Cau Hoi Phan Bien Lop C33

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cau Hoi Phan Bien Lop C33 as PDF for free.

More details

  • Words: 1,875
  • Pages: 5
I.

Đặt câu hỏi 1. ĐL cho rằng việc tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ là chìa khóa của tăng trưởng tòan cầu, cũng như đảm bảo sự thành công của vòng đàm phán Doha. Vậy theo bạn, nếu tự do hóa thương mại dịch vụ thì ai được hưởng lợi từ việc đó? 2. Theo bạn, Đài Loan và Trung Quốc đã ký kết với nhau Hiệp ước Thương mại nào trong khoảng 6 thập kỷ qua chưa?Gần đây, bạn có nghe nói về “chuyến thăm lịch sử và thỏa thuận lịch sử” giữa Trung Quốc và Đài Loan không? 3. Theo bạn, hiện giờ, ai là đối tác xuất khẩu lớn nhất và lớn thứ hai của Đài Loan? 4. Trong bài các bạn có đoạn: “Một điều dễ nhận thấy rằng tăng trưởng kinh tế của Đài Loan (ĐL) chủ yếu được đem lại từ thương mại quốc tế. Chúng ta có thể kể ở đây là vào những năm 60 của thế kỷ trước, những nhà cầm quyền đã đẩy mạnh các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, đồng thời hướng nền kinh tế của mình đến xuất khẩu”, vậy bạn có thể giải thích rõ hơn những nguyên nhân tại sao xuất khẩu lại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ĐL? 5. Tự do hóa thương mại là một xu thế tất yếu, vậy tại sao vòng đàm phán DOHA lại thất bại? Liệu trong thời điểm gần như cả thế giới đang hướng tới tự do hóa thương mại, vẫn có những quốc gia muốn thực hiện chính sách bảo hộ để bảo toàn lợi ích của bản thân? Cho ví dụ cụ thể (nếu có) 6. Chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ và các nước EU thay đổi như thế nào (và tại sao lại thay đổi) khi kinh tế thế giới giảm sút trong cuộc khủng hoảng vừa rồi? Phản ứng của thế giới nói chung trước chính sách này? Nêu 1 vài ví dụ cụ thể.

7. Phân biệt rõ hơn NICs và NIEs? 8. Tại sao Hàn Quốc lại chỉ áp dụng quota với gạo? 9.

Theo các bạn trong khi hoạch định chính sách, chính phủ thường có xu hướng

gì? Như các bạn nói CSTM của ASEAN giúp hàng hóa xuất khẩu VN trong việc vươn ra thị trường ngoài nước. Vậy theo các bạn, hiện nay, hàng xuất khẩu VN nên tập trung như thế nào về mặt quy mô chủng loại? và cái điều kiện cần thiết để đa dạng hóa chủng loại hàng hóa xuất khẩu như các bạn nói ở những dòng cuối phần I.3b là gì? 10.

Trong những tác động tiêu cực của CSTM của ASEAN đối với nền kinh tế

VN, các bạn hãy cho biết giữa tác động lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu giảm và tác động xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khu vực thì tác động nào có tính thách thức nhất? tại sao? 11.

Việc tham gia AFTA dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan

thuế, nghĩa là xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp. Thực tế thì sức cạnh tranh của các Dn VN (nhất là về hàng hóa công nghiệp) so với các nước ASEAN khác còn thấp. Làm thế nào để hài hòa sự bảo hộ của CP đối với các DN và thực hiện xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo đúng cam kết? 12.

Trên thực tế, khi tham gia vào AFTA, tốc độ nhập khẩu hàng hoá dịch vụ từ

thị trường ASEAN vào Việt Nam cao hơn tốc độ xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường này. Tại sao và biệp pháp? 13.

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU đều áp dụng chính sách bảo

hộ thương mại cho nền kinh tế của mình, vậy các nước đang phát triển có áp dụng chính sách bảo hộ thương mại k? Nếu có thì họ áp dụng như thế nào? 14.

Mỹ được coi là một nền kinh tế tự do nhất thế giới, tuy nhiên gần đây Mỹ lại

đưa ra điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ”. Tai sao? Điều khoản này có tác dụng

như thế nào đối với nền kinh tế Mỹ? Về lâu dài, điều khoản này sẽ tác động ( hay nói cách khác nó sẽ gây ra hậu quả) như thế nào đối với nền kinh tế Mỹ? 15.

Mỹ có chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu vậy để kích thích người dân gia

tăng chi tiêu, nhưng như vậy là kích thích người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu, điều này có ảnh hưởng gì tới nền kinh tế sản xuất nội địa hay không? 16.

Về phần tác động tiêu cực của chính sách thương mại Mỹ, chính sách tự do

hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch đã có những tác động tiêu cực như thế nào đến quan hệ thương mại của Mỹ với một số các đối tác thương mại chính của Mỹ như Trung Quốc và EU. 17.

“Tuy nhiên, chính sách thương mại của Mỹ không hoàn toàn tự do điều đó

được thể hiện ở chính sách bảo hộ thương mại núp dưới cái bóng của các quy định khá chặt chẽ của nước này” - Tự do ở chỗ chịu ít thuế nhưng vẫn còn các quy định khác, như thế có phải là nền kinh tế tự do nữa không? 18.

“Cho đến nay dù tình hình thương mại thế giới đang trên đà suy giảm, và nhập

khẩu dệt may của Trung Quốc khó có thể tăng vọt song các nhà sản xuất dệt may này vẫn dùng bức thư của tổng thống để gây sức ép”- Đọc đoạn này thấy lợi thế vẫn hoàn toàn thuộc về dệt may của Mỹ, thế họ gây sức ép nữa để làm gì? 19.

“Mỹ thúc đẩy việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) với

mong muốn phát huy lợi thế của NAFTA và MECOSUR” – Lợi thế đó là gì ? 20.

Theo tôi được biết, chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ hiện nay đang làm

ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của một số các quốc gia đang phát triển. Bạn có thể cho tôi một ví dụ để làm rõ hơn về vấn đề này được không? 21.

Tiềm năng trong khu vực thương mại của ASEAN là gì?

22.

Nói mục đích của ASEAN là nhằm thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách tạo ra

một khối thị trường thống nhất, rộng lớn. Vậy ta nên hiểu “khối thị trường thống nhất” ở đây là như thế nào? Có mục tiêu hướng tới sử dụng một đồng tiền chung như EU hay không?

23.

Tiến trình cắt giảm các biểu thuế quan trong khu vực và các hàng rào phi thuế

quan của các nước ASEAN có gặp rắc rối gì không (như sự phản đối của một số nước chẳng hạn??)? Kết quả? 24.Những ngành nào của Việt Nam dễ bị tổn thương nhất trước tác động tiêu cực của việc tham gia AFTA? 25.

Trong bài có nói “do đặc thù về địa lý giống nhau và một số yếu tố khác nên

hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN khá tương đồng”. “Một số yếu tố khác” ở đây là những yếu tố nào? 26.

bảo hộ thương mại là gì? Lĩnh vực tài chính như các bạn đề cập ở đoạn trên có

phải là bảo hộ thương mại không? 27. “Quy tắc xuất xứ” là gì? 28. “Khu vực tự do là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU”?Giải thích? 29. Bài viết có ghi “nhìn chung, mức thuế hàng nông sản nhập khẩu cao hơn so

với các sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước”. Vậy có phải Hàn Quốc đang thực hiện chính sách bảo hộ nông nghiệp hay không? 30. Vì sao Đài Loan chỉ ủng hộ tự do hóa thương mại ở cấp độ toàn cầu? 31. Tại sao việc ngày càng gia tăng các hiệp định tự do hóa thương mại lại làm

cho Đài Loan thấy quan ngại trong khi ĐL liên tục ký các hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế? 32. Bài có viết “Trước một loạt động thái của các nước lớn đối với ASEAN (ký

FTA), đã khiến Đài Loan để ý tới việc hợp tác với ASEAN”. Như vậy Đài Loan không có ý tìm tới ASEAN? Việc thấy một động thái của một loạt các nước lớn ký hiệp định thương mại tự do với ASEAN, Đài Loan cúng mới bắt đầu để ý tới ASEAN, vậy đó có phải là “a dua”? ĐL không thấy được mối lợi từ hợp với ASEAN? 33. Ví dụ về việc Mỹ đơn phương sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung

Quốc do nước này có những hoạt động thương mại không công bằng?

34. ASEAN sẽ gặp những bất lợi gì khi tiến hành các chính sách về mậu dịch tự

do với EU? EU đã dành cho các thành viên trong khối ASEAN những ưu đãi gì? 35. Trong phần tác động tiêu cực, các bạn có đề cập đến nguy cơ trả đũa từ các

quốc gia khác từ chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ, trong đó ngay phần trên lại đề cập đến việc Tổng thống Obama viết thư cho Hiệp hội dệt may Hoa Kì gây sức ép cho nhập khẩu dệt may TQ – vậy có thể cho biết thêm về nguy cơ trả đũa cụ thể của Trung Quốc từ hành động này của Mĩ hay không? 36.

“Hạ viện Mỹ đã chấp thuận kế hoạch cứu trợ kinh tế của Tổng thống Obama

với tổng trị giá 819 tỷ USD kèm theo điều kiện "bảo hộ" ngành sản xuất thép trong nước với điều khoản “Người Hoa Kỳ dùng hàng Hoa Kỳ”, có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ không cấp ngân sách cho bất cứ dự án xây dựng, nâng cấp hay sửa chữa công trình công cộng nào nếu không sử dụng toàn bộ sắt thép hay hàng hóa được sản xuất trong nước”. Theo tôi được biết, việc sư dụng gói kích cầu và biện pháp hỗ trợ này đã đưa ra nhiều tác động xấu hơn là những tác động tích cực mà nó mang lại, ví dụ như là Mâu thuẫn trong nội khối giữa Mexico và Mỹ, Mâu thuẫn giữa EU và Mỹ rất gay gắt trong vấn đề này. Liệu có nên đưa nó vào phần tác động tích cực khi phần tiêu cực của nó dường như nổi trội hơn?

Related Documents

Cau Hoi
November 2019 23
Cau Hoi
June 2020 13
Traloi Cau Hoi
November 2019 21
Cac Cau Hoi
July 2020 12