Du-kien-bi-mat-chien-tranh-viet-trung1

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Du-kien-bi-mat-chien-tranh-viet-trung1 as PDF for free.

More details

  • Words: 11,722
  • Pages: 17
dự kiện bí mật chiến tranh viet-trung

trần trung Đạo dịch từ bản anh ngữ của xinhui lời người dịch: thời điểm là đầu năm 1984. bài hát ca ngợi tình hữu nghị việt trung “việt nam trung hoa núi liền núi sông liền sông, mối tình hữu nghị thắm như rạng đông” của Đổ nhuận không còn được hát trong những chương trình hoa ngữ của đài phát thanh hà nội. cuộc chiến việt trung lần thứ nhất đã chấm dứt. cả hai bên, vì lý do khác nhau, đều không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết, nhưng trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới việt trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra. bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang internet china defence và cũng được in trong tác phẩm dữ kiện bí mật của chiến tranh trung-việt (secret records of sino-vietnamese war) của ba tác giả jin hui, zhang hui sheng and zhang wei ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ. bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh trung cộng. mặc dù nhiều đoạn không che dấu được tính khoát loát, cường điệu cố hữu, những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng trung cộng vẫn không từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ. Đồng thời, những lời kể cũng nói lên sự bất lực của giới lãnh đạo cộng sản việt nam chỉ biết cúi đầu thần phục, chỉ biết hối lộ tham nhũng, sống xa hoa trên sự nghèo đói của nhân dân và không biết nhục khi nhìn đất nước từng mảnh đang rơi vào tay trung cộng. bài tường thuật do môt trung Đoàn trưởng pháo binh quân Đội nhân dân trung quốc trong cuộc chiến trung-việt lần thứ hai. tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh trung-việt lần thứ hai. bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết. lưu ý: núi lão sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. lão sơn có nghĩa là “núi già” theo tiếng tàu. lão sơn nằm bên trong lãnh thổ việt nam gần biên giới trung quốc. sau cuộc chiến 1979, việt nam đã xử dụng đỉnh lão sơn như một trạm xuất phát, nơi các lực lượng việt nam điều hợp các cuộc lục soát lớn vào trung cộng. Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng nhận lịnh phải chiếm mủi lão sơn. ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến ei-liang, và ngày 20 đến đồi ma-sho. sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng tư, 3 đại đội gia nhập “Đề án 142”. họ bắn vài loạt đạn về phía việt nam và rút ngay, để buộc phía việt nam trả đủa, và qua đó, để lộ vị trí. chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo địch. ngày 26 tháng tư, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và lực lượng Đặc nhiệm pháo binh 119 được thành lập. Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. không ai được phép gây tiếng động. chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ. tầm hỏa lực chỉ cách địch quân 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. chúng tôi bố trí súng đọc phía bên phải của một căn nhà hoang. trung đội 4 thám thính tiến quá sát với địch quân, chỉ cách địch 400 mét và trong tầm bắn thẳng.

ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. quân đội việt nam phản ứng trong vòng 2 phút. và ngay trong những viên đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một trung đội trưởng của chúng tôi. anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại lão sơn. chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. bộ binh tiếng bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi lão sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng địch bằng 5 phát pháo trực xạ. ngày 11 tháng 6, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. duy nhất một trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực của địch ngăn chận. trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị địch quân tràn ngập. vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. lúc 6 giờ, địch quân mở cuộc tấn công mới. các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. khoảng 500 đến 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa. chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân địch. tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân thù. Đến 3 giờ chiều, quân địch không thể nào đạt đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. tư lịnh sư đoàn ra lịnh chúng tôi khai hỏa. trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. cả đại đội địch quân đã không thể rút về vị trí của chúng. ngày 12 tháng 7, địch quân phản kích. sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắn chắn sẽ dùng để tiến. những con đường đó được chia ra. mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. một trong số đó do li hai-ren chỉ huy. mật ngữ để tấn công là heo rừng. ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị địch quân. theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh. chúng tôi quả quyết địch quân sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. lúc nửa khuya, chúng tôi có 2.5

lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của địch quân và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó. sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng chang yo-hop. tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy địch quân, khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía bắc của dòng sông. tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. tư lịnh phó sư đoàn chấp thuận. tôi ra lịnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng tàu). tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. thật phí đạn. bộ tư lịnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. lúc đó khoảng 3 giờ sáng. nhiều binh sỉ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay. ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. những lính bị thương cũng không rên rĩ. họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được. lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Địch quân cũng rất giỏi dấu tung tích. họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công. ngay khi địch quân tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục. ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích. chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. chúng tôi giết rất nhiều địch quân, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo. Đến trưa, chúng tôi hết đạn. khi tin này này được báo lên tư lịnh trung đoàn chang yohop, ông ta thật không vui. không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chận được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi. lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. quân đội việt nam đã chiếm lại được cao điểm 164. một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. quân việt nam từ chối rút lui. làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây

trên mặt trận. tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác việt nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lịnh trung đoàn chang yo-ho hút 4 bao thuốc. chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu. ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía việt nam để thu hồi xác chết. chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ hồng thập tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. một toán khoảng 60 đến 70 lính việt nam đến không có cờ. khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa. chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. không một người nào trong nhóm lính này sống sót. việt nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. trời đang là mùa hè. nắng rồi mưa. không ai có thể chịu được mùi xác chết. chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa. trần trung Đạo

góp gió wrote:

gg moi anh xuong, anh toan anh giang nam va anh crct, anh david cung tham khao trả lời ông nguyễn thanh giang và các Đại ca của ông: hà sĩ phu, ninh bình dương thu hương (hà nội, ngày 17 tháng 12 năm 2005)

thưa ông, tôi không rõ chính ông hay các quan thầy ông ở bộ nội vụ đã liên tục gửi những bài viết của ông, ông ninh bình và ông hà sĩ phu cho tôi từ gần một tháng nay. tháng trước, sau khi tôi cho đăng bài : trả lời ông Đinh ngọc ninh là một loạt bài của cùng một thứ văn phong a 25, đại loại : con mụ điếm già bán mình cho ngoại bang, nhân dân sẽ trừng trị mày, mày sắp chết đến nơi, đồ vô học, đồ vô văn hoá…v…v…kịch bản này người ta đã dùng với tôi từ năm 1991, không phải bằng cách nhét thư lén dưới khe cửa như bây giờ mà là một chiến dịch phổ biến rộng rãi toàn đảng toàn dân, đặc biệt là giới trí thức. chiến dịch này trực tiếp do tướng dương thông và tướng quang phòng của tổng cục i đảm nhiệm. sau khi ra tù, tôi được kể lại rằng cả bộ máy nhà nước lẫn bộ máy Đảng đều tham gia vu khống nhục mạ tôi một cách say sưa, hào hứng. mọi sự chỉ được

dừng lại khi tới thành phố Đà nẵng, một đảng viên về hưu bất bình đứng lên hỏi : -- Đảng không còn việc gì đáng làm hơn là việc dòm vào đũng quần của một người đàn bà hay sao mà triệu tập chúng tôi đến đây nghe chuyện này ?... lúc ấy, chắc bộ não của các nhà cầm quyền hồi tỉnh nên họ vội vàng ra lệnh dừng chiến dịch này lại. từ chỗ dùng toàn bộ hệ thống truyền thông và các loại hội họp đoàn thể để vu khống nhục mạ một kẻ đối đầu đến nay, chỉ dám khủng bố tinh thần bằng cách nhét thư nặc danh qua khe cửa, mười lăm năm năm trôi qua cho thấy : không có gì chống lại được thời gian. tuy nhiên, cách thức đổi thay nhưng kịch bản không thay đổi,vì thế,chẳng có điều gì khiến tôi phải quan tâm. Điều đáng quan tâm duy nhất chính là bài viết của các ông. do đó, tôi sẽ trả lời ông, ông ninh bình và ông hà sĩ phu trong cùng lá thư này. phần thứ nhất dành riêng cho ông. phần thứ hai, chung cho cả ba người. tôi không nhiều thời gian, cũng không hề có ý định trao đổi hay liên lạc với cả ba ông. chính vì bài viết của các ông đã được nhét vào khe cửa nhà tôi ròng rã hàng tháng trời, theo cùng một cách khủng bố, quấy nhiễu của bộ nội vụ nên tôi đành dẹp cuốn sách dang dở lại để làm cái việc mà tiền nhân gọi là : sự chẳng đành. trước hết, nếu những bài viết này do các quan thầy ông ở bộ nội vụ gửi thì họ quả là những kẻ cao tay đểu cáng. nếu do chính ông gửi tới ông đích thị là cao nhân mặt dày bởi cái ngày tôi đuổi ông ra khỏi nhà tôi chưa xa, nếu tôi không nhầm đó là hai hoặc ba tuần trước ngày ông trần dũng tiến bị bắt. Để khỏi dài lời tôi nhắc lại rằng từ khởi sự, tôi đã tuyên bố thẳng thừng với tất thảy mọi người ông chính là con chim mồi của tổng cục 1, rằng đừng một ai dẫn ông tới nhà tôi và tôi sẽ không bao giờ tiếp xúc với ông cả. nhưng vì được giao nhiệm vụ : “phải tiếp cận đối tượng bằng mọi cách” nên ông hành sự theo mệnh lệnh. lược trình như sau : 1- Ông nhờ hùng râu, một người ốm yếu đáng thương đến nhà tôi lải nhải không ngưng nghỉ. những người quen tôi đều biết rằng tôi không nỡ thẳng tay với những con người bị tước đoạt, bị thua thiệt. sau rốt, tôi đành nhận lời gặp ông ở cà phê thuỷ tạ. buổi đó, tôi kéo thêm một người ngoài cuộc là bác sĩ thanh để chị ta chứng kiến cảnh tôi mắng ông như tát nước vào mặt, hy vọng chút sĩ diện nào còn tồn tại trong con người ông sẽ khuyên bảo ông kiềng mặt tôi ra. nhưng ý nghĩ của tôi là hão huyền. 2- sau đó, ông nhờ ông trần Đĩnh mời tôi tới nhà ông ăn sinh nhật, khao bằng viện sĩ mỹ quốc. tôi có cảnh cáo ông Đĩnh : “Ông không phải bố tôi, chồng tôi,người yêu của tôi, ông chỉ là một trong số những người bạn, vì lý do gì ông lại nhận lời mời?...” Ông Đĩnh trả lời rằng ông ấy chỉ chuyỂn chứ không phải nhẬn và ông ấy biết rất rõ tôi ghét ông nhưng không có cách nào khác để từ chối. 3- tiếp nữa, ông nhờ người thuyết phục tôi một cách chi tiết, tỉ mỉ rằng ông được nhà nước mỹ tin cậy, sứ quán mỹ tới nhà ông dùng cơm bữa thân mật, rằng ông là ngọn cờ đầu của lực lượng đấu tranh cho dân chủ hiện nay …tôi trả lời : mỹ là mỹ, tôi là tôi, tôi không ăn lương mỹ để hành xử theo mỹ. mặt khác, tôi là kẻ một mình, tôi đấu tranh theo riêng cách của tôi, chỉ liên hệ và kết hợp từng vụ việc với nhóm dân chủ, trên nguyên tắc bình đẳng và cả hai bên đều thuận tình. cuộc đấu tranh của tôi là để làm yên ổn lương tâm của chính tôi nên tôi không quan tâm đến ngọn cờ đầu hay ngọn cờ cuối, tôi không dính líu đến phần xôi thịt. nhà thuyết pháp của ông (được trả thù lao bằng tiền mặt hay bia hơi mực nướng?...) tiu nghỉu ra về. 4- rồi, ông phái cậu thư kí của ông ba lần tới nhà tôi,lần nào cũng vào khoảng hơn chín giờ sáng. tôi thấy rõ đó là một sinh viên thất nghiệp đang tìm mọi cách kiếm cơm nên chỉ đáp : “tôi không biết nguyễn thanh giang là ai.”. tới lần cuối cùng, đành phải sẵng lời : “tôi không có nhu cầu quen thủ trưởng của cậu, cũng không muốn đọc những bài ông ta viết. Đối với tôi ông ta là một thằng mặt dày. tôi yêu cầu cậu không được đến nhà tôi nữa.”

5- sau rốt, ngày ông trần dũng tiến đến nhà tôi để nhận bài viết ông đã bám càng ông ta theo vào và tôi đã đuổi ông như người ta đuổi ma đói... cái nghề nghiệp của ông tuyệt vời thật, nó tạo ra một thứ phẩm chất mà chưa có từ ngữ nào diễn tả nổi. theo thói thường,những chính khách đã có thời từng lê lết trong bùn phải tìm cách thủ tiêu chứng nhân của quá khứ. nếu ngày đẹp trời nào đó,với sự giúp đỡ của người mỹ, ông lên ngôi tổng thống nước việt nam dân chủ, hẳn người ông muốn thủ tiêu đầu tiên là tôi, rồi tiếp đến ông trần dũng tiến. nhưng tiếc thay, cái ngày đẹp trời ấy chưa đến, vậy ông phải kiên nhẫn chờ. và trong khi chờ, hãy vui lòng đọc bài trả lời của tôi. trước hết, để lý giải sự thất bại của ông, tôi xin biếu ông cái bí mật này : xưa nay, tôi chỉ bị lừa vì đàn bà thôi, và nói cho cụ thể hơn,bị lừa vì nước mắt của họ.Ông không phải đàn bà, bộ mặt ông cũng không thể nặn ra được vẻ đau khổ, cho nên ông phải thua. thứ hai, ông không may mắn vì ông đến sau bà phương quỳnh. trong quan hệ với bà quỳnh, tôi đã bị mê lú đến mức bỏ ngoài tai mọi lời cảnh cáo của hai người đàn em tôi, cho đến lúc chúng nó sao được chính bản báo cáo của bà phương quỳnh tôi mới chịu tin. tôi đã thấm thía sự ngu dại của mình. tôi không cho phép có thêm một lần nữa. như thế, nhiệm vụ : “tiếp cận, thâm nhập, nắm chắc đối tượng thù nghịch” chỉ có bà quỳnh thực hiện nổi còn ông thì không vì ông thiếu hụt sức hấp dẫn và chữ thỜi. thêm nữa,bà quỳnh tuy giỏi nhưng sau cùng cũng không đạt được mục tiêu lên làm giám đốc nhà xuất bản thế giới vì hai vị thần bảo trợ của bà là dương thông và quang phòng gãy cánh cùng cấp trên mai chí thọ,như thế chân lý cổ xưa : “thiên định” hãy còn hữu hiệu. trở lại công việc của ông, tôi xin nói ngay rằng đó cũng là một nghề hấp dẫn vì nó đòi hỏi trí thông minh và một ý chí sắt đá.nghề ấy vinh hay nhục tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể và theo cách đánh giá của người đương thời. trước ông, từng đã có những người làm điệp viên cho cộng sản hà nội, ông ngô trí nhạ chẳng hạn. rất nhiều người trong số đó có tôi vô cùng kính phục ông nhạ. trong tình thế chiến tranh người có lương tri phải đặt quyền lợi dân tộc trên quyền lợi bản thân và gia đình. Ông ngô trí nhạ đã hành động như vậy. không chỉ ông nhạ mà cả những nghệ sĩ, những nhà văn lớn trên thế giới cũng đã từng hết mình ủng hộ chính quyền hà nội, ông jean paul sartre, bà jane fonda và rất nhiều gương mặt rực rỡ khác…. chỉ có điều buồn thảm là sau đó mọi người đều nhận thấy mình đã sai. Ông thủ tướng thuỵ điển palmer đã dẫn đầu các đoàn biểu tình phản đối chính quyền hà nội xâm lược campuchia, ông jean paul sartre và bà jane fonda tuyên bố thẳng thừng là rất ân hận vì đã ủng hộ cho những tên đao phủ của chính dân tộc việt nam vào lúc nạn thuyền nhân gióng lên tiếng chuông báo động khắp địa cầu. còn ông nhạ, theo một logic chặt chẽ hẳn ông cũng đau đớn lắm nhưng ông sẽ không bao giờ dám lên tiếng như ông jean paul sartre hay bà jane fonda, bởi vì ông sống ở trong nước chứ không ở ngoài nước. và, rất có thể theo một logic khác, một nỗi đau quá lớn,một nỗi thất vọng quá khủng khiếp giống như một cái vực quá sâu, khiến con người không đủ can đảm nhìn thẳng vào nó, nhất là khi người ta đã ở tuổi xế chiều. Đối với ông nhạ, không ai dám khinh bỉ bởi vào lúc ông làm việc cho hà nội, ông chỉ nhìn thấy đấy là người áo vải cờ đào đang đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, còn ông, ông làm tôi mọi cho một chính quyền mà ngay đến những người dân bình thường nhất cũng biết đó là bọn sâu mọt tàn độc. cho nên, cùng một nghề nhưng vị thế khác nhau, đòi hỏi những nhân cách khác nhau.và vì nhân cách khác nhau, buộc phải hứng chịu những cách ứng xử khác nhau của người đời. tôi không biết rõ những người khác đối đãi với ông ra sao,nhưng riêng phần tôi, ông chính là kẻ bị tôi khinh bỉ và nhục mạ nhất, tôi chưa từng đối đãi với ai như vậy, kể từ lúc tôi trưởng thành cho tới nay, tuổi sáu mươi. hồi ở trong tù,tôi thường xuyên chửi đám người hỏi cung tôi là :”lũ chó hầu hạ mấy thằng già óc đầy bã đậu, bụng đầy mỡ với cứt .” tôi chửi họ nhưng trong lòng tôi vẫn thương họ, vì tôi hiểu con người khó mà lựa chọn số phận, khó mà lách ra ngoài vòng quay của xã hội, nhất là một xã hội chật chội, khép kín như việt nam. Đối với ông, hoàn toàn ngược lại, bởi không phải là số phận chọn ông, chính ông chọn số phận. Ông đã chọn trò chơi này vì ông tin rằng ông làm chủ được nó, rằng đến một giờ a hay giờ z nào đấy, ông sẽ đặt cả hai phía : các nhà dân chủ liên kết với ông và các quan thầy ông phải công nhận một sự đã rồi : lỘng giẢ thÀnh chÂn. nhưng bọn quan thầy ông cú

cáo hơn ông tưởng. vào lúc uy tín của ông vọt lên như pháo thăng thiên ở trong nước cũng như ngoài nước, tổng cục 1 ném ra bản thú tội của ông trong tù, câu chữ rõ ràng, nét bút phân minh không cãi vào đâu được. cũng từ tổng cục 1 qua báo an ninh việc ông khóc lóc điều trần rằng ông yêu Đảng, ông muốn vào Đảng nhưng không ai cho ông vào…ầm ĩ khắp nơi như món nộm thêm vào các bữa ăn trưa của đám dân hà nội. nghĩ cũng tội nghiệp cho ông, ông chính là nạn nhân cho sự tự tin thái quá vào bản thân mình. những kẻ đứng trên đầu ông có thể thua ông tấm bằng viện sĩ nhưng nghề Đểu thì chắc chắn phải uyên thâm và chuyên nghiệp hơn ông. xưa nay, trong giới công an có hai hiện tượng lộng giả thành chân : 1. trong số sư đểu có những người bị chinh phục bởi giáo lý nhà phật,do cơ duyên, do tố chất thiện bẩm sinh còn chưa bị nghề nghiệp và môi trường giết chết, họ trở nên giác ngộ thật sự và trở thành chân tu. số này tuy không nhiều nhưng khiến các ông kễnh đau đầu bởi một khi đã trở thành chân tu, họ không còn chịu điều khiển của bộ máy bộ nội vụ cho dù chẳng dám công khai tuyên bố. 2. Đa số công an bị đánh vào làm đặc tình để nghiên cứu bọn nghiện ma tuý lại trở thành các con nghiện trầm trọng, khó cai nghiện hơn nhiều con bệnh lâu năm khác.trong số này có những người vĩnh viễn không còn khả năng phục hồi buộc phải giải ngũ và gia đình không tránh khỏi con đường tan nát. như thế, trước khi giao việc cho ông, các thủ lĩnh của ông đã lường trước khả năng này và họ cho ông rơi mặt nạ vào đúng thời điểm định trước. tội nghiệp cho ông, diễn viên phố huyện mà lại dám qua mặt nhà hát quốc gia!... giá như ông nghiện ma tuý họ chỉ chép môi thương hại,hoặc ông trở thành sư chính hiệu họ cũng chỉ khó chịu rồi cho qua nhưng ông lại muốn trở thành rường cột cuốc ra, đại diện gần một trăm triệu dân việt nam bắt tay với mỹ quốc….chao ôi, món mồi to quá,làm sao các quan thầy của ông chịu nổi?. còn cả trăm vương tôn cộng sản đang nhăm nhe chờ đợi, sức mấy tới lượt ông?... nhưng các quan thầy ông không làm tôi mấy quan tâm,tôi trở lại với bài viết của ông,đặt tên : “chợ trời dân chủ”, trong đó nổi lên hàng loạt những chi tiết vụn vặt nhằng nhịt trong mối quan hệ giữa ông, ông hoàng minh chính, ông hoàng tiến, ông hà sĩ phu., ông ninh bình…cả một tháng trời bị quấy nhiễu vì món cháo ôi này nhưng thực tình tôi vẫn không thể nhớ đầy đủ các tình tiết,cho nên tôi sẽ chỉ đề cập tới những ý chính thôi: thứ nhất ông lên án ông hoàng minh chính là người gia trưởng. Đúng quá, bởi ông ấy hơn tám mươi tuổi rồi, nhất là vì đã có thời làm quan cộng sản. tôi chưa từng hân hạnh làm quan nhưng cũng gia trưởng. chính do thói quen gia trưởng nên tôi không chịu tốn phí thời giờ thuyết phục mà doạ nạt con cháu tôi : “Đứa nào đuổi theo con đường quan chức, sống tao từ, chết tao về phá bàn thờ”. …phần ông, ông còn gia trưởng hơn ông chính. Ông hãy nhớ lại lần gặp tôi ở thuỷ tạ, câu đầu tiên ông nói với tôi là “chị phải tiếp tục viết bài,tham gia đóng góp với anh em dân chủ” tôi đáp : “tôi không phải làm theo ý ai cả. trên đời này chỉ một người được quyền ra lệnh cho tôi, nhưng ông ấy đã chết rồi” trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu, mọi sản phẩm dù nhiều hay ít đều mang theo tính chất và dấu vết cái khuôn đúc ra nó. cả ông chính, cả ông, cả tôi đều chui ra từ một cái lò. phải có thời gian cho mọi sự đổi thay. vì thế,trước khi phán xét người khác, hãy tự sờ lên gáy. thứ hai, ông hoàng minh chính háo danh. Đúng quá, nhưng ông còn háo danh hơn. lần vào viện việt - xô thăm anh trần Độ, tôi nhìn thấy tuyển tập những bài báo ca ngợi ông được in thành một cuốn dày cộp để dưới chân giường,tôi cười sằng sặc hỏi : ”thế nào tướng quân? nhậu được món này à?...” anh trần Độ lắc đầu,chép miệng: “cậu này háo danh khiếp thật !...”. nếu tạm ví như ông và ông chính cùng thích đặc sản mắm tôm đậu phụ, mắm tôm của ông nặng mùi hơn. thứ ba, ông chính là kẻ hữu dũng vô mưu, nói trắng ra là ngu dốt, bộp chộp. nếu đúng vậy, ông phải cảm ơn sự ngu dốt của ông ấy một ngàn lần, bởi lẽ,nếu ông ấy khôn

ngoan, thận trọng, biết chọn đúng người tử tế, biết coi trọng chất lượng hơn số lượng, biết đặt rào chắn để canh phòng những kẻ giả mạo, địch tình thì chắc chắn không bao giờ ông lọt vào sâu được đến như vậy, để ngày hôm nay, ông đánh từ tung thâm đánh ra. tiếc thay, trên đời này chữ nẾu không tồn tại và bao giờ con người cũng chỉ nhìn ra sự thật khi bức tường đã sụp. thứ tư, ông chính là kẻ ba hoa,phét lác. tôi không được biết cụ thể về việc đó nhưng tôi biết rõ ràng một kẻ ăn gian nói láo khác là chính ông.chính ông, nguyễn thanh giang, đã bị tôi đuổi một cách nhục nhã trước mặt ông trần dũng tiến nhưng ông lại bịa chuyện với một ông già công nhân tên là trần Đoàn, số nhà 114, đường cầu giấy, điện thoại số 8342527 rằng ông hoàng tiến nhờ ông trần dũng tiến dẫn đến nhà tôi, kích động tôi viết thư tay vu cáo ông là công an …khi tôi gọi đến số điện này, ông trần Đoàn kêu than rằng ông ấy già nên trót dại, rằng ông ấy đang bận việc bán nhà để chia tiền cho con cái, xin hẹn bốn ngày sau sẽ gặp. khi gặp ông ta, tôi thấy đó là một người vừa thành thực vừa láu cá, thứ láu cá thường thấy ở dân nửa quê nửa tỉnh, mà người ta gọi nôm na là dân ven đô. Đặc biệt, thiếu hoàn toàn óc phân tích và khái niệm về logic. Ông trần Đoàn tự kể với tôi lịch sử cá nhân ông, rằng ông ấy vốn là đứa trẻ bị vứt ra lề đường, đi ăn mày tứ phương trước khi vào lính, rằng ông ấy chưa bao giờ được bước vào trường học, óc đặc đến mức trong thời gian còn tại ngũ,ở tiểu đoàn công binh, khi cấp trên cho đi học bổ túc, không thể nào trả bài toán cho giáo sư nên đành làm thơ lục bát xin thầy tha bổng… tôi không hiểu vì sao ông có thể làm nổi một việc vừa thất nhân tâm vừa ngu ngốc như vậy ?...bởi vì, tính dối láo điêu toa của ông đã đẩy một người bẩy mươi bẩy tuổi vào vòng sợ hãi lẫn hổ thẹn. mặt khác, hành vi dối trá này không đem lại một kết quả cỏn con nào vì cả người bị ông xui dại lẫn những kẻ bị ông vu khống đều chưa chết, mà hà nội thì bé như một cái làng,đâu có phải cảnh … “muôn trùng quan san” như ngày xưa …? thứ năm : Ông chế riễu ông chính là phường tuồng quảng lạc. cứ cho là như vậy,nhưng vào cái ngày mà anh em dân chủ bị đưa ra xử,người thông minh,uyên bác,tiến sĩ viện sĩ như ông sao không ra động viên chiến hữu mà ngồi nhà ôm vợ hay uống trà, vì lí do sợ bão hay sợ công an, lý do nào thì cũng khốn nạn. nếu đã không ra thì chí ít cũng phải im mồm đi chứ. Đằng này, không những ông không biết hổ thẹn, lại còn mỉa mai ông chính là phường tuồng quảng lạc và trách ông chính gọi tên ông. xã hội cộng sản là xã hội tiêu biểu cho tính chất chuyên chính, tàn bạo. trong xã hội ấy, sự sợ hãi nghiền nát con người, bẻ còng lưng họ xuống. những ai dám đối đầu với xã hội ấy buộc phải chấp nhận nỗi cô đơn khủng khiếp, nhiều khi, cô đơn ngay trong chính gia đình mình. Ở vào hoàn cảnh ấy, một ánh mắt đồng tình, một tiếng chào, một câu nói cũng đã là niềm an ủi quý giá, huống chi sự cổ vũ của những người cùng chí hướng. cho nên, dù là tuồng quảng lạc hay chèo thái bình, nó cũng vẫn có giá trị khuấy động sự sợ hãi tê liệt như băng giá đông cứng bao trùm lên xã hội và cảnh báo thói quen “trùm chăn đánh chết người một cách an nhiên” của kẻ cầm quyền. qua đây, tôi càng thấm thía nguyên lý vĩnh cửu của đạo phật, và hiểu một cách sâu sắc hơn vì sao trong tất thảy những kiếp nạn của loài người tính tham được đặt lên trên. Ông vừa muốn là ngọn cờ đầu của phong trào dân chủ, lại vừa muốn được yên thân, nhàn thân. Ông quên rằng mọi trò chơi đều phải trả giá. và tất thảy những kẻ điêu toa, gian manh, lươn lẹo, dẫu có khôn ngoan, tính toán, dẫu có bày binh bố trận đến đâu, cuối cùng mặt thật cũng lộ ra. bây giờ, qua năm điểm chính,tôi xin tổng kết lại : Ông căm ghét, ông nhục mạ ông chính vì ông có nhiều điểm giống ông chính.thiên hạ tổng kết từ lâu rồi : những kẻ giống nhau quá không thể chịu được nhau. chỉ có điều về chuẩn mực của kẻ cầm quyền, ông thua điểm. tôi chứng minh : 1- người việt nam vốn tôn trọng bậc lão thành. trong cụm từ này bao gồm nhiều nghĩa :

nghiệm sinh, độ bền qua những thử thách, phẩm chất ưu thắng của con thú đầu đàn mà phẩm chất này ở những người làm cách mạng (hoặc làm giặc,theo một cách gọi khác) không gì dễ đo hơn là những năm tháng ngồi tù. Ông bị tù bao lâu?... một năm hay năm rưỡi?... Ông chính tù mười bốn năm. cùng là tù của cộng sản nhưng ông ngồi tù thời phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã, bức tường berlin sụp đổ, chỉ còn hiu hắt cu-ba,việt nam rúc sau cái đuôi gà trung quốc một cách thảm hại, và thêm một nửa bắc triều tiên đang điên khùng đói khát sống bằng cách giơ bom nguyên tử doạ láng giềng để đổi lấy bát cơm giống như gã chí phèo của nam cao giơ dao bầu dọa bá kiến để xin bữa rượu. trong cái tình thế đó, Đảng cộng sản việt nam dù có thong manh cũng không thể không nhìn thấy sự thế đã xoay vần. bởi vậy, các ông mới là những tù nhân chính trị đầu tiên được hưởng chính sách : cỦ cÀ rỐt. theo chính sách này, ông cũng như ông hà sĩ phu được ngủ giường đệm, ăn 50.000 đồng một ngày, toilette hiện đại, tivi xem thoả thuê. Ông chính bị tù thời Đảng còn được coi và tự coi mình là thần thánh nên các tù nhân bị ngược đãi như xúc vật, hai thứ tù đó khác xa nhau,cứ đọc lại cuốn :”Đêm giữa ban ngày” của vũ thư hiên là biết. 2- bất cứ người nào muốn trở thành con chim đầu đàn cũng phải có phẩm chất làm trƯỞng. thế nào là làm trưởng ?...Ông viện sĩ hãy nhớ lại câu nói nôm na của dân quê: “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”. câu này có thể không đúng nếu đặt nó vào một xứ khác, ví như châu Âu, nhưng trong xã hội việt nam cổ truyền nó gần như đã thành chân lý. với tinh thần thực tiễn người nông dân thấy rằng đứa con gái trưởng của họ cùng một lúc đảm trách rất nhiều vai trò, nó vừa là tá điền vừa là vú em,vừa là kẻ canh giữ cửa nhà vừa là đứa sai vặt cũng lại vừa là đầu bếp…mà nó lại thực hiện mọi phận sự một cách tự nguyện, đó mới là điều đáng quý. cái phẩm chất đáng quý ấy gọi là tinh thần đảm trách. tinh thần đảm trách là nguyên lý cốt lõi là tiêu chí thiết yếu cho một tập thể khi họ muốn chọn người đại diện. dù anh tài giỏi đến đâu,uyên bác đến đâu nhưng anh không có khả năng lo lắng,săn sóc cho tất thảy mọi người, quan tâm đến những lợi ích chung… thì xin anh hãy ngồi nhà để làm người hùng cho vợ anh thán phục, làm thần tượng cho con cháu anh tôn thờ, làm siêu nhân cho bố mẹ của riêng anh… tóm lại làm quân vương trong biên thùy của gia tộc mình. trong nhóm dân chủ cỏn con ở xứ này, xét trên tinh thần đảm trách, liệu ông có hơn được ông chính hay không ?...Để khỏi mất thời gian vô ích với một người mắc chứng đứt dây thần kinh xấu hổ như ông,tôi xin đưa dẫn chứng : sau khi ra tù, ông quế dương gọi điện thoại cho tôi để cảm ơn tôi đã viết bài đấu tranh cho ông ấy. tôi trả lời việc đó không cần làm vội hãy đến nhà ông chính vào buổi chiều để gặp tôi. chiều hôm ấy tại nhà ông chính tôi cho ông quế dương biết rằng chính ông hoàng minh chính đã mời tôi đến,nói cho tôi biết tình hình của ông trong tù, đưa thư của vợ ông cho tôi và do đó tôi mới viết bài : “hà nội, tháng sáu năm 2004”. như thế,hãy cảm ơn ông chính chứ không cần cảm ơn tôi. tôi suốt ngày ở trong nhà không biết sự gì xảy ra bên ngoài cánh cửa. lúc đó,ông quế dương mới biết chuyện. còn ông, tôi không rõ ông đã giúp nguyễn vu bình những gì nhưng để quảng cáo và tuyên truyền cho cái thành tích đó, ông đã tốn quá nhiều nước bọt. thêm nữa, tôi hoàn toàn không biết ai trong nhóm dân chủ trẻ tuổi vì đã từ lâu tôi hầu như bãi bỏ mọi giao tiếp. cho đến tận hôm nay,nhờ ông hoàng tiến tôi mới biết Đỗ nam hải cũng chính là phương nam. nếu trong các bài báo của tôi gần đây có được tên những ông sơn, ông bình, ông toàn…ấy là nhờ ông chính kể lại từng người, hoàn cảnh sơ lược và tình hình hiện tại, có như vậy tôi mới có đủ ấn tượng để viết … tóm lại,quan tâm tới những người cùng hội cùng thuyền, săn sóc họ và gia đình họ tới mức tối đa trong khả thể, lo lắng và tranh đấu cho họ cũng ở mức tối đa trong khả thể, điều ấy ông chính làm bội phần tốt hơn ông. tôi không tin ông chính làm tất thảy những công viêc nhọc nhằn và nguy hiểm ấy chỉ vì háo danh. tính háo danh, ông ấy có nhưng cũng chỉ bằng năm mươi phần trăm tính háo danh của ông,nguyễn thanh giang, nếu như người ta có thể đo nó bằng số học. nhưng ngoài tính háo danh,ông ấy có một phẩm chất mà nơi ông thiếu hụt, đó là lòng tốt bẩm sinh. Đã hơn mười năm nếm cơm mục, mì thiu trong nhà lao cộng sản, đang ngồi ghế bộ trưởng rơi xuống xà-lim, có lúc hoạt động

mãnh liệt, có lúc nản lòng, có thời nếm vinh hoa, có thời bị dày vò nhục mạ…dưới cái vẻ hăng hái thô thiển mà ông gọi là hữu dũng vô mưu,là xồn xồn, là tuồng quảng lạc…ông ấy là người từng trải và vì từng trải,ông ấy lo lắng thương xót cho những người đang ở trong tù. người ta có câu : “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ”. câu ấy dành cho ông trong trường hợp này là hoàn toàn chuẩn xác. Ông bước vào cuộc chơi với bộ óc của điệp viên và tâm hồn của kẻ gian thương đầu cơ quyền lực. ngoài hai thứ đó, ông không có gì hơn. Ông chưa bao giờ đau khổ vì chế độ này. Ông cũng không có khả năng cảm thông với những người bị chế độ này chà đạp. cho nên,nếu để ví von một cách thô thiển thì ông chỉ là một thứ hoa bằng nhựa, nó lừa được mắt những người ở xa, không lừa được mũi những ai đứng gần . như vậy, đã tạm đủ cho ông tự nhìn lại bản thân chưa ?... lịch sử của một dân tộc không phải lúc nào cũng sáng chói, ngay cả những dân tộc hùng mạnh nhất. lịch sử cũng không sản sinh thường xuyên những vĩ nhân cũng như những anh hùng. bởi nếu họ được sản xuất thường xuyên như những đôi giầy thì họ sẽ không còn là vĩ nhân và anh hùng nữa. trong dòng chảy bình thường của sự tiến triển,trên cái nền của những con người phàm tục như tất thảy chúng ta, chuẩn mực chung được chấp nhận là : lẤy cÔng lÀm lÃi. tôi cứ coi như ông chính cũng có những khiếm khuyết, thậm chí những tính xấu giống hệt như ông, ngay cả trong trường hợp giả định này là đúng, công của ông ấy vẫn lớn hơn ông gấp nhiều lần, cả một bề dày lịch sử buộc những người khác phải kính nể, hoặc khoan nhượng, hoặc tha thứ cho những lỗi lầm do hạn chế về trình độ và sự lão hoá. Ông lớn tiêng chê bai ông chính là hữu dũng vô mưu, là bộp chộp. Ông còn hành động bộp chộp hơn cả ông chính,ông muốn :”tốc chiến, tốc thắng” ,ông quyết tâm : “Đốt cháy giai đoạn “ … chiến lược, chiến thuật của ông khiến tôi nhớ lại khẩu hiệu ám ảnh tôi đằng đẵng một thời : “chúng ta quyết tâm đốt cháy giai đoạn tư bản chủ nghĩa,tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội…”. hẳn ông còn nhớ, khẩu hiệu ấy là của Đảng quang vinh. bây giờ, để kềt thúc phần thư gửi riêng cho ông, tôi nói thêm hai điều : 1- sau khi đuổi ông đi, tôi chưa hề kể lại chuyện đó với ai, kể cả các con tôi, bởi tôi không muốn quảng bá nỗi nhục của một con người, cho dù người đó là ông. giờ đây, đọc bài viết của ông, tôi thấy ông lớn tiếng chửi ông chính và nhân tiện dạy đời là : “khi con người đã bị danh vọng chi phối thì họ trở nên độc ác, ti tiện như thú vật…”, tôi đành phải nói rõ ngọn ngành sự thực, để từ giờ tới lúc xuống mồ, trước khi muốn lên giọng hạ nhục ai ông phải tập cho được thói quen kiểm soát lại bản mặt của chính mình. 2- tôi không ghét ông chính như ông (vì lẽ tôi không có nhu cầu cạnh tranh với ông ấy) nhưng tôi cũng không thích ông chính. nói một cách sòng phẳng, trong nhóm dân chủ, ngoài ông hoàng tiến là đồng nghiệp quen biết từ hơn ba mươi năm trước, tôi chí có một người bạn là trần Độ mà thôi. anh Độ chết rồi, tôi không có nhu cầu tìm người thay thế. vả chăng, người ta chơi được với nhau còn do cơ duyên, do tính tình tương hợp. một nửa người coi như bạn cũng đã là nhiều, cần chi kết bè tụ nhóm. nhưng trên nguyên tắc,tôi không quan niệm rằng tôi có quyền nhận xét,đánh giá mọi người theo tình cảm của riêng mình. hoặc nói cách khác, một người trung thực thì phải biết đánh giá người khác một cách trung thực và muốn như thế cần phải cảnh giác tối đa với cảm xúc của bản thân. bây giờ, tôi sẽ chuyển sang phần thứ hai, phần chung cho cả ông, ông hà sĩ phu, ông ninh bình. *** trước hết,tôi có một quan sát rằng trong bài viết của ông, những ý kiến của ông hà sĩ phu được đưa ra như chân lý cuối cùng,như chuẩn mực bằng vàng ròng và sau những lời châu ngọc của ông phu tất thảy mọi chân trời đều khép lại. thái độ này khiến tôi nhớ thời quá vãng. trong thời ấy ông thánh karl marx là chân lý tối thượng,là lời phán quyết cuối

cùng đối với mọi tư tưởng và hành vi của con người. tôi nhớ lại những hội nghị văn học và chỉnh huấn,nếu một quan chức Đảng đứng lên hùng hồn tuyên bố : “marx đã nói rằng…” như thế coi như bản phán quyết đã xong. các nạn nhân không còn quyền chống án mà chỉ còn chuẩn bị khăn gói vào hoả lò nếu tội nặng đi trại cải tạo nếu nhẹ hơn, hoặc về vườn đuổi gà cho vợ nếu may mắn nhất. Đặc biệt, có vô số đảng viên bị khai trừ khỏi đảng, đứng dưới cờ búa liềm và ảnh karl marx, lénine khóc khư cha chết, không phải vì họ sai lầm tư tưởng mà vì họ trót hoạt động cái phần dưới rốn …không theo mệnh lệnh của chi bộ… tội nghiệp thay cho những người cộng sản việt nam …bởi họ không biết rằng chính ông thánh marx của họ là một gã chơi gái ngoại hạng, mười sáu tuổi đã ra vào nhà thổ như cơm bữa, đặc biệt thích lang chạ với đàn bà tsigan. sau này, khi lấy được jenni rồi vẫn không chừa thói trăng hoa, mò xuống ngủ với đầy tớ gái khiến cô ta mang thai và lòi ra một đứa con ngoại hôn, thứ sản phẩm mà người xưa vẫn gọi là : dâm nô… người như marx, xét theo tiêu chuẩn của các tiền nhân là thứ người nhảm nhí và nếu gặp ở những đám khao vong hay giỗ chạp trong làng, họ sẽ không chịu ngồi chung mâm …cho nên, cách bám víu lấy một ai đó xem như thần bảo mạng là một trò nguy hiểm. trong bài viết của ông, ông đưa ra ba nhậnđịnh của ông hà sĩ phu, xem như ba sự kiện làm tổn thất cho phong trào dân chủ. tôi chỉ quan tâm đến nhận định liên quan tới ông hoàng minh chính thôi. Ông phu xem như chuyến đi mỹ của ông chính là một thất bại, làm tổn hại đến phong trào…Điều này không có cơ sở. trước hết, nội dung những gì ông chính nói ở mỹ là hoàn toàn cũ . tất cả những điều đó, ông chính đã nói ngay ở hà nội. cũng ngay ở hà nội, ông chính đã chủ trương liên hiệp với tất thảy các lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở bất kì đâu, mỹ, châu Âu hay Úc. và những điều ấy, ông chính không chỉ nói một lần. Ông ấy bị ám ảnh từ rất lâu bởi giấc mơ này. một trong những điều khiến tôi không thích chơi với ông chính là ở đây. câu chuyện của ông chính vô cùng đơn điệu vì chỉ có một chủ đề duy nhất là chính trị , tôi vốn không chịu nổi những cuộc đối thoại chỉ có một chủ đề. có lúc hai,ba năm tôi mới tới nhà ông chính mà còn bíêt rõ nội dung những ý tưởng của ông ấy, không lẽ ông hà sĩ phu hoàn toàn không biết gì ?...Đó là một giả thuyết gần như phi lý,xác xuất rỗng. như thế, sẽ chỉ còn lại hai khả năng : hoặc là, ông sợ công an và ông phải tuyên bố sự ly khai chính thức của ông để tránh bị đàn áp. hoặc là vai trò của ông chính trong chuyến đi mỹ khiến ông cay mũi, và do đó, dù là con người nho nhã ,ông cũng không thể cầm lòng?... nếu khả năng thứ nhất là hiện hữu, miễn luận bàn, bởi nó chỉ thuộc riêng ông thôi và ông có quyền chọn lựa. tôi chỉ bàn về khả năng thứ hai vì nó đã,đang, và sẽ liên quan tới nhiều người. chuyến đi mỹ của ông chính có hai chiều kích. Đó là cuộc du lịch của một chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ nhằm liên kết với các lực lượng dân chủ ngoài biên giới. nhưng trước hết, và quan trọng hơn hết là chuyến đi để tìm sự sống của một con bệnh trong trạng thái vô vọng. tất cả mọi người đều biết rõ rằng ông chính ở lại là chết. Đương nhiên tất cả chúng sinh đều phải chết nhưng ở đây tôi muốn nói rằng cái chết sẽ đến với ông chính một cách vô cùng mau lẹ nếu ông ấy còn ở lại trong nước và tiếp tục điều trị với các phương pháp lẫn thuốc men của bệnh viện việt -xô. nhiều người đã đến giục vợ ông làm di chúc. những đứa con của ông đã khóc vụng sau lưng ông. Đa số những người quen biết đã chuẩn bị tinh thần cho một chuyến biệt ly vĩnh viễn… tóm lại, chuyến đi mỹ đã trả lại cho ông chính cuộc sống hoặc nói chính xác hơn,kéo dài cuộc sống cho ông. Đối với bất cứ một con người bình thường nào, với văn hoá trung bình và lòng tốt cũng ở mức trung bình cũng sẽ mừng cho ông. vậy tại sao ông hà sĩ phu lại coi chuyến đi của ông chính là tổn hại đến nền dân chủ.?... lý do nào tiềm ẩn trong nhận định ấy?... Ông còn trích dẫn những lời lẽ đầy bay bướm của một ông văn sỉ hay thi sĩ nào đó rằng : “Đi là chết….” xin lỗi, từ xưa đến nay không có người tử tế nào xui kẻ khác chết cho một

mục đích nào đấy, dù cao đẹp như tổ quốc, nhân loại hay tự do…trong khi mình lại sống nhăn nhăn. một người chính trực thì luôn luôn phải nhận trách nhiệm về mình trước khi nhằm vào người khác,cho dù người khác đó là chồng, vợ, mẹ, con hay anh em, đồng chí. cái hạng người xui kẻ khác chết đã có từ thượng cổ và người ta đặt tên cho nó là lý thông … nếu để cho cái bè dân chủ được nổi, nếu qủa tình ông hà sĩ phu muốn vậy thì bản thân ông phải nhảy xuống nước chứ không thể đẩy ông chính xuống được. làm như thế là ác là hèn là tham. Ác vì coi cái chết của người khác là hiển nhiên. hèn vì tự mình không dám chết. tham vì muốn dự vào một bữa cỗ nào đó [nền dân chủ chẳng hạn, hoặc tượng đài của những người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ] mà mình vẫn được toàn thân. cho nên, trong những người chống cộng sản ở hải ngoại tôi tôn trọng ông hoàng cơ minh, dẫu rằng tôi biết nhiều người khác cũng hành động một cách cao thượng và hiệu quả. Để phác hoạ nên sơ đồ tâm lý của một nhân vật như hoàng cơ minh, tôi ngờ rằng ông ta cũng có nhiều nét “xồn xồn” kiểu ông chính, cho nên ông ta mới rơi vào bẫy bọn “chống cộng cò mồi”, và phải trả giá bằng sinh mạng của mình. cũng từa tựa như ông chính rơi vào bẫy của ông giang ….thật ra, mọi sự so sánh đều không chuẩn xác, nhưng khi chưa tìm được một cách diễn đạt nào hiệu quả hơn, chúng ta đành phải chấp nhận những thứ “đồ tầm tầm”. bây giờ, tôi trở lại điều nghi vấn : lý do nào xui khiến ông hà sĩ phu đưa ra nhận định có tính tiêu cực một cách toàn cục như vậy về ông hoàng minh chính ? vào đúng thời điểm ông chính đang bị hệ thống truyền hình, truyền thanh,báo chí…tóm lại tất cả guồng máy văn hoá, thông tin và tư tưởng của đảng lẫn nhà nước nghiền nát? bên trong, cuộc đấu đá, mạt sát giữa ông chính với ông giang cũng lên tới hồi chót, đã có lúc ông giang tuyên bố rằng ông ta muốn nhổ vào mặt ông chính…v…v…và v…v…? cũng không có gì quá bí hiểm ở đây. cuộc tranh giành quyền lực của con người vốn là cuộc đấu tranh khốc liệt nhất từ cổ chí kim. trong bất cứ một băng đảng, đoàn, nhóm, triều đình nào, khi một sự “Đánh giá lại” được đưa ra, có nghĩa là vào lúc ấy âm mưu lật đổ hay tiếm quyền đã hình thành, con người chỉ còn đợi thời cơ và chọn phương thức để hành động. Ông chính đã già, thậm chí quá già, theo ý tôi. việc một ai đó trong nhóm lên thay là đương nhiên, là cần thiết. Ấy là việc nội bộ của các ông. Đối với tôi, trừ nguyễn thanh giang – tôi nhắc lại vì ông là đặc tình, còn bất cứ ai, dù là ông quế dương,ông hoàng tiến,ông hà sĩ phu, ông phương nam…hay mai đây ông sơn, ông bình, ông toàn…đều như nhau cả. nếu một ai đấy lên thay ông chính, liên hệ với tôi và yêu cầu hợp đồng tác chiến tôi cũng sẽ làm như đã từng làm với ông chính với điều kiện duy nhất là trời phật còn cho tôi sức khoẻ và sự minh mẫn. nhưng bất kể một hành vi nào của con người cũng phóng chiếu nhân cách của họ. và cùng một hành vi nhưng xảy ra trong những tình thế khác nhau tố cáo những tâm địa khác nhau. anh cười trong đám cưới anh là người vui vẻ. anh cười trong cảnh tang tóc, anh là phường bất nhân. các ông có thể tranh cãi, giành giật chức tước vào bất kể ngày nào đó…nhưng chính vào lúc một ông già vừa ốm thập tử nhất sinh, lại đang bị hệ thống quyền lực đàn áp…việc đó, đối với tôi thật ghê rợn…có lẽ chính vì quan niệm như thế mà tôi không bao giờ có ý muốn làm chính trị. các ông chỉ nhìn thấy khía cạnh đáng thèm khát của cuộc viễn du: nào là được kiều bào đón tiếp, nào là được gặp gỡ những nhân vật quyền thế, vinh danh …tôi thấy mặt thứ hai của cuộc viễn du : ấy là một con bệnh phải chịu thêm hai lần mổ. chắc chắn ông chính đã phải cố gắng rất nhiều để đứng được cho thẳng lưng, để bàn tay chết lạnh giữ nổi những cử chỉ bình thường…không ai chống lại được thiên nhiên, kể cả người luôn luôn gồng mình lên như ông hoàng minh chính. tại sao một người thông minh, nho nhã như ông hà sĩ phu lại không nhìn ra điều ấy?...ông cũng đã từng là người bệnh và ông hiểu sự tàn khốc của những nỗi đau ?. chỉ có thể lý giải được thái độ của ông bằng một điều thôi : sự vị ngã. nếu không vì sợ công an thì chỉ có sự vị ngã mới có thể xui khiến ông hành động như vậy. khi con người bay lượn trên bầu trời vị ngã, tất thảy mọi sinh linh khác đối với nó trở nên vô nghĩa, nhỏ nhoi. sức hút địa cầu đặt trong tâm điểm của lòng tự ái và tự tôn. tất thảy mọi tư tưởng lẫn hành động của con người đều bị quy chiếu vào đấy. hẳn ông tự biết và cũng nhiều

người công nhận rằng ông là cây bút lý luận số 1 trong nhóm dân chủ. rằng công lao của ông trong việc giác ngộ ,nâng cao nhận thức,phổ cập lý luận cho quần chúng là rất đáng kể…vậy mà giờ đây một kẻ võ biền, lý luận kém cỏi,nói năng thô lỗ…lại đương nhiên đứng lên đại diện cho ông …ấy là chưa kể tới việc ông ta có thể được nhận những món viện trợ khổng lồ …mà ông không được biết…(đương nhiên ông sẽ không bao giờ tuyên bố công khai điều này, nhưng ở đây tôi làm phép loại suy, căn cứ trên những điều các ông đã trao đổi với nhau về “…tính lươn khươn của ông trần khuê…”. cũng có thể đây là sự “méo mó nghề nghiệp “ của tôi. nếu ông “trong ngọc trắng ngà “, xin lượng thứ.) hơn mười năm trước, khi ông xuất hiện trên bầu trời dân chủ như một ngôi sao sáng chói với những bài viết sắc lẻm, khúc chiết, văn phong giản dị hàm súc, đại bộ phận những người đọc đều trầm trồ,tấm tắc. tuy nhiên,có một nhóm người, tôi tạm gọi là các bậc trí giả vì họ ít nhất cũng có từ hai đến ba ngoại ngữ.họ chuyên làm các loại từ điển hoặc dịch những tác phẩm có tính chuyên sâu. các bậc trí giả hà nội bảo tôi rằng những bài viết của ông đều rút tỉa, sao chép, xào nấu lại hoặc mô phỏng, phóng tác những ý tưởng của các triết gia, chính trị gia hoặc văn gia ngoại quốc. và để minh hoạ, họ đọc cho tôi một lô tựa đề những tác phẩm phương tây. lúc đó,tôi đã bảo họ rằng : -- các ông tài giỏi hơn sao không tự viết bài tham dự vào cuộc đấu tranh cho đất nước. cho dù ông hà sĩ phu chỉ nhặt nhạnh, rút tỉa từ những tác phẩm đã in ở nước ngoài,nhưng ông ta biết dẫn nhập vào tình hình cụ thể của việt nam. như thế đã là công lớn. -- tôi cho rằng tôi bảo vệ ông hà sĩ phu là hoàn toàn đúng. Đất nước chúng ta lạc hậu ít nhất cũng năm mươi năm so với các nước văn minh. bất cứ ai làm điều gì, bằng con đường nào để thúc đẩy sự phát triển đất nước,để nâng cao dân trí đều đáng trân trọng. vả chăng, theo cụ Đào duy anh, một trong những học giả xuất sắc nhất mà xứ sở chúng ta có được, khả năng sáng tạo không phải là thế mạnh của người việt. tôi xin trích vài câu trong tác phẩm : “việt nam văn hoá sử cương “ do nxb quan hải tùng thư in tại huế năm i938 : “về tính chất tinh thần thì người việt nam đại khái thông minh,nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường…..tính khí cũng hơi nông nổi không bền chí,hay thất vọng,hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài,ưa hư danh và thích chơi cờ bạc.thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình,song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. não sáng tác thì ít,nhưng mà bắt chước,thích ứng và dung hoà thì rất là tài…” sau này, để tìm một cách diễn đạt mới và hấp dẫn hơn, ông phan ngọc dùng chữ bricolage : “bản sắc văn hoá,do đó, không phải là một vật mà là một kiểu quan hệ. kiểu quan hệ kết hợp, chúng đến từ nhiều gốc khác nhau, nhưng tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kì diệu. tôi tạm dùng chữ bricolage, người việt nam là bậc thầy về nghệ thuật bricolage…” – [phan ngọc, 1994]. như thế, cái được và cái không được của ông hà sĩ phu cũng đều nằm trong các dữ liệu có tính “tiền định“ của dân tộc. và như thế,nếu ông là người tỉnh táo, nói theo cách nôm na là “biết điều” thì ông sẽ mãi mãi giữ được sự tôn trọng của mọi người. nhưng giờ đây ông đang bay lượn trên bầu trời của sự độc tôn vị ngã, ông phán quyết ông hoàng minh chính theo cái lối “xanh rờn”, nên thưa ông, tôi buộc phải kéo ông trở về mặt đất để ông nhớ lại ông đang đứng ở đâu. -- toàn bộ các sản phẩm của ông được rút tỉa, chế biến từ khoảng mười hai cuốn sách được coi là thiết yếu cho những ai muốn nghiên cứu các xã hội công sản. vì tôi chưa bao giờ có ý định cạnh tranh với ông để trở thành cây bút lý luận xuất sắc trong nhóm dân chủ nên tôi không thể nhớ toàn bộ các cuốn sách ấy. tôi chỉ nhớ bốn cuốn thôi. Đó là : 1- sách đen về chủ nghĩa cộng sản [le livre noir du communisme -crimes,terreur et répression] của nhóm tác giả: stéphane courtois- nicolas werth – jean louis panné – andrzej paczkowski – karel bartosek – jean louis margolin. 2- cuốn sách nổi tiếng của nhà văn pháp olivier todd, có chủ đề là : sự tương hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và chế độ gia trưởng. tôi không còn nhớ chính xác tựa đề, chỉ nhớ trong cuốn sách ấy, olivier todd đã phân tích một cách hoàn hảo

sự xâm nhập và thống lĩnh của chế độ cộng sản trên các quốc gia đang còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ gia trưởng, tóm lại, bản đồ của phe xã hội chủ nghĩa được đặt trùng khít lên bản đồ của các xứ sở còn ở trong vòng ngự trị của chế độ gia trưởng và bản đồ đó không thể lan tới những đất nước mà chế độ này đã cáo chung (châu Âu chẳng hạn). 3- cuốn “biện chứng là gì?...” của karl popper. Đây chỉ là một phần trong cuốn “conjectures and refutations, nxb london năm 1976. với sự tài trợ của sứ quán Áo, một dịch giả đã dịch phần “what is dialectic ?...” vào năm 1995, từ bản dịch tiếng nga của g.a.novichkov. phần này chưa quá một trăm trang, nhưng trong đó karl popper đã bẻ gẫy phép biện chứng của karl marx một cách hoàn hảo đến nỗi tất thảy những kẻ thờ marx buộc phải căm thù karl popper. Đây cũng chính là lý do ban văn hoá tư tưởng việt nam dấy lên chiến dịch chửi tôi là kẻ : “tự nguyện làm tôi tớ cho ngoại bang” mấy năm về trước vì một lẽ : tôi là người kính trọng triết gia viennois này. 4- cuốn : “xã hội mở và những kẻ thù của nó” của karl popper. theo tôi, cuốn sách này vẫn có thể làm cẩm nang cho các chiến sĩ dân chủ tại những xứ sở chậm tiến trong một thời gian dài dù tác giả của nó đã chết. thưa nhà lý luận hà sĩ phu, xin ông tha lỗi vì trí nhớ ngắn ngủi của tôi. nhưng tôi nghĩ chỉ riêng bốn cuốn ấy cũng đã quá đủ nguyên liệu để chế biến,xào xáo đối với một người thông minh như ông. ngoài ra, tôi cũng có dịp được đọc một cuốn sách ngoài lề, được nhiều người văn hay chữ tốt như ông ưa chuộng, đó là cuốn : “Đế quốc bất động” hay là ; “sự va chạm của các thế giới” ở đây, có thể hiểu là sự va chạm của các nền văn minh . cuốn này do nxb fayard in. tác giả là viện sĩ hàn lâm alain peyrefitte. trong cuốn sách này, các ông có thể tìm ra hết sức dễ dàng các hệ quy chiếu châu á phong kiến và làm phép liên tưởng cũng như so sánh trung quốc với việt nam …tóm lại, tài năng của ông tuy chói lọi nhưng nó vẫn nằm trong bầu trời của cái truyền thống bricolage thôi. và nằm trong bầu trời quen thuộc ấy, ông cũng đã không tránh được một thứ khí quyển cũng rất quen thuộc, một thứ truyền thống tiêu cực, một tính xấu được lưu giữ,bảo tồn khá chặt chẽ,người ta gọi nôm na là ghen ăn ghét ở hoặc văn vẻ hơn là lòng đố kị. lòng đố kị không nhất thiết phải là kẻ song sinh với tinh thần vị ngã nhưng với một số trường hợp, nó không những là kẻ song sinh mà còn là cách thức độc tôn để biểu thị tinh thần vị ngã. trong trường hợp này, bi kịch xảy ra. hệ quả là sự phá hoại và nỗi bất hạnh. sự phá hoại và nỗi bất hạnh xảy ra cho cả hai phía: kẻ đố kị lẫn nạn nhân của họ. Đến đây,tôi xin được hầu chuyện ông ninh bình. lần đầu đọc văn của ông, đã thấy ngay rằng ông rất thích ra lệnh, có nghĩa là ông đặc biệt thích xài thể văn mệnh lệnh. -- không được đụng đến dân tộc ! Ông ra lệnh. vậy thì tôi sẽ đụng đến dân tộc. và tôi chờ xem ông sẽ lấy ý kiến của các bà nông dân cần thơ, sóc trăng hay rạch giá…đòi treo cổ tôi hay đem tôi ra pháp trường tùng xẻo…(như báo an ninh thành phố hồ chí minh đã làm trong chiến dịch đàn áp tôi mấy năm trước…) xưa nay, mị dân vẫn là phương tiện kiếm lời nhanh nhất, thuận tiện nhất của các chính trị gia, dù tả hay hữu, dân chủ hay cộng hoà. nhưng không may cho ông, tôi chưa bao giờ nuôi mộng làm chính trị, mà tôi cũng đã nhìn thấy cảnh các ông bà nông dân hành hạ, đả đảo, bắn chết địa chủ khi tôi tám tuổi. dưới đây là các hình ảnh kinh hoàng "đấu tố-cải cách ruộng đất" bắc việt 1955 photos by dmitri baltermants ©, russian photographer (1912-1990)