Rừng là một bộ phận của cảnh quan Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và gian nhất định ở mặt đất và trong khí vi sinh vật . Trong quá trình phát triển quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm phần của mình chúng có mối quan hệ sinh lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh quan địa lý cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952) Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu (I.S. Mê lê khôp 1974)
• RỪNG NHIỆT ĐỚI – Rừng rậm – Rừng thưa – Rừng tre nứa – Rừng đá vôi – Rừng ngập nước
• RỪNG ÔN ĐỚI
Rừng rậm nhiệt đới phân bố ở xích đạo và những khu rừng ẩm ướt vùng ven chí tuyến, là khu rừng có diện tích lớn nhất hiện nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì môi trường sinh tồn của loài người. Nó phân bố chủ yếu ở ba khu vực: ∆ Thung lũng Amazôn-Nam Mỹ. ∆ Thung lũng Công gô-Châu Phi. ∆ Một số đảo ở Đông Nam Á và bán đảo Trung Ấn.
Là kiểu rừng không kín, không rậm, tầng trên là những cây gỗ cao, vừa hoặc thấp, mọc thưa thớt, tầng dưới gồm một số ít loài cây bụi thân gỗ và một tầng có nhiều loài bao phủ mặt đất. RT phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có mùa khô rõ rệt (từ 4 đến 7 tháng), lượng mưa hằng năm 700 - 1.300 mm. Ở Việt Nam, RT có 3 kiểu: 1) RT cây lá rộng hơi khô nhiệt đới gồm chủ yếu những cây gỗ họ Dầu (Dipterocarpaceae),họ Bàng (Combretaceae), cỏ chủ yếu là cỏ tranh.
Rừng thưa
• Rừng núi đá vôi nói ở đây bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt đất đá vôi. • Đặc điểm: Rừng thường có 2 tầng gỗ, tầng trên không liên tục, cao 15-20 m, có khi đến 25 m. Cây rừng mọc tươpng đối chậm, có rễ phơi trần ôm các tầng đá lớn và ăn sâu vào các khe nứt, thường gặp trên các sườn đá dốc đứng, các thung đá vôi có lớp đất mỏng.
Rừng trên núi đá vôi ở Ninh Bình -Việt Nam
Rừng ngập nước thực chất là một kiểu phụ, thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh hình thành trên điều kiện đặc biệt: bùn lầy, bị úng và ngập nước hàng ngày hay từng thời kỳ. Ở Việt nam có hai loại hình rừng ngập nước: b. Rừng ngập nước mặn c. Rừng ngập nước ngọt
Rừng ngập nước mặn Là loại hình rừng phát triển trên điều kiện đật ngập nước biển, đất mặn, tập trung chủ yếu ven biển, cưa sông dọc từ bắc vào nam.
Rừng ngập nước ngọt Đất bùn lầy và ngập úng nước ngọt. Tiêu biểu cho loại hình này ở Việt nam có khu sinh thái ngập nước ngọt (Rambar) thuộc tỉnh Nam Định (Vườn quốc gia Xuân Thủy), tỉnh Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên), trên thế giới có khu rừng mưa nhiệt đới Brasil, khu rừng mưa nhiệt đới Công gô.
Rừng ngập nước ngọt
• Taiga hay rừng taiga (từ tiếng Mông Cổ) là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là các rừng cây lá kim. Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản.
• Do Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu trong quá khứ gần đây đã được nối liền bằng cầu đất liền Bering, nên một loạt các loài động-thực vật (chủ yếu là động vật) đã có thể xâm chiếm cả hai lục địa này và được phân bổ trong quần xã sinh vật taiga. Các nhóm sinh vật khác thì khác biẹt theo khu vực, thông thường với mỗi chi có vài loài khác biệt, chúng chiếm các khu vực khác nhau của rừng taiga.
• Rừng taiga cũng có một số loài cây gỗ lá nhỏ sớm rụng như bạch dương, tống quán sủi, liễu và dương rung; chủ yếu trong các khu vực không có mùa đông quá lạnh. Tuy nhiên, các loài thông rụng lá lại sinh sống trong những khu vực có mùa đông lạnh giá nhất ở Bắc bán cầu, tại miền đông Siberi. Phần phía nam của rừng taiga còn có các loài cây như sồi, phong và du rải rác trong các rừng cây lá kim.
• Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Tại Canada, thuật ngữ boreal forest (rừng phương bắc) được sử dụng để chỉ phần phía nam của quần xã sinh vật này, trong khi "taiga" được dùng để chỉ khu vực phía bắc trơ trụi hơn, ở phía nam của ranh giới cây gỗ Bắc Cực.