Csvn Bannuoc Lydo Nvc

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Csvn Bannuoc Lydo Nvc as PDF for free.

More details

  • Words: 4,899
  • Pages: 5
Cong San Ky Giao Keo Ban Nuoc

Menu Chính

Trang Chủ Diễn Đàn Nghe Nhạc Download Liên Kết Lưu Niệm

Tìm kiếm với Google

Google Site

Từ Điển Nhập từ cần tra : Tra theo từ điển:

Phap-Viet Tra

Xoa

Chúc mừng năm mới 2005-An khang thịnh vượng

>> Thời tiết Hà Nội Huế Đà Nẵng Hồ Chí Minh

12-18° 15-19° 20-30° 20-32°

>> Giá vàng 9999 Mua Bán

813,000 824,000

>> Tỷ giá SGD BAHT GBP EURO HKD JPY USD SFr CAD AUD

Cọng Sản Ký Giao Kèo Bán Nước

Lý do nào CSVN ký giao kèo bán nước? Câu chuyện khởi đầu vào tháng hai năm 2001 khi ông Ðỗ Việt Sơn, nhà cách mạng lão thành 50 tuổi Ðảng, trong 1 lá thư gửi cho BCHTƯ đảng CS, và 1 thư khác gửi Thường vụ quốc hội CHXHCNVN. Nhờ 2 lá thư này người ta mới hay rằng đảng CSVN đã lén lút ký với Trung cộng hai Hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển :

Games

Web

Page 1 sur 5

9,733.88 414.32 30,132.59 21,039.47 2,037.36 155.20 15,778.00 13,612.75 13,236.14 12,167.81

1. Hiệp định Phân định biên giới ký ngày 30/12/1999. 2. Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000. Theo đó Việt Nam mất 720 cây số vuông đất liền dọc biên giới, với nhiều địa thế chiến lược quốc phòng quan trọng cùng những danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử, văn hóa của nước nhà suốt theo chiều dài hơn 1300 km dọc biên giới phía Bắc như : Suối Phi Khanh, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan..v..v….. Và hơn 10 ngàn cây số vuông trên biển trong vịnh Bắc Bộ với nhiều tài nguyên thiên nhiên như : thủy-hải sản, khoáng chất, dầu thô dưới lòng biển cũng như tiềm năng khai thác du lịch. Tiếp đến là bài viết Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều của Luật gia Lê Chí Quang được lưu hành trên Internet, v.v…(Xem Vụ Án Hệ Trọng Ðược Khởi Ðầu – Bùi Tín). Từ đó, đồng bào khắp nơi, trong cũng như ngoài nước mới biết đến sự phản quốc, vong bản, cầu cạnh thế lực ngoại bang để được tại vị, thống trị quốc dân, phản dân chủ, phi tiến hóa,… của thiểu số lãnh đạo đảng và chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tức thì, làn sóng phẫn nộ dấy lên khắp nơi, gồm đủ mọi thành phần trong cộng đồng quốc dân. Họ vốn là : cử tri, đảng viên, cán bộ, quân nhân, tướng lãnh đương chức cũng như hồi hưu,… Ðứng tên, ký gởi nhiều kiến nghị lên Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội yêu cầu Ðảng và Chính Quyền giải thích sự kiện, và công bố đầy đủ 2 văn kiện hệ trọng đó,… Tiếp theo, không ít Tuyên cáo của đồng bào Hải ngoại phủ nhận tính pháp lý 2 Hiệp Ðịnh bất bình đẳng này… gởi đi khắp nơi, từ văn phòng Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đến các quốc gia dân chủ tiến bộ trên thế giới, cho chí Ðảng và nhà nước CS Trung Hoa và Việt Nam cũng như đồng bào quốc nội. Tính đến nay, đã có trên dưới 90 ngàn chữ ký gồm đủ mọi thành phần, mọi khuynh hướng, mọi địa phương, mọi lứa tuổi. Ðể trả lời những đòi hỏi chính đáng và thiết thân liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đến sự sống còn của Tổ quốc. Ðảng đã ra lệnh cho chính quyền tay sai liên tục khủng bố tinh thần, đấu tố, bắt giam tất cả những ai dám lên tiếng phê phán chế độ. Ðiển hình là nhà thơ Bùi Minh Quốc, luật gia Lê Chí Quang, học giả Trần Khuê, bác sĩ Phạm Hồng Sơn… Khủng bố lên cao độ là ngày 28 tháng 3 năm 2002 Ðảng và Nhà nước ra Nghị quyết liệt kê 8 thứ đặc biệt được gọi là « bí mật quốc gia » đề phòng « diễn biến nội bộ » nhằm răn đe những công dân yêu nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ mà đứng ra đòi minh bạch hóa hành vi bán nước một cách lén lút của Ðảng. Nghị quyết cũng nhằm mục đích trói tay, bịt miệng các tướng lãnh đang chỉ huy quân đội đã và đang bất mãn cùng cực trước sự phản bội Tổ quốc của thiểu số lãnh đạo Ðảng và nhà nước tay sai CHXHCNVN mà đứng đầu hiện thời là « tứ nhân bang » : Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, và Nguyễn Văn An. Với nghị quyết vừa đưa ra và có hiệu lực từ ngày 13 tháng 04 năm 2002 hứa hẹn trong tương lai sẽ có nhiều cuộc thanh trừng tắm máu lén lút và bĩ ổi, như cái gọi là tai nạn hàng không xảy ra cách nay không lâu trên không phận Việt Nam, ám sát 4 tướng lãnh Quân Ðội Nhân Dân sau chuyến công tác, trên đường về nước từ Lào quốc do chính Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí Thư đảng CSVN đạo diễn (Thư ngỏ gởi cựu TBT Lê Khả Phiêu của Nguyễn Văn An, công nhân Cao Bằng). Cũng từ khi tiếng nói của hai ông Ðỗ Việt Sơn và Lê Chí Quang được phổ biến rộng rãi trên Internet. Và Lễ Cắm Mốc Biên Giới được thực hiện giữa hai phiá Trung-Việt tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 2001. Người Việt khắp nơi mới biết được cớ sự, và đã đưa ra câu hỏi : « Vì lý do nào Lãnh đạo CSVN lại chọn thái độ phản bội Tổ quốc, đem lãnh thổ quốc gia, tài nguyên của tổ quốc cống dâng cho Trung Cộng, trong khi đất nước hòa bình, không bị áp lực của ngoại quốc, và chiến tranh lạnh cũng thực sự cáo chung, Việt Nam đã nối lại giao thương với thế giới… ? ». Ðã có nhiều giải đáp lưu hành trên Internet, nhưng chưa đáp ứng hoàn toàn sự thắc mắc của đồng bào. Ðể cùng giải bài toán khó, Phù Sa đã gỏ một số cửa góp nhặt tài liệu bằng những phương tiện eo hẹp. Mai thay, nhờ sự giúp đỡ tận tâm của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ, chúng tôi mới có được một số tài liệu do Giáo sư Nguyễn Văn Canh cung cấp (Fact Sheet về vấn đề biên giới, Nguyễn Văn Canh 8 tháng 3 năm 2002), và một ít khác do chúng tôi tự sưu tầm lấy. Dưới đây Phù Sa xin trân trọng chia xẻ với đồng bào trong và ngoài nước. Ðể làm rõ vấn đề, thiết nghĩ chúng ta phải lui về quá khứ 13–14 năm về trước, dưới thời Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư (TBT) đảng CSVN và Mikhaïl Gorbatchev cũng là TBT của đảng CS Liên Xô. Như chúng ta đã biết, thời bấy giờ CSVN còn lệ thuộc hoàn toàn vào Liên Xô,

http://www.freewebs.com/nguoitudo1/tt25.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/09/2006

Cong San Ky Giao Keo Ban Nuoc

Page 2 sur 5

Như chúng ta đã biết, thời bấy giờ CSVN còn lệ thuộc hoàn toàn vào Liên Xô, nếu phải lui xa hơn nữa thì phải trở lại thời TBT Léonid Bréjnev của Liên Xô và TBT Lê Duẫn của VN. Thuở ấy hai bên đã ký kết Hiệp Ước Quân Sự : bảo vệ lẫn nhau khi một trong 2 nước bị tấn công bởi 1 nước thứ ba. Tạo điều kiện an toàn để VN tiến hành cuộc xâm lăng Cambodge, lật đổ chế độ Pol Pot theo chủ nghĩa Cộng Sản Maoïstes trên xứ Chùa Tháp, trong tham vọng tiểu đế quốc, trong đế quốc Liên Xô vĩ đại, thực hiện mộng thôn tính, chiếm đoạt, nhuộm đỏ toàn vùng Ðông Nam Á, dưới chiêu bài « nghĩa vụ quốc tế vô sản ». Hậu quả mang lại là hàng trăm ngàn thanh niên VN phải bỏ thây hoang phí trên chiến trường, đất nước vốn khánh kiệt, thêm khánh kiệt, bị thế giới lên án, cô lập trên trường quốc tế. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Ðặng Tiểu Bình dạy cho VN bài học năm 1979, làm VN mất trọn quần đảo Trường Sa, và một phần lãnh thổ trên đất liền trải dài hơn 1300 km dọc theo các tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 1985 khi Mikhaïl Gorbatchev lên làm TBT Liên Xô, tung ra chính sách Pérestroïka. Ở VN thời ấy, TBT Nguyễn Văn Linh đã cho dịch toàn bộ sách lược ấy, chỉ thị cán bộ các cấp trong Ðảng học tập, thảo luận nội dung Pérestroïka, mở đầu giai đoạn Ðổi Mới. Trước đó, cựu TBT (chuyển tiếp) Trường Chinh cũng đã từng hô hào « đổi mới tư duy ». Chính Nguyễn Văn Linh đã đích thân viết nhiều bài báo đăng trên Nhân Dân và Quân Ðội Nhân Dân nhựt báo, ký bút hiệu NVL cổ võ cho việc « đổi mới » tư tưởng chỉ đạo ; cởi trói văn nghệ,… Từ đó, văn đàn VN xuất hiện nhiều cây bút phê phán « chế độ bao cấp » như : Phùng Gia Lộc ; Trần Mạnh Hảo ; Dương Thu Hương ; Nguyễn Huy Thiệp ; Tiêu Dao-Bảo Cự ; Bùi Minh Quốc... Và tiếp theo là các nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do như Nguyễn Thanh Giang , Trần Văn Trà , Hà Sĩ Phu, Nguyễn Ðan Quế, Ðoàn Viết Hoạt ,… Cũng như phong trào đòi phục hồi danh dự cho các văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, và những người bị xử oan trong vụ án Xét Lại Chống Ðảng xảy ra thời Trường Chinh làm TBT lần thứ nhứt. Kẻ trước người sau, báo chí cũng bắt đầu nói lên những tiếng nói « kiêu ca chế độ, vạch mặt chỉ tên một số cán bộ cao cấp trong Ðảng và Nhà nước tham nhũng, hối mại quyền thế, ăn cắp của công,…Nhưng chẳng được bao lâu thì bức tường Bá Linh sụp đổ, khối CS Ðông Âu, Liên Xô, Mông Cổ, tan rã. Ðứng trước những thử thách đó, Lãnh đạo CSVN thay vì nhân cơ hội mà trào lưu tiến hóa, dân chủ đang rộ nở khắp nơi trên thế giới, với sự khao khát tự do của nhân dân thể hiện trong các tư trào ấy... thức thời từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, đưa nước nhà thoát khỏi nạn lệ thuộc triền miên vào các thế lực thực dân, độc tài, chuyên chính của các đế quốc CS, mà đứng đầu là Nga Sô và Trung Cộng. Là một trong những điều kiện cần giúp cho sự tiến hóa về mọi mặt, trong đó có độc lập về chính trị, đẫy mạnh sự phát triển về kinh tế, phục hồi và phát triển xã hội dân sự, cũng như văn hóa 4 nghìn năm, tạo điều kiện cho mọi từng lớp nhân dân tham gia tiến trình xây dựng tự do và dân chủ trên quê hương, vốn đau khổ triền miên vì chiến tranh, nội chiến, chuyên chính toàn trị, suốt nhiều chục năm trường. Nhưng tiếc thay ! Lãnh đạo CSVN không ý thức được ý chí của toàn dân, cũng như tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ của đồng bào ; mà run sợ trước sự bừng tỉnh của nhân dân vốn bị lợi dụng, tuyên truyền láo khoét của Ðảng suốt mấy mươi năm, nhất là trong thời gian tiến hành cuộc nội chiến « giải phóng miền Nam », rêu rao đảng CSVN quang vinh, đỉnh cao trí tuệ của loài người, nên họ đã sợ không thể tồn tại trước ý chí tiến bộ của toàn dân. Ðể tự cứu ngôi vị thống trị, lãnh đạo Ðảng đã chọn thái độ phản bội Quốc dân, sang Tàu cầu cứu với quan thầy Trung Cộng, vốn một thời đã bị chính những nhân vật lãnh đạo ấy tuyên truyền, bắt dân Việt lên án LÐ Bắc Kinh là « Chủ Nghiã Bá Quyền Nước Lớn ». Chỉ với một mục đích duy nhất là làm sao giữ được ngôi vị thống trị, cho dù phải bán đi một phần lãnh thổ, phải hy sinh một số đồng chí, tướng lãnh, và nếu cần Ðảng cũng có thể hy sinh luôn sinh mệnh Quốc dân, đồng bào còn đậm tinh thần yêu nước, không ngoan ngoản trước những gì Ðảng làm. Thế là l

l

l

l

l

Ngày 20/08/1990, TBT Nguyễn Văn Linh đề nghị sang Bắc Kinh xin gặp Ðặng Tiểu Bình để cầu hòa trong đó cống phẩm đầu tiên là « tìm giải pháp cho vấn đề Cao Miên » (AFP, « Viêtnamese Linh to meet Dang », Bangkok Post, August.23,90). Tháng 9/1990 bộ ba gồm : Cố vấn Phạm Văn Ðồng ; TBT Nguyễn Văn Linh ; Thủ tướng Ðỗ Mười đã bí mật đi Trung Hoa xin được bình thường hóa bang giao. Ðến Trung Quốc, phái đoàn chỉ được tiếp kiến ở Thành Ðô bởi Giang Trạch Dân và Lý Bằng, mặc dù đã ở Bắc Kinh và đã xin gặp Ðặng Tiểu Bình, nhưng bị Ðặng Tiểu Bình từ chối. Trong cuộc họp bí mật này, Trung cộng đòi VN phải giải quyết vấn đề Cao Miên, rồi mới bang giao trở lại. Thế là cả ba lãnh đạo Việt Cộng (VC) ký một văn kiện cam kết gồm 5 điểm về Cambodge. Tại Hội nghị, TBT Nguyễn Văn Linh một lần nữa xin đến Bắc Kinh để vấn an Ðặng Tiểu Bình, nhưng lại bị bác. (Angus Denning & Others « Kind wods old ennemies » Newsweek, Oct.1/90 ; Tan Lian Choo "China and VN sign memorandum of undertanding", The Straits Times, September 21/90). Nhân dịp Trung Cộng kỷ niệm lần thứ 70 thành lập đảng CS Trung Hoa. VC gởi thư chúc mừng và xin bang giao giữa 2 đảng và 2 quốc gia… Ngày 27/06/1991 Giang Trạch Dân trả lời: Chúc mừng Ðại hội VII đảng CSVN thành công (tổ chức vào cuối tháng 6/91), mừng Ðỗ Mười được bầu làm tân TBT (AFP "Viêt party wants to normalize ties with Beijing", The Straits, july 91). Thực ra, còn một điều kiện khác nữa sau này mới được tiết lộ, là VC

http://www.freewebs.com/nguoitudo1/tt25.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/09/2006

Cong San Ky Giao Keo Ban Nuoc l

l

l

l

l

l

l

l

l

l

l

l

l

l

l

Page 3 sur 5 Thực ra, còn một điều kiện khác nữa sau này mới được tiết lộ, là VC phải cam kết đuổi phe chống Trung Cộng (TC) ra khỏi lãnh đạo đảng CSVN trong kỳ Ðại hội này đó là các ông : Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, và Nguyễn Ðức Tâm. VC đã thỏa mãn điều kiện ấy, và lãnh đạo mới được mời đi Bắc Kinh (Kavi Chonkittavon "Road still rocky for VNChina", The Nation, july, 91). Lê Ðức Anh, mới được bầu vào Bộ Chính Trị (BCT), đặc trách an ninh, quân sự và ngoại giao (ÐH VII) cùng với Hồng Hà (bí thư Ban Bí Thư, thân TC) được bí mật mời đi Trung Quốc. Họ đi ngày 29/07/1991 để tái thiết bang giao. Chương trình nghị sự gồm : vấn đề Cao Miên, tranh chấp lãnh thổ, giảm bớt căng thẳng ở vùng biên giới (AFP "The Straits. July 30,91"). Một tiết lộ khác là chương trình nghị sự còn gồm thêm : phát triển quan hệ song phương, gồm cả thiết lập đường hàng không, hỏa xa nữa (Kavi Chonkittavon "China back on track", The Nation, july 26/91). Cuộc họp được tổ chức tối mật, tại Ðại Sảnh Nhân Dân (AFP "Secrecy shrouds Beijing talks on VN-China ties", The Nation, july 31/91; Reuter "Two Top Viets on secret trip", The Straits, july 30/91). Có tin cho biết rằng Báo cáo của Lê Ðức Anh về kết quả ÐH VII được TC cho biết là họ hài lòng (nhờ đuổi được đám Nguyễn Cơ Thạch, …). Ðể tiến tới bình thường hóa bang giao, Nguyễn Dy Niên (thứ trưởng ngoại giao), ngày 8/08 đi TC sắp xếp chương trình; ngày 8/09 Bộ trưởng ngoại giao đi Bắc Kinh để để chuẩn bị bang giao. Thông cáo chung nói đến việc thực hiện các bước tiến cụ thể để tiến tới hợp tác kinh tế, thương mại, giao thông vận tải, cũng như văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Thông cáo nói đến tầm quan trọng hòa bình ở Cao Miên. (Reuter "China vows to restore good relations" The Jakarta Post, Sept. 13/91). Các vấn đề khác như lãnh thổ, tranh chấp biên giới chung dài 1347 km, chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, vịnh Bắc Việt, vấn đề hồi hương, tái lập nghiệp và trả lại tài sản cho người Hoa đã bị trục xuất trước đây, các món nợ sẽ được giải quyết sau (AP "Chinese, VN leaders hold talks", The Nation, Nov.07/91). 5 tháng 11 năm 1991 Ðỗ Mười, tân TBT, Võ Văn Kiệt tân Thủ tướng và 29 nhân vật khác, (Reuter "China, VN normalize ties" "Business ties". Nov.06/91) để được bang giao với TC họ đã ký 3 Hiệp định : hai hợp tác kinh tế thương mại (Kathy Wilhelm "C&V sign trade, tourism agreements", The Nation, nov.8, 91); Hiệp định thứ 3 : tạm thời về biên giới thiết lập căn bản liên quan đến an ninh và phát triển thương mại khu vực biên giới và toàn vùng. (UPI "Hanoi sign pacts with China, citing New Era in ties, International Herald Tribunes, nov. 8,91). 19 tháng 10 năm 1993 hai quốc gia ký "thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ". Năm 1997 TBT Ðỗ Mười đi TC loan báo kế hoạch về hình thành thỏa ước biên giới vào năm 1999 và vịnh Bắc Việt vào năm 2000. Tháng 2 năm 1999, trong chuyến viếng thăm vội vã tại TC, TBT Lê Khả Phiêu xác nhận với Giang Trạch Dân về việc ký các hiệp ước trên (Xiao Song, Gu; Wormack Bratly "Border cooperation between China & Viêtnam in the 1990's." Asian Surey, V40 no UC Press, nov. 2000:1042). Ngày 30 tháng 12 năm 1999, ký hiệp ước phân định biên giới trên đất liền giữa Nguyễn Mạnh Cầm và bộ trưởng ngoại giao TC Ðường Gia Truyền tại Hà Nội. Tháng 6 năm 2000, văn phòng Thường Vụ Quốc Hội VC phê chuẩn hiệp ước. Tháng 9 năm 2000 Phan Văn Khải đến Bắc Kinh, cam kết ký Hiệp định vịnh Bắc Việt và nghề cá vào cuối năm 2000. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, VC và TC ký 2 Hiệp ước: Hiệp ước phân định vùng vịnh Bắc Việt, và Hiệp ước nghề cá trong Vịnh, tại Bắc Kinh, có hiện diện của Trần Ðức Lương, Chủ tịch nước. Quốc Hội 2 nước chưa phê chuẩn. Cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2001, TBT Nông Ðức Mạnh thăm TC và cam kết thi hành Hiệp ước. Ngày 27 tháng 12 năm 2001 VC & TC thực hành việc cắm mốc biên giới. Vùng Vịnh Bắc Việt : Diện tích 123700 km² Công ước Bắc Kinh thi hành Hiệp ước Thiên Tân 1885 quy định kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút Ðông, hay Greenwich 108 độ, 3 phút, 13 giây, bằng đường màu đỏ làm ranh giới formant la fontière. Tỷ lệ vùng vịnh theo công ước Bắc Kinh, hay Constants là 63% cho Việt Nam và 37% cho Trung Hoa. Hiệp định 2000 phân định vùng vịnh của VN và TC : xem đường màu đỏ là đường quản lý hành chánh chỉ để chia các đảo trong Vịnh cho

http://www.freewebs.com/nguoitudo1/tt25.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/09/2006

Cong San Ky Giao Keo Ban Nuoc

Page 4 sur 5 đỏ là đường quản lý hành chánh chỉ để chia các đảo trong Vịnh cho 2 quốc gia mà thôi, vì thế phải lập đường ranh mới với tỷ lệ mới là VN : 53,23% và TC : 46,77%. Việt Nam thiệt 9% hay hơn 11000km².

l

Hiệp định đánh cá chung dưới vĩ tuyến 20, có 2 phần : a) Nam Bạch Long Vĩ : 15 năm, với diện tích 33500 km² hay khoảng 27,9% Vịnh có bề rộng mỗi bên từ đường ranh là 30,5 hải lý, và vùng quá độ, Bạch Long Vĩ : 4 năm. (theo Lê Công Phụng, "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa VN và Trung Cộng trong vịnh Bắc Bộ", Tạp Chí Cộng Sản, số 2, tháng 1 năm 2001, và "Về việc ký hiệp định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa VN và Trung Quốc" Tư Tưởng Văn Hóa, 410/01).

Ðến đây, chấm dứt Fact Sheet của giáo sư Nguyễn Văn Canh. Qua đó, chúng ta thấy rõ rằng : Vấn đề Biên Giới phiá Bắc VN, Lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ đã được thai ngén từ thời TBT Nguyễn Văn Linh, hoặc chính xác hơn nữa là ngay khi Ðỗ Mười lên ngôi TBT năm 1991. Nhưng vì sự bưng bít thông tin của chế độ, cũng như thái độ thiếu thận trọng của một số chính trị gia, báo giới, cũng như trí thức VN trong và ngoài nước, cho nên phải đợi đến khi ông Ðỗ Việt Sơn công bố bức thư gởi Chủ tịch Quốc hội, …(đã nêu trên) chúng ta mới bắt đầu để ý tới. Xin bổ túc thêm một sự kiện nữa để chứng minh cho sự thờ ơ của chúng ta, đó là vào thời CSVN họp Trung ương đảng, chuẩn bị cho Ðại hội IX, từ cuối năm 2000 đầu năm 2001, TBT Lê Khả Phiêu đòi bỏ chức Cố Vấn. Ðỗ Mười, đương kiêm cố vấn Trung ương đảng mới tức giận chửi thẳng vào mặt, và quy cho Lê Khả Phiêu 4 trọng tội, trong đó có tội bán nước vì đã ký với TC Hiệp định phân định biên giới làm thiệt hại cho VN. Báo chí thời đó có loan tin, nhưng không được dư luận chú ý tới. Sau đây chúng tôi xin bổ túc hồ sơ, nhờ một số tài liệu riêng của Phù Sa, thiết nghĩ tầm xác thực cũng không xa lắm, l

l

l

Ngày 27 tháng 02 năm 2002, TBT kiêm Chủ Tịch nước, Giang Trạch Dân thăm VN 3 ngày. Ðể thắt chặc Bang giao giữa 2 đảng và 2 nước. Thúc hối quốc hội VC nhanh chóng thông qua Hiệp định Phận định vịnh Bắc Bộ, và Hiệp định nghề cá. Trước khi ra về, Giang Trạch Dân còn đòi VC phải sửa sách giáo khoa lịch sử để đánh tan sắc thái thù nghịch Trung Hoa. Hai bên đã ký nhiều thỏa ước quan trọng, ngoài những văn bản được các cơ quan truyền thông của Ðảng loan báo, còn có nhiều Hiệp ước được ký trong vòng bí mật, theo nguồn tin thông thạo từ các giới ngoại giao, thì CSVN và TC đã ký kết 2 Hiệp định: 1) Về quốc phòng; 2) Về an ninh. Trước khi về nước Giang Trạch Dân cũng đi thăm Ðà Nẳng, Hội An. Chủ tịch TC đã đi bộ, và tắm biển. Ngày 14 tháng 04 năm 2002, Chủ tịch quốc hội CSVN, Nguyễn Văn An cầm đầu phái đoàn Ðại biểu quốc hội đi thăm TC 8 ngày. Phái đoàn được Lý Bằng, Chủ tịch quốc hội TC, và Lý Lam Thanh UVTV Bộ chính trị kiêm phó Thủ tướng TC tiếp kiến tại Bắc Kinh, Sau đó, phái đoàn CSVN thăm Trùng Khánh, Thượng Hải và Thẩm Quyến. Mục đích chuyến đi nói là để "trả lễ" Chủ tịch quốc hội TC Lý Bằng đã sang thăm VC trong tháng 9/2001. Nhưng theo nhiều nguồn tin tình báo và ngoại giao cho biết, thì Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, và các Dân biểu chủ chốt trong Ban thường vụ đã bị Lý Bằng gọi sang TC để dạy cho bài học, răn đe, phải sớm thông qua 2 hiệp định: Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hợp tác nghề cá. Cùng thời gian này, Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng ngoại giao VC, Nguyễn Mạnh Cầm cũng đã đi Hải Nam và Quảng Ðông để ký hợp tác về "kinh tế" (?) với 2 thành phố ấ

Với một số sự kiện nêu trên hợp cùng những tài liệu xác thực của giáo sư Nguyễn Văn Canh cung cấp (tlđd). Tổng kết đã cho chúng ta thấy rằng : 1. Càng ngày Lãnh thổ của VN càng bị teo dần, bởi một thiểu số Lãnh đạo Ðảng và Nhà nước trong tham vọng làm "gian vương" muôn đời (machiavélisme). Chúng ta đã mất quần đảo Hoàng Sa năm 1974 (Xem hannamquan.com), tiếp tục mất thêm quần đảo Trường Sa năm 1979, bây giờ lại mất thêm hàng trăm cây số vuông dọc theo 1347km biên giới các tỉnh phía Bắc có người chiết tính lên đến gấp nhiều lần diện tích của nước Singapour, và 11 ngàn cây số vuông trong vịnh Bắc Bộ. Tương lai gần, chúng ta có thể tiếp tục mất đến tận Ðà Nẵng. (Xem 4 Bài Học XHCN, Nguyễn Văn Trần trên http://phusa.free.fr) 2. Càng ngày chủ quyền về Chính trị, Quân sự, An ninh, Kinh tế, Văn hóa càng lệ thuộc vào Trung Cộng. Ví dụ: · Ký với Giang Trạch Dân các Hiệp ước về Quân sự, An ninh nhằm mục đích gì khi chung quanh VN không có sự đe dọa nào về mặt quân sự ? Trái lại sự đe dọa đáng sợ nhất nằm sát VN lại là đối tác lấn đất trong các Hiệp ước ! Vậy thì mục đích chính của nó là gì ? Phải chăng để tạo điều kiện pháp lý cho quân đội TC đổ bộ vào VN khi cần ? Còn về mặt An ninh thì như thế nào ? Phải chăng để cho công an mật vụ TC tự do hoạt động trên lãnh thổ VN ? Và phải chăng, bản thân 2 Hiệp ước An ninh, Quân sự là: Giao kèo trong đó

http://www.freewebs.com/nguoitudo1/tt25.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/09/2006

Cong San Ky Giao Keo Ban Nuoc

Page 5 sur 5 2 Hiệp ước An ninh, Quân sự là: Giao kèo trong đó Trung Cộng toàn quyền đứng ra "bảo vệ" địa vị cai trị của chư hầu CSVN trên lãnh thổ VN ? · Kết quả của hiệp ước về Văn hóa, Kinh tế, với TC, là : Sản phẩm nội địa VN đang thoi thóp trước sự tràn ngập hàng hóa giả mạo, lậu thuế của TC. Bên cạnh đó là sản phẩm văn hóa Ðại Hán cũng đã và đang chiếm tỷ số áp đảo trong gia đình, trường học và xã hội Việt Nam hiện thời. Phải chăng, đang có cuộc Hán hóa vĩ đại đang từng giây thẩm thấu vào cách ăn, cách nói, cách nhìn, cách suy nghĩ của hàng chục triệu người VN ?· Về Chính trị, lãnh đạo CSVN luôn tỏ ra ngoan ngoản với Bắc Kinh, sẵn sàng triều kiến mỗi khi có lệnh triệu hồi, cúi đầu, câm nín trước đòi hỏi ngang ngược của Lý Bằng, cũng như Giang Trạch Dân, mà việc đòi sửa sách giáo khoa lịch sử VN là một ví dụ !

Ðến đây, chắc mọi người đã thấy rõ đáp số của bài toán. Và để kết luận, Phù Sa cực lực nêu ra một đôi lời báo động đến toàn thể đồng bào, không phân biệt thành phần chính trị, xã hội, nhất là những vị Lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, các nhà Trí thức dân tộc, tất cả Ðảng viên, Cán bộ các cấp, các ngành của đảng Cộng Sản và nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang nắm giữ những chức vụ quan trọng liên hệ đến sinh mệnh của Tổ quốc VN, tất cả Quân nhân, Sĩ quan, Tướng lãnh trong Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam rằng: "Tổ quốc Việt Nam dưới sự thống trị của thiểu số Lãnh đạo đảng Cộng Sản và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang từng giờ biến thành thuộc địa, (hay siêu thuộc địa) của chủ nghĩa Bá Quyền Bành Trướng Ðại Trung Quốc. Và những người tự cho mình cái quyền cai trị quốc gia, dân tộc, đã tự biến thành các quan thái thú không lương cho thực dân đế quốc Trung Hoa Cộng Sản." Paris, ngày 6 tháng 5 năm 2002. Phù Sa.

Quay trở lại trang trước

http://www.freewebs.com/nguoitudo1/tt25.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/09/2006

Related Documents

Csvn Bannuoc Lydo Nvc
November 2019 3
Trangbiengioi-csvn-bannuoc
November 2019 1
Nvc Ejima
June 2020 0
Csvn 4 To^iphanboitoquoc
November 2019 3
Csvn 4 Toi Phan Quoc
November 2019 2