MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG Bộ môn CNTT – Khoa Tin học Thương mại
MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG • Phân phối tiết học − Lý thuyết: 30 tiết − Thực hành/Thảo luận: 6 tiết − SV tự chuẩn bị để TH/Thảo luận: 9 tiết • Đánh giá kết quả - Dự lớp/Thực hành/Thảo luận/Bài tập: 10% - Kiểm tra giữa kỳ: 30% - Thi cuối kỳ: 60%
MỤC TIÊU y Học phần trang bị cho sinh viên hiểu biết về mạng và việc truyền thông trên mạng máy tính y
Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về mạng máy tính: Các thành phần cấu thành mạng máy tính, kiến trúc mạng máy tính, truyền thông tin trên mạng máy tính.
y
Sinh viên có hiểu biết sâu hơn về mạng nội bộ trong một tổ chức, doanh nghiệp.
y
Sinh viên được cập nhật các ứng dụng truyền thông mạng và truyền thông liên mạng Internet.
NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG Chương 2. MÔ HÌNH OSI Chương 3. MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA TCP/IP Chương 4. MẠNG LAN Chương 5. ỨNG DỤNG MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Mạng và truyền thông – ĐH Thương Mại 2. Mạng máy tính – Ngạc Văn An, NXB Giáo dục, 2006 3. Mạng máy tính và các hệ thống mở - Nguyễn Thúc Hải, NXB Giáo dục, 1999 4. Giáo trình hệ thống mạng máy tính CCNA Sememster 1 Nguyễn Hồng Sơn, NXB Lao động – Xã hội, 2004 5. Computer Network, 4th Edition, A.S.Tanenbaum, Prentice Hall, 2003 6. v.v..
Bạn có thể làm gì khi kết nối với Internet ? Đặt vé xem Ngồi ở nhà hoàn thành các công việc được giao và báo cáo kết quả Tham dự cuộc họp cùng toàn thể công ty mà không cần đến trụ sở
bộ mới nhất ở rạp chỉ cần gõ bàn phím
Đi siêu thị ngắm hàng hoá mà chỉ cần những cái Click chuột Nói chuyện với người bạn cách đó cả nghìn cây số chỉ cần một cái headphone
Internet = liên mạng = mạng của các mạng
Mạng ???
Chương 1: Giới thiệu chung y y y y y y y y y y y y
1.1. Mở đầu 1.1.1. Lịch sử phát triển 1.1.2. Ứng dụng và dịch vụ mạng 1.2. Khái niệm cơ bản 1.2.1. Mạng máy tính 1.2.2. Thiết bị mạng 1.2.3. Đường truyền vật lý 1.2.4. Topo 1.2.5. Giao thức 1.2.6. Phân loại mạng 1.2.7. Quản trị mạng và hệ điều hành mạng 1.2.8. Kiến trúc mạng và chuẩn hóa mạng
1.1.1. Lịch sử phát triển y Giai đoạn I (60s): Mạng xử lý gồm một máy tính xử lý trung tâm và các trạm đầu cuối. y Giai đoạn II: Mạng giai đoạn I tích hợp thêm thiết bị tập trung (lưu trữ tạm thời thông tin) và bộ dồn kênh (gộp và chuyển song song các kênh thông tin). y Giai đoạn III: Mạng giai đoan II tích hợp bộ tiền xử lý để giảm tải cho máy tính trung tâm khi số lượng các trạm đầu cuối tăng nhanh.
Lịch sử phát triển (t) y Giai đoạn 4 (70s): y Mạng gồm các máy tính được kết nối với nhau trực tiếp. y Người dùng độc lập kết nối và chia sẻ với nhau thông qua việc sử dụng modem quay số và các mạng truyền thông. Modem
Thiết bị đầu cuối
Đường dây điện thoại
Modem
Máy tính trung tâm
Hình 1.1. Mô hình truyền dữ liệu từ xa đầu tiên
Tóm tắt lịch sử mạng máy tính 1994: INTERNET -> siêu mạng kinh doanh 1988: Tên gọi INTERNET thay thế các tên gọi khác
1983: Arpanet tách thành MILNet và Arpanet Giữa 1980s: Chia sẻ tập tin bằng Modem 1980: IBM đưa ra PC đầu tiên 1977: Apple giới thiệu PC Đầu 1970s: Minicomputer ra đời Cuối 1950s: Mạch tích hợp IC 1940s: Cơ điện tử ,bán dẫn 9/26/2008
11
1.1.2. Ứng dụng và dịch vụ mạng Mục tiêu mạng: “Tăng cường tính hiệu quả và giảm chi phí” Chia sẻ tài nguyên thiết bị phần cứng (máy in), phần mềm (chương trình ứng dụng) y Chia sẻ thông tin: Tạo ra môi trường truyền thông mạnh giữa nhiều người sử dụng trên phạm vi địa lý rộng y Quản trị và hỗ trợ tập trung: y Tăng độ tin cậy của hệ thống: Nếu một máy tính hay một đơn vị dữ liệu nào đó trong mạng bị hỏng thì luôn có thể sử dụng một máy tính khác hay một bản sao của đơn vị dữ liệu. y
1.1.2. Ứng dụng và dịch vụ mạng Việc phát triển mạng máy tính tạo ra các ứng dụng mới. Một số ứng dụng có ảnh hưởng quan trọng đến toàn xã hội: khả năng truy xuất các chương trình và dữ liệu từ xa (Telnet, truyền tập tin), khả năng thông tin liên lạc dễ dàng và hiệu quả, tạo môi trường giao tiếp thuận lợi giữa những người dùng khác nhau (thư điện tử), khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới (dịch vụ tìm kiếm thông tin),...
1.1.2. Ứng dụng và dịch vụ mạng y Phạm vi ứng dụng y Trong các tổ chức: Dữ liệu được cập nhật kịp thời; một ứng dụng ở nơi này có thể chia sẻ cho nơi khác y Trong cộng đồng: Đưa con người tới gần nhau hơn qua các dịch vụ như email, www, chat,... y Trong kinh doanh: Mạng máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp, ngân hàng, thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu trong kinh doanh
1.2. Những khái niệm cơ bản y y y y y y y y
1.2.1. Mạng máy tính 1.2.2. Thiết bị mạng 1.2.3. Đường truyền vật lý 1.2.4. Topo 1.2.5. Giao thức 1.2.6. Phân loại mạng 1.2.7. Quản trị mạng và hệ điều hành mạng 1.2.8. Kiến trúc mạng và chuẩn hóa mạng
1.2.1.Mạng máy tính y Khái niệm: y Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính và các thiết bị liên quan được kết nối bằng các thiết bị truyền thông để thực hiện việc chia sẻ dữ liệu, và các thiết bị ngoại vi như ổ cứng hay máy in,… y Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính và thiết bị được nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.
Không có mạng
Có mạng
26/09/2008
Bộ môn CNTT TMĐT
Silde 17
y Mạng cục bộ đơn giản:
y Hệ thống mạng tổng quát được cấu thành bởi y Đường biên mạng ( Network Edge): Gồm các máy tính (Host) và các chương trình ứng dụng mạng (Network Application) y Đường trục mạng ( Network Core): hệ thống mạng của các thiết bị chọn đường, làm nhiệm vụ chọn đường và chuyển tiếp thông tin đảm bảo sự trao đổi thông tin thông suốt giữa hai máy tính trên hai nhánh mạng cách xa nhau. y Mạng truy cập, đường truyền vật lý (Access Network , physical media): Gồm các đường truyền tải thông tin cho phép nối các máy tính vào các router ngoài biên. Mạng truy nhập có thể là những loại mạng sau: y Mạng truy cập từ nhà, ví dụ như sử dụng hình thức modem dial qua đường điện thoại hay đường ADSL. y Mạng cục bộ cho các công ty, xí nghiệp. y Mạng không dây.
1.2.3. Thiết bị mạng y Thiết bị của người dùng cuối (End-user devices): y Các thiết bị của người dùng cuối cung cấp cho người dùng một kết nối đến mạng được gọi là một host (tạm dịch là một trạm, ví dụ như máy tính). y Host được kết nối một cách vật lý đến môi trường mạng thông qua các card điều hợp mạng (Network Interface Card _NIC).
1.2.3. Thiết bị mạng (t) y Các thiết bị (kết nối) mạng (Network devices): Bao gồm tất cả các thiết bị kết nối các thiết bị người dùng cuối lại với nhau giúp chúng có thể truyền tin. y Bộ lặp (Repeater) y Bộ tập trung (Hub) y Cầu nối (Bridge) y Bộ chuyển mạch (Switch) y Bộ định tuyến (Router) y Modem (Điều chế và giải điều chế)
1.2.3. Thiết bị mạng (t) y Repeater là một thiết bị mạng được dùng để tái sinh tín hiệu đã bị suy hao do tổn thất năng lượng trong khi truyền. y Hub cho phép tập trung các kết nối bằng cách gom một nhóm các host và mạng sẽ nhận diện nhóm các host này như một chủ thể đơn lẻ mà không ảnh hưởng tới hoạt động truyền số liệu. Hub cũng có khả năng tái sinh tín hiệu. y Bridge chuyển đổi dạng dữ liệu cũng như quản lý hoạt động truyền dữ liệu cơ bản giữa các mạng cục bộ (LAN) có kiến trúc khác nhau. Kiểm tra xem có cho dữ liệu truyền qua bridge hay không.
1.2.3. Thiết bị mạng (t) y Switch không chuyển đổi kiểu dữ liệu truyền nhưng nó có thể cho phép chuyển dữ liệu tới đúng kết nối thực sự cần dữ liệu này. y Router có tất cả các khả năng đã đề cập ở trên: tái sinh tín hiệu, tập trung nhiều kết nối, chuyển đổi kiểu dữ liệu truyền và quản lý hoạt động truyền dữ liệu. Router là một thiết bị đặc biệt cho phép các mạng cục bộ LAN có thể kết nối vào mạng diện rộng WAN. y Một cặp modem được yêu cầu cho các cuộc truyền thông đường dài qua mỗi tuyến thuê bao (điện thoại, ADSL, cáp quang …)
1.2.3. Thiết bị mạng (t) • Các biểu tượng thiết bị kết nối mạng
1.2.4. Đường truyền vật lý y Ở mức thấp nhất, tất cả công việc truyền thông giữa các máy tính bao gồm việc tạo mã dữ liệu (các bit 0, 1) theo một dạng năng lượng (xung điện, ánh sáng, sóng ) và gởi dạng năng lượng đó ngang qua một phương tiện truyền tải. y Đường truyền vật lý là đường dùng để truyền dữ liệu giữa các máy tính. Dữ liệu có thể được truyền qua mạng thông qua đường truyền không dây hoặc sử dụng cáp. y Băng thông dùng để xác định bao nhiêu thông tin truyền từ điểm này đến điểm khác trong một đơn vị thời gian. Băng thông là hữu hạn và bị giới hạn bới các đường truyền và các định luật vật lý. y Băng thông của tín hiệu tương tự (Hz) y Bănf thông của tín hiệu số (bps)
Đường truyền sử dụng cáp y Cáp đồng y
y y y
Vật liệu kim loại, truyền các xung điện thể hiện cho các bit 0, 1. Phạm vi truyền hẹp, tốc độ nhanh Dây kim loại không đắt tiền Dễ lắp đặt (so với cáp quang) Î được sử dụng trong hầu hết các mạng cục bộ (LAN).
Cáp đồng y Cáp đồng trục: •Lõi đồng •Vỏ cách điện •Lớp vỏ dẫn kim loại hay sợi kim đan lại để chống nhiễu. •Lớp vỏ nhựa y Loại mỏng (thinnet) với độ đường kính 0.64cm có thể truyền tín hiệu
khoảng 185m. y Loại dầy (thicknet) với đường kính 1.27cm có thể truyền tín hiệu khoảng 500m.
Cáp đồng(t) y Cáp xoắn đôi y Gồm một hay nhiều cặp đường dây đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau. y Cáp UTP không có lớp chống nhiễu (UTP-Unsheilding Twisted Pair) có năm loại và có thể truyền dữ liệu với khoảng cách 100 m, với tốc độ từ 4 Mbps tới 100 Mbps tùy vào loại UTP. y Cáp STP chống nhiễu (STP- Sheilding Twisted Pair) là loại cáp có lớp chống nhiễu giúp truyền dữ liệu đi xa hơn nhiều so với UTP. y ScTP (Screened TP): Lai ghép giữa UTP và STP
Cáp đồng (t) Ưu điểm
Nhược điểm
Đồng trục
- Suy hao tín hiệu ít hơn -Đắt tiền và khó khăn nên phạm vi truyền lớn trong lắp đặt do kích cỡ hơn (thicknet),
STP/ScTP
-Chống nhiễu -Chạy dây được xa hơn
so với cáp UTP
UTP
-Rẻ tiền -Kích thước nhỏ, dễ lắp đặt (Đầu nối RJ45)
Ứng dụng -Nhiều dạng truyền dữ liệu
bao gồm cả vô tuyến -Sử dụng làm đường trục trong một mạng cục bộ (Ethernet)
- Không chạy dây được xa như cáp đồng trục - Đắt tiền và khó khăn trong lắp đặt so với UTP - Không chạy dây được xa như cáp đồng trục
-Truyền dữ liệu, giọng nói - Dùng trong hầu hết các
kiến trúc mạng cục bộ
Đường truyền sử dụng cáp y Cáp quang (Fiber Optic Cable) y
y
y y
Vật liệu thủy tinh, chất dẻo truyền các xung ánh sáng thể hiện cho các bit 0, 1. Phạm vi truyền rộng do ít suy hao (nhiều km), truyền nhanh Chống tạp âm tốt, truyền nhiều dữ liệu hơn cáp đồng Lắp đặt khó khăn (so với cáp đồng) Î Truyền điểm nối điểm cự ly xa, băng thông lớn (trên các đường trục của mạng cục bộ hoặc các kết nối với mạng diện rộng).
Cáp quang(t) y
y
y
Dây dẫn trung tâm là 1 hoặc 1 bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang. Lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Lớp vỏ bảo vệ plastic
31
Đường truyền không dây y y y y y
Sử dụng tia hồng ngoại (infared) Sử dụng tia Laser Sử dụng sóng radio (sóng ngắn, UHF, VHF ) Sử dụng sóng điện thoại di động (vi sóng) Sử dụng vệ tinh
1.2.4. Topology (Topo) y Định nghĩa: y Topo mạng là cấu cấu trúc liên kết mạng y
y
Topo vật lý:là cách bố trí các thiết bị và dây nối trong mạng. y Topo của mạng diện rộng (MAN, WAN) thông thường là nói đến sự liên kết giữa các mạng cục bộ thông qua các bộ dẫn đường (router) và kênh viễn thông. y Topo vật lý mạng cục bộ (LAN) có dạng chuẩn: Hình tuyến (Bus), y Hình vòng (Ring), Hình sao (Star), Dạng lưới (Mesh) Î Hình sao mở rộng, Phân cấp Topo logic: Các dạng kết nối của topo logic dựa trên cách thức truyền dữ liệu trong mạng. y Dạng điểm nối điểm (point –to – point) y Dạng điểm nối đa điểm / quảng bá (point to multipoint)
Topo vật lý y Mạng hình tuyến (bus): Các thiết bị được nối về với nhau trên một trục dây cáp truyền tải tín hiệu chính. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi hai thiết bị gọi là terminator. y Mạng hình sao (star): Các máy tính được nối trực tiếp vào một bộ tập trung nối kết (router, switch, hub). Dữ liệu từ một máy qua bộ tập trung nối kết để được chuyển tới máy khác y Mạng hình vòng (ring): Mạng được bố trí theo dạng vòng tròn. Đường dây cáp được bố trí làm thành một vòng khép kín. Tín hiệu chạy quanh vòng theo một chiều nào đó. y Mạng hình lưới (mesh): Mỗi một máy được nối tới tất cả hoác máy còn lại
Topologic y Point – to –point: Đường truyền nối từng cặp nút mạng với nhau. Thông tin từ nút nguồn qua nút trung gian rồi gửi tiếp nếu đường truyền không bị bận. Mỗi nút trung gian có trách nhiệm lưu trữ tạm thời sau đó chuyển tiếp dữ liệu đến đích. Mạng kiểu này còn được gọi là mạng lưu và chuyển tiếp. y Point – to – multipoints: Tất cả các nút chia sẻ chung một đường truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một nút nào đó sẽ có thể được tiếp nhận bởi tất cả các nút còn lại , bởi vậy chỉ cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi nút căn cứ vào đó kiểm tra xem dữ liệu có phải dành cho minh hay không? y Bất kỳ một topo nào dùng một đoạn cáp chung đều phải vận dụng một cách thức để truy nhập đoạn cáp đó. Để máy tính có thể truy nhập vào một mạng tránh được những đụng độ có thể xảy ra (mạng cục bộ) thì cần có một phương thức điều khiển truy nhập đường truyền hợp lý.
Broadcast
37
1.2.5. Giao thức y Giao thức là một tập hợp các quy tắc và chuẩn được đặt ra để giúp cho máy tính có thể kết nối với nhau và trao đổi thông tin sao cho có ít lỗi nhất có thể. y TCP/IP: truyền thông tin giữa các máy tính trên mạng Internet y HTTP: truyền các tài liệu siêu văn bản giữa máy chủ và máy trạm y SMTP giúp truyền tin các thư điện tử trên mạng v.v..
1.2.6. Phân loại mạng y y y y y y
Theo khoảng cách địa lý: Theo kỹ thuật chuyển mạch: Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng Phân loại theo hệ điều hành mạng Phân loại theo môi trường truyền dẫn mạng …
1.2.6. Phân loại mạng(t) y Theo khoảng cách địa lý: y Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) y Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) y Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) y Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network) y Theo kỹ thuật chuyển mạch: y Mạng chuyển mạch kênh y Mạng chuyển mạch thông báo y Mạng chuyển mạch gói
1.2.6. Phân loại mạng(t) (theo phạm vi) y Mạng LAN (mạng cục bộ) thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan
hay tổ chức. LAN có thể kết nối hai máy tính với nhau hoặc hàng trăm máy tính sử dụng một đường truyền có tốc độ cao, băng thông rộng (thường không hạn chế). y Mạng MAN(mạng đô thị/mạng thành phố) là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội. Một MAN thường bao gồm hai hay nhiều LAN trong cùng một vùng địa lý. Các LAN này được kết nối bằng các đường dây truyền dẫn riêng. Đường truyền này cũng có thể là đường truyền cáp quang hoặc sử dụng công nghệ không dây. y Mạng WAN hay mạng diện rộng là mạng không có giới hạn về mặt địa lý, mạng kết nối máy tính trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Mạng WAN được tạo thành thông qua việc kết nối rất nhiều mạng LAN với nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông hoặc vệ tinh. y
INTERNET ? INTRANET?
WAN
y ISDN: Dịch vụ thoại kỹ thuật số sử dụng đường cáp đồng thoại có sẵn và
được sử dụng để truyền tín hiệu điện thoại và dữ liệu đồng thời (Router: ISDN Router) y T1: là một loại đường điện thoại thuê bao tốc độ cao được sử dụng để truyền tiếng nói và dữ liệu (1.544 Mbps )
1.2.6. Phân loại mạng(t) (theo kỹ thuật chuyển mạch) y Mạng chuyển mạch kênh: Mạng thiết lập một kênh truyền cố định (circuit) giữa 2 thực thể cần liên lạc với nhau. Kênh truyền này được duy trì cho tới khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Mạng này có hiệu suất không cao vì có lúc kênh truyền bỏ không. y Mạng chuyển mạch thông báo :Thông báo (message) hay bản tin là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước. Mỗi thông báo đều chứa vùng thông tin điều khiển chỉ rõ đích của thông báo. Mạng chuyển mạch thông báo chuyển một thông báo từ máy gửi đến máy nhận giống như phương pháp gửi thư thông thường. Các nút mạng căn cứ vào địa chỉ đích của thông báo để chọn nút kế tiếp.
1.2.6. Phân loại mạng(t) (theo kỹ thuật chuyển mạch) y Mạng chuyển mạch gói: Chia nhỏ thông báo thành từng gói tin (packet) có kích thước cố định ( 512 bytes), phần đầu là địa chỉ đích, mã để tập hợp các gói. Các gói của các thông báo khác nhau có thể được truyền độc lập trên cùng một đường truyền cũng như là các gói thuộc về cùng một thông báo có thể gửi đi qua mạng để tới đích bằng nhiều con đường khác nhau.
1.2.7.Quản trị mạng và hệ điều hành mạng y
Quản trị mạng: là các tác vụ quản trị cho máy trạm và máy chủ đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định, gồm: y y y y y
Quản trị tài khoản người dùng và tài khoản nhóm Quản trị an ninh Quản trị máy in Giám sát tài nguyên và sự kiện trên mạng Lưu dự phòng và phục hồi dữ liệu
1.2.7.Quản trị mạng và hệ điều hành mạng(t) Hệ điều hành mạng: là hệ thống phần mềm có chức năng quản lý tài nguyên, tính toán và xử lý truy nhập một cách thống nhất trên mạng như tệp, đĩa, thiết bị ngoại vi . Với hệ điều hành mạng ngang hàng mỗi máy tính trên mạng có thể vừa đóng vai trò chủ vừa khách tức là chúng vừa có thể sử dụng tài nguyên của mạng lẫn chia sẻ tài nguyên của nó cho mạng, ví dụ: LANtastic của Artisoft, NetWare lite của Novell, Windows (for Workgroup, 95, NT Client) của Microsoft. y Với hệ điều hành mạng phân biệt các máy tính được phân biệt chủ và khách, trong đó máy chủ mạng giữ vai trò chủ và các máy cho người sử dụng giữ vai trò khách. Khi có nhu cầu truy nhập tài nguyên trên mạng các trạm tạo ra các yêu cầu và gửi chúng tới máy chủ sau đó máy chủ thực hiện và gửi trả lời. Ví dụ các hệ điều hành mạng phân biệt: Novell Netware, LAN Manager của Microsoft, Windows NT Server của Microsoft, LAN Server của IBM, Vines của Banyan System với server dùng hệ điều hành Unix. y
1.2.8.Kiến trúc mạng và chuẩn hoá mạng a. Kiến trúc mạng b. Chuẩn hoá mạng và các tổ chức chuẩn
hoá mạng
a.Kiến trúc mạng y Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập các quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo truyền thông tin một cách tin cậy y Kiến trúc bao gồm Topo mạng và các giao thức sử dụng trong hệ thống mạng đó.
Kiến trúc Ethernet Đặc tính
Mô tả
Kiểu topo truyền thống
Linear bus
Kiểu topo khác
Star bus
Kiểu truy nhập mạng
CSMA/CD
Đặc tả
IEEE 802.3
Tốc độ truyền dữ liệu
10 Mbps hoặc 100 Mbps
Kiểu cáp
Cáp đồng trục (Thicknet), cáp xoắn UTP
Kiến trúc Token Ring Đặc tính
Mô tả
Kiểu topo truyền thống
Star-wired ring
Kiểu truy nhập mạng
token-passing
Đặc tả
IEEE 802.5
Tốc độ truyền dữ liệu
4 Mbps hoặc 16 Mbps
Kiểu cáp
Cáp xoắn STP, UTP
b.Chuẩn hoá mạng và các tổ chức chuẩn hoá mạng y Tình trạng không tương thích giữa các thành phần của mạng ? y Việc định ra các chuẩn để làm căn cứ cho các nhà nghiên cứu và thiết kế mạng tạo ra các sản phẩm mở về mạng. Chúng có thể được sản xuất bởi bất kỳ nhà sản xuất nào nhưng lại sử dụng được trên tất cả các mạng.
1.3. Kiến trúc mạng Chuẩn hóa mạng và các tổ chức chuẩn hóa • ISO (International Standard Organization) • IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) • ITU (International Telecommunication Union) • ANSI (American National Standards Institute) • v.v..
! u o y k n a Th
Đầu nối, ổ cắm RJ45
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 1: Cắt cáp
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 2: Lột lớp vỏ bảo vệ
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 3: Tách các cặp dây
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 4: Gỡ các dây theo đúng thứ tự
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 5: Làm phẳng các đầu dây
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 6: Loại bỏ phần cách điện (1.2cm)
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 7: Chuẩn bị đưa vào đầu RJ45
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 8: Đưa dây vào đầu RJ45
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 9: Ấn mạnh dây vào đầu cắm
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 10: Kiểm tra kỹ thứ tự màu
T-568 A phù hợp với chuẩn kết nối của công ty điện thoại, chuẩn chính T-568 B là chuẩn thay thế
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 11: Đưa đầu RJ45 vào kìm và ấn mạnh
Các bước để đấu nối đầu RJ45 Bước 12: Kiểm tra hai đầu dây