Cấu trúc phân tử
Number of Wikipedia articles (in millions). 13.3M 25M Help keep it growing. Wikipedia Forever. Quyên góp ngay [Thu nhỏ] [Mở rộng] Wikipedia là Vĩnh viễn Kiến thức chung của chúng ta. Kho báu chung của chúng ta. Hãy giúp chúng tôi bảo vệ nó. [Mở rộng] Wikipedia là Vĩnh viễn Kiến thức chung của chúng ta. Kho báu chung của chúng ta. Hãy giúp chúng tôi bảo vệ nó. Caffein Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Caffein, còn được gọi là trimethylxanthine, coffeine, theine, mateine, guaranine, methyltheobromine hay 1,3,7-trimethylxanthine, là một xanthine alkaloid có thể tìm thấy được trong các loại hạt cà phê, trong chè, hạt cola, quả guarana và (một lượng nhỏ) trong hạt ca cao. Công thức hoá học của caffein là C8H10N4O2 Mục lục [ẩn] 1 Lịch sử 2 Tính chất 3 Nguồn cung cấp 3.1 Cà phê 3.2 Chè 3.3 Các loại khác 4 Ảnh hưởng của caffein 5 Cơ chế tác động 6 Caffeinol 7 Liên kết ngoài [sửa] Lịch sử Caffein được tách thành công lần đầu tiên vào năm 1820 bởi nhà hoá học người Đức Friedlieb Ferdinand Runge bằng cách đun các hạt cà phê đã rang và thu lại hơi nước sinh ra. Runge thực hiện sự phân tích này có lẽ là do lời đề nghị của bạn ông ta, nhà thơ Johann Wolfgang von Goethe. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1819, sau một cuộc chuyện trò về các loại độc thực vật, Goethe đã chuyển cho Runge một gói hạt cà phê, thứ hàng vào khi đó rất giá trị. [sửa] Tính chất
Tổng quát Tên
caffein
Các tên khác
trimethylxanthine, coffeine, theine, mateine, guaranine, methyltheobromine và 1,3,7-trimethylxanthine
Công thức C8H10N4O2 hoá học Số CAS
58-08-2
Đặc điểm
dạng tinh thể, không màu, không mùi, vị đắng
Tính chất Khối lượng 194,19 g/mol mol Trạng rắn thái Nhiệt độ 238 °C nóng chảy Nhiệt thăng hoa ở 178 °C độ sôi Hoà tan
tan nhiều trong nước và chloroform, một phần trong rượu
Chỉ dẫn an toàn Chỉ số an toàn R: ? và S: nguy hiểm Trừ khi ghi chú thích, mọi số liệu ghi ở Điều kiện tiêu chuẩn.
Khối lượng mol của caffein là 194,2 g. Ở nhiệt độ bình thường một lít nước chỉ hoà tan 20 g caffein, trong khi một lít nước sôi hoà tan tới 700 g. Caffein cũng tan nhiều trong chloroform, tuy nhiên lại chỉ tan một phần trong êtanol. Caffein rất giống với hai hợp chất khác là theophyllin, chất được sử dụng để điều trị bệnh suyễn, và theobromin, thành phần chính của ca cao. [sửa] Nguồn cung cấp [sửa] Cà phê Một tách cà phê (250 ml) chứa khoảng 40-170 mg caffein Một tách cà phê tan chứa khoảng 40-100 mg Một tách cà phê loại bỏ caffein vẫn chứa khoảng 3-5 mg Một tách nhỏ (50 ml) espresso arabica chứa khoảng 60 mg Một tách nhỏ (50 ml) espresso robusta chứa khoảng 170 mg [sửa] Chè Chè đen (Mỹ) 17 – 75 mg/200 ml Chè đen (nước khác) 20 – 100 mg/200 ml Chè ô long 12 – 55 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml) Chè xanh 8-30 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml) Chè tuyết 6-25 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml) Trước đây người ta gọi caffein trong trà là theine hay teine. Tuy nhiên trà không chứa các hợp chất khác của cà phê như xanthine, theophylline. [sửa] Các loại khác Nước uống tăng lực như Red Bull chứa khoảng 80 mg caffein trong một lon 250 ml. Cola: 30-60 mg/500 ml, trước kia loại đồ uống này chứa caffein lấy từ hạt cola, ngày nay cola thường được pha với caffein nhân tạo, hoặc cũng dùng caffein tự nhiên, nhưng là từ hạt cà phê. Rượu tonic: 375 mg/lít. Cacao chứa một lượng nhỏ caffein (khoảng 6 mg một tách), còn chủ yếu là theobromin. Sôcôla tùy theo loại có thể chứa từ 15 mg đến 90 mg/100 g, ngoài ra còn có theobromin và nhiều chất phụ khác. Một viên Aspirin forte chứa khoảng 50 mg caffein, còn loại aspirin bình thường thì không chứa chất này. Một viên caffein chứa khoảng 100-300 mg caffein. [sửa] Ảnh hưởng của caffein Caffein khi dùng với liều lượng nhiều gây ra các ảnh hưởng sau: Căng thẳng thần kinh Hưng phấn Tăng huyết áp Giãn nở phế quản Lợi tiểu (từ 300 mg/ngày trở lên) Kích thích nhu động ruột Mất ngủ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xếp caffein vào nhóm các chất gây nghiện. Đến nay vẫn không có dấu hiệu gì rõ ràng chứng minh caffein nguy hại đến sức khoẻ, ngay cả những trường hợp sử dụng thường xuyên caffein trong thời gian dài. Tuy nhiên việc dùng caffein nhiều có thể dẫn tới sự phụ thuộc về tâm lý, trong trường hợp này mùi vị cà phê, khẩu vị người uống và truyền thống cũng đóng một vai trò quan trọng. Sự phụ thuộc vào caffein có thể dẫn tới các biểu hiện như nhức đầu, căng thẳng, run rẩy, hồi hộp, thiếu tập trung, cáu giận. Cơ thể cần khoảng 3 ngày để loại bỏ caffein,
sau thời gian này những tác dụng phụ trên sẽ hoàn toàn mất đi. Nếu dùng caffein với liều lượng cao có thể làm tăng nhịp tim và lợi tiểu. Tuy vậy, nếu uống những loại đồ uống chậm giải phóng caffein như guarana hay chè đen thì có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của caffein cũng như tận dụng được các tác dụng của nó. Caffein có chứa trong sôcôla hay chè đen không hẳn là vô hại đối với trẻ em: ví dụ như lượng caffein có trong 3 lon cola và 3 thanh sôcôla cũng tương đương với lượng caffein trong 2 tách cà phê (khoảng 200 mg). Một đứa trẻ nặng 30 kg nếu dùng một liều lượng tương đương 7 mg/1 kg cơ thể có thể bị căng thẳng và mất ngủ. Caffein có trong danh sách doping của Uỷ ban Thế vận hội Quốc tế (IOC). Tuy nhiên giới hạn cấm rất cao, đủ để các vận động viên có thể uống cà phê trong bữa sáng. Liều gây độc LD-50 của caffein (là lượng caffein có thể làm chết 50% dân số) khoảng 10 g, tương đương với 100 tách cà phê. LD-50 của caffein cho một con chuột cống nặng 1 kg là 381 mg. Được biết rằng, nước bưởi có khả năng kéo dài thời gian bán huỷ của caffein, bởi chất đắng trong quả bưởi sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất của caffein trong gan. [sửa] Cơ chế tác động Caffein gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo bằng cách ngăn cản hoạt động bình thường của adenosine và phosphodiesterase. Adenosine được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể. Khi nồng độ đủ cao, nó sẽ gắn với receptor (thụ thể) làm cho hệ thần kinh phát ra tín hiệu nghỉ ngơi dẫn đến sự mệt mỏi và buồn ngủ. Do có cấu trúc phân tử gần giống nhau, caffein cạnh tranh với adenosine trong việc liên kết với receptor đặc hiệu. Điều này làm hệ thần kinh sẽ chỉ đạo cho cơ thể tiếp tục làm việc thay vì phát ra tín hiệu nghỉ ngơi . Caffein cũng ngăn chặn phosphodiesterase không cho tổng hợp chất truyền tin thứ cấp cAMP, do đó tín hiệu hưng phấn do andrenalin tạo ra đã không được khuyếch đại thông qua cAMP. Điều này làm các tế bào trong cơ thể trở nên trơ với andrenalin. [sửa] Caffeinol Theo nghiên cứu mới nhất thì sự kết hợp giữa cồn và caffein là một phương cách hữu hiệu để trị chứng đột quỵ. Sinh viên y khoa James Grotta thuộc Đại học Texas ở Houston cùng với đồng nghiệp đã tiêm cho tổng cộng 23 bệnh nhân chất caffeinol và rút ra kết luận rằng chất này có hiệu quả điều trị tốt đối với các thương tổn ở não gây ra bởi chứng đột quỵ. Những thông tin y khoa của Wikipedia Tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn. [sửa] Liên kết ngoài caffeinol Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Caffein” Thể loại: Hợp chất hữu cơ | Cà phê Xem Bài viết Thảo luận Sửa đổi Lịch sử Công cụ cá nhân Thử bản Beta Đăng nhập / Mở tài khoản Xem nhanh Trang Chính
Cộng đồng Thời sự Thay đổi gần đây Bài viết ngẫu nhiên Trợ giúp Quyên góp Tìm kiếm Top of Form Ð?c_bi?t:Tìm_ki?m
Bottom of Form Gõ tiếng Việt Tự động [F9] Telex (?) VNI (?) VIQR (?) VIQR* Tắt [F12] Bỏ dấu kiểu cũ [F7] Đúng chính tả [F8] Công cụ Các liên kết đến đây Thay đổi liên quan Các trang đặc biệt Bản để in ra Liên kết thường trực Chú thích trang này Ngôn ngữ khác العربية Bahasa Indonesia Bahasa Melayu Basa Sunda Български Català Česky Cymraeg Dansk Deutsch Eesti English Español Esperanto Euskara فارسی Français Gaeilge
Xem
Tìm ki?m
Galego 한국어 Hrvatski Ido Interlingua Íslenska Italiano עברית ಕನನಡ Latviešu Lietuvių Líguru Magyar Македонски Nederlands 日本語 Norsk (bokmål) Norsk (nynorsk) Occitan Polski Português Română Русский Shqip Simple English Slovenčina Slovenščina Српски / Srpski Srpskohrvatski / Српскохрватски Suomi Svenska தமிழ் ไทย Türkçe Türkmençe Українська יִידיש 中文
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 21:43, ngày 15 tháng 11 năm 2009. Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Xem Điều khoản Sử dụng để biết thêm chi tiết. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. Quy định quyền riêng tư Giới thiệu Wikipedia Lời phủ nhận