bản Xuân Thu Hoa Kỳ 1996 http://www.thuvienhoasen.org/tangthusongchet

Ðàm Trung Phán March 1, 2005 Mississauga, Canada

Ý kiến, Phê bình xin gửi về : [email protected]