E-cuong-on-tap-mon-triet-hoc.docx

  • Uploaded by: Nguyễn Hữu Đức
  • 0
  • 0
  • April 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View E-cuong-on-tap-mon-triet-hoc.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 15,707
  • Pages: 47
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC Câu 1: Phân tích các vấn đề cơ bản của triết học ,ccs trường phái triết học chủ yếu và các hình thức biểu hiện của chúng trong lịch sử triết học I, Vấn đề cơ bản của triết học  Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề giữa tư duy và tồn tại, ý thức và vật chất, “tâm’ và “vật ‘  Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt trả lời cho hai câu hỏi: 1) Giữa vật chất( tồn tại, tự nhiên)và ý thức ( tư duy, tinh thần), cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? 2) Con người có thể nhận thức được thế giới hay không ??/? II, Các trường phái triết học chủ yếu  Chủ nghĩa duy vật triết học 1) Thế giới quan duy vật cho rằng giữa vật chất và ý thứ thì vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau,v ật chất quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan độc ập với ý thức con người, không do ai sang tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được 2) Các hình thái cơ bản của chủ nghĩa duy vật  Hình thái lịch sử đầu tiên của CNDV là CNDV chất phác ngây thơ thời cổ đại.Quan điểm CNDV thời này nhìn chung đúng đắn song còn ,mang tính chất ngây thơ do các nhà khoa học cụ thể chư phát triển Ví dụ: Hê-ra-clit có câu nói : “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông ”

 CNDV siêu hình là hình thái đặc trưng nổi trội của CNDV hế kỉ XVII-XVIII:cách xem xét thế giới theo kiểu máy móc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy triết học. Đại diện cho thời kì này là Hốp xơ, Hôn bách..  CNDV biện chứng:đại diện là Mac và Ăngen.thời kì của sự phát triển khoa học với nhiều phát minh lớn đầu thế kỉ XIX tạo cơ sở nhận thức vững chắc cho sự phát triển tư dy biện chứng  Chủ nghĩa duy tâm: 1) ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất 2) Các hình thức của CNDT  CNDT khách quan: với các đại biểu platôn, heegen…cho rằng cái thực thể tinh thần có trước lại chính là cảm giác , là cái tồn tại sẵn trong con người  CNDT chủ quan :Béc li,Hium,..cho rằng cái thực thể tinh thần có trước là chính cảm giác là cái tồn tại sẵ có trong con người  Nhị nguyên luận : vật chất và ý thức đều là những nguyên bản đầu tiên của thế giới chúng tồn tại không phụ thuộc vào nhau nhưng cuối cùng các nhà nhị nguyên cũng rơi vào CNDT III,  Triết học duy vật ; con người có khả năng nhận thức thế giới và do mặt thứ 1 quyết định nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thê giói vào bộ óc con người  Triết học duy tâm : Con người … nhưng đó là sự tự nhận thức về tinh thần tư duy

 Vấn đề cơ ban của triết học :quan niệm có tính chất bản thể luận, quan niệm chính trị xã hội đạo đức tôn giáo nhất là phương đông

Câu 2 ; Phân tích định nghĩa vật chất của Lê nin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa  Những quan điểm trước Mác:  Cổ đại : vật thể+nguyên tử=> đã đồng nhất về một dạng cụ thể  Ví dụ ; Talets mọi sự vật sinh ra từ nước và đều tan biến từ nước , Heraclit –lửa,..  Những phát minh khoa học ; tia X  Nêu định nghĩa vật chất lê nin; - Vật chất là  Một phạm trù triết học  Được đem lại cho con người cảm giác  Được cảm giác chép lại chụp lại, phản ánh tồn tại k lệ thuộc vào cảm giác  Phân tích 1. Vật chất là một phạm trù triết học : xác định góc độ của viêc xem xét một phạm trù rộng khái quát nhất không hiểu theo ý nghĩa hẹp như các vật chất khác thường dung trong lĩnh vực khoa học , đời sống 2. Dùng để chỉ thực tại khách quan đc đem lại cho con nguoi cam giac  Vật chất là vô cùng vô vàn những thuộc tính khác song mỗi dạng, mỗi vật chất đều có thuộc tính ấy  Đó cũng là tính chất để phân biệt cái gì thuộc vật chất cái gì không thuộc vật chất cả tự nhiên và xã hội’



 Vì vậy tất cả những gì độc lập ý thứ của con người đều là những dạng vật chất khác nhau  Như thế quy luật lkinh tế xã hội quan hệ sản xuất, không tồn tại vật thể, không có khối lượng cấu trúc lí hóa nhưng k lệ thuộc ý muốn cảm giác con người 3. Được cảm giác của chúng ta chép lai chụp lại phán ánh tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác  Vc tồn tại độc lập với ý thức con người .Sự tồn tại đó kp là trưu tượng mà là hiện thực cụ thể cảm tính  Vc tác động con người => những cmr giác đem lại cho con người sự nhận thức phản ánh về chúng  Như vậy dù thế giới vật chất đa dạng nhưng chỉ có cái con người nhạn thức được chứ k thể k nhận thức được Ý nghĩa 1) Giải quyết hai mát triết học nhưng đứng trên lập trường CNDVBC 2) Bác Bỏ… 3) Phương pháp luận cho các nhà khoa học nghiên cứu

Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. (6,0 điểm) Bài làm Quan niệm mácxít: Vật chất là cái có tính thứ nhất, ý thức là cái có tính thứ 2. Vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại chụp lại, phản ánh tồn tại không kệ thuộc cảm giác

Ý Thức là hình ảnh chủ quan thế giới khách quan được sáng tạo theo mục đích và nhu cầu của con người 1. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức: - Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức. - Vật chất quyết định nội dung của ý thức. - Sự phát triển của ý thức con người từ thấp đến cao phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất vật chất, của những điều kiện vật chất xã hội. - Vai trò của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội được biểu hiện ở mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế quy định sự phát triển của văn hoá ; đời sống vật chất thay đổi thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo. 2. Tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức với vật chất. - Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở : sự phản ánh sáng tạo, chủ động. - Thực chất sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất : phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. - Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng. - Ý thức không chỉ có tác động tích cực mà còn có tác động tiêu cực ; những tư tưởng phản động làm cản trở sự phát triển của lịch sử ; những tư tưởng duy tâm tôn giáo làm hạn chế năng lực thực tiễn của con người ; những tư tưởng bá quyền đế quốc gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc.

Mối quan hệ giữa vật chất- ý thức là mối quan hệ biện chứng, nếu tuyệt đối hoá mặt nào đều dẫn tới sai lầm, hoặc là rơi vào CNDV thô thiển, tầm thường, siêu hình (nếu quá đề cao vật chất), hoặc là rơi vào CNDT (nếu quá đề cao ý thức). 3. Ý nghĩa phương pháp luận. Từ giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên quan điểm thực tiễn chúng ta rút ra quan điểm khách quan trong nhận thức và cải tạo thế giới với những yêu cầu sau : - Trong hoạt động nhận thức cũng như cải tạo thực tiễn bao giờ cũng phải xuất phải từ những điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Mọi mục tiêu đặt ra cho hoạt động của con người cũng đều phải xuất phát từ những tiền đề vật chất hiện có. Khi điều kiện kinh tế còn thấp mà đề ra mục tiêu quá cao là không tưởng vì sẽ không thể thực hiện được. Ngược lại, mục tiêu đề ra quá thấp so với điều kiện kinh tế hiện có lại làm hạn chế khả năng của con người, không thúc đẩy được việc khai thác những tiềm năng hiện có. - Phải luôn tôn trọng các quy luật khách quan. Thực tế lịch sử cho thấy, mỗi khi làm trái quy luật, con người đều phải trả giá. Bài học thời bao cấp đã cho thấy, không thể lấy nguyện vọng tốt đẹp làm mục tiêu mà phải xuất phát từ hiện thực và phải tuân theo quy luật khách quan. - Phải chống chủ nghĩa chủ quan dưới mọi hình thức như chủ nghĩa duy tâm chủ quan, những biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí, chủ quan nóng vội. - Luôn phát huy tính tích cực của ý thức. Câu 4 : Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. (3,0 điểm). Bài làm

1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến Liên hệ- theo quan điểm DVBC là sự phụ thuộc, sự quy định lẫn nhau và tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hay giữa các nhân tố tạo thành sự vật. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới vật chất liên hệ với nhau chằng chịt, giữa chúng luôn phụ thuộc nhau, tác động, chuyển hoá lẫn nhau. Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay, trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hoá gia đình, chiến tranh và hoà bình.v.v. Nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong thế giới còn nhìn thấy rõ tính đa dạng, nhiều vẻ của nó. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: - Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài - Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu - Mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất - Mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên - Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Trong đó quan trọng nhất là những mối liên hệ bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản. Các mối liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Những mối liên hệ bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Mối liên hệ bên

ngoài mặc dù rất quan trọng song nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi thâm nhập được vào bên trong và phải thông qua mối liên hệ bên trong. Dĩ nhiên sự phân biệt các mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau… 2. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện- một quan điểm phương pháp luận cơ bản trong nhận thức khoa học và trong hoạt động cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội . Quan điểm toàn diện có một số yêu cầu cơ bản sau đây : Một là, muốn nhận thức đúng đắn sự vật phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố tạo thành nó và các mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật, hiện tượng khác. Đó là một nguyên tắc cơ bản để nhận thức của con người có thể tránh được những sai lầm. Hai là, phải nhìn nhận sự vật như một chỉnh thể, phải phân biệt giữa cái chính và cái phụ, đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng nhân tố, từng mối liên hệ, tránh xem xét một cách dàn đều, ‘‘bình quân’’. Ba là, trong hoạt động thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi sự vật. Vận dụng một cách đúng đắn quan điểm toàn diện là một trong những nguyên nhân thành công trong cách mạng Việt Nam. Thời kì đổi mới, Đảng ta đã chủ trương đổi mới toàn diện, đồng thời cũng xem đổi mới kinh tế là trọng tâm. Do đó, Việt Nam đã ‘‘khắc phục khủng hoảng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội’’. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều chỉ ‘‘thấy cây mà không thấy rừng’’, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, chỉ thấy những lợi ích cục bộ mà không

tính đến lợi ích toàn xã hội. Điều đó sẽ dẫn đến sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Trong nhận thức và thực tiễn cấn phải có những quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm lịch sự cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với điều kiện lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của sự vật. Câu 5 : Phân tích nguyên lý về sự phát triển, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. (3 điểm) Bài làm 1. Nguyên lý về sự phát triển Theo quan điểm DVBC, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một quá trình không chỉ biến đổi về chất mà còn biến đổi về lượng. Nguyên nhân của sự biến đổi đó nằm ở trong sự vật. Sự phát triển thường đi theo con đường quanh co phức tạp nhưng là một khuynh hướng tất yếu, khách quan, độc lập với ý thức của con người. Sự phát triển diễn ra một cách phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. - Giới tự nhiên đã phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người. - Xã hội loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thuỷ qua các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN đến XHCN. - Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn đối với tự nhiên và xã hội.

Sự phát triển mang tính kế thừa : sự ra đời của cái mới không bao giờ là sự phủ định sạch trơn, xoá bỏ hoàn toàn cái cũ mà luôn có sự kế thừa những yếu tố, những mặt tiến bộ, phù hợp của cái cũ.

2. Ý nghĩa phương pháp luận. Cũng như nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, nguyên lí về sự phát triển là một nguyên tắc tổng quát của phép biện chứng và đồng thời là cơ sở lí luận của quan điểm phát triển- một quan điểm phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn. Quan điểm phát triển có một số yêu cầu cơ bản sau đây : Một là, khi xem xét, đánh giá sự vật, phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải thấy rõ xu hướng phát triển tất yếu của nó. Hai là, phải phát hiện ra cái mới, cái tiến bộ và tạo điều kiện cho nó phát triển. Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận đối lập với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến. Bảo thủ, trì trệ, định kiến là những quan điểm siêu hình, chủ quan đối lập với khoa học. Do đó, nó không chỉ phản ánh sai lệch sự vật mà còn cản trở sự phát triển. Trong nhận thức và thực tiễn cấn phải có những quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm lịch sự cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với điều kiện lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của sự vật.

Câu 8: Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, trên cơ sở đó rút ra ý

nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. (5 điểm). Bài làm 1. Phạm trù chất và lượng. a. Chất - Định nghĩa : Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất các thuộc tính làm cho ‘‘nó là nó’’ và phân biệt nó với những cái khác. - Thuộc tính là những tính chất không thể tách rời sự vật, không có tính chất đó thì sự vật không thể tồn tại, không thể tưởng tượng được. Chẳng hạn khi ta nói phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất ; lao động là thuộc tính của con người ; đồng hoá, dị hoá là thuộc tính của mọi sinh vật. Ví dụ : Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, một mặt, đánh đuổi bọn thực dân xâm lược, giành lại quyền độc lập cho dân tộc, mặt khác, đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Vì vậy, cuộc cách mạng ấy, về chất, là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, khác về chất so với những cuộc cách mạng khác. - Các sự vật khác nhau thường được tạo bởi những nhân tố khác nhau. Chẳng hạn, nước (H20), vôi sống (CaO), muối ăn (NaCl) là những chất khác nhau do các nhân tố tạo thành chúng khác nhau. Tuy vậy, cũng có khi cùng một loại nguyên tố nhưng do cách sắp xếp khác nhau nên cũng tạo thành những chất khác nhau. Ví dụ :Than chì và kim cương đều do cácbon tạo thành. Sự khác nhau về chất của chúng là do cách sắp xếp khác nhau của nguyên tố này tạo nên. b. Lượng

- Định nghĩa : Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, thể hiện quy mô, trình độ phát triển, tốc độ vận động của một vật (một chất). - Lượng có 2 loại :  Loại 1 : Có thể xác định một cách cụ thể bằng những công cụ đo lường, đặc biệt là các lượng tự nhiên. Ví dụ : o Đối với mỗi phân tử nước (H20), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử Hiđrô (H) và một nguyên tử Ôxi (O). o Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy.  Loại 2 : Có những lượng chỉ có thể xác định một cách trừu tượng, đặc biệt là các lượng xã hội. Ví dụ : Ý thức chính trị, năng lực công tác, trình độ học vấn của một cá nhân chỉ có thể xác định dựa vào những tiêu chí xác định. Tính chính xác của các lượng tự nhiên thường cao hơn các lượng xã hội. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Lượng và chất là 2 mặt khác nhau của một quá trình. Ranh giới giữa chúng chỉ là tương đối. Có những cái trong quan hệ này được xem là lượng, trong quan hệ khác lại là chất. a. Lương đổi dẫn đến chất đổi Mọi sự biến đổi về chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Song trong một giới hạn nào đó, lượng biến đổi vẫn chưa làm chất biến đổi ngay. Chẳng hạn, trong khoảng từ 0oC đến 100oC, dù nhiệt độ của nước có thay đổi thế nào nước vẫn là nước lỏng. Khoảng giới hạn đó được gọi là độ. Vậy, độ là khoảng giới hạn mà ở đó lượng và chất thống nhất với nhau, nghĩa là mọi sự biến đổi về lượng chưa làm cho chất biến đổi căn bản

-

Điểm nút là điểm mà ở đó bất kì một sự biến đổi nào về lượng cũng tạo ra sự biến đổi về chất (của sự vật). Điểm nút (của một chất) chính là 2 đầu của độ. Ví dụ : Những điểm như 0oC hay 100oC đối với nước lỏng được gọi là điểm nút. - Bước nhảy là quá trình chất cũ chuyển thành chất mới. Quá trình này diễn ra tại điểm nút. Bước nhảy có nhiều loại :  Xét về mặt thời gian, có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là những bước nhảy diễn ra trong thời gian ngắn. Bước nhảy dần dần là những bước nhảy diễn ra trong thời gian dài, trong đó những chất mới hình thành và những cái cũ được đào thải từng bước.  Về mặt quy mô, có thể chia thành bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là sự thay đổi căn bản về chất của cả sự vật. Bước nhảy cục bộ là sự thay đổi về chất của một bộ mặt, một bộ phận hay một số yếu tố nào đó của sự vật. b. Chất đổi dẫn đến lượng đổi. - Khi chất cũ mất đi và chất mới ra đời bao giờ một kết cấu vật chất mới cũng tạo điều kiện làm cho lượng mới biến đổi với tốc độ nhanh hơn và với quy mô lớn hơn. - Tuy nhiên, trong mỗi một chất, lượng chỉ có thể biến đổi đến một giới hạn nhất định và khi lượng đã đến điểm nút nó lại tạo tiền đề cho sự biến đổi về chất tiếp theo. c. Quá trình lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại tạo nên những sự phát triển theo chu kì, vừa tiệm tiến, vừa nhảy vọt, vừa liên tục, vừa đứt đoạn. Đó là quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. 3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

- Khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng chúng ta cần chú ý cả hai mặt lượng và chất, không được tuyệt đối hoá mặt nào trong mối quan hệ giữa chúng. - Vì mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ sự biến đổi về lượng nên trong các hoạt động trước hết cần phải chú ý đến sự tăng trưởng và tích luỹ về lượng, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. - Tuy nhiên, trong mỗi một chất, lượng chỉ có thể biến đổi đến một giai đoạn nhất định. Vì vậy, khi chất đã tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp phải có những hành động mang tính cách mạng nhằm xoá bỏ chất cũ, hình thành chất mới làm cho sự phát triển liên tục, hạn chế sự quanh co, phức tạp, kéo dài,chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu tinh thần cách mạng. - Một chiến lược nguy hiểm nhất của bọn đế quốc hiện nay là ‘‘Diễn biến hoà bình’’. Thực chất của ‘‘Diễn biến hoà bình’’ là tác động liên tục và lâu dài nhằm từng bước làm suy giảm lòng tin vào lí luận cách mạng và vào Đảng cộng sản. Thông qua sự biến đổi về lượng chúng muốn làm thay đổi về chất đội ngũ cán bộ và cả chế độ xã hội. Vì vậy, phải có tinh thần cảnh giác cao đối với âm mưu này.

Câu 9 : Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. (5 điểm). Bài làm 1. Khái niệm - Mặt đối lập là những mặt (những yếu tố, những bộ phận) có thuộc tính hoặc có khuynh hướng vận động ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hay hệ thống sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật đó. Ví dụ:

 Mỗi sinh vật đều có mặt đồng hoá và dị hoá. Đồng hoá là quá trình trao đổi chất làm cho các tế bào nảy sinh, còn dị hoá thì ngược lại.  Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, hoạt động tiêu dùng lại triệt tiêu sản phẩm. Do các mặt đối lập không tồn tại tách rời nên những mặt đối lập thường làcặp mặt đối lập. - Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, liên hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập, hay nói cách khác là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. 2. Nội dung quy luật. a. Sự thống nhất của các mặt đối lập - Các mặt đối lập có khuynh hướng loại trừ, phủ định nhau nhưng lại thống nhất với nhau với tư cách là những bộ phậntạo thành sự vật và hệ thống sự vật. - Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có thể hiểu theo 2 nghĩa:  Theo nghĩa rộng hay nghĩa chung nhất, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự kết hợp với nhau, sự nương tựa vào nhau và bổ sung cho nhau, làm tiền đềtồn tại cho nhau. Không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia và ngược lại  Nghĩa hẹp : sự thống nhất của các mặt đối lập được hiểu là sự đồng nhất, phù hợp, tác động ngang nhau. Ví dụ: + Mỗi sinh vật có quá trình đồng hoá thì phải có quá trình dị hoá, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. + Trong hoạt động kinh tế, nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng; ngược lại, nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, thoáng qua do các mặt đối lập luôn có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau nên trong quá trình vận động triển khai chúng luôn có xu hướng phá vỡ sự cân bằng và chuyển sang trạng thái đấu tranh giữa các mặt đối lập. b. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. - Do bản chất của các mặt đối lập nên chúng luôn đấu tranh với nhau. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ, phủ định nhau, là sự triển khai của các mặt đối lập. Ví dụ: o Sự đấu tranh giữa các điện tích âm và điện tích dương trong mỗi nguyên tử. o Sự đấu tranh giữagiai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong các xã hội có đối kháng giai cấp. o Sự đấu tranh giữa lối sống có văn hoá với lối sống phi văn hoá trong các quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội - Các hình thức đấu tranh hết sức đa dạng, vì vậykhông nên hiểu theo nghĩa đen của từ này là tiêu diệt, đụng độ, va chạm, dùng sức mạnh diệt trừ nhau. - Đấu tranh là động lực của sự phát triển.  Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, là quá trình loại bỏ cái cũ, cái lỗi thời, hình thành cái mới, cái tiến bộ hơn  Tuy nhiên, cái cũ, cái lỗi thời bao giờ cũng có tính bảo thủ cao. Còn cái mới thường non nớt khi mới ra đời. - Vì vậy, chỉ có đấu tranh mới loại bỏ được cái lỗi thời và tạo điều kiện cho cái tiến bộ nảy sinh. Lênin nói: Đấu tranh cũng giống như vận động, phát triển là tuyệt đối.

c. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập. - Sự chuyển hoá của các mặt đối lập là kết quả tất yếu của sự thống nhất và đấu tranh của chúng. - Có 3 hình thức chuyển hoá:  Hình thức thứ nhất: chuyển hoá từng mặt, từng khía cạnh của mặt đối lập này sang mặt đối lập khác.  Hình thức thứ 2: chuyển cả mặt đối lập này thành mặt đối lập khác  Hình thức thứ 3: chuyển cả 2 mặt đối lập thành những mặt đối lập mới. d. Phân loại mâu thuẫn. - Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. - Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. - Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. - Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng (trong xã hội) 3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN - Do mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và biến đổi nên muốn nhận thức bản chất của sự vậttrước hết phải nhận thức mâu thuẫn của nó. - Quá trình nhận thức mâu thuẫn cũng là quá trình phân tích mâu thuẫn. Phân tích mâu thuẫn là xác định rõ loại hình của mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn để từ đó tìm ra phương thức giải quyết thích hợp. Chỉ khi phân tích rõ được mâu thuẫn mới có thể định ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn. Nhận định không đúng về mâu thuẫn sẽ dẫn đến những quyết định và hành động sai lầm. - Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn còn phải tuỳ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Phải tránh tư tưởng nôn nóng, máy móc khi giải quyết mâu thuẫn.

Ví dụ: Dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. - Vận dụng những hiểu biết trên đây vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Phải biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu đểnâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách. Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, ‘‘dĩ hoà vi quý’’, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực. Câu 10: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. (3,0) Bài làm 1. Khái niệm - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. - Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn. - Thực tiễn có 2 đặc trưng cơ bản o Hoạt động vật chất của con người nhằm cải tạo biến đổi tự nhiên xh o Hoạt động thực tiễn có tính lịch sử xh -Thực tiễn có ba hình thức:

o Hoạt động sản xuất vật chất: tạo ra của cải vật chất.Đây là hoạt động quyết định sự tồn tại phát triển loài người trong thời kì lịch sử o Hoạt động chính trị xã hội:Nhằm biến đổi quan hệ xã hội và chế độ xã hội o Thực nghiệm khoa học con người chủ động tạo những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nhận thức và cải tạo thế gioi 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:  Thông qua hoạt động thực tiến con người tác động vào thế giới khách quan buộc thế giới bộc lộ những thuộc tính cho con người nhận thức . Thông qua các hoạt động thực tiễn cho các giác quan phát triển  Ví dụ : Muốn biết gỗ gì thì chặt gỗ đê bộc lộ bản chất thuộc tính của nó  Thực tiễn là động lực của nhận thức  Hoạt động thực tiễn con người đặt nhu cầu nhiệm vụ phương hướng nhận thức  Thực tiễn tạo điều kiện vật chất nối dài năng lực con người(máy móc công cụ nhận thức)  Ví dụ thể hiện qua tốc độ GDP tăng…  Không có thự tiễn thì không có lí luận.thực tiễn càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì nhận thức khoa học lí luận càng phát triển phong phú bấy nhiêu  Thực tiễn là mục đích của nhận thức ,lí luận  Thông qua hoạt động thực tiễn con người biến đổi thế giới và cải tạo thế giới phát triển trí tuệ

 Chủ tịch hcm đã từng nói :Lí luận mà không liên hệ thực tiên là lí luận suông  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí  Chỉ có thông qua thực tiễn con người mới có thế kiểm nghiệm được sự phát triển của hiện thực 3, Ý nghĩa phương pháp luận  Trong quá trình nhận thức phải luôn thấy rõ vai trò hoạt động thực tiễn, không xa rời thực tiên  Tránh sai lầm chủ quan duy ý chí Câu 11 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận 1.Thực tiễn - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. - Thực tiễn có 2 đặc trưng cơ bản o Hoạt động vật chất của con người nhằm cải tạo biến đổi tự nhiên xh o Hoạt động thực tiễn có tính lịch sử xh -Thực tiễn có ba hình thức: o Hoạt động sản xuất vật chất: tạo ra của cải vật chất.Đây là hoạt động quyết định sự tồn tại phát triển loài người trong thời kì lịch sử o Hoạt động chính trị xã hội:Nhằm biến đổi quan hệ xã hội và chế độ xã hội o Thực nghiệm khoa học con người chủ động tạo những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nhận thức và cải tạo thế gioi 2.Lí luận -Lý luận là hệ thống những tri thức, được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất tất

nhiên mang tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thé giới và được biểu đạt bằng hệ thống, nguyên lí, quy luật, phạm trù -Lí luận có ba đặc trưng cơ bản o Lý luận có tính khái quát, tính logic chặt chẽ,tính hệ thống o Cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn o Lí luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất hiện tượng 3.Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: - Vai trò của thực tiễn đối với lý luận: o Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật. Trên cơ sở đó, con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung cấp « vật liệu » cho nhận thức. Không có thực tiễn thì không thể có nhận thức. Chính việc đo đạt ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở cho định lý Talét, Pitago... ra đời. o Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời. Nói cách khác, thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức giải quyết. Trên cơ sở đó, nhận thức phát triển. o Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan cho con người. Chẳng hạn, thông qua các hoạt động sản xuất, chiến đấu, sáng tạo nghệ thuật... những cơ quan cảm giác như thính giác, thị giác... được rèn luyện. Các cơ quan cảm giác được rèn luyện sẽ tạo ra cơ sở cho chủ thể nhận thức hiệu quả hơn, đúng đắn hơn. o Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc cho con người nhận thức hiệu quả hơn như kính thiên văn, máy vi tính... đều được sản xuất, chế tạo trong sản xuất vật chất. Nhờ những công cụ máy móc này mà con người nhận thức sự vật chính xác hơn, đúng đắn hơn. Trên cơ sở đó, thúc đẩy nhận thức phát triển.

o Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người bị chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. Ngay từ tưở mông muội, để sống, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, tức là để sống, con người phải nhận thức. Nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn. o Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá giá trị của tri thức - kết quả của nhận thức. o Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thành tích thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng. o Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Bởi lẽ chỉ có thông qua thực tiễn, con người mới vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng. Thông qua quá trình đó, côn người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây, hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn. - Vai trò của lý luận đối với thực tiễn: o Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Nhờ những đặc trưng ưu trội so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận

có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận khoa học, thông qua hoạt động thực tiễn của con người góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn. o Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng. o Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động thực tiễn chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo. 4,Ý nghĩa phương pháp luận: Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu: Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước. Hai là, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành. Ba là, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận. Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm (khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, coi thường, hạ thấp lý luận) và bệnh giáo điều (khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận, coi thường và hạ thấp kinh nghiệm thực tiễn; hoặc vận dụng kinh nghiệm của người khác, ngành khác, địa phương khác, nước khác không tính đến điều kiện thực tiễn cụ thể của mình). Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm « nói đi đôi với làm » , tránh nói một đằng, làm một nẻo ; nói nhiều làm ít ; nói mà không làm...

Câu 12 : Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật đó ở Việt Nam hiện nay 1. Khái niệm. Cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất được gọi là phương thức sản xuất. Ở một giai đoạn lịch sử, một hình thái kinh tế- xã hội nhất định có một phương thức sản xuất riêng. Phương thức sản xuất bao gồm 2 mặt có quan hệ mật thiết với nhau: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. a. Lực lượng sản xuất - LLSX biểu thị mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất, biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. - LLSX là sự thống nhất hữu cơ giữa TLSX (trước hết là công cụ lao động) và người lao động, với tri thức và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của mình. - Như vậy, LLSX là toàn bộ những yếu tố hợp thành nền sản xuất của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định b. Quan hệ sản xuất. - QHSX là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. - QHSX thể hiện ở 3 mặt:  Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất.  Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất.  Quan hệ trong phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.

2. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. a. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất. - LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy, LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo. - Quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, trong đó LLSX là nội dung, QHSX là hình thức xã hội của nó. - LLSX là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, còn QHSX tương đối ổn định hơn, nên giữa chúng có mâu thuẫn. Trong xã hội có giai cấp biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là mâu thuẫn giữa 2 giai cấp đối kháng trong xã hội đó. Giải quyết mâu thuẫn này, không còn cách nào khác là phải tiến hành đấu tranh giai cấp, CM xã hội xoá bỏ quan hệ giai cấp cũ, xác lập QHSX mới, mở đường giải phóng LLSX phát triển. - Thực tế lịch sử từ xưa đến nay đã diễn ra như vậy. Khi công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá thì XH nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp đầu tiên ra đời thay thế. Khi máy móc ra đời thay thế công cụ sản xuất thủ công, thô sơ thì xã hội tư bản thay thế xã hội phong kiến…Cứ theo lôgic ấy, hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa nhất định phải ra đời thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa. - Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, cải tạo và biến đổi xã hội, chúng ta không được nôn nóng, vội vàng xác lập những QHSX mới, thoát li thực trạng tính chất, trình độ của LLSX hiện có. b. Sự tác động trở lại của QHSX đối với sự phát triển LLSX. - QHSX được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX, do LLSX quyết định. Nhưng sau khi được xác lập nó có sự tác động trở lại sự phát triển của LLSX. - Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nó sẽ tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX, trở thành một trong những động lực

thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại cả LLSX. - QHSX không phù hợp với LLSX thì sớm muộn gì cũng được chỉnh sửa, điều chỉnh hoặc thay thế bằng một QHSX phù hợp. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sản xuất, sự phát triển kinh tế, mà không một giai cấp nào, một chủ thể nào có thể cưỡng lại được. - Chú ý: QHSX chỉ tác động trở lạichứ không quyết định LLSX. 3. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển LLSX ở Việt Nam. - Thời kì trước Đổi mới, do chưa nhận thức được bản chất và nội dung của quy luật nên chúng ta phạm phải sai lầm chủ quan, duy ý chí trong xây dựng QHSX mới.  Một là, xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX một cáchồ ạt, trong khi chế độ đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển của LLSX.  Hai là, xây dựng chế độ công hữu về TLSX một cách tràn lan, trong khi trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng đều. - Những lệch lạc, sai lầm chủ quan đó đã đẩy nên kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Ý thức được điều đó, trong Đổi mới, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ 1 nền kinh tế thuần nhất XHCN sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. - Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là sự vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX. - Hiện nay nền kinh tế nước ta- như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra có 5 thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền

kinh tế, tạo nên môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. - Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong thời kì đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tạo đà cho sự phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. - Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX là quy luật cơ bản của mọi nền kinh tế. Việc nhận thức đúng và vận dụng một cách sáng tạo quy luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

Câu 13: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.(5 điểm). Bài làm 1. Khái niệm. - CSHT là tổng hợp toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 chế độ xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. - KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hộiđược hình thành trên một CSHT nhất định. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. CSHT và KTTT là 2 mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái kinh tế- xã hội. a. Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT.

- CSHT sinh ra kiến trúc thượng tầng. KTTT sinh ra do nhu cầu bảo vệ CSHT, bảo vệ cho QHSX thống trị. Ví dụ: Nhà nước phong kiến do CSHT phong kiến sinh ra để bảo vệ cho QHSX phong kiến thống trị - CSHT thế nào thì KTTT thế ấy. Khi CSHT thay đổi thì KTTT cũng phải thay đổi theo. Ví dụ: Khi QHSX phong kiến giữa địa chủ và nông dân bị thay thế bởi QHSX tư bản chủ nghĩa giữa tư sản và vô sản thì nhà nước phong kiến bị thay thế bởi nhà nước tư sản. - Có thể nói, CSHT và KTTT của một xã hội nhất định thay đổi, xét đến cùng là do sự biến đổi của LLSX. Nhưng đối với sự biến đổi của KTTT thì nguyên nhân trực tiếp không phải là do biến đổi của LLSX, mà là do sự biến đổi của CSHT. b. Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT. - Chức năng xã hội của KTTT là bảo vệ CSHT sinh ra nó, bảo vệ QHSX thống trị. Ví dụ: Nhà nước phong kiến sinh ra để bảo vệ CSHT phong kiến, bảo vệ QHSX phong kiến thống trị, bảo vệ sự thống trị của địa chủ phong kiến. - Sự tác động này có thể theo 2 hướng:  Nếu KTTT phù hợp với CSHTthúc đẩy xã hội phát triển.  Ngược lại, nếu KTTT mà không phù hợp với CSHT thì sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội. Ví dụ: Pháp luật đúng, nghiêm minh thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu pháp luật sơ hở, không nghiêm minh xã hội không ổn định, phát triển tốt được. - Lưu ý: Dù KTTT có kìm hãm đến thế nào thì cuối cùng khi CSHT thay đổi, KTTT cũng phải thay đổi theo. Chứ KTTT không thể quyết định trở lại CSHT được. 3. Sự vận dụng mối quan hệ giữa CSHT và KTTT ở nước ta.

- Trước đổi mới  Xây dựng KTTT và CSHT một cách chủ quan duy ý chí, hình thức, giáo điều không trên cơ sở điều kiện lịch sử -cụ thể, thực trạng của nền kinh tế đất nước.  Nhấn quá mạnh vai trò của KTTT, coi chính trị là thống soái bất chấp quy luật kinh tế . + Đường lối, chủ trương, chính sách dựa trên mong muốn chủ quan. + Can thiệp một cách quá sâu và thô bạo vào sự phát triển kinh tế.  Hậu quả : KTTT mang nặng tính quan liêu; CSHT, kinh tế rơi vào khủng hoảng, trì trệ. - Trong đổi mới  Chủ trương đổi mới cả CSHT, lẫn KTTT, cả kinh tế lẫn chính trị.  Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị  CSHT: định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN).  Về KTTT, Đảng ta khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột, thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên CNXH, Đảng ghi rõ: “Xdựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐCS lãnh đạo”. (Nhà nước XHCN, ĐCS, pháp luật XHCN, đạo đức XHCN…) Câu 14: Phân tích các yếu tố cấu thành Hình thái kinh tế - xã hội và làm rõ vai trò của các yếu tố đó.(3 điểm). Bài làm

1. Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX, và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy. 2. Mỗi hình thái kinh tế- xã hội đều có 3 bộ phận cơ bản hợp thành, đó là: QHSX, LLSX và KTTT. Mỗi bộ phận đó đều có vị trí, vai trò nhất định trong tổ chức, kết cấu của mỗi một hình thái kinh tế- xã hội. Ví dụ: Hình thái kinh tế- xã hội phong kiến: o QHSX : Quan hệ sản xuất phong kiến giữa địa chủ và nông dân thống trị. o LLSX: phong kiến (nông dân, ruộng đất canh tác…) o KTTT: Nhà nước phong kiến, đạo đức phong kiến… - QHSX là một bộ phận quan trọng nhất, nó thể hiện bản chất của một chế độ xã hội. “Là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa chế độ xã hội này với chế độ xã hội kia”. - LLSX là có sở nền tảng của toàn bộ xã hội. Tất cả mọi quan hệ xã hội xét đến cùng đều do LLSX quy định. - KTTT là những yếu tố tư tưởng, tinh thần và những thể chế tương ứng được xây dựng trên một nền tảng của CSHT. Nó là “da”, “thịt” của “cái sườn” QHSX, giúp nó hình thành và phát triển mạnh mẽ. - Khi nghiên cứu một hình thái kinh tế- xã hội phải nghiên cứu cả 3 bộ phận này. Không được tuyệt đối hoá và cũng không được xem thường bất kì bộ phận nào.

Câu 15: Phân tích Nguồn gốc, bản chất, các kiểu, các hình thức nhà nước và liên hệ với nhà nước Việt Nam hiện nay.(5 điểm) Bài làm

1. Nguồn gốc của Nhà nước.  Nguồn gốc trực tiếp: o Do sự ra đời nhà nước do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc không điều hòa  Nguồn gốc sâu xa o Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu từ đó xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không điều hòa được o Điều đó dẫn đến nguy cơ giai cấp tiêu diệt lẫn nhau tiêu diệt xã hội. Để thảm họa không diễn ra nhà nước đã ra đời 2. Bản chất của nhà nước. - Quan điểm triết học Mác- Lênin cho rằng: Nhà nước là công cụ đàn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác, là nền chuyên chính của giai cấp này đối với giai cấp khác. - Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Ví dụ:  Nhà nước phong kiến bảo vệ cho địa vị thống trị, cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến.  Nhà nước tư sản bảo vệ cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho lợi ích của giai cấp tư sản - Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện qua 3 khía cạnh:  Quy định giai cấp nào sẽ cầm quyền  Quy định đường lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước.  Quyết định thành phần giai cấp tham gia bộ máy. 3. Các kiểu và hình thức nhà nước.

- Kiểu nhà nước: là khái niệm thể hiện nhà nước đó mang bản chất của giai cấp thống trị nào, phục vụ lợi ích của giai cấp nào, nằm trong hình thái KT-XH nào. Ví dụ: Nhà nước chiếm nô; Nhà nước phong kiến; Nhà nước tư sản; Nhà nước XHCN (nhà nước vô sản). - Hình thức nhà nước: là cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Mỗi kiểu nhà nước khác nhau lại có những hình thức nhà nước khác nhau. Kiểu nhà nước chiếm nô (thời kì Hi Lạp cổ đại) có 2 hình thức nhà nước cơ bản là: Nhà nước chủ nô dân chủ và nhà nước chủ nô quý tộc. Kiểu nhà nước phong kiến có 2 hình thức cơ bản là: Nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền (vd: nhà nước phong kiến Trung Quốc) và nhà nước phong kiến quân chủ phân quyền (vd: nhà nước phong kiến Phổ (Đức)). Kiểu nhà nước tư sản có 2 hình thức cơ bản là: Hình thức chế độ cộng hoà (tổng thống, đại nghị) (vd: nhà nước TS Pháp) và hình thức quân chủ lập hiến (vd: nhà nước tư sản Anh). Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa : có hai hình thức dân chủ nhân dân và cộng hòa xã hội chủ nghĩa - Như vậy, nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù tồn tại dưới hình thức nào- độc tài hay dân chủ, quân chủ hay cộng hoà- thì về bản chất nhà nước vẫn là quyền lực chính trị của một giai cấp. 4. Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Nhà nước pháp quyền XHCN. - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân thuộc kiểu nhà nước vô sản được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

- Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. - Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Nhà nướcbảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Câu 16 :Phân tích bản chất,chức năng của nhà nước và lien hệ với nhà nước VN 1. Bản chất(câu 15) 2.Chức năng của nhà nước A, Phân chia theo tinh chất quyền lực chính trị có chức năng thống trị và chức năng xã hội  Chức năng thống trị  Giai cấp thống trị tổ chức, xây dựng mọi mặt của đời sống xã hội theo mục đích nhu cầu và bảo đảm lợi ích của nó  Giai câp thống tri sử dụng mọi công cụ bạo lực với mọi biện pháp để trấn áp sự phản kháng của giai cấp khác  Chức năng xã hội của nhà nước  Quản lí những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội  Lo tới một số công việc chung của toàn xã hội  Trong một giới hạn nhất định nó phải thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư dưới sự quản lí nhà nước  Quan hệ giữa chức năng chính trị và chức năng xã hội:chức năng thống trị chính trị giữ vị trí chi phối

phương hướng và mức độ thực hiện chức năng xã hội của nhà nước B, Phân chia phạm vi tác đọng quyền lực Nhà nước có hai chức năng cơ bản: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:  Chức năng đối nội là buộc các giai cấp bị áp bức phải phục tùng quyền lực nhà nước, bảo đảm sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với toàn xã hội về mọi mặt  Chức năng đối ngoại là bảo vệ quốc gia lãnh thổ lợi ích nhà nước,lợi ích giai cấp thống trị khỏi các nước khác xâm lược, hoặc mở rộng lãnh thổ của mình, bằng việc xâm lược nước khác  Chức năng đối nội là cơ bản quyết định vì nó thể hiện trực tiếp quan hệ cơ cấu giai cấp, chính nó quy định sự ra đời của nhà nước 3.Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Nhà nước pháp quyền XHCN. - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. - Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. - Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Câu 17: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.(5 điểm) Bài làm 1. Khái niệm. - Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội. - Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng…của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. - Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quy định. - Khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộný thức xã hội cũng thay đổi. - Vì vậy chúng ta phải tìm nguồn gốc của ý thức xã hội trong những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó. - Trong xã hội có sự phân chia giai cấp. Ý thức xã hội ít nhiều cũng mang tính giai cấp b. Tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội Ý thức xã hội do tồn tại xã hội sản sinh ra, nhưng ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động. Thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. Triết học Mác- Lênin thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những điểm sau:  Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

- Tồn tại xã hội thay đổi rồi nhưng ý thức xã hội chưa kịp thay đổi. - Ý thức xã hội là cái phản ánh, cái có tính thứ hai, nên thay đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. - Sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội có nhiều nguyên nhân khác nhau. o Thứ nhất, do sức ỳ của tâm lí xã hội, nhất là của thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống. o Thứ hai, trong ý thức xã hội có những yếu tố bảo thủ, chẳng hạn như ý thức tôn giáo phản ánh không đúng và không kịp sự vận động, biến đổi của tồn tại xã hội o Thứ ba, trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm xã hội, tập đoàn xã hội, giai cấp xã hội khác nhau  Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học,ý thức xã hội có thể đóng vai trò tiên phong vượt trước sự tồn tại xã hội, dự kiến được tương lai nhưng vẫn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội. VD: Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỉ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản, nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất yếu của xã hội loài người nói chung, của xã hội tư bản nói riêng qua đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản.  Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. - Trong ý thức xã hội luôn có sự kế thừa của những ý thức xã hội trước đó. - Sự kế thừa này cũng có tính tương đối, thể hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, vì: o Do yêu cầu của tồn tại xã hội. o Trong tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa

 Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội. - Các hình thái ý thức xã hội, các trình độ của ý thức xã hội luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, tuân theo những quy định vận động đặc thù của ý thức xã hội. - Trong xã hội có giai cấp, chính trị có vai trò quan trọng đối với các hình thái ý thức xã hội khác. Ý thức chính trị tiến bộ của giai cấp tiến bộ sẽ tác động tích cực, tiến bộ tới nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền. Ý thức chính trị lỗi thời của giai cấp lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ sẽ tác động tiêu cực tới nghệ thuật, pháp quyền, đạo đức. Ở Việt Nam hiện nay, nếu xa rời đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, nghệ thuật, pháp quyền, triết học…sẽ không tránh khỏi sai lầm trong sự phát triển của mình.  Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. - Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì thông qua hoạt động thực tiễn của con người nó có thể tác động tích cực tới tồn tại xã hội. - Nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh không đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì sẽ tác động tiêu cực tới tồn tại xã hội. - Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội nhưng không quyết định trở lại tồn tại xã hội. Vì: tự nó ý thức xã hội không thay đổi được hiện thực khách quan, mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 3. Ý nghĩa phương pháp luận. - Thứ nhất, tồn tại xã hội đóng vai trò quyết định ý thức xã hội, tức mặt đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, muốn xoá bỏ hình thái ý thức xã hội cũ lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì trước hết phải cải tạo tồn tại xã hội sinh ra nó. Thí dụ: muốn thay đổi tư duy manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân thì cần phải đưa công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm thủ công, truyền thống của

người nông dân sang làm ăn lớn trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao. - Thứ hai, ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy, cần đấu tranh chống lại các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa học nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Thí dụ: cần đấu tranh chống lại các tư tưởng ngại đổi mới, chậm đổi mới, chậm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần phải kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và không ngừng tiếp thu, ứng dụng những thành tựu văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ của nhân loại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". - Thứ tư, ý thức xã hội có tính vượt trước, dự báo xu hướng vận động và phát triển của xã hội tương lai. Vì vậy, cần phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện những quy luật vận động, phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội; đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ xấu phát sinh trong đời sống xã hội như: bão lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng hoảng toàn cầu... Câu 18: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn Việt Nam.(5 điểm) Bài làm 1. Khái niệm. - Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội. - Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng…của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ

và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. a. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. - Tồn tại xã hội thay đổi rồi nhưng ý thức xã hội chưa kịp thay đổi. - Ý thức xã hội là cái phản ánh, cái có tính thứ hai, nên thay đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. - Sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội có nhiều nguyên nhân khác nhau. o Thứ nhất, do sức ỳ của tâm lí xã hội, nhất là của thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống. Khi tâm lí xã hội đã trở thành thói quen, tập quán…thì nó bám rễ tương đối bền vững ở mỗi người, mỗi nhóm cộng đồng, tầng lớp xã hội. o Thứ hai, trong ý thức xã hội có những yếu tố bảo thủ, chẳng hạn như ý thức tôn giáo phản ánh không đúng và không kịp sự vận động, biến đổi của tồn tại xã hội. o Thứ ba, trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm xã hội, tập đoàn xã hội, giai cấp xã hội khác nhau b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học, ý thức xã hội có thể đóng vai trò tiên phong vượt trước sự tồn tại xã hội, dự kiến được tương lai nhưng vẫn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội. Ví dụ: Chủ nghĩa Mác-Lênin tuy ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX từ trong lòng của CNTB, sau được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nhưng do phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của xã hội, vì vậy đã chỉ ra khuynh hướng vận động tất yếu của XH loài người từ CNTB lên CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn là thế giới quan, phương

pháp luận khoa học chung nhất cho nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ, cho sự nghiệp cải tạo, xây dưng CNXH của nhân dân ta. c. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. - Trong ý thức xã hội luôn có sự kế thừa của những ý thức xã hội trước đó. - Sự kế thừa này cũng có tính tương đối, thể hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, vì: o Do yêu cầu của tồn tại xã hội. o Trong tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa d. Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội. - Các hình thái ý thức xã hội, các trình độ của ý thức xã hội luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, tuân theo những quy định vận động đặc thù của ý thức xã hội. - Trong xã hội có giai cấp, chính trị có vai trò quan trọng đối với các hình thái ý thức xã hội khác. Ý thức chính trị tiến bộ của giai cấp tiến bộ sẽ tác động tích cực, tiến bộ tới nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền. Ý thức chính trị lỗi thời của giai cấp lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ sẽ tác động tiêu cực tới nghệ thuật, pháp quyền, đạo đức. Ở Việt Nam hiện nay, nếu xa rời đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, nghệ thuật, pháp quyền, triết học…sẽ không tránh khỏi sai lầm trong sự phát triển của mình. e. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. - Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì thông qua hoạt động thực tiễn của con người nó có thể tác động tích cực tới tồn tại xã hội. - Nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh không đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì sẽ tác động tiêu cực tới tồn tại xã hội. - Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội nhưng không quyết định trở lại tồn tại xã hội. Vì: tự nó ý thức xã hội không thay đổi được

hiện thực khách quan, mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 3. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn Việt Nam. - Quan điểm của triết học Mác- Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng văn hoá tinh thần XHCN ở nước ta hiện nay. Trong quá trình xây dựng văn hoá tinh thần XHCN của xã hội ta hiện nay, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc tất cả những tinh hoa văn hoá của nhân loại, trước hết phải biết phát huy những giá trị tinh thần truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc - Trong quá trình kế thừa, tiếp thu những di sản văn hoá tinh thần của nhân loại, chúng ta phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc tiếp thu, kế thừa những giá trị tinh thầnphải trên quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm lợi ích. Đồng thời chúng ta phải có thái độ đúng với quá khứ, tránh phủ định sạch trơn cũng như tránh bê nguyên xi những yếu tố tinh thần của các thời đại trước. Đối với việc tiếp thu văn hoá của nhân loại Đảng ta đề ra nhiệm vụ “tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hoá, chống sự xâm nhập của các loại văn hoá phẩm độc hại, lai căng…” - Nhân thức sâu sắc sự tác động to lớn của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay, tại Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”. Câu 19:Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với ồn tại xã hội, cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và lien hệ thực tiễn Việt Nam 1, Khái niệm con người

- Con người là một thực thể tư nhiên mang tính xã hội có sự thống nhấ bản chất giữa tính sinh vật và tính xã hội - Thực thể tự nhiên tính sinh vật của con người: con người là một bộ phận của giới tự nhiên là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật - Tính xã hội của con người nghĩa là con người có nguồn gốc xã hội là tổng hòa những mối quan hệ xã hội 2, Bản chất con người - Trong lịch sử có nhiều cách tiếp cận về con người  Trước Mác các nhà triết học coi bản chất con người từ sự sán tạo và chi phối thần thánh hoặc từ ý thức trừu tượng (chủ nghĩa duy tâm tôn giáo) hoặc từ giác độ sinh vật thuần túy tự nhiên không phân biệt được con người với tính tầm thường của động vật( chủ nghĩa duy tâm siêu hình)  Mác khẳng định “trong tính hiện thực của nó , bản chất con người là tổng hòa các QHXH”và bản chất đó cũng biến đổi với sự phát triển xã hội - Mác xem xét con người trong tính hiện thực của nó - Bản tính xã hội tỏng hòa nhữn mối quan hệ xã họi như quan hệ kinh tế, chính trị văn hóa,…mới là phương diện bản chất con người - Qua đó phân biệt con người với các dạng tồn tại khác của giới tự nhiên - Để hướng con người đến một bản chất tốt đẹp thiif phải giải phóng con người khỏi nhưng quan hệ xã hội áp bức bóc lột, bất công và xây dựng những quan hệ xã hội tốt đẹp công bằng bình đẳng 3,ý nghĩa phương pháp luận và lien hệ thực tiễn

 Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.  Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thác đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.  Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chu nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhầm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Câu 20: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.(5 điểm) Bài làm 1. Khái niệm quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ.

- Quần chúng nhân dân bao gồm những lực lượng, những giai cấp, những cá nhân thúc đẩy sự tiến bộ lịch sử. Trong đó chủ yếu là quần chúng lao động. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, khái niệm “quần chúng nhân dân” được hiểu khác nhau. Ở xã hội nguyên thuỷ quần chúng nhân dân bao gồm tất cả các thành viên xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, quần chúng nhân dân không bao gồm các tập đoàn thống trị bóc lột, thi hành chính sách chống quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội XHCN quần chúng nhân dân bao gồm tất cả các tập đoàn xã hội. - Vĩ nhân, lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất trong phong trào cách mạng của quần chúng. Ví dụ: Các Mác, Lênin, Hồ Chí Minh… - Như vậy, lãnh tụ (vĩ nhân) là những người có năng lực tiêu biểu nhất, phẩm chất tiêu biểu nhất trong phong trào quần chúng, được quần chúng tin yêu và suy tôn. 2. Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ. a. Vai trò của quần chúng nhân dân. Nói khái quát, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Điều này được thể hiện cụ thể ở chỗ: - Thứ nhất, quần chúng nhân dân là LLSX cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết

định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. - Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Các giá trị văn hoá tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến. Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. b. Vai trò của lãnh tụ. - Xét tất cả các mặt trong đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tinh thần, tư tưởng, thì quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định lịch sử. Song, theo quan niệm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ không tách rời nhau. - Cá nhân lãnh tụ là những người có năng lực và phẩm chất tiêu biểu nhất trong phong trào quần chúng, được quần chúng tin yêu. Vai trò to lớn của họ trong quá trình phát triển lịch sử được biểu hiện ở những điểm sau:  Lãnh tụ là những người đại diện cho lợi ích của quần chúng, là con đẻ của quần chúng.  Lãnh tụ là những người có trình độ nhận thức cao, nhìn xa trông rộng, nắm được quy luật vận động của lịch sử, tìm ra con đường cách mạng.  Họ có khả năng vận động quần chúng, giác ngộ quần chúng, làm cho quần chúng hiểu và đi theo con đường cách mạng.  Họ có khả năng lãnh đạo, tổ chức lực lượng để đưa cách mạng đến thắng lợi, có khả năng đưa ra những quyết định có tính bước ngoặt trong những thời điểm quyết định của lịch sử.

3. Ý nghĩa phương pháp luận. - Phải coi trọng vai trò của quần chúng. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam - Phải tôn trọng lãnh tụ nhưng không tuyệt đối hoá, không mắc bệnh sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá người lãnh đạo sẽ dẫn đến coi nhẹ vai trò quần chúng nhân dân, là biểu hiện duy tâm về lịch sử, vi phạm quyền làm chủ của quần chúng nhân dân lao động, trái với thế giới quan Mác- Lênin . Người mắc bệnh sùng bái cá nhân thường đặt mình cao hơn tập thể, đứng ngoài đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Chú ý: lãnh tụ không tách rời quần chúng mà trưởng thành từ phong trào quần chúng, được quần chúng suy tôn. Nhân dân Việt Nam vô cùng tự hào, kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của người Việt Nam. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.

More Documents from "Nguyễn Hữu Đức"