Cai Cach Dnnn

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cai Cach Dnnn as PDF for free.

More details

  • Words: 6,894
  • Pages: 20
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Các doanh nghiệp Nhà nước từ lâu nay vẫn được coi là thành phần chủ đạo trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở Việt Nam, thực ra cái gọi là "vai trò chủ đạo" này hầu như không có thực. Đánh giá chung của nhiều cấp lãnh đạo, nhà chuyên môn và của chính nhiều người trong cuộc là những người có trách nhiệm điều hành các doanh nghiệp Nhà nước đều thừa nhận sự yếu kém của thành phần kinh tế này và chính sự yếu kém đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ của cả nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng này chủ trương đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu kinh tế nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần đã và đang được triển khai. Có thể kể ra các giải pháp đổi mới như cổ phần hoá, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh; bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước; đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực, địa bàn cần thiết... Do tầm quan trọng của cải cách doanh nghiệp Nhà nước như đã nêu ở trên, với đề tài "Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay" đây không chỉ là

Đề án kinh tế chính trị

1

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

nhiệm vụ em phải thực hiện trong đề án kinh tế chính trị mà thực sự đây là đề tài mà em rất quan tâm nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Trần Mạnh Dũng đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Chương I

LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm, vai trò, vị trí. 1.1.

Khái niệm

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. 1.2.

Vai trò, vị trí.

Các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận quan trọng nhất của kinh tế, giữ những vị trí then chốt; phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.

Đề án kinh tế chính trị

2

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, về tính chất tất yếu tồn tại và đóng vai trò then chốt của DNNN. Là loại hình doanh nghiệp dựa trên sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất, do đó nó khác với các loại hình doanh nghiệp khác ở chỗ: Vì vốn của doanh nghiệp hầu hết của Nhà nước nên DNNN, dù là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh hay doanh nghiệp công ích, thì trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn luôn chú trọng hiệu quả kinh tế - xã hội. Do DNNN là của Nhà nước nên lợi nhuận sẽ do Nhà nước sử dụng. Trong thực tế, còn có nhiều lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn mà hiệu quả đầu tư lại không cao nhưng lại cần thiết cho sự ổn định kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp tư nhân không muốn đầu tư vào chỉ có DNNN mới đảm nhận được trọng trách này. Đây là lí do mà ở hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại DNNN; Thứ hai, về tính khó minh bạch của DNNN; Thứ ba, tính kém hiệu quả trong các DNNN; Thứ tư, tính bao trùm quá rộng của hệ thống DNNN do lịch sử để lại. Từ các tính chất trên của DNNN, có thể kết luận: trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải có mặt DNNN với vai trò then chốt và nó được thể hiện ở mặt chất chứ không phải ở mặt lượng. Do đó việc sắp xếp lại DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề bức xúc.

2. Quan điểm định hướng của Đảng về Doanh nghiệp nhà nước. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo những hướng sau: - Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khẩn trương cải thiện tình hình tài chính và lao động của các doanh nghiệp nhà nước, củng cố và hiện đại hoá một bước các tổng công ty nhà nước. - Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100%. - Giao, bán, khoán, cho thuê... các doanh nghiệp loại nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ.

Đề án kinh tế chính trị

3

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

- Sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên. Về mặt quản lý kinh tế, Nhà nước phải phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với các doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước, giao cho hội đồng quản trị doanh nghiệp quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ trong kinh doanh. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng xoá bỏ triệt để bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường; tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Có cơ chế phù hợp về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà nước với doanh nghiệp.

Chương II

THỰC TRẠNG 1. Quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Trước hết, có thể thấy trong thời gian qua, trải qua rất nhiều biến động trên thị trường, doanh nghiệp thương mại nhà nước tuy có giảm về số lượng, nhưng đã tăng cường về chất, tạo được uy tín vững chắc trong xã hội, là chỗ dựa quan trọng để Nhà nước thực hiện các chính sách trong lĩnh vực lưu thông phân phối. Sự giảm sút quy mô, số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nhà nước trong

Đề án kinh tế chính trị

4

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

những năm vừa qua là sự điều chỉnh hợp lý phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN (xem bảng 01).

Bảng 01: Tỷ trọng của doanh nghiệp Nhà nước thời kỳ 2000 - 2006 Đ.vị

2000

2001

2004

2005

2006

DN

42288

51680

91756

112950

131332

1.1. DNNN

DN

5759

5355

4597

4086

3720

+ Trung ương

DN

2067

1997

1968

1825

1758

+ Địa phương

DN

3692

3358

2629

2261

1962

1.2. Tỷ trọng

%

13,6

10,4

5,0

3,6

2,8

145874

161899

185598

200923

219400

54,9

51,3

41,2

38,9

36,0

tính 1. Doanh nghiệp (T.số)

2. Doanh thu bán Nghìn lẻ

t ỷ đ.

Tỷ trọng (Nguồn:

% Tổng cục Thống Kê)

2. Thành tựu trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Đề án kinh tế chính trị

5

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 20062010, năm 2007 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ hoàn thiện khung pháp lý cho sắp xếp, đổi mới tổ chức quản lý DNNN nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN đến phê duyệt Đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp, trọng tâm là cổ phần hoá DNNN. Năm 2007 đã sắp xếp được 271 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 150 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, nâng tổng số đơn vị được sắp xếp là 5.366 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá là 3.756 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thuộc diện duy trì 100% vốn nhà nước tiếp tục được chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với với kế hoạch của Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2007-2010 là cần phải sắp xếp 1.553 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 950 doanh nghiệp thì mới thấy được kết quả đạt được là khá khiêm tốn. Hình thức sắp xếp chủ yếu vẫn là cổ phần hoá và được thực hiện ở các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Năm 2007 có 17 doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước trên 100 tỷ đồng, trong đó có những doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 1.000 tỷ đồng như: Công ty Phân đạm và hoá chất Dầu khí, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty QNội… Tổng vốn nhà nước ở doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2007 là 29.766 tỷ đồng (bằng 42% tổng vốn nhà nước của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá). Một số công ty lâm vào tình trạng phá sản, không còn vốn nhà nước đã được Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp cơ cấu tài chính và chuyển đổi sở hữu xong trong năm 2007 như: Mía đường Sơn La, Xây lắp I Nam Định, Kinh doanh chế biến hàng xuất khẩu Đà Nẵng, Sadico. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đang thực hiện cơ cấu tài chính của 13 doanh nghiệp để chuyển đổi sở hữu trong 6 tháng đầu năm 2008. Đây là giải pháp tích cực, đã làm sống lại những doanh nghiệp trên bờ vực phá sản nhưng có tiềm năng phát triển, tiếp tục đảm bảo việc làm cho người lao động. Đề án kinh tế chính trị

6

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

Việc bán đấu giá cổ phần và niêm yết, đặc biệt là các tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có quy mô lớn, đã cung cấp cho thị trường chứng khoán hàng hoá có chất lượng, tác động mạnh đến phát triển thị trường vốn, đồng thời tăng cường sự kiểm soát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2007, Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức đấu giá lần đầu cho 96 DNNN cổ phần hoá với tổng vốn điều lệ 53.433 tỷ đồng, tổng số cổ phần chào bán trên 745 triệu cổ phần, số cổ phần bán được là trên 687 triệu, đạt 92%. Tổng giá trị thu được cho Nhà nước và doanh nghiệp qua đấu giá là trên 38.893 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đã thu được là 32.023 tỷ đồng, bằng 4,66 lần so với số vốn Nhà nước bán ra. Qua sắp xếp lại, những DNNN nhỏ, thua lỗ và số doanh nghiệp thuần tuý hoạt động kinh doanh không thuộc lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ đã giảm đáng kể. Cơ cấu DNNN trong các khu vực kinh tế quốc doanh có sự thay đổi tích cực, nếu năm 2001 DNNN trong ngành thương mại, dịch vụ chiếm 30% tổng số DNNN; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải 52,6%; nông, lâm, ngư nghiệp 14,2% thì đến nay tỷ lệ này tương ứng là 22,4%, 50,6% và 25%. Quy mô DNNN tăng khoảng 5 lần, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và lớn. Đến nay có 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chủ yếu thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, công ích, quốc phòng, nông, lâm trường, những ngành, lĩnh vực đảm bảo cho cân đối vĩ mô hoặc cung cấp các dịch vụ cho xã hội với tổng vốn nhà nước khoảng 400 nghìn tỷ đồng. DNNN, nòng cốt là các tập đoàn, tổng công ty, đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Kết quả là, hầu hết DNNN duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 10%); sản xuất, kinh doanh có hiệu quả (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 11%), bù đắp được các khoản lỗ phát sinh trước đây; giai đoạn 2000-2007, DNNN đóng góp gần 39% GDP,

Đề án kinh tế chính trị

7

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

40% tổng thu ngân sách. Gần 80% DNNN kinh doanh có lãi, 8% doanh nghiệp hoà vốn, 12% doanh nghiệp thua lỗ. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đảm bảo cân đối vĩ mô và bình ổn thị trường, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiều sản phẩm, dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; đóng góp quan trọng trong việc giúp Chính phủ thực hiện các giải pháp chống lạm phát, tiết kiệm, thực hiện xoá đói, giảm nghèo. Nhiều tập đoàn, tổng công ty đã tự huy động vốn thành lập các công ty cổ phần thực hiện những dự án đầu tư quan trọng trong lĩnh vực sản xuất điện, dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận tải, xi măng… ở một số tập đoàn, tổng công ty có điều kiện đã mở rộng ngành nghề kinh doanh, nhờ đó đã khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của tổng công ty trên nguyên tắc gắn với ngành nghề kinh doanh chính. Qua đó, năng lực cạnh tranh của nhiều tổng công ty được tăng thêm, bước đầu khắc phục được tính chất “độc canh” của nhiều tập đoàn, tổng công ty. Việc chuyển đổi các tổng công ty, công ty nhà nước có quy mô lớn sang tổ chức và hoạt theo hình thức công ty mẹ - công ty con được giải quyết đồng bộ từ thể chế, mô hình đến quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, phát triển các công ty con đa sở hữu… làm đổi mới phương thức tổ chức quản lý, chuyển từ cơ chế quản lý bằng phương thức hành chính là chủ yếu sang phương thức đầu tư vốn. Chủ sở hữu Nhà nước chỉ quản lý công ty mẹ, không can thiệp đến công ty con. Đến cuối năm 2007 đã có 120 tập đoàn, tổng công ty và công ty nhà nước độc lập có quy mô lớn tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. . Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đi vào hoạt động bước đầu đạt kết quả tốt, năm 2007 doanh thu đạt 1.150 tỷ đồng, nộp ngân sách 123 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.041 tỷ đồng. Đến hết năm 2007, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nhận bàn giao vốn nhà nước tại 845 doanh nghiệp với số vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao là 7.472 tỷ đồng. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã bán phần vốn nhà nước tại 34 công ty với giá trị 73 tỷ Đề án kinh tế chính trị

8

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

đồng, thu về cho Nhà nước 390 tỷ đồng. Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã triển khai việc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để góp phần ổn định thị trường. Các nông lâm trường quốc doanh đã được sắp xếp lại một bước, trước khi sắp xếp có 342 nông trường và công ty nông nghiệp có nông trường; 355 lâm trường và công ty lâm nghiệp. Sau khi sắp xếp có 314 nông trường được tổ chức lại và chuyển đổi thành công ty nông nghiệp hoặc tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải thể 18 nông trường; 353 lâm trường được tổ chức lại và chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp hoặc tiếp tục củng cố, hoặc thành lập ban quản lý rừng, giải thể 11 lâm trường. Đến tháng 01/2007 có 301 công ty TNHH một thành viên. Trong năm 2007 đã có thêm 33 công ty chuyển thành công ty TNHH một thành viên, đồng thời theo kế hoạch 144 công ty TNHH một thành viên sẽ cổ phần hoá. Các doanh nghiệp chuyển sang hình thức này là các doanh nghiệp độc lập, doanh nghiệp thành viên của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và của công ty mẹ; chưa chuyển đổi đối với công ty mẹ của các công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con vì hầu hết các công ty mẹ sẽ được cổ phần hoá từ nay đến năm 2020. Việc chuyển thành công ty TNHH một thành viên tuy không thay đổi cơ bản về quản trị doanh nghiệp, tính minh bạch trong quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp được chủ động hơn trong đầu tư, mở rộng ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh. 3. Hạn chế trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước.

Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đang diễn ra hết sức chậm chạp, vướng nhiều trở ngại cả về đường hướng, chủ trương và kỹ thuật thực hiện. Hầu hết những yếu kém nghiêm trọng của khối DNNN, như hiệu quả kinh doanh thấp, nợ đọng kéo dài, bòn rút công sản, vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Một số vấn đề còn trầm trọng hơn trong thời gian gần đây. Có thể nói rằng, khối

Đề án kinh tế chính trị

9

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

DNNN yếu kém và chậm được cải cách đang và sẽ trở thành một gánh nặng, một trở lực lớn trên con đường phát triển kinh tế đất nước. 3.1. DNNN tuy đã được sắp xếp lại nhưng quy mô vẫn chưa lớn và còn nhiều DNNN hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối. Nhiều DNNN hiệu quả còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Cổ phần hóa DNNN tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu đổi mới còn chậm. Vốn nhà nước trong các DNNN đã cổ phần hóa còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hóa DNNN chưa được nhiều. Một số công ty cổ phần vẫn chưa có sự đổi mới mạnh trong quản trị công ty; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN, hiệu quả hoạt động còn thấp.

4. Nguyên nhân của hạn chế trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung việc sắp xếp, đổi mới DNNN vẫn còn tồn tại một số khó khăn, nguyên nhân chủ yếu như: Việc chậm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; các doanh nghiệp sắp xếp, cổ phần hóa có quy mô ngày càng lớn nên việc xử lý tài chính, xác định giá trị khi cổ phần hóa tương đối phức tạp, kéo dài thời gian; một số tổng công ty đã có quyết định chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế đã có quyết định thành lập công ty mẹ, nhưng chưa hoàn thành việc xây dựng điều lệ và quy chế tài chính nên thiếu cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động… Còn nhiều DNNN hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối; Trình độ công nghệ của các DNNN còn lạc hậu, nhiều nhà máy còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao; Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN còn cao, việc xử lý tồn tại về tài chính còn chậm; Kết quả sản xuất kinh doanh của DNNN nói chung và tổng công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Đề án kinh tế chính trị

10

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

Về cơ chế quản lý DNNN còn nhiều bất cập, nhiều DNNN và doanh nghiệp cổ phần hóa có điều kiện thay đổi cơ chế quản trị công ty một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Một số tổng công ty nhà nước chưa phát huy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt động. Các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm, ở một số tổng công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con vẫn còn duy trì biện pháp quản lý hành chính đối với các công ty con như giao chỉ tiêu kế hoạch, thu phí quản lý… 5. Với những kết quả nêu trên, một số nhiệm vụ và giải pháp chủ

yếu được Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đưa ra là: Thứ nhất, Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước; cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, nhất là cổ phần hoá Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các tổng công ty một cách chặt chẽ với bước đi vững chắc. Thứ ba, chỉ đạo sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục đổi mới phương thức quản lý các nông, lâm trường quốc doanh và thí điểm cổ phần hoá một số vườn cây gắn với cơ sở chế biến. Thứ tư, tiếp tục rà soát để chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ tiếp tục nắm giữ 100% vốn đến năm 2010 thành công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Thứ năm, các công ty nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước kiện toàn tổ chức, hoạt động; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý nội bộ bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; có biện pháp để phát huy sức mạnh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, tự chịu

Đề án kinh tế chính trị

11

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

trách nhiệm của các công ty con, công ty liên kết trong thực hiện chiến lược phát triển của cả tổ hợp. Đầu tư đổi mới công nghệ, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo chiều sâu, tập trung vào ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, điều chỉnh ngay những hoạt động đầu tư chưa phù hợp hoặc hiệu quả thấp, quản lý chặt đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư, kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả, dãn tiến độ những dự án chưa cấp bách, tập trung vốn và các nguồn lực cho những dự án sắp hoàn thành. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, thực hiện bằng được kế hoạch đề ra, phấn đấu không để giảm sút. Rà soát cắt giảm chi phí, thực hiện tiết kiệm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong sử dụng điện, xăng dầu, vật tư, nguyên liệu. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bảo đảm cân đối cung cầu đối với những loại vật tư quan trọng và mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu điện, than, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, lương thực. Có các hành động cụ thể để góp phần bình ổn giá thị trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thứ sáu, tổ chức lại các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con để hình thành một số tập đoàn, tổng công ty mạnh, có nhiều chủ sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Thứ bảy, thực hiện tốt việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thứ tám, thực hiện sơ kết đánh giá để rút kinh nghiệm đối với: chủ trương bán cổ phần cho người lao động khi cổ phần hoá tạo sự gắn bó lâu dài của công nhân tại doanh nghiệp, phát huy vai trò làm chủ tập thể; việc sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; việc cổ phần hoá cơ sở chế biến gắn với vườn cây; thí điểm Đề án kinh tế chính trị

12

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp có thu; mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ công ty con; việc tính giá trị quyền sử dụng đất (kể cả giá trị lợi thế vị trí địa lý) trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; công tác kiểm toán và định giá doanh nghiệp; việc lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược; việc cổ phần hoá các đơn vị khai thác tài nguyên; việc Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng giám đốc điều hành.

Chương III

GIẢI PHÁP Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới hiện nay, đẩy nhanh cải cách DNNN là một đòi hỏi thiết yếu. 1. Nghiên cứu xây dựng Luật Cải cách doanh nghiệp Nhà nước.

Việc xây dựng và ban hành Luật Cải cách doanh nghiệp Nhà nước là một công việc cần thiết, dựa trên một số căn cứ như sau: - Cải cách DNNN là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi một quyết tâm cao và một nền tảng pháp lý vững chắc. Quyết tâm mạnh mẽ đã được thể hiện rõ ràng qua các văn kiện của Đảng, cũng như qua nhiều chỉ thị và đề án của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, quyết tâm này chưa được thể chế hóa đầy đủ bằng các văn bản pháp lý nên hiệu lực thực thi thấp. Văn bản pháp quy cao nhất về cải cách DNNN mới dừng ở mức nghị định của Chính phủ hoặc chỉ thị của Thủ tướng. Một số nội dung của cải cách DNNN hiện đang được “lồng ghép” vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (thống nhất) và Luật Đầu tư (chung). Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý cụ thể là một nguyên nhân quan trọng khiến cho quá trình cải cách DNNN ở nước ta tiếp tục trì trệ, ít đạt kết quả. - Cải cách DNNN là một công việc có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế quốc dân, liên quan đến lượng tài sản khổng lồ của nhân dân. Trong trường hợp Đề án kinh tế chính trị

13

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

xấu, cải cách DNNN có thể làm thất thoát lớn tài sản công, làm giàu nhanh chóng cho một số ít cá nhân trong và ngoài nước. Thực tiễn này đã xảy ra ở nhiều nước kinh tế chuyển đổi ở Liên Xô cũ, ở Đông Âu và Việt Nam cần phải tránh. Do vậy, người dân, thông qua các đại biểu của mình tại Quốc hội, phải được tham gia vào việc hoạch định và thực hiện chính sách về cải cách DNNN, trước mắt cần được quyền giám sát trực tiếp khối tài sản của DNNN. Cần phải có một cơ chế yêu cầu Chính phủ định kỳ báo cáo Quốc hội về kết quả kinh doanh và nguồn vốn của DNNN. Điều này sẽ tạo ra động lực xã hội to lớn để vượt qua những cản trở đối với việc cải cách DNNN và giúp quản lý tốt hơn nguồn vốn thu được từ việc cải cách DNNN (thông qua cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN). - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước kinh tế chuyển đổi và nước đang phát triển đã ban hành và thực thi tương đối thành công Luật Cải cách doanh nghiệp nhà nước. Một ví dụ là nước láng giềng Thái Lan tuy chỉ còn 59 doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng đang tiến hành soạn thảo Luật Cải cách doanh nghiệp nhà nước. 2. Thay đổi tư duy về “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà

nước Chừng nào chúng ta còn đặt mục tiêu “vai trò chủ đạo” của DNNN thì chừng đó việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi tác nhân trên thị trường vẫn chưa thể thành hiện thực hoàn toàn. Trong một chừng mực nào đó, việc mặc định “vai trò chủ đạo” cho DNNN là một biểu hiện của tư duy kinh tế cũ. Mục tiêu như vậy đã dần trở thành lạc hậu, bởi các lý do chính như sau: - Cách suy nghĩ như vậy thể hiện sự chưa tin tưởng vào thị trường và khả năng của thị trường. Hiện có quá nhiều ý kiến phê phán sự phát triển “tự phát” của một ngành hoặc một khu vực kinh tế nào đó, trong khi thiếu sự thừa nhận rằng chính khả năng phát triển “tự phát” của thị trường theo định hướng lợi nhuận là lợi thế mạnh nhất của kinh tế thị trường để tạo ra sự giàu có và thịnh vượng. Tương tự, có quá nhiều ý kiến phê phán về tính “ích kỷ” của các tác nhân tham gia thị trường, trong khi tính “ích kỷ”, vì “lợi ích cá nhân” chính là trụ cột cho mọi lý Đề án kinh tế chính trị

14

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

thuyết về kinh tế thị trường. Mặc định “vai trò chủ đạo” cho DNNN trên thị trường, tức là chưa tin tưởng đủ mức vào tính tích cực của tác nhân kinh tế đa dạng thuộc các thành phần kinh tế khác, là một kết quả của tư duy cũ này. - Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nhà nước cần đóng vai trò “chèo lái”, định hướng thị trường và thúc đẩy tiến trình phát triển. Nhà nước cần và hoàn toàn có khả năng sử dụng sức mạnh tổng hợp kinh tế - hành chính - chính trị của mình để thực thi vai trò đó. Do vậy, cần thay thế khái niệm “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước” bằng khái niệm “vai trò chèo lái của Nhà nước trong nền kinh tế”. Doanh nghiệp nhà nước là một công cụ quan trọng, nhưng không phải công cụ duy nhất, để Nhà nước giữ “vai trò chèo lái” nền kinh tế và định hướng phát triển đất nước. 3. Một số giải pháp khác. Thứ nhất, căn cứ các tiêu chí quy định tại Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg, tổ chức rà soát, xem xét quyết định bán tiếp cổ phần nhà nước tại các công ty đã cổ phần hoá mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần; Chủ động rà soát, xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi các DNNN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH 1 thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và tiến hành cổ phần hoá công ty mẹ đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty TNHH 1 thành viên không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn. Thứ hai, đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại theo đúng tiến độ và lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Những tổng công ty chưa cổ phần hoá toàn tổng công ty thì tiến hành cổ phần hoá đa số các doanh nghiệp thành viên. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh (chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô không lớn, thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần) sẽ tiến hành cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp; Đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển thị trường chứng khoán, mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua các hình thức đấu giá, bảo lãnh

Đề án kinh tế chính trị

15

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

phát hành, đại lý phát hành. Thực hiện niêm yết các doanh nghiệp đủ điều kiện trên thị trường chứng khoán. Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác cổ phần hoá những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh để kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Thứ tư, hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp thành viên của các tổng công ty nhà nước. Củng cố và phát triển các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu với sự tham gia của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cần hoàn thiện điều lệ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Thứ năm, đẩy nhanh việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty TNHH 1 thành viên, quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần thuộc các bộ, UBND tỉnh, thành phố trung ương về tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nhằm tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước. Thứ sáu, tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới quản trị DNNN, nâng cao trình độ và tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. Tổ chức lại Hội đồng quản trị để thực sự là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại tổng công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về mọi hoạt động của tổng công ty. Tiếp tục thực hiện việc áp dụng cơ chế Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê Tổng Giám đốc. Thứ bảy, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu, thực hiện quyền của cổ đông góp vốn thông qua người đại diện, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của công ty cổ phần, công ty TNHH.

Đề án kinh tế chính trị

16

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

KẾT LUẬN Kết quả đạt được: •

Đã nêu ra quá trình cải cách DNNN hiện nay (đặc biệt là trong năm 2007) : Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.



Đã tìm hiểu một số nhiệm vụ và giải pháp của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.



Tham khảo và đưa ra một số biện pháp cải cách DNNN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN

Trên đây là một số đánh giá kết luận tổng quan nhất về những công việc đã làm được trong quá trình nghiên cứu đề tài. Để hoàn thành đề tài, em đã được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Trần Mạnh Dũng đã hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình làm đề tài. Đây mới chỉ là một số nhận định, đánh giá về các vấn đề trong quá trình cải cách DNNN ở nước ta hiện nay của cá nhân em qua quá trình tham khảo các tài liệu tham khảo. Các nhận định đưa ra cũng chỉ mang tính chất chủ quan. Em rất Đề án kinh tế chính trị

17

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề án của em có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 08 năm 2008. Sinh viên Dương Thị Thu Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin – Nxb Chính trị quốc

gia. 2.

Phương cách làm bài môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin – TS.

An Như Hải, GS.TS Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trần Quang Lâm, TS. Nguyễn Thị Thơm, TS. Tô Đức Hạnh, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. 3.

Thời báo kinh tế Sài Gòn.

4.

Tạp chí kinh tế và dự báo.

5.

Trang web : http://www.mpi.gov.vn/ http://thongtindubao.gov.vn/

Đề án kinh tế chính trị

18

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Đề án kinh tế chính trị

19

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………

Đề án kinh tế chính trị

20

Related Documents

Cai Cach Dnnn
June 2020 7
Cach Cai Dat2003
July 2020 8
Cai Cach Hanh Chinh
June 2020 13
Cai Cach Giaoduc Vn
October 2019 16
Cai Cach Ruong Dat
November 2019 22
Cai Cach Giao Duc Vn
October 2019 16