CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG Ở SINGAPO YEO KHEE CHYE Cục Nghiên cứu và Quy hoạch chiến lược, Bộ Môi trường Singapo Tại Hội thảo tiêu chuẩn môi trường đã có 100 đại biểu tham dự. 12 báo cáo của các nước thành viên và Học viện Công nghệ Châu Á đã trình bày những vấn đề cốt lõi trong xây dựng bộ tiêu chuẩn môi trường, các khó khăn các nước gặp phải khi xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn này. Về sự hợp tác khu vực trong lĩnh vực này, có ba vấn đề lớn được thảo luận: - Các nước thành viên ASEAN đã thiết lập được bộ tiêu chuẩn môi trường tương đối tốt và vì thế họ có thể có các bài học bổ ích cũng như giúp cho các nước thành viên mới đang trong giai đoạn hình thành và xây dựng các tiêu chuẩn môi trường. - Phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung cho các nguồn tài nguyên hiện đang được các nước cùng chia sẻ (như không khí và nước) trong đó có thể chia ra tiêu chuẩn nước ngọt tại lưu vực sông Mêkong và tiêu chuẩn nước biển tại các vùng ven biển. - Cần phát triển cơ chế hợp tác nhằm thiết lập một cách tiếp cận thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tại tất cả các nước ASEAN. - Hiện các nước ASEAN đã đồng ý xây dựng các mục tiêu dài hạn cho việc đảm bảo chất lượng nước và không khí nền và xây dựng nên một khung các hoạt động để đạt được mục tiêu trên vào năm 2010 với các ưu tiên tập trung vào khu vực công nghiệp hoá và đô thị hoá. Một dự án về tiêu chuẩn chất lượng nước biển của ASEAN đã được trình để thông qua trong thời gian sắp tới. Hội thảo đã kiến nghị các nước ASEAN nên tạo ra cơ hội tiếp tục trao đổi kinh nghiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường chung cũng như của từng nước. 1. Giới thiệu Bảo vệ môi trường đã luôn luôn là mối quan tâm trọng yếu trong sự nghiệp phát triển của Singapo . Trong những năm đầu phát triển của Singapo, việc đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường đã được xác định là
một trong những nhiệm vụ chính nhằm bảo vệ môi trường song song với việc xây dựng thể chế, xây dựng hạ tầng cơ sở và đưa vào vận hành một hệ thống quản lý vì sự nghiệp y tế công cộng và bảo vệ môi trường. Bộ Môi trường Singapo (thường gọi tắt là ENV) được thành lập từ năm 1972 nhằm tăng cường tập trung vào các nhiêm vụ đó. 2 .Xây dựng các quy chế và tiêu chuẩn về môi trường Trong những năm đầu tiên, Singapo đã theo sát các quy chế và tiêu chuẩn về môi trường của nước Anh. Những quy chế và tiêu chuẩn đó đã được sửa đổi theo thời gian nhằm đáp ứng quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Nhiều tiêu chuẩn mới đã được xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn của các nước phát triển, có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện trong nước. Việc xây dựng các tiêu chuẩn mới được thực hiện có sự tham khảo ý kiến của các ngành công nghiệp. Đạo luật chống ô nhiễm môi trường (EPCA) có hiệu lực từ ngày 1-41999 tăng cường hơn nữa các điều luật riêng rẽ được ban hành trước đó về kiểm soát ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn và kiểm soát các chất nguy hại. Đạo luật EPCA vì thế tạo ra khuôn khổ pháp lý toàn diện làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường. 3 .Các tiêu chuẩn về môi trường và việc áp dụng thực tiễn trong quản lý môi trường. 1. Các tiêu chuẩn chất lượng, không khí và kiểm soát ô nhiễm không khí ở Singapo 1. Mức độ các tác nhân gây ô nhiễm trong bầu không khí ở Singapo vẫn nằm trong phạm vi các mục tiêu lâu dài của tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA). Các tiêu chuẩn về chất lượng bầu không khí do WHO và USEPA lập ra được trình bày trong phụ lục 1 2. Đối với các chất gây ô nhiễm không khí. Bộ Môi trường tiến hành thanh tra thường xuyên các cơ sở công nghiệp và phi công nghiệp để kiểm tra việc các cơ sở đó tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về phát thải các chất gây ô nhiễm không khí. i.
Thử nghiệm và kiểm tra sự chấp hành ở các nhà máy Các cơ sở công nghiệp được yêu cầu tiến hành thử nghiệm chất phát thải tại nguồn để đảm bảo các cơ sở đó tuân thủ các tiêu chuẩn quy định và có biện pháp bổ khuyết nếu cần.
ii.
Thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí Các cơ sở công nghiệp được yêu cầu lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí theo đúng tiêu chuẩn quy định về phác thải.
iii.
Kiểm soát thiết bị đốt nhiên liệu Trang thiết bị đốt nhiên liệu sử dụng khí đốt hoặc dầu nhiên liệu. Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu là các ô xít sun fu rơ và khói. Chất lượng nhiên liệu (ví dụ như hàm lượng lưu huỳnh ) được kiểm soát chặt chẽ để giảm mức tối thiểu việc phát thải chất gây ô nhiễm.
iv.
Kiểm soát khí thải của phương tiện giao thông •
Tiêu chuẩn khí thải của phương tiện giao thông
Các phương tiện giao thông nhập khẩu vào Singapo để sử dụng trong nước được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về khí thải. Các tiêu chuẩn về khí thải đối với các phương tiện giao thông được xem xét lại và điều chỉnh theo hướng tăng lên khi cần thiết. Các tiêu chuẩn hiện hành và dự kiến cho việc đăng ký các chủng loại phương tiện giao thông khác nhau được tóm tắt trong bảng dưới đây: Loại phương tiện
Tiêu chuẩn về khí thải
Thực hiện
ôtô chạy xăng
Chỉ thị về khí thải số 91/441/EEC, hoặc tiêu chuẩn về khí thải của Nhật Bản (điều 31 của quy chế an toàn cho an toàn đường bộ
1-7-1994
ô tô chạy dầu diezen
-Xe chở khách và xe tải hạng nhẹ: chỉ thị về khí thải số 93/59/EEC
1-7-1997
-Xe tải hạng nặng: Chỉ thị về khí thải số 91/542/EEC stage1 Xe máy các loại
Tiêu chuẩn về khí thải theo bộ luật về quy chế của Mỹ (US40CFR 86.410 -80)
1-10-1991
Ô tô chạy dầu diezen
Chỉ thị về khí thải số 91/542/EEC stage 1
2000
ô tô chạy xăng
chỉ thị về khí thải số 96/69/EEC
2000
* Kiểm soát chất lượng nhiên liệu xe hơi: Chất lượng nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông ở Singapo đều được kiểm soát. Xăng không pha chì được đưa vào sử dụng từ tháng 1/1998 và xăng pha chì dần dần loại bỏ từ 1/7/1998. Để giảm phát thải khói từ các phương tiện giao thông chạy dầu diezen được giảm xuống còn 0,05 % trọng lượng kể từ ngày 1/3/1999 •
Kiểm soát phương tiện giao thông phát thải khói.
Các phương tiện giao thông chạy dầu diezen và các xe máy phát thải ra khói nhìn thấy được đều bị ghi sổ và phạt. 1. Các tiêu chuẩn về chất lượng nước và kiểm soát ô nhiễm nước ở Singapo 1. Chất lượng nước ở các tuyến đường thủy và Duyên hải nói chung là tốt và đều nuôi sống được các loại thuỷ sinh. Theo chính sách của chúng tôi, mọi loại nước thải từ nguồn sinh hoạt và phí sinh hoạt đều phải được xả vào hệ thống cống công cộng, chính sách đó đã bảo vệ được nước ở các vùng nội thuỷ và Duyên Hải không bị ô nhiễm. Sông ngòi ở Singapo được phân chia thành 2 loại: có kiểm soát và không kiểm soát như sau: •
•
Các sông ngòi có kiểm soát là các sông ngòi mfa nước được lấy đem xử lý làm nước uống. Một số các sông ngòi này đã được xây đập tạo thành các hồ chưa nước, ở một số khác cũng thuộc loại này thì nước lấy về để bơm vào các hồ chứa nước. Các lưu vực thu nước của các sông ngòi có kiểm soát được gọi là các khu vực thu trữ nước. Các sông ngòi không kiểm soát bao gồm các sông ngòi chảy đổ ra biển. Một số có dòng chảy lớn trong số này được sử dụng cho các mục đích vui chơi giải trí như lướt ván, bơi thuyền và câu cá. Nước của các sông ngòi thuộc loại này không được khai thác làm nước uống. Lưu vực thu nước của các sông ngòi không kiểm soát được gọi là các khu vực không thu trữ nước. 1. Để giữ cho sông ngòi không bị ô nhiễm, Bộ môi trường đã đưa vào vận hành một hệ thống cống
hoàn chỉnh và một hệ thống quản lý các chất phế thải rắn rất hiệu quả và đáng tin cậy để không cho nước thải và các chất phế thải rắn xả vào hoặc đổ xuống sông ngòi. Ngoài ra, để đảm bảo lượng nước mưa tự chảy thu được từ các khu vực thu trữ nước có thể được xử lý làm nước sinh hoạt, thì mức độ và mật độ các công trình phát triển trong các khu vực thu trữ nước cũng được kiểm soát. Các khu công nghiệp trong phạm vi các khu vực thu trữ nước chỉ được bố trí các cơ sở công nghiệp sạch và nhẹ không sử dụng hoặc tồn trữ những khối lượng lớn các loại hoá chất. 2. Các tiêu chuẩn nước thải doanh nghiệp và nước cho vui chơi giải trí. i.
Nước thải doanh nghiệp theo yêu cầu phải được xử lý cho đạt các tiêu chuẩn quy định trước khi được phép xả vào đường cống công cộng. Tại các khu vực không có hệ thống cống công cộng, nước thải doanh nghiệp phải được xử lý cho đạt các tiêu chuẩn khắt khe hơn trước khi được phép xả xuống sông ngòi. Đối với các cơ sở công nghiệp được đặt trong các khu vực lưu trữ nước, nước thải doanh nghiệp phải được xử lý theo đúng các tiêu chuẩn khắt khe nhất trước khi được xả xuống các sông ngòi có kiểm soát. Các biện pháp luật định cũng như các tiêu chuẩn quy định cho việc xả nước thải doanh nghiệp được xem xét lại thường xuyên và tăng cường thêm khi cần thiết.
ii.
Singapo đã đưa vào áp dụng bản hướng dẫn về chỉ số trực khuẩn côli theo mức 1.000 cá thể trực khuẩn côli trong 100ml nước do tổ chức y tế thế giới đề ra để đánh giá chất lượng nước cho mục đích vui chơi giải trí . Các tiêu chuẩn về nước cho mục đích vui chơi giải trí như sau:
Thông số
Giới hạn cho phép
số lượng trực khuẩn côli
1.000/100ml 6,5 - 8,5
Độ PH
Lượng o xy hoà tan
5 m/l
Độ trong (sử dụng đĩa thử độ vẩn đục Secchi
>1,2m
Ngoài các tiêu chuẩn đó, nước sử dụng cho các mục đích vui chơi giải trí phải được đảm bảo không có lẫn các vật tạp trôi nổi, váng hoặc các chất bẩn khác. 1. Kiểm soát các chất nguy hại Bộ Môi trường kiểm soát việc nhập khẩu, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng các chất nguy hại theo quy định của Đaok luật Chống ô nhiễm Môi trường (EPCA). Bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào có kế hoạch tiến hành những hoạt động nói trên đều phải xin cấp Giấy phép hoặc được phép của bộ Môi trường. Bên cạnh đó còn phải tuân thủ các quy định về bao bì, trọng tải cho phép, tuyến đường vận chuyển, phương thức vận chuyển và lịch trình, và các kế hoạch ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, để đảm bảo vận chuyển an toàn các chất nguy hại. 2. Kiểm soát các chất phế thải công nghiệp độc hại. Bộ Môi trường kiểm soát việc tiêu huỷ các chất phế thải công nghiệp độc hại theo quy định trong bản Quy chế y tế về môi trường(đối với các chất phế thải công nghiệp độc hại). Các tổ chức cá nhân trước khi thu gom và tiêu huỷ các chất phế thải độc hại đều phải xin cấp giấy phép. Trước khi vận chuyển bất kỳ chất phế thải độc hại nào cũng đều phải xin phép. Các chất phế thải từ bệnh viện được thu gom riêng biệt và tiêu huỷ tại 2 cơ sở đốt rác chuyên biệt. Chính sách và phương pháp tiếp cận được áp dụng trên đây đã góp phần giảm xuống mức tối thiểu việc phát sinh các chất phế thải nguy hại và khuyến khích việc xử lý và tái sử dụng các chất phế thải đó. 3. Đề án nhãn hiệu xanh Singapo
3.5.1 Để khuyến khích tập quán tiêu dùng xanh, Bộ Môi trường đưa vào thực hiện đề án Nhãn hiệu xanh từ tháng 5/1992. Đề án này được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm, trừ thực phẩm, đồ uống và dược phẩm. Đề án này cũng không áp dụng đối với các dịch vụ và quy trình. Cho đến nay, có khoảng 661 sản phẩm đã được dán nhãn hiệu xanh Singapo. đề án giúp cho người tiêu dùng nhận biết được các sản phẩm thân thiện với môi trường và lựa chọn các sản phẩm đó thay vì các sản phẩm tương tự khác. 3.5.2 Chính phủ cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở bán lẻ để khuyến khích họ sử dụng tối thiểu các vật liệu bao bì đóng gói hàng tiêu dùng, đồng thời thực hiện các chương trình giáo dục cho người tiêu dùng bớt lãng phí trong tập quán tieeu dùng của họ. 4. Hệ thống quản lý môi trườngISO -14000 Công nghiệp ngày càng đóng vai trò chủ động hơn trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động. Nhiều uỷ ban và nhóm công nghiệp khác nhau về môi trường đã được thành lập để khuyếch trương các tập quán thân thiện với môi trường trong các doanh nghiệp. Việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc tế theo ISO là một động lực thúc đẩy công nghiệp tiéen xa hơn nữa theo hướng này. Chính phủ cũng đã và đang tích cực khuyến khích công nghiệp đưa vào áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường và đã có các đề án hỗ trựo tài chính để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. 4 QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp kiểm soát bảo vệ môi trường đã được kết hợp vào quá trình quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo các công trình phát triển được bố trí đúng chỗ và tương thích với các mục đích sử dụng đất khác. Cục tái phát triển đô thị (URA), cơ quan kiểm soát về quy hoạch và phát triển ở Sigapo, tham khảo ý kiến của Bộ Môi trường về tất cả các công trình phát triển mới. Sau khi một công trình phát triển dự kiến được phê duyệt quy hoạch, chủ công trình co thể nộp thiết kế xây dựng cho Cục xây dựng xin phép tiến hành thi công công trình. Chủ công trình theo yêu cầu phải nộp một bộ hồ sơ thiết kế cho Bộ Môi trường để xin phê chuẩn về các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến các khía cạnh như vệ sinh môi trường, tiêu thoát nước mặt, hệ thống cống thải, biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí và nước, và các chất phế thải nguy hại và chứa hoá chất độc . 5 KẾT LUẬN
Bộ môi trường đảm bảo các cơ sở hạ tầng cần thiết về môi trường, và đề ra khuôn khổ pháp quy và tiêu chuẩn toàn diện để kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm. Tuy nhiên, Singapo không thể dựa hoàn toàn vào việc mở mang các cơ sở hạ tầng về môi trường. Vì vậy, Bộ Môi trường phối hợp chặt chẽ với các trường học, các tổ chức cơ sở, các doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông nhằm làm cho nhân dân hiểu và noi theo các lối sống và thói quen thân thiện vơí môi trường. Phụ lục 1Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường không khí được áp dụng ở Singapo. Các chất gây ô nhiễm
Thời gian trung bình
các tiêu chuẩn chất lượng không khí ban đầu của USEPA
Mục tiêu lâu dài của Who
Đi -ô- xýt -sun-fu - rơ
Trung bình hàng năm 24 giờ
80mg/m3
50mg/m3
365mg/m3
125mg/m3
Mô -nô -xýt-cacbon
8 giờ
10mg/m3
10mg/m3
1 giờ
40mg/m3
30mg/m3
Trung bình hàng năm
80mg/m3
---
------
150mg/m3
1 giờ
235mg/m3
150-200mg/m3
8 giờ
160mg/m3
100-120mg/m3
PM10(các hạt bụi có đường kính 10 micronhoặc nhỏ hơn
Trung bình hàng năm
50mg/m3
---
150mg/m3
---
Chì
3 tháng
1,5 mg/m3
---
1 năm
---
0,5 - 1,0 mg/m3
Đi-ô-xýt-ni-tơ
24 giờ ô-dôn
24 giờ