Che-do-lao-dong-tai-vn

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Che-do-lao-dong-tai-vn as PDF for free.

More details

  • Words: 11,798
  • Pages: 16
Đại Việt-daiviet.org

Page 1 sur 16 »» Trang nhà »» Giới thiệu »» Liên lạc

ĐẠI VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG Nhân bản - Dân chủ - Thịnh vượng Tạp chí cách mạng

Tìm kiếm:

i Bài viết n j k l m n j Tạp chí k l m

Tìm

Ban biên tập Các số báo Tài liệu tham khảo Việt Nam (Chiến tranh, Chính trị) Lịch sử Việt Nam Thế giới Nhân quyền Đảng sử Giai đoạn Tin tức thời sự Tin Việt Nam Tin Thế giới Văn hóa nghệ thuật Văn Thơ Tranh ảnh Quốc ca, Đảng ca Ý kiến bạn đọc

Chế Độ Lao Động Tại Việt Nam: Lý Thuyết Và Thực Hành Vietnam Review

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/15/2006

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 2 sur 16

POW/MIA Links Báo Chí Việt

Chế Độ Lao Động Tại Việt Nam: Lý Thuyết Và Thực Hành [15/11/2006 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Báo Chí Ngoại Quốc Internet Radio Hội Đoàn Diễn Đàn Liên lạc Webmaster: Đan Phượ ng Số người truy cập:

Nguyễn Quốc Khải Bài thuyết trình tại Hội Nghị Warszawa, Ba Lan, 28-30 tháng 10, 2006 Nhật báo Người Việt, Mục Diễn Đàn, 13.11.2006 Hình bên (Tuổi Trẻ): Công nhân biểu tình và đình công tại Hãng Giầy Gia Ðịnh, quận Thủ Ðức, Saigon, ngày 12/2/2006. LGT: Ô. Nguyễn Quốc Khải là một trong 9 sáng lập viên của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam mới thành lập tại Warszawa, thủ đô Ba Lan. Ô. Khải là một cựu chuyên viên kinh tế của Ngân Hàng Thế Giới và cựu giáo sư thính giảng của Trường Cao Học Quốc Tế Vụ, Johns Hopkins University. Theo một cuộc điều nghiên vào năm 2005 Việt Nam có 44.4 triệu người ở trong tuổi làm việc trong tổng số dân là 84 triệu người. Khoảng 56.8 % của lực lượng lao động nói trên sống về nghề nông, 37% sống về công nghiệp, và 6.2 % còn lại làm trong ngành dịch vụ. [i] Một điều nghiên khác cho thấy 75.6% lực lượng lao động sinh sống ở thôn quê và 24.4% sống tại thành thị. [ii] Vào tháng 6, 2006, Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam (TLÐLÐVN), một tổ chức bao trùm tất cả mọi nghiệp đoàn công nhân (công đoàn) tại Việt Nam, công bố rằng TLÐLÐVN có khoảng 5.2 triệu thành viên với 71.9 % làm việc trong khu vực công, 34.9% làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, và 28.1 % làm việc trong khu vực tư. Cũng theo TLÐLÐVN, số thành viên của tổ chức này chiếm 95% và 90% tổng số công nhân của hai khu vực công và doanh nghiệp nhà nước. Khoảng 1.5 triệu thành viên của TLÐLÐVN làm việc trong khu vực tư kể cả 600,000 người làm việc trong các công ty có vốn đầu tư ngoại quốc. Tuy nhiên con số công nhân được đoàn ngũ hóa chỉ chiếm 12% của tổng số lực lượng lao động vì phần lớn lực lượng này sinh sống bằng nghề nông trên những thửa ruộng nhỏ ở thôn quê và không nằm trong công đoàn. [iii] Luật lao động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của khoảng 19.2 triệu công nhân Việt Nam ở trong và ngoài công đoàn thuộc hai ngành công nghiệp và dịch vụ, không kể số công nhân không rõ trong ngành nông nghiệp. Ðược ban hành vào năm 1994 và tu chính vào năm 2002, Luật Lao Ðộng của Việt Nam khá cấp tiến trên giấy tờ nhưng trên thực tế việc thi hành rất yếu kém. Một trong những lý do chính làm cản trở sự cải thiện tình trạng lao động tại Việt Nam là công nhân không được phép thành lập công đoàn để thực sự bảo vệ quyền lợi của mình. Tóm tắt

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 3 sur 16

Việt Nam đã từng gia nhập Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (International Labor Organization - ILO) từ 1955 nhưng không liên tục. Việt Nam chính thức gia nhập trở lại tổ chức này vào năm 1992. Luật Lao Ðộng đầu tiên sau 1975 của Việt Nam được ban hành vào 1994. Bộ luật này được sửa đổi vào 2002. Luật Lao Ðộng của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều lực đối kháng: nhà nước một mặt muốn phát triển kinh tế và thực hiện những cam kết ấn định bởi những hiệp định thương mại quốc tế, nhưng mặt khác lại muốn ổn định chính trị. Ðiều này có nghĩa là Ðảng Cộng Sản Việt Nam muốn tiếp tục duy trì độc quyền cai trị đất nước bằng mọi cách. Mục tiêu thứ hai ưu tiên hơn. Do đó nhà nước chủ trương chỉ thay đổi luật nếu không làm thiệt hại đến quyền lợi và vai trò thống trị của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Kể từ khi thực hiện chương trình “Ðổi Mới”, hay nói đúng hơn là chương trình “Cởi Trói”, quyền lao động đã được cải thiện một phần nào so với “thời kỳ bao cấp”. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn lao động quốc tế hay của những nước Á châu, luật lao động của Việt Nam còn cần phải được cải tổ sâu rộng và việc thi hành cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Tệ trạng này không chỉ đúng với luật lao động mà còn đúng với hầu hết các luật khác, kể cả Hiến Pháp của Việt Nam. Luật Lao Ðộng Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trên giấy tờ kể từ khi được ban hành cho đến nay, nhưng hầu hết những tiến bộ này đều có mặt trái. Một trong những tiến bộ đó là quyền đình công được công nhận cũng chỉ trên giấy tờ vì trên thực tế không thực hiện được. Công nhân phải tự động kết thành những nhóm và mạnh dạn đòi hỏi quyền lợi về lương bổng, sức khỏe, và an toàn nghề nghiệp. Công nhân công khai thảo luận những quyền lợi lao động với sự làm ngơ của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam (TLÐLÐVN). Một trong những lý do chính đã cản trở sự cải thiện quyền lao động tại Việt Nam là công nhân không được tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập. Việt Nam chưa có quyền tự do lập hội. Tất cả mọi công đoàn đều phải thuộc vào TLÐLÐVN, một cơ quan của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tuy nhiên tại một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân tự động thành lập nghiệp đoàn không chính thức. Mặc dầu thiếu chuyên nghiệp, những nghiệp đoàn tự lập này một phần nào đã có thể tranh đấu để bảo vệ công nhân, chống lại những bất công thái quá và bóc lột của chủ nhân và ban quan trị trước sự bất lực của tổ chức TLÐLÐVN địa phương (Công Ðoàn Cơ Sở cấp doanh nghiệp và Liên Ðoàn Lao Ðộng cấp tỉnh). Vì không được huấn luyện, công nhân Việt Nam chưa có khả năng thương lượng tập thể một cách hữu hiệu. Kinh tế bành trướng nhanh chóng, tham nhũng lan rộng, thiếu ngân sách, thiếu huấn luyện và thiếu nhân viên đã làm cho việc thi hành luật lao động trở nên vô cùng khó khăn. Hậu quả là công nhân Việt Nam phải làm việc trong những điều kiện thiếu an toàn và hại cho sức khỏe. Việt Nam hiện có tình trạng khiếm dụng, thất nghiệp, nhân công vị thành niên, bị buộc làm nghề mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em. [iv] Áp lực đòi hỏi cải tổ luật lao động Luật lao động Việt Nam 1994 đã được tu chính vào năm 2002. Từ đó đến nay đã có một vài thay đổi về việc giản dị hóa thủ tục hành chánh, thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội, và phát triển việc thành lập nghiệp đoàn tại các xí nghiệp. Tuy nhiên đa số công nhân thấy không có lợi ích gì để tham gia tổ chức lao động của nhà nước vì mục tiêu của tổ chức này là thay Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM, kiểm soát công nhân chứ không phải để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Việt Nam chịu một số áp lực mạnh phải đòi hỏi cải tổ luật lao động. Trước hết, khi Việt Nam soạn luật Lao Ðộng 1994, khu vực quốc doanh bao trùm phần lớn nền kinh tế Việt Nam. Trong mười năm sau, với việc gia nhập tổ chức ASEAN vào năm 1995, luật Doanh Nghiệp ban hành vào năm 1999, Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương Việt-Mỹ (Bilateral Trade Agreement - BTA) bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2001, và Việt Nam quyết định đẩy mạnh việc chuẩn bị gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization - WTO) bắt đầu từ năm 2002, cấu trúc của kinh tế Việt Nam đã thay đổi. Khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài chiếm 61.6% tổng sản phẩm nội địa vào năm 2002. Việt Nam phải thay đổi luật lao động để đáp ứng môi trường kinh tế mới. Thứ hai, Việt Nam cần phải thay đổi luật lao động để phù hợp với đòi hỏi của BTA và tiêu chuẩn của WTO. Thứ ba, nhắm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần giản dị hóa thủ tục mướn công nhân Việt Nam áp dụng cho những công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, các công ty này có thể mướn công nhân trực tiếp, không phải qua công ty dịch vụ của nhà nước.

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 4 sur 16

Theo luật lao động dưới chế độ quốc doanh bao cấp, các công ty chịu trách nhiệm trả trợ cấp thất nghiệp cho công nhân bị cho nghỉ việc. Ðể thích nghi với kinh tế thị trường, chương trình bao cấp thất nghiệp được thay thế bằng chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Chương trình này được tài trợ bởi sự đóng góp của nhà nước, chủ nhân và công nhân. Trong lãnh vực may dệt, những công ty nhập cảng Tây phương thường ưu tiên mua hàng của những công ty sản xuất có chứng chỉ SA8000. Chứng chỉ này chứng nhận rằng công ty sản xuất tuân theo tiêu chuẩn lao động căn bản ấn định bởi tổ chức Social Accountability International. Cũng vì lý do này mà chính phủ và các viên chức của ngành may dệt Việt Nam khuyến khích các công ty may dệt cải thiện môi trường lao động và xin cấp chứng chỉ SA8000. Khái quát về chế độ lao động tại Việt Nam Việt Nam và Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (ILO) Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (International Labor Organization - ILO) từ 1955 nhưng không liên tục. Việt Nam từng là hội viên của tổ chức này trong thời gian 1980-1985 và chính thức tham gia trở lại tổ chức này vào năm 1992. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 16 quy ước lao động quốc tế, bao gồm bốn trong tám quy ước nhân quyền của ILO. Kể từ khi dọn từ Bangkok về Hà-Nội vào tháng 1, 2001, Văn phòng Việt Nam của ILO đã giúp Việt Nam cải tổ chế độ lao động của Việt Nam tại cấp quốc gia, vùng, và tỉnh. Một trong những chương trình quan trọng nhất là việc thực thi luật lao động. Trong những năm đầu tiên, ILO giúp Việt Nam về chiến lược tạo việc làm, phát triển nhân lực, phát triển doanh nghiệp, bang giao công nghệ, bảo vệ xã hội, an toàn nghề nghiệp và sức khỏe, và luật lao động. Kể từ năm 2000, ILO giúp Việt Nam cũng như những nước khác thực hiện bốn mục tiêu mới: (1) phát triển nguyên tắc căn bản và quyền lợi tại nơi làm việc; (2) tạo nhiều cơ hội hơn cho đàn bà và đàn ông bảo đảm việc làm tốt và lương bổng xứng đáng; (3) cải thiện an sinh xã hội; (4) tăng cường những tổ chức phục vụ quyền lợi lao động và thương mại và giao tiếp về mặt xã hội. Luật Lao Ðộng của Việt Nam Luật Lao Ðộng 1994 là một tài liệu pháp lý căn bản cho chế độ lao động của Việt Nam. Bộ luật này được soạn thảo với sự đóng góp ý kiến của ILO bao gồm những tiêu chuẩn lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân và chủ nhân, khế ước lao động, việc bảo vệ những nhóm công nhân đặc biệt (đàn bà, trẻ em, công nhân lớn tuổi, công nhân tật nguyền, và công nhân ngoại quốc), hòa giải những tranh tụng về lao động. Luật Lao Ðộng 1994 cũng bao gồm những điều khoản về trách nhiệm của nhà nước trong những chương trình huấn luyện và tạo việc làm. Bộ luật 1994 thay thế những luật lệ về lao động ban hành trước đó nếu không phù hợp với luật mới. Do đó một số luật cũ vẫn còn hiệu quả, thí dụ như Luật 1990 về việc thành lập và hoạt động của công đoàn. Luật Lao Ðộng 1994 áp dụng cho mọi xí nghiệp thương mại và công nghệ, tổ chức ngoại quốc và quốc tế và cá nhân sử dụng nhân công. Những điều lệ của bộ luật này áp dụng có công nhân ngoại quốc cũng như Việt Nam làm việc tại Việt Nam, công dân Việt Nam làm việc tại nước ngoài, những người học nghề và những người giúp việc trong nhà. Những thành phần sau đây không bị lệ thuộc vào Luật Lao Ðộng 1994: công nhân Việt Nam hay ngoại quốc làm việc cho những hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham dự, các nhân viên của nhà nước, cảnh sát, quân đội, và thành viên của những cơ chế chính trị và xã hội. Bộ Luật Lao Ðộng 1994 đã được thông qua bởi Quốc Hội, sau khi đã được thảo luận giữa các công đoàn, nhà nước và Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Một số kết quả tích cực đã đạt được ít nhất trên giấy tờ như sau: (1) công nhân có quyền đình công; (2) công đoàn được phép thành lập tại mọi doanh nghiệp không phải chỉ tại các xí nghiệp quốc doanh; (3) nghiệp đoàn hóa những công ty có vốn đầu tư nước ngoài; (4) bảo đảm mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, nghỉ sanh đẻ, và trả lương làm phụ trội. Thi hành luật

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 5 sur 16

Sau khi Bộ Luật Lao Ðộng 1994 được chấp thuận vào tháng 6 năm 1994, nhiều luật lệ khác mà phần lớn là pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, v.v. đã được ban hành phần đông bởi Bộ LÐTBXH để tu chính, bổ túc, và giải thích cách thi hành luật. Tuy nhiên vấn đề thực hiện và kiểm tra thi hành luật lao động là những khó khăn lớn lao. Nguyên nhân thứ nhất là việc soạn thảo và ban hành những tài liệu pháp lý để hỗ trợ việc thi hành luật lao động bị trễ nải. Ngoài ra những cơ quan phụ trách thiếu nhân viên có khả năng, ngân sách và phương tiện huấn luyện. Hậu quả là phần lớn công nhân và chủ nhân Việt Nam không biết đến những điều khoản của Luật Lao Ðộng. Ðiều khoản 192 của Bộ Luật Lao Ðộng 1994 ấn định việc trừng phạt những vi phạm luật lệ lao động. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, vi phạm luật lao động có thể bị cảnh cáo, phạt tiền, mất giấy phép hành nghề, bắt buộc trả lương bổng, buộc công ty đóng cửa hay chịu án hình sự theo Luật Hình Sự của Việt Nam. Luật Lao Ðộng cũng ấn định rằng bất cứ ai cản trở, hối lộ, hay ám hại một thanh tra hay viên chức lao động trong khi người này đang thi hành phận sự sẽ bị trừng trị. Chủ nhân các công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định của chính quyền và có thể bị phạt vì không tôn trọng khế ước lao động hoặc thỏa hiệp tập thể. Một số lý do khiến công nhân phải tự động tập họp, biểu tình và đình công không có phép có thể được tóm tắt như sau: Hầu hết luật lệ chỉ có trên giấy tờ. Việc thi hành tồi tệ. TLÐLÐVN không đại diện cho quyền lợi công nhân. Bộ LÐTBXH bất lực không kiểm soát được những vi phạm luật lao động của chủ nhân và ban quản trị. Thông đồng giữa chủ nhân và đại diện TLÐLÐVN. Tệ nạn ham nhũng. Những vấn đề chính của chế độ lao động tại Việt Nam Nghiệp đoàn công nhân Tại Việt Nam không có quyền thành lập hội thật sự. Tương tự như các tổ chức chính trị quần chúng và tôn giáo, các tổ chức nghiệp đoàn công nhân chỉ được phép thành lập nếu đặt dưới quyền kiểm soát của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tất cả mọi công đoàn đều thuộc về Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam (TLÐLÐVN), một bộ phận của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Hệ thống tổ chức của TLÐLÐVN như sau: Cấp Cấp Cấp Cấp

trung ương: Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng (General Federation of Labor). tỉnh: Liên Ðoàn Lao Ðộng (Local Trade Union). ngành: Công Ðoàn Ngành (Industry Trade Union). doanh nghiệp / công ty: Công Ðoàn Cơ Sở (Trade Union Organization).

Ðiều khoản 7 (2) của Luật Lao Ðộng tái xác nhận quyền của công nhân quy định trong hiến pháp được tổ chức và gia nhập vào công đoàn hay tham dự những hoạt động của công đoàn miễn là những hoạt động này hợp pháp và được thực hiện phù hợp với Luật Công Ðoàn 1990. Quyền này áp dụng cho tất cả những nhân viên của những doanh nghiệp thương mại hay công nghệ, cũng như các cơ quan của nhà nước và các tổ chức xã hội. Theo nhà nước, 95% công nhân của khu vực công, 90% công nhân trong các xí nghiệp quốc doanh, và gần 70% công nhân trong khu vực tư đã được đoàn ngũ hóa. Khu vực tư kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khoảng 500,000 thành viên công đoàn. Nhưng phần đông lực lượng lao động sinh sống ở thôn quê trên những nông trại nhỏ và dùng nhân lực gia đình nên không thể được đoàn ngũ hóa thành công đoàn. Theo Luật Công Ðoàn và một số luật lệ khác, công đoàn được xem như là những bộ phận của nhà nước và chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tất cả các công đoàn cơ sở phải được Liên Ðoàn Lao Ðộng (TLÐLÐVN cấp tỉnh) công nhận. Luật Việt Nam đã biến công đoàn thành công cụ của đảng và nhà nước và thường giao phó cho công đoàn những trách nhiệm đại diện cho quyền lợi của công nhân và nhà nước. Những quyền lợi này thường mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên nhờ là một bộ phận của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM, công đoàn có tiếng nói trong đảng và có ảnh hưởng trong việc soạn thảo luật lao động. Ðiều khoản 153 của Luật Lao Ðộng đòi hỏi những tổ chức nghiệp đoàn ở cấp tỉnh phải thành lập công đoàn trong vòng sáu tháng tại tất cả những xí nghiệp có trên 10 công nhân. Luật lao động cấm chủ nhân công ty không được tạo áp lực hay áp dụng những biện pháp làm cản trở việc thành lập và

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 6 sur 16

hoạt động của công đoàn. Luật Lao Ðộng mới 2002 có một đặc điểm mới là các công đoàn chuyên môn và công nghiệp được phép thành lập bao gồm công nhân của nhiều công ty khác nhau trong cùng một lãnh vực và được phép tham gia và nhận trợ giúp của những công đoàn quốc tế trong cùng một ngành. Ngoài ra những nghiệp đoàn hợp pháp trong các xí nghiệp được phép gia nhập bất cứ nghiệp đoàn quốc tế nào cùng lãnh vực. TLÐLÐVN hiện nay có liên hệ với 140 tổ chức lao động tại 91 nước và 20 công đoàn quốc tế. [v] Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam (TLÐLÐVN) bất lực trong việc bảo vệ công nhân. Vì là một bộ phận của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM, mục tiêu ưu tiên của TLÐLÐVN là phục vụ quyền lợi của Ðảng. Ngoài ra Công Ðoàn Cơ Sở ở ngay xí nghiệp còn được phép khấu trừ lương bổng của công nhân để tài trợ một số chương trình như xóa đói giảm nghèo, và nhiều loại công tác khác do TLÐLÐVN phát động mà không có sự đồng ý của công nhân. Ô. Lê Thanh Khương, Trưởng Ban Pháp Luật của TLÐLÐVN, nhận xét: “Trên thực tế người làm chủ tịch Công Ðoàn [Cơ Sở] lại đồng thời vừa là phó giám đốc hoặc quản đốc phân xưởng, thậm chí còn là giám đốc điều hành, ăn lương của ông chủ 5 triệu, 6 hay 7 triệu, thậm chí có người tôi biết được trả tới 15 triệu. Luôn luôn luôn bên cạnh ông chủ thì làm gì họ có thể hy sinh quyền lợi của minh để bảo vệ người lao động...” Ô. Khương còn cho biết thêm rằng muốn đình công phải xin phép đảng bộ địa phương. Nhưng bí thư đảng bộ địa phương lại chính là ông giám đốc hay phó giám đốc cơ xưởng kể trên. Do đó mà không thể tổ chức đình công theo luật pháp. [vi] Do đó TLÐLÐVN tiếp tục không được công nhân tín nhiệm. Chính sách chính trị hóa nghiệp đoàn cần phải chấm dứt. Không một chủ nhân Việt Nam hay ngoại quốc nào lại mong muốn có một đảng viên Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM nằm ngay trong công xưởng của mình để nhòm ngó và theo dõi hoạt động thương mại và bí mật nghề nghiệp được luật pháp quốc tế bảo vệ. Kể từ đầu thập niên 1990, một số nghiệp đoàn tự lập xuất hiện và ngày càng trở nên mạnh dạn hơn về những vấn đề như lương bổng, sức khỏe, và an toàn nghề nghiệp - những vấn đề phi chính trị, không đe dọa đến sự kiểm soát của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Số lượng và cường độ của những cuộc đình công ngày càng gia tăng. Mặc dầu, đa số những cuộc bãi công / đình công này có tính cách bộc phát và không theo đúng tiến trình thương lượng ấn định trong luật lao động, chính quyền sau cùng cũng ủng hộ một số những hành động này của công nhân. Trong một vài trường hợp chính quyền bắt bớ những người cầm đầu các cuộc biểu tình và đình công, và đe dọa những công nhân tham gia. Mặc dù sự xuất hiện của các nghiệp đoàn tự lập là một tiến bộ, nhưng những hoạt động của các đoàn thể này không đạt được nhiều hiệu quả mong muốn trong việc thương lượng giữa hai phe chủ nhân và công nhân. Không được quyền lập hội là một trở ngại lớn trong việc cải thiện quyền lợi của công nhân trong các lãnh vực như sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội (LÐTBXH) và nhà nước không có con số thống kê nhưng xác nhận có sự hiện diện của những tổ chức công nhân không chính thức. Trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000 nhà nước chưa xem những tổ chức này có tính cách đe dọa đối với chế độ Cộng Sản và do đó đã không can thiệp vào những hoạt động của những nhóm này. Vì không được nhà nước công nhận, nên những tổ chức lao động tự lập không có tư cách pháp lý để ký những thỏa hiệp đã thương lượng với chủ nhân. Hàng trăm nghiệp đoàn tự lập đã xuất hiện trong những năm qua về các nghề như nấu ăn, khuân vác, tài xế taxi, xe gắn máy và xe đạp ba bánh. TLÐLÐVN không trợ giúp tài chánh cho những nghiệp đoàn tự lập này ngoại trừ sự hỗ trợ tinh thần. Quốc Hội Việt Nam hiện đang duyệt lại luật lao động để cho phép những nghiệp đoàn độc lập được ghi danh thành những công đoàn. Nếu thành sự thật, điều này sẽ giúp tăng cường khả năng thương lượng tập thể của công nhân. Quốc Hội dự trù sẽ thông qua tu chính án vào năm 2006. [vii] Hiện nay những chi tiết về vấn đề này chưa được tiết lộ. Người ta cần chờ đợi xem thực hư ra sao. Trước sức ép của quốc tế và đặc biệt là của khối người lao động Việt Nam đòi hỏi “Cơm áo và tự do” cho bản thân và gia đình, người ta không ngạc nhiên nếu CỘNG SẢN VIỆT NAM vào một ngày không xa sẽ phải nhượng bộ. Ngoài ILO, Mạng Lưới Công Ðoàn Quốc Tế (Union Network International - UNI) đã làm việc khoảng 10 năm ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Thụy Ðiển để giúp xây dựng các công đoàn độc lập. UNI đã mở nhiều khóa huấn luyện về kỹ thuật tổ chức, và thương thuyết tập thể. Các chương trình này dự trù tiếp tục đến năm 2008. [viii] Thương Lượng Tập Thể Luật Lao Ðộng Việt Nam (Ðiều 7, Khoản 4) cho phép đoàn ngũ hóa công nhân tổ chức đình công trong một số điều kiện. Ðình công bị cấm trong 54

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 7 sur 16

ngành tại các doanh nghiệp của khu vực công và tại các xí nghiệp quan trọng đối với an ninh quốc gia, như các ngành sản xuất điện, dầu khí, bưu điện và viễn thông, xe lửa, hàng hải, hàng không, ngân hàng, và công chánh. Luật cũng cho phép thủ tướng quyền chấm dứt đình công nếu được xem như có hại cho kinh tế quốc gia và an ninh công cộng. Luật của Việt Nam đòi hỏi rằng các công đoàn phải giải quyết các vụ tranh chấp theo luật lao động và khai triển bằng một pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành vào năm 1996. Luật đòi hỏi rằng ban quản trị và công nhân trước hết cố gắng giải quyết tranh chấp qua Hội Ðồng Hòa Giải Lao Ðộng ngay tại xí nghiệp hoặc nhờ một viên chức hòa giải địa phương nếu xí nghiệp không có Hội Ðồng Hòa Giải. Nếu không thành công các bước kế tiếp sẽ là Hội Ðồng Hòa Giải Lao Ðộng cấp Tỉnh, và kế tiếp là Tòa Án Nhân Dân hoặc quyết định đình công. Thủ tục tiến hành một cuộc đình công qua nhiều cơ quan, đòi hỏi nhiều thời gian và sự bất lực của những cơ quan liên hệ, đặc biệt là TLÐLÐVN, đã làm cho việc tổ chức một đình công hợp pháp gần như không thể thành công. Do đó mà những cuộc đình công bột phát rất thông thường. Luật Lao Ðộng cấm trả thù những người đình công và theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong những năm vừa qua không có báo cáo đáng tin cậy nào về sự trả thù. Trước đây, theo Luật Lao Ðộng 1994 các vụ thương lượng tập thể phải được giới hữu trách địa phương chấp thuận mới có hiệu quả. Theo luật mới 2002, những vụ thương lượng tập thể sau khi đạt được sự thỏa thuận giữa chủ nhân và công nhân sẽ có hiệu lực ngay. Ngoài ra luật mới nhấn mạnh vai trò của công đoàn một lần nữa trên giấy tờ. Nhà nước dự trù duyệt lại Luật Lao Ðộng trong năm 2006 về lãnh vực đình công. Sự kiện này phản ảnh mối lo ngại của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM về tình trạng bất ổn gia tăng tại nhiều xí nghiệp từ mùa hè năm 2005 đến mùa hè 2006. Theo những nguồn tin của chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, số đình công tăng lên trong những năm gần đây. Từ 1993 đến 2000, khoảng 450 vụ đình công được báo cáo. Một phúc trình Bộ LÐTBXH cho biết từ đầu năm 1995 đến tháng 12, 2005 có khoảng gần 1,000 vụ đình công xẩy ra ở Việt Nam. Phần lớn những cuộc đình công này bị nhà nước xem là bất hợp pháp theo luật của Việt Nam. Cũng theo Bộ LÐTBXH, trong năm 2005 có 147 cuộc đình công, tăng 22 vụ so với năm 2004. Trong số này, 100 vụ đình công xẩy ra tại những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 39 vụ tại công ty tư nhân nội địa và 8 vụ tại doanh nghiệp nhà nước. [ix] Trong năm tháng đầu của năm 2006, người ta ghi nhận được 289 vụ đình công. [x] Riêng trong tháng 1/2006 đã có 40,000 công nhân tham gia đình công. Bài nghiên cứu này dẫn chứng một trường hợp đình công tại Hãng Giầy Gia Ðịnh vì tác giả nhận được đủ dữ kiện về vụ này. Công ty Giầy Gia Ðịnh có 400 công nhân. Chủ nhân là người Ðài Loan. Phía Việt Nam đóng góp đất để xây cất nhà máy và văn phòng và cung cấp một số người tham gia vào việc quản lý. Mức lương trung bình hàng tháng của công ty là 500,000 đồng VN (US$31.45) không đủ sống. Chất lượng bữa ăn tồi tệ, trị giá 3,000 đồng VN, không đủ tái tạo sức lao động. Rất nhiều công nhân không có hợp đồng bảo hiểm lao động. Mỗi khi có đoàn kiểm tra lao động đến những người này phải nghỉ việc không lương. Trong công ty có nhiều công nhân dưới tuổi thành niên. Một số mới 15 tuổi. Một số khác ở tuổi 18 nhưng đã làm từ 1-3 năm. Công ty thiếu an toàn lao động. Một nữ công nhân bị lột hết da đầu vì tóc bị cuốn vào máy. Nạn nhân phải tự trả chi phí tai nạn lao động kể cả tiền taxi chở vào bệnh viện. Theo nhận xét của một số người hiểu rõ trường hợp đình công tại hãng Giầy Gia Ðịnh, lương tại công ty này là đúng với mức ấn định cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng những đòi hỏi khác của công nhân là hợp lý. [xi] Trong bài báo “Việt Nam Bị Rung Ðộng Bởi Các Cuộc Ðình Công Bộc Phát,” (Vietnam Shaken By Wildcat Strikes) đăng trên ChineseWorker.Org ngày 02/06/2006, Elin Gauffin nêu lên một số điểm đáng chú ý như sau: [xii] * Công nhân tại Việt Nam thuộc thành phần bị bóc lộc nhất thế giới * Công nhân luôn luôn bị canh chừng khi làm việc, viên chức la hét và chửi rủa công nhân và đối xử tệ với công nhân. * Vào năm 1999, chính phủ Việt Nam đã “điều chỉnh” mức lương căn bản từ 45-50 Mỹ kim xuống còn 35-45 Mỹ kim với mục tiêu công khai để thu hút đầu tư nước ngoài và làm hài lòng giới tư bản. * Tổng Công Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là một đoàn thể của nhà nước, một cơ quan của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM, thay vì là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân. * Nhà nước hiện nay cố gắng lừa dối công nhân bằng cách đình hoãn việc tăng lương từ tháng 2 đến tháng 4.

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 8 sur 16

* Nhà nước ngày càng khó có thể kiềm chế được những công nhân. Sau những cuộc đình công, nhà nước đã tăng mức lương tối thiểu tại những công ty có đầu tư nước ngoài lên gần 40%. Lương hàng tháng tăng từ dưới 40 Mỹ kim lên đến mức tối thiểu 55 Mỹ kim tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà-Nội và Saigon, 50 Mỹ kim tại các thành phố trung bình, và 45 Mỹ kim tại những nơi còn lại của Việt Nam. Việc tăng mức lương tối thiểu sẽ có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1, tháng 4, 2006. [xiii] Hiện tượng tăng gia số và cường độ của các vụ đình công trong hai năm 2005-2006 có thể có hai lý do. Thứ nhất là ảnh hưởng của công đoàn tự lập gia tăng. Thứ hai là hoạt động kinh tế gia tăng. TLÐLÐVN và nhà nước công nhận con số và cường độ đình công gia tăng, nhưng tránh không nói đến những vụ đình công tại các doanh nghiệp nhà nước mà chỉ nói đến trên 50% tổng số những vụ đình công xẩy ra tại những xưởng máy có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng ngàn công nhân tại những xí nghiệp quốc doanh kém hiệu năng của nhà nước không có khuynh hướng muốn đình công vì những xí nghiệp này rất có thể sẽ bi đóng cửa và công nhân sẽ bị sa thải một khi Việt Nam gia nhập WTO và nền kinh tế Việt Nam thị trường hóa hoàn toàn. Phần lớn những cuộc đình công xẩy ra ở những tỉnh miền Nam, kéo dài 1-2 ngày tượng trưng, và nguyên nhân chính là lương bổng. Các cuộc đình công thường là bột phát, không liên hệ đến TLÐLÐVN và dĩ nhiên không theo tiến trình mô tả trong bộ luật lao động, và do đó bị xem như bất hợp pháp. Tuy nhiên một số những cuộc đình công này được sự hỗ trợ cá nhân ngấm ngầm của một vài viên chức thuộc văn phòng TLÐLÐVN và chính quyền địa phương. Theo luật lao động những thỏa hiệp đạt được qua sự thương lượng tập thể chỉ có giá trị nếu được chấp thuận bởi trên 50% số công nhân của xí nghiệp. Cũng giống như đình công, luật lệ về thương lượng tập thể không áp dụng cho những cơ quan nhà nước, những tổ chức xã hội và chính trị, quân đội, và lực lượng công an. Mặc dù luật pháp cho phép, sự thương lượng tập thể còn mới mẻ tại Việt Nam. Một cuộc nghiên cứu của Công Ty Ðầu Tư Hải Ngoại Tư Nhân của Hoa Kỳ (US Overseas Private Investment Corporation - OPIC) vào năm 1998 cho thấy rằng nói chung điều kiện làm việc được ấn định theo khế ước cá nhân, thay vì qua sự thương lượng tập thể. Một số khế ước tập thể đạt được chỉ lập lại luật lao động chứ không phản ảnh thật sự kết quả của sự thương lượng tập thể. Theo một báo cáo của TLÐLÐVN vào năm 2000, chỉ có khoảng 15% những công ty tư nhân đã ký kết thỏa hiệp lao động tập thể với công đoàn. Theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có những dấu hiệu cho thấy sự thương lượng tập thể đã đạt được một vài kết quả khiêm tốn như khế ước lao động có hiệu quả nhiều năm, cấm làm việc bẩy ngày một tuần. Nhà nước Việt Nam, tuy chưa chấp nhận quyền tự do lập hội, nhưng đã phải thừa nhận cần phải cải tổ tiến trình thương lượng tập thể hiện nay. Các viên chức của TLÐLÐVN cho rằng thủ tục giải quyết tranh chấp quá tập trung dập theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” nên thiếu uyển chuyển và đã đề nghị sửa đổi luật lao động để đơn giản hóa thủ tục này. Bộ LÐPBXH thừa nhận rằng có nhiều doanh nghiệp chưa có công đoàn và không hành sử theo thỏa hiệp hòa giải. Bộ LÐPBXH có một trở ngại lớn là thiếu thống kê và không có phương cách thâu thập tin tức một cách hệ thống. An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc Luật của Việt Nam đòi hỏi tất cả mọi chủ nhân – kể cả các công sở và quân đội – phải cung cấp cho công nhân dụng cụ bảo vệ, hướng dẫn an toàn lao động, những phương tiện vệ sinh tại nơi làm việc, và những chương trình huấn luyện về an toàn. Luật còn buộc chính phủ và TLÐLÐVN phát triển và thực hiện những chương trình liên quan đến những vấn đề trên. Luật cũng quy định quyền lợi của công nhân và bồi thường trong trường hợp xẩy ra tai nạn và bệnh tật có liên quan đế nghề nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực thi luật pháp không đầy đủ một phần vì thiếu ngân khoản và thiếu nhân viên được huấn luyện để thi hành luật. Phần khác, máy móc lỗi thời có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Ngoài ra, các cuộc thanh tra đã khám phá rằng nhiều công nhân bị nhiễm độc vì hóa chất và những vật liệu khác và phần lớn những sự lạm dụng tại nơi làm việc không được báo cáo. Vào năm 1999, TLÐLÐVN tường thuật rằng Việt Nam chỉ có 300 thanh tra lao động trong khi đó cần 600 người. Một vài chứng cớ cho thấy nhà nước thi hành luật lao động trong những khu chế xuất và công nghệ tích cực hơn là bên ngoài. [xiv] Theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những công đoàn tự lập đã giúp cải thiện môi trường làm việc. Luật lao động đòi hỏi rằng, một nữ công nhân đang hứa hôn, mang bầu, nghỉ sau khi sanh con, hoặc đang chăm sóc con nhỏ dưới một tuổi, không thể

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 9 sur 16

bị cho nghỉ việc ngoại trừ công ty ngưng hoạt động. Nữ công nhân đã mang bầu được ít nhất bẩy tháng hoặc đang chăm sóc con nhỏ dưới một năm, không có thể làm phụ trội, làm ban đêm hoặc làm tại những địa điểm xa xôi. Lương bổng, giờ làm việc, và trợ cấp xã hội Theo Luật Lao Ðộng, Bộ LÐTBXH chịu trách nhiệm ấn định và điều chỉnh theo định kỳ những mức lương tối thiểu. Mức lương thay đổi theo vùng, loại công ty, và loại việc làm. Kể từ 1999, lương tháng tối thiểu chính thức được ấn định là US$40 (626 ngàn đồng VN) đối với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại những khu vực thành thị của Hà-Nội và Saigon, so với US$35.90 (556 ngàn đồng VN) cho những khu vực thôn quê của Hà-Nội, Saigon, và toàn khu Hài Phòng, Biên Hòa, và Vũng Tầu và US$31.40 (487 ngàn đồng VN) ở những nơi khác. Nhà nước có thể tạm thời không áp dụng mức lương tối thiểu đối với những công ty có vốn nước ngoài trong những tháng mới thành lập hoặc công ty ở những khu vực xa xôi, nhưng trong mọi trường hợp mức lương tối thiểu không được thấp hơn US$29,90 (417 ngàn đồng VN). Theo cuộc điều nghiên của chính phủ Việt Nam, lương hàng tháng trung bình của công nhân Việt Nam là 845,000 đồng (US$53.8) vào năm 2004. Lương của một công nhân ở thành thị là 899,000 đồng (US$57.3), tương đương với 1.3 lần lương của một công nhân ở thôn quê. [xv] Những mức lương này hiển nhiên là không chính xác vì quá cao so với những mức lương dưới đây của nhà nước và xí nghiệp quốc doanh tính theo tiền Việt Nam và Mỹ kim. Vào ngày 1/10/2005, mức lương tháng tối thiểu chính thức của khu vực nhà nước đã tăng lên đến US$22.15 (350 ngàn đồng VN). Mức lương mới này dù tương đối cao hơn lương tối thiểu của khu vực nhà nước vẫn không đủ để bảo đảm một đời sống xứng đáng cho công nhân và gia đình. Do đó một số phải kiếm thêm việc làm ở ngoài công sở và thường mỗi gia đình có vài người đi làm. Số nhân viên của khu vực nhà nước là 6 triệu người, bao gồm 300 ngàn công chức làm việc tại những cơ quan hành chánh, tổ chức của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM, và công đoàn. Bắt đầu từ 1/10/2006, lương tháng của công chức chính phủ sẽ tăng lên đến US$25-26 (400,000 - 420,000 đồng VN) so với lương mới của các công ty quốc doanh là US$31-34 (500,000 - 550,000 đồng VN). [xvi] Một nghiên cứu của ILO cho thấy rằng phần đông những công ty tôn trọng luật về lương tối thiểu. Ðây là một tiến bộ nếu đúng vì trong quá khứ chỉ có những công ty với vốn đầu tư ngoại quốc và những doanh nghiệp nhà nước lớn mới thi hành luật lương tối thiểu. Theo định nghĩa của Ngân Hàng Thế Giới về mức nghèo đói tột độ là người có lợi tức tính theo mãi lực quân bình là 1 Mỹ kim một ngày. Lợi tức này không đủ để có một mức sống xứng đáng. May mắn là nhiều gia đình có hơn một người đi làm. Theo một tài liệu của tạp chí The Economist, số lương hàng năm trung bình của Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc lần lượt như sau: $US1,000, US$2,000, và $2,000. Số lương hàng năm trung bình của Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc cho chuyên viên lần lượt như sau: US$3,000, US$6,000 và US$7,000. Những chủ nhân của những công ty có vốn đầu tư ngoại quốc ở Việt Nam bị ảnh hưởng của những vụ đình công vào đầu năm 2006 cảnh cáo rằng Việt Nam cần giữ lương thấp để thu hút đầu tư của nước ngoài. “Mức lương ở Trung Quốc cao hơn nhưng đồng thời phẩm chất và hiệu năng cũng cao hơn,” tạp chí The Economist dẫn chứng lời tuyên bố của ô. Chen Chi Young, một viên chức của Văn Phòng Ðại Diện Ðài Loan (Tòa Ðại Sứ) tại Việt Nam. [xvii] Ðây cũng là một điều cho nhà nước và giới công nhân Việt Nam suy ngẫm. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng chế độ lao động của Việt Nam hiện nay đã và đang cản trở hiệu năng sản xuất của công nhân. Luật Lao Ðộng Việt Nam có nhiều điều khoản ấn định chi tiết về số giờ làm việc và ngày nghỉ. Số giờ làm việc không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Lương phụ trội phải trả cho những giờ làm thêm. Nhằm mục đích giảm nạn thất nghiệp, vào năm 1999 nhà nước quyết định giảm số giờ làm việc từ 48 giờ xuống còn 40 giờ mỗi tuần cho công nhân trong khu vực công, đảng CỘNG SẢN VIỆT NAM và những xí nghiệp quốc doanh. Nhà nước khuyến khích những công ty tư nhân, ngoại quốc và quốc tế sử dụng nhân công địa phương tự nguyện giảm số giờ làm việc mỗi tuần xuống 40 giờ. Công nhân chỉ được phép làm phụ trội 4 giờ một tuần và 200 giờ mỗi năm. Luật lao động được tu chính vào năm 2002 cho phép tăng thời gian làm phụ trội lên từ 200 giờ lên đến 300 giờ trong một số trường hợp đặc biệt với sự đồng ý của chính phủ sau khi đã lấy ý kiến của TLÐLÐVN và đại diện

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 10 sur 16

của chủ nhân. Lương phụ trội được ấn định bằng gấp rưỡi lương thông thường đối với ngày làm việc, gấp đôi đối với ngày nghỉ trong tuần, và gấp ba lần vào ngày lễ hay ngày nghỉ phép. Luật lao động cũng ấn định thời gian nghỉ mỗi ngày, trong tuần và ngày nghỉ hè và lễ. Theo luật, công nhân Việt Nam làm 12 tháng một năm phải được tám ngày nghỉ có lương, năm ngày lễ (kể cả 3 ngày Tết) và 12 ngày nghỉ thường niên. Ngoài nghỉ thường niên được ăn lương, công nhân có thể được vắng mặt có lương vì lý do cá nhân như 3 ngày vắng mặt cho lễ cưới của chính công nhân, một ngày cho lễ cưới của con công nhân, và ba ngày cho tang lễ của vợ, chồng, con, hay cha mẹ. Theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, người ta không biết chắc chắn làm sao chính phủ Việt Nam có thể buộc các công ty thi hành những điều khoản này. Việt Nam thành lập cơ quan An Sinh Xã Hội vào năm 1995. Trước đó ba cơ quan của chính phủ - Bộ Tài Chánh, Bộ Lao Ðộng, và TLÐLÐVN - cùng quản trị chương trình an sinh xã hội. Theo luật lao động, Việt Nam có hai quỹ an sinh xã hội: (1) chương trình bảo hiểm xã hội bắt buộc do chủ nhân đóng góp. Chương trình này áp dụng cho mọi tổ chức sử dụng ít nhất 10 công nhân để trang trải chi phí y tế, mang thai, tai nạn và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp, hưu trí, và bảo hiểm nhân thọ; và (2) chương trình bảo hiểm tình nguyện do công nhân đóng góp. Chương trình này áp dụng cho những trường hợp công nhân không được che chở bởi hợp đồng tập thể như tại những công ty có ít hơn 10 công nhân, hay đối với những hợp đồng làm việc ngắn hạn. Trong những trường hợp này, chủ nhân phải trả thêm 17% trên lương bổng thông thường hay đã thỏa thuận để công nhân tự mua bảo hiểm xã hội. Ðóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội như sau: (1) chủ nhân (15% của quỹ lương bổng); (2) công nhân (5% của lương bổng); (3) nhà nước (80% của quỹ bảo hiểm xã hội) để bảo đảm việc thực hiện hệ thống bảo hiểm xã hội cho công nhân; và (4) những nguồn tài trợ khác. Kết luận Vào tháng 2, 2006, 11 công nhân gồm các ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Nguyễn Tấn Hoành, Nguyễn Tấn Dung, Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Võ Hải, Nguyễn thị Tuyết, và Hoàng Anh Tuấn thuộc năm khu vực lao động Khu Công nghiệp AMATA, Khu Công nghiệp Ðiện Bàn Quảng Nam, Khu Công nghiệp Biên hòa II, Khu Công nghiệp Tân Bình, Khu Chế xuất Vĩnh Lộc, và Công ty Giày Gia Ðịnh, đã đệ trình Bộ Chính Trị của Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM một đề nghị gồm 8 điểm sau đây đòi quyền lợi cho người lao động Việt Nam: [xviii] 1. Trả lương cho chúng tôi theo đúng hợp đồng của nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư, thương gia nước ngoài có công ty xí nghiệp tại Việt Nam theo mức giá đồng USD thị trường. 2. Mức lương phải ngang bằng các công nhân các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia. 3. Dẹp bỏ Công đoàn do đảng Cộng Sản xây dựng đưa vào các công ty xí nghiệp. 4. Không được phát triển đoàn, đảng trong hệ thống công nhân chúng tôi, để rồi quay lại đàn áp chúng tôi. 5. Chúng tôi có quyền tự hợp đồng lao động cá nhân và tập thể khi đã dẹp bỏ hệ thống công đoàn. 6. Chúng tôi không phải đóng góp những khoản tiền như xóa đói giảm nghèo và các loại tiền do Công đoàn phát động và trừ thẳng vào lương của chúng tôi như trước đây đã có. 7. Chúng tôi phải được quyền lợi như: bảo hiểm y tế, tiền lương hưu sau khi hết độ tuổi lao động, bảo hiểm tai nạn lao động rủi ro... 8. Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động. Tám điểm trên đây mô tả một cách vắn tắt sự thật về chế độ lao động tại Việt Nam. Nếu luật lệ lao động được thực thi nghiêm chỉnh đã không có đòi hỏi 8 điểm chính đáng này. Ðã không được nhà nước và TLÐLÐVN yểm trợ, những người ký tên vào đề nghị trên đây còn đang bị công an CỘNG SẢN VIỆT NAM theo dõi và cô lập. Lần đầu tiên sau trên 30 năm làm chủ cả đất nước Việt Nam, Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM tự nhận là lực lượng tiên phong bảo vệ giới công nhân, nay bị chính công nhân mạnh dạn đứng lên chống lại. Trên giấy tờ, công nhân Việt Nam được bảo vệ bởi một trong số những luật lao động mạnh nhất thế giới. Nhưng trên thực tế, lương bổng quá thấp, quyền lợi về bảo hiểm nghề nghiệp và sức khỏe không có, môi trường làm việc tồi tệ, và trong nhiều trường hợp công nhân bị giới chủ nhân đối xử như những nô lệ. Ðó là nguyên nhân của những cuộc biểu tình và đình công đã xẩy ra và còn tiếp tục trong tương lai. Nạn thất nghiệp là một vấn đề lớn. Do đó nhà nước phải tạo việc làm và phải có kế hoạch dài hạn. Việc tăng lương vội vã mới đây chỉ là những biện pháp ngắn hạn và tạm bợ. Công nhân và nhân dân Việt Nam không thể tiếp tục sống bằng những khẩu hiệu

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 11 sur 16

rỗng tuếch của nhà nước và Ðảng CỘNG SẢN VIỆT NAM. Nhân dân Việt Nam đã hàng loạt tự động đứng lên đòi quyền lợi do luật pháp bảo đảm. Cộng đồng hải ngoại có nhiệm vụ hỗ trợ cuộc cách mạng lao động lịch sử này đến thành công để mang lại “cơm áo và tự do” cho đồng bào lao động Việt Nam của chúng ta. Cộng đồng hải ngoại có nhiệm vụ hỗ trợ cuộc cách mạng lao động lịch sử này đến thành công để mang lại “cơm áo và tự do” cho đồng bào lao động Việt Nam của chúng ta. Chú thích: [i] Online World Fact Book, CIA, www.cia.gov, October 5, 2006. [ii] Vietnam Releases National Labor Survey Results, Vietnam News Briefs, October 29, 2004. [iii] Vietnam: Country Reports on Human Rights Practices, 2005, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor, March 6, 2006. [iv] Vietnam's Labor Rights Regime: An Assessment, Mark Manyin et all, CRS Report for Congress, March 14, 2002. [v] Country Reports on Supporting Human Rights and Democracy: The U.S. Record (2005-2006), Bureau of Democracy, Human Rights and Labor, April 5, 2006. [vi] Tổ Chức Nghiệp Ðoàn Dưới Chế Ðộ Công Sản Việt Nam, Ðinh Từ Thức, 11/5/2006. [vii] Fact sheet on Labor, US-Vietnam WTO Coalition, June 13. 2006 [viii] Building Independent Unions in Vietnam, Union Network International, July 17, 2006. [ix] Vietnam: Country Reports on Human Rights Practices, 2005, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor, March 6, 2006. [x] Fact sheet on Labor, US-Vietnam WTO Coalition, June 13. 2006. [xi] Ðình công lan sang công ty 100% Vốn Trong Nước, Nguyễn Chính Kết, Saigon, 14/2/2006. [xii] Vietnam Bị Rung Ðộng Bởi Các Cuộc Ðình Công Bộc Phát, Elin Gauffin, Ủy Ban Công Nhân Quốc Tế Thụy Ðiện, (Committee for a Workers International - CWI Sweden), 02.06.2006. Người dịch: Nguyễn Quốc Khải. [xiii] Bữa Ăn Hạnh Phúc và Nỗi Bất Hạnh Của Công Nhân (Happy meals, Unhappy Workers), Aaron Glantz và Ngoc Nguyen, Ðặc biệt của CorpWatch, 06.03.2006, Nguyễn Quốc Khải dịch. [xiv] Vietnam: Country Reports on Human Rights Practices, 2005, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor, March 6, 2006. [xv] Vietnam Releases National Labor Survey Results, Vietnam News Briefs, October 29, 2004. [xvi] Minimum salary rise for state employees, Tuổi Trẻ, April 11, 2006. [xvii] Vietnam: Trouble at the mill, The Economist, January 28, 2006. [xviii] Ðề Nghị 8 Ðiểm Của Các Công Nhân Ðấu Tranh Ðòi Quyền Lợi Người Lao Ðộng Việt Nam, Nguyễn Tấn Hoành và 10 người khác, Việt Nam, 18.02.2006. Vietnam Review

Nội dung phản hồi slots(slots (12/7/2007) ambien stories(ambien stories (12/7/2007) auto insurance(auto insurance (12/7/2007) auto insurance(auto insurance (12/7/2007) ambien cr 12.5mg

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 12 sur 16

(ambien cr 12.5mg (12/7/2007) car insurance(car insurance (12/7/2007)

slots(slots (12/8/2007)

casino online slots(casino online slots (12/8/2007)

(12/8/2007)

exercise after taking viagra(exercise after taking viagra (12/8/2007)

(12/9/2007)

cialis(cialis (12/9/2007)

roulette(roulette (10/10/2007) (online casinos (10/10/2007) (10/13/2007)

slots online(slots online (12/9/2007)

online casinos(online casinos (10/10/2007)

uses of tramadol(uses of tramadol (10/13/2007)

treatments for tramadol withdrawals(treatments for tramadol withdrawals (10/13/2007)

and lactation(tramadol and lactation (10/13/2007)

games craps (10/13/2007)

tramadol 3f(tramadol 3f (10/13/2007)

payouts(black jack payouts (10/13/2007)

tramacet tramadol(tramacet tramadol (10/13/2007)

tramadol an 627(tramadol an 627 (10/14/2007)

tramadol(pictures of people on tramadol (10/14/2007) quotes (10/14/2007)

tramadol(tramadol (10/14/2007)

nrma car insurance(nrma car insurance (10/14/2007)

affiliate program(car insurance affiliate program (10/14/2007) (uses for tramadol hcl (10/14/2007)

car insurance quotes nj(car insurance quotes nj (10/14/2007)

tramadol hcl chemical supplier white(tramadol hcl chemical supplier white (10/14/2007)

buy tramadol cheap(buy tramadol cheap (10/14/2007)

craps(craps (10/14/2007) (tramadol florida (10/14/2007) bonus (10/15/2007)

tramadol 180ct(tramadol 180ct (10/14/2007)

tramadol and demerol(tramadol and demerol (10/15/2007)

online casinos usa directory(online casinos usa directory (10/15/2007)

homeowners insurance dallas county(homeowners insurance dallas county (10/15/2007) of tramadol painkiller(side effects of tramadol painkiller (10/15/2007)

how much is homeowners insurance(how tramadol florida

online casino craps(online casino craps (10/15/2007)

free online casinos and gambling games(free online casinos and gambling games (10/15/2007)

online games craps(online games craps (10/15/2007)

cheap tramadol(cheap tramadol

new york car insurance(new york car insurance (10/14/2007)

tramadol and online(tramadol and online (10/14/2007)

what is homeowners insurance(what is homeowners insurance (10/14/2007)

insurance dallas county (10/15/2007) cases (10/15/2007)

buy tramadol online(buy tramadol online (10/14/2007)

buy cheap tramadol without a prescription(buy cheap tramadol without a prescription (10/14/2007)

insurance ireland online quote(car insurance ireland online quote (10/15/2007)

pregnancy and tramadol

promotional products buy tramadol(promotional products buy

casinos online gambling free guide games offers(casinos online gambling free guide games offers (10/14/2007)

homeowners insurance coverage levels(homeowners insurance coverage levels (10/14/2007)

much is homeowners insurance (10/14/2007)

car

craps casino bonus(craps casino

homeowners insurance dallas county(homeowners

payday loans alberta(payday loans alberta (10/15/2007)

online craps(online craps (10/15/2007)

car insurance quote(car insurance quote (10/15/2007)

blackjack phone cases(blackjack phone craps(craps (10/15/2007)

bad greedy online gambling casinos(bad greedy online gambling casinos (10/15/2007)

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

car insurance

uses for tramadol hcl

insurance quotes for car insurance(insurance quotes for car insurance (10/14/2007)

casinos online gambling free guide games offers(casinos online gambling free guide games offers (10/14/2007) (10/14/2007)

pictures of people on

calgary car insurance quotes(calgary car insurance

tramadol 50 mg tablets comparosons(tramadol 50 mg tablets comparosons (10/14/2007)

craps(craps (10/14/2007)

blackjack pda(blackjack pda (10/16/2007)

payday loan in canada(payday loan in canada (10/14/2007)

black jack

online games craps(online games craps

side effects tramadol trusted pharmacy catalog(side effects tramadol trusted pharmacy catalog (10/14/2007)

(pregnancy and tramadol (10/14/2007)

tramadol (10/14/2007)

cheap tramadol online without

order tramadol(order tramadol (10/14/2007)

levitra without prescrption(levitra without prescrption (10/14/2007)

blackjack dealing shoes(blackjack dealing shoes (10/14/2007)

casinos online

blackjack flowchart(blackjack flowchart (10/14/2007)

qualitative quantitative analysis tramadol mayo clinic(qualitative quantitative analysis tramadol mayo clinic (10/16/2007) (10/14/2007)

site tramadol

online casino craps(online casino craps (10/13/2007)

tramadol online pharmacy(tramadol online pharmacy (10/13/2007)

citizen s

online games craps(online

buy tramadol online(buy tramadol online (10/13/2007)

tramadol(tramadol (10/13/2007)

tramadol and

buy tramadol online(buy tramadol online (10/13/2007)

tramadol without a prior prescription(tramadol without a prior prescription (10/13/2007)

for money with no downloads(casinos online for money with no downloads (10/13/2007) prescription(cheap tramadol online without prescription (10/13/2007)

tramadol for migraines(tramadol for

order tramadol(order tramadol (10/13/2007)

quote homeowners insurance(quote homeowners insurance (10/13/2007)

(site tramadol (10/13/2007)

tramadol

betting craps internet(betting craps internet (10/13/2007)

tramadol e 311 med id(tramadol e 311 med id (10/13/2007)

play for fun at casinos online(play for fun at casinos online (10/13/2007)

homeowners insurance dp1 coverage(citizen s homeowners insurance dp1 coverage (10/13/2007)

online casinos

online craps betting(online craps betting (10/13/2007)

tramadol acet(tramadol acet (10/13/2007)

tramadol cod order tramadol(tramadol cod order tramadol (10/13/2007)

ivf(tramadol and ivf (10/13/2007)

roulette(roulette (10/10/2007)

tramadol canine dosages(tramadol canine dosages

weather proof blackjack(weather proof blackjack (10/13/2007)

new york state car insurance quotes(new york state car insurance quotes (10/13/2007) migraines (10/13/2007)

cialis(cialis xanax(xanax

homeowners insurance information(homeowners insurance information (10/16/2007)

generic viagra(generic viagra (10/10/2007)

roulette(roulette (10/10/2007)

ambien(ambien (12/8/2007)

ordering ambien overnight(ordering ambien overnight (12/8/2007)

side effects

the blackjack(the

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 13 sur 16

blackjack (10/15/2007)

tramadol doage(tramadol doage (10/15/2007)

insurance rates(coastal n c homeowners insurance rates (10/15/2007) (homeowners insurance in new york (10/15/2007) name (10/15/2007) (10/15/2007)

gambling strategy black jac(gambling strategy black jac (10/15/2007)

tramadol human dosage(tramadol human dosage (10/15/2007)

urine tramadol(urine tramadol (10/15/2007)

florida tramadol(florida tramadol (10/15/2007)

weekend orders for tramadol discount(weekend orders for tramadol discount (10/15/2007)

free car insurance quotes for ott(free car insurance quotes for ott (10/16/2007)

tramadol bangkok(tramadol bangkok (10/16/2007)

tramadol pharmacy doctor(tramadol pharmacy doctor (10/16/2007)

free car insurance quotes(free car insurance quotes (10/16/2007)

(10/16/2007)

jack black saxaboom online casino black jack black j(jack black saxaboom online casino black jack black j (10/16/2007)

gro(gro (10/16/2007)

casino rule black jack las vegas(casino rule black jack las vegas (10/16/2007)

(best cheapest homeowners insurance (10/16/2007) (10/16/2007)

tramadol florida pharmacy(tramadol florida pharmacy (10/16/2007)

casinos(sport betting online casinos (10/17/2007)

(10/23/2007)

blackjack(blackjack (10/23/2007)

online (10/23/2007)

black jack(black jack (10/23/2007)

black jack(black jack (10/23/2007)

car insurance quotes(car insurance quotes (10/23/2007)

mortgage(reverse mortgage (10/23/2007) (10/23/2007)

internet casino(internet casino (10/23/2007)

(10/24/2007)

internet black jack(internet black jack (10/23/2007)

generic xanax(generic xanax (10/24/2007)

payday loan compare(payday loan compare (10/24/2007) levitra description(levitra description (10/25/2007) on levitra(cheapest prices on levitra (10/25/2007)

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

purchase xanax

levitra 4men(levitra 4men (10/24/2007)

order ambien us(order ambien us (10/25/2007)

levitra description(levitra description (10/25/2007)

toronto car insurance quote(toronto car insurance quote (10/25/2007)

buy cheap

order cialis(order cialis

blackjack online(blackjack online (10/24/2007)

statistics payday loan(statistics payday loan (10/25/2007)

reverse

buy cheap xanax(buy cheap xanax

buy cheap xanax(buy cheap xanax (10/24/2007)

buy xanax(buy xanax (10/24/2007)

best car insurance(best car insurance (10/24/2007)

order ambien us(order ambien us (10/25/2007)

cheap phentermine to order(cheap

on line casino(on line casino (10/23/2007)

discount cialis(discount cialis (10/23/2007)

buy xanax pills(buy xanax pills (10/24/2007)

generic xanax(generic xanax (10/24/2007)

xanax(xanax (10/23/2007)

car insurance quotes california(car insurance quotes california (10/23/2007)

buy cheap xanax(buy cheap xanax (10/24/2007)

casino slots(casino slots (10/24/2007)

(purchase xanax (10/24/2007)

buy cheap xanax online(buy cheap xanax

cheap xanax(cheap xanax (10/23/2007)

discount cialis(discount cialis (10/23/2007)

buy cheap cialis(buy cheap cialis (10/23/2007)

xanax online(buy cheap xanax online (10/24/2007)

blackjack(blackjack

assigned risk car insurance quotes(assigned risk car insurance quotes (10/23/2007)

buy xanax(buy xanax (10/23/2007)

black jack(black jack (10/23/2007)

free online consultation

illinois car insurance quote(illinois car insurance

car insurance quotes(car insurance quotes (10/23/2007)

amortization mortgage calculators(amortization mortgage calculators (10/23/2007) phentermine to order (10/23/2007)

illinois car insurance quote(illinois car insurance

prescription levitra(prescription levitra (10/22/2007)

calgary car insurance quotes(calgary car insurance quotes (10/23/2007)

blackjack(blackjack (10/23/2007)

xanax(xanax (10/23/2007)

sport betting online

flash online casinos(flash online casinos (10/18/2007)

illinois car insurance quote(illinois car insurance quote (10/23/2007)

car insurance quotes(car insurance quotes (10/23/2007)

on line slots(on line slots (10/23/2007)

cash loan payday(cash loan

levitra ups(levitra ups (10/17/2007)

sport betting online casinos(sport betting online casinos (10/18/2007)

illinois car insurance quote(illinois car insurance quote (10/22/2007)

ambien(free online consultation ambien (10/23/2007)

online ambien sales(online ambien sales

us cheap car insurance quote(us cheap car insurance quote (10/17/2007)

car insurance quote online(car insurance quote online (10/17/2007)

online casinos uk(online casinos uk (10/18/2007)

online casinosthat offer multiple deposit

payday loan asap(payday loan asap (10/17/2007)

samsung blackjack reviews(samsung blackjack reviews (10/17/2007)

fortune lounge casinos online charity(fortune lounge casinos online charity (10/17/2007)

tramadol canine

ultram tramadol abrupt

us cheap car insurance quote(us cheap

blackjack(blackjack (10/17/2007)

blackjack lundgren(blackjack lundgren (10/17/2007)

tramadol buy on line(tramadol buy on line (10/17/2007)

quote (10/23/2007)

how to play two deck black jack(how to play two deck black jack (10/16/2007)

homeowners insurance(homeowners insurance (10/17/2007)

tramadol and cymbalta(tramadol and cymbalta (10/17/2007)

quote (10/22/2007)

best cheapest homeowners insurance

tramadol acetaminophen(tramadol acetaminophen

tramadol hydrochloride and acetaminophen(tramadol hydrochloride and acetaminophen (10/16/2007)

bonus(online casinosthat offer multiple deposit bonus (10/17/2007)

payday (10/17/2007)

tramadol dogs side effects(tramadol dogs side effects (10/16/2007)

tramadol dosing directions(tramadol dosing directions (10/16/2007)

cessation bu(ultram tramadol abrupt cessation bu (10/16/2007) car insurance quote (10/16/2007)

car insurance online quote ireland(car

tramadol and throat(tramadol and throat (10/16/2007)

japan online casinos(japan online casinos (10/16/2007)

tramadol and half life(tramadol and half life (10/16/2007)

effects(tramadol canine effects (10/16/2007)

(10/17/2007)

homeowners insurance and natural disaster(homeowners insurance and natural disaster

tramadol pharmacy doctor(tramadol pharmacy doctor (10/16/2007)

texas homeowners insurance(texas homeowners insurance (10/16/2007)

tramadol and

tramadol and dentistry(tramadol and dentistry

(10/16/2007)

insurance online quote ireland (10/16/2007)

blackjack name(blackjack

treating tramadol withdrawal(treating tramadol withdrawal

tramadol hydrochloride ultracet(tramadol hydrochloride ultracet (10/16/2007)

le code de source pour le blackjack dans le c(le code de source pour le blackjack dans le c (10/16/2007) clonidine(tramadol and clonidine (10/16/2007)

coastal n c homeowners

homeowners insurance in new york

cheapest prices

xanax equivalent valium(xanax equivalent valium

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org (10/25/2007)

Page 14 sur 16

how to get levitra(how to get levitra (10/26/2007)

(prozac (10/26/2007)

xanax(xanax (10/26/2007)

tramadol (10/26/2007) (10/26/2007)

xanax(xanax (10/26/2007)

tramadol(tramadol (10/26/2007)

by zoloft online(by zoloft online (10/26/2007) (10/26/2007)

valium(valium (10/26/2007)

prozac(prozac (10/26/2007)

prozac(prozac (10/26/2007)

roulette betting(online roulette betting (10/27/2007)

buying viagra online(buying viagra online (10/26/2007) auto insurance rates(auto insurance rates (10/27/2007)

(10/29/2007)

effexor xr breast discharge(effexor xr breast discharge (10/29/2007)

(casino bonus (11/1/2007)

buy viagra online(buy viagra online (11/3/2007) casino(best online casino (11/3/2007) kaufen (11/3/2007) blackjack (11/4/2007)

casinos online(casinos online (11/4/2007)

play black jack(play black jack (11/9/2007)

purchase viagra(purchase viagra (11/12/2007) (hoodia product review (11/13/2007) cheap (11/14/2007) (11/14/2007)

quotes (11/16/2007)

hoodia(hoodia (11/16/2007)

viagra(buy viagra (11/19/2007) insurance (11/20/2007) slots(slots (11/20/2007)

poker(poker (11/20/2007)

cheap viagra(cheap viagra (11/20/2007)

auto insurance(auto insurance (11/20/2007)

online slots(online slots (11/22/2007)

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

casino(casino

poker(poker (11/15/2007)

texas holdem hands(texas holdem hands (11/17/2007) online casino(online casino (11/18/2007)

car insurance(car insurance (11/20/2007)

viagra(viagra (11/20/2007)

auto insurance(auto insurance (11/21/2007)

car insurance(car insurance (11/22/2007)

ultram cheap(ultram

casinos(casinos (11/14/2007)

ultram

ontario online car insurance quotes(ontario online car insurance

poker online(poker online (11/18/2007)

texas holdem(texas holdem (11/19/2007)

levitra 10

hoodia product review

buy levitra cheap(buy levitra cheap (11/13/2007)

buy viagra online(buy viagra online (11/17/2007)

viagra(viagra (11/19/2007)

buy xanax(buy xanax

buy cheap levitra(buy cheap levitra (11/12/2007)

cheap ultram online(cheap ultram online (11/15/2007)

buy xanax(buy xanax (11/18/2007)

buy cheap acomplia(buy cheap

no deposit casino bonus(no deposit casino bonus (11/9/2007)

buy ultram online(buy ultram online (11/14/2007)

viagra(viagra (11/15/2007)

buy cheap

france acomplia buy(france acomplia

generic viagra cheap(generic viagra cheap (11/13/2007)

viagra without prescription(viagra without prescription (11/16/2007)

insurance(auto insurance (11/17/2007)

viagra (11/21/2007)

buy ultram(buy ultram (11/13/2007)

erektion(erektion

order tramadol online(order tramadol online (11/11/2007)

ultram chea(ultram chea (11/12/2007)

hoodia product review(hoodia product review (11/13/2007)

ultram(ultram (11/14/2007)

order xanax(order xanax (11/5/2007)

viagra online(viagra online (11/11/2007)

buy xanax(buy xanax (11/11/2007)

purchase viagra(purchase viagra (11/14/2007)

cheap(ultram cheap (11/15/2007)

buy acomplia(buy acomplia (11/9/2007)

on line slots(on line slots (11/12/2007)

viagra kaufen

online blackjack(online

acomplia buy on line uk(acomplia buy on line uk (11/5/2007)

no deposit casino(no deposit casino (11/6/2007)

best online

viagra kaufen(viagra

viagra(viagra (11/4/2007)

cheap auto insurance(cheap auto insurance (11/4/2007)

order ultram online(order ultram online (11/10/2007)

purchase ultram(purchase ultram (11/11/2007)

casino bonus

effexor(effexor (11/3/2007)

casinos online(casinos online (11/3/2007)

purchase xanax without prescriptio(purchase xanax without prescriptio (11/9/2007)

purchase xanax(purchase xanax (11/9/2007)

mg(levitra 10 mg (11/12/2007)

order viagra online(order viagra online (11/1/2007)

on line casino(on line casino (11/1/2007)

gambling online(gambling online (11/4/2007)

buy xanax(buy xanax (11/6/2007)

nexium(nexium

facts about the drug zyrtec(facts about the drug zyrtec (11/3/2007)

acomplia buy online(acomplia buy online (11/5/2007)

black jack(black jack (11/7/2007)

acomplia (11/9/2007)

viagra(viagra (10/30/2007)

gambling online(gambling online (11/4/2007)

cheap auto insurance(cheap auto insurance (11/4/2007)

xanax online(buy cheap xanax online (11/6/2007)

(11/11/2007)

viagra online(viagra online (11/3/2007)

viagra(viagra

informations sur le viagra(informations sur le

astelin nasal spray and zyrtec(astelin nasal spray and zyrtec (11/1/2007)

viagra without prescription(viagra without prescription (11/3/2007)

viagra(viagra (11/5/2007)

sildenafil(sildenafil (10/29/2007)

insurance auto auction(insurance auto auction (10/31/2007)

internet casino(internet casino (11/1/2007)

singulair with zyrtec(singulair with zyrtec (11/4/2007)

(viagra kaufen (11/4/2007)

buy (11/6/2007)

viagra(viagra (10/31/2007)

effexor xr breast discharge(effexor xr breast discharge (11/1/2007)

online

casinos

online gambling recommendations(online gambling recommendations

free casino(free casino (10/29/2007)

no deposit casino(no deposit casino (10/31/2007)

bingo in wentworth nc(bingo in wentworth nc (11/1/2007)

omeprazole vs nexium(omeprazole vs nexium casinos online(casinos online (10/27/2007)

nexium(nexium (10/29/2007)

results of effexor in drug screening test(results of effexor in drug screening test (10/30/2007)

online casino gambling(online casino gambling (10/31/2007)

order meridia(order meridia (10/31/2007)

(11/5/2007)

viagra(viagra (10/29/2007)

ultram online(ultram online prozac(prozac (10/26/2007)

auto insurance quote(auto insurance quote (10/28/2007)

bingo ontario chatham 0 times(bingo ontario chatham 0 times (10/28/2007)

on line casinos(on line casinos (10/28/2007)

(10/31/2007)

ultram online(ultram online (10/26/2007)

on line casinos(on line casinos (10/26/2007)

valtrex low cost(valtrex low cost (10/28/2007)

prozac

order tramadol(order

cheapest valium online(cheapest valium online

online casino gambling(online casino gambling (10/26/2007)

(10/28/2007)

viagra (10/30/2007)

prozac(prozac (10/26/2007)

buy viagra(buy viagra (10/26/2007)

tramadol(tramadol (10/26/2007)

generic valium(generic valium (10/26/2007)

buy cialis online(buy cialis online (10/27/2007)

(casinos (10/28/2007)

valium(valium (10/26/2007)

valium(valium (10/26/2007)

wellbutrin sr prescription on line(wellbutrin sr prescription on line (10/26/2007)

ohio car insurance quote(ohio car insurance quote (10/26/2007) (10/26/2007)

ultram(ultram (10/26/2007)

prozac(prozac (10/26/2007)

auto buy

car insurance(car

generic viagra(generic viagra (11/20/2007)

xanax(xanax (11/21/2007)

generic paxil(generic paxil (11/22/2007)

online viagra(online car insurance(car

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org insurance (11/22/2007)

Page 15 sur 16 cialis(cialis (11/22/2007)

order xanax(order xanax (11/23/2007) viagra(viagra (11/24/2007)

car insurance(car insurance (11/22/2007)

online casino(online casino (11/23/2007)

cheap cialis(cheap cialis (11/24/2007)

(11/25/2007)

auto insurance(auto insurance (11/25/2007)

(11/25/2007)

cheap viagra(cheap viagra (11/25/2007)

(11/26/2007)

play poker(play poker (11/26/2007)

(cialis (12/3/2007) (11/28/2007) (11/30/2007)

cialis(cialis (12/2/2007)

slots online(slots online (12/3/2007)

paxil(online paxil (12/3/2007) (12/4/2007)

viagra(viagra (11/29/2007)

free casino(free casino (11/30/2007)

slots(slots (12/2/2007)

slots online(slots online (12/4/2007)

cialis(cialis (12/4/2007)

auto insurance(auto insurance (12/5/2007)

(12/6/2007)

casino online slots(casino online slots (12/6/2007)

(12/7/2007)

ambien(ambien (12/7/2007)

slots(slots (12/10/2007)

levitra(levitra (12/6/2007)

tramadol(tramadol (12/7/2007)

generic cialis(generic cialis (12/10/2007)

casino

ambien(ambien (12/5/2007)

online viagra(online viagra (12/5/2007)

ambien(ambien (12/6/2007)

online slots(online slots (12/6/2007)

what is ambien(what is ambien

buy cialis online(buy cialis online

retirement health insurance(retirement health insurance (12/7/2007)

buy viagra online(buy

long term effects of ambien(long term effects of ambien (12/10/2007)

ambien no prescription required(ambien no prescription required (12/10/2007)

online

auto insurance(auto insurance

online casino(online casino (12/5/2007)

auto insurance(auto insurance (12/5/2007) ambien(ambien (12/5/2007)

dui arrests due to ambien(dui arrests due to ambien (12/9/2007)

casino(online casino (12/10/2007)

online cialis(online cialis (12/3/2007)

ambien and paxil(ambien and paxil (12/4/2007)

online casino(online casino (12/5/2007)

cialis(cialis (12/1/2007)

auto insurance(auto insurance

car insurance free quote(car insurance free quote (12/5/2007)

feel bad day after taking ambien(feel bad day after taking ambien (12/5/2007) ambien(ambien (12/5/2007)

ambien(ambien (12/3/2007)

buy ultram

ambien(ambien

buy viagra online(buy viagra online (11/30/2007)

auto insurance(auto insurance (12/3/2007)

auto insurance(auto insurance (12/5/2007)

texas holdem(texas holdem

order viagra(order viagra (11/28/2007)

auto insurance(auto insurance (11/29/2007)

cialis

auto insurance(auto

car insurance quotes(car insurance quotes (11/28/2007)

cialis(cialis (12/2/2007)

cialis(cialis (12/3/2007)

order cialis(order cialis

viagra(viagra (11/26/2007)

auto insurance(auto insurance (11/28/2007)

online slots(online slots (11/28/2007)

life insurance over 80(life insurance over 80 (12/3/2007)

online(casino online (12/5/2007)

viagra online (12/9/2007)

online poker(online poker (11/26/2007)

poker(poker (11/27/2007)

order viagra(order viagra (11/29/2007)

car insurance online quotes(car insurance online quotes

online casinos that offer free play(online casinos that offer free play

free car insurance quotes online(free car insurance quotes online (11/28/2007)

car insurance(car insurance (11/30/2007)

slots(slots (12/1/2007) (12/3/2007)

cheap cialis(cheap cialis (11/26/2007)

casino(casino (11/23/2007)

car insurance(car insurance (11/24/2007)

generic viagra(generic viagra (11/25/2007)

auto insurance(auto insurance (11/26/2007)

auto insurance(auto insurance (11/28/2007)

(buy ultram (11/29/2007)

auto insurance(auto insurance (11/24/2007)

online viagra(online viagra (11/25/2007)

home insurance(home insurance (11/27/2007)

insurance (11/28/2007)

buy cialis online(buy cialis online (11/23/2007)

generic cialis(generic cialis (11/23/2007)

online

ambien sleepwalking(ambien sleepwalking (12/10/2007)

free slots online(free slots online (12/10/2007)

ambien(ambien (12/10/2007)

ambien(ambien

Gửi Bài Nhận Xét In bài này (12/10/2007) l Cựu đề mục l Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế (8/17/2006) l Letter from President Nixon to President Nguyen Van Thieu of the Republic of Vietnam, (8/17/2006) l "Peace With Honor": Radio-television broadcast, President Nixon re: initialing of the Vietnam Agreement, (8/17/2006) l President's Nixon's Report On Vietnam (8/17/2006) l South Vietnam's Right of Self Defense (8/17/2006) l Nghị Định 56/2006/NĐ-CP Của Nhà Nước CSVN Bóp Nghẹt Thông Tin - Văn Hóa (8/18/2006) l Corruption in Vietnam (8/18/2006) l Singapore chống tham nhũng thế nào? (8/20/2006) l Việt Nam Và Giới Truyền Thông Hoa Kỳ (8/21/2006) l Vietnam and the Media (8/21/2006) l Tân đề mục l HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA (12/12/2007) l Khai Dân Trí (11/16/2006) l Oan Hồn Trên Xứ Huế (1/24/2007) l MỘT THOÁNG SUY TƯ (1/25/2007) l Tại sao cộng sản tàn ác? (5/13/2007) l Những Hình Ảnh Đàn Áp Và Cướp Đất Của Người Dân Dưới Chế Độ CSVN! (5/21/2007) l Đại sứ Bùi Diễm: Một Sĩ Phu Bắc Hà? (6/6/2007)

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007

Đại Việt-daiviet.org

Page 16 sur 16

l Khi đồng minh tháo chạy - Phần 1 (7/20/2007) l Khi đồng minh tháo chạy - Phần 2 (7/20/2007) l Khi đồng minh tháo chạy - Phần cuối (7/20/2007)

Việt Nam (Chiến tranh, Chính trị) Copyright(c) 2006 by daiviet.org | »» Liên lạc»» | »» Trang nhà»» | »» Giới thiệu»»

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=329&chude_id=4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24/12/2007