Csdn Minh Ngoc

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Csdn Minh Ngoc as PDF for free.

More details

  • Words: 1,056
  • Pages: 3
1. Tại sao chọn LX? - Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh chính nghĩa nhằm đánh đuổi bè lũ xâm lược, giành lại toàn vẹn thống nhất nước nhà. - Trong cuộc chiến đối đầu với kẻ thù hùng mạnh, không thể phủ nhận lực lượng của ta yếu hơn địch, sức một mình ta chưa đủ do vậy ta phải tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, chủ yếu từ các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa - người anh cả Liên Xô đứng đầu trong hệ thống XHCN - Thời kỳ này, Liên Xô là đất nước có địa vị kinh tế và chính trị cao trên trường quốc tế, trở thành đối cực của Mỹ và thành trì cách mạng, hòa bình toàn thế giới. - Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, tuy trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, Liên Xô vẫn luôn được coi là đồng minh chiến lược, chỗ dựa vững chắc của ta trên con đường chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ sừng sỏ. 2. 4 giai đoạn chính - Trong giai đoạn 1954 – 1960, để tạo thuận lợi cho việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước mình, Liên Xô đề ra đường lối hòa hoãn với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Đối với Đông Dương, Liên Xô mong muốn thúc đẩy thi hành hiệp định Giơnevơ. Về phần ta, ta chủ trương giữ vững độc lập tự chủ, đoàn kết với Liên Xô cũng như các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Liên Xô, tăng cường hữu nghị, nâng cao vị thế nước nhà, tranh thủ viện trợ của Liên Xô cho ta. ==> giai đoạn này quan hệ Việt-Xô chưa rõ nét, Liên Xô muốn VN giải quyết bằng con đường hòa bình - Bước vào thời kỳ 1960 – 1964, Liên Xô và Mỹ đã có bước đi hòa hoãn đầu tiên. Ngược lại, quan hệ Xô – Trung xuất hiện những diễn biến xấu. Đối với ta, Liên Xô không cho ta đánh mạnh vào miền Nam, sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ với Mỹ. Tháng 2/1963, Liên Xô chuyển gợi ý của Mỹ về trung lập hóa hai miền Việt Nam, đưa vấn đề Đông Dương ra Liên hợp quốc. Liên Xô còn chú ý đến thái độ của ta đối với Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, ta chủ trương hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước Xô – Trung thông qua đóng góp tích cực(Khánh nhớ là ta chỉ có phát biểu mong mỏi sự đoàn kết giữa các nước XHCN anh em, và có những phát biểu riêng trong hội nghị kín trong Đảng CSVN thôi chứ không dám tỏ rõ quan điểm vì còn lợi dụng cả 2 bên mà), thu hẹp bất đồng hai nước đưa đến việc ký kết bản

Tuyên bố chung trong Hội nghị 81 Đảng họp tại Matxcơva tháng 11/1950. ==> ý đồ của Liên Xô muốn chỉ rõ mình là đầu tàu của hệ thống XHCN khi thấy Trung Quốc tìm cách lôi kéo ta về phía họ, buộc Liên Xô cũng phải có những hành động đáp lại. Nhờ lợi dụng được mâu thuẫn đó, nên ta đã bắt đầu nhận được sự giúp đỡ từ Liên Xô - Từ năm 1969 - 1972, mâu thuẫn Xô – Trung trở nên gay gắt, Liên Xô tìm mọi cách tách Việt Nam khỏi Trung Quốc. Đồng thời, để tránh cho chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến hòa hoãn Xô – Mỹ, Liên Xô dè dặt cung cấp vũ khí lớn cho ta, khuyên ta giải quyết vấn đề bằng hòa bình, thậm chí dùng viện trợ để tỏ thái độ, gây sức ép với ta. Tuy nhiên, ta tuyệt đối không để nước bạn can thiệp vào cách điều hành chiến tranh cũng như kiên quyết không đi vào đàm phán sớm với Mỹ, không để Liên Xô làm trung gian giữa ta và Mỹ. ==> tranh thủ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn đảm bảo đường lối lãnh đạo độc lập tự chủ của mình - Giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến (1973 – 1975), trong khi có những tranh chấp gay gắt với Mỹ về vấn đề thương mại, Liên Xô lại chú ý xoa dịu mối quan hệ Xô – Trung. Đối với Việt Nam, Liên Xô giúp khôi phục kinh tế, xóa nợ chiến tranh, sửa chữa một phần vũ khí, khí tài, ủng hộ thi hành Hiệp định Pari. Việt Nam đồng thời cũng biểu thị ý muốn quan hệ lâu dài với Liên Xô, nghiên cứu khả năng gia nhận Hội đồng tương trợ kinh tế theo gợi ý của nước bạn. Tháng 2/1973, Việt Nam cùng Mỹ triệu tập Hội nghị quốc tế nhằm xác nhận và bảo đảm thi hành Hiệp định Pari.(phần này có cần ghi vào không vì thấy có vẻ không liên quan lắm vì ở đây chủ yếu chỉ có Việt-Mỹ) Nhờ vậy, ta đã có được sự ủng hộ của người anh cả đối với chính phủ Cách mạng lâm thời, góp phần hỗ trợ công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa đầy thử thách về sau. Suốt các thời kỳ khác nhau của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bằng sách lược thông minh và khôn khéo, ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trong viện trợ cũng như phát huy được vai trò và ảnh hưởng của Liên Xô đối với các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa và lực lượng hòa bình dân chủ toàn thế giới, hạn chế được phần nào ảnh hưởng tiêu cực của mâu thuẫn Xô – Trung đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tuy nhiên, ta vẫn chưa thật sự nắm bắt được hết nội tình, ý đồ chiến lược lâu dài của nước bạn, cụ thể là yêu cầu chiến lược của Liên Xô trong vấn đề chiến tranh Việt Nam cũng như vai trò của Việt Nam đối với chính sách đối ngoại của Liên Xô.

Related Documents

Csdn Minh Ngoc
October 2019 15
Ngoc Minh Kinh
May 2020 2
Ngoc]
July 2020 10
Minh
October 2019 35
Minh
June 2020 20
Minh
October 2019 29