Dia Ly Tu Nhien Dai Cuong

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Dia Ly Tu Nhien Dai Cuong as PDF for free.

More details

  • Words: 12,120
  • Pages: 12
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHƯƠNG I : CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT 1. Hình dạng và kích thước của trái đất * CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta đã biết được Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp. 1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người. Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan. 2. Lớp Manti Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước. Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa… 3. Nhân Trái Đất Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác. Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe) nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife. B. Kích thước của trái đất Theo Cracôpxki(1942): Bán kính xích đạo a: 6378,160km Bán kính cực b: 6356,777km Độ dẹt ở cực (a-b):a 1/298 hay21,36km Độ det xích đạo: 1/30000 hay213m Chiều dài vòng kinh tuyến: 40.008,5km Chiều dài xích đạo: 40.075,7km Diện tích: 510,2 tr. kmvuông Thể tích: 1.083 tỷ km khối Hình dạng Trái đất có dạng khối elliptoid ba chiều Hình dạng geoit hiện nay có dạng trái lê hoặc trái tim Hình dạng geoit cao hơn mặt elliptoid: đại dương Hình dạng geoit thấp hơn mặt elliptoid: lục địa Ý nghĩa của hình dạng TĐ - Bề mặt TĐ luôn được chiếu sáng một nửa - Các tia sáng MT tạo ra các góc nhập xạ khác nhau theo vĩ độ và các vành đai khí hậu. - Hai bán cầu Băc, Nam có chế độ ngược nhau của các hiện tượng địa lý: các dòng khí, nước có hướng ngược nhau, các đai KH đối xứng.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

1

1

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - Hình phỏng cầu khiến gần đạt Vmin, M max. - Dạng geoid khiến trọng lực không đồng đều. - Dẹt do quay tạo ma sát làm giảm tốc độ quay(ngày của đại Thái cổ chỉ dài 20h). 2. Sự vận động của trái đất và các hệ quả của sự vận động 1. Sự vận động chung của trái đất Vận động quanh trục. Hệ quả của vận động quanh trục. Lực Coriolis. Vận động cùng mặt trăng. Vận động tự quay quanh trục là một trong những sự vận động có nhiều ý nghĩa về mặt địa lý. Trước hết trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông, tức hướng ngược lại với chiều kim đồng hồ( nhìn từ cực bắc xuống) Trái đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục trong khoảng thời gian một ngày đêm. Tuy nhiên do những sự vận động phức tạp của cả mặt trời và trái đất nên độ dài khoảng một ngày đêm dựa theo mặt trời xê dịch đôi chút trong năm, khi lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị tính toán người ta lấy độ dài trung bình khoảng thời gian đó trong năm và quy ước là 24 giờ Tốc độ quay của trái đất là góc mà bất cứ một điểm nào đó trên bề mặt trái đất, dù ở vĩ tuyến nào cũng vậy quay được 1 đơn vị thời gian nhất định tốc độ quay của trái dất bằng Ω=2 π / T Vận tốc tự quay của trái đất phụ thuộc vào vĩ độ, ở xích đạo vận tốc của trái đất bằng V=2π R/T hay ΩR=464m/gy Trong đó Ω=tốc độ góc quay; R=bán kính TD;T=thời gian Càng lên các vĩ tuyến cao vận tốc trái đất càng giảm 2. Các hệ quả địa lý của vận động tự quay quanh trục của trái đất: a. Mạng lưới tọa độ của trái đất: Sự vận động tự quay của trái đất đã tạo cơ sở cho việc xây dựng mang lưới tọa độ trên bề mặt trái đất để xác định vị trí của các địa điểm, trong khi tự quay tất cả các địa điểm trên bề mặt trái đất đều di chuyển vị trí duy nhất có 2 điểm tự quay tại chổ đó là 2 địa cực: cực bắc và cực nam. Đường thẳng nối 2 cực đi qua tâm của trái đất gọi là trục trái đất, trục trái đất nghiêng mặt phẳng hoàng đạo một góc 660 33’. Vòng tròn lớn nhất của trái đất nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và phân chia trái đất ra 2 nữa cầu là đường xích đạo, khoảng cách từ xích đạo đến 2 cực bằng nhau, nữa cầu có cực bắc là cầu bắc; nữa cầu có cực nam là cầu nam. Sự đối xứng giữa 2 nữa cầu của trái đất không những chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt hình học mà còn sự đối lập của nhiều hiện tượng địa lý trên bề mặt trái đất như: phương hướng, sự thay đổi các mùa, sự di động biểu kiến của mặt trời, sự lệch của các dòng chảy Các mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo cắt bề mặt trái đất thành những vòng tròn song song với đường xích đạo gọi là các vĩ tuyến, các vĩ tuyến thuộc nữa bán cầu bắc là vĩ tuyến bắc; thuộc nữa cầu nam là vĩ tuyến nam, đường thẳng nối 2 cực trên bề mặt trái gọi là kinh tuyến> hai đường kinh tuyến đối nhau tạo thành 1 vòng tròn đi qua 2 điểm cực gọi là vòng kinh tuyến. Tất cả các đường kinh tuyến đều bằng nhau, Năm 1884 công nhận kinh tuyến đi qua đài thiên văn Geenwich ở ngoại ô London (nước Anh) là kinh tuyến gốc được đánh số 0>từ kinh tuyến gốc về phía đông đến kinh tuyến đông180 là các kinh tuyến đông về phía tây là kinh tuyến tây. Tất cả các hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến địa lý trên bề mặt trái đất tạo thành 1 lưới tọa độ, nhờ đó người ta có thể xác định vị trí của tất cả các địa điểm và vẽ được bản đồ của bề mặt trái đất. b. Sự điều hòa nhiệt giữa ngày và đêm: Sự tự quay quanh trục của trái đất đã sinh ra 1 đơn vị đo thời gian tự nhiên 1 ngày đêm gồm có phần thời gian được chiếu sáng là ngày và trong bóng tối là đêm, ngày đêm được chia ra 2 đơn vị thời gian là giờ và giờ chia ra phút, phút lại chia ra giây. Nếu trái đất không tự quay quanh trục mà chỉ quay quanh mặt trời thì trên TĐ cũng có ngày và đêm nhưng ngày đêm sẽ rất dài, mặt đất ban ngày sẽ rất nóng và ban đêm sẽ rất lạnh. Do đó sự tự quay quanh trục của trái đất với tốc độ tương đối lớn nên ngày đêm trên TĐ ngắn, nhiệt độ mặt đất được điều hòa, sự sống phát triển tương đối thuận lợi. c. Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế: Do trái đất tự quay quanh trục nên mặt trời chỉ có 1 lần lên cao nhất trên bầu trời tại 1 đêm trong 1 ngày đêm đó là lúc 12h trưa Do chiều quay của TĐ là từ tây sang đông nên ở phía đông thấy mặt trời ngã về phía tây còn ở phía tây thì mới thấy mặt trời sắp tròn bóng. Như vậy ở cùng 1 thời điểm mỗi địa phương có giờ riêng đó là giờ địa phương và thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng 1 kinh tuyến để tránh tình trạng lộn xộn về giờ giấc. Bề mặt TĐ được quy ước chia ra làm 24 khu vực bổ dọc theo kinh tuyến giống như những múi cam nên gọi là múi giờ, mỗi khu vực có 3600/24=150 Đối với những quốc gia có diện tích lớn có nhiều khu vực giờ khác nhau, khu vực đánh số 0 là khu vực giờ gốc ranh giới nằm ở kinh độ 70 5 tây-đông, từ khu vực đó đi về phía đông là các khu vực 1, 2, 3…Người ta quy ước lấy kinh tuyến 1800 ở giữa khu vực là số 12 trong TBD làm đường chuyển ngày quốc tế, nếu di chuyển từ tây sang đông qua đường kinh tuyến này thì phải chuyển sớm lên 1 ngày. d. Lực Côriolít trên bề mặt TĐ: Do hiện tượng tự quay quanh trục của TĐ nên tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt TĐ theo hướng kinh tuyến đều chịu

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

2

2

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN sự lệch hướng về phải ở nữa cầu bắc và trái ở nữa cầu nam. Định nghĩa: Lực làm các vật thể chuyển động lệch hướng về phải hay trái được gọi là lực Côriolít. Công thức: F=2mΩv.sinµ. Trong đó Ω là vận tốc quay của TĐ; lực F tỷ lệ thuận với khối lượng m của vật thể với vận tốc v của nó và sin của vĩ độ. Tất cả các khối lượng chuyển động trên bề mặt TĐ đều chịu tác động của lực Côriolít như: nước của các dòng biển, các dòng sông lớn và cả đường đạn bay trên mặt đất. 3. Sự chuyển động của TĐ quanh mặt trời Trong hệ mặt trời TĐ ngoài chuyển động tự quay quanh trục còn chuyển động quanh mặt trời theo hướng quỹ đạo hình elip gần tròn. TĐ chuyển động trên hoàng đạo theo hướng từ Tây sang Đông với vận tốc rất lớn trung bình 28km/h. Để hoàn thành 1 vòng quỹ đạo TĐ phải mất 365 và ¼ ngày vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động có lúc TĐ ở gần mặt trời (cận nhật) có lúc ở xa mặt trời (viễn nhật). Trong khi chuyển động trên quỹ đạo trục của TĐ bao giờ cũng nghiêng về 1 phía mà không đổi hướng>gọi là chuyển động tịnh tiến của TĐ quanh mặt trời. Kết quả: - Sự chuyển động biểu kiến của mặt trời giữa 2 chí tuyến: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Điều đó làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. + Trong quá trình chuyển động của TĐ trên quỹ đạo hằng năm vào ngày 22/6 TĐ đến 1 vị trí gần mút hoàng đạo gọi là hạ chí. Lúc đó đầu phía Bắc của trục TĐ quay về phía mặt trời. Ánh sáng mặt trời chiếu thảng trên mặt đất ở vĩ độ 23027’ Bắc.>Vòng vĩ tuyến này gọi là chí tuyến Bắc. + Vào 22/12 TĐ lại di chuyển đến vị trí đông chí ở gần mút hoàng đạo, lúc đó đầu phía Nam trục lại hướng về phía mặt trời, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào vĩ độ 23027’ Nam>vĩ tuyến này gọi là chí tuyến Nam + Vào 21/3 và 23/9 TĐ di chuyển đến những vị trí trung gian ở giữa 2 đầu mút của hoàng đạo gọi là xuân phân và thu phân. Trục của TĐ không quay đầu về phía mặt trời ánh sáng mặt trời chiếu thẳng lên mặt đất ở xích đạo. - Sự thay đổi các thời kỳ nóng lạnh trong năm và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau: Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày. Trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 9 đến 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ cảu bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày. Riêng hai ngày 21 – 3 và 23 – 9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới. Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt trong sáu tháng. Trong khi mặt trăng quay quanh TĐ do tương quan về khối lượng giữa 2 thiên thể tâm quay của hệ thống mặt trăng và TĐ nằm cách tâm TĐ 1 khoảng cách bằng 0,73 bán kính TĐ. Như vậy là mặt trăng không hoàn toàn chuyển động quanh TĐ mà cùng với TĐ quay quanh tâm chung của hệ thống>Kết quả là trên TĐ sinh ra 1 sức li tâm và sức li tâm này đều bằng nhau ở khắp mọi điểm trên TĐ và đối kháng với sức hút về phía mặt trăng>Từ đó sinh ra hiện tượng sóng triều, chu kỳ 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống diễn ra trong 24h50’. - Hiện tượng mùa Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm – dương lịch ở châu Á không giống nhau. Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21 – 3), hạ chí (22 – 6), thu phân (23 – 9) và đông chí (22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa .Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc. Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày. Mùa xuân từ 4 hoặc 5/2 (lập xuân), đến 5 hoặc 6/5 (lập hạ) Mùa hạ từ 5 hoặc 6/5 (lập hạ), đến 7 hoặc 8 (lập thu) Mùa thu từ 7 hoặc 8/8 (lập thu), đến 7 hoặc 8/11 (lập đông) Mùa đông từ 7 hoặc 8/11 (lập đông), đến 4 hoặc 5/2 (lập xuân)

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

3

3

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHƯƠNG II: THẠCH QUYỂN 1. Thành phần và cấu tạo của thạch quyển Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cũ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm). Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống đối lưu của Trái Đất, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối lớn, được gọi là các đĩa kiến tạo (mảng kiến tạo) và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. 2. Các đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên trái đất Sự phân bố các loại địa hình lục địa và đại dương theo chiều cao Sự phân chia ra 2 kiểu vỏ trái đất lục địa và vỏ trái đất đại dương phù hợp với 2 loại địa hình cơ bản ở cấp hành tinh là bề mặt các lục địa và đáy đại dương thế giới. Các lục đại và đại dương lại phân ra cấp nhỏ hơn: trên lục địa là các bình nguyên và núi còn trong đại dương là các đáy đại dương, các dãy núi ngầm và các vực thẩm. Tình hình khái quát về địa hình của bề mặt trái đất có thể biểu hiện được trên 1 đường cong đẳng cao và có thể biết được những đất đai nằm dưới mực nước biển chiếm khoảng 8000.000km2, vùng trũng rộng nhất thế giới là vùng cận Caxpi với độ cao thấp nhất là -28m. Những bộ phận của lục địa nằm ở độ cao từ 0-200m là các miền đất thấp hay các bình nguyên thấp, loại địa hình này chiếm 1 diện tích lớn ở khắp các lục địa ( trừ lục địa Phi) với 48,2 triệu km2; Bậc tiếp theo nằm ở độ cao từ 200-500m là những miền đất cao và cao nguyên; cao trên 500m là những miền núi. Theo độ cao chúng lại phân ra: Núi thấp từ 500-1000m với diện tích 27 triệu km2 Núi trung bình từ 1000-2000m với 12 triệu km2 Núi cao từ 2000m trở lên với 16 triệu km2 Các lục địa còn có 1 bộ phận nằm dưới mực nước biển cao tạo thành các thêm lục địa, thềm lục địa được xác định căn cứ chủ yếu vào cấu tao địa chất đó là 1 vùng tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình khoảng 1,5-20, mực nước sâu trung bình thường từ 130-200m; thềm lục địa cũng có thể kéo dài đến độ sâu 700m thậm chí có nới đến 1500m, chiều rộng của thềm lục địa có thể từ 1-1300km. Thềm lục địa có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế vì giàu các nguồn tài nguyên, hải sản, khoáng sản… Tiếp theo sườn lục địa là thềm lục địa, sườn lục địa thường là 1 vùng địa hình rất gồ ghề có độ dốc khoảng 7-80 đôi khi có thể lên đến 140 và sâu trung bình từ 140-300m, sườn lục địa bao gồm các bồn địa, dãy núi ngầm, cao nguyên ngầm và nơi hay có nguồn động đất Châu lục là những dãy đất hơi nghiêng nằm ở canh vỏ ranh giới trái đất lục địa và vỏ trái đất đại dương đó là những bồi tụ tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình khoảng 30 chiều rộng từ 100-1000km, châu lục địa thường chấm dứt ở độ sâu từ 2500-5000m =>Cả 3 bộ phận lục đia ngập nước nói trên thường được gọi chung là vùng rìa ngập nước của lục địa, diện tích của vùng này chiếm vào khoảng 80,5 triệu km2 hay 15,8% diện tích bề mặt trái đất Bậc thấp hơn nữa là vùng đáy đại dương thế giới nằm ở độ sâu từ trên 2500-6000m chiếm 54% diện tích trái đất. Các lục địa và đại dương trên trái đất: Sự phân chia các lục địa và đại dương trên trái đất không đơn thuần chỉ là 1 sự phân chia về mặt hình thái mà còn là sự phân chia về mặt địa chất, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và vào cấu trúc của chúng. Lục địa là 1 bộ phận lớn cân bằng đẳng tĩnh của vỏ trái đất lục địa, về mặt cấu trúc nó thường có nhân là 1 hoặc vài nền cổ được mở rộng thêm ở ngoài rìa với các thành tạo uốn nếp trẻ hơn. Trên bề mặt trái đất có 6 lục địa: Á-Âu, Phi, Bắc mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực và Oxtraylia. Á –Âu là một lục địa đặc biệt nhất trong 6 lục địa, về mặt cấu trúc có tới 6 nền: Đông Âu, Xibia, Trung quốc, Tarim, Arabi và Ấn độ; lục địa Á –Âu tuy là 2 bộ phận khác nhau về mặt địa chất-kiến tạo nhưng về mặt địa lý lại là 1 khối thống nhất về các mặt phát triển: của lớp vỏ địa, của các khối khí khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật… Hiện nay diện tích toàn bộ đất nổi trên bề mặt trái đất rộng 149 triệu km2 tức 29,2% bề mặt trái đất (bao gồm lục địa và đảo). Còn lại là diện tích đại dương thế giới chiếm 361 triệu km2 tức 70,8%, đại dương chủ yếu khác nhau về các mặt nhiệt độ nước biển, độ mặn, chế độ các dòng biển và thủy triều. Đại dương thế giới phân ra làm 4 đại dương: TBD, DTD, ADD, BBD: Giới hạn giữa TBD và ADD là đường đi qua bán đảo Malacca bờ tây và nam quần đảo Xôngdo Ranh giới giữa TBD và DTD là đường từ mũi Hooc đến bán đảo nam cực TBD và BBD là vĩ tuyến của các đảo Điomit DTD và ADD là đường kinh tuyến đi qua mũi Hảo Vọng.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

4

4

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

5

Trong các đại dương lại có các biển và vịnh nhưng biển lớn hơn vịnh, các biển do vị trí đối với lục địa lại phân ra biển ven bờ như: biển đông, biển nhật bản…Và biển giữa đất liền như: biển đỏ , ĐTH và biển ăn sâu trong lục địa như biển Adop, biển Bantich 3. Các dạng điạ hình chính trên vỏ trái đất – địa hình lục địa, ven biển CHƯƠNG III : KHÍ QUYỂN 1. Thành phần và cấu tạo khí quyển Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. A.Thành phần Không khí sạch và khô tức là không khí không chứa hới nước và những hạt chất rắn và những chất nước nào cả là những hạt cơ học của các chất nước khác nhau. Gồm có những thành phần: - Nitơ(N2) chiếm khoảng 78,08% theo thể tích và 76 % theo khối lượng - Oxy (O2) chiếm khoảng 20,85% theo thể tích và 23 % theo khối lượng Còn lại là 1% khí Argon (ar), chì có 0,03 % là khí CO2, hai khí O2 và N2 chiếm 99 % thành phần không khí khô. - CO2 trong khí quyển là sản phẩm của một số quá trình như sự hô hấp của con người và động vật, sự phân hủy và sự cháy của các vàật thể chứa chất Cacbon và của núi lửa phun ra. Lượng CO2 được giải phóng trong quá trình cácả một năm chỉ chiếm khoảng 10 % CO2 trong khí quyển. - Khí Ozon(O3): O3 trong khí quyển chiếm một tỷ làệ rất nhỏ trung bình 10 triệu phân tử không khí chỉ có 3 phân tử O3, O3 trong khí quyển chỉ họp thành làớp dày 3mm mà thôi. - Hơi nước (H2O) hơi nước là thành phần quan ọ trong khí quyển, được tạo thành do bốc hơi và thoát hơi nước trên bề mặt trái đất. hơi nước trong khí quyển có thể chuyển từ dạng hơi sang trạng thái lỏng hoặc rắn và có thể rơi xuống đất thành các dạng mứ, tuyết, mưa đá..Hơi nước trong khí quyển giảm theo độ cao và hầu hết hơi nước đều chứa trong ca tầng khí quyển dưới thấp. - Bụi trong khí quyển: bụi và khói trong khí quyển xuất phát từ bề mặt trái đất theo gió cuốn lên, từ những đám cháy rừng , từ những đám cháy nhà máy, từ núi làửa phun ra...Bụi hấp thu mạnh bức xạ mặt trời và do đó không khí nóng lên nhiều B.Cấu tạo khí quyển Căn cứ vào những đặc tính khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng. 1 Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển ở sát mặt đất độ cao trung bình là 11km, có những đặc điểm sau:

- Khoảng ¾ khối lượng khí quyển tập trung ở phần này - Nhiệt độ giảm theo độ cao với mức trung bình là 0,60C/100m. - Có chuyển động đối lưu và có sự trao đổi nhiệt giữa bề mặt trái đất - Tập trung đa số lượng hơi nước trong khí quyển - 80% khối lượng không khí của khí quyển tập trung ở tầng đối lưu - Không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng - Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời rồi toả vào không khí được hơi nước giữ lại tới 60%. Ban đêm, mặt đất sẽ lạnh đi nhiều nếu không có hơi nước. Khí CO2 chỉ chiếm 0,03% trong thành phần khí quyển, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian. Không có khí CO2 thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ giảm đi; tuy nhiên, nếu tỉ lệ CO2 tăng lên sẽ gây tác hại cho sức khoẻ của con người. 2. Tầng bình lưu Đặc điểm của tầng này là không khí khô, loãng và chuyển động thành luồng ngang. Tầng bình lưu tập trung phần lớn khí ôdôn, nhất là ở độ cao khoảng 22 – 25 km. Do tia Mặt Trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ Mặt Trời nên nhiệt độ ở đỉnh tầng bình lưu tăng lên đến 10oC. 3. Tầng giữa Đặc điểm của tầng này là nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70oC đến -80oC ở đỉnh tầng, không khí rất loãng Từ mặt đất đến hết tầng khí quyển giữa tập trung hơn 99,5% khối lượng của khí quyển. 4. Tầng ion (tầng nhiệt) Tầng không khí cao hay còn gọi là tầng điện li. Không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên. 5. Tầng ngoài Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli và khí hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng. 2. Bức xạ mặt trời- nguồn động lực quan trọng Bức xạ mặt trời là động lực cơ bản của tất cả các quá trình vàật lý khí quyển , chúng ta biết nhiệt truyền trong không gian theo 3 hình thức: truyền dẫn, trao đổi và bức xạ, nhưng trao đổi là phương thưc truyền nhiệt quan trọng trong khí quyển. bức xạ là phương thức duy nhất của nhiệt năng truyền theo tốc độ ánh sáng mà không nhở vật chất làm môi giới. Bức xạ xung quanh của nhiệt năng mặt trời như sự lan truyền sóng trong đó :

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

5

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - Bước sóng rất ngắn mắt không nhìn thấy đuợc gọi là tia tử ngoại - Bước sóng rất dài mắt không nhìn thấy đuợc gọi là tia hồng ngoại - Bước sóng có thể nhìn thấy từ 0,4- 0,7µ đuợc gọi là tia sáng nhìn thấy đuợc Bức xạ mặt trời có thể phân tích thành quang phổ trãi từ π = 0 đến π = ∞ Bức xạ mặt trời trên thực tế là nguồn nhiệt duy nhất của khí quyển, tuy khí quyển hấp thu trực tiếp bức xạ mặt trời và nóng lên nó cũng không ngừng bức xạ nhiệt năng ra ngoài và loại nhiệt năng dể bị khí quyển hấp thu. Ngoài ra do phương thức truyền nhiệt năng khác cũng có nhiệt luợng từ mặt đất truyền lan lên phía trên nên nhiệt lượng trong không khí từ mặt trời lại tăng lên. 3. Hoàn lưu khí quyển Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.Trong thực tế các đai khí áp không liên tục, mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và các đại dương. - Hoàn lưu chung của khí quyển là tình hình tổng hợp chuyển động của các dòng không khí trên địa cầu. Hoàn lưu khí quyển nói chung không phải là tổng thể dòng không khí trong 1 thời điểm nhất định nào đó, cũng không phải là tình hình chung cả năm nào đó mà là tình hình nói chung của nhiều năm. Tuy tình hình chuyển động của không khí trên mặt đất biến đổi rất nhiều mỗi ngày có khác nhau nhưng thường tuân theo 1 nguyên tắc chung và hoàn lưu chung của khí quyển chỉ là tình hình chuyển động của không khí theo quy tắc chung đó. - Do kết quả của hoàn lưu khí quyển nên nhiệt lượng và độ ẩm trên trái đất có thể truyền từ nơi này đến nơi khác làm cho sự chênh lệch về nhiệt lượng và độ ẩm theo vĩ độ và kinh độ giảm dần và cân bằng. - Hoàn lưu là nguyên nhân cơ bản sinh ra các khối không khí hoàn lưu xoáy thuận và xoáy nghịch là công cụ cơ bản thúc đẩy sự trao đổi của các không khí theo hướng nằm ngang là phương thức quan trọng nhất Hoàn lưu chung của khí quyển do các loại dòng không khí có liên hệ lẫn nhau hợp thành, nên quá trình hoàn lưu của khí quyển rất phức tạp. Nguyên nhân cơ bản của hoàn lưu chung của khí quyển là do có gradient nhiệt độ theo hướng kinh tuyến trong khí quyển 4. Thời tiết và khí hậu 1. Thời tiết là kết hợp các yếu tố khí tượng riêng lẽ lại với nhau hay thời tiết là trạng thái khí quyển đặc trưng bởi 1 tập hợp các yếu tố khí tượng quan sát được vào từng lúc hoặc trong khoảng thời gian nào đó. - Nói rộng ra thời tiết của 1 thời kỳ ngắn hay dài cũng có thể coi như là sự kết hợp chiếm ưu thế đặc trưng cho thời kỳ đó của các yếu tố khí tượng hoặc sự biến thiên chiếm ưu thế của chúng theo thời gian. 2. Khí hậu là 1 tập hợp các điều kiện khí quyển vốn có trên 1 khu vực nào đó phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý của khu vực đó. - Hoàn cảnh địa lý được coi không chỉ là tình hình địa phương như vị trí địa lý, độ cao của địa phương đó mà còn là đặc điểm của mặt trãi dưới địa hình, thổ nhưỡng… của địa phương đó. - Những điều kiện khí quyển trong quá trình hàng năm điều có sự thay đổi nhiều hoặc ít từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông. Tập hợp các điều kiện đó cũng thay đổi ít nhiều từ năm này qua năm khác, nhưng từ 1 chuỗi nhiều năm này đến 1 chuỗi nhiều năm khác thì tập hợp của những điều kiện khí quyển đó chỉ thay đổi trong 1 giới hạn và hơn nữa sự thay đổi đó mang tính giao động về hướng này hoặc về hướng kia. Như vậy khí hậu vốn có tính ổn định cho nên khí hậu là 1 trong những đặc điểm của địa phương, là 1 trong những thành phần của cảnh quan địa vật lý nhưng giữa quá trình khí quyển và trạng thái bề mặt trái đất có quan hệ với nhau rất chặt chẽ nên khí hậu có quan hệ với những đặc trưng địa lý khác và với những thành phần khác của cảnh quan địa lý. 5. Giá trị của khí quyển đối với môi trường sống Vai trò của khí quyển trong vỏ cảnh quan trái đất đặc biệt lớn, khí quyển biến đổi năng lượng mặt trời và các tia vũ trụ, tác dụng lên bề mặt trái đất về các mặt hóa học, lý học và cơ học, duy trì sự sống trên trái đất, bảo vệ mặt đất khỏi bị hóa lạnh, điều hòa sự phân bố nhiệt và ẩm, dùng làm tấm chắn chống lại các thiên thạch bằng cách làm cho chúng bốc hơi ở trên không trung trái đất, bảo vệ các vi sinh vật khỏi phải chịu đựng những nguy hại của bức xạ tử ngoại…Không có không khí trái đất sẽ là 1 thế giới chết giống như mặt trăng. CHƯƠNG IV : THỦY QUYỂN 1. Thành phần và cấu tạo thủy quyển Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực trái đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt trái đất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt trái đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%. 2. Nước trên lục địa: nước trên mặt đất, nước dưới mặt đất- nước ngầm

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

6

6

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN A. Nước trên lục địa: nước trên mặt đất - Nước trên lục địa: Trên các lục địa tồn tại và phát triển 1 lượng nước nhất định tùy thuộc vào điều kiện địa lý cụ thể, lượng nước này cũng bị phân hóa thành các đối tượng phức tạp như: sông ngòi, hồ đầm, băng hà. Đây là 1 khối nước ngọt dự trữ khổng lồ khoảng 68,6972% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Hồ hình thành từ một khúc uốn của sông, gọi là hồ móng ngựa, như Hồ Tây ở Hà Nội. Hồ được hình thành do băng hà di chuyển qua, bào mòn mặt đất, đào sâu những chỗ đất, đá mềm, để lại những vùng nước lớn gọi là hồ băng hà, như các hồ ở Phần Lan, Ca-na-đa… Ở những nơi trũng trong miền núi, nước tụ lại trước khi chảy ra sông cũng thành hồ. Có khi hồ hình thành ở trên các miệng núi lửa, còn được gọi là hồ miệng núi lửa. Hồ hình thành do những vụ sụt đất như các hồ ở Đông châu Phi, được gọi là hồ kiến tạo. Ở đây nước khá nhỏ chỉ khoảng 0,0183% tổng lượng nước trong thủy quyển. Nước hồ cũng có 1 phần nước ngọt, lượng nước trong các hồ và đầm lầy chiếm 4,4% tổng diện tích các châu lục. Nước trong các sông ngòi lại càng nhỏ chỉ vào khoảng 0,0003% tổng lượng nước của thủy quyển. Nước có 1 khối lượng lớn và phân bố rộng rãi trong lớp vỏ địa lý, tùy môi trường tồn tại nước mang những đặc tính khác nhau nhưng ở đâu nước cũng có tác dụng to lớn nhất là đối với sự phát sinh và phát triển của sự sống. Đây là lớp nước khá liên tục, tồn tại ngay trên các vùng đất thấp của bề mặt trái đất, số lượng của phần nước này là 1362254,090.103km3 tức là chiếm khoảng 98,2879% tổng lượng nước, chiếm gần 72% diện tích bề mặt trái đất Nước trong các đại dương và biển Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của các sinh vật. Đại dương giữ vai trò điều hoà khí hậu của Trái Đất, không có đại dương thì khí hậu trên Trái Đất sẽ rất khắc nghiệt. Biển và đại dương là kho tài nguyên Theo các số liệu thống kê gần đây, ở biển và đại dương có trên 160000 loài động vật và 10000 loài thực vật. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có đủ các loại khoáng sản như trên lục địa, nhiều loại có trữ lượng lớn hơn các mỏ trên lục địa nhiều lần. Người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí tự nhiên khoảng 14 nghìn tỉ m3… Rất nhiều mỏ khoáng sản ở biển và đại dương đã được con người khai thác từ lâu như quặng sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho… Ngoài ra, biển và đại dương còn là nguồn tài nguyên hóa học to lớn với trên 70 nguyên tố hóa học khác nhau. Thuỷ triều là nguồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Công suất lí thuyết của năng lượng thuỷ triều ước tính khoảng 1 tỉ kW. Nhà máy điện thuỷ triều đầu tiên được xây dựng ở cửa sông Răng-xơ (Pháp) vào năm 1967 với công suất thiết kế là 240000kw. Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và dưới sâu cũng là nguồn thuỷ điện vô cùng to lớn. Ở vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của nước trên mặt và dưới sâu khoảng 10 – 15oC; dựa vào sự chênh lệch này người ta đã xây dựng những nhà máy thuỷ nhiệt. Nhà máy điện thuỷ nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở gần A-bit-gian (Cốt Đi-voa) với công suất 14000kw. Biển và đại dương là “ chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau” Biển và đại dương là đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn. Hiện nay vận chuyển trên biển đóng vai trò hàng đầu trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển chiếm hơn ¾ khối lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới. Biển và đại dương còn là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn Nước trong các biển và đại dương khối lượng nước có thể tới 98,2197% tổng lượng nước trong thủy quyển. Các biển và đại dương chiếm 1 diện tích liên tục và khá rộng của bề mặt trái đất gần 72% diện tích bề mặt trái đất. Độ sâu trung bình của biển và đại dương gần 4000m B.Nước dưới mặt đất- nước ngầm "Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người". Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng: • Vùng thu nhận nước. • Vùng chuyển tải nước. • Vùng khai thác nước có áp. Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

7

7

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển. - Nước ngầm (Water subterraneous): Là nước trọng lực ở trạng thái tự do, hoàn toàn bão hòa và tồn tại thường xuyên trong lớp chứa nước đầu tiên tính từ mặt đất xuống. Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả các nước sông, hồ, đầm và băng tuyết cộng lại. Tuyệt đại bộ phận nước ngầm là do nước trên bề mặt đất ngấm xuống. Nước ngầm phụ thuộc vào: - Nguồn cung cấp nước ( nươc mưa, nước băng , tuyết tan…) và lượng bốc hơi nhiều hay ít - Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều. - Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành các khe hở rộng, nước thấm được nhiều; ngược lại, các hạt đất đá nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít. - Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm xuống nhiều hơn ở vùng ít cây cối. Nước ngầm không chỉ phục vụ sinh hoạt của con người mà còn là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. 3. Vòng tuần hoàn nước Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. 1. Các giai đoạn tuần hoàn: quá trình tuần hoàn được thực hiện trong các giai đoạn sau: - Bốc hơi nước : dưới tác dụng của bức xạ mặt trời , nước bốc hơi từ bề mặt đại dương , hồ đầm , sông ngòi…và cảả bề mặt đất ẩm. ngoài ra sinh vật đặc biệt là rừng cây cũng thoát ra một lượng hơi nước lớn đề điều hòa môi trường sống, hơi nước tồn tại trong khí quyển không nhiều và tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ có thể ở dạng hơi, mây, mù.. - Nước rơi: khi nhiệt độ không khí hạ thấp , hơi nước sẽ nhưng tụ thành hạt lớn theo tác dụng của trọng làực sẽ rơi xuống thành nước rơi. Nước rơi có thể ở dạng lỏng là mưa hay dạng xốp là tuyết và thậm chí ở dạng rắn và mưa đá. - Dòng chảy: khi nước rơi tới bề mặt đất đại bộ phận sẽ tham gia vào quá trình bốc hơi phần còn lại sẽ tập trung ở dãy trủng và chảy thành dòng đó là các dòng chảy. phần lớn các dòng chảy tập trung ở dạng lỏng đó là các sông ngòi 1 phần khác sẽ ở dạng rắn đó là băng hà…các dòng chảy lại ra biển và đại dương - Ngấm: trên bề mặt đất ngoài phần nước chảy trên mặt đất còn lại ngấm dưới đất tạo thành nước dưới đất. nước chảy theo đất dốc và lộ ra bề mặt để cung cảấp nước cho sông ngòi dưới dạng suối, suối cũng có dạng xuống và lên. Nguồn nước dưới đất cung cấp chủ yếu vào mùa khô để tạo cho sông ngòi có dòng chảy liên tục theo thời gian. 2. Các loại tuần hoàn Nước đi rồi lại trở về hình dạng các dòng tuần hoàn nước, trong quá trình này tùy số lượng nước có thể chia làm 2 loại sau: - Tuần hoàn nhỏ: trong tuần hoàn này số lượng nước tham gia có thể lên tới 92% tổng số lượng nước của vòng tuần hoàn, song chỉ chảy qua 2 giai giai đoạn đầu: bốc hơi và nước rơi, quảng đường đi rất ngắn. - Tuần hoàn lớn; ngược lại với quá trình trên tuần hoàn lớn chỉ bao gồm 8% lượng nước, song lại tới 3 giai đoạn (những nếu nước chảy ngay vào song ngòi và 4 giai đoạn nếu nước thấm xuống đất sau đó lại cung cấp cho sông ngòi. Quảng đường tuần hoàn này rất dài. Tuần hoàn lớn có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên trái đất. 4. Giá trị của thủy quyển trong lớp vỏ địa lý Trong lớp vỏ địa lý nước là một thành phần quan trọng ý nghĩa này không chỉ ở số lượng phong phú và sự rãi ra trên bề mặt rộng lớn mà chủ yếu là tác dụng của nước trong quá trình tự nhiên nhất là đối với nhu cầu sản suất và sinh hoạt của con người. Trong tự nhiên: - Đối với khí hậu: nước là nguồn cung câp độ ẩm cho khí quyển ; tạo độ ẩm, mây, mưa..cũng trong quá trình tồn tại và biến đổi hơi nước còn cung cấp nhiệt lượng cho không khí, góp phần tạo hiệu ứng nhà kính; thay đổi khí hậu. Đặc biệt là các dòng biển nhỏ: Elnio và La Nina. Ngoài ra cũng do nhiệt dung riêng lớn nên đã tạo ra gió địa phương: gió mùa, gió đất và gió biển. - Đối với địa mạo: nước là nhân tố đặc biệt trong quá trình hình thành các dạng địa mạo khác nhau: thung lũng sông ngòi, địa hình băng hà và nhất là địa hình Karst. Ngaòi ra nước cũng góp phần làm biến đổi địa hình đất xấu. Đối với địa chất nước cũng góp vai trò chủ đọa đã tạo nên các loại đá trầm tích và hình thành các mỏ ngoại sinh. Đối với thỗ nhưỡng : nước cũng tham gia vào quá trình hình thành c loại đất; laterit,podsol..hoặc làm biến đổi đất; gley hóa, mặn hóa… Đối với sinh vật: do nước là môi trường sống nên đóng vai trò quyết định đối với sinh vật trên trái đất, nước là thành phần của cơ thể sinh vật, tạo ta các phản ứng để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sống Trong đời sống xã hội Đối với nông nghiệp: trong sản xuất nn thủy lợi là biện pháp hàng đầu, nước cần cho trồng trọt và chăn nuôi vì: Sản xuất 1 kg lúa mì cần 1500 lít nước 1 kg lúa gạo cần 4500 lít nước

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

8

8

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Để sản xuất một tá trứng cẩn 10000 lít nước Sản xuất 1 kg thịt lợn cần 30000 lít nước Trong công tác thủy lợi ngoài nước tưới còn có tác dụng tổng hợp” chống lũ, tiêu nước vùng lầy, cải tạo đất. Đối với công nghiệp: trong công nghiệp mức độ sử dụng nước lại càng hơn nhiều hơn nữa nhất là những ngành công nghiệp khát nước. Để sản xuất 1 tấn than sạch cần 3-5 m3 nước 1 tấn thép cần 150m3 1 tấn giấy cần 2000m3 1 tấn sợi hóa học cần 4000m3 Đối với giao thông :đường thủy bao gồm 2 ngành đường sông và đường biển, tuy tốc độ chậm nhưng lại chở hàng nặng và cồng khềnh. Đặc biệt do chi phí về đường xá ít nên cước vận chuyển rất rẻ. Trong đời sống hàng ngày con người rất cần nhiều nước để ăn uống và sinh hoạt, nhu cầu về nước cũng tăng lên một cách nhanh chóng, với tốc độ gia tăng dân số càng lớn nước cần càng nhiều. CHƯƠNG V: SINH QUYỂN 1. Thành phần và cấu tạo sinh quyển A. Thành phần sinh quyển 1. Khái niệm sinh quyển Sinh quyển chính là lớp vỏ sống của trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác suất. Trong thành phần của sinh quyển có tầng đối lưu của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển, một phần của thạch quyển cho tới các lớp nhiệt độ 100oC. Như vậy, sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên trái đất, bao gồm cả các hoạt động của sinh vật đã, đang và sẽ tồn tại trên vỏ trái đất. Trong sự hình thành sinh quyển, có sự tham gia tích cực của các yếu tố bên ngoài như năng lượng mặt trời, sự nâng lên và hạ xuống của vỏ trái đất, các quá trình tạo núi, băng hà v.v... Các cơ chế xác định tính thống nhất và sự toàn vẹn của sinh quyển là sự di truyền và tiến hoá của thế giới sinh vật, vòng tuần hoàn sinh địa hoá của các nguyên tố hoá học, vòng tuần hoàn nước tự nhiên. Sinh quyển tồn tại trên trái đất trong mối cân bằng động với các hệ tự nhiên khác. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật: - Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ôdôn của khí quyển (22 – 25km) - Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 11km); Ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hoá Tuy vậy, sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất. Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá. 2. Vai trò của sinh quyển Sinh quyển đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong lớp vỏ địa lí cũng như trong từng hợp phần của nó. - Ôxi tự do trong khí quyển là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh. Nhờ ôxi tự do này mà tính chất của khí quyển đã bị thay đổi: từ chỗ mang tính khử trở thành tính ôxi hoá. - Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành một số loại đá hữu cơ và khoáng sản có ích như đá vôi, đá phấn, than bùn, than đá, dầu mỏ… - Sinh vật đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành đất, thông qua việc cung cấp xác vật chất hữu cơ, phân huỷ và tổng hợp mùn cho đất. - Sinh quyển ảnh hưởng tới thuỷ quyển thông qua sự trao đổi vật chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường nước. B. Cấu tạo sinh quyển 1. Khí hậu Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng. - Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Các loài ưa nhiệt thường phân bố ở các vùng nhiệt đới và Xích đạo. Trái lại, các loài chịu lạnh chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. - Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, nước và ẩm thuận lợi như vùng Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt gió mùa, ôn đới ấm… sẽ có nhiều loài sinh vật sinh sống. Còn ở hoang mạc, khí hậu rất khô nên có ít loài sinh vật cư trú tại đó. - Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của những cây khác. 2. Đất Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

9

9

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

10

Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và Xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển. Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loại cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm, trang… Vì thế, rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. 3. Địa hình Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật ở vùng núi: nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao của địa hình, dẫn đến việc hình thành các vành đai sinh vật khác nhau. Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật. 4. Sinh vật Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật: nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại. 5. Con người Con người có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố trên nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Ví dụ: Con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, đậu Hà Lan… từ châu Á, châu Âu sang trồng ở Trung Mĩ, Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại các loài như: khoai tây , cao su, thuốc lá… được đưa từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc trồng rừng trong nhiều năm qua cũng đã làm tăng đáng kể tỉ lệ che phủ của rừng trống trên thế giới. Song song với những tác động tích cực đó, con người đã và đang thu hẹp diện tích rừng tự nhiên trên Trái Đất. Trong vòng 300 năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên trên Trái Đất đã giảm từ 70 triệu km2 xuống còn 41 triệu km2, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. 2. Đặc trưng của yếu tố con người trong sinh quyển Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống, quá trình xâm chiếm thiên nhiên đã làm hình thành nhiều biến dị mới tạo ra nguồn nhiên liệu cho chọn lọc tự nhiên và nhân tạo đã làm gia tăng dân số. Những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh tới sinh quyển. Ở những hệ sinh thái khác nhau về điều kiện tự nhiên-xã hội, bằng tiến bộ công nghệ con người đã không ngừng tác động vào thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên dần dần bị con người tác động chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo hoặc bị tác động của con người đến mức bất ổn và suy thoái. Thể hiện qua 4 vấn đề sau: - Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó, chu trình vật chất trong tự nhiên bị phá hủy, cấu trúc vật lý sinh quyển thay đổi. Sự khai thác tài nguyên động vật, thực vật trên hành tinh làm thay đổi chế độ chu trình chất khí của sinh quyển; hàm lượng CO2 tăng, O2 giảm, nhiệt độ không khí tăng, hiện tượng xói mòn cuốn trôi đất tăng làm cho độ phì nhiêu của đất giảm; nguồn nước bị ô nhiễm; chế độ dòng chảy sông ngòi thay đổi… - Con người đã sử dụng 1 lượng lớn hóa chất làm phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ, kích tố thực vật-động vật, các hóa chất trong công nghiệp, trong quân sự giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học…các chất thải bẩn đưa vào không khí, đất nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Con người còn sử dụng các nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động sống - Nền công nghiệp nhân tạo đã tạo cho con người khai thác thiên nhiên với tốc độ nhanh, những tiến bộ về trồng trọt chăn nuôi làm phá hủy thành phần sinh vật, cấu trúc thảm thực vật Sự gia tăng dân số cùng với công nghiệp hóa đã làm ảnh hưởng trước tiên là diện tích rừng và đất trồng và làm tăng ô nhiễm môi trường sống. - Vấn đề ô nhiễm môi trường: ô nhiễm là sự làm thay đổi không mong muốn tính chất vật lý, hóa học, sinh học của không khí, đất, nước, của môi trường sống, gây tác động nguy hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe và đời sống con người, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hóa và làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người. Muốn hạn chế sự tác động của con người toàn nhân loại phải nhanh chóng đề ra những biện pháp chung, phải ngăn chặn sự gia tăng dân số và các bệnh tật. Các chất gây ô nhiễm như: Các khí công nghiệp phổ biến Thuốc trừ sâu và chất độc hóa học Thuốc diệt cỏ Các yếu tố gây đột biến… 3. Giá trị của sinh quyển trong lớp vỏ địa lý

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

10

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

11

Sinh quyển tồn tại trong thuỷ quyển. Nhờ thuỷ quyển che chắn được các tia tử ngoại, giảm ma sát, điều hoà nhiệt độ đảm bảo cho sinh quyển ở trong thuỷ quyển phát triển. Ngược lại, các hoạt động của sinh quyển trong thuỷ quển làm thay đổi điều hoà hàm lượng CO2 và O2 ở trong nước. Mặt khác, thuỷ quyển tạo điều kiện thuận lợi phân bố các loài theo chiều thẳng đứng, giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài. - Sinh quyển tồn tại trong thạch quyển: biến đổi thành phần hoá học của thạch quyển, tạo chất mùn cho sinh quyển phát triển. Thạch quyển tạo ra môi trường sinh sống của các loài trong sinh quyển, cung cấp nguồn dinh dưỡng, các yếu tố khoáng đại lượng, vi lượng cho thực vật, động vật, là nơi chứa đựng các tài nguyên tái sinh và không tái sinh. - Sinh quyển với khí quyển: sinh quyển tạo ra O2cho khí quyển, khí quyển tạo ra tầng ôzôn, điều hoà tỉ lệ các chất khí có trong môi trường. Khí quyển cung cấp môi trường sống cho nhiều động vật, thực vật, cung cấp ánh sáng, không khí cho sinh quyển. Nhờ mối liên hệ mật thiết trên làm cho Trái Đất bền vững, hệ sinh thái ổn định, tạo ra chu trình vật chất ổn định CHƯƠNG VI : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỚP VỎ CẢNH QUAN 1. Cảnh quan địa lý 2. Sự phát triển của lớp vỏ cảnh quan 3. Tác động của con người đến cảnh quan

CHƯƠNG V: CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ CHUNG CỦA TĐ I. Tính nhịp điệu Hiện tượng nhịp điệu là 1 đặc điểm không tách rời được với các vòng tuần hoàn và các quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lý. Nhịp điệu là sự lặp lại theo thời gian của tổng hợp các hiện tượng, mỗi 1 lần phát triển theo 1 hướng nhất định>Bất kỳ mỗi cảnh quan nào đó cũng có nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa và nhịp điệu năm. Có thể thấy sự biểu hiện của nhịp điệu trong hầu hết các hiện tượng và quá trình tự nhiên, các nhịp điệu xảy ra đồng thời nên chúng có thể chồng chéo lên nhau, điều đó làm cho có những nhịp điệu này làm tăng cường độ nhịp điệu khác hoặc trái lại làm cho yếu đi. Nhịp điệu mùa chẳnghạn có thể làm cho sự biểu hiện của nhịp điệu ngày đêm thay đổi và điều đó không thể không ảnh hưởng đến nhịp điệu của hoạt động nông nghiệp hoặc các hoạt động khác. Nhìn chung chúng ta có thể phân biệt các nhịp điệu sau đây: - Nhịp điệu ngày đêm: là 1 nhịp điệu ai cũng biết rõ, nhịp điệu này điều khiển hàng ngày hoạt động của sinh vật kể cả con người, thế giới vô cơ cũng biến đổi cho phù hợp với nhịp điệu ngày đêm: dao động của nhiệt đô, gió đất và gió biển…nước lạnh ban đêm hấp thu các chất khí ban ngày lại nhả chúng ra. - Nhịp điệu mùa hoặc nhiệt độ năm: là những biến đổi lặp lại có quy luật trong lớp vỏ địa lý, có liên quan tới sự thay đổi mùa trong năm, nhịp điệu này dễ nhận thấy nhất trong sự biến đổi của các yếu tố khí tượng, thủy văn, quá trình địa mao thổ nhưỡng, sự di cư của động vật…hoạt động kinh tế của con người, kể cả hoạt động quân sự. - Nhịp điệu nội thế kỷ:biểu hiện rõ nhất dưới dạng các chu kỳ 11,20 đến 50. Bluckner xác định rằng khí hậu khắp nơi trên trái đất chịu những dao động chu kỳ chừng 30 đến 50 năm. Mặt trời cứ 11 năm lại hoạt động mạnh 1 lần, cùng với sự xuất hiện của các vết đen. - Nhịp điệu siêu thế kỷ kéo dài trên 100 năm: thí dụ mặt trời, mặt trăng và trái đất cứ khoảng 1800 năm lại cùng nằm trên 1 mp và trên 1 đường thẳng. Các chu kỳ địa chất cũng là nhịp điệu siêu thế kỷ, mỗi chu kỳ kéo dài từ 100-200 năm, phù hợp với thời gian kéo dài 1 năm của ngân hà vào khoảng 200-220 triệu năm. Nguyên nhân của các nhịp điệu thế kỷ và siêu thế kỷ không phải lúc nào cũng dễ phát hiện. Giá trị thực tiễn của quy luật nhịp điệu rất lớn, thông qua việc nghiên cứu của các chu kỳ lặp đi lặp lại của 1 hiện tượng, người ta có thể hiểu được tiến trình phát triển 1 cách có quy luật của hiện tượng, từ đó dự báo được sự xuất hiện của nó trong tương lai. II. TÍNH ĐIA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI: 1. Quy luật địa đới 1. Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ ( từ xích đạo về 2 cực). Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái Đất và vị trí của nó so với Mặt Trời. Dạng cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về hai cực. Bức xạ mặt trời là tiền đề cho sự biểu hiện tính địa đới trên bề mặt đất. 2. Biểu hiện của quy luật - Do sự phân bố địa đới của bức xạ mặt trời nên sự phân bố của các yếu tố và các quá trình tự nhiên khác cũng mang tính chất địa đới như: nhiệt độ, địa hình, đẳng áp và hệ thống gió, mưa và bốc hơi, các kiểu khí hậu, độ mặn của nước biển và Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

11

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

12

đại dương, các quá trình phân hóa hình thành đất, thực vật động vật, đặc điểm của hệ thống thủy văn. - Trong quá trình sinh đá, quá trình hình thành địa hình các đặc điểm địa hóa của các cảnh quan. Vd: canxi đặc trưng cho các hoang mạc, thảo nguyên, sắt cho miền taiga - Tính địa đới biểu hiện rỏ nhất ở các vùng đất bằng phẳng rộng làớn như đồng bằng Liên Xô, Canada. Các đới khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật kéo dài từ Tây sang Đông và thay thế nhau từ Bắc xuống Nam một cách có quy luật (đới đài nguyên, đới đài nguyên cây bụi, đới taiga, thảo nguyên rừng) - Tính địa đới không biểu hiện ở tầng cao khí quyển, đáy sâu của địa dương, trong lòng trái đất. đôi khi tính địa đới cũng bị phá vở bởi tính địa phương hay khu vực. II. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI 1. Khái niệm Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao. 2. Biểu hiện của quy luật: Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật địa ô và quy luật đai cao. a. Quy luật địa ô. - Khái niệm: quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ. Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. - Biểu hiện của quy luật: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ là biểu hiện rõ nét nhất của quy luật địa ô. b. Quy luật đai cao. - Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình. Nguyên nhân tạo nên các đai cao là sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. - Biểu hiện rõ nhất của tính quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình. Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.

Lý Thụy Xuân Trang DLDL04

12

Related Documents