Coffee Shops

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Coffee Shops as PDF for free.

More details

  • Words: 15,407
  • Pages: 22
Cà phê Khúc giao mùa

Ít quán cà phê nào có nhiều điểm độc đáo như Khúc giao mùa. Độc đáo nhất là ở chỗ có đến hai phong cách riêng biệt trong một quán cà phê để bạn có thể cân nhắc, chọn lựa. Quán có hai lối vào. Đi lối nào bạn cũng bước qua hàng cây xanh mát. Nếu chọn cổng 92 Trần Huy Liệu, bạn sẽ lạc vào một không gian thoáng mát đậm phong cách châu Âu với hồ phun nước reo vui. Phòng lạnh với màn hình TV Plasma và âm nhạc đa dạng, phong phú. Bước lên những bậc thang bằng đá, bạn sẽ đến khu vườn treo trên cao với hàng cột kiểu La Mã. Còn đi lối 110A Nguyễn Đình Chính, bạn như lạc vào không gian cổ kính thuần Việt, sân vườn đầy hơi thở của cỏ cây. Những cây mận già tỏa bóng mát rượi. Điểm nhấn là thác nước cuối vườn chảy róc rách. Các mái nhà cổ cột kèo rất hợp với những giai điệu trữ tình vượt thời gian. Quán có phục vụ các món Giá thức uống từ 11.000

ăn nhẹ và cơm trưa văn phòng. đồng.

Địa chỉ: 92 Trần Huy Liệu TP HCM.

và 110A Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận,

ĐT: 08 8441769

Cà phê 39 Không gian mở riêng biệt với những giàn cây xanh phủ mát mắt, gió trời lồng lộng sẽ làm bạn vô cùng thoải mái. Bạn có thể vừa ngồi trò chuyện với bạn bè, vừa ngắm nhìn từ trên cao đường phố Sài Gòn sôi động và lộng lẫy. Khách có thể thả mình vào chiếc ghế nệm to êm ái ở khu vực máy lạnh để đọc sách báo hoặc xem các kênh giải trí trên truyền hình cáp. Hoạt động phòng trà quy tụ những giọng hát ăn khách hiệnnay như Nhã Phương, Thanh Hoa, Thuỳ Dương, Quang Minh, Trung Kiên, Xuân Phú... với những giai điệu trữ tình, lãng mạn diễn ra hàng đêm. Vào tối thứ hai hàng tuần, quý khách có cơ hội thưởng thức và khám phá các giọng ca mới. Với hệ thống âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp, khung cảnh ấm cũng, chắc chắn bạn sẽ có những giây phút vui vẻ và hoà mình vào không khí âm nhạc. Dù đến quán vào thời điểm nào trong ngày, bạn cũng được phục vụ chu đáo, niềm nở với các món điểm tâm, ăn trưa, ăn tối, nước uống hấp dẫn. Giá đồ ăn và nước uống từ 20.000 đồng. Địa chỉ: Phòng trà - cà phê 39 Lê Lợi, quận 1, TP HCM. ĐT: 08 821 8824

Cà phê Hi-end Một giọng nam trầm cất lên, giọng hát nghe như dội ra từ lồng ngực, ấm áp và nồng nàn. Tạo nên những dòng chảy du dương đầy xúc cảm ấy chính là cái sân khấu nhỏ đặt mấy chiếc loa, đầu đĩa CD và hàng lô ampli bóng đèn. Nhắm mắt lại, như nghe thấy cả tiếng gõ nhịp sống động, tưởng tượng thấy được cả cơ mặt của người nghệ sĩ đang biểu diễn. Lần đầu tiên đến quán cà phê Hiend, bạn sẽ ngạc nhiên với những cảm xúc như thế. Hi-end không phải là quán cà phê thông thường, chủ quán đã cố tình xây dựng nơi này thành một phòng nghe nhạc đẳng cấp “pro”. Diện tích của quán được tính toán thật chi tiết cả chiều dài, chiều rộng, lẫn chiều cao để tạo ra một không gian âm thanh cực kỳ tinh khiết, trong trẻo. Ngay cả việc bố trí bề mặt phòng, diện tích tường, trần, hệ thống cách âm ra sao cũng là một bài toán không dễ giải. Đó là chưa kể đến việc bố trí, lắp đặt loa, bàn ghế cho khách ngồi sao cho người thưởng thức cảm nhận được âm thanh hay nhất.

Thế nên, đối với dân chơi Hi-end, quán ra đời làm say lòng dân nghiện các thể loại nhạc country, jazz, pop, folk. Một đặc điểm đáng yêu nữa của quán là không gian nhỏ, gần gũi nên những dân nghe nhạc thường dễ quen nhau. Đặc biệt, chủ quán là dân trong nghề, anh có thú vui chia sẻ với mọi người niềm đam mê âm thanh Hi-end của mình và kho sưu tập những chiếc CD độc trên thê giới. Địa chỉ: 217 Nguyễn Văn Thủ, quận 1, TP HCM. Điện thoại: 08 8241004

Cà phê Mojo Với phong cách sang trọng, hiện đại cộng với những gam màu trẻ trung, cá tính, Mojo là điểm hẹn sành điệu và thời thượng cho cả công việc và thư giãn. Quán mới khai trương gần đây, được xây dựng theo kiến trúc độc đáo 3 tầng: tầng trệt, tầng lửng và lầu 1. Ngăn cách nội thất với bên ngoài là cửa kính trong suốt từ trên xuống dưới nhìn thẳng con đường Đồng Khởi nổi tiếng. Với 2 khu vực ngoài trời hoặc máy lạnh, menu Mojo gồm điểm tâm bữa trưa và bữa tối, từ 8h sáng mỗi ngày. Thực đơn bao gồm nhiều món như bagels, pizza, xà lách và các món Việt Nam thông dụng. Nhiều loại cocktail, cà phê và bánh ngọt hấp dẫn của quầy bánh Deli sẵn sàng phục vụ nếu khách có nhu cầu muốn mua mang về. Địa chỉ: 88 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM.

Café không cửa sổ

Ở Du Miên không có những ô cửa sổ, nên tôi thích nhìn những bức tường bằng nhiều chất liệu khác nhau và thích nhìn cả những tia nắng màu ngọc bích nhảy múa trên những cánh hoa bên hồ. Quán Du Miên rộng lắm, nhưng điều lạ là cả khối kiến trúc đồ sộ và hiện đại ấy lại tạo cho người ta cảm giác thư giãn. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đến Du Miên vào lúc xế chiều, khi ánh hoàng hôn sắp tắt, chỉ đủ hắt những tia nắng vàng rọi khắp không gian và chọn một chỗ ngồi trên lầu, dưới những tán cây to, lá xoè rộng. Khi đó, Du Miên như nằm ở ranh giới Ảnh: Đ.T.Q giữa cái cũ và cái mới, giữa mộng và thực, trong ánh sáng đó, bạn có thể ngắm những cánh hoa mềm mại trên cỏ xanh, nghe bên tai tiếng thì thầm của gió và có những cảm nhận riêng của mình. Cà phê Du Miên: 48/9A Hồ Biểu Chánh, P.11, Q.Phú Nhuận

Đến phố Tây uống cà phê từ thiện

Tọa lạc tại số 45 đường Bùi Viện, quận 1, TP HCM, quán cà phê từ thiện Bobby Brewers do một ông chủ người Australia lập nên. Quán được trang trí theo phong cách nước ngoài khá mới lạ và đẹp mắt. Mỗi tầng của quán đều có khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá. Với thực đơn phong phú, đa dạng về thức ăn và nước uống, cùng đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ trung, tận tình, quán không chỉ là nơi để bạn đến tán gẫu cùng bạn bè mà còn là nơi lý tưởng để bạn thư giãn sau những căng thẳng trong công việc. Nằm trên phố Tây sầm uất của thành phố, nhìn bề ngoài, Bobby Brewers không khác gì các quán café khác, nhưng phải vào quán khách mới nhận ra điểm đặc biệt. Paul Phillips, ông chủ quán Bobby Brewers đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại TP HCM, cho biết, ông đã sống ở thành phố khoảng 5 năm nay và "rất yêu Việt Nam". Ông và vợ (người Việt Nam) mở quán cà phê ở phố Tây không chỉ để kinh doanh mà còn để có tiền giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, trẻ em bất hạnh lang thang, cơ nhỡ. Từ doanh thu của quán cà phê này, ông đã lập ra một quỹ riêng mang tên “Forgotten Children of VietNam”. Vào mỗi ngày thứ 3 hàng tuần, khi bạn uống một ly nước hay ăn một chiếc sanwiche trứng tại đây, có nghĩa là bạn đã đóng góp một số tiền vào quỹ dành cho trẻ em nghèo, khuyết tật

Cà phê Brio Nhịp sống hiện đại, fast food giúp bạn thoả mãn nhu cầu tiện, gọn, nhẹ, vậy tại sao không thử thế nào là Fast café. Cà phê Brio ở ngay góc Thi Sách, nhỏ xíu, xinh xắn nhưng thực đơn thì vô cùng phong phú. Đặc biệt nhất là loại cà phê theo cách châu Âu bao gồm các loại cà phê Expresso với kem tươi, Expresso phủ bọt sữa, cà phê sữa Italy, hay cà phê nhiệt đới xay. Thử kêu cà phê nóng, phục vụ sẽ dọn ra một chiếc tách và bộ lọc ép cà phê theo kiểu Pháp.Trong đó cà phê bột được trộn lẫn với nước nóng, thiết bị lọc sẽ ép chặt, lọc ra nước cà phê tinh chất, đậm mà không đặc sánh, màu cà phê nâu và trong dậy lên mùi hương uống chung với sữa tươi rất tuyệt. Nếu thật sự bạn quá bận rộn và muốn tiết kiệm thời gian thì hãy tin rằng những chiếc máy pha cà phê ở đây có thể pha cà phê nhanh hơn bất kỳ bà nội trợ nào và chiếc máy nướng sẽ làm cho chiếc bánh mì của bạn thơm giòn cực nhanh. Và như đã nói ở trên, không gian Cà phê Brio nhỏ xíu, bên trong quán chỉ có một băng dài làm bàn với những chiếc ghế cao quay ra đường, trông giống như kiểu quán bar, thế thôi. Ngoài sân có thêm mấy bộ bàn ghế cũng gọn gàng. Buổi sáng ngồi đây gọi một đĩa spaghetti xốt cream hay nhâm nhi mấy lát bánh ngọt. Buổi trưa bạn có thể gọi điện thoại để tham khảo thực đơn cơm với giá 16.000 đồng, người phục vụ sẽ mang phần ăn đến văn phòng của bạn đúng giờ bạn muốn. Địa chỉ: Café Brio, số 2 đường Thi Sách, quận 1, TP HCM. Điện thoai: 08 8246716

Cà phê Nhỏ và Xinh

Nằm trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, cái khúc đường nhỏ xíu, xe cộ qua lại chầm chậm không thì vụt qua mất vì cái bảng treo bé xíu trên tường gạch trần. Ngồi trong quán có cảm giác như đang ngồi trong nhà mình, không gian nhỏ nhưng khoảng trời riêng cho mỗi người rất lớn. Người ta làm một chiếc cầu thang bằng gỗ bé xíu dẫn lên căn gác, nơi hứng trọn cả ánh trăng mỗi đêm. Thanh vịn cầu thang là đoạn dây thừng quấn đầy dây leo xanh. Leo lên căn gác ấy, gọi tách cà phê nóng, nghe giọng Khánh Ly cất lên thì chỉ muốn vứt bỏ toan tính đời thường cho thảnh thơi. Mà dây leo còn mọc tràn lan tạo thành mái lá xanh, phủ bóng mát, rũ những cánh hoa màu tim tím xuống tầng trệt. Bên dưới, những bộ bàn ghế bé xíu có rất nhiều cá chép đỏ. Không khí mát mẻ, bên chiếc cầu nhỏ, có một cánh cửa sổ làm người ta liên tưởng đến căn nhà của 7 chú lùn đang để ngỏ chờ nàng Bạch Tuyết trở về. Chắc hẳn nhiều người nhớ quán cà phê Nhỏ và Xinh vì mấy quyển sổ lưu niệm đã dày đặc nhưng dòng lưu bút chia sẻ bao tâm sự vui buồn, giận hờn của những mối tình lãng mạn. Địa chỉ: Cà phê Nhỏ và Xinh, 91 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, TP HCM.

Cà phê Lặng Lọt thỏm trong con đường huyên náo, ồn ào suốt ngày chỉ có khói xe với bụi đường, sự có mặt của cà phê "Lặng!" như một nốt trầm ngắn ngủi trong bản nhạc sôi động. Người ta đến đây để trải lòng, để lắng nghe im lặng của đời mình, và sẻ chia im lặng của đời người… Phục vụ mở cửa không một tiếng chào ngoài cái cúi đầu khẽ khàng với ánh mắt biết cười. Gọi nước cũng chỉ viết ra giấy, hoặc chỉ tay ngay vào tên thức uống. Những vị khách nói chuyện như thầm thì. Những bản hoà tấu êm như ru. Những bản tình ca Trịnh đẹp, lắng đọng và da diết. Một bạn trẻ gật gù: "Đúng là lặng thiệt. Lặng 100%. Lâu lắm rồi mới tìm được cho riêng mình một góc lặng đậm đặc như thế". Linh hồn của nét lặng thâm trầm, độc đáo này chính là những nggười phục vụ khiếm thính. Đồng phục gọn gàng, nhã nhặn; phong thái lịch sự, tự tin cùng phong cách phục vụ khá "pro", từ chỗ đến vì tò mò, không ít khách đã trở thành những bạn hàng thân thuộc của quán bởi lẽ họ tìm thấy một triết lý sống đẹp lặng lẽ ở nơi này. Quỳnh Dao, một khách quen của Lặng! nói: "Mình thích nhất là những bức tranh cảm động treo khắp tường. Mình đã có thể hiểu sâu hơn cuộc sống và những tâm tư, khát vọng của các bạn kém may mắn. Để sống tốt hơn". Và không biết tự bao giờ Lặng! đã trở thành nơi tập kết của rất nhiều nhóm tình nguyện. Như lời anh Tùng, một thành viên 81 Saigon: "Bàn về kế hoạch giúp đỡ bệnh nhân HIV giai đoạn cuối, hay mở lớp dạy nghề cho trẻ lang thang thì còn nơi đâu thích hợp hơn Lặng!. Chính tại nơi đây, các tình nguyện viên tìm thấy sự đồng cảm với nhau dễ dàng nhất". Thật không nơi đâu tìm thấy sự giao lưu giữa khách và phục vụ thân mật như Lặng!. Họ quyết học bằng được những chữ cái đơn giản để giao tiếp bằng tay với người phục vụ. Anh Khang, quản lý quán cho hay: "Lúc đầu in cuốn sổ thủ ngữ không chắc sẽ có nhiều người quan tâm. Không ngờ dần dần nó đã trở thành "đặc sản" không thể thiếu của quán". Nhiều bạn trẻ ngồi hàng giờ ở quán để cùng nhau học thủ ngữ, và lâu lâu lại nhờ "thầy" Toàn đến thỉnh giáo vài chiêu. Tròn hai tháng sau ngày ra đời, Lặng! đã tạo được dấu ấn nhất định trong lòng nhiều người. Điều đó chứng tỏ trái tim của ba cô chủ quán trẻ đã đi đúng hướng. Khách đến quán đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tầng lớp, những người hợp gu với quán lui tới rất thường xuyên. Thường tầm

6h sáng là giờ đàn ông có tuổi đi một mình đến quán để đón ngày mới trong tách cà phê đắng. Hay họ "đang lắng nghe im lặng đời mình" như thông điệp mà các cô chủ quán muốn gửi gắm qua ca khúc Tôi đang lắng nghe của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những công chức trẻ còn nguyên sơmi cravat, với chiếc laptop trên tay thường đến góc lặng quen thuộc của mình ngay sau giờ tan tầm để "hạ nhiệt" sau một ngày lao động mệt mỏi. Người lớn đến để lắng nghe im lặng đời mình. Người trẻ đến để học cách yêu thương, và lắng nghe im lặng đời người, để hiểu và đồng cảm với những số phận con người với nhau. Địa chỉ: 173 Trần Huy Liệu, TP HCM.

Tìm về thiên nhiên

Có một người vì quá mê ca khúc Thiên thai của cố nhạc sĩ Văn Cao đã dày công suốt 10 năm biến một vùng ao tù nước đọng rộng 12.000m2 ở đường Trường Chinh (ngã ba Bà Quẹo) quận Tân Phú, TPHCM thành một “Vườn Thiên Thai”, với quần thể vườn cây cảnh, sân tennis, hồ bơi, nhà hàng, khách sạn, massage... Bước vào Thiên Thai, khách du lịch có cảm giác cách biệt hẳn với sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống đô thị. Ấn tượng của du khách là những lối mòn nho nhỏ với những chiếc cầu cong cong dưới những nhành hoa tím biếc hay phớt hồng phảng phất hương dẫn ta đến những khe suối róc Một góc... Quỳnh Hư rách cá lội tung tăng, lãng đãng sen hồng, súng trắng. Những căn nhà mát làm bằng đá ong, ngói đỏ có một nét riêng đặc biệt mang tên Quỳnh Hư, Từ Thức, Giao Quang v.v... theo sự tích Từ Thức gặp Giáng Tiên. Nơi đây có những cây cổ thụ cả người ôm không hết, có những cây “Bò cạp nước” cao hàng chục mét nở hoa vàng rực từ gốc đến ngọn, có những kiểu bàn tiên bằng đá cổ được chủ nhân ra tận Phủ Lý, Ninh Bình mua về. Cả một không gian thật sự thích hợp với những bữa tiệc ngoài trời. Có khách đã tức cảnh đề thơ: “Khe đá gập ghềnh quanh lối nọ Nguyệt lài chen lấn thoảng hương bay Róc rách bên cầu khe suối nhỏ Đáy nước đèn mờ bóng lung lay”. Thiên Thai cũng là nơi có thể đãi 7 tiệc cưới, đón 4.000 khách cùng lúc với những lễ nghi trang trọng, ấm áp và những món ăn Việt, Âu, Á hợp khẩu vị, giá cả vừa phải làm khách hàng rất đỗi hài lòng. Chủ nhân của vườn Thiên Thai là Bùi Văn Giáo, từ ý tưởng đem thiên nhiên vào đô thị, ông đã dày công sưu tầm, chăm sóc từng cây cảnh, tảng đá, viên sỏi như lão nông chăm sóc giống cây quý của mình, tạo cho Thiên Thai một khung cảnh ngày càng nên thơ, sống động. Sau 10 năm làm nhà hàng khu sân vườn theo kiểu Á Đông, ông vừa dốc túi tiền để làm thêm một nhà hàng sân vườn theo kiểu châu Âu (cũng trong khuôn viên vườn Thiên Thai). Một tòa nhà lâu đài vừa được khánh thành với hội trường, sân khấu hoành tráng, lâu đài này luôn được các cơ quan, doanh nghiệp đăng ký tổ chức hội thảo, liên hoan... và được hưởng chất lượng phục vụ hoàn hảo. Ông chủ Thiên Thai cho biết sắp tới sân khấu tòa lâu đài này sẽ là nơi diễn kịch, biểu diễn chương trình văn nghệ hoặc sẽ là nơi diễn ra những đêm thơ, buổi hòa nhạc. Có lẽ điều này rất phù hợp với một tâm hồn nhạy cảm đầy chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên và thích làm công việc từ thiện của ông.

Nét độc đáo của “Hình Như Là...” Lẫn trong không gian nhẹ nhàng cuối buổi chiều tà là những tia nắng nhạt hắt qua vòm dây hoa giấy, hoa sứ ken dày. Những giai điệu mênh mang của bản nhạc Trịnh càng làm cho tâm hồn người nghe trở nên thư thả. Đó cũng là những cảm nhận quen thuộc khi đến với quán cà phê có cái tên nghe dễ nhớ: Hình Như Là... trên đường Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận. Bước qua căn phòng ấm cúng, xuống thêm vài bậc cầu thang, bạn như lạc vào thế giới của hoa lá và cây cỏ. Trên lối đi rải sỏi là những bộ bàn Một góc cà phê Hình Như ghế vuông xinh xắn. Cây vải cổ thụ che bóng khắp xung quanh, cạnh đó là cây đuôi chồn được chủ quán đem về từ phố núi. Từng chùm dây kim Là... đồng leo, dạ yến thảo vắt ngang bức tường, rủ xuống gần tới đất. Trên mỗi bàn uống nước dành cho khách đều có những lọ hoa thủy tiên cắm trong những chiếc bình đất nâu đỏ tuyệt đẹp. Chỉ cần được ngắm nhìn, nâng niu những hạt nước long lanh đọng trên cánh hoa

cũng đủ làm bao mệt nhọc, căng thẳng trong ngày bay biến hết. Có lẽ vì vậy mà quán cà phê này dù là buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn đều có rất nhiều khách ghé qua. Khung cảnh của quán thơ mộng nên đã có những nhiếp ảnh gia đến đây để “mượn” các góc tường cho người mẫu đứng cạnh chụp hình thời trang. Chủ quán là một cô gái còn rất trẻ, Thảo Nguyên. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành du lịch, nhưng sở thích nghe nhạc tiền chiến và đặc biệt là nhạc Trịnh Công Sơn đã thôi thúc cô gái trẻ này tạo một không gian riêng cho mình, cho bạn bè, cho những ai cần tìm đến một cõi bình yên mỗi khi mệt nhọc. Vì thế mà “gu” nghe nhạc ở đây cũng khá thú vị và riêng biệt. Ngoài khoảng sân với lối đi ngập tràn hoa lá, quán cà phê Hình Như Là... còn thu hút khách bởi mỗi góc nhìn khác nhau, từ những chỗ ngồi lại tạo nên những cảm nhận khác nhau. Nếu ngồi trong căn phòng ấm áp dìu dịu tiếng nhạc với những lẵng hoa kết hình trái tim trên vách, nhìn ra phía khoảng sân sẽ cảm giác như có một khu vườn trước mắt với những bông lựu đỏ rũ xuống. Nếu ngồi ở phía ngoài nhìn vào trong, bạn sẽ có cảm giác đang chiêm ngưỡng một hang động cực kỳ quyến rũ với những sắc màu ấn tượng. Cách bố trí vừa lạ mắt mang dấu ấn riêng của Hình Như Là... khiến người thưởng thức dù khó tính đến mấy cũng tìm được một không gian cho riêng mình. Đặc biệt hơn nữa, giá cả dành cho các loại nước uống ở đây cũng khá bình dân.

Cà phê giữa "Không gian xưa" Chịu khó đi đường ngoắt ngoéo một chút để tìm "Không gian xưa" nằm ẩn khuất trong hẻm nhỏ. Quán mới, nhưng không gian và cách bài trí dễ làm cho bạn tưởng nó có từ rất lâu. Đó là vì người chủ quán mê kiến trúc Huế. Hai không gian nhà rường Huế (một ngay ở lối vào và một trên tầng gác) được mang công phu từ Huế vào, và thợ phục dựng lại cũng đến từ Huế.

Không gian xưa - cổng vào

Ngồi trong khu nhà rường này, nhấm nháp cà phê, thoáng mát một chút gió Sài Gòn hiếm hoi, cảm nhận chút trầm mặc Huế len lỏi về, thấy như nhẹ đi một gánh đời.

Màu đèn lồng ấm cúng từ Không gian xưa Những mái vòm, bức tường gạch ống của ngôi nhà bên trong cũng cho bạn một chút thanh tịnh. Gạch ống ở đây là loại gạch mua từ các ngôi nhà cũ, nên có những mảng đã rêu phong. Người chủ quán cho biết, gạch này đắt gấp 2, 3 lần gạch mới, nhưng tạo được không gian cũ kỹ, mỹ thuật. Và vậy là anh đã thấy vui, thấy góp được một chút lặng cho Sài Gòn, vốn dĩ nhất cũng đem lại sẻ chia với những người không còn ưa sự hoành tráng. Buổi tối ở Không gian riêng, bạn sẽ ngồi với ánh sáng đèn lồng (cũng được mang từ Huế vào) toả ra ấm áp. Bình hoa tươi nho nhỏ ở từng chiếc bàn gỗ. Có một không gian ngoài trời, bạn có thể chọn ngồi ở đây, bàn nằm dưới bụi tre, trên tận cao ngọn tre treo chiếc đèn lồng tròn trĩnh, ánh sáng dịu như trăng, lả lơi với gió...

Không gian xưa (260/4/31 Nguyễn Thái Bình, P.13, Q.Tân Bình) vừa khai trương cuối tháng 122005, đã có thể là chốn hẹn hò cuối tuần cho bạn.

Cõi riêng: Riêng tự ngàn xưa...

Không quá khó để tìm ra Cõi riêng. Bạn cứ đi thẳng với con đường Nguyễn Trọng Tuyển. Sẽ thấy Cõi riêng ( 334A Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Tân Bình, TP.HCM) rất riêng trong một chùm quán xá... Người sinh ra Cõi riêng cũng là chủ của Serenate, nên không gian, cách bày trí tương tự nhau. Có điều, Cõi riêng có không gian rộng hơn, nên trong ấy, những hoa súng, hoa sen, kèo nèo được dành cho chổ mà rộ nở. Hai hàng trúc ngay ở lối vào gây cho bạn một cảm tình đặc biệt, tuy nhiên, khi bị chắn bởi quá nhiều xe cộ thì lại mất hết đi vẻ tự nhiên này, hàng trúc trở nên tội nghiệp. Đi hết lối trúc, bạn bước lên mấy bậc thang đá, lại bước xuống mấy bậc thang đá. Bước lên và bước xuống hết các bậc thang có nhiều hoa cỏ chen Một góc Cõi riêng nhau, bạn đã lọt vào Cõi riêng. nhìn từ trên cao. Ảnh: M.P Có nhiều không gian cho bạn chọn một chổ ngồi. Bạn thích ngắm người qua lại, ngắm mấy giò lan treo lửng lơ, thích nhìn mấy dây hoa đeo bám trên bờ tường thì chọn ngồi ở góc phía trước. Phía trước này, còn có gốc mận to, cao và xum xuê hoa lá...

Trên tầng lầu của Cõi riêng. Ảnh: M.P Bạn thích ngắm một chút thứ hoa đồng quê, thì ngồi ở bên góc phải tính từ lối ngoặt phía trước sân để vào trong nhà. Bạn thích một góc ấm cúng hơn, nơi này, ban tối, bạn còn có thể nhìn thấy một giàn nhạc sống động chơi mấy bài cổ điển, thì nên chọn ở trong nhà. Không gian trong nhà với mấy bình hoa khô to, mấy cây kiểng xanh lá...làm cho bạn thấy vui và lãng mạn.

Bạn có thể lên tầng trên của Cõi riêng, chọn ngồi góc ngoài sẽ thấy còn có nhiều thứ lãng đãng, trong dư vị cà phê, trong những câu chuyện bạn bè. Không gian của Cõi riêng với màu xanh cỏ cây làm bạn thấy thư giãn, lọc bớt đi những ồn ào và lo toan. Có khi, bạn lại tìm được cho mình một góc rất riêng, như riêng tự ngàn xưa...

Khám phá 'Mama food & cafe'

"Mama food & cafe" được kháo là điểm cà phê khá tuyệt bởi chiêu thức phục vụ rất lạ. Có hẳn các cô giữ trẻ chuyên nghiệp cho quý phụ huynh yên tâm "cafe nhé!". Và đây chính là điểm khác biệt thu hút sự chú ý của nhiều người. Sử dụng 2 tông màu chủ đạo, trắng của tường và vàng sáng tự nhiên củ gỗ, Mama food & cafe thật nổi bật nhưng cũng thật thanh khiết , gần gũi. Toàn bộ vật liệu trang trí hầu như đều bằng gỗ. Bàn ghế được đặt thiết kế riêng, nhẹ nhàng, đơn giản theo đúng phong cách châu Âu. Khu vực lầu một và sân thượng trở thành chốn lý tưởng cho các bạn trẻ hóng mát khi hoàng hôn buông xuống. Mama cafe & food còn phục vụ laptop, in ấn tài liệu, truy cập thông tin miễn phí trong tiếng nhạc du dương, lãng mạn. Điểm làm cho Mama khác biệt với các quán khác chính là những bức tranh treo tường ngộ nghĩnh của trẻ em có mặt ở hầu hết các góc quán. Những cô giữ trẻ ở đây chăm sóc cho các bé khá đầy đủ, kể cả việc ăn ngủ. Trẻ được chơi đùa thoả thích ở khu vực tầng trệt, nơi có những món đồ chơi đủ màu sắc, một hồ cá nhân tạo lấp lánh... phù hợp với từng lứa tuổi. Mở cửa từ 6h30-23h30 mỗi ngày, Mama có trên 50 loại thức uống và 50 món ăn Âu-Á đa dạng với giá khá mềm, chỉ khoảng 15 000-25 000đ/phần. Đặc biệt, nhà hàng có các món kem với 8 mùi ngon tuyệt được nhập trực tiếp từ New Zealand mà tại TP HCM ít nơi nào có. Địa chỉ: 308/4 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM Điện thoại: 08 9172191

Quán Crêperies & Café Tại Sài Gòn không thể dễ kiếm một chỗ ngồi lý tưởng như Crêperies & Café bởi quán ở con đường yên ắng và tao nhã vào loại bậc nhất Sài Gòn. Một view quá lý tưởng nhìn ra công viên Thống Nhất. Con đường quá lý tưởng dẫn ra nhà thờ Đức Bà. Một biệt thự Pháp, chẳng cần khó khăn lắm để Crêperies & Café làm đầy đặn cái chỗ ngồi ấy. Có độ 200 chỗ, rộng mở mà cũng đủ riêng tư, chủ quán dường như tiết chế tối đa để chốn dịu mát của thiên nhiên ấy đầy đặn mà không đầy chật. Cũng không quá sang trọng, giá cả vừa phải, cho một chỗ ngắm nhìn, hít thở và lắng nghe, thích hợp cho những ai vương vấn một chút không khí châu Âu trăng trắng, lành lạnh.

Không khí ấy được gia vị bằng chính thực đơn của quán. Chỉ là những món tây, không nhiều lắm nhưng cũng đủ hấp dẫn, đặc biệt là bánh crêpe, một thứ bánh xèo Tây. Miếng bột mềm, thanh, cũng mang đậm chất liệu dân dã, bánh crêpe vốn là món "nhà quê" gắn liền với bao ký ức và văn hoá Pháp. Salad ở đây cũng đáng để liệt vào hàng đặc sản. Rau củ Đà Lạt được thể hiện hấp dẫn với đủ nét tự nhiên của thực phẩm và sự thanh nhã của gia vị. Có nhiều loại bánh crêpe và salad ở đây, vừa phải cho một buổi sáng hay trưa. Cũng có cả những món ăn khác chế biến theo kiểu Âu, đơn giản mà tinh tế. Crêperies & Café đặc biệt không chỉ ở chất liệu Âu của nó mà còn ở chính những con người làm ra vẻ tao nhã ấy. Chủ quán là một người phụ nữ quê gốc miền Tây tự nhận mình mê Đà Lạt. Bếp chính là một người con xứ Bắc. Quản lý, người trông coi hồn vía của quán, lại là một chàng trai Việt kiều sinh ra và lớn lên tại Đan Mạch: Truong Van Jung. Người quản lý ấy mong muốn món ăn và không khí của quán mình "được diễn đạt lại trung thực". Tiếng Việt trong cách nói này của anh có thể được cắt nghĩa bằng hai chữ "chính gốc". Anh muốn đem đến một kiểu Âu chính gốc, ít ra là với món bánh xèo Tây. Địa chỉ: 5 Hàn Thuyên, quận 1, TP HCM.

Về lại Thềm Xưa

Nhìn bên ngoài, Thềm Xưa không có gì đặc biệt. Bước vào bên trong, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đó là không gian tràn ngập sắc xanh cây cỏ, do chính tay chủ nhân chăm chút. Những cây cỏ dại rất đỗi bình thường nhưng mang đến vẻ đẹp riêng, cuốn hút. Ở từng góc quán, bạn lại bắt gặp những hồ nước nhỏ. Mái ngói rêu phong xanh ngắt, cổ kính. Những bộ bàn ghế giản đơn. Tất cả tạo nên nét riêng cho quán cà phê này. Quán còn có căn gác nhỏ với không gian lãng mạn. Khu vực này chỉ hoạt động vào hai buổi tối cuối tuần. Còn gì lãng mạn bằng việc được nhâm nhi cà phê và ngắm trăng bên nhau. Giá các loại thức uống từ 15.000 đồng. Địa chỉ: Thềm Xưa, 371D1 Nguyễn Cảnh Chân, quận 1, TP HCM. Điện thoại: (08) 8378259.

Lặng lẽ Serenate

Một góc Serenate và chiếc chuông to. Ảnh:M.P

Serenate buổi trưa, Serenate buổi tối...những buổi trưa và tối tìm đến đây, chừng như có sự trút bỏ trong những chộn rộn mà ai đó gặp mỗi ngày. Quán vừa đủ ấm, trong cuối cùng con hẻm cũng chẳng dài... Nằm ở số 6D trên đường Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM, Serenate đủ rộng để che chở cho những im lặng và đủ hẹp khi chất chứa cho những ồn ào. Chiếc cổng có giàn hoa giấy, lối vào đón khách có bức tường thấp, khắc chữ Seranate trên một phiến đá vuông, phía dưới là mấy bức tượng mặt người cũng bằng đá...

Rồi thì hoa, nhỏ nhắn và dại khờ nằm dọc theo lối đi...Bàn ghế đặt ngoài trời, trong nhà và trên tầng gác..Ở ngoài trời, khách được che chở bằng tán mát của cây điệp già, của cây còng cũng đã già từ rất lâu lắm...Cùng với cái màu sơn vàng trầm trong toàn thể làm quán ấm hơn. Một người khách, là khách rất quen của Serenate, có một bật mí đầy ly kỳ: ngồi uống cà phê ở cái gác nhỏ của Serenate, kiên nhẫn mà ngồi ở đây khi trời tối, thỉnh thoảng sẽ có thấy một chú sóc nhỏ từ chạc cây điệp già, chẳng biết chú sóc từ đâu đến nữa...Chú sóc lạc loài, có khi cũng cần những giọng ấm áp... Có thể đến Sernate cho một bữa ăn nhẹ, những món mặn ở đây giá cũng vừa phải. Ăn trong không khí nhẹ nhàng, vậy là ngồi một lần cũng nhớ, tự nhủ thầm sẽ cùng một ai đó thân tình đến vào lần sau, để ngồi trong trầm lặng như vầy, nghe réo rắc nhạc cổ điển và ngắm tàng lá rất xanh, rất xưa..

Ân Nam cà phê, hiểu thấu nỗi niềm, chia sẻ hàn huyên

Trong rất nhiều quán cà phê đẹp ở Sài Gòn, Ân Nam được giới sành điệu biết đến như một nơi hẹn hò của bạn bè để tâm sự, tán gẫu và cùng nhau thưởng thức nhiều thức uống ngon, đặc trưng của quán. Mặc dù toạ lạc ngay ngã tư Trương Định - Võ Thị Sáu (Q.3), nơi tấp nập xe cộ qua lại nhưng chỉ cần bước qua hai cánh cổng, ta dường như lạc vào một thế giới khác hẳn. Trước mắt bạn là một khung cảnh thật nên thơ, trữ tình với vườn cây đầy lá và hoa tươi mát, thác nước róc rách và sự yên tĩnh, nhẹ nhàng của không gian.

Diện tích hơn 1.000m2 khá lý tưởng để thiết kế một quán cafe đẹp với hai khu vực riêng biệt: sân vườn và máy lạnh. Sân vườn với cây cối - hoa lá, phong cảnh trữ tình, thoáng đãng dành cho những người yên thiên nhiên chiếm đến 2/3 diện tích của quán và được chia ra làm nhiều khu khác nhau, ngăn cách bằng những bậc cấp, suối con hay cây cầu nhỏ. Thiết kế sâu bên trong sân vườn của Ân Nam mang dáng dấp của một ngọn thác hùng vĩ. Ngọn thác có nhiều tầng, chảy từ trên các ngọn núi xuống thung lũng, len lỏi bên dưới một cây cầu nhỏ, tạo thành dòng thác khác đổ xuống phía dưới lòng hồ. Khu vực máy lạnh được thiết kế và trang trí khá cầu kì với từng ô kiếng tam giác, mảng tường gạch gốm... Điểm nhấn của khu vực này là một vườn hoa được bao bọc xung quanh bằng kiếng trong suốt vừa để ngắm cảnh thiên nhiên, vừa làm giếng trời để lấy ánh sáng. Đâu đó, nằm hững hờ trên các góc tường là những bình hoa tươi to thật ấn tượng, bình gốm hoa rơm lạ mắt. Không chỉ quyến rũ bởi khung cảnh đẹp, Ân Nam còn được chú ý bởi những ly cafe đặc trưng. Cafe của quán do chính gia đình chủ nhân tự trồng và chế biến lấy, chính vì thế mà từng giọt cafe như thấm đượm cái tình của chủ nhân dành cho ẩm khách. Không chỉ có cafe, các đồ giải khát khác cũng hấp dẫn được nhiều người, nhất là phái nữ bởi cách trang trí rất đẹp mắt... Đồ uống của Ân Nam khoảng từ 12.000đ trở lên/món. Một địa chỉ lý tưởng để thư giãn, hàn huyên sau một ngày làm việc vất vả.

Trà quán Nhật: Đến Trà quán không chỉ để...thưởng trà

"Một lần tình cờ ghé lên tầng áp mái đầy bụi bẩn và mạng nhện của ngôi nhà cổ kiểu Pháp - nơi mình đang thuê làm cửa hàng thời trang, tôi thực sự ngạc nhiên khi nhân ra rằng, đó chính là địa điểm lý tưởng cho một dự định ấp ủ bấy lâu nay", đó là tâm sự của Sĩ Hoàng, nhà thiết kế thời trang, cũng là chủ nhân Trà quán Điểm Một Thời, điểm hẹn văn hoá độc nhất vô nhị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trà quán, trong dự định từ năm 1995 của Sĩ Hoàng phải là chốn tao nhã để giới thiệu với du khách về một Việt Nam khác hẳn những gì họ vẫn hình dung trước đó. Tại đây, người ta vừa có thể nhấm nháp hương vị trà Việt vừa thưởng thức âm nhạc truyền thống và xem những bộ sưu tập trang phục dân tộc - những hình ảnh làm nên một Việt Nam duyên dáng và quyến rũ. Trà quán không lấy "trà nghi" làm thế mạnh chủ yếu như Quán trà Lão Xá ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trà ở đây chỉ là cái cớ để cho câu chuyện kéo dài hai tiếng mỗi đêm tại Điểm Một Thời thêm phần thi vị, dù rằng nó vẫn là một trà quán theo đúng nghĩa. Chỉ được đi chân trần lên tầng trên thưởng trà. Mùi trầm hương lan toả trong không gian thanh tịnh. Bàn trà thấp, khách ngồi trên những tấm nệm nhỏ ngay dưới sàn. Một điểm hấp dẫn nữa của Trà quán là phần biểu diễn âm nhạc truyền thống của ban nhạc Trúc Xanh, tức nhóm Phù Đổng danh tiếng trước kia. Có khúc dạo đầu bằng làn quan họ Bắc Ninh "mời trầu, mời trà" mượt mà, đưa đẩy với đàn tranh, đàn bầu, sáo; có hát Văn với trống quân, xênh tiền, đàn nguyệt; có ca Huế ngút ngát khúc Nam ai, Nam bằng với đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị; có cả điệu ca tài tử với tiếng đàn kìm, đàn phím lõm- "di sản" âm nhạc của miền Nam Bộ. Những nghệ sĩ biểu diễn rất nhập tâm nên đã gọi ra đúng hồn cốt của mỗi loại nhạc cụ. Rất nhiều khách nước ngoài đã tỏ ra ngạc nhiên thích thú khi xem nghệ sĩ Đức Dũng biểu diễn bộ đàn đá gồm 12 miếng đá phát ra 12 âm khác nhau. Những miếng đá lấy mãi tận vùng núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà chứa đựng trong đó tất cả tâm huyết, sự kỳ công của người chơi loại nhạc cụ độc đáo này. Nó đã theo anh suốt cả thời kỳ nhóm nhạc tạo lập nên danh tiếng cho mình với 8 lần lưu diễn tại các nước Âu - Mỹ. Các tiết mục trống của anh cũng thu hút sự chú ý không kém, đặc biệt với những người đến từ Nhật Bản. Họ dán mắt vào từng động tác biểu diễn của anh qua màn độc tấu trống "Vó ngựa

cấp báo". Khác với loại "đại cổ" (trống lớn) của Nhật, thường tạo nên ấn tượng về hùng lực, trống của Việt Nam thể hiện sự phong phú trong cách chơi, sự tinh tế đặc biệt khi người biểu diễn phải huy động rất nhiều động tác tạo cảm giác về "chiều sâu của tiếng trống". Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ văn hóa Lào, Vua Thuỵ Điển Carl Gustaf XVI và Hoàng hậu là những vị khách đặc biệt đã đến "tiểu cung" này. Tất cả đều tỏ ra rất thích thú trước không gian, khung cảnh và chương trình âm nhạc ở đây, đặc biệt là Hoàng hậu Thụy Điển. "Bà đã dạo qua đàn tranh và thử tập nhịp chén - những nhạc cụ thường đệm trong tiết mục hát Văn", Sĩ Hoàng kể lại. Anh cho rằng mình đã đầu tư đúng hướng và rất tin tưởng vào sự thịnh vượng của Trà quán trong một tương lai không xa.

Chút tự tình trong Tưởng niệm

Một góc nhỏ bạn bè, một góc nhỏ tình tự... Bạn hãy thử về góc nhỏ của Tưởng niệm, nhỏ thôi, nhưng đủ để trôi dạt bớt những bộn bề. Quán vắng, với nhạc êm dịu, nằm khuất trong ngõ là đã kéo được chân khách. Tưởng niệm là quán nhỏ, nhưng cũng rộng cho lòng người muốn ẩn trú. Quán Tưởng niệm (55A Trần Bình Trọng, Q.Bình Thạnh) nằm khuất trong mé đường Trần Bình Trọng, tưởng như là khó nhìn thấy lắm sau bức Góc nhỏ Tưởng niệm. tường cao ngăn cách tầm nhìn. Ảnh: M.Phúc Từ ngoài đường, bạn bước vào cánh cổng bức tường, dạt qua mấy ngôi mộ phía trước, hơi có vẻ lạnh chân, lọt thỏm vào cánh cổng của Tưởng niệm buổi tối treo đèn lồng sáng màu ấm áp, không gian của Tưởng niệm dường như chỉ có ấn tượng nhờ khoảng đối lập như vậy. Từ lối vào, bên tay trái một hàng ghế gỗ thấp chạy dọc, chợt muốn ngồi đó uống một tách trà, hay nhâm nhi cà phê và lặng chìm trong trạng thái của người muốn tìm một thảnh thơi hiếm hoi. Phía bên tay phải quán cũng vậy, ghế gỗ, tường treo mấy bức thư pháp và thanh âm của nhạc Trịnh, Trầm Tử Thiêng, Ngô Thuỵ Miên...đủ gợi kỷ niệm. Có một góc nhỏ xíu ngoài trời nếu bạn muốn thấm một ít sương đêm, từ cái góc nhỏ này, mấy bữa có trăng, lại thấy đẹp lạ lùng trong màu sáng ẩn khuất của thiên nhiên. Cuối lối đi là một gian nhỏ dành cho những cuộc gặp gỡ họp mặt bạn bè. Tại gian này, bạn có thể ngồi xếp bằng chân trên sàn gạch, ngắm nghía những nụ cười toả rạng quây quần xung quanh, không gian có thêm một chút lãng mạn với mấy chiếc nón lá treo từ trên nhà xuống. Có mặt ở Sài Gòn lâu rồi, quán Tưởng niệm vẫn giữ phong cách cũ kỹ mộc mạc vậy. Tồn tại trong một mong muốn góp phần sẻ chia cho những ai thích yên lặng, yêu nhạc buồn và thâm thuý. Cái cũ mà tồn tại được trong lòng khách, thì cũng là đáng để cũ kỹ.

Dạ Khúc" bên ngõ vắng

Dạ Khúc (Piano Café, 39/2 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM)) nằm khuất trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngọc Thạch, một trong những con hẻm rất hiền của Sài Gòn. Bức tường dài im ắng nằm nghiêng dưới những vòm cây xanh tỏa bóng xuống mặt hẻm nhỏ. Dừng chân giữa ngõ là bạn đã có thể cảm thấy một niềm trìu mến bao bọc, niềm trìu mến dành cho một nơi chốn tĩnh lặng, xa vắng những xô bồ. Chính ngõ nhỏ này dường như đã làm nên cái hồn riêng của quán. Quán từ tốn đón khách. Không gian riêng không có nhiều đặc biệt, nhưng âm nhạc thì khá tuyệt, dìu dặt những dạ khúc làm ấm lòng đêm vắng, làm không gian hẻm như sâu hơn.

Một góc Dạ Khúc (trên lầu) Thứ tư, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, có những gương mặt trẻ quen thuộc ở nơi này, một chàng khảy guitar, một chàng kéo violon và một chàng chơi piano. Ba chàng nhạc công còn rất trẻ nhưng chơi nhạc khá thành thục và đầy cảm hứng. Có sự hòa điệu từ cách xử lý nhạc đến niềm say mê giai điệu, đủ níu người nghe cùng ở lại. Những ca khúc tiền chiến trữ tình được hát ở đây cũng được chọn lọc kỹ càng, khách có thể yêu cầu ca khúc phù hợp mà mình yêu thích. Quán rộng. Khách không nghe nhạc có thể chọn lên tầng lầu thoáng mát hơn. Có vòm hoa giấy thản nhiên xanh bên khung cửa rộng. Có những đóa lan rừng, những chậu kiểng lá nhỏ treo lủng lẳng. Dạ Khúc vì vậy cũng có được những khoảng riêng, mát và nhẹ nhàng.

Không chỉ là một quán cafe, Dạ khúc còn phục vụ đầy đủ các món ăn Âu - Á -VN ba miền. Hai món ăn lạ nổi tiếng ở đây là bò Saeari Châu Phi và bò Thành Cát Tư Hãn (giá 45.000đ/phần). Điều đặc biệt khiến Dạ khúc trở thành địa điểm quen tên của nhiều người trẻ trong giới công nghệ thông tin là một tiện nghi rất "nhịp sống số": khách đến đây có thể truy cập Internet WiFi miễn phí. Dạ Khúc còn có những câu thơ làm bạn nhớ: Đây là quán tha hồ muôn khách đến, Đây là vườn chim nhả hạt muôn phương (X.Diệu); Đã trót tương phùng trong một quán, dẫu trà ôi chuyện nhạt cũng là duyên (Phùng Khắc Khoan)... Duyên với Dạ khúc không dễ nhạt nếu bạn là người thích... lắng nghe "dạ khúc" trong lòng ngõ vắng...

Era niềm kỳ vọng vào kỷ nguyên mới

Ra đời với tên gọi Era - tên gọi mang niềm kỳ vọng vào kỷ nguyên mới trong cuộc đời người mở quán - một chàng trai trẻ đam mê sách hơn tất cả. Từ đó, Sài Gòn có Era - kỷ nguyên nhỏ bé. Góc sách ở Era Era (58, Trần Quốc Thảo, Q.3) đem đến cho cafe Sài Gòn hai kỷ lục mới: quán cafe có diện tích nhỏ nhất và là quán đầu tiên gắn với sách, dẫu chẳng nằm trong mô hình cafe sách như hiện nay.

Era thoáng.

Chín cái bàn nhỏ, con số chín không phải là do sự lựa chọn một điều may mắn, đơn giản vì mặt bằng chỉ có vậy. Chín cái bàn, sắp xếp theo từng góc vuông tròn trên nền gỗ. Chật. Nhưng vì khéo sắp xếp nên cũng

Era là không gian trọn vẹn của nhạc và nến, không gian cho những câu chuyện không lời. Sự nhỏ bé bao bọc nơi này dường như có khả năng ôm ấp những nỗi niềm. Có lẽ vì vậy mà chủ quán bảo Era là một chốn trú ẩn cho tâm hồn. Trú ẩn bằng hơi ấm của một màu nâu dung dị, bằng sự dìu dặt của âm nhạc, bằng những tiếng nói thủ thỉ của bạn bè. Và bằng một chút nồng nàn của ly rượu nhạt, uống đủ để dằn nén lại những hoang mang. Điểm tô cho không gian của Era là vài bức tranh phong cảnh man mác sắc màu "mùa thu vàng" do chính em trai của chủ quán cầm cọ. Một thùng rượu mang không khí châu Âu cổ điển. Và đặc biệt hơn cả, một giá sách nhỏ cũ kỹ cuối góc phòng. Có Mark Twain, có Paulo Coelho, Milan Kundera, Stefan Zwaig, Martin Heidegger...cho đến "ông già Nam Bộ" Sơn Nam,...có tình yêu thấm đượm trên từng trang sách của chàng chủ quán, của bao người đến rồi đi. Sài Gòn nhìn từ Era nhỏ bé và bình yên. Từ Era , có một khung kính nhỏ để bạn có thể nhìn thấy lá vàng rơi trên thềm phố, thấy Sài gòn yên ả trong mưa, thấy dòng đời xuôi ngược trên con phố nhỏ Trần Quốc Thảo. Thấy lặng lẽ và nhẹ nhàng trong cái thế giớ

Dịu lòng “Sỏi đá”

"Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, từng ngón tay buồn, em mang em mang…”. Mưa đến thật nhẹ nhàng, nhưng không phải là mưa của một ngày chủ nhật buồn, ở trên ngôi giáo đường quạnh quẽ trong bài hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà là mưa của quán cà phê Sỏi đá. Nắng Sài Gòn như chợt dịu lại khi ghé chân qua quán cà phê Sỏi đá, những giọt mưa rơi trên mái ngói, rớt xuống khóm trúc, đám trầu bà cùng bụi thuỷ trúc và vỡ oà trên những khối đá đen. Ngay trên lối đi trải sỏi, có một thác nước ẩn mình sau bụi tre, nước lùa qua khe đá, tràn lên những viên đá cuội đen bóng rồi đổ róc rách xuống con suối bé xíu, bỏ lại những bông hoa súng trôi lững lờ trên mặt nước. Những viên sỏi xếp thành những bậc thang không liền nhau khiến người ta chợt muốn được nhảy từ viên đá này qua viên đá kia. Quán Sỏi đá chia thành nhiều khu vực, bên trong và ngoài sân vườn nối với nhau bằng lối đi lát sỏi

đá. Phía trước của quán có một cây hoa sứ đang mùa trổ hoa, hương hoa sứ ngan ngát, một chút đọng lại trong không gian yên tĩnh, một chút bay lờ lững theo tiếng hát của người ca sĩ. Sân khấu được bố trí ngoài trời, ánh sáng chỉ đủ để nhìn rõ mặt những nghệ sĩ chơi nhạc và nến được thắp ở mỗi góc bàn. Kiến trúc và cách bài trí ở đây là yếu tố chính thu hút khách, tường xây bằng gạch trần, sàn nhà lót gạch tàu. Bạn hãy đến đây những đêm trời trong và chọn cho mình một chỗ ngồi thật lí tưởng để ngắm ánh trăng lên và nghe ca sĩ hát những tình khúc bất tử của Trịnh Công Sơn, Ngô Thuỵ Miên… Địa chỉ: Quán Sỏi đá, 6B Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP HCM.

Cà phê Sỏi Đá

Sỏi Đá là một quán cà phê khá lãng mạn nằm trong một con hẻm nhỏ yên tĩnh trên đường Ngô Thời Nhiệm, Q.3. Khi mới bắt đầu khởi công xây dựng, quán đã thu hút không ít sự chú ý của dân ghiền những quán cà phê có không gian "art" (nghệ thuật) Không giống những quán cà phê thời thượng có kiểu decor hiện đại trong những ngôi nhà hộp kín bưng, Sỏi Đá có không gian thoáng mát với nhiều cây xanh và kiến trúc theo hướng mở, trông giống như một ngôi nhà hóng gió, bốn hướng đều trống trải. Giống như cô gái cởi bỏ đi những lớp áo ngoài, màu của những mảnh tường gạch trần lộ ra dưới những tán cây xanh và đám dây leo, đẹp mộc Khung cảnh Cà phê Sỏi mạc dưới ánh nắng mai. Những con đường lát sỏi đá sẽ dẫn khách đến vị Đá trí ngồi thư giãn khác nhau, nơi nào cũng nhìn thấy hoa, lá, cây cỏ xanh tươi, mát dịu. Chọn chỗ ngồi ở tầng trệt, bạn sẽ được ngắm thác đá cuộI xếp chồng lên nhau và nghe tiếng nước chảy nhẹ nhàng qua khe đá. Bạn cũng sẽ nhìn thấy một sân khấu nhỏ ngoài trời, ở đó các nhạc công, ca sĩ sẽ biểu diễn những chương trình ca nhạc trữ tình vào mỗi buổi tối. Nếu thích trò chuyện với bạn bè, hãy chọn chỗ ngồi trên lầu 2, không gian ở đây rất yên tĩnh và trong lành, lại còn có nhiều sách báo và tạp chí để sẵn trên giá sách. Đây cũng là một chỗ trốn nắng dễ chịu, cơn mưa nhân tạo trên mái ngói sẽ làm dịu cái nắng tháng 5 giữa Sài Gòn nóng bức. Những đêm rằm, trời sáng trăng, ở Sài Gòn khó tìm thấy nơi nào ngồi ngắm ánh trăng lên và hóng chút gió khuya thì hãy ghé Sỏi Đá, trên sân thượng sẽ có một vài bàn nhỏ dành riêng cho bạn. Cà phê ở Sỏi Đá đậm đà và thơm ngon, đó là loại cà phê được pha chế theo một công thức riêng theo gu của dân Sài Gòn nghiện cà phê. Ngoài ra, thực đơn nước uống của quán Sỏi Đá cũng khá phong phú với nhiều món sinh tố, nước ép trái cây, trà và một số loại rượu nhẹ. Buổi trưa, quán Sỏi Đá có phục vụ cơm trưa văn phòng với những món ăn kho, xào, canh được chế biến khéo léo, sạch sẽ, thực đơn thay đổi hằng ngày. Giá một phần cơm trong khoảng 15.000 đồng. Bạn còn được phục vụ trà đá miễn phí. Sau khi ăn cơm, bạn có thể ngồi thư giãn và tán gẫu thoải mái ở đây. Địa chỉ: Cà phê Sỏi đá: 6B Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM - Cơm trưa: 15.000đ - Ăn sáng: 18.000 - 30.000đ (Âu - Á) - Cà phê: 17.000đ

Ăn sáng, đọc nhật trình của Sài Gòn xưa và nay Tọa lạc tại góc đường một chiều Nguyễn Trung Trực - Lý Tự Trọng dưới tàng những cây me xanh mướt, nhà hàng và cà phê Sài Gòn xưa và nay mang một không khí yên tĩnh, an nhàn giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Biểu tượng của quán là hình ảnh chiếc đồng hồ rất riêng của chợ Sài Gòn. Thiết kế nội thất của quán là những vật liệu gần với người Việt xưa: nền gạch tàu, cầu thang gỗ, bức trướng tre và cây cà phê là cây chủ đạo trang trí tạo khung cảnh mộc mạc. Đến quán, bạn có thể thưởng thức những món ăn điểm tâm rất thông thường như hủ tiếu, nui xào giá từ 12.000 - 15.000 đồng nhưng với một hương vị rất riêng, trong vắt, thơm lừng. Sự cân đối trong từng món ăn vừa mức để sau khi thực khách dùng vẫn còn cảm giác tê tê, thèm thèm ở đầu lưỡi chứ không ngán ngậy mùi dầu mỡ, gia vị. Yên tâm hơn nữa khi các món

ăn từ vệ sinh đến nguyên liệu thực phẩm đều được chọn lọc kỹ lưỡng. Nghệ sĩ Mai Trần - một trong những vị khách nói: đến vào buổi sớm chỉ nhằm mục đích thư giãn, hít thở không khí trong lành, ngồi đọc nhựt trình (báo ngày), ăn tô bún, uống ly cà phê. Ngoài các loại nhựt trình xếp trên quầy, quán còn trang trí bằng tranh lồng trong khung tre - một phong cách riêng thu hút sự chú ý của nhiều khách nước ngoài và trong nước.. Buổi trưa, quán có món truyền thống vùng sông nước Nam bộ: canh chua, cá kho tộ và một số món khác như cơm sườn ram… giá từ 17.000 đ đến 25.000đ. Buổi chiều các món ăn có giá từ 20.000 đ đến 30.000đ như: lúc lắc cá, thác lác chiên cốm… Chủ nhân quán là một Việt kiều, đau đáu nỗi nhớ nhà trong nhiều năm, Anh Mỹ tâm sự: "Mỗi vùng có phong cách đặc thù riêng về dùng điểm tâm sáng, do vậy tôi muốn lập lại nét riêng của người Sài Gòn không trùng lặp và không đi vào quên lãng do cuộc sống cấp tập hiện nay". Nếu có dịp đi đâu đó ra Sài Gòn, bạn thử ghé qua quán để dùng qua món điểm tâm, uống cà phê và ôn lại thói quen đọc nhựt trình buổi sáng của người Sài Gòn xưa giữa thành phố đông đúc hôm nay. Địa chỉ: 33 Nguyễn Trung Trực, Q.1, TP.HCM.

Cà phê Bến Xuân Xanh

Quán có khuôn viên nhỏ nhưng được bài trí xinh xắn, lịch sự trong một không gian yên tĩnh. Âm nhạc thường là những bản hòa tấu nhẹ nhàng. Ngoài cà phê được pha chế đậm đặc theo phong cách miền Trung, quán còn có những món kem nước khá lạ vừa ăn, vừa uống. Món kem Lãng Du (kem được để trên cafe với rượu), Ngõ Hoa (kem để trên nước cam)… được nhiều người yêu thích. Nếu không muốn thưởng thức kem, bạn có thể gọi món trà Bến Xuân Xanh dùng kèm với mức gừng hoặc bánh đậu xanh.

Không gian của quán Bến Xuân Xanh. Không gian yên tĩnh, ấm cúng với cách bài trí như một ngôi nhà, mọi người cùng ngồi với nhau chuyện trò. Khung cảnh bình yên tạo cảm giác an tâm và thư giãn.

Luật sư Đoan Nghi, chủ quán cũng sẵn sàng trả lời mọi rắc rối thắc mắc về pháp luật của khách đến quán. Giá thức uống từ 12.000 đồng đến 25.000 đồng. Quán nằm ở 50 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, TP HCM.

Carmen: Vũ điệu nàng "gipsy"

Có người từng ví Carmen tựa một cái "hầm rượu" bởi lối thiết kế khum hẹp. Khách đến bar có thể không hiểu lời ca, nhưng trong trong giai điệu bi tráng và đầy chất tự sự về tình yêu, cuộc đời… của dòng nhạc Flamenco, Carmen dễ dàng giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh của nàng Carmen với chiếc váy xòe, những bước nhảy điệu nghệ, một khát vọng tự do và … một lửa tình đủ sức thiêu đốt những chàng trai đến gần nàng. Đẩy cánh cửa gỗ ổ cuối bậc thang đá thô ráp, khách vào bar Carmen (8 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) bỗng chựng lại bởi sự tách biệt của nó nằm trong khoảng không gian gò lại bên trong. Có người từng ví Carmen tựa một cái "hầm rượu" bởi lối thiết kế khum hẹp. Khách đến bar có thể không hiểu lời ca, nhưng trong trong giai điệu bi tráng và đầy chất tự sự về tình yêu, cuộc đời… của dòng nhạc Flamenco, người ta vẫn dễ dàng liên tưởng tới hình ảnh của nàng Carmen với chiếc váy xòe, những bước nhảy điệu nghệ, một khát vọng tự do và một lửa tình đủ sức thiêu đốt những chàng trai đến gần. Mặc dù đã từng kinh doanh hai quán cà phê Thiên Hà (Tú Xương và Lê Thánh Tôn - TP.HCM), nhưng người chủ bar Carmen - anh Hoàng Việt (1970) cũng vẫn hồi hộp khi mở quán. Sáu tháng đầu, những người tạo lập ra Carmen chưa dám khẳng định về "sự sống" của bar. Dòng nhạc Flamenco chưa hẳn là "quen" với Việt Nam, lại là "bar" khi mà vẫn không ít người nhìn về bar rượu là một hình ảnh của sự… "nhí nhố". Nói chuyện với Hoàng Việt, mới thấy rằng tâm huyết của anh chính là Carmen: "Năm 26 tuổi, tôi bắt đầu bước vào kinh doanh thức uống, sau khi đã thỏa ước mơ được "bay nhảy" trong 3 năm làm tiếp viên hàng không. Ban đầu, kinh doanh là công việc, nhưng đến năm 28 tuổi tôi xem công việc này chính là nghề nghiệp".

Những cái giậm gót dứt khoát của vũ điệu đã làm tăng thêm vẻ đẹp hình thể của người vũ nữ trong chiếc váy bồng bềnh giữa tiếng guitar bên đống lửa trong đêm. Yêu thích Tây Ban Nha với âm nhạc và vũ điệu Flamenco đặc trưng, chủ quán Carmen tái lập sự đam mê ấy trong dòng nhạc, trong cách thiết kế "mộc": chiếc trống làm bàn, chai lọ treo lủng lẳng, vách tường gạch với trần là cây khô ghép lại và tượng nàng Carmen vòng tay che bộ ngực trần với khuôn mặt hướng lên trời. Hoàng Việt nói vui: "Không phải như một số người xem kinh doanh loại hình cà phê - thức uống như nghề tay trái. Tôi làm công việc này bằng cả hai tay, hai chân và cả đầu nữa. Phải nói là tôi động não, sống chết với nó!". Sau gần 7 năm thành lập (từ 14.02.2000), hiện giờ Carmen đã có một lượng khách ổn định. Ban nhạc riêng của Carmen chơi nhạc sống hàng đêm. Ca sĩ và ban nhạc là cố định, nhưng bài hát thì thay đổi theo chủ đề. Bình thường số lượng khách tới Carmen đông nhất vào những ngày cuối tuần. Cao điểm, Carmen đón nhận khoảng trên 200 khách. Những cuộc giao lưu gần gũi giữa khán giả và ban nhạc đã làm cho Carmen thật sự "ấm" hơn. Những dịp như sinh nhật quán, lễ tết…, Carmen rực rỡ hơn, khách đến quán sẽ được nhận những món quà đầy ý nghĩa như hoa hồng, chocolate ... Nàng Carmen biểu tượng của quán Giờ hoạt động của Carmen là từ 17g - 23g 30. Mỗi đêm, Carmen chìm trong "nhạc sống" với những ca khúc theo dòng nhạc đặc trưng của quán: Flamenco, La - tinh, Pháp. 6 ca sĩ và 5 nhạc công của Carmen sẽ trình diễn từ 21g trở đi. Đối tượng khách tới Carmen có 80% là người Việt, 20% là khách ngoại quốc. Có "độ" sôi động của không khí bar, nhưng Carmen không quá ồn để có thể cản trở sự thưởng thức âm nhạc hoặc cuộc trò chuyện của khách. Môi trường được chủ quán bảo đảm là thật sự không có tệ nạn. Nhân viên phục vụ của Carmen (tuổi từ 18 – 30) phải có "văn hóa" (lời của anh Hoàng Việt) với bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, Anh văn tương đương bằng B. Giá thức uống từ 32.000 - 58.000 đồng/loại. Bạn có thể chọn cho mình một loại thức uống phù hợp với sở thích, với túi tiền và có thể sẽ "phung phí" một chút với món đặc biệt của bar Carmen: Carmen special cocktail (65.000 đ/ly). Hỗn hợp rượu nhẹ và nước trái cây với màu đỏ đặc trưng có thể sẽ làm bạn hơi… thừ người ra vì cái khoảng trống mà bạn cảm nhận được qua thanh âm guitar, hoặc cũng thể bạn sẽ lắc lư theo từng tiếng vỗ tay, tiếng gõ nhẹ vào hộp đàn. Nhưng hãy thử nghe Flamenco xem nào? (NVX)

Lamode-góc nhìn phố thị

Ở Sài Gòn có khá nhiều quán café, ở đó khách có thể ngắm nhìn cảnh nhộn nhịp của đường phố từ trên cao. Một trong địa điểm đó là quán café Lamode, địa chỉ 118 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, TPHCM. Đây là trung tâm của phố vi tính-điện tử Sài Gòn. Sở dĩ quán café có tên này vì ngay ở tầng dưới là show thời trang Lamode. Đi theo chiếc cầu thang bên hông, khách sẽ bước vào một căn phòng hơi hẹp nhưng khá dài. Điểm độc đáo của quán là suốt một bên cạnh của căn phòng này được lắp kiếng trong để khách có thể vừa nhấp nháp hương vị café vừa thư thả ngắm nhìn cả một góc rộng đường phố sôi động, tất bật ngay dưới chân mình. Ngoài căn phòng là một góc sân vườn nhỏ thông với thiên nhiên, được trưng bày, trang trí với vài chậu cây hoa kiểng đủ sắc màu, khá sinh động, vui tươi. Góc vườn nhỏ nhưng cũng để được dăm chiếc bàn ghế, đủ không gian dành cho những người thích tự do với khí trời, không muốn nhốt mình trong phòng kiếng máy lạnh. Quán café Lamode còn một điểm mạnh là có một đội ngũ phục vụ nữ duyên dáng và ăn mặc khá mode. Âm nhạc phần lớn là loại nhạc trẻ đang thịnh hành, khá sôi động. Do vậy, khách đến quán đa số cũng là giới trẻ, sôi nổi. Giá cả thức uống cũng tương đối, từ 12.000 đồng-25.000 đồng/ly.

Những góc cà phê tình nhân

Dân kiến trúc vốn được xem là lãng mạn và có "gu" riêng, độc đáo. Sau đây là những "chỗ ngồi" mà dân "kiến" đề xuất cho ngày tình yêu năm nay, được nhặt trên trang web: diendankientruc.com Cà phê Nhật Nguyệt (50/2A Bành Văn Trân, Q.Tân Bình, TPHCM) Kiến trúc quán mang dấu ấn thiền tịnh, trần thấp, tường nổi gạch thô vàng nhạt. Hơn chục giỏ lan rừng do tự tay chủ nhân cất công tìm kiếm đang bám rễ trên mảng tường nhỏ, tạo thành khoảng xanh quyến rũ. Cà phê Vô Thường Nằm ẩn khuất trong một con đường nhỏ (11 Tân Canh) bạn có thể đi từ đường Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình Thạnh) hay đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Phú Nhuận) đến cũng được. Trước cửa quán là một biển hiệu cẩn xà cừ màu đỏ, dòng thư pháp Vô Thường xám đen nhẹ nhàng ẩn trong sắc

màu dữ dội ấy. Vô Thường quả là đã đem lại giây phút bình yên, thanh thản cho khách mỗi khi tìm đến. Cà phê A.Q Không gian lãng mạn, nội thất thâm trầm, cũ kỹ mà sang trọng. Ngôi nhà gỗ được xây dựng cách đây hơn 140 năm, là một trong những ngôi nhà cổ nhất của Sài Gòn. Cho tới nay ngôi nhà vẫn giữ vẹn nguyên những đường nét kiến trúc thanh thoát mang dáng vẻ thâm nghiêm của ngôi nhà phương Đông với những khung cửa gỗ, tay vịn cầu thang chạm khắc, hàng tường bằng gỗ lim mang vẻ trằm mặc. Quán nằm ngay góc đường Trần Cao Vân-Mạc Đĩnh Chi. Cà phê ERA Cà phê nhạc đầy rẫy SG nhưng nếu muốn thưởng thức nhạc cổ điển Jazz hoặc New Age có chọn lọc, chất lượng âm thanh cao thì nên tới Coffee ERA góc đường Trần Quốc Thảo-Tú Xương. Nghe nhạc, thứ nhạc cao cấp, bên tách cà phê nóng, cạnh người tình thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Cà phê Cô gái nhỏ Sau bức tường gạch mang dáng dấp của những lâu đài Pháp cổ, một không gian êm dịu với những ô cửa vòm, những gam màu tường cổ điển, những bức họa nổi tiếng của các danh nhân thế giới, bạn có thể tìm được cho mình một cảm giác thật thoải mái và dễ chịu. Đặc biệt, những giai điệu Pháp lãng mạn, trữ tình cất lên mang theo những âm hưởng nhẹ nhàng du dương, mà thiết tha, sâu lắng như chính cái tên: Petite Fille (cô gái nhỏ), sẽ giúp bạn quên đi những ồn ào của phố xá lo toan của cuộc sống. Địa chỉ: 291/9 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM

Có 3 trong 1 "rừng" cà phê Trung Nguyên Điểm hẹn của những người hoài phố Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, ngay trên nền quán cơm Thanh Vi (trước năm 1975), chuyên bán cơm Việt Nam; hiện nay nơi đây không chỉ thu hút những nhà báo, văn nghệ sĩ... mà còn là nơi hò hẹn của khá nhiều người, đủ mọi thành phần, độ tuổi. Đặc biệt, với những Việt kiều xa xứ lâu năm, nay trở lại đã chọn nơi này làm điểm hẹn với bạn bè, người thân để ôn lại những kỷ niệm một thời. Đó là quán cà phê Trung Nguyên – 112 Nguyễn Huệ. Trung Nguyên - Nguyễn Huệ Góc cà phê Trung Nguyên - Nguyễn Huệ Góc bar cà phê Trung Nguyên - Mạc Đĩnh Chi Quán là một đại lý của Trung Nguyên – thương hiệu nổi tiếng của cà phê Việt Nam nên cũng như hàng trăm quán cà phê khác trong thành phố, quán mang tên: Trung Nguyên. Quán có không gian thoáng rộng; được thiết kế, bài trí theo phong cách hiện đại, đã tạo được vẻ thân thiện, ấm cúng khi bước vào bên trong. Không như một số quán cà phê khác luôn tìm cách tạo ra những khoảng không gian riêng biệt, kín đáo; ở đ ây không gian quán được thiết kế mở, phù hợp với các cuộc gặp gỡ của những nhóm bạn, của những cuộc trao đổi cởi mở, thân tình. Buổi sáng khách có thể ngồi nhâm nhi cà phê hoặc dùng điểm tâm trước giờ đến công sở. Thức uống của quán được pha chế khá ngon, với những hương vị đặc trưng. Buổi trưa, phục vụ cơm văn phòng cho khách làm việc ở những cơ quan, trụ sở trong khu vực. Và, cũng không ít khi, khách từ các cơ quan đóng ở xa, nhưng vẫn hẹn hò đến đây trong bữa cơm trưa thân mật. Ở đó, cũng dễ dàng nhận thấy những vị khách "tây" cùng... chen-vai-thích-cánh bên những người khách "ta". Thực đơn cơm trưa luôn thay đổi với những món ăn phong phú thuần Việt, khách tha hồ lựa chọn những món phù hợp khẩu vị của mình. "Để có được những món ăn ngon như vậy - chủ quán Đặng Thị Hồng Hoa đã không giấu vẻ tự hào khi nói về người đầu bếp chính của mình - chị Nguyễn Thị Ngọc Yến, nguyên đầu bếp lâu năm kinh nghiệm ở nhà hàng khách sạn Caravell nổi tiếng, được mời về làm bếp trưởng của quán chúng tôi". Một trong những điểm nổi bật của quán, chính là phong cách, thái độ phục vụ nhiệt tình của những nhân viên trẻ, năng động. Góc bar cà phê Trung Nguyên - Mạc Đĩnh Chi Buổi tối, nơi đây trở thành quán bar ca nhạc. Một ban nhạc chuyên nghiệp, cùng các ca sĩ trẻ được chọn lọc, đầu tư kỹ. Đặc biệt chương trình biểu diễn thường xuyên thay đổi theo từng chủ đề như: nhạc tiền chiến; nhạc Pháp lời Việt với những giai điệu lãng mạn, trữ tình... Khách có thể thả hồn theo những âm hưởng nhẹ nhàng du dương, thiết tha, sâu lắng... Một bạn trẻ - là khách của quán cho biết: "Ngồi thưởng thức cà phê, nghe nhạc ở đây bên cạnh người tình, thì chẳng có gì tuyệt vời

hơn!". Quán cũng thường xuyên phục vụ cho những buổi họp mặt, liên hoan, sinh nhật, có thể đặt tiệc buffet hay đặt món theo kiểu nấu Tây, Tàu, Việt. Trung Nguyên - Mạc Đĩnh Chi và Chu Mạnh Trinh. Nơi hẹn hò của Trung Nguyên - Mạc Đỉnh Chi "Cùng sánh vai" với cà phê 112 Nguyễn Huệ còn hai quán cũng mang thương hiệu Trung Nguyên: số 32 Mạc Đĩnh Chi và 46 Chu Mạnh Trinh, Quận 1. Ba nơi cùng kinh doanh theo một hình thức, phục vụ nhiệt tình, chu đáo và cùng nằm trên những vị trí rất thuận lợi. Là điểm hẹn quen thuộc của nhiều người. Những thực khách thường xuyên của Garden Cafe (32 Mạc Đĩnh Chi), đâm ghiền trước một khung cảnh mini: một hoa viên xanh, mái ngói, nước róc rách từ hòn non bộ tạo âm thanh dòng thác chảy thành hồ cá bao quanh nội quán. Nếu khách thích một chỗ ngồi yên tĩnh hơn, có thể vào bên trong, với phòng lạnh thoáng mát. Hàng rào cao, kín nhưng không làm giảm đi sự nên thơ của hoa viên nội quán. Bỏ hàng rào, thông quán với mặt phố, nhằm tạo tầm nhìn rộng hơn cho khách khi ngồi trong quán - đó là dự định của chủ đầu tư trong thời gian tới. Có lẽ khi đó Garden Café Mạc Đĩnh Chi sẽ "bắt mắt" hơn rất nhiều. Nhiều thực khách lần đầu đến quán đã không khỏi ngạc nhiên, khi biết rằng chỉ với 15.000 đồng, họ đã có một bữa cơm trưa tươm tất. Ngoài ra, khách còn được "khuyến mãi" một suất chè và nước ngọt (hoặc café đá) miễn phí. Dùng bữa trong một khung cảnh sang trọng, vệ sinh đạt tiêu chuẩn cấp nhà hàng, giá cả bình dân, cung cách phục vụ tận tâm, lịch sự... hầu như mọi thực khách đến đây đều hài lòng. Ở đây, bar cà phê mở cửa vào buổi tối. Giá thức uống cao hơn chỉ vài ngàn đồng so với buổi sáng, nhưng cũng không quá túi tiền cho khách đến thưởng thức những đêm live music. Đến đây khách sẽ chìm đắm trong dòng nhạc trữ tình tiền chiến của Trịnh Công Sơn , Nguyễn Văn Thương, Ngô Thụy Miên… để sống lại những giây phút ấm áp tình yêu, đặc biệt khi ngồi bên bàn tròn cùng gia đình, bạn bè và người thân. Những cuộc trò chuyện thân mật thì thầm hòa cùng tiếng nhạc, lời ca ngọt ngào... Nếu vội, ta có thể đến điểm quán 26 Chu Mạnh Trinh. Các phần ăn nhanh, đơn giản cũng chỉ với giá từ 15.000đ - 40.000đ. Ấn tượng khó quên mỗi khi ghé quán, đó là một không gian ấm cúng nơi khán phòng, âm thanh trong vắt mà rất đỗi êm tai khiến cho mỗi khi đã vào quán rồi lại không muốn bước chân rời quán. Quán mở cửa suốt 365 ngày trong năm(NVX)

Hà Nội giữa lòng Sài Gòn

Nằm trong khu vực hồ Con Rùa (TP HCM), nơi tập trung nhiều phòng trà, quán bar cà phê lộng lẫy, phòng trà Hà Nội và Tôi mang một sắc thái riêng. Những bức tranh lớn về Hồ Gươm, chùa Một Cột, vị chát của chè tươi và những bài ca đệm đàn guitar về Hà Nội, phòng trà trở thành điểm hẹn của nhiều người thủ đô xa nhà. Ra đời gần được 3 năm, "Hà Nội và Tôi" đã thu hút nhiều người bởi chính Bức tranh đá Chùa Một cái hồn của quán. Nếu đến vào ban ngày thì nơi đây giống như bảo tàng trưng bày các sản vật của Hà thành với những bức tượng gỗ, đá, gốm, đồ Cột. vật, tranh ảnh hoàn toàn về thủ đô. Một doanh nhân gốc Hà Nội cho biết, sáng nào anh cũng phải ghé phòng trà để ngồi nhâm nghi tách chè xanh và đọc báo. "Vì công việc làm ăn mà tôi phải phiêu bạt đến đất này. Hà Nội gắn với tôi suốt tuổi ấu thơ nên từ bộ ấm trà Bát Tràng đến những bức tranh phố cổ. Nơi đây luôn giúp tôi thấy được hình ảnh về những phố nhỏ, ngõ nhỏ ngày nhỏ thường lang thang, nghịch ngợm", anh tâm sự. Về đêm, dưới ánh đèn vàng nhẹ, những bức tranh, những tượng đá kia dường như sống dậy cùng với tiếng đàn guitar hoà câu hát của chính chủ quán: "Những ngày tôi đi lang thang, tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội, mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi, mộc mạc thôi mà bâng khuâng nhớ mãi...". Phòng trà không chỉ đông khách vào thứ 7 mà hầu như tối nào cũng kín bàn. Hoa, một sinh viên người Hà Nội mới chuyển vào TP HCM học theo gia đình cho biết: "Được bạn bè giới thiệu phòng trà này, em thường ghé qua bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Em nhớ Hà Nội và khung cảnh, lời hát ở phòng trà này giúp em có những giờ phút trở về cùng bạn bè cũ. Mặc chương trình diễn đêm nào cũng về một chủ đề nhưng không hiểu sao, em cũng như nhiều người thường xuyên đến đây vẫn thấy hay".

Giới văn nghệ sĩ người Hà Nội cũng thường ghé phòng trà. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết: “Tôi cũng thường đến đây, đó là những lúc mà tôi muốn nghe một thứ âm nhạc đúng nghĩa của nó. Hằng đêm, tôi có cảm giác dường như ca sĩ dẫn mọi người người qua hết kỷ niệm này đến kỷ niệm khác của 4 mùa Hà Nội”. Toàn Nguyễn, chủ phòng trà Hà Nội và Tôi đã cùng với những người bạn từng một thời sống ở thủ đô chung vốn dựng lên phòng trà này. Giọng hát của anh tuy không điêu luyện nhưng thường khiến người nghe xúc động. Anh tâm sự: "3 năm rồi đêm nào tôi cũng hát những bài ca về Hà Nội mà không mất đi cảm xúc của riêng mình. Có lẽ chính vì vậy mà người Hà thành đến đây tìm nguồn đồng cảm khi xa quê".

Quán cuối tuần: Grammy cà phê

Nằm trên đường Trần Cao Vân, quận 3, TP HCM, quán là nơi giải trí, thư giãn thích hợp cho những người mê nhạc, phim ảnh và muốn tìm hiểu về giải thưởng liên quan đến các siêu sao thế giới. Tại đây bạn vừa uống cà phê vừa nghe Grammy và xem Oscar. Chủ nhân của quán cũng là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật - nhà quay phim, đạo diễn Đoàn Minh Tuấn. Do đó, trong số khách hàng thân thiết có rất nhiều người là ca sĩ và diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Cửa ra vào của quán được thiết kế theo kiểu "na ná" những họa tiết trên bìa đĩa nhạc Grammy năm 2004. Bước lên những bậc thang để vào ngay phòng Grammy 1 (tầng 1), khách sẽ bắt gặp không gian đặc thù của Grammy với những bìa CD được chủ quán khéo léo phóng to và đặt lồng vào khung kính rất ấn tượng. Máy đĩa hát có hình chiếc kèn (biểu tượng của giải Grammy) được quán "săn lùng" tận Thái Lan. Bức tranh đồ họa to lớn trên tường phỏng theo bìa đĩa Grammy năm 1999 và 2001 cùng với những sắc màu mạnh trong lối kiến trúc hiện đại đã tạo thành một không gian tĩnh cần thiết song vẫn đảm bảo sự trẻ trung cần có. Ở tầng 2 (phòng Grammy 2), khách có thể xuống "tầng hầm" để vào phòng Oscar dành cho người mê phim, cho nhóm gia đình hay nhóm bạn muốn có được sự yên tĩnh tương đối để bàn bạc công việc. Đặc biệt ở đây, thật thú vị khi ngồi cạnh bức tượng mạ đồng đặt giữa phòng được đúc giống như biểu tượng của giải Oscar với kích thước cao quá đầu. Ở phòng Oscar này, khách còn có dịp xem những đoạn phim trao giải Oscar qua màn hình tivi 29 inch và 43 inch. Ở phòng Grammy 1 và 2 khách sẽ có cơ hội nghe lại những đĩa nhạc Grammy từ năm 1995 đến năm 2007 (tất cả đều là đĩa gốc do chủ quán sưu tầm và mua trong những chuyến đi nước ngoài). Không chỉ có khoảng 200 loại thức uống như cà phê, sinh tố, sirô, kem, cocktail... quán Grammy còn phục vụ những món ăn điểm tâm mang hương vị Hà Nội như miến lươn, bún mọc, xôi trắng muối mè và một số món ăn khác. Giá trung bình từ 12.000 đến 20.000 đồng.

Cà phê chốn bồng lai

Đã không ít người ví quán cà phê Ân Nam, số 52 Trương Định, quận 3, TP HCM, có cảnh quan đẹp như “chốn bồng lai”. Một khung cảnh nên thơ, trữ tình, vườn cây đầy hoa lá, thác nước chảy róc rách... Diện tích hơn 1.000 m2, khá lý tưởng để thiết kế một quán cà phê đẹp với hai khu vực riêng biệt: sân vườn và máy lạnh. Sân vườn với cây cối, hoa lá, phong cảnh trữ tình, thoáng đãng dành cho những người yêu thiên nhiên chiếm đến 2/3 diện tích quán. Khu vực này lại chia ra thành nhiều khu khác nhau, ngăn cách bằng những bậc cấp, suối con hay cây cầu nhỏ. Thiết kế sâu bên trong sân vườn của quán mang dáng dấp của một ngọn núi hùng vĩ. Khu vực máy lạnh được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ với từng ô kính tam giác, mảng tường gạch gốm... Điểm nhấn ở vị trí này là một vườn hoa được bao bọc xung quanh bằng kính trong suốt, vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa làm giếng trời lấy ánh sáng. Đâu đó, nằm hững hờ trên các góc tường là những bình hoa tươi to thật ấn tượng, và những bình gốm hoa rơm lạ mắt. Ân Nam ngoài cảnh quan đẹp, còn tự hào bởi những ly cà phê được pha chế rất đặc trưng. Nhâm nhi từng ngụm nhỏ, ngắm nhìn cảnh sắc không gian nơi đây, không có gì tuyệt bằng.

Vũ điệu Cà rốt

Đó là quán nước ép trái cây mang tên Cà rốt nằm trên trục đường Nguyễn Thái Bình, góc đường Út Tịch, quận Tân Bình, TP HCM. Đây là điểm hẹn khá quen thuộc của nhiều gia đình và bạn trẻ. Các loại thức uống nơi đây được pha chế theo yêu cầu của khách. Khách muốn uống ngọt hơn thì tự pha đường đến khi vừa miệng. Bên trong quán được thiết kế theo phong cách trẻ trung sống động. Mọi thứ được bài trí khá hài hòa tạo cảm giác dễ chịu. Tầng trệt phù hợp với nhóm khách gia đình và bạn bè, phía trên gác thích hợp cho những ai thả hồn ngắm dòng người qua lại. Quán có một "menu" nước ép các loại trái cây khá phong phú, bao gồm sinh tố cà rốt, chanh dây, sapôchê, dưa hấu... Quán còn có những món sinh tố hỗn hợp như cà rốt melody là hỗn hợp gồm cà rốt, chuối, thơm cho những ai thích hương vị "lạ" và nổi bật nhất. "Tropical blonde" gồm thơm, xoài, ổi, chuối cho những ai muốn tăng cường thêm lượng vitamin hay "Strawberry shake" được trộn lẫn dâu tây, kem và sữa - mùi hương dâu tuyệt vời. Bạn sẽ có một ly sinh tố trái cây đậm đà và đầy màu sắc. Giá của các ly sinh tố này từ 16.000 đến 18.000 đồng. Ngoài ra còn có một thực đơn nước ép các loại trái cây như: cà chua, mận, ổi, dứa, dừa, cóc xanh, táo lê, chanh dây… thật hấp dẫn với giá cả vừa phải từ 12.000-15.000 đồng. Hầu hết nguyên liệu thức uống tại đây được nhập từ một công ty chuyên đóng gói sẵn các loại củ quả nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu khách muốn xem bao bì đóng gói sẵn thì cũng được đáp ứng ngay.

Nắng xanh

Khép mình trong một góc nhỏ giữa lòng thành phố, Nắng Xanh ẩn trong nó những nét vừa quen vừa lạ và tôi có ấn tượng với quán ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nếu có thê, xin một lần ghé qua, để hoà vào không gian rất riêng nơi đây. Tìm về với thiên nhiên: Nếu bạn muốn tận hưởng những ngọn gió mát của đất trời, có thể chọn cho mình một góc nhỏ nép dưới tán lá trước hoặc bên hông quán, ngắm nhìn thác đổ hay cùng những chú cá tự do tự tại mặc sức bơi lội. Đôi khi chỉ cần đưa mắt quan sát mọi thứ con người, cảnh vật – ta thấy lòng mình thật thảnh thơi, thoát khỏi những bộn bề công việc, học tập và lo toan đời thường. Không gian ấm cúm:

Bước vào trong quán, bạn bắt gặp một cảm giác khác, một không gian khác – không gian khép kín. Có những góc dành cho con người của công việc, có những góc dành cho bạn bè và có cả những góc chỉ dành để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Nơi đây, bạn có thể tìm cho mình một góc riêng, thảnh thơi nhấp từng ngụm cà phê, vừa đọc báo,vừa thả hồn mình theo giai điệu của những bản hoà tấu cổ điển hay dõi mắt theo các cảnh phim ngoạn mục. Tất cả trong một! Những nét rất riêng: Không gian nhỏ ấm cúm được "đề co" bằng hai gam màu sáng: trắng và xanh lá nhạt. Đó cũng là điểm nổi bật và đáng chú ý nhất của quán. Ta còn bắt gặp tông màu chủ đạo này qua đồng phục nhân viên phục vụ, ra trải bàn, ghế và màu trang trí tường, đèn. Nắng Xanh mang dáng dấp lối kiến trúc Pháp cổ, tường đầy góc cạnh, với điểm nhấn đá nhô và chấm phá hình lá cây chìm nổi. Cách "đì zai" bàn ghế cũng đặc biệt - mẫu bàn ghế: tròn, vuông; chất liệu: gỗ, mây - giúp giảm cảm giác nhàm chán nếu bạn ghé quán thường xuyên. Bạn có thể chọn Nắng Xanh cho những cuộc gặp gỡ bạn bè hay công việc, hoặc quây quần bên bữa cơm thân mật. Quán mở cửa từ sáng, phục vụ cơm trưa và đủ loại nước uống với giá cả phải chăng.

TP HCM nhộn nhịp với vô số quán ăn, quán bar, cà phê nhưng tôi cảm nhận ở Nắng Xanh một nét gì đó thật lạ và tôi mong bạn có dịp ghé qua nơi đây: 58, Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP HCM - dù chỉ một lần! Một cõi "Tĩnh Lặng" Lang thang qua đủ thứ nghề, từ cái thanh sạch của nghề giáo cho đến cái ngoắt ngoéo của kẻ buôn rượu, rốt cuộc Nguyễn Hòa dốc trọn cái ký ức nhà quê của mình để kể một câu chuyện rất thiền ngay giữa trung tâm phố thị: quán Tĩnh Lặng có bà lão mời chè và ông đề cho chữ Chẳng biết phải miêu tả Nguyễn Hòa thế nào cho phải, một gã đàn ông ngoài năm mươi phảng phất cái phong trần của một nghệ sĩ nhiếp ảnh thứ thiệt. Một kẻ tu thiền lúc nào mặt mày cũng rạng rỡ. Hay một ông chủ quán cà phê thích lụi cụi vun vén cho cái mương nước có dăm con cá “nhà quê” và mớ môn, lục bình lẩn quẩn gói ghém trong cái không gian sâu thẳm chiều tâm thức. Nhưng tôi thích gọi anh là một “cậu bé bán báo” vì anh giữ nguyên vẹn tình cảm dành cho sạp báo nuôi sống cả gia đình anh suốt mấy mươi năm trời. Những câu chuyện về đêm trước cửa bệnh viện Ung bướu TP.HCM, những ấm ức của đời son phấn dọc lăng Ông Bà Chiểu được Nguyễn Hòa kể lại bằng tất cả những ký ức mà anh nâng nui. “Đó là những ngày phải ngủ sạp báo ban đêm chờ trời sang có đứa em rat hay thì mình đi học. Đêm nằm cách có tấm ván, và nghe cả vạn chuyện hi nộ ái ố của thế gian…”. Và như thế, cái vốn đời trong anh cứ chất chồng, chất chồng dài theo những đêm thức cùng sạp báo để cái ngày ra trường. Nguyễn Hòa lắc đầu trứơc những đề nghị “xịn hơn” để theo đuổi một câu chuyện mà cha anh chưa kế nối : làm giáo viên. Hơn chục năm trên bục giảng của trường Khí tượng thủy văn, giờ với anh, chỉ còn là chút sấm chớp nhân tạo, chút mưa hanh hao giữa cơn nắng oi nồng mùa hạn ùa về trong quán, chỉ bằng một thao tác: ấn công tắc. Hay cũng chừng đó thời gian làm nghề bán rượu vụt trôi qua, để chỉ còn là triết lý sống in trên chiếc bao nhỏ đựng đường trong quán cà phê: Thở đều… Có một bà lão bán chè gần 70 tuổi. Hình như bà làm nghề này đã lâu lắm rồi. Những con đường quanh khu vực quận Phú Nhuận cứ mỗi chiều tối người ta thấy dáng bà với gánh chè nặng nề đi dọc các con hẻm nhỏ. Rồi có một ngày, một người đàn ông trung niên dừng xe lại và bảo ông ta muốn có câu chuyện nói với bà. Người đàn ông đó là chủ nhân một quán cà phê và câu chuyện ông ta muốn nói là đề nghị được…”mua mão” gánh chè của bà vào hai tối thứ 7 và chủ Nhật. Và thời gian của “hợp đồng miệng” này là…vô thời hạn. Bà lão ngỡ ngàng. Câu chuyện về những người tự dưng nổi hung lên đòi mua hất cả gánh chè không phải là câu chuyện hiếm nhưng chuyện mua gánh chè vào cả hai đêm cuối tùân là hơi lạ. Mấy chục năm với gánh chè này, bà chưa thấy việc ấy bao giờ. Thế rồi đêm thứ bảy đầu tiên bà gánh gánh chè đến địa điểm mà người đànông nọ chỉ. Đó là một quán cà phê khá đẹp nằm trong con hẻm trên đường Phan Đình Phùng với sự chăm chút của chủ nhân cho từng cây xanh,lạch nước và nó giống như cái chốn nàh quê hồi xưa, thời bà còn con gái ở cái đất Sài Gòn vẫn chưa mấy phát triển này. Chủ nhân đề nghị bà ngồi vào một góc quán. Ở đó, các cậu trai trẻ, các cô gái mặc áo dài qua lại trước mặt bà để chào khách và câu đầu tiên của họ: “Hôm nay cuối tuần, chủ quán có nhã ý dung chè. Anh chị dung gì cứ gọi!” và sau đó họ sà bên cạnh bà mang đi những chén chè nóng, chè lạnh…đến bàn cho khách. Rảnh tí, tụi nhỏ quanh quẩn

bên bà, nghe những câu chuyện xửa chuyện xưa thời con gái của bà lão bán chè trên đường phố Sài Gòn và những thăng trầm của cuộc đời với cười vui hay ngậm ngùi buồn bã, với khát khao thời trẻ trung và những niềm vui nho nhỏ của tuổi già. Chúng nó là những đứa sinh viên xa nhà, bà xuất hiện với một gnáh chè và một trong những câu chuyện ấm áp của mình. Đã có một điều mới lạ. Rồi cùng một ngày, có những nhà thư pháp được mời tới trình diễn tác phẩm của mình. Họ cũng đến vào những ngày cuối tuần,những vị khách trẻ trong quán cà phê ngạc nhiênthấy phía trên bày ra một bàn thư pháp và lời mời được đưa tới từng bàn: Nếu bạn thích có một món quà thư pháp nho nhỏ ra về hãy gửi một đề nghị. Những nét chữ thơm mùi mực, những cái tên những lời đề tặng…có khi là một đôi bạn trẻ có khi là những chàng trai ồn ào sôi nổi tự dưng có một phút lắng lòng, đến bên bàn và nhỏ nhẹ đề nghị một chữ nào đó cho người thân, người yêu của mình. Những ánh mắt ngạc nhiên và hào hứng ấy đã là một món quà nhỏ mà chủ quán đã dành cho những vị khách của mình khi bước chân vào một cõi tĩnh lặng này… “Tôi chọn “Tĩnh Lặng” như một chốn riêng tư, như một cõi lắng lòng khi sau một ngày, một buổi… bạn bước ra khỏi công việc và những bận rộn lo toan, thử thách của cuộc đời. tôi muốn mọi người đến và ngồi vơi nhau, nói những câu chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe một bản nhạc, lướt xem những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật trên tường và thỉnh thoảng, để cho lòng mình lắng lại với những suy tư. Tôi muốn có một món quà truyền thống của một ông đồ hay chữ để gửi cho những tuổi trẻ ồn ào và sôi nổi một gợi ý về ngày hôm qua. Tôi muốn xuất hiện một bà cụ già trong góc quán này, để cho những em sinh viên phục vụ và cả những vị khách trẽ của mình thấy ấm long gần gũi về hình ảnh của một bà mẹ, bà ngoại, bà nội…giữa chốn Sài Gòn ồn ã với những phồn hoa đô hội này…Hay khi bạn suy nghĩ về chữ nhẫn,chữ thiền rồi xin về nghiền ngẫm, chính là sự truyền đi cái tâm của người tĩnh lặng…”. Mỗi khi qua lại trên đường Phan Đình Phùng, ngó tấm vải nhỏ căng ngay đầu hẻm với dòng chữ “Café Tĩnh Lặng: Ông đồ cho chữ, bà lão mời chè” tôi lại nhìn thấy một điều khác nữa trong ý tưởng kinh doanh của người chủ tên Hòa: Ừa, thì cũng là kinh doanh, cũng là chuyện mua mua bán bán nhưng có khi những ý tửơng kéo ta đi một mình và có khi tĩnh tại lòng mình, ta thấy rằng gửi một món quà tinh thần cho một bà lão một ông đồ….”quá giang” trong hành trình không kém phần ngược xuôi thử thách của nghề kinh doanh ấy cũng là một ý tưởng “có lòng ” vậy! Địa chỉ: Hẻm 61 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM Điện thoại: 9953826

Related Documents

Coffee Shops
November 2019 15
Shops
October 2019 14
Coffee
May 2020 28
Coffee
October 2019 53
Coffee
June 2020 21
Coffee
April 2020 23