Bui Vien Nguoi Tri Thuc Vn Dau Tien Di My

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bui Vien Nguoi Tri Thuc Vn Dau Tien Di My as PDF for free.

More details

  • Words: 2,737
  • Pages: 4
Subject: Fwd: Bùi Viện, người trí thức Việt Nam đầu tiên đi Mỹ From: [email protected] To: [email protected]

Bùi Viện, người trí thức Việt Nam đầu tiên đi Mỹ Cao Linh Quân Bước vào năm 1873 (Tự Đức thứ 26), tình hình Việt Nam trở nên hết sức nghiêm trọng. Ở Nam Kỳ thực đân Pháp đã hạ thành Sài Gòn và chiếm gọn 6 tỉnh. Ở Bắc kỳ, Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) liên tiếp kiếm chuyện để gây sự với triều đình phong kiến. Tướng Gạc Nhe (F.Garnier) đã chỉ huy quân chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Và tiếp theo đó quân Cờ đen đã phục kích giết chết Gạc Nhe… Đất nước đen tối, chính sự rối mù. Triều đình nhà Nguyễn đành phải chịu ép kí hòa ước Giáp Tuất (1874) nhượng bộ pháp đến mức tối đa. Phong trào cần vương nổi lên khắp nước vừa chống Pháp vừa biểu thị ý thức bất đồng, phản kháng lại triều đình bất lực. Vua Tự Đức trằn trọc nhiều đêm trắng. Thánh thượng bất chợt nghĩ tới Đức Gia Long và trong đầu lóe lên một ánh chớp hy vọng , có thể đi cầu viện một nước mạnh nào đó để đánh bại Pháp quốc chăng? Muốn vậy, trước hết phải cử một sứ thần bí mật lên đường tìm cách gặp gỡ họ? Nhưng nước mạnh đó là ai? Ông vua khốn khổ không còn nghĩ ra ai khác ngoài nước Anh-cát-lợi! Tự Đức điểm tên khắp lượt các văn võ bá quan. Cuối cùng, Ngài chọn Bùi Viện để trao cho sứ mạng khó khăn và mạo hiểm này. Bùi Viện người làng Trình Phố, Huyện Trực Ninh, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, đậu Cử nhân năm 1868. Năm đó Bùi Viện mới 29 tuổi (bước vào độ “tam thập nhi lập”) nhưng đã biểu lộ rõ một con người đảm lược, kinh bang tế thế. Bùi đã có công dẹp loạn Tàu Ô, truy quét bọn hải tặc vùng duyên hải, ấy là chưa nói đến công đầu trong việc khai khẩn đất hoang, làm hệ thống thủy lợi ở Ninh Hải (Hải Dương), đặt nền móng cho việc xây cất cảng Hải Phòng… Năng lực về quân sự, tư duy mới về kinh tế biến anh trở thành một con người hành động thực tiễn khác xa loại khuyển nho dài lưng tốn vải, thuyết lý suông hồi đó. Chính vì thế trong con mắt bọn người “chi hồ giả dã” thánh hiền này, Bùi Viện trở thành một hiện tượng “kỳ dị”. Trong những cuộc đàm đạo, những ý kiến mới mẻ táo bạo về công cuộc cứu nguy dân tộc thoát khỏi thảm trạng mất nước của Bùi cứ khiến cho bọn hủ nho choáng đầu khó chịu và tìm mọi cách chống phá. Vậy là cuộc gặp gỡ kín giữa Vua Tự Đức và Bùi Viện đã diễn ra vào đầu tháng 7 năm 1873! Trước lúc lên đường nhà vua còn căn dặn “thuyết khách” của mình khi đặt chân tới đất lạ không nên và đừng có bao giờ để lộ thực trạng kém cỏi và tiêu cực của đất nước, khi cần tiêu xài để giao dịch cũng đừng “cá gỗ ” quá mà ảnh hưởng tới quốc thể … Bùi Viện ra cửa Thuận An. Một chiếc thuyền gỗ, dăm người tháp tùng một gói vàng bạc, tặng phẩm… đã chuẩn bị sẵn. Họ dăng buồm, mượn gió Đông Nam vượt sóng lênh đênh… Bùi viện đi đâu? That is the question ! Đó là cả vấn đề. Điều đó hoàn toàn do anh quyết định. Anh quyết định cho thuyền nhắm về phía Hương Cảng. Hương Cảng, theo anh là đô thị lớn, nơi tụ hội của các nước Âu, Á là chính trường quốc tế mới mẻ sôi động thời nay. Sau hai tháng vượt trùng dương, Hương Cảng huy hoàng hiện ra trước mắt những đại biểu dân Việt Nam. Cảnh tượng trên bờ lâu đài tráng lệ nguy nga, người đi lại đông như kiến cỏ, dưới nước tàu thuyền mới lạ đồ sộ, san sát bên nhau, khiến Bùi Viện vừa vui lại vừa buồn. Con thuyền gỗ nhỏ nhoi, cổ lỗ của anh như trở thành chiếc lá rơi mất hút trong cơn bão biển. 1/4

Lên tới bờ cái cảm giác mới lạ kinh ngạc lại càng tăng. Khách sạn nhiều tầng ngất trời, các loại xe cộ kỳ quái tự động chạy trên đường phố không cần người đẩy và nhất là khách bộ hành, những con người khác màu da, y phục tân kỳ, tiếng nói ríu rít như chim! Thế giới nhân sinh thật là khác lạ trước mắt Bùi Viện. Một lần nữa, anh muốn thét to lên để cho bọn triều thần hủ nho ở quê nhà nghe thấy “Các ngài ơi! Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản không có bịa đặt ra đâu. Họ nói đúng đấy!”. Ở Hương Cảng Bùi Viện tìm cách giao du với các thân sĩ Trung Hoa. Không nói được tiếng Tàu, anh phải dùng bút đàm để giao dịch. Trung Hoa thời ấy đã “đổi mới”. Hai lý thuyết gia nổi tiếng Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi đã hô hào Duy tân qua những “tân thư” của họ. Những buổi bút đàm từ thâu đêm tới sáng đối với Bùi Viện thật thú vị, bổ ích. Tình cờ, anh làm quen được với viên Lãnh sự Sứ quán Hoa Kỳ ở Hương Cảng. Đó là một người Mỹ mang hai dòng máu (bố Hoa Kỳ, mẹ Trung Hoa) sinh ra và lớn lên tại đất Tàu cho nên không chỉ nói sõi tiếng Tàu mà còn am hiểu Hán học. Bùi Viện giao thiệp được với người Mỹ này lại cũng nhờ bút đàm không cần tới người phiên dịch. Một điều kỳ lạ nữa lại đến với anh. Hóa ra ngoài các nước Châu Âu văn minh ta thường nói tới như Anh, Pháp, Bồ, Ý… còn một nước khác ở Mỹ châu còn văn minh và trẻ trung hơn: Hoa Kỳ! Trái tim anh đập rộn. Nghĩ tới lịch sử quá khứ bị đô hộ, cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và nhất là bước tiến xây dựng đất nước văn minh hiện đại của Hoa Kỳ, tự nhiên anh có cảm tình với xứ sở xa lạ này. Rất có thể nhân dân và Chính Phủ của đất nước không có vua này sẽ thông cảm và có tình có nghĩa với dân tộc ta hơn. Bùi Viện tha thiết yêu cầu viên Lãnh sự Hoa Kỳ bày cách để mình có thể đi Mỹ, sang cầu viện Tổng thống Hoa Kỳ. Viên Lãnh sự đồng ý và nhiệt tình giúp đỡ. Ông ta viết thư tay giới thiệu Bùi Viện với một người bạn hiện đang làm việc trong tòa Bạch Ốc.. Bùi Viện tức tốc lên thuyền đi Hoành Tân (Yokohama), từ đó đáp tàu sang San Fransisco rồi thẳng đường tới Washington. Trái với nỗi lo của mình, anh đặt chân tới thủ đô Hoa Kỳ không đến nỗi lạ lùng bơ vơ lắm. Trên đất hiệp chủng quốc, người ngoại lai từ khắp nơi Âu, Á, Phi sang sống và làm ăn không phải hiếm. Một người Việt Nam, một trí thức Đại Việt cũng không đến nỗi khiến cho dân Mỹ ngạc nhiên tò mò. Tuy nhiên có những khó khăn thực sự đã đến với anh là, đường phố Washington còn lớn hơn gấp bội đường phố Hương Cảng, anh không dám đi dạo phố bởi sợ lạc đường; hơn nữa lại không nói được tiếng Anh và người Mỹ thì có bói cũng không tìm ra ai nói tiếng Việt lúc bấy giờ. Vậy mà nước Mỹ vẫn say mê cuốn hút Bùi Viện. Anh nghĩ nếu tranh thủ được sự giúp đỡ của dân tộc trẻ trung, đất nước giàu có văn minh này thì công cuộc đánh Pháp giành độc lập còn kiến hiệu và năng động hơn là chính sách đi cầu viện Trung Hoa và Anh quốc nhiều. Tuy nhiên, những khó khăn có thể thấy trước khi được gặp Tổng thống Mỹ đã làm anh trằn trọc bao đêm. Việt Nam là một nước nhỏ bao đời lệ thuộc Trung Hoa, hiện đang bị Pháp chiếm, mình lại chỉ là một “đại sứ đặc mệnh toàn quyền” không chính thức, đi thương thuyết một cách lén lút. Sự thể rồi sẽ ra sao? Cho nên không thể nóng vội được. Trước hết mình phải kết thân với các nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ. Rồi qua họ sẽ liệu tính sau. Việc kết thân không khó vì bản tính người Mỹ ưa xả láng, cởi mở. Rốt cuộc, cái khó khăn lớn nhất vẫn là mình không nói được tiếng Anh. Bùi Viện lại cứ phải nhờ tới một thông dịch viên người Trung Hoa. Lại bút đàm ghi chữ Hán lên giấy, lại chuyển ngữ từ Hoa sang Anh. Rồi ngược lại … Công việc thông dịch ngoại giao kỳ cục, trường kỳ gian khổ này kéo dài cả tới năm ròng! 2/4

Cuối cùng Bùi Viện được Tổng thống Mỹ mời vào tiếp kiến. Anh trình bày tình cảnh đất nước đau khổ của mình và sự lấn chiếm phi nghĩa của thực dân Pháp, điều được thể hiện rõ rệt nhất ở các hiệp ước mạo danh là “bảo hộ” đầy phi lý vô nhân đạo vừa ký kết gần đây… Anh yêu cầu Tổng thống Mỹ viện trợ cho Việt Nam để chống lại cuộc xâm lăng mà cả loài người cần phải lên án này. Tổng thống GRANT [*] xúc động. Ông tỏ vẻ công phẫn về cuộc xâm lăng của Pháp. Chính phủ Mỹ, nhân dân Mỹ cũng đang sôi sục bất bình về chuyện Pháp hiện đang can thiệp sâu vào Mehico. Máu nhà binh bốc lên, vị Tổng thống Mỹ 52 tuổi muốn nhân dịp này trả đũa Pháp một cú đích đáng tại Việt Nam. GRANT nói cho Bùi Viện biết đường lối chính trị của Hoa Kỳ trước sau vẫn căn cứ vào bản Tuyên ngôn nhân quyền, bởi thế nên Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ những nước nào bị nô lệ áp bức miễn là sau đó Hoa Kỳ được tự do thông thương với nước ấy… Được lời như cởi tấm lòng. Bùi Viện sung sướng tưởng phát khóc lên. Tuy nhiên Tổng thống Mỹ vẫn còn dè dặt và anh cũng hiểu ý. Cuộc tiếp kiến này vẫn mang tính chất không chính thức. Anh không phải là đại sứ đặc mệnh toàn quyền có mang trình Quốc thư ủy nhiệm. GRANT muốn Bùi hãy trở về nước, lấy Quốc thư ủy nhiệm của vua Tự Đức, để được công khai về mặt pháp lý quốc tế, sau đó sẽ mở hội nghị họp bàn quyết định về các điều ước và tuyên bố chung… Bùi Viện tức tốc xuống tàu về nước. Anh như đang sống trong mơ? Làm sao có thể tưởng tượng nổi cuộc phiêu lưu của mình lại có thể đạt kết quả đáng kể, thành công rực rỡ đến thế? Phải chăng lòng trời xui khiến ngầm giúp đỡ cho quốc dân ta, cho nên một chức quan nhỏ nhoi như anh mà lại thuyết phục được cả nguyên thủ của một đại cường quốc. Tàu Mỹ đưa anh cập bến Yokohama. Lại từ đây đi Hương cảng về lại Hải Phòng… Từ Hải Phòng Bùi Viện vội vã lên bộ trở về Huế.. Vua Tự Đức hết sức vui mừng. Cuộc bệ kiến được cử hành trong một buổi đại triều. Bùi Viện tạ tội với Vua Tự Đức về việc Đức Vua sai đi cầu viện người Anh mà rốt cuộc mình lại tìm tới người Mỹ. Anh trình bày lý do, truyền đạt lại những sự kiện trọng đại đã xảy ra tại Hoa Kỳ cùng tất cả những chuyện tai nghe mắt thấy về cuộc sống ở Mỹ. Anh xin Đức Vua cho ủy nhiệm thư để tiếp tục sang Mỹ điều đình và cầu viện. Cả triều đình Huế như nằm trong chảo nóng. Họ nhao nhao phản đối. Họ sợ Hoa Kỳ giúp ta khí giới tàu chiến để đánh Pháp, đến khi đánh Pháp xong chắc Hoa Kỳ lại ở lại chiếm cứ luôn, lại đem “tà đạo” truyền bá… Vậy thì còn đâu là nền độc lập tự chủ? Lại xôi hỏng bỏng không? Tấm gương Lê Chiêu Thống vẫn còn treo giữa trời đó! Trăm thứ sợ gieo lên đầu đám già nua quần thần. Lại còn cái sợ nữa không tiện nói ra ấy là sợ một chàng tuổi trẻ đầu xanh, đang từ một quan nhỏ bỗng chốc được Thiên tử phong chức cho làm Khâm sứ đại thần! Cái sợ này làm máu ghen bốc hỏa lên đầu, làm mờ mắt cả đám đại quan… Tự Đức cũng suy nghĩ nhiều. Hình như vị con trời cũng đã mệt mỏi, chán ngấy lũ quần thần đa ngôn vô dụng, nên cuối cùng vẫn quyết định hạ chỉ phong cho Bùi Viện làm “Đại sứ toàn quyền đại thần” đem Quốc thư sang trình tổng thống Mỹ. Bùi Viện lạy tạ Thánh thượng, đoạn trở về khẩn trương chuẩn bị lên đường.. Lần thứ hai đi Mỹ này Bùi Viện thấy vững tâm hơn. Bước chân tới Washington anh cảm thấy như có phần quen thuộc. Anh vội vàng xin tiếp kiến GRANT. Nhưng chẳng hiểu vì sao chờ đợi mãi vẫn không thấy Văn phòng nhà Trắng trả lời? Lòng anh quay cuồng nôn nao như đường phố thủ đô. Phải đến mấy tháng sau anh mới được Tổng thống Mỹ tiếp. Thật ứng nghiệm với niềm khắc khoải, nỗi dằn vặt trong lòng anh bấy lâu nay. Thời tiết chính trị đã đổi thay! chính phủ Mỹ thấy ông bạn Pháp đã ổn định được 3/4

tình thế, củng cố được nền bảo hộ ở Việt Nam nên cũng thôi không tiện can thiệp vào Việt Nam nữa. GRANT tỏ vẻ hờ hững lạnh nhạt. Cái hờ hững lạnh nhạt vẫn thường có duyên cớ bất chợt của anh nhà giàu trước kẻ nghèo. Mối tình Việt Mỹ từ đó bị đứt đoạn. Bùi Viện xuống tàu. Tim anh dường như tan nát. Nỗi tuyệt vọng, mối hờn vong quốc theo chân anh về tới tận quê nhà. Đến Hải Phòng, chỉ còn cách mái nhà xưa một quãng đường anh nhận được tin sét đánh, mẹ kính yêu của mình đã từ trần! Nhẩm tính lại mẹ mất đúng vào lúc con đang trôi nổi lênh đênh ở đất Phù Tang. Nước cũng đã mất vào tay ngoại bang có tới ba phần dư. Hai cái tang Nước, tang Nhà cùng lúc quấn quanh mái đầu xanh. Những năm cuối đời của Bùi Viện không phải là những năm sống hoài sống phí. Sau hai lần phiêu lưu, anh đã trau dồi thêm được bao kiến thức. Lại những đêm trăn trở dằn vặt. Mặc cho nỗi đau lớn trong tim, anh vẫn gắng sống hết mình để “còn nước còn tát”. Những ý kiến mới mẻ táo bạo của Bùi Viện được Vua Tự Đức xem trọng. Con người mệt mỏi vô vọng này vẫn cảm thấy có cái gì xa lạ thậm chí hoang tưởng. Tuy nhiên, Thiên tử vẫn cho thực thi một số đề nghị của họ Bùi về thủy lợi và quốc phòng ở mặt biển. Bùi Viện mất sau một cơn bệnh nặng vào ngày 2/11 – năm Tự Đức thứ 31 (1878). Một cuộc đời với 34 năm! Nhưng nỗi đau mất nước và niềm mơ ước về một công cuộc đổi mới xứ sở của anh vẫn còn sống mãi với thời gian. Mối tình Việt Mỹ bị đứt đoạn và dở dang? Có lẽ, chỉ có Thượng đế mới giải tỏa được câu chuyện này! CLQ (nhà văn) [*] Đại tướng,Tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ từ 1869 đến 1877. HT Bauxite Việt Nam biên tập.

4/4

Related Documents

Tien Nguoi Di
November 2019 1
Goi Nguoi Yeu Dau
November 2019 15
Thu Tien Dau Nam
November 2019 9
Sinh Vien Nguyen Tien Nam
October 2019 15