Chess

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Chess as PDF for free.

More details

  • Words: 6,507
  • Pages: 7
Lời dẫn Cách nay lâu lắm rồi, k hi lần đầu tiên đọc sách của Stefan Zweig, tôi đã thấy run sợ. Nhà văn người Áo này như nhìn thấu suốt người đời. Kiêu hãnh và ám thị. Ðam mê và bạc nhược. Những rung động k hó tả, sâu lắng trong những thang bậc thầm k ín nhất của tâm hồn. Zweig là nhà phân tích tâm lý bậc thầy với óc quan sát cực k ỳ sắc bén. Ông có thể lột trần những cảm xúc tột cùng chỉ qua vài động tác, vài cử chỉ… Với Zweig, người đọc cảm thấy như bị chụp lên đầu chiếc vòng k im cô, có đi đến đâu cũng quanh quẩn trong vòng k hống chế và bị thôi miên bởi những thứ vô thức phía sau những mạch văn của ông. “Kỳ thủ’ là một truyện ngắn của Zweig mà tôi thíc h nhất. Ðây là một câu chuyện xuất thần, một bức tranh tương phản đến mức chóa mắt, sự phi thực được dàn doing k héo đến mức trở nên “có thể” : một gã cục mịch, gần như đần độn, lại thống lãnh thế giới của những người trí thức. Một gã trí thức đạt đến những k hả năng siêu phàm chỉ thuần túy do… nghịch cảnh. Và hai con người đó đối mặt nhau trong một cuộc đọ sức trí tuệ – tâm lý hồi hộp và k hốc liệt ở trên một con tàu bồng bềnh giữa đại dương. Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy tất cả dồn nén lại, cô đặc : long tham lam, sự đố k ỵ, sự ngông cuồng, sự vô nghĩa, sự hiếu k ỳ, k hát vọng tự do, nỗi cô đơn… Zweig tự vận. Tôi nghĩ rằng ông sống đủ và đau k hổ cũng đủ. Có lẽ trái tim ông k hông chịu nổi sự trần tục của cuộc đờ, những đau k hổ và bất công trong thời đại ông sống. Cảm ơn Zweig vì những gì ông để lại. Nhà báo Trang Anh

-------------------------------------------------------------------------------Phần 1 Vào những khoảng khắc cuối cùng lúc nửa đêm, chiếc tàu khách lớn chuẩn bị rời New York đi Buenos-Aires bỗng trở nên nhộn nhịp. Mỗi hành khách lên tàu đều có một đám bạn bè đưa tiễn. Các nhân viên điện tín, nón ngập sâu trên vành tai, lanh lảnh xướng những cái tên vang vọng khắp phòng đợi. Người ta khuân hòm rương và ôm lên những bó hoa. Ðám trẻ nghịch ngợm xoành xoạch rượt đuổi nhau. Trên cầu tàu, dàn nhạc vẫn thản nhiên hoà điệu theo cái sân khấu chộn rộn ấy. Ở hành lang dạo mát, hơi tách khỏi các chuyển động tấp nập, câu chuyện của tôi với một người bạn đã bị ngắt quãng bởi ba chớp sáng lóe lên ngay gần đó. Hẳn là đám phóng viên đang phỏng vấn và chụp ảnh một nhân vật nổi tiếng trước giờ lên đường. Anh bạn tôi ngoái đầu nhìn về hướng đó rồi mỉm cười. “Sẽ có một quái nhân lên tàu với bọn mình. Anh biết ai không? Czentovic !”. Thấy vẻ ngù ngờ của tôi, anh ta giải thích thêm : “Mirko Czenkovic, vô địch cờ vua thế giới đó mà! Hắn vừa đi dọc suốt nước Mỹ, hết từ Ðông sang Tây, chiến thắng tất cả các giải cờ. Giờ đây, hắn mò đến Achentina để hái thêm những vòng nguyệt quế mới”. Tôi chợt nhớ ra vài điều về nhà vô địch trẻ tuổi này và sự nghiệp lừng lẫy của hắn. Anh bạn tôi, vốn theo dõi báo chí khá kỹ, đã cung cấp một số chuyện vui, bổ sung cho những hiểu biết của tôi về Cz enkovic. Cách đây khoảng một năm, Cz entovic đã bất thần nổi lên, sánh ngang cùng các bậc thầy nổi danh nhất trong làng cờ vua như Aljechin, Capablanca, Tartakower, Lasker hay Bogoljubow. Kể từ năm 1922, khi thần đồng bẩy tuổi Rzecewski lên ngôi trong giải cờ vua New York, chưa từng có một nhân vật nào của làng cờ vừa bí hiểm vừa thu hút nhiều sự quan tâm như hắn. Bởi lẽ khả năng trí tuệ của Czenkovic lẽ ra không thể mở ra cho hắn bất cứ triển vọng tư ơng lai nào. Ðầu tiên người ta còn giữ kín, nhưng rồi tin đồn cứ lan dần ra mãi rằng gã vô địch

này không có khả năng viết nổi một câu không sót lỗi chính tả, cho dù là bằng tiếng mẹ đẻ. Người ta còn kể rằng một đối thủ của hắn đã nổi giận, “xiả” một câu r ằng: “Sự vô văn hóa của hắn bao quát tất cả mọi lĩnh vực”. Czentovic là con một người lái đò Xlavơ nghèo trên sông Danube. Chiếc đò bé tẹo của ông này đã bị đắm trong một đêm no,ï do đụng phải một tàu hơi nước chở lúa. Người cha bị chết, đứa con, khi ấy mới mười hai tuổi, đã được vị cha xứ của làng đem về nuôi. Vị cha xứ đôn hậu đã cố gắng dậy dỗ cho cậu bé có vầng trán rộng, trầm lặng và bẳn tính này những kiến thức mà nó đã không được học ở nhà trường. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của ông đều vô ích. Trước những câu chữ được cắt nghĩa hàng trăm lần, Mirko vẫn trơ trơ nhìn bằng ánh mắt trống rỗng. Dù có cố gắng vận động cách mấy, bộ não của nó vẫn hoàn toàn bất lực trong việc tiếp thu những khái niệm cơ bản nhất. Mười bốn tuổi, nó còn dùng ngón tay để đếm. Và vài năm sau, nó vẫn phải cố gắng tột bực mới đọc được sách báo. Tuy vậy, không ai có thể chê trách nó là ngoan cố hay cứng đầu. Nó cung cúc làm tất cả những điều người ta sai bảo : xách nước, chẻ củi. làm ruộng, lau chùi nhà bếp. Nói tóm lại, nó ngoan ngoã n thực hiện tất cả mọi mệnh lệnh, và làm một cách chậm chạp đến phát ngốt. Nhưng điều khiến vị cha xứ rầu rĩ nhất chính lại là cái vẻ trơ khấc, thờ ơ của đứa giúp việc kỳ dị. Nó không bao giờ cãi lại ông, cũng chẳng bao giờ đặt câu hỏi. Nó không chơi với những đứa trẻ cùng lứa, và cũng chẳng màng bày chuyện này chuyện nọ khi không ai sai khiến. Xong việc là nó ngồi ru rú trong một góc nào đó với vẻ thờ thẫn và xa vắng của những con cừu ở bãi chăn. Mirk o không quan tâm đến bất cứ chuyện gì xẩy ra xung quanh nó. Buổi tối, vị cha xứ châm chiếc tẩu dài nhà quê, chơi ba ván cờ mỗi ngày với viên đội xếp. Gã thiếu niên lẳng lặng ghé sát mái tóc vàng rối bù lại chiếc bàn. Dưới đôi lông mày nặng chiũ, hắn đăm đăm nhìn bàn cờ bằng đôi mắt tưởng như thờ ơ hay ngủ quên. Một tối mùa đông, khi hai đối thủ đang mê mải với ván cờ, thì từ xa vọng lại tiếng chuông ngày một gần của một chiếc xe kéo đang lướt nhanh. Một người nông dân, chiếc nón ngập tuyết, hấp tấp bước vào, yêu cầu vị cha xứ đến rửa tội cho mẹ già của anh đang trong cơn hấp hối. Vị cha xứ lập tức lên đường. Viên đội xếp khi đó đang dang dở ly bia. Ông bèn châm một tẩu thuốc cuối cùng rồi bắt đầu xỏ chân vào đôi ủng nặng chịch để chuẩn bị ra đi. Bất chợt, ông bắt gặp đôi mắt của Mirko như bị cuốn vào ván cờ vừa khởi đầu. “Muốn chơi nốt ván cờ này không, chú bé?”, viên đội nói bằng giọng diễu cợt vì tin chắc rằng gã thiếu niên khù khờ này thậm chí không biết cách di chuyển một con chốt. Mirka rụt rè ngẩng đầu lên, ra hiệu đồng ý, và ngồi vào chỗ vị cha xứ. Sau mười bốn nước, thế là viên đội xếp bị hạ đo ván. Hơn nữa, ông buộc phải thừa nhận rằng thất bại của ông hoàn toàn không phải do chủ quan. Ván cờ thứ hai có cùng kết cuộc. “Ðúng là con lừa của Balaam!”, vị tu sĩ bàng hoàng thốt lên khi ông trở về nhà. Ông giải thích với viên đội, vốn kém hiểu biết hơn ông về Kinh thánh, rằng hai nghìn năm trước đây đã từng diễn ra một phép lạ khi một kẻ câm đột ngột phát ra những lời lẽ khôn ngoan. Mặc dù đã khuya, vị cha xứ vẫn không thể nhịn được ý muốn đọ tài với thằng n hỏ giúp việc của ông. Mirko cũng hạ đo ván ông một cách dễ dàng. Nó có một lối chơi chậm chạp, dai dẳng, không suy xuyển. Trong suốt ván đấu, nó cúi gằm đầu xuống bàn cờ, không một lần ngước lên vầng trán rộng. Nhưng rõ ràng là nó có một chiến thuật rất chắc chắn. Những ngày sau đó, cả vị cha xứ lẫn viên đội đều không tài nào gỡ nổi lấy một ván. Vị cha xứ vốn biết rõ hơn ai hết về sự chậm lụt của Mirko trong các lĩnh vực khác, trở nên cực kỳ tò mò muốn biết cái tài năng thiên bẩm này liệu có được thể hiện trước các đối thủ mạnh hơn hay không. Ông bèn đưa Mirko đến ông thợ hớt tóc của làng, nhờ tiả lại mái tóc bờm xớm màu vàng rơm của nó để thằng bé trông ra hồn ra dáng hơn. Sau đó, ông cho nó lên chiếc xe kéo, đưa ra thị trấn nhỏ ở kế bên. Tại đây, ông có quen vài tay cờ mạnh hơn ông, vốn thường tụ tập nhau trong một quán cà phê ở quãng trường lớn. Khi vị cha xứ bước vào, đẩy ở phiá trước cậu bé mười lăm tuổi có mái tóc vàng, đôi má hây đỏ, đôi bờ vai mịn mang, súng sính trong đôi ủng quá khổ và nặng chịch, thì những người ở đó đều trợn tròn mắt ngạc nhiên. Mirko đứng như trời trồng, đôi mắt rụt rè cúi thấp, cho đến khi người ta gọi nó ngồi vào một trong các bàn cờ. Nó thua ván đầu tiên vì chưa bao giờ thấy người giám hộ tuyệt vời của nó sử dụng cái gọi là “Khai cuộc Sicille”. Ván thứ hai, nó đã hòa với tay cờ khá nhất trong đám, và kể từ ván thứ ba, nó liên tục hạ đo ván hết người này đến người khác.

Thế là một thị trấn nhỏ bé của Nam Tư đã trở thành sân khấu cho một trong những sự kiện giật gân nhất. Những vị thân hào, những vị máu mặt của thị trấn đã được dịp chứng kiến sự khởi đầu đầy ấn tượng của một nhà vô địc h. Mọi người đồng loạt quyết định giữ thiên tài trẻ tuổi này ở lại thị trấn đến ngày hôm sau để thông báo về sự hiện diện của nó với các thành viên khác của câu lạc bộ, và nhất là để báo tin đến lâu đài của vị bá tước già Simczic, người nổi tiếng mê cờ vua. Vị cha xứ bắt đầu nhìn thằng nhỏ giúp việc của mình bằng một sự hãnh diện hoàn toàn mới. Mặc dù rất vui sướng trước phát hiện này, nhưng ông vẫn k hông quên những bổn phận của mình. Ông tuyên bố sẵn sàng giao Mirko lại cho các vị ở đó để nó có dịp tỏ rõ hơn các khả năng của nó. Czentovic được đem đến một khách sạn, chi phí do các tay cờ đài thọ. Buổi tối hôm đó là lần đầu tiên trong đời nó nhìn thấy một phòng vệ sinh có bồn dội nước… Chiều chủ nhật hôm sau, trong một căn phòng đầy nghẹt người, Mirko ngồi bất động suốt bốn tiếng đồng hồ trước bàn cờ, không hé răng nói một lời, thậm chí không ngước cặp mắt lên. Nó đã quật đổ tất cả các đối thủ. Có ai đó lên tiếng đề nghị nó chơi cùng lúc với nhiều người. Người ta đến phải khốn khổ mới giải thích được cho gã thiếu niên cục mịch này thế nào là chơi một mình chống lại nhiều người. Nhưng khi Mirko hiểu ra, nó thực hiện ngay. Khua đôi giầy nặng chịch, nó đi từng bước chậm chạp hết từ bàn này đến bàn khác, và cuối cùng đã kết thúc bằng bẩy ván thắng trên tám. Thế là bắt đầu những cuộc thảo luận dài đăng đẳng. Mặc dù nhà tân vô địch không phải là người thị trấn, nhưng óc địa phương cục bộ vẫn ào ào trỗi dậy. Biết đâu cái thị trấn bé tí tẹo này lại chẳng nổi lên trên bản đồ nhờ sản sinh cho thế giới một nhân vật danh tiếng? Một ông bầu tên là Keller, xưa nay vẫn thường cung cấp các ca khúc và ca sĩ cho quán rượu của trại lính, bỗng xướng lên rằng ông ta sẽ đưa “hiện tượng trẻ” này lên Vienna, đến chỗ một kiện tướng lừng danh mà, theo lời ông, có để giúp Mirko “hoàn thiện nghệ thuật cờ vua”. Chỉ có điều là ai đó phải gánh vác giùm cái chi phí một năm ăn ở của cậu bé ở thủ đô. Bá tước Simczic, vốn chơi cờ hàng ngày từ suốt sáu mươi năm nay và chưa từng gặp một đối thủ nào cứng cựa như vậy, ngay tức khắc ký vào một tấm séc. Và thế là bắt đầu cái sự nghiệp phi thường của đứa con ông lái đò. Trong sáu tháng, Mirko đã học xong tất cả những bí quyết của môn cờ vua. Kiến thức của hắn tuy vậy vẫn cực kỳ hạn hẹp, và điều này đã biến hắn thành đề tài diễu cợt tại tất cả các nơi chốn mà hắn lai vãng. Bởi lẽ Czentovic không cách nào chơi nổi một ván cờ trưù tượng hay, nói theo thuật ngữ của giới, là một “ván cờ mù”. Hắn hoàn toàn bất lực, không sao hình dung nổi trong không gian một chiếc bàn cờ. Hắn cần phải thấy ngay trước mắt, cụ thể và hiển hiện, sáu mươi bốn chiếc ô đen và trắng cùng với ba mươi hai quân cờ. Ngay cả khi đã nổi tiếng khắp thế giới, hắn vẫn kè kè theo mình chiếc bàn cờ bỏ túi để dễ hình dung hơn vị trí các quân khi cần giải một thế cờ hay nghiên cứu một ván cờ hay. Khiếm khuyết này, tuy là chẳng đáng kể, cũng cho thấy sự thiếu vắng óc tưởng tượng của Czentovic. Trong giới, người ta bàn tán sôi nổi về điều đó, giống như các nhạc công xì xầm về một nhạc trưởng tài ba nhưng không cách nào điều khiển nổi dàn nhạc nếu không có bản dàn bè lù lù trước mặt. Nhưng đặc điểm này của Cz enkovic chẳng hề ngăn trở sự tiến bộ đáng kinh ngạc của hắn. Mười bẩy tuổi, hắn đã thắng một chục giải cờ vua. Mười tám tuổi, hắn trở thành vô địch nước Hung. Và, cuối cùng, lúc hai mươi tuổi, hắn trở thành vô địch thế giới. Những tay cờ tài năng nhất, những kẻ mà trí thông minh và óc tưởng tượng vượt xa lắc Czentovic, không sao kháng cự nổi cái thứ lôgich lạnh lùng và không sơ xẩy của hắn. Cũng giống như Napoléon bất lực trước viên tướng Kutusov cục mịch, Annibal trước Fabius Cunctator, kẻ mà Tite -Live kể rằng thời niên thiếu cũng từng lộ rõ những dấu hiệu thờ ơ và khờ khạo. Cho đến lúc đó, bảng danh sách những kỳ thủ lừng lẫy nhất cũng chỉ thấy bao gồm những nhân vật cực kỳ thông minh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học, toán học … Họ là những người giàu óc tưởng tượng, thường là những nhà sáng tạo, nhà phát minh. Lần đầu tiên, một kẻ lạ đã đột nhập vào thế giới của trí tuệ dưới hình thù một gã khờ cục mịch và bẳn tính, kẻ mà ngay cả những phóng viên khôn khéo nhất cũng không moi nổi một câu nào để lôi lên mặt báo. Quả thật đã có rất nhiều chuyện tếu lâm được thêu dệt lên xung quanh con người của Czentovic. Bởi lẽ, nếu như Czentovic là bậc thầy không thể chối cãi khi ngồi trước bàn cờ, thì chỉ cần đứng dậy là hắn đã lập tức chuyển thành một con rối thô thiển, bất chấp bộ trang phục màu đen trịnh trọng và viên ngọc giắt cà vạt đầy phô trương. Bàn tay được chăm sóc kỹ với các móng mài dũa công phu, thế nhưng hắn vẫn giữa cái tác phong và điệu

bộ của một anh nông dân đặc sệt, mới hồi nào còn quét phòng cho ông thầy tu làng. Với vẻ trơ trẽn đến lộ liễu và xấc xược (vốn liên tục gây ra sự thú vị lẫn những bàn tán ầm ĩ nơi các đồng nghiệp), hắn chỉ nghĩ đến chuyện làm sao moi được nhiều tiền nhất từ tài năng và tên tuổi của mình. Lòng tham khiến hắn không lùi bước trước bất cứ tính toán bủn xỉn nào, dù là nhỏ nhặt nhất. Hắn đi du lịch nhiều, nhưng bao giờ cũng mò đến những khách sạn loại ba. Hắn sẵn sàng chơi trong các câu lạc bộ ít tiếng tăm nhất, miễn là hắn được trả tiền. Người ta thấy ảnh hắn trên một tấm bích chương quảng cáo xà-bông. Và, chẳng hề đoái hoài đến những lời nhạo báng của các đối thủ, vốn biết rõ hắn không viết nổi ba câu cho ra hồn, hắn đã bán tên tuổi của mình cho một nhà xuất bản. Cuốn “Triết lý cờ vua” của nhà xuất bản này thật ra là do ông giám đốc nhà xuất bản giàu óc kinh doanh thuê một sinh viên trường Galicie viết dưới tên Czentovic. Như tất cả những gã ương dở, hắn không hề có ý niệm thế nào là lố bịch. Từ khi trở thành vô địch thế giới, hắn tự cho mình là nhân vật quan trọng nhất trần gian. Ý thức về sự chiến thắng trước những kẻ thông minh, những học giả - hay nói đúng hơn là cái thực tế hiển hiện và cụ thể rằng hắn kiếm được nhiều tiền hơ n trong chính lĩnh vực của họ – đã biến sự rụt rè bẩm sinh nơi Czentovic thành một sự kiêu ngạo lạnh lùng mà hắn thường đem phô ra một cách lộ liễu. “Thành công chớp nhoáng như vậy thì hỏi sao một bộ óc rỗng tuếch như hắn không chuếnh choáng?”, bạn tôi kết luận sau khi thuật lại một số trò hợm hĩnh trẻ con của Czentovic. “Một gã nông dân hai mươi mốt tuổi vùng Banat chợt nhận ra rằng chỉ cần một tuần ngồi di chuyển các con cờ trên một tấm ván là đủ kiếm ra bằng toàn bộ dân chúng làng mình cày bừa sụm lưng suốt cả năm. Thử hỏi sao mà không ngạo mạn? Với lại, đâu có khó gì tự cho mình là vĩ đại nếu như không hề hay biết rằng trên đời này còn tồn tại một Rembrandt, một Beethoven, một Dante hay một Napoléon? Gã Czent ovic đó chỉ biết có một điều duy nhất là từ nhiều tháng nay hắn chưa hề thua một ván cờ nào. Vì hắn tin chắc rằng trên đời này không có gì là giá trị ngoài cờ vua và tiền, nên hắn tự hào về mình cũng hoàn toàn hợp lý thôi. Câu chuyện của anh bạn khiến tôi đâm tò mò. Những kẻ thao cuồng đơn ý, những kẻ bị ám thị bởi một ý niệm duy nhất luôn khiến tôi đặc biệt chú ý, bởi lẽ tư duy càng bị hạn chế thì nó càng đi xa. Những kẻ như vậy, có vẻ thu mình trong lớp vỏ cô độc, nhưng thật ra lại giống như những con mối, túc tắc dựng lên cả một thế giới thu nhỏ hoàn toàn độc đáo bằng những vật liệu đặc biệt của chính họ. Tôi bèn nói ra ý định muốn quan sát gần hơn cái mẫu hình đặc biệt của sự phát triển trí tuệ đơn điệu này để tiêu khiển trong suốt cuộc hành trình mười hai ngày của chúng tôi đến Rio (có thể tác giả lầm, vì tàu chạy đến Buenos Aires? ND). “Anh không dễ làm chuyện đó đâu”, bạn tôi cảnh cáo. “Tôi chưa từng biết ai moi nổi một điều gì về cấu trúc tâm lý của Czent ovic. Ðằng sau vẻ xuẩn ngốc khó hiểu của hắn, gã cục mịch đó đủ khôn lanh để tự phòng thủ. Ðơn giản thôi : hắn tránh né mọi giao tiếp, chỉ gặp gỡ những người đồng hương cùng tỉnh trong các quán trọ rẻ tiền mà hắn thường lui tới. Khi đánh hơi thấy có người tò mò muốn tìm hiểu là hắn rút ngay vào cái vỏ sò. Chẳng ai dám khoe từng nghe hắn nói một câu ngu ngốc nào. Cũng chẳng ai biết rõ về mức độ vô văn hóa mà người ta nói là toàn diện của hắn”. Thực tế cho thấy anh bạn tôi nói đúng. Trong những ngày đầu t iên của cuộc hành trình, tôi buộc phải thừa nhận rằng tiếp cận với Czenkovic là vô phương, trừ phi dò xét hắn một cách thô thiển. Mà điều này lại hoàn toàn không phù hợp với thói quen lẫn con người tôi. Hắn thỉnh thoảng vẫn đi dạo trên cầu tàu, nhưng lúc n ào cũng với cái vẻ bận bịu suy tư, không muốn ai làm phiền, hai tay chắp sau lưng giống y như cung cách của Napoléon trong một bức họa nổi tiếng. Hơn nữa, sau những cuộc dạo chơi nhát gừng, hắn thường rời đi một cách đột ngột và vội vã đến mức muốn bắt chuyện với hắn có lẽ phải chạy theo hộc hơi. Hắn không bao giờ ló đầu vào quầy rượu hay phòng hút thuốc. Cậu phục vụ rỉ tai với tôi rằng phần lớn thời gian hắn rúc trong cabin của hắn, ngồi trước một bàn cờ lớn để tập luyện hay ôn lại các ván đấu. Ba ngày đủ để thuyết phục tôi rằng chiến lược phòng thủ của hắn còn khéo léo hơn cả ý muốn tiếp cận của tôi. Tôi cảm thấy rất bực bội. Chưa bao giờ tôi có dịp làm quen với một nhà vô địch cờ vua. Giờ đây càng cố gắng đạt điều đó thì tôi càng thất bại. Làm cách nào biết được sự vận hành của một bộ óc mà suốt cuộc đời chỉ độc nhất quan tâm đến một diện tích gồm sáu mươi bốn ô vuông, đen và trắng? Dĩ nhiên, qua kinh nghiệm, tôi hiểu cái hấp lực bí ẩn của cái môn được gọi là cờ “vua” này. Ðó là trò chơi duy nhất do con người phát minh

hoàn toàn thoát khỏi sự thống trị nghiệt ngã của ngẫu nhiên. Ðó là trò chơi duy nhất mà người ta chỉ có thể chiến thắng bằng trí tuệ, hay nói đúng hơn là một dạng trí tuệ đặc biệt nào đó. Liệu có phải là hạ thấp quá không nếu ta gọi nó là “trò chơi”? Phải chăng nó là một khoa học, một nghệ thuật, hay nó là cỗ áo quan của đấng tiên tri Mohamet, nằm lủng lẳng giữa đất và trời? Khó tin nổi trong cờ vua lại có nhiều mâu thuẫn như thế. Nó xuất phát từ ngàn xưa nhưng lúc nào cũng mới mẻ. Nó bị giới hạn chặt chẽ trong một không gian hình học cố định, thế nhưng các đòn phối hợ p của nó thì vô tận. Nó liên tục phát triển nhưng lại vô sinh : đó là một dạng tư duy không dẫn đến kết luận nào, một dạng toán học không xác lập được quy luật nào, một dạng nghệ thuật không để lại tác phẩm nào, một dạng kiến trúc không sử dụng vật liệu nào. Thế mà nó đã chứng tỏ còn tồn tại - theo cách của nó - lâu hơn cả các cổ thư, các tượng đài. Trò chơi độc đáo này thuộc về tất cả mọi dân tộc và tất cả mọi thời đại, do đó mà chẳng ai biết vị chúa nào đã ban nó cho con người để tiêu diệt nỗi nhàm chán, mài dũa tư duy, và giúp tâm hồn khởi sắc. Nó bắt đầu ở đâu? Nó kết thúc ở đâu? Một đứa bé hỉ mũi chưa sạch cũng học được các luật lệ chơi cờ đầu tiên. Một kẻ dốt nát cũng có thể chơi và đạt đến, trong giới hạn vuông vức của chiếc bàn cờ, một độ tinh hoa theo nghĩa riêng, miễn là hắn có một năng khiếu đặc biệt. Hắn thậm chí có khả năng đi tới những phát hiện như người ta đã làm trong toán học, trong thi ca, trong âm nhạc … có lẽ chỉ bằng cách đơn giản là liên kết sự vật theo một lối khác. Thuở xưa, niềm đam mê môn tướng mạo học có lẽ đã khiến Gall tiến hành phẫu thuật phân t ích não bộ của các nhà vô địch cờ vua để xem chất xám của các thiên tài này có những nếp đặc biệt nào khác với người thường, kiểu như một dạng “cơ hay bướu cờ vua”. Ông ta hẳn sẽ rất quan tâm trường hợp của Czentovic, kẻ mà năng khiếu thiên bẩm đi đôi với sự biếng nhác trí tuệ tuyệt đối, tựa như sợi chỉ vàng chạy xuyên suốt một tảng đá lớn đặc sệt. Tôi hiểu rằng, về nguyên tắc, trong trò chơi độc đáo và tuyệt diệu này có thể xuất hiện những quái nhân. Nhưng tôi không tài nào hiểu nổi vì sao người ta có thể dồn cả một cuộc sống trí tuệ vào những nước đi chật hẹp, chỉ quan tâm duy nhất một điều là tấn tới hay thoái lui ba mươi hai quân cờ trên các ô đen và trắng, và tìm kiếm trong các nước đi qua lại này toàn bộ vinh quang của cuộc đời. Làm sao có thể hình dung một người cho rằng việc khai cuộc bằng con mã, thay vì con tốt, là một phát hiện có thể giúp cái phần bất tử nhỏ nhoi của hắn đi vào một góc trong một cuốn cẩm nang cờ vua? Làm sao hình dung được một người, một kẻ thông minh, lại có thể không nổi điên lên, và trong suốt mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm, luôn cố gắng bằng mọi sinh lực tư duy đi đến một mục đ ích lố bịch là dồn cho bằng được một ông vua bằng gỗ vào một góc của tấm ván? Giờ đây, một hiện tượng như thế, một thiên tài độc đáo như thế, một gã điên khó hiểu như thế lần đầu tiên trong đời đang ở ngay sát cạnh tôi, trên cùng một chiếc tàu, cách tôi đúng sáu cabin. Thế mà tôi - cái thằng tôi đã xúi quẩy bị tạo hóa ban cho tính hiếu kỳ, sự đam mê trước tất cả mọi hoạt động trí tuệ - lại thấy mình bị khước từ mọi cơ hội để tiếp cận hắn. Tôi bắt đầu vắt óc suy tính những mưu mẹo phi lý nhất : Nếu như tôi xin phỏng vấn hắn, nói đại là nhân danh một tờ báo lớn nào đó, vấn đề là phải khéo tâng bốc hắn lên? Hay là tôi đề nghị với hắn một giải cờ béo bở ở Xcốtlen, dụ khị hắn bằng mối lợi tiền bạc? Cuối cùng, tôi sực nhớ ra một trong các phương pháp hiệu quả n hất của người đi săn : dụ con gà gô bằng cách nhại theo tiếng gáy của nó vào mùa tình yêu. Chơi cờ vua hẳn phải là phương cách chắc chắn nhất để thu hút sự quan tâm của một tay cờ. Không đúng vậy sao? Nói trắng ra, tôi chưa bao giờ là một nghệ nhân thực thụ trong lĩnh vực này vì tôi chỉ chơi để giải trí mà thôi. Tôi ngồi vào bàn cờ, bỏ ra một giờ, thì cũng chỉ cốt để thư giãn đầu óc, chẳng cố gắng động não làm gì. Tôi “chơi” theo đúng nghĩa đen của từ này, chứ không phải như những kỳ thủ thực sự. Họ “thực hành nghiêm túc”, nếu cho phép tôi được táo tợn dùng thuật ngữ mới sáng chế này. Trong cờ vua, cũng như trong tình yêu, cần phải có đối tác. Mà tôi lại không biết trên tàu này có những tay nghiệp dư nào giống mình hay không. Ðể lôi họ ra ánh sáng, tôi giăng một cái bẫy đơn giản nhất : giống như người bẫy chim, tôi an tọa trong phòng hút thuốc trước chiếc bàn cờ. Ðối thủ là vợ tôi, một tay cờ thậm chí còn tệ hại hơn tôi. Chơi chưa được sáu nước thì một người đi dạo, rồi thêm một người nữa, dừng lại bên bàn cờ, xin phép được cho xem. Ðúng như ý muốn, một lúc sau có người xin được đánh với tôi một ván cờ. Ông này là một kỹ sư người Xc ốtlen, tên Mac Connor. Nghe đâu ông ta đã vớ bẩm nhờ khoan dầu ở

California. Béo lùn, hàm vuông, răng chắc, có lẽ khuôn mặt đỏ ững của ông có phần liên quan đến mùi whiskey nồng nặc. Ðôi vai rộng khác thường tạo cho ông dáng dấp một lực sĩ, và điều này đã thể hiện ngay trong các ván cờ. MacConnor là loại người thành công và kiêu hãnh về mình đến độ bất cứ thất bại nào cũng bị ông coi là một nỗi nhục cá nhân phải thanh toán, cho dù đó là một ván cờ vô hại. Quen lối bề trên và được nuông chiều bởi những thành công liên tiếpï, gã selfmade man (tạm dịch là kẻ tay trắng làm nên, ND) đô con này ý thức rõ sự ưu việt của mình đến mức tất cả sự đối kháng nào cũng đều bị ông xem là làm loạn, hay gần như là sự phỉ báng. Thua ván đầu tiên, MacConnor nhăn nhó, khó chịu ra mặt. Bằng một giọng hơi tẽn nhưng đầy uy lực, ông thanh minh rằng thất bại của ông là do một phút xao lãng. Thua đến ván thứ ba, ông đổ lỗi cho tiếng ồn ở phòng kế bên. Lần nào thua ông ta cũng đòi gỡ. Thoạt đầu, lòng tự ái dữ dội này khiến tôi thấy thích thú. Nhưng sau đó, tôi chỉ xem nó như chuyện phụ, không tác động gì đến kế hoạch của tôi : lôi kéo nhà vô địch thế giới lại bàn cờ. Ngày thứ ba, mưu kế của tôi đã thành công … nhưng chỉ một nửa. Trong lúc đi dạo, Czentovic có thể đã nhìn qua cửa sổ và thấy chúng tôi chơi cờ. Cũng có thể hắn muốn đem lại vinh dự cho phòng hút thuốc bằng sự hiện diện của mình, có trời biết được ! Hắn tiến vài bước về phiá chúng tôi và, từ khá xa, ném một ánh mắt am hiểu lên bàn cờ, nơi chúng tôi đang cả gan thực hành môn nghệ thuật của hắn. Ðúng lúc đó, Mac Connor dí con chốt. Buồn thay! Chỉ một nước đi đó cũng đủ để Czentovic nhận ra rằng các nỗ lực cùng cực của chúng tôi không xứng đáng chút nào với sự quan tâm cao thượng của hắn (nguy ên văn : sự quan tâm hoàng gia, ND). Với động tác của một người gạt sang bên cuốn tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền trên giá sách mà chăûng màng lật ra xem, hắn từ từ lui khỏi bàn và rời phòng hút thuốc. “Cân rồi, thấy quá nhẹ ký chứ gì!”, tôi tự nhủ mà lòng chua xót trước cái nhìn lạnh lùng và khinh bỉ đó. Không nén được bực bội, tôi nói với MacConnor : “Nước cờ của ông coi bộ sư phụ không ưng lắm” - Sư phụ nào? Tôi giải thích rằng cái gã vừa lại gần bàn ném cái nhìn coi thường chính là Czentovic, vô địch cờ vua thế giới. “Thế đấy!, tôi nói thêm, cả hai ta đành phải chấp nhận nỗi tủi nhục này và ráng mà chịu đựng sự khinh bỉ lặng lẽ của hắn. Nhãi nhép thôi thì chớ đòi múa rìu qua mắt thợ”. Những lời lẽ này tôi chỉ nói bâng quơ nhưng rõ ràng đã tác động mãnh liệt lên MacConnor. Ông tỏ ra bị kích động rất mạnh, thậm chí quên cả ván cờ vừa khởi đầu. Tự ái khiến hai vầng thái dương ông căng lên. Ông tuyên bố rằng không hề biết Czentovic có mặt trên tàu, rằng nhất định ông phải chơi một ván với hắn, rằng ông chưa từng được chơi với một nhà vô địch cỡ đó, trừ một lần cùng với bốn mươi người khác chống lại một tay như thế, và trong ván cờ rất sôi nổi của mình, ông đã “xém chút nữa là chiến thắng”. MacConnor hỏi tôi có quen biết cái nhân vật nổi tiếng đó hay không. Nghe tôi nói không quen, ông ta bèn xui tôi làm thân với hắn và yêu cầu hắn chơi vài ván với chúng tôi. Tôi liền từ chối, giải thích rằng, theo chỗ tôi biết, Czentovic không thích có những quan hệ mới. Vả lại, một ván cờ giữa nhà vô địch thế giới với mấy tay cờ hạng ba như chúng tôi thì có gì là hay ho? Có lẽ tôi không nên dùng cụm từ “tay cờ hạng ba” trước một người giàu lòng tự ái như MacConnor. Ông bật người ra phiá sau, tuyên bố lạnh lùng rằng, về phần ông, ông không tin Czentovic có thể từ chối lời mời lịch sự của một gentleman (t ạm dịch là người quân tử, ND) và đích thân ông sẽ lo giải quyết vụ này. Theo yêu cầu của ông, tôi mô tả lại vắn tắt những nét chính về nhà vô địch này. Nghe xong, ông hăng hái lao ngay vào cuộc tìm kiếm trên cầu tàu, thản nhiên bỏ lại ván cờ đang dang dơ.û Một lần nữa, tôi nhận ra rằng không có cách chi ngăn cản nổi chủ nhân ông của đôi bờ vai lực lưỡng đó một khi trong đầu ông ta đã dự định điều gì. Tôi chờ đợi, hơi sốt ruột. Khoảng mười phút sau MacConnor trở lại. Và tôi thấy ông ta chẳng nguôi ngoai được là bao.

“Thế nào?”, tôi hỏi. - Ông có lý - MacConnor đáp, vẻ phật ý - Cái gã đó đúng là khó chịu. Tôi đã rất khiêm tốn tự giới thiệu về mình. Thế mà hắn thậm chí chẳng thèm chìa tay cho tôi bắt. Tôi cố gắng trình bày với hắn rằng tất cả mọi người trên tàu sẽ rất vui sướng nếu hắn đồng ý chơi một ván tập thể với chúng ta.Vậy mà hắn vẫn trơ như khấc. Hắn nói là hắn rất tiếc vì hắn dứt khoát phải tuân thủ hợ p đồng, theo đó, trong suốt vòng thi đấu hắn không thể chơi cờ nếu như không được trả tiền. Do đó, hắn tự thấy bắt buộc phải yêu cầu tối thiểu hai trăm năm mươi đôla cho mỗi ván cờ. Tôi phì cười, nói : “Thật tôi chưa từng nghĩ vi ệc đưa đẩy các con cờ trên những ô đen và trắng lại là một phi vụ làm ăn béo bở như thế. Hẳn là ông đã lịch sự rút lại lời mời đầy nhã ý đó?”. Nhưng MacConnor vẫn giữ bộ mặt nghiêm túc. “Ván cờ sẽ bắt đầu chiều mai, trong phòng hút thuốc. Tôi hy vọng chúng ta sẽ không để hắn hạ trắng tay một cách dễ dàng”. - Sao? Ông chấp nhận các điều kiện của hắn? Tôi ngạc nhiên thốt lên. - Tại sao không? Ðó là nghề của hắn mà. Giả dụ tôi bị đau răng và trên tàu này có một ông nha sĩ thì tôi sẽ không yêu cầu ông ta khám răng miễn phí. Czentovic nói thẳng tuột ra như vậy cũng có lý của hắn. Bất kể trong lĩnh vực nào, những kẻ có tài thực sự bao giờ cũng biết làm ăn. Phần tôi, tôi cho rằng thà cứ ngã giá sòng phẳng như thế mà lại hay. Tôi thà là trả bằng tiền mặt còn hơn là hưởng sự chiếu cố của “ngài” Czentovic, và cuối cùng lại còn cái khổ là phải cám ơn hắn nữa chứ. Dẫu sao thì trong câu lạc bộ của tôi, tôi đã từng mất nhiều hơn hai trăm năm mươi đôla trong một đêm, mà nào đã được hưởng cái hân hạnh chơi cờ với một nhà vô địch thế giới. Ðối với một “tay cờ hạng ba” thì đâu có gì nhục nhã nếu như bị Czentovic hạ gục”. Tôi thích thú thấy lòng tự ái của MacConnor bị tổn thương trầm trọng như thế nào trước cái cụm từ vô hại “tay cờ hạng ba”. Nhưng vì ông ta đã quy ết định trang trải mọi chi phí cho cái hân hạnh đắt tiền đó, tôi thấy chẳng việc gì phải phản đối lòng tự ái khá lố bịch này, bởi lẽ rốt cuộc thì nó cũng đã giúp tôi tiếp cận với cái nhân vật độc đáo mà tôi rất tò mò muốn biết. Chúng tôi vội vã thông báo sự kiện này cho bốn năm tay cờ mới quen trên tàu. Ðể không bị quấy rầy bởi đám đông hiếu kỳ, chúng tôi bao trả tiền luôn các bàn bên cạnh.

~

Related Documents

Chess
May 2020 36
Chess
November 2019 51
Chess
May 2020 29
Chess Openings
August 2019 53
Chess Scorepad
May 2020 18