Crd

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Crd as PDF for free.

More details

  • Words: 1,867
  • Pages: 5
Bệnh hô hấp mãn tính (Mycoplasmosis avium) CRD: Chronic Respiratory Disease Bệnh CRD là bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, nhưng phổ biến hơn cả là ở gà và gà tây. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng là viêm thanh dịch có fibrin trên các cơ quan đường hô hấp, gầy yếu, giảm sản lượng. 1. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ Lịch sử bệnh - 1936 Nelson là người đầu tiên mô tả bệnh ở Bắc Mỹ và gọi tên là bệnh Coryza và đặt tên là Coccobacillaris. - 1943 J. Delaplane và H. Stuart đã mô tả và chứng minh rằng mầm bệnh có kích thước trung gian giữa vi khuẩn và virus, về sau thống nhất gọi tên là Mycoplasma. - 1961 trong cuộc họp của tổ chức dịch tể thế giới thống nhất gọi tên bệnh là Mycoplasmosis respiratoria avium. Địa dư bệnh lý Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh được chú ý từ năm 1969, có nhiều cuộc điều tra huyết thanh học cho tỷ lệ nhiễm khá cao. 2. TRUYỀN NHIỄM HỌC Mầm bệnh Bệnh hô hấp mãn tính do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra. Căn bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Mycoplasma - galliseplicum, có đặc tính ngưng kết hồng cầu gà. M. galliseplicum có nhiều biến chủng nhưng có tính chung là kháng nguyên đồng nhất. Có thể nuôi cấy Mycoplasma trong môi trường nhân tạo và trong thai trứng. Môi trường nuôi cấy Mycoplasma yêu cầu độ dinh dưỡng cao. Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu. Ngoài thiên nhiên căn bệnh chết rất nhanh, các chất sát trùng thông thường đều tiêu diệt căn bệnh. Mycoplasmosis thường là một bệnh kế phát. Bệnh chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút do các bệnh virus, vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng và các yếu tố về dinh dưỡng. Riêng các bệnh virus đường hô hấp rất dễ làm kế phát bệnh này. Đó là các bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, đậu gà, Newcastle thể nhẹ, bệnh Marek. Các vi khuẩn thường làm kế phát bệnh Mycoplasma là E.coli, Salmonella, Pasteurella,…. Ngoài ra, tiêm phòng các loại vaccine, đặc biệt các loại vaccin virus giảm độc dễ làm trỗi dậy bệnh Mycoplasma. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân vi sinh vật các nhân tố phụ, không đặc hiệu như dinh dưỡng kém, chuồng trại không hợp yêu cầu vệ sinh (quá chật, bẩn, ẩm, thông thoáng kém), vận chuyển đường xa… đều làm giảm sức đề kháng và bệnh dễ phát.

Loài vật mắc bệnh Đây là bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm như gà, gà tây, gà gô, chim cút, chim đa đa, gà sao…ngỗng ngan, vịt ít cảm thụ. Gà từ 2 ¸ 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất. Gà nuôi công nghiệp bệnh phổ biến hơn gà nuôi gia đình. Bệnh phát sinh do có gà mắc bệnh, gà mang trùng, trứng ô nhiễm, vaccin ô nhiễm. Đường lây lan - Lây trực tiếp: Đường hô hấp, tiêu hóa, nhưng quan trọng hơn là qua trứng, qua giao phối. - Bệnh liên quan chặt chẽ với sức đề kháng của cơ thể gia cầm người ta coi bệnh này như một thứ chỉ thị cho sức đề kháng của gia cầm. Cơ chế sinh bệnh Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Mycoplasma đến ký sinh và làm viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi. Niêm mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào lympho và histoxit tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt thì các bệnh tích này sẽ nhẹ, có khi không nhìn thấy. Nhưng nếu sức đề kháng giảm sút, bệnh tích sẽ nặng hơn và lan tràn. Trường hợp này thường thấy khi niêm mạc hô hấp bị tổn thương do các virus viêm phế quản, thanh khí quản, cúm… bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô hấp có một số type E.coli ký sinh. Lúc đó niêm mạc sẽ bị viêm thanh dịch có fibrin, gọi là Mycoplasmosis tạp nhiễm. Một số trường hợp không có vai trò của Mycoplasma nhưng Ecoli vẫn gây được những thể bệnh giống như Mycoplasmosis tạp nhiễm. Đó là trường hợp E.coli kế phát sau một số bệnh do virus. 3. TRIỆU CHỨNG Tùy thuộc khả năng gây bệnh của các bệnh nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể, thời gian nung bệnh có thể biến đổi từ 4 ¸ 21 ngày, trung bình khoảng 1 tuần. Trong tự nhiên có thể lên đến 30 ngày. Các dấu hiệu đầu tiên giảm ăn, chảy nước mắt và nước mũi. Nước mũi lúc đầu loãng sau đặc dần, màu trắng sữa bám đầy khóe mũi. Do ngạt mũi nên con vật phải há mồm ra thở. Lúc đầu ở một số ít sau đó ở nhiều gia cầm. Niêm mạc mắt đỏ, xung huyết. Nước mắt quánh dần lại sau biến thành fibrin đóng kín mắt. Fibrin tích tụ ngày càng nhiều dần tạo thành những khối to bằng hạt đậu nổi giữa tròng mắt làm con vật bị mù. Trong khi đó viêm lan từ mũi ra các xoang chung quanh, vách các xoang, đặc biệt là xoang dưới mắt viêm sưng. Sau khi các xoang vùng đầu bị viêm thì các niêm mạc hầu, khí quản và các túi hơi cũng bị viêm làm cho con vật càng khó thở. Mào và yếm tím bầm, kiệt sức dần rồi chết.

Ở đàn gà đẻ, bệnh làm sản lượng trứng giảm xuống. Trứng ấp, số bào thai chết ở ngày thứ 10 ¸12 và trước khi nở tăng lên. Số còn lại nở ra thành những gà ốm yếu. Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao hoạt dịch. Một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh. 4. BỆNH TÍCH - Bệnh tích đại thể Nếu gia cầm chết ở giai đoạn đầu thì những biến đổi bệnh tích không đặc trưng lắm. Xác chết gầy và nhợt nhạt do thiếu máu. Niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi sưng phù chứa dầy dịch nhớt màu vàng hay vàng xám. Thành các xoang dưới mắt phù. Viêm cata niêm mạc đường hô hấp: xoang mũi, khí quản bị tích luỹ đầy chất nhầy như keo dính chặt vào niêm mạc. Phổi phù thũng, bề mặt phủ fibrin có những vùng hoại tử (trong trường hợp này người ta phân lập được E.coli). Xoang túi hơi chứa đầy chất dịch màu sữa, nếu bệnh chuyển thành mãn tính thì chất chứa quánh lại, cuối cùng thành một chất khô, bở, màu vàng. Bệnh tích này thường xảy ra ở túi hơi vùng ngực và vùng bụng. Viêm ngoại tâm mạc. Viêm phúc mạc. Lách có thể hơi sưng. - Bệnh tích vi thể Tăng sinh và tróc các tế bào biểu mô. Các ổ tăng sinh thường thấy ở dưới niêm mạc, niêm mạc dầy lên, các ống tuyến dịch của mô dài ra rõ rệt. Niêm mạc viêm thâm nhiễm tế bào lympho và tổ chức bào, túi hơi và bao tim viêm hạt, phổi viêm tích tụ lympho bào. Ở bào thai chết, màng thai dày ra khô lại, dính vào bào thai và có thể bị xuất huyết lấm chấm. Bào thai phát triển kém, thận nát, gan sưng. Khí quản và phổi tích tụ fibrin đã bị bã đậu hóa. Thành túi hơi dày ra. Đôi khi thấy khớp xương sưng. Tổ chức liên kết dưới da và các cơ quan thực thể bị xuất huyết, phủ tạng hoại tử lấm chấm. 5. CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh: - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm Thường chỉ xảy ra ở những đàn gà con dưới 6 tuần tuổi. Nếu gà đẻ bị bệnh sẽ có triệu chứng cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh cao. Triệu chứng hô hấp của gà bệnh không phải thể hiện ở phần trên mà ở phần sâu hơn của đường hô hấp. Một số trường hợp gà bị sưng hầu, sản lượng trứng tụt đột ngột.

- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm Bệnh khó chẩn đoán và dễ nhầm với bệnh Mycoplasma ở thể nhẹ. Trường hợp này có thể kiểm tra tổ chức học bệnh tích niêm mạc khí quản để phát hiện thể bao hàm, đồng thời có thể phân lập virus để định bệnh. - Bệnh đậu gà Có thể nhầm với bệnh đậu yết hầu. Nhưng trong bệnh đậu màng giả niêm mạc miệng, hầu thường dầy, tràn lan và khó bóc. Ngoài ra trong ổ dịch đậu, sớm muộn trên một số con cũng có biểu hiện triệu chứng mụn đậu ngoài da. Ngoài ra còn phân biệt với bệnh nấm phổi Aspergillosis, bệnh thiếu vitamin A. Chẩn đoán vi khuẩn học, phân lập căn bệnh - Kiểm tra dưới kính hiển vi. - Nuôi cấy. - Phân lập Mycoplasma qua phôi gà. 6. PHÒNG BỆNH - Phòng bằng vaccin Việc phòng ngừa dựa trên sự miễn dịch đặc hiệu của gia cầm. Cần chú ý virus bả đậu gây miễn dịch qua trung gian tế bào là chủ yếu. Gà khỏi bệnh sẽ miễn dịch chỉ với chủng virus mà nó mắc phải. Kháng thể từ mẹ truyền qua con nhưng kháng thể này thường không cao. Trên gà đẻ chỉ cần tiêm phòng 1 lần trước khi đẻ (giữa tuần thứ 9 và tuần thứ 14), không bao giờ chủng cho gà đang đẻ. Trên gà thịt có thể chủng ngừa vào lúc 10 ngày tuổi. Chủng 1 lần cho cả quá trình nuôi. - Vệ sinh phòng bệnh Mycoplasmosis là một bệnh truyền nhiễm do kế phát, vì vậy trong một số trường hợp cần giữ tốt sức đề kháng cho cơ thể: Chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Định kỳ tiêm phòng vaccin phòng bệnh do virus, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Dùng các loại kháng sinh trộn vào thức ăn, nước uống trước những lúc sức đề kháng của gia cầm có nguy cơ giảm sút. Sát trùng máy ấp, vỏ trứng. Cách ly gà con với gà lớn, khi được 10 ¸ 14 tuần tuổi kiểm tra máu bỏ những con có phản ứng dương tính, sau đó phân đàn sản xuất. 7. ĐIỀU TRỊ - Loại thải những gà mắc bệnh. - Tìm hiểu những nguyên nhân làm bệnh kế phát:

Nếu nguyên nhân là virus phải tiêm phòng bằng vaccin đặc hiệu, nếu nguyên nhân là kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc phải cải tiến. Dùng các loại kháng sinh: Spiramycine, Tylosin, Tiamulin, Enrofloxacine. Trường hợp có tạp nhiễm với E.Coli cần dùng thêm Tetracylin, Streptomycine, Kanamycine. Không điều trị trên đàn gà giống.

Related Documents

Crd
June 2020 2
Crd Iv.pdf
December 2019 6
Imagine Crd
November 2019 6
Till There Was You Crd
November 2019 12
Pocket Guide To Nut Crd
November 2019 3