De-1-lttds-1.docx

  • Uploaded by: Thùy Trang
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View De-1-lttds-1.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,625
  • Pages: 3
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn: Luật tố tụng dân sự 1 40 phút; ngày: / /20 SV ký tên:

Khuyến khích Câu

1

A

2

Phát biểu 3

D

4

5

6

Chuyên cần 7

8

9

X X X

Kiểm tra

X

X

X

Tổng

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 X

B C

Sinh viên:…………………………………………………………….. MSSV:……………………………….……..STT điểm danh:……….. Lớp:…………………………………………...Hệ đào tạo:………….. Trường:……………………………………………………………….. Chức vụ:………………………..Ghi chú:……………………….........

X

X

X

X

X

X

X X

X

X

X

X

X

Quy ước: Đánh dấu X vào ô chọn; chỉ cho ̣n 1 ô/1 câu; không tẩ y xóa; không cho ̣n nhiề u ô. MÃ ĐỀ: 1 Câu 1. Trong giai đoạn sơ thẩm, nếu nguyên đơn chết thì Toà án sẽ: A. Đình chỉ giải quyết vụ án. B. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án. C. Giải quyết cho người kế thừa tham gia tố tụng, có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có thể đình chỉ giải quyết vụ án. D. Giải quyết cho người thừa kế tham gia tố tụng, có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có thể đình chỉ giải quyết vụ án. Câu 2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chết trong giai đoạn sơ thẩm sẽ dẫn đến việc: A. Có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án. B. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án. C. Đình chỉ giải quyết vụ án. D. Có thể đình chỉ giải quyết vụ án. Câu 3. Nhận định nào đúng? A. “Bộ luật tố tụng dân sự” và “Luật tố tụng dân sự” giống nhau. B. “Bộ luật tố tụng dân sự: ngành luật; “Luật tố tụng dân sự”: văn bản quy phạm pháp luật. C. “Bộ luật tố tụng dân sự”: văn bản quy phạm pháp luật; “Luật tố tụng dân sự”: môn học, ngành luật. D. “Bộ luật tố tụng dân sự”: văn bản quy phạm pháp luật; “Luật tố tụng dân sự”: môn học. Câu 4. Đương sự phải chứng minh khi nào? A. Khi đương sự đưa ra yêu cầu, trừ trường hợp không phải chứng minh. B. Khi đương sự đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương sự khác; trừ trường hợp không phải chứng minh. C. Khi đương sự đưa ra yêu cầu, trừ trường hợp Toà án thu thập tài liệu, chứng cứ thay đương sự. D. Khi đương sự đưa ra yêu cầu, trừ trường hợp đương sự khác thừa nhận, không phản đối yêu cầu. Câu 5. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền nếu quyết định đó xâm phạm đến A. Quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. B. Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

C. Quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. D. Quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Câu 6. Chủ thể có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng là? A. Hội đồng xét xử và Thẩm phán (tuỳ từng trường hợp). B. Chánh án Toà án. C. Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát. D. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự. Câu 7. Đương sự gồm? A. Nguyên đơn, bị đơn; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. B. Nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người tham gia tố tụng khác. C. Nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. D. Nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người yêu cầu. Câu 8. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: A. Có thể bị tạm đình chỉ thi hành. B. Có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. C. Có thể bị khiếu nại. D. Có hiệu lực thi hành ngay. Câu 9. Chị Minh (là Chánh án Toà án quận X, tỉnh Y) không được tham gia tố tụng trong trường hợp nào? A. Đại diện theo pháp luật của Toà án quận X trong vụ án dân sự bồi thường thiệt hại. B. Đại diện theo ủy quyền cho em gái tại Toà án quận K, tỉnh Y, vụ án đòi nợ. C. Đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên 5 tuổi trong vụ án dân sự. D. Đại diện theo pháp luật cho chồng bị mất năng lực hành vi dân sự trong vụ án thừa kế. Câu 10. Người tham gia tố tụng thuộc trường hợp nào sau đây thì phải có người phiên dịch cho họ? A. Không sử dụng được tiếng Việt. B. Là người nước ngoài, là người dân tộc thiểu số. C. Không biết tiếng Việt. D. Không nói được tiếng Việt. Câu 11. Chủ thể có thể bị dẫn giải đến Toà án là? A. Đương sự. B. Người làm chứng. C. Đương sự nào được Toà án triệu tập 2 lần hợp lệ mà không có mặt. D. Bị đơn. Câu 12. Toà án cấp nào có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn? A. Toà gia đình và người chưa thành niên. B. Toà án cấp huyện, Toà án cấp tỉnh, Toà án cấp cao. C. Toà án cấp huyện. D. Toà án cấp huyện, Toà án cấp tỉnh. Câu 13. Các loại chi phí tố tụng dân sự bao gồm? A. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá, thẩm định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch; chi phí cho luật sư. B. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá, thẩm định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch.

C. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá, thẩm định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng; chi phí cho luật sư. D. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá, thẩm định giá tài sản; chi phí cho người phiên dịch; chi phí cho luật sư. Câu 14. Đương sự được quyền cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ ở những thời điểm nào? A. Nhiều thời điểm (trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự). B. Trước khi Hội đồng xét xử sơ thẩm nghị án. C. Trước khi mở phiên toà sơ thẩm. D. Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Câu 15. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở giai đoạn sơ thẩm sẽ dẫn đến việc: A. Làm mất quyền phản tố của bị đơn. B. Vụ án bị đình chỉ giải quyết. C. Tư cách đương sự thay đổi. D. Có thể vụ án bị đình chỉ giải quyết. Câu 16. Toà án thu thập tài liệu, chứng cứ thay đương sự nếu? A. Đương sự có đề nghị sau khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể thu thập được tài liệu, chứng cứ. B. Đương sự đề nghị trước khi mở phiên toà sơ thẩm. C. Đương sự và Viện kiểm sát đề nghị. D. Quá thời hạn Thẩm phán ấn định mà đương sự không thu thập, giao nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho Toà án. Câu 17. Nhận định nào đúng? A. Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán độc lập, ngang quyền khi xét xử tranh chấp dân sự. B. Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán độc lập, ngang quyền khi giải quyết vụ việc dân sự. C. Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán độc lập, ngang quyền khi giải quyết vụ án dân sự. D. Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán độc lập với nhau và ngang quyền khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự. Câu 18. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố vào thời điểm nào? A. Trước khi Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên án. B. Trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự. C. Trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. D. Sau khi thụ lý vụ án (sơ thẩm) đến trước khi xét xử phúc thẩm. Câu 19. Khái niệm vụ việc dân sự dùng để chỉ cho A. Vụ án dân sự được thụ lý bởi Toà án có thẩm quyền. B. Vụ án dân sự và việc dân sự. C. Việc dân sự được thụ lý bởi Toà án có thẩm quyền. D. Các tranh chấp, yêu cầu nêu trong bản án, quyết định của Toà án. Câu 20. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ là loại tranh chấp gì? A. Tranh chấp dân sự. B. Tranh chấp thương mại. C. Tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại tùy từng trường hợp cụ thể. D. Tranh chấp kinh doanh, thương mại. ----- HẾT -----

More Documents from "Thùy Trang"

Thu Thuat Win Xp
December 2019 25
Kynangdamphan
May 2020 13
May 2020 19
Cong Uoc Paris
July 2020 14