Dealer Enhancement Program (DEP) Chương trình nâng cao chất lượng đại lý
Hyundai Motor Vietnam
Chương trình nâng cao chất lượng đại lý
Chương trình nâng cao chất lượng đại lý Chương 1: Tầm nhìn của Hyundai
1. Tầm nhìn của Hyundai Hôm nay… Hyundai đã phát triển trở thành một trong những nhà sản xuất xe hơi thành công và hấp dẫn nhất thế giới. Hyundai đã mở rộng rất mạnh các hoạt động của mình và hàng năm đều phát triển, năm sau hơn năm trước với sự thành công lớn trong kinh doanh tại hầu hết các thị trường toàn cầu. Hiện nay, đã đến lúc Công ty không chỉ là một công ty hàng đầu thế giới mà còn phải xây dựng, phát triển thương hiệu Hyundai để người ta có thể nhận ra nó ngay tức thì bất kể là ở khu vực nào, đất nước nào. Cần đạt được điều gì? Một thương hiệu mạnh không chỉ cần để nâng cao hình ảnh của một công ty; Một thương hiệu mạnh chính là nguồn lợi nhuận lâu dài. Trong thị trường xe hơi đa quốc gia, khách hàng không chỉ so sánh lợi ích thực dụng của sản phẩm nữa.Thực tế, khách hàng so sánh cái giá trị về cảm xúc mà một sản phẩm có thể mạng lại cho họ. Một thương hiệu mạnh sẽ cho họ sự tin tưởng,uy tín,danh tiếng và sự đền đáp - tất cả đều nhằm tạo cho khách hàng sự an tâm. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất cho tương lại của Công ty là tăng cường sức mạnh thương hiệu của Hyundai. Mục tiêu là được mọi người công nhận trở thành một thương hiệu đỉnh cao về chất lượng hiệu quả hoạt động và hình ảnh thương hiệu vào năm 2010.
1. Tầm nhìn của Hyundai Một tên, một tiêu chuẩn ở tất cả mọi nơi Chúng tôi nhận ra rằng vị trí mới của Thương hiệu Hyundai cùng với chiến lược phục vụ của công ty có ý nghĩa đối với tất cả các cổ đông và thành viên của gia đình Hyundai - đặc biệt là các đại lý của Hyundai. Các đại lý là nơi mà thương hiệu Hyundai trở thành quan trọng nhất. Đại lý là một nơi tiếp xúc với khách hàng và nơi để chứng tỏ một thương hiệu. Hyundai sẽ tập trung vào phát triển đại lý để tăng cường mạnh mẽ và làm cho các đại lý được mạnh lên, có sức cạnh tranh cao và được khách hàng công nhận. Để đảm bảo tất cả các đại lý sẽ tận dụng hết tiềm năng của mình về chất lượng bảo dưỡng, hiệu quả bán hàng và các cơ sở vật chất, nhất thiết phải có các tiêu chuẩn chung toàn cầu để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng và yêu cầu của thương hiệu. Đó là lý do tại sao Chương trình Nâng cao chất lượng đại lý Hyundai (DEP) được tạo ra. Nó sẽ hướng dẫn và trợ giúp các đại lý trong việc nâng cao hoạt động và tăng cường sức mạnh của thương hiệu. Cuối cùng Cuối cùng, đây sẽ là điều kiện tiên quyết tất yếu để đạt được mục tiêu đầy tham vọng của Hyundai:
Trở thành nhà sản xuất ô tô tốt nhất toàn cầu.
Chương trình nâng cao chất lượng đại lý Chương 2: Thực hiện chương trình
2. Thực hiện chương trình Chương trình nâng cao chất lượng đại lý (DEP) Hyundai là gì?
của
DEP là một sáng kiến toàn cầu nhằm trợ giúp các nhà phân phối và đại lý trên toàn thế giới. Nó là một nỗ lực chung của Công ty Hyundai, các nhà phân phối và các đại lý nhằm phân tích hệ thống đại lý của mình bằng việc tìm ra điểm yếu, điểm mạnh và đưa ra các tiêu chuẩn thích hợp. DEP giúp các đại lý chuẩn bị cho những thách thức của tương lai. Sức mạnh của thương hiệu đỉnh cao Chương trình này cần phải đạt được những kết quả tích cực về CSI và SSI, và tất nhiên là phải giúp tăng được lợi nhuận cho các đại lý. Cuối cùng, chương trình này sẽ đóng góp vào việc đạt được mục tiêu phát triển Hyundai thành một thương hiệu có sức hấp dẫn cao.
Dịch vụ và bán hàng chuẩn hoávà tinh hoá toàn cầu
DE P
Phương tiện quản lý và kiểm soát đại lý
Quyết tâm của Hyundai dành cho Bản sắc thương hiệu
Cải thiện CSI và SSI
Tăng lợi nhuận cho đại lý
Sức mạnh của thương hiệu đỉnh cao
2. Thực hiện chương trình Tại sao lại cần đến DEP? Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng với sự canh tranh ngày càng mạnh của các đối thủ trên thị trường đòi hỏi phải liên tục cải tiến trong ngành công nghiệp ô tô. DEP giúp chuẩn bị mạng lưới đại lý cho môi trường đang thay đổi và ngày càng thách thức này. Với sự giúp đỡ của DEP, chúng ta sẽ biết chính xác nơi nào trong mạng lưới yếu, nơi nào đã sẵn sàng đón nhận sự phát triển hơn nữa. Dựa vào sự đánh giá của các tiêu chuẩn toàn cầu về bán hàng, bảo dưỡng và phụ tùng, một quy trình cải tiến liên tục sẽ dẫn dắt Hyundai trở thành thương hiệu đỉnh cao.
Bán hàng
CI và Cơ sở
Đánh giá bằng tiêu chuẩn toàn cầu
Cải tiến liên tục
Dịch vụ Phụ tùng
Quản lý và quy trình
Sức mạnh thương hiệu đỉnh cao
2. Thực hiện chương trình Quy trình đánh giá diễn ra thế nào? Có 3 giai đoạn trong quy trình đánh giá: Chuẩn bị
Đánh giá
Kết quả
Hyundai
Triển khai huấn luyện DEP cho nhà phân phối
(Kiểm tra ngẫu nhiên) Xem xét và chứng nhận
Cấp giấy chứng nhận
Nhà phân phối
Đào tạo tại chỗ và đào tạo quản lý dự án, Đại lý mẫu
Nộp đơn
Đại lý
Nộp đơn
Đánh giá
Đánh giá lại
Tự đánh giá
Cải tiến
2. Thực hiện chương trình Những tiêu chuẩn chung là gì? Các tiêu chuẩn DEP của Hyundai được chia thành 3 phần: bán hàng, bảo dưỡng và phụ tùng. Mỗi phần bạn sẽ có một số các tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn đều có một giá trị nhất định – là các điểm số khác nhau mà một đại lý có thể ghi, được xác định bởi mức độ hoàn thành tiêu chuẩn cụ thể nào đó.
Làm thế nào để qua được kỳ đánh giá? 1. Để được cấp giấy chứng nhận qua kỳ đánh giá, đại lý phải đạt được số điểm cần thiết hoặc cao hơn (Điểm đạt sẽ được thông báo sau kỳ đánh giá). 2. Phải qua được tất cả các mục bắt buộc (chủ yếu là BẢN SẮC CÔNG TY). 3. Thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận là 2 năm.
2. Thực hiện chương trình
2. LỊCH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
LỊCH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
LỊCH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
CÁC LOẠI CHẤT BÔI TRƠN THƯỜNG DÙNG
Ⅰ-2. Dầu bôi trơn Cách kiểm tra mức dầu bôi trơn 1. Đỗ xe trên bề mặt bằng phẳng. 2. Khởi động động cơ và để động cơ hoạt động đến nhiệt độ làm việc bình thường. 3. Tắt máy và đợi khoảng 5 phút để dầu bôi trơn trở lại máng dầu 4. Rút que thăm dầu, dùng rẻ khô lau sạch và cắm lại que thăm dầu. 5. Rút que thăm dầu và kiểm tra mức dầu. Mức dầu phải nằm giữa hai ký hiệu F (Full: đầy) và L (Low: thấp) trên que thăm dầu. ※ Nếu mức dầu nằm ở gần hoặc thấp hơn ký hiệu L hãy thêm dầu đến mức F. Không đổ quá đầy dầu (vượt mức F) Dùng phễu để dầu bôi trơn không bị tràn ra khoang máy.
Ⅰ-2. Dầu bôi trơn
OFF
※ Làm ấm động cơ
※ Tắt máy
※Que thăm dầu máy
FULL
LOW
※Rút que thăm dầu
※Lau sạch que thăm dầu
※Kiểm tra mức dầu và màu của dầu
Ⅰ-2. Dầu bôi trơn Cách thêm dầu ▶ Khi mức dầu nằm dưới ký hiệu “L”, - Kiểm tra xem có dấu hiệu rò rỉ dầu bôi trơn dưới sàn và trong khoang máy. Nếu có hiện tượng rò rỉ hãy đưa xe đến trạm Dịch vụ được ủy quyền của Hyundai. - Thêm dầu đúng chủng loại và kiểm tra lại mức dầu.
※ Dùng phễu để tránh tràn dầu
Ⅰ-3. Dầu hộp số sàn Cách kiểm tra dầu hộp số sàn 1. Đỗ xe trên một mặt bằng bằng phẳng, tắt máy. 2. Dùng cờ lê đúng kích cỡ, tháo nút thêm dầu trên hộp số sàn. 3. Dùng ngón tay của bạn hoặc phương tiện phù hợp để cảm nhận mức dầu bên trong hộp số. Mức dầu phải nằm ngang với điểm thấp nhất trên lỗ thêm dầu. 4. Thay nút thăm dầu và đệm. Dùng tay để vặn chặt sau đó dùng cờ lê để xiết chặt.
Ⅰ-4. Dầu hộp số tự động Cách kiểm tra mức dầu hộp số tự động 1. Đỗ xe trên một bề mặt bằng phẳng. Kéo phanh tay. 2. Khởi động động cơ, đặt cần sang số ở vị trí N và kiểm tra xem tốc độ chạy không tải của động cơ có ở chế độ bình thường hay không. 3. Đợi cho đến khi nhiệt độ dầu bôi trơn lên đến khoảng 70~80℃ (Thông thường sau khoảng 10 phút xe chạy). Đẩy cần sang số qua lại tất cả các vị trí sau đó đặt tại vị trí N hoặc P. 4. Kiểm tra xem mức dầu hộp số có nằm trên dấu HOT trên que thăm dầu hay không. Nếu mức dầu thấp hơn quy định hãy thêm dầu hộp số (đúng loại) qua lỗ đổ dầu. Nếu mức dầu cao hơn quy định hãy tháo bớt dầu đến đúng mức quy định. 5. Nếu kiêm tra trong điều kiện nguội thì mức dầu phải bằng với dầu C (COLD) trên que thăm dầu. Việc bổ xung hoặc tháo bớt được thực hiện tương tự như trên.
Ⅰ-4. Dầu hộp số tự động
ON
※”Đặt cần sang số vị trí P và kéo phanh tay
※Bật chìa khóa ON và Chạy không tải
※Di chuyển cần sang số đến tất cả các vị trí 2 đến 3 lần
※Phanh
※”Đặt cần sang số ở vị trí N
Ⅰ-4. Dầu hộp số tự động COLD
Cách thêm dầu ▶ Nếu mức dầu dưới mức “cold” - Đổ thêm dầu cho đến khi mức dầu lên đến “HOT” và kiểm tra lại COLD
HOT
Cẩn thận: 1.Mức dầu thấp có thế làm hộp số bị trượt. Mức dầu quá cao có thể làm cho dầu tạo bọt hoặc bị lỗi. 2. Sử dụng dầu hộp số không đúng chủng loại có thế làm hộp số hoạt động không đúng hoặc bị hỏng
HOT
Ⅰ-5. Dầu phanh Cách kiểm tra Định kỳ kiểm tra mức dầu phanh trên bình dầu phanh - Mức dầu phải nằm giữa dấu MIN và MAX được in trên bình dầu
Cách thêm dầu Đổ thêm dầu đúng chủng loại đến mức MAX
Ⅰ-5. Dầu phanh Các điểm nhấn mạnh Nếu mức dầu nằm dưới mức “MIN”, kiểm tra ngay các nội dung sau: - Rò rỉ : Hãy đưa xe của bạn đến ngay các Trung tâm dịch vụ của Hyundai để được sửa chữa kịp thời. - Má phanh: Nếu má phanh bị mòn, không đổ thêm dầu phanh ngay, hãy đưa xe đến ngay các Trung tâm dịch vụ của Hyundai để được thay thế kịp thời. Nếu đèn báo mức dầu phanh thấp bật sáng trên bảng đồng hồ táp lô hãy: - 1. Lái xe chậm đến vị trí có thể đỗ xe an toàn và dừng xe. - 2. Tắt máy và kiểm tra ngay mức dầu phanh. - 3. Không tiếp tục chạy xe nếu bạn phát hiện thấy hiện tượng rò rỉ dầu phanh, nếu đèn báo mức dầu phanh tiếp tục sáng hoặc thấy phanh hoạt động không đúng. - 4. Hãy gọi cứu hộ chuyên nghiệp để đưa xe của bạn đến các trung tâm dịch vụ của Hyundai để được kiểm tra hệ thống phanh.
Ⅰ-5. Dầu phanh Cảnh báo 1. Khi thay hoặc đổ thêm dầu phanh/dầu li hợp hãy thao tác cẩn thận: Không để dầu phanh/dầu li hợp dây vào mắt. Nếu dầu phanh/dầu li hợp dây vào mắt hãy sử dụng một lượng lớn nước sạch để rửa sạch mắt. Sau đó cần có tư vấn của bác sĩ. 2. Không để dầu phanh/dầu li hợp tiếp xúc với sơn xe. Nó có thể làm mất màu hoặc làm hỏng sơn xe. 3. Nếu dầu phanh/dầu li hợp để trong điều kiện tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài thì không được sử dụng vì chất lượng của nó không còn được đảm bảo. Dầu đó phải được hủy bỏ đúng cách. Không được dùng dầu không đúng chủng loại. Chỉ cần một vài giọt dầu khoáng (như dầu bôi trơn) lẫn vào dầu phanh/dầu li hợp có thể dẫn đến hỏng các chi tiết bên trong hệ thống phanh/li hợp. 4. Không được trộn các loại dầu phanh khác nhau, nó có thể gây hư hại cho hệ thống.
Ⅰ-6. Dầu trợ lực lái Cách kiểm tra 1. Đỗ xe trên một bề mặt bằng phẳng và tắt máy. 2. Định kỳ kiểm tra mức dầu trợ lực lái trên bình dầu trợ. - Mức dầu trợ lực phải nằm giữa mức MAX và MIN trên bình dầu trợ lực.
Cách thêm dầu Thêm dầu đúng chủng loại đến mức MAX.
Ⅰ-6. Dầu trợ lực lái Chú ý Nếu kiểm tra sau khi xe chạy một quãng đường dài thì mức dầu trợ lực phải được kiểm tra ở thang đo “HOT” trên bình. Nếu dầu lạnh, kiểm tra ở thang đo “COLD” Cảnh báo 1. Để tránh hư hại đến bơm trợ lực không nên vận hành xe một thời gian dài trong điều kiện mức dầu phanh thấp. Không được khởi động động cơ khi bình dầu trợ lực không còn dầu. 2. Khi thay hoặc thêm dầu trợ lực, cẩn thận không để các chất bẩn đi vào trong bình dầu trợ lực. 3. Nếu mức dầu trợ lực quá thấp có thể dẫn đến nặng tay lái khi vận hành hoặc tiếng ồn phát ra từ hệ thống trợ lực. 4. Sử dụng dầu trợ lực không đúng chủng loại có thể dẫn đến mất hiệu lực của hệ thống trợ lực hoặc dẫn đến hỏng các chi tiết bên trong của hệ thống trợ lực.
Ⅰ-7. Nước làm mát Cách kiểm tra Mức nước làm mát phải nằm giữa mức F (MAX) và mức L (MIN) được ghi trên bình nước phụ khi động cơ không làm việc và nguội.
Các đổ thêm Đổ thêm nước làm mát đúng chủng loại đến mức F (MAX) nhưng không được đổ quá đầy.
Ⅰ-7. Nước làm mát Chú ý 1. Đặt một miếng vải dầy xung quanh miệng két nước trước khi đổ nước làm mát để tránh nước làm mát đổ tràn ra các chi tiết nằm bên trong khoang máy. 2. Chỉ được sử dụng nước mềm (Nước đã loại bỏ các khoáng chất) để trộn với nước làm mát. 3. Không được sử dụng cồn hoặc các chất làm mát có chất cồn để trộn với nước làm mát đã được chỉ định. 4. Không được dùng hỗn hợp dung dịch nước làm mát có chứa quá 60% hoặc nhỏ hơn 35% chất chống đông. Điều này có thế hạ thấp hiệu quả làm mát.
Ⅰ-7. Nước làm mát Cảnh báo 1. Không được tháo nắp két nước khi động cơ đang hoạt động hoặc khi động cơ còn đang nóng. Do két nước có áp suất cao có thể làm nước nóng phun ra hoặc hơi nước phun ra có thể gây bỏng nghiêm trọng. 2. Nếu bạn sử dụng nước làm mát làm nước rửa kính có thể gây cho kính bị mờ làm cho bạn khó nhìn khi chạy xe. Nó cũng có thể làm hỏng bề mặt sơn của xe. 3. Nếu không đủ nước làm mát thì có thể dẫn đến động cơ bị hư hỏng nghiêm trọng do động cơ bị quá nhiệt. Nếu xảy ra hiện tượng này bạn có thể phải thay mới toàn bộ động cơ.
Ⅰ-8. Nước rửa kính Cách kiểm tra 1. Mở nắp bình đựng nước rửa kính. 2. Kiểm tra phao bên trong bình hoặc dấu mức nước bạn sẽ biết bình đầy hay vơi.
Chú ý Có thể dùng nước thường làm nước rửa kính nếu nước loại nước rửa chuyên nghiệp không có sẵn. Vào mùa đông thời tiết lạnh có thể dùng thêm chất chống đông để làm sạch tuyết trên kính.
Ⅰ-9. Chổi gạt mưa Các kiểm tra Khi chổi gạt không gạt được sạch nước, lưỡi chổi gạt có thể bị mòn hoặc gãy và cần phải thay mới.
◑ Để không làm hỏng lưỡi chỗi gạt, không được để nó tiếp xúc với xăng, dung môi hoặc các hóa chất khác.
Ⅰ-10. Lọc khí động cơ Cách kiểm tra Sau khi tháo các kẹp nắp hộp lọc khí, hãy nhìn xem lọc khí bẩn hay sạch. Tùy theo độ bẩn mà quyết định thay lọc mới hay không.
Kiểm tra lọc khí
Ⅰ-10. Lọc khí động cơ Chú ý Thay lọc khí theo lịch bảo dưỡng được đưa ra trong sổ Hướng dẫn sử dụng. Nếu xe hoạt động trong khu vực đặc biệt bụi bẩn, hãy thay lọc thường xuyên hơn xo với lịch đã được đưa ra.
Cảnh báo 1. Không được chạy xe khi không có lọc khí; Việc này có thể dẫn đến động cơ bị mòn rất nhanh. 2. Khi thay hoặc kiểm tra lọc khí, cẩn thận không để các chất bụi bẩn, cát đi vào đường nạp khí. Nó có thể gây ra các hư hại nghiêm trọng. 3. Hãy sử dụng phụ tùng Hyundai chính hãng. Sử dụng phụ tùng không chính hãng có thể gây ra các hư hại nghiêm trọng đến các cảm biến hoặc các tua bin tăng áp.
Ⅰ-11. Ắc quy Bảo dưỡng 1. Luôn đảm bảo ắc quy được cột chặt vào giá. 2. Giữ cho bề mặt trên của ắc quy luôn khô ráo và sạch sẽ. 3. Giữ cho các đầu cực và mối nối sạch sẽ, chặt và phủ bề mặt cực bằng một lớp mỡ bôi đầu cực chuyên dùng. 4. Nếu dung dịch điện ly bị tràn ra ngoài, phải làm sạch ngay bằng nước sạch. 5. Nếu xe không được sử dụng trong một thời gian dài, hãy tháo các cực ắc quy
Ⅰ-12. Hệ thống điều hòa (Lọc) Kiểm tra hệ thống điều hòa trong mùa đông ▶Phải bật hệ thống điều hòa ít nhất 2 lần trong một tuần để - Tránh bị đóng cặn, rỉ sét và rò rỉ ga - Làm luân chuyển dầu bôi trơn trong lốc điều hòa
Khi bắt đầu sang mùa hè ▶Kiểm tra lượng ga còn lại trong hệ thống ▶Kiểm tra độ căng đai ▶Kiểm tra , làm sạch dàn nóng, dàn lạnh và lọc điều hòa
Ⅰ-12. Hệ thống điều hòa(Lọc điều hòa) Cách thay lọc 1. Thay lọc điều hòa sau những khoảng thời gian nhất định theo lịch bảo dưỡng. 2. Mở cốp phụ, tháo miếng chặn cả hai bên và để cho cốp phụ ngả hẳn xuống. 3. Tháo thanh đỡ (Nếu có). 4. Tháo nắp che và kéo lọc ra ngoài. 5. Tùy theo độ bẩn, sạch mà quyết định thay lọc hoặc làm sạch.
Ⅰ-12. Hệ thống điều hòa (Lọc) ※Hình minh họa của Santa Fe Gold Các mô den khác thì hình khác
Tháo hộp đựng đồ
Tháo khóa
Tháo nắp
Kiểm tra và thay thế
Ⅰ-12. Hệ thống điều hòa (Lọc) ※Hình minh họa của Elantra Các mô đen khác thi có hình khác
Tháo hộp đựng đồ
Tháo khóa
Tháo nắp
Kiểm tra và thay thế
Ⅰ-13. Lốp xe Áp suất lốp xe Để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất, an toàn và tiêu hao nhiên liệu kinh tế nhất, áp suất lốp xe phải luôn được duy trì đúng theo tiêu chuẩn phù hợp với tải trọng và sự phân bố tải trọng trên xe Mòn đều, lực lái đúng và ngồi êm Áp suất đúng
Mòn không đều, có hại cho hệ thống treo, xóc Áp suất Quá cao
Mòn không đều, khó lái. Áp suất Quá thấp
Ⅰ-13. Lốp xe Cách kiểm tra 1. Sử dụng đồng hồ đo áp loại tốt và chính xác để kiểm tra áp suất lốp. 2. Kiểm tra áp suất lốp trong điều kiện lốp xe nguội. - Lốp xe nguội có nghĩa là xe không chạy trong thời gian ít nhất là 3 giờ hoặc có chạy nhưng không quá 1.6km. 3. Tháo nắp van. Tì đồng hồ đo một cách chắc chắn vào van để có được kết quả đo chính xác. Nếu áp suất lốp quá thấp, bơm thêm cho đến khi đạt được áp suất đúng theo tiêu chuẩn. Nếu áp suất quá cao, hãy xì bớt hơi cho đến khi hạ đến áp suất tiêu chuẩn. Sau khi xì xong, hãy kiểm tra lại áp suất lốp. 5. Sau khi kiểm tra xong phải nhớ đậy lại nắp van.
Ⅰ-13. Lốp xe Đảo lốp Để đảm bảo cho lốp xe được mòn đều, nhà sản xuất khuyên nên đảo lốp sau mỗi 12.000 km hoặc thường xuyên hơn nếu bạn phát hiện thấy lốp bị mòn khôngđều. Khi đảo lốp, nếu có điều kiện hãy kiểm tra lại độ đảo của lốp. Front
Thay lốp Nếu lốp xe mòn đều sau một thời gian sẽ mòn đến chỉ thị mòn ở rãnh lốp. Khi đó, chiều dầy ta lông còn lại nhỏ hơn 1.6mm và đến lục cần thay lốp. Do cao su bị hóa già tự nhiên, sau 6 năm dùng dù chưa mòn hết nhưng cũng nên thay lốp mới.
Front
Ⅰ-14. Cầu chì Cảnh báo 1. Không được dùng cầu chì khác loại, khác công suất để thay thế cho cầu chì bị cháy. Nếu dùng cầu chì có dòng cao hơn thì có thể dẫn đến hỏng thiết bị hoặc bị cháy. 2. Không bao giờ được dùng dây điện để thay thế cầu chì dù chỉ là dùng tạm thời. Nó có thể dẫn đến cháy nổ.
▶
▶
▶
▶
Ⅰ-15. Các bóng đèn Đèn pha
Đèn pha bị cháy
Tháo lò xo giữ
Mở nắp che bụi
Tháo bóng
Tháo giắc cắm
Kiểm tra
Ⅰ-15. Bóng đèn Cảnh báo 1. Bóng đèn Halogen có chứa khí halogen dưới áp suất, nếu bị vỡ nó có thể làm cho các mảnh vỡ bắn ra với lực quán tính lớn. Cẩn thận không đểbóng vỡ ngay cả khi đã cháy tóc. 2. Luôn cầm bóng đèn một cách rất cẩn thận, không được mài vào các vật mài mòn. Nếu bóng đèn đang sáng không để nó tiếp xúc với chất lỏng, không được chạm vào bóng đèn đã vỡ bằng bàn tay trần. Khi bóng đang sáng nếu trên bóng bị dính Dầu có thể dẫn đền nứt bóng. 3. Nếu bóng đèn bị hư hỏng hoặc vỡ, cần thay mới ngay và bóng đã cháy cần được vứt bỏ vào các vị trí phù hợp. 4. Cần đeo kính bảo hộ khi thay bóng đèn. Cần để bóng đèn nguội trước khi thay bóng mới.
Ⅰ-15. Bóng đèn Đèn xi nhan
Đèn xi nhan bị cháy
Tháo đui đèn
Tháo cụm đèn
Tháo bóng đèn
Kiểm tra
Ⅰ-15. Bóng đèn Cụm đèn hậu
Đèn lùi bị cháy
Tháo đui đèn
Tháo nắp che
Tháo bóng đèn
Tháo cụm đèn
Kiểm tra
Ⅰ-15. Bóng đèn Đèn trần
Dùng tuốc nơ vít đầu dẹt để bẩy nắp che ra
Lắp bóng mới
Tháo bóng đèn
Lắp nắp che
Tháo bóng đèn
Kiểm tra
Ⅰ-15. Bóng đèn Đèn đọc sách
Đèn đọc sách không sáng
Tháo bóng
Tháo nắp che
Lắp bóng mới
Tháo cụm bóng
Kiểm tra
Ⅱ Các trường hợp khẩn cấp
Ⅱ-1. Nếu không thể khởi động được động cơ Nếu động cơ không quay hoặc quay rất chậm 1. Nếu xe lắp hộp số tự động, kiểm tra và chắc chắn rằng cần sang số đang đặt ở vị trí P hoặc N. 2. Kiểm tra các cực ắc quy đảm bảo rằng các đầu cực được xiết chặt và sạch sẽ. (Xem ảnh dưới) 3. Bật đèn trong xe, nếu đèn bị tối đi hoặc tắt hẳn khi vận hành máy đề thì có nghĩa là ắc quy bị hết điện. 4. Kiểm tra các đầu cực của máy đề để đảm bảo rằng chúng được cột chặt. 5. Không được đẩy xe để cho xe nổ máy. Hãy sử dụng dây câu để nổ máy
Kiểm tra các đầu cực
Xiết chặt đầu cực
Làm sạch đầu cực
Ⅱ-1. Nếu không thể khởi động được động cơ Các sử dụng dây câu để khởi động Dây câu
Hết điện
Hết điện
+
+
1
4
Ắc quy phụ Ắc quy hết điện
Còn điện
Còn điện
+
2
Cực dương đấu với cực dương
3
+
Cực âm đấu với cực âm
Ⅱ-2. Nếu động cơ bị quá nhiệt Cách xử lý 1. Láii xe chạy ra khỏi đường ngay khi đảm bảo an toàn. 2. Đặt cần sang số sang vị trí P (nếu là hộp số tự động) hoặc sô mo (nếu hộp số sàn) , kéo phanh tay, tắt điều hòa. 3. Nếu phát hiện thấy có nước làm mát chảy ra dưới gầm xe hoặc thấy hơi nước bốc ra khỏi nắp ca pô hãy tắt máy ngay. Không mở nắp ca pô cho đến khi không còn hơi nước bay ra khỏi nắp ca pô hoặc nước làm mát thôi chảy xuống dưới gầm xe. Sau đó mở nắp ca pô và đợi cho đến khi động cơ nguội hẳn. Nếu quạt làm mát không chạy hãy tắt máy. 4. Kiểm tra xem nước làm mát bị rỏ rỉ tại vị trí nào, két nước , ống dẫn hoặc các vị trí khác. 5. Nếu không tìm thấy nguyên nhân của việc động cơ quá nhiệt phải đợi cho đến khi nhiệt độ động cơ trở lại nhiệt độ thường. Sau đó nếu thiếu nước làm mát thì hãy đổ thêm nước làm mát đến mức quy định. 6. Khi thao tác cần hết sức cẩn thận, sau đó cần theo dõi xem động cơ có bị quá nhiệt lại hay không. Nếu vẫn bị quá nhiệt, hãy gọi đại lý của Hyundai.
Ⅱ-2. Nếu động cơ bị quá nhiệt
Bị quá nhiệt
Tắt điều hòa
‘Gạt cần sang số về vị trí P
OFF
Engine OFF Kiểm tra sự rò rỉ nước làm mát Hoặc hơi nước làm mát
OFF
Mở nắp capô
Đợi đến nhiệt độ bình thừong
Tắt máy, kiểm tra
Ⅱ-3. Nếu xe bị nổ lốp Cách xử lý 1. Đỗ xe trên bề mặt bằng phẳng, kéo phanh tay chắc chắn. 2. Gạt cần sang số sang vị trí R (Số lùi) với hộp số sàn hoặc số P (Đỗ) với hộp số tự động. 3. Bật đèn cảnh báo nguy hiểm. 4. Lấy túi dụng cụ và lốp dự phòng ra khỏi xe. 5. Chèn cả phía trước và phía sau của bánh xe chéo góc với vị trí đặt kích.. 6. Nới lỏng các đai ốc tíc kê ngược chiều kim đồng hồ một hoặc hai vòng. Không tháo hẳn đai ốc ra cho đến khi bánh xe được kích lên hẳn khỏi mặt đất.. 7. Đặt kích dưới vị trí đặt kích của xe và gần với lốp xe bị nổ nhất. Vị trí đặt kích của xe được hàn vào khung xe có hai rãnh phù hợp với hai rãnh trên kích. 8. Nâng xe lên cho đến khi bánh xe được nâng lên khỏi mặt đất một đôi chút Trước khi tháo hẳn các đai ốc tíc kê ra ngoài cần chắc chắn rằng xe không thể bị đổ hoặc trượt ra khỏi kích.
Ⅱ-3. Nếu xe bị nổ lốp Cách xử lý 9. Tháo hẳn các đai ốc tích kê ra ngoài, tháo bánh xe ra khỏi may ơ, đặt lốp xe bị nổ nằm hẳn trên mặt đất. Sau đó, lắp lốp dự phòng vào, để lắp lốp dự phòng hãy điều chỉnh sao cho các lỗ trên vành xe thẳng hàng với các gu rông và đẩy bánh xe vào. 10. Để lắp đai ốc tíc kê, cầm đai ốc bằng tay và xiết cho đến khi không thể xiết bằng tay được nữa. Lần lượt xiết hết các đai ốc vào các gu rông. Lắc nhẹ bánh xe để đảm bảo chắc chắn bánh xe đã được lắp khít với may ơ. 11. Hạ xe cho đến khi bánh xe nằm hẳn trên mặt đất sau đó sử dụng tuýp để xiết chặt các đai ốc. Chú ý sử dụng tuýp đúng kích thước. Sau đó kiểm tra hai lần để chắc chắn rằng các đai ốc đã được xiết chặt. 12. Sau khi thay lốp, nếu bạn có đồng hồ đo áp suất, hãy kiểm tra áp suất lốp. Chú ý áp suất lốp dự phòng thường cao bằng hai lần áp suất lốp thông thường (cần xem thêm trong Sổ tay Hướng dẫn sử dụng) 13. Cất lốp bị nổ vào vị trí lốp dự phòng, túi dụng cụ vào vị trí trên xe. 14. Cần thay lốp mới ngay khi có thể.
Ⅱ-3. Nếu xe bị nổ lốp
Đỗ xe
Chèn bánh xe
Thay lốp mới
Lấy túi dụng cụ ra khỏi xe
Tháo nắp che và nới lỏng đai ốc
Hạ xe xuống
Nâng xe lên
Xiết chặt
Ⅱ-4. Các đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ 1
9
10
11
12
13
2
14
3
15
4
16
5
17
18
6
8
7
19
20
21
22
23
Ⅱ-4. Các đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ ▣ Đèn báo áp suất dầu thấp Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân ● Thiếu dầu máy ● Cảm biến áp suất dầu bị hỏng
▣ Đèn cảnh báo ắc quy bật sáng Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân ● Hệ thống nạp bị hỏng ● Dây đai dẫn động máy phát bị hỏng
Ⅱ-4. Các đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ ▣ Đèn cảnh báo phanh tay, mức dầu phanh Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân
● Thiếu dầu phanh ● Má phanh bị mòn
▣ Đèn báo lỗi động cơ Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân ● Hỏng ECU ● Lỗi trong hệ thống điều khiển động cơ
Ⅱ-4. Cluster warning lights ▣ Đèn cảnh báo ABS Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân ● Hỏng cảm biến tốc độ ● Hỏng hệ thống thủy lực của ABS ● Hỏng ở hệ thống điện ABS
▣ Đèn cảnh báo túi khí Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân
● Hỏng hệ thống túi khí
Ⅱ-4. Cluster warning lights ▣ Đèng cảnh báo lọc nhiên liệu Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân
● Nước tích tụ bên trong lọc nhiên liệu
▣ Đèn cảnh báo mức nhiên liệu thấp Đèn
Khi nào thì sáng
Nguyên nhân
● Gần hết nhiên liệu
Ⅱ-5. Nếu xe phải gọi cứu hộ Cứu hộ xe Nếu xe phải gọi cứu hộ, hãy gọi cứu hộ của đại lý Hyundai hoặc gọi các đội cứu hộ chuyên nghiệp. Điều đó bảo đảm rằng xe sẽ không bị hư hỏng trong quá trình cứu hộ. Đồng thời các đội cứu hộ chuyên nghiệp là những người hiểu rõ luật giao thông nhất. Trong bất kỹ trường hợp nào cũng phải thông báo cho đội cứu hộ đầy đủ các thông tin về xe cần được cứu hộ, cần đặc biệt lưu ý đến loại xe hai cầu chủ động toàn thời gian. Với loại xe này chỉ có thể cứu hộ bằng cách chở hẳn trên xe cứu hộ. Các biện pháp cứu hộ đều phải tuân thủ theo đúng luật định. Xe được cứu hộ với một trong các cách sau đây. Chú ý, với xe hai cầu chủ động chỉ được cứu hộ bằng cách thứ 3
① ③ ② Loại nâng một trục
Loại chở
Ⅲ Các thông tin khác
Ⅲ-1. Chính sách bảo hành của Hyundai Bảo hành các hạng mục sau
※ Xem thêm Sổ Bảo hành
Sửa chữa hoặc thay thế bất cứ chi tiết nào được xác định là phụ tùng nguyên bản lắp trên xe và phát hiện có lỗi. Lỗi này xuất này được xác định nguyên nhân là do vật liệu chế tạo hoặc là tay nghề công nhân khi chế tạo mà ra và điều kiện sử dụng và bảo dưỡng xe bình thường đúng theo nội dung đưa ra trong Sổ tay Hướng dẫn sử dụng kèm theo xe. Bảo hành không bao gồm các hạng mục trong phần dưới
Những phần nào không được bảo hành 1. Các chi phí bảo dưỡng thông thường: Lau chùi, vệ sinh, đánh bóng điều chỉnh nhỏ, dầu bôi trơn, các chất lỏng thay thế (nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực, ga điều hòa …), các loại lọc (lọc dầu máy, lọc nhiên liệu, lọc gió, lọc điều hòa…), đảo lốp ngoại trừ các công dịch vụ liên quan đến chi tiết được bảo hành. 2. Các hao mòn thông thường của bất kỳ chi tiết nào: lốp xe, má phanh, li hợp, các chi tiết bằng cao su, các loại bạc … 3. Bất cứ xe nào mà chỉ số công tơ mét đã bị thay đổi vì bất kỳ lý do gì. 4. Hư hại là do - Không tuân thủ đúng theo lịch bảo dưỡng đưa ra trong Sổ tay Hướng dẫn sửa chữa. -Sử dụng không đúng cách, tai nạn, trộm cắp, ngập nước, hỏa hoạn. -Sử dụng không đúng loại nhiên liệu, các chất bôi trơn, phụ tùng không chính hãng.
Ⅲ-2. Phụ tùng chính hãng Thế nào là phụ tùng chính hiệu Hyundai
Phụn tùng chính hiệu Hyundai giống hệt các chi tiết được Hyundai sử dụng để sản xuất xe. Các phụ tùng này được thiết kế, thử nghiệm để đạt được sự an toàn, tính năng hoạt động tối ưu và tự tin cậy đối với khách hàng
Tại sao phải sử dụng phụ tùng chính hiệu? Phụ tùng chính hiệu Hyundai được thiết kế, chế tạo để đáp ứng các điều kiện kỹ thuật khắt khe. Sử dụng phụ tùng nhái, phụ tùng không rõ nguồn gốc, phụ tùng tận dụng đã qua sử dụng sẽ khôngđ ược hưởng chế độ bảo hành cho xe mới của Hyundai hoặc các chế độ bảo hành khác của Hyundai. Thêm vào đó, bất cứ hư hại nào xảy ra với phụ tùng chính hiệu của Hyundai mà nguyên nhân là do lắp phụ tùng nhái, phụ tùng không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phụ tùng đã qua sử dụng đều không nhận được chế độ bảo hành của Hyundai.
Chúng tôi sẽ nói với bạn như thế nào nếu bạn mua phụ tùng chính hiệu Hyundai
Hãy nhìn lô gô trên bao phụ tùng chính hiệu Hyundai. Đặc tính kỹ thuật cho phụ tùng xuất khẩu chỉ viết bằng tiếng Anh Phụ tùng chính hiệu Hyundai chỉ được bán thông qua các đại lý và trung tâm dịch vụ được ủy quyền của Hyundai.
Ⅲ-3. Dùng loại nhiên liệu nào? Sử dụng xăng không chì Phải sử dụng xăng không chì có chỉ số POR 87 (tương đương RON 91) hoặc cao hơn Nếu dùng xăng pha chì sẽ làm cho hệ thống kiểm soát khí thải bị lỗi và không có hiệu quả cao. Điều này cũng có thể làm tăng chi phí bảo dưỡng. Để tránh việc vô tình sử dụng xăng pha chì Hyundai đã thiết kế nắp bình nhiên liệu sao cho các cây xăng bán xăng pha chì (thường phải dùng loại vòi bơm lớn) không thể đưa vào được.
Sử dụng Diesel Dầu Diesel có số cetane khoảng từ 52 đến 54 được dùng cho xe Hyundai. Nếu có sẵn hai loại nhiên liệu diesel, sử dụng đúng nhiên liệu cho mùa đông và mùa hè tùy thuộc vào nhiệt độ như sau: * Trên -50C dùng nhiên liệu dieselloại mùa hè. •Dưới -50C dùng nhiên liệu dieselloại mùa đông •Phải quan sát mức nhiên liệu trong thùng nhiên liệu thật cẩn thận: Nếu động cơ dừng trong khi hệ thống nhiên liệu hỏng, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu phải được làm sạch hoàn toàn trước khi khới động lại
Ⅲ-4. Hệ thống túi khí (SRS) SRS
※Xem thêm Sổ tay Hướng dẫn sử dụng.
◐ Hệ thống SRS bao gồm các chi tiết sau đây: - Túi khí lái xe -Túi khí hành khách -Túi khí cạnh -Túi khí rèm - Đèn chỉ thị nhắc nhở đang ở chế độ túi khí (đèn SRI) - Mô đun điều khiển SRS (SRSCM) ◐ SRSCM liên tục điều khiển tất cả các chi tiết của hệ thống trong khi chìa khóa khởi động bật ON. Để xác định xem các va chạm ở phía trước có đủ mạnh để bung túi khí hay không. ◐ SRS được thiết kế sao cho chỉ kích hoạt khi có va chạm đủ mạnh và góc va chạm nhỏ hơn 300 theo trục dọc của xe và không kích hoạt khi bị đâm ngang, đâm từ đằng sau, hay xe bị lật. Hơn nữa túi khí chỉ kích hoạt một lần nên luôn phải thắt dây an toàn mọi lúc.
Ⅲ-4. Hệ thống túi khí (SRS) SRS
※For more detail, refer to your Owner’s manual.
◐ Không nên lắp ghế trẻ em hoặc cho trẻ em ngồi ở ghế khách phía trước. Trẻ em có thể bị chấn thương nghiêm trọng thậm chí bị tử vong khi túi khi bị bung khi tai nạn xảy ra. ◐ Khi kích hoạt hệ thống túi khí bạn sẽ nghe thấy một tiếng động lớn và thấy một lớp bụi mịn trông như khói trong xe. Đây là hoạt động bình thường và không nguy hại. Tuy nhiên, Mặc dù nó nguy hại, lớp bụi mỏng này có thể làm di ứng da và không được hít trong thời gian dài. Hãy rửa sạch tay và mặt sau khi bị tai nạn mà khi đó hệ thống túi khí kích hoạt. .
Ⅲ-5. Khí thải động cơ Cảnh báo Khí thải động cơ rất nguy hiểm, tại bất kỳ thời điểm nào, bạn nhìn thấy khí thải bên trong xe hoặc có mùi khí thải trong xe, bạn phải mở cửa sổ ngay lập tức. Không hít khí thải vào trong người Khí thải có chứa các chất CO, NOx, các chất ga không màu, không mùi có thể gây bất tỉnh hoặc tử vong do ngạt. Cần phải chắc chắn rằng hệ thống khí thải không bị rò rỉ. Hệ thống khí thải phải được kiểm tra bất cứ khi nào xe của bạn được nâng lên để thay dầu hay các mục đích khác. Nếu bạn nghe thấy tiếng nổ lạ ở hệ thống xả, hoặc khi bạn lái xe qua một vật nào đó mà vật đó đụng vào một chi tiết nào đó dưới gầm xe. Bạn phải đưa xe của bạn đến đại lý của Hyundai để kiểm tra hệ thống thải càng sớm càng tốt. Không nên nổ máy trong một không gian kín Để xe của bạn nổ máy không tải trong ga ra, ngay cả khi ga ra mở cửa là một việc làm nguy hiểm. Không bao giờ để máy nổ trong ga ra lâu hơn khoản thời gian đưa xe từ ga ra ra ngoài Không bao giờ nổ máy chạy không trong thời gian dài khi có người ngồi trong xe Nếu cần thiết phải nổ máy trong thời gian dài với người ngồi trong xe, phải đặt xe ở một không gian mở và rộng, phải đặt chế độ lấy khí vào ở chế độ FRESH, quạt gió phải được đặt ở một trong các tốc độ cao nhất để không khí sạch được hút vào trong xe. Nếu bạn chạy xe mà cần mở cửa đuôi do bạn phải chở hàng cồng kềnh, hãy: Đóng tất cả các cửa sổ. Mở các cửa gió cạnh. Đặt điều khiển khí vào ở chế độ FRESH, điều khiển dòng khí ở chế độ FLOOR hay FACE và quạt ở một trong các tốc độ cao nhất. Để đảm bảo hệ thống thông khí hoạt động đúng, phải luôn kiểm tra các cửa lấy khí thông hơi ở phía trước kính chắn gió, không để các vật lạ làm tắc, kẹt hay cản trở.