Dt

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Dt as PDF for free.

More details

  • Words: 3,038
  • Pages: 7
Đất nước chúng ta đang sống trong thời bình, thời kỳ xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những chiến lược nhằm phát triển đất nước về mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao... Đảng và Chính phủ cũng luôn chú ý đến vấn đề quốc phòng, nhằm đảm bảo, duy trì được cán cân về mặt an ninh quốc gia cũng như trong khu vực. Trong các lực lượng quốc phòng, thì phòng không luôn giữ vai trò quan trọng. Đó là toàn bộ các biện pháp, hành động, nhằm quản lý, bảo vệ an toàn vùng trời của Tổ Quốc, phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng tránh. I)Lịch sử phát triển của lực lượng phòng không Ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp phòng không được coi trọng từ những ngày đầu của kháng chiến, nhưng từ năm 1951 mới dần được tổ chức thành lực lượng phòng không chiến đẩu của bộ đội binh chủng hợp thành góp phần xứng đáng vào chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Trước đó, Bộ Tư lệnh Phòng không được thành lập theo Nghị định 047/NĐ ngày 21 tháng 3 năm 1958 và Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1959. Ngày 21 tháng 3 năm 1958, thành lập Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Đến tháng 9 năm 1960 đổi thành Trung đoàn ra đa tình báo 300, từ tháng 5 năm 1961 mang tên Trung đoàn ra đa 291 (còn gọi là "Đoàn Ba Bể"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 365. Ngày 22 tháng 6 năm 1958, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 230 ("Đoàn Thống Nhất"), trang bị pháo 57 mm đầu tiên của quân đội. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367.

Ngày 25 tháng 4 năm 1959, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 280 ("Đoàn Hồng Lĩnh"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361. Ngày 1 tháng 5 năm 1959, thành lập Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên: Trung đoàn 919. Ngày 3 tháng 2 năm 1964, thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên số hiệu 921 ("Đoàn Sao Đỏ") với 32 chiếc máy bay chiến đấu MiG-17, 4 chiếc máy bay MiG-15. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21. Ngày 7 tháng 1 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên: Trung đoàn 236 ("Đoàn Sông Đà"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361. Ngày 3 tháng 4 năm 1965, Không quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu, bắn rơi 2 máy bay F-8 của Mỹ. Ngày 22 tháng 4 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa tầm trung 238 ("Đoàn Hạ Long"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 363.

Ngày 19 tháng 5 năm 1965, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 363). Ngày 4 tháng 8 năm 1965, thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 ("Đoàn Yên Thế"), gồm 2 đại đội, 17 phi công, sử dụng máy bay MiG-17. Ngày 13 tháng 11 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa 257 ("Đoàn Cờ Đỏ"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361. Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không. Ngày 30 tháng 5 năm 1966, thành lập 3 trung đoàn tên lửa phòng không 261 ("Đoàn Thành Loa"), 263, 267, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367. Ngày 15 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4. Ngày 21 tháng 6 năm 1966, thành lập Sư đoàn phòng không 367. Tiền thân là trung đoàn pháo cao xạ 367, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953, chuyển thành Đại đoàn pháo cao xạ 367 ngày 21 tháng 9 năm 1954, trước đây thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, sau này tách ra đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không (1958). Ngày 23 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc, đến 16 tháng 3 năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn phòng không 365. Ngày 23 tháng 3 năm 1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Tên lửa Phòng không và Không quân. Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 1 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Ngày 27 tháng 5 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 377. Tháng 3 năm 1972, thành lập Trung đoàn không quân thứ 3, Trung đoàn 927 ("Đoàn Lam Sơn"). Ngày 29 tháng 3 năm 1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị-Thiên. Trong kháng chiến chống Mỹ, phong không Việt Nam đã đánh bại chiến tranh phá hoaj của không quân địch, bảo vệ miền Bắc, bảo vệ giao thông chiến lược, bảo vệ bộ đội góp phần giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Trận đánh Hà Nội 12 ngày đêm (18-12-1972 đến 30-12-1972) là một chiến công vang dội của lực lượng phòng

không, góp phần to lớn vào thay đổi cục diện, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh. Lực lượng phòng không bao gồm các lực lượng • • • • •

Phòng không quốc gia Phòng không lục quân Phòng không hải quân Phòng không địa phương Phòng không nhân dân

II) Chức năng và nhiệm vụ và tổ chức của của lực lượng phòng không 1: Nhiệm vụ của phòng không nhân dân Phòng không bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, là giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác, chuẩn bị đề phòng tiến công đường không của địch, nâng cao kiến thức phòng không, xây dựng các loại công sự phòng tránh, ngụy trang, nghi binh, xây dựng hệ thống quan sát thông tin báo động, thực hành báo động phòng không, lập kế hoạch và tố chức phòng tránh, sơ tán người, khắc phục hậu quả, giúp các ngành có liên quan bảo vệ các mục tiêu quan trọng. Phòng không nhân dân cũng có nhiệm vụ động viên, tổ chức lực lượng dân quân, tự vệ và quần chúng nhân dân tích cực đánh trả tiến công đường không của địch ở địa phương. Tiến hành tổ chức và thực hiện phòng không nhân dân với sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp theo chức năng của mình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương 2: Tổ chức của lực lượng phòng không Xét về mặt tổ chức, quân chủng phòng không bao gồm các binh đoàn, binh đội hỏa lực và các cơ quan bảo đảm khác trong đó có: • • • • •

Bộ đội tên lửa phòng không Bộ đội pháo phòng không Bộ đội rada phòng không Bộ đội tác chiến điện tử Bộ đội không quan tiêm kích

a) Bộ đội tên lửa phòng không Là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các quân binh chủng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch một cách có hiệu quả, bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao. Bộ đội tên lửa phòng không đồng thời cũng có thể tham gia vào việc đập tan các cuộc tiến công của địch bằng cách yểm trợ cho bộ binh không quân hoạt động trên chiến trường Bộ đội tên lửa phòng không phải thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngay ngay cả trong thời chiến cũng như thời bình

Trong thời bình, nhiệm vụ cơ bản của bộ đội tên lửa phòng không là không cho các phương tiện tiến công đường không của địch xâm vào vào vùng trời đất nước với mục đích trinh sát hoặc khiêu khích và luôn sẵn sàng để có thể đánh trả các cuộc tập kích đường không bất ngờ của địch. Khi chiến tranh xảy ra, nhiệm vụ của bộ đội tên lửa phòng không phụ thuộc vào tình hình chiến đấu đã hình thành. Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, có các loại bộ đội tên lửa: phòng không (đất đối không), mặt đất (đất đối đất), bờ biển (đất đối biển). Biên chế tổ chức của bộ đội tên lửa phòng không phụ thuộc vào trang thiết bị kỹ thuật, nhiệm vụ được giao, đặc điểm hoạt động của địch trên không. TÍnh chất khu vực mục tiêu được bảo vệ và phương pháp chiến đấu của ta. b) Bộ đội phòng rada phòng không Bộ đội rada phòng không là một binh chủng bảo đảm chủ yếu cho tác chiến phòng không và phòng tránh địch trên không của quân chủng phòng không, của quân đội và phòng không nhân dân trong cả nước. Chức năng chủ yếu của bộ đội rada phòng không là quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ quốc, kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích đường không của địch, không để Tổ quốc bị bất ngờ trong mọi tình huống. Xuất phát từ chức năng trên mà bộ đội rada phòng không có nhiệm vụ: Thực hiện trinh sát rada liên tục ngày đêm để quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ quốc, chủ động và kịp thời phát hiện, theo dõi, xác định đúng tính chất mọi hoạt động của máy bay và phương tiện hoạt động đường không khác của địch nhất là thời điểm bắt đầu tập kích đường không Thôn báo kipj thời mọi tình hình trên không cho Sở chỉ huy quân chủng, các Sở chỉ huy của bộ đội phòng không-không quân và cơ quan phòng không nhân dân. Bảo đảm hoạt động chiến đấu và các hoạt động khác của bộ đội không quân, bộ đội tên lửa PK, pháo phòng không và các chuyến bay đặc biệt. Phối hợp với bộ đội Không quân, Hàng không dân dụng quản lý chế độ bay của máy bay ta và máy bay nước ngoài trên vùng trời Tổ quốc. Căn cứ vào diện tích và địa hình của đất nước, có nghiên cứu đến sự hợp lý trong tổ chức chiến đấu của một trung đoàn rada mà tổ chức ra một số trung đoàn rada (trung đoàn rada nằm trong biên chế của sư đoàn phòng không), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ trên không của đất nước Trong chiến tranh số lượng đơn vị rada có thể tăng lên tùy theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu. Dưới trung đoàn rada được biên chế một số trạm rada, các cụm vọng quan sát khác và một số phân đội phục vụ cho chỉ huy. Căn cứ vào nhiệm vụ có trạm rada cảnh giới, trạm rada dẫn đường... Đặc điểm chiến đấu của bộ đội rada phòng không: Thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao, trong thời bình cũng như trong thời chiến, tổ chức trực ban sẵn sàng chiến đấu chặt chẽ liên tục trong mọi thời gian, tình huống

chiến đấu diễn biến khẩn trương phức tạp, quyết liệt, không gian rộng lớn. Đối tượng chiến đấu có số lượng lớn máy bat và phương tiện hoạt động đường không được trang bị hiện đại. Đội hình chiến đấu rất phân tán, rộng khắp lại chịu ảnh hưởng của nhiều đièu kiện địa hình thời tiết khác nhau song lại đòi hỏi sự chỉ huy chiến đấu tập trung thống nhất cao. Hiệp đồng chiến đấu với nhiều đơn vị có yêu cầu cao và khác nhau, nhất là đối với các đơn vị hỏa lực phòng không. c) Bộ đội phòng không Bộ đội phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng với không quân tiêm kích, tên lửa PK, rada phòng không cũng như các phương tiện phòng không khác, bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc, tiêu diệt các mục tiêu trên không từ tầng trung trở xuống. Đồng thời bảo vệ bội đội hợp thành trong các hình thức tác chiến. Sẵn sàng đánh địch mặt đất, cũng như các nhiệm vụ khác: Pháo phòng không là lực lượng cơ bản để xây dựng lực lượng phòng không tại chỗ, tầng thấp là rộng khắp. Chính vì vậy, pháo phòng không được biên chế thuộc Quân chủng phòng không quân chủng hải quân và các quân khu, quân đoàn. Trong quân chủng phòng không các trung đoàn pháo PK được biên chế trong các sư đoàn phòng không thuộc quân chủng (cũng có thể do yêu cầu nhiệm vụ có trung đoàn pháo PK trực thuộc quân chủng PK). Dưới trung đoàn là các phân đội hỏa lực. Tính chất chiến đấu của pháo phòng không: Diễn biến chiến đấu khẩn trương, liên tục, phức tạp Yêu cầu hợp đồng chiến đấu cao Hình thức phương pháp chiến đấu phong phú và đa dạng. Đặc điểm đối tượng chiến đấu pháo phòng không: Các phương tiện tấn công đường không hoạt động ở độ cao trung bình trở xuống, chủ yếu là máy bay chiến thuật, trực thăng, tên lửa có cánh d) Bộ đội không quân tiêm kích Được trang bị máy bay tiêm kích các loại để tiêu diệt khi cụ bay (có hoặc không có người lái) của đối phương trên không. Có thể được dùng để đánh phá các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước và trinh sát đường không. Trong quân đội nước ta, không quân tiêm kích có từ năm 1964 (đơn vị đầu tiên là trung đoàn KQTK 921) trực thuộc quân chủng PK-KQ (1964-1977). Trong kháng chiến chống Mỹ tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

Nhiệm vụ của không quân tiêm kích Tiêu diệt các loại máy bay và phương tiện khác của địch ở trên khong. Bảo vệ mục tiêu được giao, bộ đội hợp thành và các mục tiêu quan trọng khác trong khu vực hoạt động của đơn vị. Bảo đảm cho các đơn vị không quân khác hoạt động. Chống vận chuyển và đổ bộ đường không Đánh mục tiêu mặt đất, mặt nước khi cần Thực hiện trinh sát trên không Biên chế: Trong binh chủng được chia thành các sư đoàn TKPK, dưới là các trung đoàn trong trung đoàn KQTK có các phi đội và cac đơn vị bảo đảm. Trong tổ hợp không quân tiêm kích-tên lửa, ngoài các máy bay tiêm kích còn các đài rada, các hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích trong quân chủng PK thường là tự động, điều này cho phép nâng cao hiệu quả chiến đấu cảu không quân tiêm kích rất nhiều. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ trong thực tế chiến đấu, ta có thể đưa toàn bộ lực lượng vào chiến đấu, lần lượt đưa các phân đội vào chiến đấu hoặc tự tìm diệt mục tiêu trên không. Để nâng cao tính sắn sàng chiến đấu, thường bộ đội KQTK tỏ chức trực ban trên sân bay và trực ban trên không để dành thế chủ động đánh địch. Đây cũng là một đặc điểm chiến đấu của KQTK có thể chiến đấu ban ngày, ban đêm trong mọi điều kiện khí tượng khác nhau. Có khi quan sát bằng mắt hoặc không quan sát được, đánh đơn hoặc đánh trong đội hình tốp, độc lập hoặc được dẫn đường từ Sở Chỉ Huy. 2) Phòng không lục quân Phòng không để đảm bảo an toàn cho hoạt động tác chiến của bộ đội trên mặt đất do lực lượng phòng không trong biên chế của bộ đội lục quân tiến hành độc lập hoặc có phối hợp với các lực lượng phòng không khác. Trong nhiệm vụ này, phòng không lục quân vừa phải bảo vệ lực lượng tác chiến của binh chủng hợp thành, đồng thời phải bảo vệ các mục tiêu yếu địa của địa phương (lực lượng phòng không địa phương là một thành phần trong phòng không lục quân) Biên chế: Được biên chế từ Bộ tổng tham mưu đến các quân khu, quân đoàn xuống đến tỉnh thành và cấp thấp nhất là huyện. Trong đó cơ quan chỉ đạo chuyên môn của phòng không lục quân là các cơ quan chủ nhiệm phòng không (quân khu, quân đoàn, tỉnh…) 3) Phòng không hải quân Phòng không được tiến hành để đánh trá và phòng tránh các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ lực lượng hải quân hoạt động trên biển và các điểm trú

đậu, các tuyến giao thông trên biển và các mục tiêu quan trọng khác của hải quân. Trong tác chiến trên biển phòng không hải quân được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện phòng không trên tàu và máy bay tiêm kích, ở căn cứ và ở gần bờ được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện phòng không trên tàu và máy bay tiêm kích, ở căn cứ và ở gần bờ được tiến hành bằng các phương tiện phòng không của các quân chủng khác và lực lượng vũ trang địa phương.

Related Documents

Dt
November 2019 57
Dt
June 2020 35
Dt-200 / Dt-200l
May 2020 35
Mn Dt
October 2019 44
Dt Analysys
December 2019 39
Dt Macrossea
October 2019 43