Du Lich Trung Quoc

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Du Lich Trung Quoc as PDF for free.

More details

  • Words: 28,547
  • Pages: 73
THƯỢNG HẢI – TÔ CHÂU – VÔ TÍCH – HÀNG CHÂU – BẮC KINH Ngày 1: Thượng Hải - Tô Châu To Chau tham quan Hàn Sơn Tự với bài thơ nổi tiếng của Trương Kế, rừng Sư Tử, thăm xưởng sản xuất tơ lụa Tô Châu. Ngày 2 : Tô Châu - Vô Tích - Hàng Châu Tham quan phim trường Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thái Hồ - hồ nước ngọt lớn nhất Tô Châu và là nguồn nước sinh hoạt cho toàn thành phố. Mua sắm tự do tại cửa hàng Âm Tu Sát. Ngày 3: Hàng Châu - Bắc Kinh đi du thuyền ngắm cảnh Tây Hồ thơ mộng cùng truyền thuyết Bạch Xà Nương, thăm miếu Nhạc Phi, Trà Hoa Viên. Ngày 4: Bắc Kinh -Vạn Lý Trường Thành. -Thăm lăng tẩm của các vua chúa nhà Minh:Thập Tam Lăng. -Hiệu thuốc cổ truyền Trung Hoa nổi tiếng Đồng Nhân Đường -Món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng Ngày 5: Bắc Kinh - Thượng Hải -đi thăm quảng trường Thiên An Môn (Đại Lễ Đường và Lăng Mao Chủ Tịch (bên ngoài)... -thăm Cố Cung (Tử Cấm Thành) -Di Hoà Viên Ngày 6 : Thượng Hải tháp truyền hình Minh Châu Đông Phương cao nhất Châu Á Ngày 7: Thượng Hải - Hà Nội -tham quan chùa Ngọc Phật -miếu Thành Hoàng,

HÀ NỘI – OSAKA – KYOTO - TOKYO Ngày 1: Hà Nội – Osaka Ngày 2: Osaka -thăm quan lâu đài Osaka -khu vui chơi giải trí Osaka Universal Studios Ngày 3: Osaka - Kyoto – Toyohashi -tham quan cố đô Kyoto -ngôi đền Kyiomizu -đền Heian Shrine. Ngày 4: Toyohashi – Hamamatsu - Mt Fuji - Lake Kawaguchi -tham quan Núi Phú Sỹ -khu Kawaguchi Ngày 5: Kawaguchi – Tokyo -thăm Hoàng Cung -tham quan đền Asakusa- ngôi đền cổ nhất Tokyo -tháp truyền hình Tokyo Ngày 6: Tokyo- Disneyland Tham quan cong vien Disneyland Ngày 7: Tokyo – Hanoi HÀ NỘI - THÂM QUYẾN - QUẢNG CHÂU MACAO - HÀ NỘI Ngày 1: Hà Nội - Hongkong - Thâm Quyến Ngày 2: Thâm Quyến -đi thăm Trung Hoa Cẩm Tú -thăm làng văn hóa dân gian các dân tộc Thâm Quyến -thăm Công Viên Cửa Sổ Thế Giới với tất cả các danh lam thắng cảnh thu nhỏ của năm châu bốn bể Ngày 3: Thâm Quyến - Quảng Châu

-Cao Ốc Địa Vương – tòa cao ốc cao nhất Thâm Quyến. -Quảng Châu - thăm đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn. Ngày 4: Quảng Châu -thăm Công viên Hoàng Hoa Cương -chụp hình lưu niệm tại Tượng Đài Ngũ Dương biểu tượng chính của thành phố Quảng Châu Ngày 5: Quảng Châu - Macao -thăm Đại Lộ Tình Yêu, tượng đài Mỹ Nhân Ngư. -thăm quan Casino De Lisboa. Ngày 6: Macao - Hongkong - Hà Nội CÔN MINH - THẠCH LÂM - ĐẠI LÝ - LỆ GIANG Ngày 1: Hà Nội - Côn Minh - Đại Lý -đi thăm Kim Điện – khu nhà nghỉ mát của vị tướng nổi tiếng thời nhà Thanh – Ngô Tam Quế. - chiêm ngưỡng ngôi chùa được đúc bằng đồng nguyên chất nặng gần 5 tấn Ngày 2: Côn Minh - Đại Lý -tham quan trường quay bộ phim Thiên Long Bát Bộ. -Tam Tháp đời nhà Đường. - Thành cổ Đại Lý – nơi còn mang đậm dấu ấn của đế quốc Nam Chao. Ngày 3: Đại Lý - Lệ Giang -thăm cảnh Vân Tam Bình, Bạch Thủy Hà, Cẩm Hải Tú. -tham quan thành cổ Lệ Giang Ngày 4: Lệ Giang - Côn Minh Ngày 5: Côn Minh -Rừng Đá (Thạch Lâm) -Vân Nam Bảy Sắc Ngày 6: Côn Minh - Hà Nội

Hà Nội - Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn - Huế Phong Nha Đêm 1: Hà Nội - Đà Nẵng Ngày 1: Đà Nẵng - Mỹ Khê Ngày 2:Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn Ngày 03: Hội An - Huế Ngày 04: Huế - Phong Nha Ngày 05: Huế - Hà Nội Ngày 05: Huế - Hà Nội Các làng nghề truyền thống và chùa quanh Hà Nội (01 ngày) Lựa chọn 1 : 08.00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn đi thăm làng gốm sứ Bát Tràng, Thành Cổ Loa – Kinh đô của nước Âu Lạc xưa. Lựa chọn 2 : 08.00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn đi thăm làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông nổi tiếng với những sản phẩm lụa, đũi...Quý khách tiếp tục thăm chùa Trăm Gian. Lựa chọn 3 : 08.00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn đi thăm quan làng gốm sứ Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), làng khảm trai Đồng Kỵ. Lựa chọn 4 : 08.00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn đi thăm quan chùa Thầy, chùa Tây Phương (Hà Tây)

Thành Phố Tô châu Tô Châu thành phố của những di sản văn hoá thế giới

Tô Châu là một thành phố du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc thuộc tỉnh Giang Tô, phía Đông giáp Thượng Hải, phía Tây giáp Thái Hồ, phía Nam giáp Triết Giang. Với lịch sử hơn 2.500 năm, xưa kia Tô châu là cố đô của nước Ngô cổ do vua Hạp Lư xây dựng nên. Tên Tô Châu đã có từ năm 1276. Ở đây có ngọn núi Cô Tô nổi tiếng nên người ta đã lấy tên núi đặt cho thành phố Tô Châu. Là một mảnh đất văn hiến, Tô Châu đã đóng góp 90 Trạng nguyên trong tổng số gần 400 Trạng nguyên của Trung Quốc. Tô Châu có nhiều sông, hồ, kênh rạch với gần 100 cây cầu bắc ngang. Đây là một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Giang Nam. Trong đó, con kênh đào dài gần 1.700 km, có tuổi gần 1.200 năm từ Bắc Kinh xuống Giang Nam, nối Hoàng Hà, Trường Giang, sông Tiền Đường xưa kia. Trên con kênh này, vua Càn Long đời nhà Thanh thường ngự thuyền rồng xuống Giang Nam, làm nẩy sinh những câu chuyện tình lưu truyền hậu thế. Thành Tô Châu với những bức tường thành màu trắng, những ngôi nhà cổ với mái ngói đen, những đường phố trải dài ven sông với hàng đèn lồng cổ kính thanh nhã, những cung điện tráng lệ... đã lôi cuốn bước chân của nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới về đây. ● Vườn Chuyết Chính

Tô Châu còn nổi tiếng với nhiều vườn hoa đẹp, hiện nay Tô Châu còn 108 vườn hoa vốn là nhà của các quan lại xưa kia cáo lão về quê xây dựng nên mang đậm kiến trúc vườn của thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Vườn đá sư tử

tiêu biểu cho phong cách kiến trúc thời Nguyên được xây dựng từ năm 1342, vườn có tên "Sư tử lâm" bởi có nhiều hòn núi, tảng đá giống hình sư tử; trong vườn có hệ thống hành lang dài nối các quần thể kiến trúc khác với nhau, ven theo đó là những cây cổ thụ từ trên 100 năm trở lên. Năm 2000, "Sư tử lâm" đã được Unesco công nhận

là di sản văn hóa thế giới. Tô Châu còn có chùa Hàn Sơn Tử được xây dựng từ đời nhà Lương; chùa rất nổi tiếng vì ở đây có một bài thơ được lưu truyền hậu thế của Tiến sỹ Trương Khang từ thuở hàn vi khi đi thi lần đầu không đậu, dừng thuyền ở bến chùa, nghe tiếng chuông chùa vào đêm trăng đã cảm kích làm bài thơ thể hiện ý chí quyết tâm thi đỗ và quả nhiên khoa thi sau ông đã đỗ tiến sỹ. Bài thơ nổi tiếng Hàn Sơn Tử đã được Tản Đà dịch sang tiếng Việt. Đến Tô châu không thể không đi thăm đồi Hổ là nơi tương truyền vua Ngô Phù Sai đã chôn cất vua cha Hạp Lư tại đây, sau khi chôn đã có con Hổ trắng đến canh giữ mộ. Bên cạnh gò có ngôi tháp cổ được xây dựng từ đời nhà Tùy thế kỷ thứ 6. Núi Linh Nhan cách Tô Châu 10 km cũng là điểm cuốn hút khách du lịch, nơi có huyền thoại về mối tình giữa nàng Tây Thi và chàng Phạm Lãi; ở đây có ngôi đền Sùng Bảo thờ Tây Thi. Tô Châu còn nổi tiếng với nghề tơ lụa, hiện có tới 179 nhà máy tơ lụa đang hoạt động, trong đó ở nhà máy tơ lụa số 1 có bảo tàng về nghề tơ lụa với lịch sử hơn 5000 năm. Các nhà máy tơ lụa bán rất nhiều sản phẩm tơ lụa đẹp và bền như chăn tơ tằm, áo tơ tằm, lụa tơ tằm mỏng mảnh và sang trọng. Với nguồn thu từ du lịch và khu công nghiệp liên doanh với Singapore... thành phố 2 triệu dân này là một trong những thành phố giàu nhất ở Trung Quốc, cứ 10 nhà thì 3 nhà có ô tô riêng... Tô Châu còn nổi tiếng với 9 di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, năm 2004, Tô Châu đã được chọn làm nơi tổ chức Đại hội của những nước có di sản văn hóa thế giới. Đi du lịch Trung Quốc, bạn có thể chọn tuyến du lịch Thượng Hải - Tô Châu – Hàng Châu; đi máy bay từ Hà Nội đến Thượng Hải và từ đó đi ô tô đến Hàng Châu và Tô Châu trên những con đường cao tốc tuyệt đẹp đầy hoa tường vi. Bạn sẽ thấy chuyến du lịch này thật tuyệt vời

Trung Quốc >Hàn Sơn Tự

Trong tiếng ngân của chuông chùa Hàn Sơn, du khách chợt nhớ đến tiếng chuông nửa đêm năm nào trong bài Phong kiều Dạ bạc của nhà thơ Trương Kế. Cảnh tuy đã khác, người cũng không còn, nhưng tiếng chuông xưa vẫn vang vọng một hồi ức khó quên. Đến với vùng Cô Tô xưa và Tô Châu nay, du khách sẽ nghe kể nhiều về ngôi chùa cổ mang tên Hàn Sơn tự. Tuy không to lớn, nhưng gắn liền với ngôi chùa là câu chuyện cảm động về tình bè bạn và những bài thơ Đường bất hủ mãi tận ngày nay của Trương Kế thi gia. Hàn Sơn Tự là ngôi chùa cổ nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ VI, thời nhà Lương (502-519) với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện. Đến thời nhà Đường, tên gọi Hàn Sơn mới được đặt, nhằm tưởng nhớ đến nhà sư trụ trì nơi đây. Sau những thăng trầm, Hàn Sơn tự đã được các triều nhà Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay. Việc đặt tên chùa Hàn Sơn liên quan đến chuyện kể về hai người bạn kết nghĩa anh em có tên là Hàn Sơn và Thập Đắc. Chuyện kể rằng, ngày xưa ở miền quê nọ, có 2 chàng trai tên là Hàn Sơn và Thập Đắc, họ thân thiết và sống với nhau trong tình nghĩa anh em. Khi gia đình đi hỏi vợ cho mình, Hàn Sơn mới biết rằng cô dâu tương lai ấy chính là người yêu của Thập Đắc. Vì sợ buồn lòng em vì vậy, chàng đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi và dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ. Về phần Thập Đắc, nghĩ rằng vì mình mà Hàn Sơn ra đi nên cũng quyết đi tìm anh. Cuối cùng, như duyên trời định, họ lại gặp nhau tại chính ngôi chùa nơi Hàn Sơn ẩn mình. Họ lại sống cùng nhau như huynh - đệ ngày nào. Cảm động vì câu chuyện trên vì vậy, tên gọi Hàn Sơn đã được đặt cho ngôi chùa để tưởng nhớ. Không chỉ thu hút du khách bằng những câu chuyện kể, Hàn Sơn tự còn là nguồn cảm hứng vô tận của bao lớp thi nhân. Trong cảnh tình miền sông nước Giang Nam, Trương Kế đã viết nên những vần thơ Đường bất hủ, gói tròn trong Phong Kiều Dạ Bạc về một đêm trăng tàn chợt ngân lên tiếng chuông đêm từ cổ tự Hàn Sơn. “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”. Dịch thơ: “Trăng tà tiếng qụa kêu sương Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”. Nguyễn Hàm Ninh (1808- 1867) Chỉ bốn câu thôi, nhưng cũng đủ để người ta hình dung về một khoảng trời mênh mông, giữa màn sương lạnh, vạn vật dường như đã đi vào giấc nồng của vũ trụ, chợt vang lên tiếng chuông đêm thánh thót làm cho cả không gian dường như bừng tỉnh. Ngày nay, khi đến viếng Hàn Sơn tự du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên “Hàn Sơn - Thập Đắc” được khắc trên đá của danh họa đời Thanh – La Sính Sở, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu - đời Tống qua bộ kinh Kim Cương hay khám phá Tàng Kinh các nơi lưu trữ kinh thư nhà Phật. Ngoài ra, Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, những bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường lang và cũng không quên nhắc đến những chiếc chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch - khi 108 tiếng chuông ngân vang lên giữa đêm (cầu Phật Tổ ban phúc lành cho bá tánh), người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ bạc trên bến nước Cô Tô. (Nguồn: Bản tin Người Du lịch Vietravel, số 13)

Trung Quốc >Hoàng Hạc Lâu Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng. Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn. Tên gọi " Lầu Hoàng Hạc " bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ. Chinh chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km. Tháng 10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm 1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Vạn Lý Trường Thành Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm Vạn Lý Trường Thành* Di sản thế giới UNESCO

Quốc gia Dạng Tiêu chuẩn Tham khảo Vùng† Công nhận

Trung Quốc Văn hóa i, ii, iii, iv, vi 438 Châu Á-Thái Bình Dương Lịch sử công nhận 1987 (Kỳ họp thứ 11)

* Dịch từ tên chính thức trên danh sách Di sản thế giới. † Vùng được UNESCO phân loại chính thức.

Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Bức thành trải dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương [1].

Mục lục [ẩn] • • • • •

1 Lịch sử 2 Tình trạng o 2.1 Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lý Trường Thành 3 Các tháp canh và trại lính 4 Các loại vật liệu 5 Sự công nhận o 5.1 Từ ngoài Trái đất

• • • •

6 Xem thêm 7 Đọc thêm 8 Tham khảo 9 Liên kết ngoài



10 Ghi chú

[sửa] Lịch sử

Trường thành dưới thời nhà Tần. Đỏ: thành, Cam: ranh giới quốc gia của Trung Quốc ngày nay.

Trường thành dưới triều Hán.

Trường thành dưới thời nhà Minh.

Vạn Lý Trường Thành vào mùa đông, đoạn gần Bắc Kinh

Tranh vẽ Vạn Lý Trường Thành vào năm 1900 Một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính: 1. 2. 3. 4. 5.

208 TCN (nhà Tần) thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán) thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy) 1138 - 1198 (Thời Nam Tống) 1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh)

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài. Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất". Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành. [2] Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa. Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành. Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược. Năm 1644, người Mãn Kokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó. Xem thêm ở nhà Thanh (Mãn Châu). Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh.

[sửa] Tình trạng

Gia Dục Quan đang được sửa chữa Trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch được giữ gìn và thậm chí xây dựng lại, tại hầu hết các vị trí bức tường đang bị bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ chơi cho những người dân làng và là nơi khai thác đá để làm đường hay làm nhà. Các bề mặt của tường thành còn bị sơn vẽ graffiti. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường tới các địa điểm xây dựng. Các phần không bị đụng chạm đến hay được sửa chữa là gần những điểm phát triển du lịch và thường bị những người bán hàng rong và khách du lịch làm giảm giá trị. Sa mạc Gobi cũng đang tiến sát tới bức tường thành ở một số địa điểm. Một số ước tính rằng chỉ 20% bức tường thành là đang ở tình trạng tốt. Năm 2005, các bức ảnh về một bữa tiệc điên dại trên Vạn lý trường thành xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc. Chúng đã gây nên sự phẫn nộ bởi vì trong những bức ảnh do người nước ngoài, và

người Trung Quốc chụp, những thanh niên uống rượu bia, đi tiểu tiện, đại tiện và có những hành vi tình dục trên bức thành được chiếu ở khắp nước. [3]

[sửa] Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lý Trường Thành •













Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết. Gia Dụ Quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372. Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan". Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này. Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan. Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan. Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.

[sửa] Các tháp canh và trại lính

Tháp canh

Bức tường thành được bổ sung những điểm đóng quân bảo vệ, để những người lính bảo vệ có thế rút lui nếu quân địch quá đông. Mỗi tháp chỉ có một lối lên duy nhất và các cửa vào cũng như đường lên rất hẹp làm cho những kẻ tấn công dễ bị rối loạn. Các trại lính và các trung tâm hành chính nằm ở những khoảng cách lớn.

[sửa] Các loại vật liệu Các vật liệu được sử dụng là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc Kinh bức tường được làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tường sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó được gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính của gạo và lòng trắng trứng. Ở các vị trí vùng cực tây sa mạc, nơi vật liệu tốt rất hiếm, bức tường được làm bằng vụn gỗ thô trộn với các loại sợi.

[sửa] Sự công nhận Bức tường thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà người Hy Lạp cổ đại công nhận. Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987. Người Trung Quốc có câu nói, 不到长城非好汉, có nghĩa "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán".

[sửa] Từ ngoài Trái đất

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trong một hình radar màu giả chụp từ phi thuyền không gian vào tháng 4, 1994 Đã có một sự tranh cãi từ lâu về việc bức tường thành sẽ thế nào nếu nhìn từ vũ trụ. Quan điểm rằng nó có thể được nhìn thấy từ vũ trụ có vẻ xuất hiện trước khi có các chuyến bay của con người vào vũ trụ. Trong cuốn sách Cuốn sách thứ hai về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, và một truyện tranh tên là "Tin hay không tin của Ripley" ở thời gian đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Niềm tin này kéo dài và trở thành một truyền thuyết đô thị, thỉnh thoảng thậm chí xuất hiện cả trong những cuốn sách giáo khoa. Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trường Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tưởng vào việc Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ mặt trăng cũng giống như sự phấn khích của một số người khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19. Trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành đơn giản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chưa nói đến nhìn từ Sao Hỏa.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trường thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra. Một nhà du hành tàu con thoi thông báo rằng "chúng tôi có thể thấy những vật nhỏ như những đường băng sân bay [nhưng] Vạn Lý Trường Thành hầu như không nhìn thấy được từ khoảng cách 180 dặm Anh (290 km) trở lên." Nhà du hành vũ trụ William Pogue cho rằng ông đã thấy nó từ Skylab nhưng phát hiện ra rằng trên thực tế ông đang nhìn vào Đại Vận Hà gần Bắc Kinh. Ông phát hiện ra Vạn Lý Trường Thành với ống nhòm, nhưng nói rằng "nó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không có thiết bị hỗ trợ." Một nhà du hành trong chương trình Apollo đã nói không một cấu trúc nào của con người có thể nhìn thấy từ khoảng cách vài nghìn dặm. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jake Garn tuyên bố có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành bằng mắt thường từ trên quỹ đạo của tàu vũ trụ đầu thập kỷ 1980, nhưng tuyên bố của ông còn đang bị nhiều nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp khác của Mỹ phản đối. Nhà du hành vũ trụ Dương Vĩ Lợi người Trung Quốc sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình là không nhìn thấy được Vạn Lý Trường Thành từ không gian. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc phải đính chính lại sách giáo khoa đã đăng thông tin này. Từ quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nó có thể được nhìn thấy với điều kiện thời tiết tốt. Điều này giống như việc có thể thấy các đặc điểm của Mặt Trăng ở những thời điểm nhất định và không thấy chúng vào những thời điểm khác, vì sự thay đổi trong hướng ánh sáng. Vạn Lý Trường Thành chỉ rộng vài mét — kích thước tương đương với đường xa lộ và đường băng — và nó đồng màu với đất đá xung quanh. Cựu phi hành gia Mỹ Gene Cernan đã nói: "Ở quỹ đạo Trái đất từ 10km đến 320km, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc quả thực là có nhìn thấy được bằng mắt thường." Ed Lu, Sĩ quan khoa học Expedition 7 trên Trạm vũ trụ quốc tế, nói thêm rằng, "...nó còn khó nhìn hơn nhiều vật khác. Và bạn phải biết cách tìm nó ở đâu." Leroy Chiao, một nhà du hành người Mỹ gốc Hoa, đã chụp một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tế có hình bức tường thành. Nó không rõ đến mức mà ông không biết có phải đã thực sự chụp nó không. Dựa trên bức ảnh đó, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ bằng mắt thường, trong những điều kiện quan sát tốt, nếu người ta biết chính xác phải nhìn ở đâu [4].

[sửa] Xem thêm •

VLTT, 9/2004-Albert Hazan

VLTT-Noel 2005 Vạn Lý Trường Thành •

VLTT, Bắc Kinh. Hè 2004:

Khác

Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ Vẻ đẹp có một không hai của Vạn Lý Trường Thành, công trình phòng thủ nổi tiếng thế giới được xây dựng trải qua nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc, qua ảnh của bạn Hồng Anh. > Cõi tiên ở Di Hòa Viên / Lầu đất cổ ở Phúc Kiến / Gửi ảnh của bạn

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 trước Công Nguyên cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk và những bộ tộc du mục khác.

Vạn Lý Trường Thành có 3 phần cơ bản với độ dài mỗi phần khoảng 5.000 km (xấp xỉ 10.000 lý theo đơn vị đo của người Trung Quốc), chính vì vậy nó mới được gọi “thành dài vạn lý”. Phần đầu của công trình được Tần Thủy Hoàng xây dựng, bằng sức lực của 500 nghìn nhân công trong khi dân số toàn Trung Quốc lúc bấy giờ khoảng 20 triệu người.

Vạn Lý Trường Thành chạy uốn lượn trên những đỉnh núi hiểm trở, do đó công việc xây dựng vô cùng tốn công sức và nguy hiểm.

Trong thời chiến, Vạn Lý Trường Thành phát huy tác dụng lớn, có thể ngăn chặn người và ngựa của đối phương tràn sang nên đóng một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với Trung Quốc trước kia.

Trên tường thành có dòng chữ nổi tiếng gắn liền với công trình này: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán" (Không đến Trường Thành không phải là anh hùng).

Vào mùa đông, những con đường phủ đầy tuyết trắng dẫn lên Trường Thành chạy len lỏi giữa rừng cây trụi lá càng tạo vẻ hoang vu của vùng biên ải.

Dưới cái lạnh -18oC, tuyết bao phủ khắp các công trình phụ trợ cho Trường Thành rao ra cảnh tượng đầy nét nguyên sơ và hùng vĩ.

Vạn Lý Trường Thành - Nơi gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại

Nếu bạn đi du lịch Bắc Kinh, Trung Quốc (TQ), một nơi mà bạn không thể bỏ qua là Vạn Lý Trường Thành - một kỳ quan nổi tiếng thế giới, một công trình quân sự có một không hai đối

với mọi thời đại. Kỳ quan này đã được Unesco đưa vào danh mục Di sản thế giới vào năm 1987. Đây là một bức tường lớn, dài khủng khiếp, cao trung bình 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m, đủ để 10 người xếp hàng ngang đi bộ cùng một lúc. Về mặt lịch sử, trường thành bắt đầu được xây dựng dưới thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên-CN), thời đó TQ có nhiều nước, một số nước xây thành để chống lại sự xâm lược của các nước khác. Đến thời Chiến quốc, TQ còn 7 nước, 3 nước ở phía Bắc và Tây Bắc là Yên, Triệu và Tần, tiếp tục xây thành ở biên giới phía Bắc để phòng chống sự xâm lấn của người Hung Nô. Cuối thời Chiến quốc, Tần Thủy Hoàng diệt 6 nước kia, thống nhất TQ vào năm 214 trước CN. Ông ra lệnh nối liền các bức thành riêng rẽ lại với nhau, từ đó bức thành dài vạn dặm mới có tên là Vạn Lý Trường Thành. Ba triều đại Tần, Hán và Minh xây dựng và tu sửa trường thành nhiều nhất. Bức thành đời Tần về phía Tây chỉ mới tới huyện Lâm Thao của tỉnh Cam Túc, về phía Đông tới chỗ sông Áp Lục đổ ra biển, biên giới Triều Tiên. Trường thành đời Hán về phía Đông trùng với trường thành đời Tần, về phía Tây khi tới Hồi Hột (Hohhot) thì thành đời Tần rẽ xuống phía Nam, còn thành đời Hán vẫn tiếp tục kéo dài về phía Tây, qua các quận Vân Trung, Ngũ Nguyên, Cư Diên Trạch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, Dương Quan, Ngọc Môn Quan, đến Bạc Xương Hải (ngày nay gọi là La Bố Bạc tức hồ Lop Nor) ở tỉnh Tân Cương, dài hơn 10.000km, là bức thành dài nhất trong lịch sử, nhưng nay đã đổ nát hoang tàn, còn thấy rõ tại Ngọc Môn Quan và Dương Quan, hiện rất đìu hiu hoang vắng.

Các triều đại Bắc Ngụy, Bắc Tề và Tùy vẫn tiếp tục xây trường thành, nhưng đáng kể nhất là triều Minh, họ củng cố một số đoạn tường cũ và xây mới trường thành bằng gạch và đá rất chắc chắn,với 20 lần tu sửa kéo dài suốt 200 năm, phía Đông tới Hổ Sơn ở Liêu Đông, có Sơn Hải Quan trấn giữ, nơi bức thành nhô ra biển Bột Hải gọi là Lão Long Đầu (đầu con rồng), về phía Tây trường thành đi qua Hà Bắc, Bắc Kinh, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Nội Mông, Ngân Xuyên (Ninh Hạ), dọc theo hành lang Hà Tây tỉnh Cam Túc, đến Gia Dục Quan, dài khoảng 7.300 km. Trường thành đời Minh chính là Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay, còn khá nguyên vẹn, chỉ hư hỏng một số đoạn khoảng 30%. Dọc theo trường thành có một số cửa ải để qua lại gọi là “quan” như Sơn Hải Quan, Cư Dụng Quan, Gia Dục Quan. Tại một số địa điểm, đời Minh có bố trí nhiều binh lính đồn trú để bảo vệ gọi là “trấn” như Kế Châu Trấn, Tuyên Phủ Trấn, Đại Đồng Trấn, Diên Tuy Trấn, Ninh Hạ Trấn, Cam Túc Trấn. Trường thành ở TQ đã tồn tại 25 thế kỷ, trong quá khứ, nó là công trình quân sự, là cảnh tượng chiến tranh ly biệt, được Đặng Trần Côn diễn tả trong “Chinh phụ ngâm”, Đoàn Thị Điểm dịch:

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây Chín tầng gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh

Đó chính là cảnh tượng người ta đốt lửa trên phong hỏa đài để cấp tốc loan truyền tin giặc đến ngoài biên ải, tin đến triều đình rất nhanh, nhà vua tức khắc ra lệnh xuất chinh. Ngày nay trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, trường thành trở thành một địa điểm du lịch hùng tráng và lãng mạn, là nơi gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại. Hàng triệu người đến đây tham quan, tổ chức đám cưới, trình diễn thời trang, hoạt động cũng rất nhộn nhịp, nó vừa gợi nhớ quá khứ lịch sử bi tráng và hào hùng, vừa đem lại lợi ích nhiều mặt cho con người đương đại.

Khảo cổ Thập Tam Lăng 中国国际广播电台

Cội nguồn của Thập Tam Lăng liên quan tới một cuộc đảo chính . Vua khai sinh Đời Minh là Chu Nguyên Chương đặt thủ đô tại Nam Kinh miềm Đông Nam TQ , sau khi qua đời , ông truyền ngai vàng cho cháu ông , để giành giật ngôi vua , con trai thứ tư của ông là Chu Đệ đã phát động nội chiến và rút cuộc lên làm vua . Sau khi Nam Kinh bị thất thủ , cháu của ông Chu Nguyên Chương không biết đi đâu mất , đến nay vẫn là vụ án treo chưa được giải quyết trong lic̣h sử Đời Minh . Sau khi Chu Đệ lên làm vua , cảm thấy Nam Kinh không an toàn , bèn rời Đô đến Bắc Kinh . Trong những năm làm vua , Chu Đệ đã sai người chọn địa điểm xây lăng tẩm cho mình , qua nhiều lần so sánh , ông rút cuộc đã chọn một vùng phong

cảnh tươi đẹp , dễ canh thủ khó tấn công tại ngoại thành phía Tây Bắc Bắc Kinh để xây dựng lăng tẩm cho mình , và đặt tên là Trường Lăng . Trải qua hơn 200 năm xây dựng kể từ năm 1409 công nguyên đến năm 1644 Đời Minh bị diệt vong , lần lượt có 13 đời vua an táng tại đây , hình thành cụm lăng tẩm của vua Đời Minh , vì vậy cũng gọi là Thập Tam Lăng .

  Hình thức và quy chế của Thập Tam Lăng cơ bản giống Lăng Minh Hiếu ,

trục đường trong khu lăng mộ có một Thần Lộ biểu tượng “danh dự ” của vua . Trước cổng chính của khu lăng mộ với một cổng chào đồ sộ làm bằng đá ,tính đến nay đã có hơn 450 năm lịch sử . Cổng chào này được bảo tồn rất hoàn hảo , toàn bộ xây dựng bằng đá cẩm thạch lớn , hoa vân chạm khắc trên đó rất đẹp và khỏe khoắn , là cổng chào hiếm thấy kể từ Đời Minh Thanh đến nay .Vào cổng chào không xa sẽ là Đại Cung Môn- cổng chính của Lăng Viên , con đường tất phải đi qua khi vua đến viếng lăng ngày xưa .Bắt đầu từ Đại Cung Môn , có xây bức tường vòng quanh Lăng Viên dài khoảng 40 ki-lô-mét theo địa hình núi sông , đặt 10 cửa quan . Ngày trước mỗi cửa quan đều có quân đội canh giữ nhằm bảo vệ lăng tẩm .Mỗi ngôi mộ trong Thập Tam Lăng đều có Giám , Viên , Vệ . Giám tức là nơi ở của Thái Giám, quan chức quản lý Lăng Viên chuyên trách công việc cúng tế của Lăng Viên , cho nên đều xây dựng ở gần Lăng Tẩm , hiện nay đều đã trở thành làng xóm . Viên tức là nơi ở của thợ vườn , kinh doanh rau quả dành cho việc cúng tế . Vệ có nghĩa là nơi đóng quân với mục đích là bảo vệ Lăng tẩm .

Ảnh : Thần Lộ   Để bảo tồn mãi mãi Lăng tẩm của mình , các Đời Vua không những bịa ra

nhiều thần thoại , mà còn giấu mộ một cách cực kỳ kín đáo . Vì vậy , Địa Cung của các lăng mộ luôn được trùm lên mầu sắc thần bí .Định Lăng là lăng mộ thần bí nhất trong Thập Tam Lăng .Nhất là Huyền Cung dưới lòng đất của Định Lăng chưa hề có người biết đến , mãi đến tháng 5 năm 1956 , những người làm công tác khảo cổ TQ mới bắt đầu khai quật Địa Cung của Định Lăng , tổng diện tích của Địa Cung Định Lăng là 1195 mét vuông, gồm 5 điện trước , giữa , sau , điện trái và điện phải , toàn bộ đều được xây dựng bằng kết cấu đá .Để bảo vệ mặt đất khỏi bị phá hoại , đã lát đường bằng những ván gỗ dày cho xe linh cứu vào Địa Cung , đến nay vẫn còn trải trên mặt đường từ Điện trước đi tới Điện Sau . Trung Điện có ba ngôi vua đá cẩm thạch , Điện Sau được gọi là Huyền Đường, là bộ phận chính của Địa Cung . Phía trước quan sàng có đặt ba áo quan , ở giữa là chiếc áo quan cực lớn , đó là linh cứu của Chu Hủ Quân , bên trái và bên phải là áo quan của hai hoàng hậu Chu Hủ Quân . Xung quanh có 26 hòm tùy táng , đá cẩm thạch , bình sứ hoa xanh v.v . Sau khi khai quật Định Lăng đã khai quật ra hơn 3000 văn vật quý . Trong đó có hàng dệt muôn màu muôn vẻ , trang phục , đồ trang sức vàng xinh xắn cùng nhiều đồ vàng , đồ ngọc và đồ sứ hiếm thấy , tất cả những thứ đó đều là hàng mỹ nghệ quý của Đời Minh .

Ảnh : Văn vật khai quật từ Thập Tam Lăng  

Bàn về những cách ăn vịt quay Bắc Kinh Thứ năm, 05 Tháng 6 2008 22:59 Nói tới món ăn ẩm thực nổi tiếng của Bắc Kinh, là thường thì người ta nhớ ngay tới vịt quay Bắc Kinh. Thực ra, món ăn này không phải có nguồn gốc từ Bắc Kinh mà là từ món vịt quay Quảng Đông phát triển thành. Món vịt quay này ngay từ thời Nam Bắc Hồ đã rất nổi tiếng. Bàn về những cách ăn vịt quay Bắc Kinh Nói tới món ăn ẩm thực nổi tiếng của Bắc Kinh, là thường thì người ta nhớ ngay tới vịt quay Bắc Kinh. Thực ra, món ăn này không phải có nguồn gốc từ Bắc Kinh mà là từ món vịt quay Quảng Đông phát triển thành. Món vịt quay nầy ngay từ thời Nam Bắc Hồ đã rất nổi tiếng.

Trong tất cả những cửa hàng bán vịt quay tại Bắc Kinh ,thì nổi tiếng nhất phải kể tới tiệm vịt quay Toàn Tụ Đức. quán ăn này đã xác lập nên hình ảnh và địa vị của món vịt quay BắcKinh. Toàn Tụ Đức đã áp dụng cách quay vịt trên lò Không cần phải mổ cả con vịt ra. Chỉ cẫn khoét một lỗ nhỏ trên mình con vịt. Sau đó bỏ nội tạng của con vịt ra, rồi đổ một chút nước vào phía trong con vịt, đem nướng trên lửa. Cách làm này, một mặt làm cho vịt không bị mất nước, mặt khác làm cho thịt vịt được mềm hơn rất nhiều. Vịt sau khi quay xong có lớp bì vị thơm và mềm, tạo thành phần ngon nhất của con vịt. Nhưng điều quan trọng là, chỉ có cách làm duy nhất này mới có thể được coi là vịt quay Bắc Kinh chính hiệu mà thôi. Các cách ăn vịt quay của người Bắc Kinh. Đã bao giờ bạn nghĩ xem tại sao vịt quay Bắc Kinh lại không được ăn trực tiếp chưa, đó là bởi vì vịt khi quay lên sẽ có rất nhiều dầu mỡ, nếu ăn trực tiếp sẽ nhanh chán vì cảm thấy ngấy. Người Bắc Kinh ăn vịt quay theo một cách riêng. Và vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng một mặt là do cách chế biến và mặt khác là do cách ăn, hiện nay có ba cách ăn phổ biến như sau:

Cách thứ nhất Dùng đũa gắp một lát thịt vịt quay bỏ vào một miếng bánh tráng, sau dó thêm vài một vài lát dưa chuột hoặc cà rốt, rồi cuộn lại chấm với xì dầu hoặc nước tương. Đây là cách ăn phổ thông nhất Cách thứ hai Dùng tỏi băm nhỏ sau đó phi lên, có thể cho thêm vài lát và rốt, và cũng dùng bánh tráng cuốn lại chấm ới nước tương hay xì dầu. Trong vị thơm ngậy của thịt vịt lại có mùi thơm của tỏi đã được phi lên, đây cũng là một cách ăn được rất nhiều người yêu thích

Sự kiện Thiên An Môn

Sự kiện Thiên An Môn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó biên tập lại. Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Cuộc biểu tình ở quảng Sinh viên phất cờ tại một cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên trường Thiên An Môn An Môn, tháng 5 năm 1989. năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Tiếng Trung: 六四事件 Môn, Cuộc xô xát ngày Nghĩa: Xô xát ngày 4 tháng 6 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa [hiện]Chuyển tự Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Alternative Chinese name Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình của Phồn thể: 天安門事件 sinh viên, trí thức và Giản thể: 天安门事件 những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Nghĩa: Tiananmen Incident Cộng hòa nhân dân [hiện]Chuyển tự Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính quyền, nhưng cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.

Mục lục [ẩn] • • • • • • •

1 Tên gọi 2 Bối cảnh 3 Những cuộc phản kháng bắt đầu 4 Phản kháng leo thang o 4.1 Trên toàn quốc gia và bên ngoài đại lục Trung Quốc 5 Chính phủ tiêu diệt cuộc phản kháng 6 Số người chết 7 Hậu quả o 7.1 Những vụ bắt giữ và thanh trừ o 7.2 Phản ánh của truyền thông

• • •

7.3 Nhận thức của phương Tây 7.4 Ảnh hưởng trên các khuynh hướng chính trị trong nước 7.5 Ảnh hưởng kinh tế 7.6 Một hố sâu ngăn cách thế hệ 8 Các vấn đề liên quan tới Sự kiện Thiên An Môn ngày nay o 8.1 Chủ đề cấm tại Lục địa Trung Quốc o 8.2 Lịch sử bị xoá bỏ tại Lục địa Trung Quốc o 8.3 Cấm vận vũ khí Hoa Kỳ-EU o 8.4 Bồi thường 9 Dấu ấn trong văn hóa o 9.1 Các cuốn sách, phim và chương trình TV bị kiểm duyệt tại Lục địa Trung Quốc o 9.2 Bài hát o 9.3 Truyền hình 10 Ghi chú 11 Xem thêm 12 Đọc thêm



13 Liên kết ngoài

o o o o





[sửa] Tên gọi Sự kiện được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những người biểu tình thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các trí thức tin tưởng rằng chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới những công nhân thành thị tin rằng cải cách kinh tế Trung Quốc đã đi quá xa dẫn tới lạm phát tăng cao và tình trạng thất nghiệp lan tràn đe dọa cuộc sống của họ. Sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của chính phủ, một sự chia rẽ xảy ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề với những người biểu tình theo cách nào. Trong những nhóm đang tranh cãi nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình mà không cần để ý tới những yêu cầu của họ. Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 400-800 (CIA), 2.600 (Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc. Cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã gây nên sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[1]. Tại Trung Quốc, vụ này thường được gọi là Sự kiện mùng 4 tháng 6 (六四事件) hay Phong trào mùng 4 tháng 6 (六四运动). Tên sau được đặt theo tên của hai hành động phản kháng khác cũng xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn: Phong trào mùng 4 tháng 5 năm 1919 và Phong trào mùng 5 tháng 4 năm 1976.

[sửa] Bối cảnh Quảng trường Thiên An Môn nhìn từ cổng Thiên An năm 2004

Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đến thăm Bắc Kinh sau nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình. Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ. Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại Quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. Con số bán chính thức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 2.600 người. Khi biểu tình, hai thanh niên đã ném trứng thối vào bức chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Hai người này sau đó đã bị bắt, bị tra tấn và bị bỏ tù trong 16 năm. Khi ra tù họ đã bị tâm thần và không thể nhận ra cha mẹ mình[cần dẫn nguồn].

[sửa] Những cuộc phản kháng bắt đầu Những cuộc phản kháng ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 tháng 4 và 17 tháng 4, dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu Đảng Cộng

sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông. Ngày 18 tháng 4, 10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân. Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ đã bị lực lượng an ninh giải tán. Những cuộc phản kháng đã có xung lượng sau khi có tin tức về những cuộc xô xát giữa sinh viên và cảnh sát; sinh viên tin rằng truyền thông Trung Quốc đã bóp méo tính chất hành động của họ và nó càng khiến sự kiện được nhiều người ủng hộ hơn dù một tờ báo quốc gia, tờ Khoa học và Kỹ thuật (科技日报) xuất bản ngày 19 tháng 4, có một bài viết về cuộc biểu tình ngồi ngày 18 tháng 4. Trong đêm ngày 21 tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Ngày 22 tháng 4, họ đã yêu cầu gặp mặt thủ tướng Lý Bằng nhưng không được đáp ứng (Lý Bằng là người được đa số cho là đối thủ chính trị của Hồ Diệu Bang). Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam). Từ 21 tháng 4 tới 23 tháng 4, sinh viên tại Bắc Kinh kêu gọi một cuộc bãi khoá. Những hồi chuông báo động đã gióng lên bên trong chính phủ, họ nhận thức rõ cơn bão chính trị do Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư (四五天安门事件 Tứ ngũ Thiên An Môn sự kiện) năm 1976 khi ấy đã được hợp pháp hóa gây ra. Ngày 26 tháng 4, sau một bài diễn văn nội bộ của Đặng Tiểu Bình, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, ra một bài xã luận trang nhất với tiêu đề "Dương cao ngọn cờ phản đối bất kỳ sự xáo động nào" để tìm cách tập hợp công luận sau lưng chính phủ và buộc tội "một số kẻ cơ hội lạc lõng" đang âm mưu gây bất ổn dân sự[2]. Bài báo làm sinh viên nổi giận và vào ngày 27 tháng 4 khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên các đường phố Bắc Kinh, bất chấp lời cảnh báo đàn áp của chính phủ, yêu cầu chính phủ rút lại bài báo. Tại Bắc Kinh, đa số sinh viên từ nhiều trường cao đẳng và đại học đã tham gia với sự ủng hộ của các giáo sư và giới trí thức khác. Sinh viên khước từ các thành viên chính thức từ các hiệp hội sinh viên do Đảng Cộng sản kiểm soát và lập lên những hiệp hội tự quản của riêng mình. Sinh viên tự coi mình là những người Trung Quốc yêu nước, bởi họ được thừa hưởng giá trị "khoa học và dân chủ" của Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Những cuộc phản kháng cũng khiến mọi người nhớ lại Phong trào Tứ Ngũ (四 五运动 Tứ ngũ vận động) cuối cùng đã dẫn tới sự ra đi của bè lũ bốn tên. Ban đầu chỉ có mục đích tưởng niệm Hồ Diệu Bang, người được sinh viên coi là một nhân vật ủng hộ dân chủ, hành động của sinh viên dần phát triển thành phong trào phản đối tham nhũng và yêu cầu tự do báo chí và sự chấm dứt, hay cải cách, sự cầm quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đảng Cộng sản và Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo tối cao trên thực tế của Trung Quốc. Những nỗ lực liên lạc và liên kết với sinh viên và công nhân ở các thành phố khác cũng mang lại một số thành công. Dù những cuộc phản kháng ban đầu là của sinh viên và giới trí thức, những người cho rằng các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa đủ tầm và Trung Quốc cần phải cải cách cả hệ thống chính trị, họ nhanh chóng có được sự ủng hộ của giới công nhân thành thị, những người cho rằng các cuộc cải cách đã đi quá xa. Điều này xảy ra bởi những người lãnh đạo cuộc phản kháng chú trọng vào vấn đề tham nhũng, vấn đề

thống nhất cả hai nhóm và bởi sinh viên có thể viện dẫn các nguyên mẫu Trung Quốc của những người trí thức vị tha những người nói ra sự thực với giới cầm quyền. Không giống những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm 1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng. Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Urumqi, Thượng Hải và Trùng Khánh; và sau này là ở Hương Cảng, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Bắc Mỹ và Châu Âu.

[sửa] Phản kháng leo thang

"Nữ thần Dân chủ" được sinh viên thực hiện tại Viện Nghệ thuật Trung ương và được dựng lên ở Quảng trường trong cuộc phản kháng

Triệu Tử Dương dùng loa để nói với các sinh viên vào ngày 19 tháng 5 năm 1989. Đằng sau ông (người thứ hai từ bên phải, mặc áo đen) là Ôn Gia Bảo. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của ông trước công chúng, sau đó ông bị quản thúc tại gia đến khi chết Ngày 4 tháng 5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí và một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra. Chính phủ khước từ đối thoại, chỉ đồng ý đàm phán với các thành viên được chỉ định từ các tổ chức sinh viên. Ngày 13 tháng 5, hai ngày trước chuyến thăm cấp nhà nước được quảng cáo rầm rộ của vị lãnh đạo Xô viết có đầu óc cải cách Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, những đám đông sinh viên chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn và bắt đầu một cuộc tuyệt thực, nhấn mạnh yêu cầu chính phủ rút lui lời cáo buộc đưa ra trong bài xã luận của Nhân dân Nhật báo và tiến hành các cuộc đàm phán với các đại diện sinh viên. Hàng trăm sinh viên tham gia cuộc tuyệt thực và được ủng hộ bởi hàng ngàn sinh viên khác như một phần của nhân dân Bắc Kinh, trong một tuần lễ. Những cuộc phản kháng và bãi khoá bắt đầu xuất hiện tại nhiều trường đại học ở các thành phố khác, nhiều sinh viên đi tới Bắc Kinh tham gia vào cuộc biểu tình. Nói chung, các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn được tổ chức tốt, với những cuộc tuần hành hàng ngày của sinh viên từ nhiều trường đại học Bắc Kinh thể hiện sự đoàn kết, tẩy chay các lớp học và với những yêu cầu ngày càng gia tăng. Các sinh viên hát "Quốc tế ca", bài thánh ca xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trên đường đi tới và tại quảng trường[3]. Sinh viên thậm chí còn thể hiện hành động tôn trọng đáng ngạc nhiên với chính phủ khi giúp cảnh sát bắt giữ ba người từ tỉnh Hồ Nam, gồm cả Dụ Đông Nhạc, những người đã ném mực vào bức chân dung lớn của Mao treo tại phía bắc quảng trường[4]. Cuối cùng sinh viên quyết định rằng để duy trì phong trào của họ cần thiết phải tiến hành một cuộc tuyệt thực. Quyết định này của sinh viên là một thời điểm quyết định trong phong trào. Cuộc tuyệt thực bắt đầu tháng 5 năm 1989 và phát triển lên tới "hơn một nghìn người" (Liu 1994, 315). Cuộc tuyệt thực khiến sinh viên nhận được sự ủng hộ từ khắp đất nước và "người dân bình thường tại Bắc Kinh cũng tuần hành để bảo vệ những người tham gia tuyệt thực... bởi hành động tuyệt thực và đương đầu với những sự trả đũa của chính phủ đã thuyết phục được những người quan sát rằng sinh viên không chỉ đòi hòi những quyền lợi cá nhân mà còn cho cả nhân dân Trung Quốc" (Calhoun 1994, 113). Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng thư ký Triệu Tử Dương tới Quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại, sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông. Những nỗ lực đàm phán với chính phủ Trung Quốc, ở khu vực văn phòng lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Nam Hải ngay cạnh đó, đã thành công một phần. Nhờ chuyến thăm của Gorbachyov, báo chí quốc tế có mặt với số lượng lớn trên Lục địa Trung Quốc. Các bài báo phản ánh sự kiện của họ xuất hiện thường xuyên và nói chung ủng hộ những người phản kháng, nhưng tỏ vẻ bi quan rằng họ sẽ khó đạt mục đích. Tới

cuối cuộc biểu tình, ngày 30 tháng 5, một bức tượng Nữ thần Dân chủ được dựng lên trên quảng trường và trở thành biểu tượng cho cuộc phản kháng với toàn thể khán giả TV trên thế giới. Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị, cùng các cựu lãnh đạo đảng (đã nghỉ hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng trong chính phủ và trong Đảng), ban đầu, hy vọng rằng các cuộc biểu tình sẽ không kéo dài, hay những biện pháp cải cách trong nước và những cuộc điều tra sẽ làm hài lòng những người phản kháng. Họ hy vọng tránh được bạo lực nếu có thể, và ban đầu dựa vào các cơ quan Đảng để thuyết phục sinh viên từ bỏ cuộc phản kháng và quay lại với việc học tập. Một vật cản lớn với hành động ngăn chặn là chính giới lãnh đạo lại ủng hộ nhiều yêu cầu của sinh viên, đặc biệt với những lo ngại trước tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn là các cuộc phản kháng liên quan tới nhiều giới với nhiều mục tiêu khác nhau và vì thế chính phủ không biết phải đàm phán với ai, và những yêu cầu của những người phản kháng là gì. Sự lẫn lộn và thiếu quả quyết trong số những người phản kháng cũng phản ánh sự lẫn lộn và thiếu quả quyết bên trong chính phủ. Tờ Nhân dân Nhật Báo đã đề cập tới tình trạng thiếu quả quyết này và thường thay đổi quan điểm giữa ủng hộ và lên án những người biểu tình. Trong giới lãnh đạo hàng đầu, Tổng thư ký Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh mẽ một cách tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình trong khi Lý Bằng được coi là người muốn đàn áp. Cuối cùng, quyết định đàn áp được một nhóm lãnh đạo lớn tuổi trong đảng, những người coi sự từ bỏ quản lý độc đảng là sự quay trở lại với tình trạng hỗn loạn thời Cách mạng Văn hóa[cần dẫn nguồn]. Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn kiểm soát được quân đội. Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương và có thể tuyên bố thiết quân luật; Dương Thượng Côn là chủ tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng về pháp lý là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là một mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là công cụ ủng hộ cho "chủ nghĩa tự do tư sản" đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ[cần dẫn nguồn].

[sửa] Trên toàn quốc gia và bên ngoài đại lục Trung Quốc Buổi đầu phong trào, truyền thông Trung Quốc có cơ hội hiếm hoi để thông tin một cách tự do và chính xác. Đa số họ được tự do viết và thông báo sự kiện đang diễn ra vì không bị các cơ quan địa phương và chính phủ quản lý. Tin tức nhanh chóng lan rộng trên khắp lục địa. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, sinh viên và công nhân tại hơn 400 thành phố, gồm cả các thành phố tại Nội Mông, cũng tổ chức lại và bắt đầu phản kháng[5]. Mọi người cũng kéo tới thủ đô để gia nhập cuộc phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên đại học tại Thượng Hải cũng xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một số chính sách của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ của các uỷ ban đảng của trường. Giang Trạch Dân, khi ấy là bí thư đảng uỷ thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên, bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng từng là một sinh viên hoạt động tích cực trước năm 1949. Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực lượng cảnh sát tới kiểm soát đường phố và thanh trừng các lãnh đạo Đảng Cộng sản ủng hộ sinh viên.

Ngày 19 tháng 4, các biên tập viên tờ Thế giới kinh tế đạo báo (世界经济导报), một tạp chí có khuynh hướng cải cách, quyết định xuất bản, trong số 439 ngày 24 tháng 4, một mục bình luận về Hồ Diệu Bang. Bên trong là một bài viết của Nghiêm Gia Kỳ, với lời lẽ ủng hộ những sinh viên phản kháng tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 4, và kêu gọi đánh giá lại việc thanh trừng ông năm 1987. Ngày 21 tháng 4, một quan chức Đảng tại Thượng Hải đã yêu cầu tổng biên tập, Khâm Bản Lập, thay đổi một số đoạn. Khâm Bản Lập từ chối và Trần phải quay sang Giang Trạch Dân, người yêu cầu kiểm duyệt bài báo. Tới thời điểm ấy, đợt báo in đầu tiên đã được phát hành. Số còn lại được xuất bản với một trang trống[6]. Ngày 26 tháng 4, Nhân dân Nhật báo xuất bản bài xã luận lên án cuộc phản kháng của sinh viên. Giang hành động theo hướng này và đình chỉ chức vụ của Khâm Bản Lập. Ông nhanh chóng nổi lên nắm quyền lực sau khi quả quyết dẹp yên những cuộc phản kháng năm 1989. Tại Hồng Kông, ngày 27 tháng 5 năm 1989, hơn 300.000 người đã tụ họp tại trường đua ngựa Bào Mã Địa (còn gọi là trường đua ngựa Khoái Hoạt Cốc), trong một sự kiện được gọi là "Những bài hát dân chủ dành cho Trung Quốc". Nhiều nhân vật nổi tiếng người Hồng Kông và Đài Loan đã cùng hát và thể hiện sự ủng hộ của họ với các sinh viên tại Bắc Kinh. Hôm sau, ngày 28 tháng 5, một đám diễu hành do Martin Lee, Szeto Wah và nhiều người khác dẫn đầu đã đi suốt hòn đảo Hồng Kông; 1.5 triệu người đã tham gia. Cũng có những cuộc phản kháng tại Đài Loan. Chính phủ đã thông qua một điều luật cho rằng họ sẽ cung cấp một hộ chiếu Trung Hoa Dân quốc và hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người Trung Quốc nào từ bỏ hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trên khắp thế giới, ở những nơi có nhiều người Trung Quốc sinh sống, những cuộc tụ tập và tuần hành diễn ra. Nhiều chính phủ, như Hoa Kỳ, Nhật Bản... cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo công dân nước mình không tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

[sửa] Chính phủ tiêu diệt cuộc phản kháng

Trong hình chụp nổi tiếng này, một người biểu tình đơn độc, "Người biểu tình vô danh", đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5 tháng 6 năm 1989. Hình do Jeff Widener (Associated Press) chụp.

Dù chính phủ đã tuyên bố thiết quân luật ngày 20 tháng 5, việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vẫn không thể diễn ra bởi những đám đông người phản kháng, và quân đội cuối cùng nhận được lệnh rút lui. Trong lúc ấy, những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Cuộc

tuyệt thực đang tiến dần tới tuần thứ ba và chính phủ đã giải quyết được nó trước khi có những người phải chết vì đói. Sau các cuộc bàn cãi trong giới lãnh đạo cộng sản, việc sử dụng lực lượng quân đội giải quyết khủng hoảng được đưa ra và dẫn tới một sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị. Tổng thư ký Triệu Tử Dương bị gạt khỏi ban lãnh đạo chính trị vì ông ủng hộ hành động phản kháng của sinh viên. Quân đội cũng không thống nhất trong việc giải quyết vấn đề và thừa nhận không ủng hộ trực tiếp việc sử dụng vũ lực, khiến giới lãnh đạo phải tìm kiếm các cá nhân muốn thực hiện mệnh lệnh của họ[cần dẫn nguồn]. Binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được gửi tới kiểm soát thành phố. Quân đoàn 27 nằm dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan có quan hệ với Dương Thượng Côn. Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã thông báo những lệnh trừng phạt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lời kêu gọi hành động từ phía các thành viên Nghị viện như Thượng nghị sĩ Jesse Helms. Tổng thống Bush cho rằng thông tin tình báo ông nhận được cho thấy một số chia rẽ trong giới chỉ huy quân sự Trung Quốc, và thậm chí cả khả năng những vụ xung đột bên trong quân đội trong những ngày đó. Các báo cáo tình báo cũng cho thấy các đơn vị thuộc Quân đoàn 27 và 28 đã được đưa tới bên ngoài các tỉnh bởi các đơn vị địa phương của Quân đội Giải phóng Nhân dân được cho là có cảm tình với những người phản kháng và nhân dân trong thành phố. Các phóng viên miêu tả các binh sĩ thuộc Quân đoàn 27 là nhân tố chủ chốt gây thương vong cho dân thường. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, Quân đoàn 27 được cho là đã thiết lập các địa điểm phòng thủ tại Bắc Kinh - không phải là kiểu bố trí phòng ngự trước các cuộc tấn công của nhân dân, mà trước những cuộc tấn công của các đơn vị quân đội khác. Mặt khác, Quân đoàn 38 sở tại, được cho là có cảm tình với lực lượng phản kháng. Họ không được cung cấp đạn dược và được cho là đã tự đốt các xe cộ của mình khi từ bỏ chúng để tham gia cuộc phản kháng[cần dẫn nguồn]. Hành động xâm nhập thành phố của quân đội bị nhiều công dân Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Những người phản kháng đốt cháy các xe buýt và sử dụng chúng làm phương tiện cản bước quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố bao quanh quảng trường, nhiều người phản kháng được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng Nhân dân và xây dựng các luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả vật cản bằng hơi cay, súng và xe tăng. Nhiều người bị thương đã được các lái xe đang ở trong vùng trống giữa binh sĩ và các đám đông cứu thoát, đưa tới bệnh viện. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, chương trình truyền hình trực tiếp về sự kiện cho thấy nhiều người mang băng đen trên tay phản đối hành động của chính phủ, tụ tập ở nhiều đại lộ đốt cháy các chiến luỹ. Trong lúc ấy, Quân đội Giải phóng Nhân dân thiết lập một cách có hệ thống các điểm kiểm soát bên ngoài thành phố, lùng bắt những người phản kháng và phong toả các khu vực trường đại học. Ngay bên trong quảng trường, đã có một cuộc tranh luận giữa những người muốn rút lui hòa bình, gồm Hàn Đông Phương, và những người muốn tiếp tục ở lại, như Sài Linh. Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe rủa. Những chiếc xe bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie miêu tả về hành động "bắn bừa bãi" bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng những cây gậy lớn. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao

vây và đánh đập. Thậm chí, rất nhiều người biểu tình đã bị xe tăng cán chết[cần dẫn nguồn]. Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân lính đang tiến tới. Tuy nhiên, rõ ràng nhiều sinh viên đã bị bắn, "Sao anh lại giết chúng tôi?" Tới 5 giờ 40 phút sáng ngày hôm sau, quảng trường đã bị dẹp tan. Cuộc đàn áp phản kháng đã trở thành bất tử trong truyền thông phương Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát. Time Magazine đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên, sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với "Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết. Trong một bài phát biểu trước President's Club năm 1999, Bruce Herschensohn — cựu phó trợ lý đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon — đã thông báo rằng anh ta đã bị hành quyết 14 ngày sau đó. Trong cuốn Red China Blues: My Long March from Mao to Now (Những nỗi buồn Trung Quốc Cộng sản: Cuộc Trường chinh của tôi từ Mao tới Hiện tại), Jan Wong đã viết rằng người này vẫn đang sống và giấu mặt tại Trung Quốc đại lục. Trong Tử Cấm Thành, tác gia viết cho trẻ em người Canada William Bell tuyên bố rằng người đàn ông đó tên là Vương Ái Dân và đã bị giết hại ngày 9 tháng 6 sau khi bị bắt giam. Tuyên bố chính thức cuối cùng từ phía chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về "Người biểu tình vô danh" là của Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn năm 1990 với Barbara Walters; khi được hỏi về "Người biểu tình vô danh", Giang đã trả lời "chàng thanh niên đó không bao giờ, không bao giờ bị giết." Sau cuộc đàn áp tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6, những cuộc phản kháng tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc lục địa trong nhiều ngày nữa. Có những cuộc phản kháng lớn tại Hồng Kông, nơi người dân mặc đồ đen tham gia biểu tình. Có những cuộc phản kháng tại Quảng Châu, và có những cuộc phản kháng lớn tại Thượng Hải và một cuộc tổng đình công. Cũng có những cuộc phản kháng tại các nước khác với nhiều người đeo băng tang đen. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát. Dù không có thông báo về những vụ giết hại với số lượng lớn khi các cuộc phản kháng chấm dứt ở những thành phố khác, một cuộc thanh trừng chính trị đã diễn ra trong đó các quan chức chịu trách nhiệm về việc tổ chức hay tha thứ cho những cuộc phản kháng đều bị mất chức, và các lãnh đạo cuộc phản kháng bị tống giam.

[sửa] Số người chết Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.

Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế"[cần dẫn nguồn]. Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[7]. Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[8]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[9]. Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hồng Kông, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại Quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những người không phải là sinh viên"[10]. Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[11]. Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy: • •

• • • •



4.000 tới 6.000 thường dân chết - Edward Timperlake[12] 2.600 đã chết chính thức vào buổi sáng ngày 4 tháng 6 (sau này bị bác bỏ) Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc[8]. Một nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc giấu tên ước tính rằng tổng cộng 5.000 người chết và 30.000 bị thương[13] 1.000 người chết - Ân xá Quốc tế[8] 7.000 người chết (6.000 thường dân 1.000 binh sĩ) - tình báo NATO[12] Tổng cộng 10.000 người chết - các ước tính của Khối Xô viết[12] Hơn 3.700 người chết, gồm cả những người mất tích hoặc chết một cách bí mật hoặc những người từ chối được điều trị y tế - một người đào tẩu từ Quân đội Giải phóng Nhân dân nêu ra một tài liệu mật trong giới sĩ quan[12] 186 thường dân có tên tuổi được xác nhận đã chết vào cuối tháng 6 năm 2006 - Giáo sư Đinh Tử Lâm[14]

[sửa] Hậu quả [sửa] Những vụ bắt giữ và thanh trừ Trong và sau cuộc phản kháng, chính quyền đã tìm cách bắt giữ và truy tố một số sinh viên lãnh đạo Phong trào Dân chủ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Vương Dần, Sài Linh, Triệu Thường Thanh và Örkesh Dölet (‫)ئۆركەش دۆلەت‬. Vương Dần đã bị bắt, kết án và tống giam, sau đó đã được phép di cư tới Hoa Kỳ vì lý do y tế. Vì là gương mặt kém nổi bật hơn của phong trào, Triệu Thường Thanh đã được thả chỉ sau sáu tháng ngồi tù. Tuy nhiên, anh ta một lần nữa bị tống giam vì tiếp tục yêu cầu cải cách chính trị tại Trung Quốc. Örkesh Dölet bỏ trốn sang Đài Loan. Anh ta đã lập gia đình và làm việc như một nhà bình luận chính trị trên kênh truyền hình quốc gia Đài Loan[cần dẫn nguồn]. Sài Linh bỏ trốn sang Pháp, và sau đó tới Hoa Kỳ. Các hoạt động phản kháng nhỏ hơn tiếp tục diễn ra ở các thành phố khác trong vài ngày. Một số cán bộ các trường đại học và sinh viên, những người đã chứng kiến các vụ giết hại tại Bắc Kinh đã tổ chức lại hay khuyến khích khác sự kiện tưởng nhớ khi

họ quay về. Tuy nhiên, những hành động đó nhanh chóng bị dập tắt, và những người tổ chức bị thanh trừng. Giới chức Trung Quốc nhanh chóng xét xử và hành quyết nhiều công nhân bị bắt giữ tại Bắc Kinh. Trái lại, các sinh viên - nhiều người trong số họ xuất thân từ các gia đình có ảnh hưởng và có quan hệ tốt với chính quyền - bị kết án nhẹ hơn. Thậm chí Vương Dần, lãnh đạo sinh viên và là người đứng đầu trong danh sách truy nã, cũng chỉ bị kết án bảy năm tù. Tuy thế, nhiều sinh viên và cán bộ các trường đại học bị ghi vào sổ đen chính trị, một số người không bao giờ được bổ dụng lần nữa. Giới lãnh đạo Đảng trục xuất Triệu Tử Dương khỏi Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc , vì ông phản đối thiết quân luật, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho tới khi chết. Hồ Khởi Lập, một thành viên khác của Uỷ ban thường trực Bộ chính trị phản đối thiết quân luật bị tước quyền bỏ phiếu, và cũng bị trục xuất khỏi uỷ ban. Tuy nhiên, ông vẫn giữ được đảng tịch, và sau khi "thay đổi quan điểm", được tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Máy xây dựng và Điện tử. Những lãnh đạo Trung Quốc có đầu óc cải cách khác như Vạn Lý bị quản thúc tại gia ngay lập tức khi ra khỏi máy bay sau một chuyến công du nước ngoài bị cắt ngắn tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, với lời giải thích chính thức vì "các lý do sức khoẻ". Khi Vạn Lý được bãi bỏ quản thúc tại gia sau khi "đã thay đổi ý kiến" ông ta, giống như Kiều Thạch, được chuyển tới một ví trí khác tương đương nhưng chỉ có thực quyền nghi lễ. Sự kiện này giúp Giang Trạch Dân - khi ấy là thị trưởng Thượng Hải và không liên quan tới sự kiện này - trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thành viên chính phủ đã chuẩn bị một sách trắng giải thích quan điểm của chính phủ về những cuộc phản kháng. Một nguồn không được tiết lộ bên trong chính phủ Trung Quốc đã đưa lậu văn bản ra khỏi Trung Quốc và Public Affairs đã xuất bản nó vào tháng 1 năm 2001 với tên gọi Tiananmen Papers (Hồ sơ Thiên An Môn). Hồ sơ này bao gồm một đoạn trích từ câu nói của cựu lãnh đạo Đảng Vương Chấn ám chỉ sự đối phó với cuộc phản kháng của chính phủ. Hai phóng viên đưa tin về sự kiện này ngày 4 tháng 6 trong bản tin hàng ngày lúc 19 giờ (7 giờ tối) trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị sa thải bởi họ thể hiện tình cảm đau xót. Ngô Tiểu Dũng, con trai một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và phó thủ tướng Ngô Học Khiêm bị đuổi khỏi Ban tiếng Anh Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tiền Lý Nhân, giám đốc Nhân dân Nhật báo (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc), cũng bị huyền chức vì các bài viết bày tỏ cảm tình với các sinh viên trên tờ báo này.

[sửa] Phản ánh của truyền thông Những vụ phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn gây ảnh hưởng rất nhiều tới danh tiếng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại phương Tây. Truyền thông phương Tây đã được mời tới để đưa tin cuộc viếng thăm của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov trong tháng 5, và vì thế họ có cơ hội tuyệt vời để đưa tin trực tiếp về cuộc đàn áp của chính phủ thông qua các mạng lưới như BBC và CNN. Những người phản kháng cũng nắm lấy cơ hội này, tạo ra các biểu ngữ và biểu tượng được thiết kế đặc biệt cho khán giả TV quốc tế. Việc đưa tin càng dễ dàng hơn nhờ những cuộc xung đột gay gắt

trong chính phủ Trung Quốc về cách giải quyết vấn đề. Vì thế báo chí không bị ngăn cản ngay lập tức. Sau này tất cả các mạng truyền thông quốc tế đều bị ra lệnh ngừng đưa tin từ thành phố trong cuộc đàn áp khi chính phủ ngăn cấm tất cả các cuộc truyền tin qua vệ tinh. Các phóng viên đã tìm cách lách luật, đưa tin qua điện thoại. Những đoạn phim nhanh chóng được đưa lậu ra khỏi Trung Quốc, gồm cả hình ảnh "Người biểu tình vô danh". Mạng truyền thông duy nhất ghi được một số hình ảnh trong đêm là TVE[15][16]. Phóng viên CBS Richard Roth và người quay phim của mình đã bị tống giam trong cuộc đàn áp. Roth bị bắt khi đang đưa tin từ quảng trường qua điện thoại di động. Với giọng nói như đang phát điên, mọi người nghe được anh ta kêu những tiếng giống như "Oh, không! Oh, không!" trước khi điện thoại bị tắt. Sau này anh ta đã được thả ra, chỉ bị thương nhẹ trên mặt sau một cuộc ẩu đả với các nhân viên Trung Quốc đang tìm cách tịch thu chiếc điện thoại. Roth sau này đã giải thích thực tế anh ta nói, "Đi thôi!" Những hình ảnh về vụ phản kháng - cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản xảy ra cùng thời gian ấy tại Liên bang Xô viết và Đông Âu - đã góp phần mạnh mẽ hình thành nên các quan điểm và chính sách của phương Tây với Trung Quốc trong thập niên 1990 và trong cả thế kỷ 21. Các sinh viên phản kháng nhận được nhiều cảm tình từ phương Tây. Hầu như ngay lập tức, cả Hoa Kỳ và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu thông báo một lệnh cấm vận vũ khí, và hình ảnh một quốc gia đang cải cách cũng như một đồng minh giá trị chống lại Liên bang Xô viết của Trung Quốc đã bị thay thế bằng một chế độ độc tài. Các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn thường dẫn tới các cuộc tranh luận về tự do hóa thương mại với Trung Quốc lục địa và bởi Blue Team của Hoa Kỳ như một bằng chứng rằng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một mối đe doạ với hòa bình thế giới và các lợi ích của Hoa Kỳ. Trong giới sinh viên Hoa kiều, các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn đã dẫn tới việc thành lập các mạng lưới tin tức Internet như China News Digest và Tổ chức phi chính phủ China Support Network. Như một hậu quả từ sự kiện Thiên An Môn, các tổ chức như China Alliance for Democracy (Liên minh Trung Quốc vì Dân chủ) và Hiệp hội Tự trị Sinh viên và Học giả Trung Quốc đã được thành lập, dù các tổ chức này có ít ảnh hưởng chính trị từ sau thời gian giữa thập niên 1990.

[sửa] Nhận thức của phương Tây Các học giả đã chỉ ra rằng tuy nhiều người ở Châu Âu và Châu Mỹ đánh giá các sự kiện đó theo các quan điểm văn hóa của riêng họ, phong trào này không tách biệt khỏi văn hóa Trung Quốc là khởi nguồn của nó. Đây không phải là một cuộc thể hiện của chủ nghĩa tự do tư sản mang hơi hướng dân chủ kiểu phương Tây[17]. Như một nhà sử học đã lưu ý "Các sinh viên đưa nguyên tắc thống nhất lên trên tất cả các quy luật chính khác, trong khi nhận thức về dân chủ của họ không cho phép một sự cạnh tranh tự do giữa các ý tưởng khác nhau và chính nó mang khuynh hướng chủ nghĩa ưu thế. Theo nhiều cách các sinh viên trong sự kiện năm 1989, như các học giả Khổng giáo truyền thống, tiếp tục chấp nhập rằng quyền chỉ huy xã hội thuộc về một nhóm ưu thế có đạo đức và có giáo dục"[17]. Một poster được treo lên trong những cuộc phản kháng tháng 4 thể hiện tình cảm chung của những người phản kháng rằng người dân nông thôn không phải là lực lượng nắm quyền lực hàng đầu mà "ít nhất các công dân đô thị,

các trí thức và các thành viên Đảng Cộng sản đã sẵn sàng cho dân chủ như bất kỳ một công dân nào sẵn sàng sống trong các xã hội dân chủ. Vì thế chúng ta phải tiến hành dân chủ toàn diện bên trong Đảng Cộng sản và bên trong các vùng đô thị"[17]. Chủ nghĩa ưu thế thành thị này đã làm ảnh hưởng tới việc khuấy động phong trào tại các vùng nông thôn[17].

[sửa] Ảnh hưởng trên các khuynh hướng chính trị trong nước Các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm mất đi quan niệm tự do hóa chính trị đang phát triển trong dân chúng hồi cuối thập niên 1980; vì thế, nhiều cải cách dân chủ được đề xuất trong thập niên 1980 đã bị bãi bỏ. Dù có đã có một số quyền tự do cá nhân được ban hành từ thời điểm đó, những cuộc tranh luận về những sự thay đổi cơ cấu trong chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một chủ đề cấm kỵ. Tại Hồng Kông, các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn đã dẫn tới những lo ngại rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không thực hiện các cam kết một quốc gia, hai chế độ khi nhận lại hòn đảo này năm 1997. Một hậu quả của nó là việc vị toàn quyền mới, Chris Patten, đã tìm cách mở rộng quyền cho Hội đồng Lập pháp Hồng Kông dẫn tới sự xích mích với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đã có những cuộc thắp nến tưởng niệm thu hút hàng chục nghìn người ở Hồng Kông hàng năm từ năm 1989 và những cuộc tưởng niệm đó vẫn tiếp tục diễn ra sau khi quyền lực đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Những cuộc phản kháng cũng đánh dấu một sự thay đổi trong các quy ước chính trị, là đầu mối của các chính sách tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước cuộc phản kháng, theo hiến pháp năm 1982, Chủ tịch nước chủ yếu chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng. Theo quy ước, quyền lực được phân chia giữa ba chức vụ Chủ tịch, Thủ tướng và Tổng thư ký Đảng Cộng sản Trung Quốc, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một nhóm khác nhau, nằm ngăn chặn sự độc quyền thái quá kiểu Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, sau khi Dương Thượng Côn sử dụng quyền lực người đứng đầu nhà nước của mình để huy động quân đội, chức Chủ tịch một lần nữa lại là chức vụ nắm quyền lực thực sự. Vì thế, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng thư ký Đảng cộng sản Trung Quốc, và được coi là người nắm quyền thực sự. Năm 1989, cả quân đội Trung Quốc và cảnh sát Bắc Kinh đều không có phương tiện chống bạo động thích hợp, như đạn cao su, hơi cay vẫn thường được sử dụng ở phương Tây đối phó với các cuộc bạo loạn[18]. Sau các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát chống bạo động tại các thành phố Trung Quốc đã được trang bị các vũ khí không gây chết người để kiểm soát bạo loạn.

Một đài kỷ niệm với một chiếc xe đạp bị phá hỏng và một vệt xích xe tăng - biểu tượng của những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn - tại thành phố Wrocław Ba Lan

[sửa] Ảnh hưởng kinh tế Các cuộc phản kháng Thiên An Môn không đánh dấu sự chấm dứt của cải cách kinh tế. Như một hậu quả trực tiếp sau những cuộc phản kháng, phe bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách xoá bỏ một số cải cách thị trường tự do đang được tiến hành như một phần của cải cách kinh tế Trung Quốc, và tái lập quyền kiểm soát hành chính với nền kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã gặp phải sự phản đối kiên quyết của các quan chức địa phương và đã hoàn toàn mất tác dụng hồi đầu thập niên 1990 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và chuyến đi về phương nam của Đặng Tiểu Bình. Sự tiếp tục của cải cách kinh tế dẫn tới tăng trưởng kinh tế trong thập niên 1990, cho phép chính phủ giành lại hầu hết sự ủng hộ của dân chúng mà họ đã mất năm 1989. Ngoài ra, không một lãnh đạo nào hiện nay của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đóng vai trò chủ chốt trong quyết định đàn áp phản kháng, và một gương mặt chính trị quan trọng là Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã từng là trợ thủ của Triệu Tử Dương tháp tùng ông tới gặp các sinh viên phản kháng. Các lãnh đạo cuộc phản kháng tại Thiên An Môn không thể lập ra một phong trào hay một ý thức hệ chặt chẽ có khả năng tồn tại sau khoảng giữa thập niên 1990. Đa số lãnh đạo sinh viên đều xuất thân từ tầng lớp khá cao trong xã hội và được coi là ngoài tầm với của người dân thường. Một số trong số họ là những người theo chủ nghĩa xã hội và muốn đưa Trung Quốc trở về với con đường của chủ nghĩa xã hội. Nhiều tổ chức bắt đầu xuất hiện sau sự kiện Thiên An Môn nhanh chóng tan rã vì những cuộc đấu đá lẫn nhau. Nhiều nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài ủng hộ việc hạn chế thương mại với Trung Quốc đại lục dần mất tần ảnh hưởng cả trong và ngoài Trung Quốc. Một số tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, với mục tiêu đưa cải cách dân chủ vào Trung Quốc không ngừng đưa ra các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc vẫn còn đó. Một trong những tổ chức lâu đời và có ảh hưởng nhất là China Support Network (CSN), được thành lập năm 1989 bởi một nhóm nhà hoạt dộng người Mỹ và Trung Quốc sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn.

[sửa] Một hố sâu ngăn cách thế hệ Lớn lên với ít kỷ niệm về sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và không biết gì về cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng lại được tận hưởng sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có trên trường quốc tế cũng như trước những khó khăn nước Nga đang gặp phải từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, nhiều người Trung Quốc không còn coi việc tự do hóa chính trị là một vấn đề bức thiết nữa, thay vào đó là những chuyển đổi từ từ sang sự dân chủ hóa[cần dẫn nguồn]. Nhiều thanh niên Trung Quốc, trước sự trỗi dậy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hiện quan tâm nhiều hơn tới phát triển kinh tế, chủ nghĩa quốc gia, bảo vệ môi trường, việc duy trì tầm ảnh hưởng trên các sự kiện quốc tế và nhận thức những sự yếu kém của chính phủ như trong vấn đề Vị thế chính trị Đài Loan hgay quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku) đang tranh cãi với Nhật Bản[cần dẫn nguồn].

Trong giới trí thức ở Trung Hoa lục địa, dấu ấn của các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn dường như đã tạo nên một kiểu chia tách thế hệ. Giới trí thức, những người ở tuổi 20 khi các cuộc phản kháng diễn ra thường ít có cảm tình với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn những sinh viên trẻ sinh ra sau những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình[cần dẫn nguồn]. Trong giới công nhân thành thị, việc tiếp tục các cuộc cải cách thị trường trong thập niên 1990 đã mang lại cho họ tiêu chuẩn sống cao hơn cũng như một đảm bảo kinh tế tốt hơn[cần dẫn nguồn]. Những cuộc phản kháng của công nhân đô thị về các vấn đề như không trả lương và nạn tham nhũng tại địa phương vẫn thường diễn ra với ước tính vài ngàn vụ như vậy mỗi năm[cần dẫn nguồn]. Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ không muốn chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu đàn áp các cuộc phản kháng đó và chúng cũng chỉ liên quan tới các vấn đề địa phương, không kêu gọi những cải cách sâu hơn nữa và không liên quant ới sự phối hợp với công nhân những nơi khác[cần dẫn nguồn]. Một khác biệt hoàn toàn với tình hình năm 1989, trung tâm sự bất bình tại lục địa Trung Quốc lại xảy ra tại các vùng nông thôn, vốn không hề thấy sự tăng trưởng thu nhập từ thập niên 1990 và không được nhận thành quả từ cuộc bùng nổ kinh tế trong thập kỷ đó[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, sự thiếu tổ chức khiến tầng lớp nông dân không thể được huy động ủng hộ cho chính phủ năm 1989, cũng khiến họ không được tổ chức để chống lại chính phủ đầu thế kỷ 21. Năm 2006, chương trình "Frontline" trên kênh PBS của Mỹ phát sóng một đoạn phim được quay tại Đại học Bắc Kinh, nhiều sinh viên ở trường này từng tham gia vào cuộc phản kháng năm 1989. Bốn sinh viên được hỏi về bức ảnh "Người biểu tình vô danh" nhưng không ai trong số họ biết sự kiện đó là gì. Một số trả lời đó là một cuộc duyệt binh hay một bức hình minh hoạ1.

[sửa] Các vấn đề liên quan tới Sự kiện Thiên An Môn ngày nay [sửa] Chủ đề cấm tại Lục địa Trung Quốc Đây vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa[10]. Trong khi thông tin về Cách mạng Văn hóa có thể thấy trên sách báo, trang web của chính phủ Trung Quốc thì sự kiện này hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, các chương trình đưa tin tại Trung Quốc chỉ coi việc đàn áp là một hành động cần thiết để đảm bảo sự ổn định. Với giới trẻ Trung Quốc, thông thường họ không biết gì về những người biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn[19]. Hàng năm, có một cuộc tuần hành lớn tại Hồng Kông, nơi mọi người tưởng niệm các nạn nhân và yêu cầu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay đổi quan điểm chính thức của mình. Những bức thư thỉnh cầu về vụ việc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, đáng chú ý nhất là của Tiến sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh và Những bà mẹ Thiên An Môn, một tổ chức được bà mẹ của một trong những nạn nhân bị giết hại năm 1989 lập ra để các gia đình tìm kiếm sự thực, sự bồi thường cho những đứa con đã mất, và quyền nhận quà tặng, đặc

biệt là từ nước ngoài[20]. Quảng trường Thiên An Môn được tuần tra chặt chẽ trong ngày kỷ niệm mùng 4 tháng 6 hàng năm để ngăn chặn bất kỳ hành động tưởng niệm nào có thể diễn ra tại đây. Sau khi chính phủ trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải tổ nhân sự năm 2004, nhiều thành viên nội các đã đề cập tới sự kiện Thiên An Môn. Tháng 10 năm 2004, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tới Pháp, ông đã lặp lại rằng "chính phủ tiến hành biện pháp kiên quyết để dẹp yên cơn bão chính trị năm 1989, và cho phép Trung Quốc có một chính phủ ổn định". Ông nhấn mạnh rằng quan điểm của chính phủ về sự kiện này sẽ không thay đổi. Tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói trong một cuộc họp báo rằng trong thập niên 1990 đã có một cơn bão chính trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong bối cảnh tan rã của Liên Xô và những thay đổi tận gốc rễ ở Đông Âu. Ông nói rằng Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản đã thành công trong việc đưa ra chính sách mở cửa ổn định và bảo vệ "Sự nghiệp Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc". Năm 2005, Lý Ngao, một nhà hoạt động chính trị Đài Loan và một nhân vật truyền hình nổi tiếng, đã có một bài nói chuyện tại Đại học Bắc Kinh. Ông đã ám chỉ đến cuộc phản kháng năm 1989 khi nhắc tới sự kiện Bonus March[21] tại Hoa Kỳ gần 50 năm trước, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Trong bài nói nay, ông thêm rằng bất kỳ một chính phủ quốc gia nào trên thế giới đều phải dùng tới sức mạnh quân sự khi quyền lực của họ bị đe doạ.

[sửa] Lịch sử bị xoá bỏ tại Lục địa Trung Quốc Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet. Không ai được phép tạo bất kỳ một website nào liên quan tới sự kiện[cần dẫn nguồn]. Một lệnh tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc lục địa đa phần sẽ chỉ là con số không, ngoài một phiên bản chính thức của chính phủ với quan điểm của họ, chủ yếu thuộc website của Nhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ khác[1][2]. Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Hoa lục địa, Google.cn, để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989[22], cũng như các chủ đề khác như Độc lập Tây Tạng, phong trào tinh thần đã bị cấm Pháp Luân Công và Vị thế chính trị Đài Loan. Khi mọi người tìm kiếm các thông tin bị kiểm duyệt đó, nó sẽ liệt kê câu sau ở dưới trang bằng tiếng Trung Quốc, "Theo các luật, quy định và chính sách tại địa phương, một phần kết quả tìm kiếm sẽ không được thể hiện". Các bài viết của Wikipedia về cuộc phản kháng năm 1989 cả bằng tiếng Anh và trên Wikipedia tiếng Trung, là một nguyên nhân dẫn tới sự phong tỏa Wikipedia của chính phủ Trung Hoa đại lục. Ngày 15 tháng 5 năm 2007, lãnh đạo Liên minh Dân chủ về sự Cải tiến ở Hồng Kông ủng hộ Bắc Kinh đã bị nhiều người chỉ trích khi tuyên bố "đó không phải là một vụ thảm sát", bởi không có "phát bắn có chủ đích và bừa bãi nào". Ông nói điều này cho thấy Hồng Kông "chưa đủ chín chắn" khi tin vào những tuyên bố bừa bãi của nước ngoài rằng đã xảy ra một vụ thảm sát. Ông nói vì Hồng Kông thiếu chủ nghĩa yêu

nước và tính đồng nhất quốc gia, nên "chưa sẵn sàng cho dân chủ cho tới năm 2022"[23]. Những lời tuyên bố của ông đã bị lên án mạnh mẽ. Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ngày kỷ niệm vụ thảm sát một đoạn quảng cáo với dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 4 tháng 6" đã xuất hiện trên tờ Chengdu Evening News. Sự việc đang được chính phủ Trung Quốc điều tra, và ban biên tập viên đã bị sa thải[24][25]. Người thư ký thông qua đoạn quảng cáo này được cho là chưa từng nghe về vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 và đã được nói rằng nó chỉ đề cập tới ngày kỷ niệm một thảm hoạ hầm mỏ[26].

[sửa] Cấm vận vũ khí Hoa Kỳ-EU Lệnh cấm bán vũ khí cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã được đưa ra sau sự đàn áp bằng bạo lực những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn, hiện vẫn có hiệu lực. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm từ nhiều năm nay và đang được một số ủng hộ từ phía các thành viên Hội đồng Liên minh Châu Âu. Đầu năm 2004, Pháp đã dẫn đầu một phong trào vận động dỡ bỏ lệnh cấm bên trong EU. Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã công khai ủng hộ lập trường của cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac về việc xóa bỏ cấm vận. Lệnh cấm vận vũ khí đã được thảo luận tại một cuộc họp thượng đỉnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-EU tại Hà Lan từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 2004. Trong khi cuộc họp thượng đỉnh diễn ra, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tìm cách gia tăng sức ép lên Hội đồng EU để dỡ bỏ lệnh cấm vận khi cảnh báo rằng lệnh này sẽ làm tổn hại tới những mối quan hệ Trung Hoa-EU. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui gọi lệnh này là "lỗi thời", và ông nói với các nhà báo "nếu lệnh cấm được duy trì, quan hệ song phương chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng". Cuối cùng, Hội đồng Châu Âu vẫn không dỡ bỏ lệnh cấm vận. Người phát ngôn EU Françoise le Bail nói vẫn còn có những lo ngại về cam kết của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về nhân quyền. Nhưng ở thời điểm đó, EU thực sự có cam kết đàn phán để dỡ bỏ lệnh cấm vận. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục gây áp lực đòi dỡ bỏ lệnh này, và một số quốc gia thành viên đã bắt đầu từ bỏ quan điểm của mình. Jacques Chirac đã yêu cầu hủy bỏ lệnh này từ giữa năm 2005. Tuy nhiên, "Luật Chống chia cắt đất nước" của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thông qua tháng 3 năm 2005 đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan, đe dọa những nỗ lực dỡ bỏ cấm vận, và nhiều thành viên Hội đồng Châu Âu đã thay đổi ý định. Các thành viên Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã đề xuất những hạn chế trong việc chuyển giao các kỹ thuật quân sự cho EU nếu họ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Vì thế Hội đồng Châu Âu không đạt được sự đồng nhất, dù Pháp và Đức vận động cho việc này, lệnh cấm vận vẫn được duy trì. Anh Quốc nắm chức Chủ tịch EU tháng 7 năm 2005, khiến việc dỡ bỏ lệnh này trong thời gian giữ chức vụ của họ không thể diễn ra. Anh Quốc luôn giữ một số quan điểm trong việc dỡ bỏ cấm vận và muốn để nó sang một bên, hơn là làm xấu đi quan hệ EU-Hoa Kỳ. Các vấn đề khác như sự thất bại của Hiến pháp Châu Âu và sự bất đồng tiếp diễn về Ngân sách Châu Âu cũng như Chính sách Nông nghiệp chung khiến lệnh cấm vận càng ít được chú ý. Anh Quốc muốn dùng chức chủ tịch của mình để tăng cường cải cách bán xỉ trong EU, vì thế việc dỡ bỏ cấm vận càng không có cơ hội xảy ra. Việc José Manuel Barroso trúng cử chức Chủ tịch Ủy ban Châu Âu càng gây khó

khăn cho việc dỡ bỏ cấm vận. Tại một cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo Trung Quốc hồi giữa tháng 7 năm 2005, ông nói thành tích nhân quyền kém cỏi của Trung Quốc sẽ cản trở bất kỳ thay đổi nào trong lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc của EU[27]. Chính trị cũng đã thay đổi tại các quốc gia từng ủng hộ việc dỡ bỏ cấm vận. Schröder thất bại trong cuộc bầu cử liên bang Đức năm 2005 trước Angela Merkel, bà trở thành Thủ tướng ngày 22 tháng 11 năm 2005 - Merkel tỏ rõ quan điểm phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm. Jacques Chirac đã tuyên bố ông không ra tranh cử chức Tổng thống Pháp một lần nữa năm 2007. Người kế nhiệm ông, Nicolas Sarkozy, có khuynh hướng thân Mỹ hơn và cũng không ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm. Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu luôn phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc. Dù việc không cần có sự đồng ý của cơ quan này trong việc hủy bỏ lệnh cấm, nhiều người cho rằng điều này phản ánh đúng lòng mong muốn của nhân dân Châu Âu hơn vì đây là cơ quan đại biểu do người dân Châu Âu trực tiếp bầu ra— Hội đồng Châu Âu được chỉ định bởi các quốc gia thành viên. Nghị viện Châu Âu đã nhiều lần phản đối bất kỳ một sự dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí nào với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: • •



Nghị quyết ngày 28 tháng 4 năm 2005, về Báo cáo hàng Năm về Nhân quyền trên Thế giới năm 2004 và chính sách của EU về vấn đề này, Nghị quyết ngày 23 tháng 10 năm 2003, về báo cáo hàng năm từ Ủy ban thuộc Nghị viện Châu Âu về các khía cạnh chính và các lựa chọn cơ bản của CFSP, nhấn mạnh trên một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đài Loan thông qua thương lượng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan và kêu gọi Trung Quốc rút tên lửa khỏi các tỉnh ven eo biển Đài Loan, và Nghị quyết về quan hệ giữa EU, Trung Quốc và Đài Loan và an ninh vùng Viễn Đông ngày 7 tháng 7 năm 2005. EP đã nhiều lần lưu ý rằng tình trạng nhân quyền hiện tại ở Trung Quốc, với những quyền dân sự căn bản, quyền tự do văn hóa và chính trị không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được Trung Quốc công nhận.

Lệnh cấm vẫn vũ khí ngăn cản việc lựa chọn mua trang bị vũ khí của Trung Quốc. Trong số các nguồn được tìm kiếm gồm Khối Liên Xô cũ mà mối quan hệ đã bị tổn hại sau Sự chia rẽ Trung-Xô. Các nhà cung cấp khác trước kia gồm Israel và Nam Phi, nhưng áp lực từ phía Hoa Kỳ đã hạn chế những sự hợp tác tương lai[cần dẫn nguồn].

[sửa] Bồi thường Dù chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhập đã hành động sai, trong tháng 4 năm 2006 đã có một khoản chi cho gia đình của một trong những nạn nhân, trường hợp bồi thường công khai đầu tiên của chính phủ với gia đình nạn nhân liên quan tới sự kiện Thiên An Môn. Khoản chi được gọi là "hỗ trợ khó khăn" cho Đường Đức Anh, con trai của bà Chu Quốc Thông, chết khi 15 tuổi trong khi bị cảnh sát giam giữ tại Thành Đô ngày 6 tháng 6 năm 1989, hai ngày sau khi Quân đội Trung Quốc giải tán những người phản kháng trên quảng trường Thiên An Môn. Người phụ nữ này được thông báo đã nhận được 70.000 tệ (xấp xỉ $8.700 USD). Hành động này đã được nhiều nhà hoạt động người Trung Quốc đón nhận, nhưng bị một số người coi là hành động giữ ổn định xã hội và không tin có sự thay đổi trong quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản[28].

[sửa] Dấu ấn trong văn hóa [sửa] Các cuốn sách, phim và chương trình TV bị kiểm duyệt tại Lục địa Trung Quốc Năm Dương]] khi bị quản thúc tại gia cũng bị cấm tại Trung Quốc.

[sửa] Bài hát •

• • • • • • • • •



• •

Ban nhạc The Hooters đã ghi âm bài hát "500 Miles" (500 dặm) thời Nội chiến Mỹ năm 1989 trong album Zig Zag của họ, với bộ ba nhạc dân gian Peter, Paul and Mary, và thêm vào những lời mới đề cập tới cuộc phản kháng (A hundred tanks along the square, One man stands and stops them there - Một trăm chiếc xe tăng dọc theo quảng trường, Một người đứng chặn chúng ở đó). Bài hát với chủ đề lịch sử "We Didn't Start the Fire" (Chúng ta không khởi động trận bắn giết) ("Trung Quốc dưới thiết quân luật") của Billy Joel "Democracy" của Leonard Cohen ("...from those nights in Tiananmen Square" - ...từ những đêm đó trên Quảng trường Thiên An Môn) Bài hát "Trung Quốc" của Joan Baez năm 1989 "The Tiananmen Man" của Nevermore "Watching TV" trong album solo Amused to Death của Roger Waters năm 1992 "Karate" của Tenacious D "Hypnotize" của System of a Down "Faith" của The Cure cùng ngày với vụ thảm sát, dành tặng những người đã mất Cùng khoảng thời gian diễn ra sự kiện, nhiều ca sĩ nhạc pop Đài Loan đã tụ họp hát một bài ca đặc biệt với tên gọi 歷史的傷口 Vết thương của lịch sử. Bài hát này đã trở thành một trong những bài hát cho tới ngày nay vẫn làm dâng tràn cảm xúc trong lòng những người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là những người ủng hộ dân chủ, vì ảnh hưởng sâu sắc của của cuộc phản kháng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc. "Arrested in Shanghai" của Rancid trong album Indestructible có một dòng: So I protest the massacres at the Tiannamen Square (Vì thế tôi phản đối các vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn) "Roll Right" của Rage Against the Machine gồm đoạn: Lick off the shot my stories shock you like Ellison, main line adrenalin, Gaza to Tiananme "Tin Omen" của nhóm nhạc Canada Skinny Puppy có những lời nói tới những cuộc phản kháng cũng như cuộc phản kháng tại Đại học Kent State

[sửa] Truyền hình •



Trong The Simpsons, phần "Goo Goo Gai Pan", có một cảnh với một tấm bảng viết "On this spot in 1989, nothing happened" (Ở nơi này năm 1989, không có điều gì xảy ra). Ngoài ra, Selma còn xuất hiện phía trước một chiếc xe tăng do một sĩ quan Trung Quốc điều khiển. Cảnh quay từ cùng góc như bức ảnh "Người biểu tình vô danh" nổi tiếng. Phóng viên tin tức kỳ cựu của CNN Kyra Phillips đã đưa ra những lời chỉ trích vào tháng 3 năm 2006 khi bà so sánh Các cuộc phản kháng lao động tại Pháp

năm 2006, trong đó không một người nào thiệt mạng, với những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, nói "Phần nào thấy lại những kỷ niệm về Quảng trường Thiên An Môn, khi bạn thấy những nhà hoạt động đó phía trước những chiếc xe tăng"[29]. Chris Burns của CNN đã nói với Bộ trưởng ngoại giao Pháp Philippe Douste-Blazy rằng những lời so sánh của bà là "đáng tiếc"[30].

Quảng trường Thiên An Môn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Quảng trường Thiên An Môn Quảng trường Thiên An Môn (giản thể: 天安门广场, phồn thể: 天安門廣場, bính âm: Tiān'ānmén Guǎngchǎng) là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989.

Mục lục [ẩn] • • •

1 Sơ lược 2 Đặc trưng 3 Sự kiện



4 Liên kết ngoài

[sửa] Sơ lược

Quảng trường được xây vào năm 1417, chiều dài 880 m nam-bắc và chiều rộng 500 m đông-tây. Do đó, diện tích của quảng trường là 440.000 mét vuông. Trong năm 1651 (đời nhà Thanh), cổng nó được tu bổ và đổi tên như bây giờ. Trong đời nhà Minh và nhà Thanh, tại Thiên An Môn không có quảng trường, thay vào đó khu vực này là các cơ sở của triều đình. Trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, khu này bị thiệt hại nhiều và đã được dẹp để tạo ra quảng trường ngày nay.

[sửa] Đặc trưng Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại hội đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi. Quảng trường được tỏa sáng bởi những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Khu vực bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát (có và không mặc đồng phục).

[sửa] Sự kiện Quảng trường Thiên An Môn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị như là việc Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 1989. Trong cuộc biểu tình trong năm 1989, một số người biểu tình đã bị thiệt mạng trên đường về phía tây của quảng trường và một số khu vực lân cận. Một số nguồn (Graham Earnshaw [1] và Columbia Journal Review [2]) cho rằng không ai bị thiệt mạng tại quảng trường. Trong báo chí các nước Tây phương, sự kiện này được gọi là Cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Massacre). Những người chống lại phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc phản đối cách gọi này.

Cố Cung Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở bài định hướng Tử Cấm Thành và Cố Cung (định hướng). Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương* Di sản thế giới UNESCO

Ngai rồng (trên hình là dòng chữ Chính đại quang minh) Quốc gia Dạng Tiêu chuẩn Tham khảo Vùng† Công nhận Gia hạn

Trung Quốc Văn hóa i, ii, iii, iv 439 châu Á-Thái Bình Dương Lịch sử công nhận 1987 (Kỳ họp thứ 11) 2004

* Dịch từ tên chính thức trên danh sách Di sản thế giới. † Vùng được UNESCO phân loại chính thức.

Cấm Thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được hoàng thành bao bọc xung quanh. Tọa độ:

39°54′56″B, 116°23′27″Đ Tử

Tử Cấm Thành được khởi công xây dựng vào năm 1406 dưới thời Vĩnh Lạc. Sau đó được Càn Long và Gia Khánh tu sửa lại. Các số liệu thực tế: • • • •

Diện tích: 250.000 m² Số công trình: 800 Số phòng: 8.886 Số nhân lực ước tính: 1.000.000

[sửa] Hình ảnh

Cố Cung - Tử Cấm Thành Bắc Kinh Thời gian: Khởi hành : Giá :

Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu . Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh - Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm . Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.

Cửa Ngọ Môn Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che. Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình

Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái

Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau .

Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện. Quần thể này được xây dựng trên đài cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ (TQ). Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế . Cửa Thái Hoà Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng đế nhà Hán. Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều. Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà . Điện Thái Hoà Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó . Các kiến trúc của Trung Quốc thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau. Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn . Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công… Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm của trung tâm .

Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong giới học giả Trung Quốc, đối với rồng có nhiều giả thiết khác nhau. Người cho rồng là hình tượng tổng hợp của nhiều con vật, như: rắn, cá, trâu, bò, chim muôn…Người cho rồng là hình tượng của mây mưa, sấm chớp. Cũng có người cho rồng là hình tượng của khủng long và cá sấu hợp lại

Thực ra, cho đến nay, người ta chưa kết luận được rằng rồng là loài vật như thế nào nhưng rồng vẫn luôn được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng. Từ khi Hán Vũ Đế tự nhận mình là con rồng thì các hoàng đế Trung Hoa sau đó đều tự coi mình là rồng, là con trời, được Thượng Đế phái xuống trần gian để trông coi trăm họ. Do đó, cung điện vua ở gọi là Long cung, quần áo vua mặc gọi là Long bào, ghế vua ngồi gọi là Long kỷ, các đồ dùng của vua đều chạm trổ hoa văn hình rồng và các hoa văn trang trí trong cung điện nhà vua đâu đâu cũng mang hình rồng. Con đường chính nhà vua đi có lát 9 phiến đá lớn, trên mặt chạm trổ 9 con rồng, biểu tượng của Cửu trùng đài . Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.

Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến Điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy. Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng Cung Càn Thanh Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản . Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần. Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh có 35 con trai. Sau 1 thời gian dài tranh chấp, cuối cùng người con trai thứ 4 của ông được kế vị. Sau khi Ung Chính lên ngôi vua, ông rút kinh nghiệm nên đã đưa ra quyết định là lúc vua còn sống không công bố tên tuổi người kế vị, mà chỉ viết tên tuổi người đó vào 2 mảnh chiếu chỉ: 1 mảnh Nhà vua giữ bên mình, còn mảnh kia được để ở cung Càn Thanh, phía sau bức đại tự Chính Đại Quang Minh, chờ khi vua băng hà mới đem 2 mảnh có tên người đó gộp lại và công bố cho mọi người biết. Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh

Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết. Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu. Lối kiến trúc của 3 ngôi điện lớn ở tiền triều phía trước, nhưng về quy mô to nhỏ, cao thấp, rộng hẹp thì kém nhiều.

Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển) Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự hoa viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu, các.

Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước. Điện Dưỡng Tâm Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng . Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ). Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.

(Theo Di sản thế giới - NXB Trẻ)

Cố cung Bắc Kinh Tại trung tâm Bắc Kinh, có một quần thể kiến trúc mái vàng rực rỡ, trang nghiêm huyền bí - đó là Tử Cấm Thành, tức Cố Cung. Cố cung Bắc Kinh là viên ngọc sáng ngời trong các kiến trúc cung đình của Trung Quốc, cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên thế giới.

Cố Cung do Chu Đệ, đời vua thứ hai nhà Minh ra lệnh xây dựng vào năm 1406 và kéo dài suốt 14 năm mới hoàn thành. Trong gần 500 năm lịch sử, cho đến khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, tổng cộng có 24 đời vua từng sống và xử lý quốc sự tại đây. Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành tráng,

Đường vào Tử Cấm Thành từ hướng nam.

bày biện sang trọng của Cố Cung đều thuộc loại hiếm có trên thế giới. Diện tích Cố Cung hơn 20.000 m2, chiều dài nam - bắc gần 1.000 m, chiều đông - tây rộng 800 m, xung quanh có tường thành cao hơn 10 mét bao bọc, bên ngoài bức tường có sông hộ thành rộng hơn 50 mét. Cố Cung được xây dựng theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc. Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung đều thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn trong Cố Cung thu hút sự chú ý của mọi người nhất. Đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị và tổ chức các nghi lễ long trọng. Điện Thái Hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố Cung. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.000 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 m, chiều cao của điện gần 40 m, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Trong nền văn hóa Trung Quốc, rồng tiêu biểu cho quyền vua, nhà vua được coi là “chân long thiên tử”, các vật trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình tượng của rồng, phía trên bên dưới có tới gần 13 nghìn hình tượng con rồng.

Lối vào điện bằng đá khắc rồng.

Kiến trúc của Cố Cung còn nhiều thứ để nghiên cứu. Các cung điện trong Cố Cung đồ sộ, lầu các trùng điệp, truyền rằng tổng cộng có 9.999 gian. Người thời xưa cho rằng, nhà ở của Thiên Đế, tức vua trời trên tiên cung, có 10 nghìn gian, nhà vua là con của Thiên hoàng, phải hạn chế bản thân, không được vượt quá Thiên đế, cho nên số lượng các gian nhà trong Cố Cung ít hơn Thiên cung nửa gian. Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ, đã tập trung kết tinh trí tuệ vượt bậc của nhân dân lao động Trung Quốc. Lớn là kết cấu của cả cụm kiến trúc, nhỏ là mỗi thứ trang trí các loại trên mái nhà, cửa ra vào, tường vách đều giàu trí tưởng tượng kỳ diệu. Nền móng bằng đá trắng của điện Thái Hoà đã khiến ngôi điện này trở nên càng đồ sộ và hoành tráng. Cố Cung là cụm kiến trúc bằng gỗ, thợ kiến trúc các đời vua đã vắt óc cho phương pháp phòng hỏa hoạn. Trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, nhưng toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa do các kiến trúc sư dày công thiết kế. Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hỏa. Đến mùa đông, cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước ấm không bị đóng băng. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu chở từ khắp các nơi trong cả nước đến, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hằng mấy nghìn km. Vì là Hoàng cung nên Cố Cung còn lưu trữ rất nhiều văn vật quý hiếm. Theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số văn vật của cả Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu có một không hai. Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới “địa cung” này.

Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ hoành tráng đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Quốc. Các nhà kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, ̣ thiết kế và kiến trúc của Cố Cung Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa lâu đời Trung Quốc, thể hiện thành tựu xuất sắc về kiến trúc của những người thợ Trung Quốc cách đây hơn 500 năm. Cố Cung đã trải qua Cảnh trong vườn thượng uyển. hơn 580 năm kể từ khi xây, phần lớn kiến trúc trong Cố Cung đã cũ. Những năm gần đây, các du khách đến thăm quan Cố Cung ngày một đông, lưu lượng du khách hằng năm gần 10 triệu lượt người. Để giữ gìn Cố Cung được tốt hơn, từ năm 2003, chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho trùng tu từng phần cho đến toàn diện Cố Cung. Công trình trùng tu này sẽ được tiến hành liên tục trong 20 năm. (Theo Chinabroadcast

Di Hòa Viên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm Di Hòa Viên* Di sản thế giới UNESCO

Quốc gia Dạng Tiêu chuẩn Tham khảo Vùng† Công nhận

Trung Quốc Văn hóa i, ii, iii 880 Châu Á-Thái Bình Dương Lịch sử công nhận 1998 (Kỳ họp thứ 22)

* Dịch từ tên chính thức trên danh sách Di sản thế giới. † Vùng được UNESCO phân loại chính thức.

Di Hòa Viên (tiếng Trung: 颐和园/頤和園; bính âm: Yíhé Yuán) là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.

Vạn Thọ Sơn nhìn từ hồ Côn Minh.

A Panorama shot taken in Winter

[sửa] Lịch sử Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

[sửa] Kiến trúc

Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh. Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa. Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác. Đến đời Vua Càn Long (1736-1796) nhà Thanh, quy mô khu công viên không những đã mở rộng một cách đáng kể, mà còn được xây thêm nhiều công trình mới, và đổi tên là Thanh Ý viên. Năm 1860 liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh đã tràn vào đây cướp bóc, đốt phá khiến Thanh Ý viên tan hoang. Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này. Nổi bật ở chính khu trung tâm là Phật Hương các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ, ngay dưới Phật Hương các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa... Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn được coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới. Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu. Đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa viên có bố cục thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã được thể hiện như thế nào. Bước đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này được công bố, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên. Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan nằm ở góc phía

bắc của Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Vì trước đây không có được bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít người nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hương các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng như cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp. Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Phải chăng chính cấu trúc này là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại TQ cũng như trên thế giới.

Vẻ tráng lệ của Di Hòa Viên Cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh đến nay đã được hơn 800 năm lịch sử. Di hòa viên đã từng bị liên quân 8 nước phá hoại nặng nề trong chiến tranh nhưng nhờ có những nỗ lực trùng tu và tôn tạo đến nay chúng ta lại có một Di Hòa Viên tuyệt đẹp.

Di Hòa viên được xây dựng trên đồi Vạn Thọ Sơn và hướng tầm nhìn về hồ Côn Minh. Tổng thể hoa viên rộng hơn 294 mẫu với hơn ¾ là diện tích hồ. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh. Di Hòa Viên theo nghĩa đen có nghĩa là vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa và được coi là công viên đẹp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cung điện không chỉ là một công viên đẹp mà còn là một kiệt tác kiến trúc với sự chặt chẽ và hết sức tinh tế về mặt phong thủy.

Nổi bật ở chính khu trung tâm là Phật Hương Các - ngôi chùa với nhiều tầng nguy nga lộng lẫy. Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Hồ Côn Minh nếu nhìn từ trên cao có hình dáng của một quả đào lớn tượng trưng cho Lộc theo thuật phong thủy truyền thống. Trong hồ có một bến thuyền có hình dáng của một chiếc thuyền đá đã từng xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim Trung Quốc sẽ đưa du khách thưởng lãm trên hồ. Men theo bờ hồ là dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian. Trong mỗi gian lại được trang trí bởi những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa. Dãy hành lang men theo hồ nếu kết hợp với núi Vạn Thọ sẽ giống đôi xương cánh của con dơi đang dang ra tượng trưng cho Phúc.

Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Với hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh làm mình thì chiếc cầu sẽ giống như một con rùa đang vươn dài đại diện cho Thọ.

Vào những ngày hè oi bức, khu vườn mới thực sự phát huy ý nghĩa của mình là ôn hòa cái nóng bằng làn nước mát lạnh, xua đi cái bực tức, căng thẳng bằng khung cảnh tuyệt vời của cỏ cây hoa lá. Đây quả là một thú vui không gì sánh được. Theo aFamily [Quay lại

Trung Quốc >Tháp truyền hình Minh Châu Đông Phương Nằm trên khu mới Phố Đông, khởi công ngày 30/7/1991 hoàn thành ngày 1/10/1994 cao 468m và đây cũng được coi là một trong mười danh thắng nổi tiếng Thượng Hải trong thập niên 90. Đứng dưới chân Tháp truyền hình Đông Phương ngước mắt nhìn lên trên các bạn chỉ nhìn thấy ba chiếc cột cao gần 300m, đường kính 9m tạo cho bạn cảm giác như bạn đang đứng dưới chân cột chống trời vậy. Tháp truyền hình Đông phương Minh Châu chia làm ba khoang. Khoang thứ nhất cách mặt đất 68m, đường kính 50m là một quả cầu bằng kết cấu bằng thép. Khoang thứ nhất được bao bọc bằng inoc và kính, bên trong có 4 tầng, tổng diện tích là 8346.5m2 bao gồm cả hành lang để khách du lịch tham quan, phòng giải trí và phòng chụp ảnh. Sau đó quý khách có thể đi cầu thang máy đến khoang thứ 2 cách mặt đất 250m. Khoang thứ hai có đường kính 45m, bên trong có 9 tầng với tổng diện tích là 10.000m2. Trong đó 6 tầng là đài thao tác và phát tín hiệu truyền hình và truyền thanh, 3 tầng là nơi tham quan du lịch và nó bao gồm 01 nhà hàng có thể chứa 500 người và phòng trà xoay chuyển khiến du khách vừa uống trà và vừa có thể ngắm cảnh toàn thành phố. Giữa khoang thứ nhất và khoang thứ hai có năm quả cầu nhỏ đó là năm khách sạn cao cấp trên không. Cách mặt đất 334m là khoang thứ 3 có đường kính 16m, nặng 50 tấn. Khoang thứ ba bao gồm hai tầng chủ yếu dành cho khách tham quan du lịch. Bên ngoài khoang ba có cột ăngten dài 118m nặng gần 450 tấn chọc trời. Khi màn đêm buông xuống Tháp truyền hình Đông phương Minh Châu toả sáng lấp lánh như chuỗi kim cương khổng lồ nổi bật trên bầu trời Thượng Hải. (Nguồn: Tổng hợp)

Đến Trung Quốc, du khách thường được gợi ý rằng: “Nếu muốn xem Trung Quốc cổ một nghìn năm thì đến Bắc Kinh, xưa một trăm năm thì đến Thượng Hải, còn muốn xem những gì vài thập niên trở lại đây thì nên đến Thâm Quyến”. Câu nói này quả không ngoa. Đối với người dân Trung Quốc, Thâm Quyến như một vùng đất hứa.

Thành phố Thâm Quyến nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Đông, cách Cửu Long, Tân Giới của Hồng Công chỉ một con sông. Diện tích toàn thành phố là 2020 km2, dân số 88 vạn người. Trước đây, Thâm Quyến chỉ là làng chài nghèo của huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông, năm 1979 chuyển thành thành phố Thâm Quyến và năm 1980 chính thức trở thành đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến bao gồm 5 khu: Sa Đầu Giác, Lô Hồ, Thượng Bộ Nam Đầu và Xà Khẩu. Sau 25 năm xây dựng, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã vươn lên trở thành cơ sở công nghiệp tiên tiến theo hướng xuất khẩu. Đây là khu vực có chỉ số xuất khẩu bình quân đầu người cao nhất Trung Quốc. Hiện nay, Thâm Quyến là đầu mối vận tải thủy của khu vực với 8 khu cảng thương nghiệp, 24 cảng lớn có thể đón được tàu cỡ vạn tấn trở lên. Sân bay Thâm Quyến là một trong 5 sân bay lớn bậc nhất Trung Quốc và mạng đường bộ cao tốc nối với các nơi tạo thành một mạng lưới giao thông đường biển - đường bộ - đường không rất phát triển. Thâm Quyến còn là trọng điểm du lịch của Trung Quốc. Đến Thâm Quyến là du khách sống với “Trung Quốc sau gần 30 năm mở cửa”. ở đây có khu “Trung Hoa cẩm tú” là thế giới thu nhỏ của nền văn hóa Trung Quốc, được xây dựng trên diện tích khoảng 30 ha với 120 mô hình lớn nhỏ theo tỷ lệ 1/15 so với cảnh thật. Vào tham quan “Trung Hoa cẩm tú”, người ta có thể thu nhận được toàn bộ những nét tiêu biểu về đất nước Trung Quốc trong 5000 năm lịch sử. Cạnh đó là “Làng văn hóa phong tục dân tộc Trung Quốc” được xây dựng trên diện tích 180.000 km2 gồm 24 mô hình thôn trại của 21 dân tộc. Vào đây, du khách không chỉ được thấy tận mắt cách cư trú của mỗi dân tộc mà còn thưởng thức các món ăn dân tộc đặc sắc của Trung Quốc. Năm 1994, Thâm Quyến đã xây dựng khu thắng cảnh lớn “Cửa sổ thế giới” với nhiều mô hình thu nhỏ các kỳ quan thế giới như tháp Ép-phen, Kim Tự tháp Ai Cập... Ngoài ra, chỉ 15 phút ngồi xe taxi, du khách sẽ đến một không gian rộng tuyệt đẹp gọi là “vườn hồ thực vật thần tiên” (FALBOG) rộng 590 ha. Đây là một quần thể thiên nhiên thoáng rộng, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi, tách biệt hẳn với khu phố thị sầm uất náo nhiệt mà ít thành phố ở châu Á nào có được. Tuy không có bề dày lịch sử cũng như những phong cảnh thiên nhiên đặc sắc nhưng bằng những chính sách phát triển hết sức thông thoáng, chỉ sau 25 năm, Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế thu hút đầu tư và du khách quốc tế vào loại nhất thì châu Á.

Theo hanoimoi.com.vn

Tham quan công viên ở Thẩm Quyến Nổi bật nhất là công trình Tháp Eiffel của thủ đô Paris (Pháp), cao 108 m. Quần thể Kim Tự Tháp của Ai Cập, khu vườn Nhật Bản, cánh đồng cối xay gió Hà Lan... là những khu vực rộng nhất trong công viên. Ngoài ra, khách tham quan cũng có thể nhìn tận mắt các kỳ quan như Tháp Niagra, Angkor Wat, Tháp nghiêng Pisa, Nàng tiên cá... Hình ảnh chùa Một Cột tại thủ đô Hà Nội được chọn làm đại diện cho Việt Nam. Phải mất ít nhất nửa ngày nếu muốn khám phá hết khu công viên này. Kể từ cuối năm 2004, khi hệ thống tàu điện ngầm của Thẩm Quyến mở cửa, khách du lịch có thể đến với "Cửa sổ Thế giới" khá dễ dàng. Chỉ cần đón tàu điện ngầm line màu đỏ, đi đến bến cuối cùng Shijiezhichuang là khách du lịch có thể nhìn thấy ngay công viên Cửa sổ thế giới. Tại đây còn có khu trượt băng và trượt tuyết chỉ với 10 nhân dân tệ (khoảng hơn 20.000 đồng) cho thời gian chơi bất kỳ. Một số hình ảnh tại Công viên Cửa sổ Thế giới:

Related Documents

Du Lich Trung Quoc
May 2020 17
Cty Trung Quoc
July 2020 6
Cac Thanh Pho Trung Quoc
November 2019 14
Nguoi Trung Quoc Xau Xi
October 2019 12
Giao Trinh Du Lich
November 2019 12