Bi An Ngon Ngu Co The

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bi An Ngon Ngu Co The as PDF for free.

More details

  • Words: 14,938
  • Pages: 20
BÍ ẨN NGÔN NGỮ CƠ THẾ ĐỂ ỨNG XỬ TỐI ƯU 1. Ngôn ngữ cơ thể giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống........................2 2. Ngoại hình tự nhiên có ảnh hưởng tới quan hệ với mọi người......................2 3. Không gian sinh hoạt nói gì về bạn..........................................................3 4. Nhìn bằng con mắt tâm hồn...................................................................4 5. Bí quyết trang phục để thành công..........................................................5 6. Từ điệu bộ suy ra ý nghĩ........................................................................5 7. Phục hồi trí nhớ ra sao?.........................................................................6 8. Giúp bạn học ngoại ngữ tốt hơn..............................................................7 9. Ý niệm về thời gian...............................................................................8 10.Loài "Khỉ không có lông" rất hay bắt chước..............................................8 11.Làm gì để khỏi bị phân tâm trong công việc?...........................................9 12.Linh tính dựa trên cơ sở nào?...............................................................10 13."Tồn tại hay không tồn tại"..................................................................11 14.Phim kinh dị và bản năng phòng vệ......................................................11 15.Làm cách nào kiềm chế cơn tức giận?...................................................12 16.Hãy tìm cách rũ bỏ những gánh nặng trong lòng....................................13 17.Nếu phải làm một công việc buồn tẻ.....................................................14 18.Đừng để khổ đau giết dần giết mòn......................................................14 19.Làm sao biết được tính cách................................................................15 20.Gần hay xa?......................................................................................16 21.Ngôn ngữ cơ thể giúp bạn củng cố năng lực lãnh đạo..............................16 22.Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi.....................................................................17 23.Rũ bỏ quán tính để suy nghĩ sáng tạo hơn.............................................18 24.Chống lại stress.................................................................................19 25.Làm thế nào để có được sự tự tin.........................................................19 ”NẾU CHỈ NGHE TIẾNG NÓI, BẠN SẼ KHÔNG BAO GIỜ BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THỰC SỰ ĐANG DIỄN RA”

1

Chương 1:

NGÔN NGỮ CƠ THỂ SẼ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HƠN TRONG CUỘC SỐNG Ngôn ngữ cơ thể là nền móng của hành vi cá nhân. Điều này mới vài năm trở lại đây, sau khi các nhà tâm lý họ hiểu được mối liên quan cơ bản giữa trí óc và cơ thể. Bởi vì, cách giao tiếp không lời vừa phản ánh vừa tác động đến cách bạn nhìn nhận sự việc trong mỗi lãnh vực cuộc sống của mình. "Đọc" được ngôn ngữ cơ thể của bản thân là bạn hiểu được trí tuệ và tình cảm của mình. Bạn có thể lý giải được cách suy nghĩ của mình, hiểu được cách hồi tưởng những sự kiện, cách bạn nhận thức. Bạn sẽ biết phân tích những cảm xúc của mình, thời điểm cảm nhận được chúng, cảm nhận như thế nào và chúng có ý nghĩa gì đối với bạn. Bạn có thể hình dung ra bằng cách nào ngôn ngữ cơ thể đã tác động đến tính cách của các bạn. Bạn cũng có thể tận dụng được ngôn ngữ cơ thể để thành công trong rất nhiều lĩnh vực. Thay vì đơn giản là không biết hay bỏ qua những tín hiệu xuất hiện bên ngoài và bên trong cơ thế, bạn có thể lắng nghe và sử dụng những thông tin mà các tín hiệu đó tiết lộ. Ví dụ, thay vì bực bội chỉ vì hoàn thành công việc ở mức dưới trung bình, bạn nên lắng nghe xem cơ thể mách cho biết nên làm như thế nào để đạt kết quả tốt hơn. Ngôn ngữ cơ thể có thể trực tiếp gíup bạn tự thay đổi. Theo những phát hiện gần đây của tâm lý học, thì trong những tình huống nhất định, khi bạn thay đổi ngôn ngữ cơ thể của bản thân, nhận thức và cảm xúc của mình. Nếu chúng ta quyết định làm một điều gì đó, cơ thể sẽ thay đổi thích ứng với thách thức. Và khi chúng ta hành động thì mọi suy nghĩ và tình cảm của chúng ta cũng bị cuốn theo. Nếu muốn thực sự thành đạt trong cuộc sống, bạn phải biết và sử dụng thành thạo ngôn ngữ cơ thể. __o0o__

Chương 2:

NGOẠI HÌNH TỰ NHIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI QUAN HỆ VỚI MỌI NGƯỜI? Câu trả lời là có. Con người luôn bị ảnh hưởng bởi ngoại hình. Ngay đứa bé 2-3 tháng tuổi đã thích nhìn mặt người (dù chỉ là những bức ảnh) hơn nhìn đồ vật. Những yếu tố nào của ngoại hình ảnh hưởng mạnh nhất? Trước tiên là thể hình. Những người có vóc dáng cao và thon thả luôn được ưu ái bởi lẽ họ thường được coi là có trình độ và sức hấp dẫn. Một người đàn ông quá gầy thường gây ấn tượng yếu đuối và nhút nhát, ngược lại, những người quá mập thuộc cả hai phái thường bị xem như những kẻ lười biếng và nuông chiều bản thân. Những dấu hiệu phái tính như mông nở, ngực đầy đặn ở nữ, vai rộng, mông gọn ở nam thường khiến bạn trở nên quyến rũ trong những tình huống mà sự hấp dẫn phái tính rất quan trọng, ví dụ như vũ trường. Thế nhưng, ở những nơi như công sở chẳng hạn, thì vì những nét ngoại hình trên bạn lại có thể bị đánh giá là người kém thông minh. Tiếp theo là khuôn mặt. Người ta thường đối xử rất độ lượng và nồng hậu với những ai có vẻ mặt "trẻ con". Các nghiên cứu ở Trường đại học St. Andrews, Anh, cho rằng những nét thơ ngây trên khuôn mặt - mũi nhỏ, môi đầy, đôi mắt to tròn, cằm nhỏ, gò má cao – thường khuấy động bản năng bảo hộ trong con người. Tuy nhiên, những người này thường bị coi như những "chú nhóc" hỉ mũi chưa sạch, chưa đủ chín chắn.

2

Những nét mặt già dặn hơn như quai hàm banh rộng, mũi nở to...thường buộc người khác phải xử sự với bạn bình đẳng hơn. Những hành động và lời nói của bạn sẽ gây ấn tượng mạnh hơn cho mọi người, mặc dù có thể họ đang nuôi những ý nghĩ không mấy thân thiện với bạn. Không thể bỏ qua màu sắc. Đáng tiếc màu da thường gợi những định kiến. Từ màu dạ người khác có thể suy diễn sai lệch về trí thông minh, mức độ thành đạt trong sự nghiệp, thậm chí thiên hướng phạm tội. Từ lâu, con người đã coi màu tóc như một dấu hiệu cá tính: tóc hoe hoe (bất kể nam nữ) - tuy kém uyên bác nhưng rất láu lỉnh; tóc đỏ - nóng nảy; tóc đen - nghiêm túc và hướng nội. Mái tóc muối tiêu của người đàn ông thường được ghi nhận là dấu hiệu lịch lãm, tao nhã, nhưng ở người đàn bà, nó là dấu vết tàn phá của năm tháng đã trôi qua. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi có tới hơn một tá những thuốc nhuộm tóc cho quý bà có mái tóc muối tiêu thường xuyên có mặt trên thị trường như ở nước Anh, trong đó chỉ có một món dành cho các ông. Mọi chuyện dường như thật đáng buồn, bởi lẽ chỉ trong vỏn vẹn 10 giây và chỉ nhờ vào ngoại hình người ta dám phán xét bạn. Mà hình như bạn không thể cãi lại được. Trên thực tế, mọi việc không tồi tệ như chúng ta tưởng. Không những có thể thay đổi ngoại hình - thông qua luyện tập, chăm sóc trang phục - các nghiên cứu còn cho thấy nếu người ta tiếp xúc càng nhiều với ngôn ngữ cơ thế vốn phản ánh tính cách của bạn, họ càng dễ điều chỉnh nhận xét ban đầu của mình. Hãy tiếp xúc 10 giờ thay vì 10 giây, bạn sẽ có thể tạo ảnh hưởng hấp dẫn bất kể là ngoại hình của bạn ra sao. __o0o__

Chương 3:

Không gian sinh hoạt nói gì về bạn? Nếu môi trường sống phản ánh chân thực về bạn - nói cách khác nếu bạn tự mình mua sắm và sắp đặt những gì trong đó - thì nó sẽ cung cấp cho người khác rất nhiều hiểu biết về bạn. Ví dụ, bạn hướng ngoại hay hướng nội? Các nghiên cứu cho thấy những người hướng ngoại có khả năng thích ứng với những kích thích môi trường tốt hơn so với những người hướng nội. Là người hướng ngoại, bạn thường trang trí môi trường xung quanh bằng những màu sắc, hình dạng phong phú, với nhiều chi tiết trong thiết kế. Ngược lại, một người hướng nội thường thích những hình dạng đơn giản, màu sắc thuần nhất và ánh sáng nhạt. Tất nhiên, bạn có thể là một người lúc này thể hiện tính hướng ngoại nhưng lúc khác lại thể hiện tính hướng nội. Bởi vậy, không lấy làm lạ nếu bạn trang trí phòng khách hay phòng ăn sặc sỡ với nhiều chi tiết, nhưng phòng ngủ lại thiết trí rất đơn giản, nhấn mạnh tính riêng tư. Có một cách khác để phân biệt tính cách mỗi con người. Trong ba giác quan nhìn, nghe và sờ mó, cái nào quan trọng nhất, được bạn ưa thích sử dụng nhất kể từ lúc mới lọt lòng mẹ? Cách bài trí môi trường sẽ phụ thuộc vào câu trả lời của bạn. Nếu thích "nhìn" bạn sẽ quan tâm đến cảnh quan chung, hình dạnh của mọi vật xung quanh. Và giống như một nhà thiết kế hàng đầu, bạn đặt mua và đặt trong phòng khách những chiếc ghế tựa kiểu dáng rất thu hút sự tò mò, nhưng hễ ai ghé ngồi đều cảm thấy bất tiện khủng khiếp. Nếu bạn là người thích "nghe" giọng nói, tiếng động, thì bạn sẵn sàng giàn âm thanh nổi nhưng bạn lại tìm mọi cách né tránh việc sơn lại tường hay thay những món đồ gỗ cũ kỹ long chân, sờn mép. Còn nếu bạn là người thích sử dụng xúc giác, chắc chắn bạn sẽ sắm cả chục chiếc gối, chăm chút những chiếc ghế bành bọc nhung luôn mơn trớn da thịt. Trên thực tế, đa số mọi người đều có cả ba giác quan, nhưng ở những mức độ khác nhau trong những tình huống khác nhau. Thử xem bạn cân đối ba sở thích này ra sao. Cái gì là tiêu điểm cho môi trường sinh hoạt của bạn? Nếu con người là điểm tập trung chủ yếu trong thế giới của bạn, thì hẳn nhiên môi trường này sẽ phản ảnh điều đó. Đồ đạc trong nhà sẽ có tính "xã hội" với những chiếc ghế xếp đối nhau, chiếc bàn làm việc hình tròn hay bầu dục để

3

những người ngồi quanh tiện nhìn thấy và nói chuyện với nhau bình đẳng. Nếu tâm điểm của cả căn phòng là một lò sưởi lớn, ắt hẳn bạn đang muốn rũ bỏ những giao tiếp bận rộn, cố tạo một không gian riêng biệt cho bản thân khi bước chân về tới nhà. Còn nếu tâm điểm hướng ngoại, chẳng hạn đặt chiếc ghế bành quen thuộc của bạn bên cửa số, thì có nghĩa là bạn thích giao tiếp với thế giới bên ngoài, có thể vì bạn là kẻ suốt ngaà ru rú trong nhà, hay bạn muốn nói rằng thế giới đang diễn ra "bên ngoài" kia mới là quan trọng. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với những gì quanh bạn thì có nghĩa là chúng không phản ánh đúng bạn. Vận dụng những kiến thức vừa nêu trên, hãy thử thêm bớt vài ba yếu tố. Có thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. __o0o__

Chương 4:

Nhìn bằng con mắt tâm hồn Nếu bạn đã từng nhìn thấy một vật, bạn sẽ hình dung ra được nó trong đầu. Thậm chí nếu chưa từng nhìn thấy vật đó, nhưng dựa trên những mô tả cặn kẽ và kinh nghiệm, bạn cũng có thể mường tượng xem vật đó trông ra sao. Khi bạn tưởng tượng ra một vật tức là bạn xây dựng một bức tranh từ những ý nghĩ về vật đó. Vì thế, nếu ai đó hỏi bạn về gian bếp ở nhà thì bạn dường như nhìn thấy nó trước mặt vậy. Như thế, bạn cũng đang nhìn nhưng không nhìn bằng con mắt xác thịt mà "nhìn" bằng những ý nghĩ trong đầu - "nhìn" bằng con mắt của tư duy. Mỗi người đều có khả năng này mặc dầu không phải ai cũng "nhìn" thấy hình ảnh gian bếp rõ ràng như nhau. Những hình ảnh mà con người hình dung trong đầu cũng là một phần của ngôn ngữ cơ thể và là vấn đề mới, rất thú vị của tâm lý học. Các nghiên cứu cho thấy hình ảnh của vật ở trong trí của bạn không bao giờ trùng khớp với vật thực ngay cả khi bạn biết rõ, rất chi tiết vật đó. Ví dụ, khi bạn nghĩ tới cái bồn rửa chén trong bếp thì trong đầu bạn hiện lên hình ảnh của nó. Nhưng nếu ai đó yêu cầu bạn mô tả lại hình ảnh đó thì kết quả cho thấy hình ảnh đó không hoàn toàn giống với chiếc bồn rửa chén hiện đang có trong bếp nhà bạn; có thể nhỏ hay lớn hơn, có thể không được trắng như thực tế…. Nếu nhiều người cùng nhìn một vật và sau đó hình ảnh này cũng trong đầu thì các hình ảnh này cũng không giống nhau. Quay trở lại ví dụ trên, có người hình dung rằng bồn đầy nước, người lại nói trong bồn ngổn ngang chén đĩa, có người quả quyết rằng thấy có người đang đứng cạnh bồn... Hình như những khác biệt đó liên quan đến cảm xúc của chúng ta. Ví dụ những người đang ở trong trạng thái lạc quan thường "nhìn thấy" mọi vật nhuốm màu hồng. nhưng cũng những người này khi lâm vào trạng thái bi quan lại "nhìn thấy" mọi vật dường như có ánh xanh xám lạnh lẽo. Nhưng thật ra, không chỉ màu sắc mà cả hình dáng, độ sáng, độ tương phản sáng tối, chuyển động,… đều được mỗi người hình dung một khác tuỳ theo cảm xúc…. Các nhà quay phim và nhiếp ảnh biết rất rõ quy luật này và họ sử dụng nó để tạo ra những hình ảnh trên phim hay giấy ảnh giống như những hình ảnh mà chúng ta hình dung trong đầu. Ví dụ, khi yêu chúng ta thường hình dung khuôn mặt người mình yêu mờ mờ ảo ảo như nhìn qua một màn sương mỏng. Vì vậy, khi chụp ảnh cưới, các nhà nhiếp ảnh thường sử dụng kỹ thuật để cho ra những bức ảnh có ánh sáng rất dịu khiến người xem có cảm giác dịu dàng bay bổng như đôi tân hôn thoáng ẩn hiện. Một ví dụ khác, khi hình dung về một mối đe doạ, con người luôn "thấy" nó nằm ở phía trên đầu (không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói "hiểm hoạ treo trên đầu" hay "tai hoạ ập xuống đầu"). Lợi dụng quy luật này, các nhà làm phim thường cho camera lia từ dưới lên khi quay những cảnh hiểm hoạ. Và bao giờ cảnh quay cũng truyền được sự sợ hãi cho người xem. Nghiên cứu về con mắt của tâm hồn là một ngành khoa học còn mới mẻ, nhưng nó đã có những ứng dụng bước đầu như giúp chữa trị những người luôn bị ám ảnh bởi những nỗi lo sợ, hay chữa trị chấn thương… Vì hình ảnh một vật mà bạn thu được qua con mắt của tâm hồn có thể thay đổi

4

được, cho nên tâm hồn có thể thay đổi được, cho nên khoa học sẽ tận dụng nguyên lý này để giúp bạn sống một cuộc sống đầy đủ hơn. __o0o__

Chương 5:

Bí quyết trang phục để thành công Bạn thích thành đạt ra sao? Mọi thứ mà bạn mặc hay mang trên người - quần áo, kiểu tóc, các món đồ trang sức - đều là những dấu hiệu không lời mách bảo cho biết về thu nhập, địa vị, nghề nghiệp, cá tính, tuổi tác, ước vọng của bạn. Nhưng liệu những thông tin này có giúp bạn thành công hay thất bại hay không là còn tùy vào việc bạn đang chơi cuộc chơi nào. Bạn muốn ăn mặc để thành công trong công việc? Vậy thì bạn cần phát hiện ra thứ trang phục nghề nghiệp. Nó không những chỉ là tuân theo những quy ước trang phục chung của từng ngành nghề (ví dụ: quân đội, y tế...) mà cả những tục lệ bất thành văn hình thành tự phát trong công ty của bạn. Mặc veston có hợp không? Mái tóc uốn sấy trông có diêm dúa không? Nên đeo cà-vạt màu gì? Có được để và sơn móng tay không?... Bạn muốn kết thân với những người khác? Trước hết phải xem họ là ai và lối phục sức của họ. Nếu họ có tiền và địa vị, bạn phải súng sính trong những bộ cánh đắt tiền. Ngược lại, muốn giao du với những người không lấy gì làm giàu có thì một bộ đồ rẻ tiền nhưng kiểu cách và phóng khoáng cũng đủ giúp bạn thành công. Trong những bộ đồ mốt cực kỳ bạn sẽ chẳng gây được tí thiện cảm nào đối với những ai luôn ăn mặc xuềnh xoàng. Người ta thường lầm tưởng những chiến tích trên tình trường phụ thuộc vào cách ăn mặc khêu gợi. Chẳng hạn, đàn ông tin rằng: hễ người phụ nữ để lộ những phần gợi cảm nhất của cơ thể, tức là họ biểu lộ ham muốn tình dục. Điều này không nhất thiết đúng trong mọi trường hợp. Người phụ nữ muốn được tất cả mọi người (không chỉ riêng đàn ông) chú ý và chỉ chú ý mà thôi, không hơn. Cách ăn mặc phóng túng, nếu không nhằm thu hút sự chú ý thì cũng chỉ để tranh đua với những đối thủ cùng giới khác, hiếm khi nó là dấu hiệu ham muốn tình dục. Trên thực tế, để chiếm được trái tim người đẹp, trước hết bạn phải ăn mặc sao cho thu hút được sự chú ý của đối phương, từ đó mới có cơ hội giao tiếp và nói chuyện. Phụ nữ thường có ấn tượng khó quên đối với những người ăn mặc hợp thời trang và hài hoà về mày sắc. Còn đàn ông lại hay chú ý tới những gam màu mạnh và những trang phục biết tôn những đường nét hấp dẫn của cơ thể. Sau khi đã thu hút và hiểu đối tượng, hãy chọn cho mình trang phục phản ánh những nét tính cách của bạn được đối tượng yêu thích nhất, ví dụ óc hài hước, sự trang nhã, tính thiết thực... Bạn chớ nên dùng những bộ đồ khêu gợi và hở hang nhằm kiềm chế những ham muốn không lành mạnh của người khác. Tóm lại, phục sức phải tùy vào thời gian, địa điểm, tình huống và con người. Bí quyết thành công là ở chỗ bạn hiểu đối tượng mà bạn muốn gây ấn tượng tới đâu và bạn chọn lựa cách ăn mặc phù hợp đến mức nào. __o0o__

Chương 6:

Từ điệu bộ suy ra ý nghĩ Cử chỉ, điệu bộ thường bộc lộ những ý nghĩ trong đầu. Những điệu bộ đi kèm với lời nói không chỉ

5

đơn thuần minh hoạ mà còn tiết lộ cả những gì không thể diễn đạt bằng lời nói. Cử chỉ, điệu bộ có thể phản ánh thực tế: Bạn vẫn dùng cử chỉ để mô tả lại cho người khác những điều tai nghe mắt thấy. Tất nhiên, không bao giờ sự mô tả đó phản ẩnh chính xác kích thước, hình dạng, nhịp điệu, âm lượng, hay cảm giác của bạn về sự việc v.v... Nhưng điều đó lại phản ánh cách suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc của con người đối với sự vật và sự việc. Ví dụ, khi bạn kể lại chuyện đề xe hoài không nổ thì bàn tay phải của bạn sẽ bất giác diễn lại liên tục động tác bất tắt công tắc điện. Điệu bộ đó không thể vẽ nên một bức tranh chính xác tới mức có thể biết màu sắc, kiểu dáng xe hay tiếng xe nổ khục khặc rồi lại tắt... Thế nhưng, cử động của bàn tay cho biết cảm giác bực bội và bối rối của bạn trước sự việc. Cử chỉ, điệu bộ cũng phản ánh những điều trừu tượng hơn. Khi nói về tình bạn, hai bàn tay thường nắm chặt, khi thuyết trình về một dự án mới, hai bàn tay thường hua hua vô định trước mặt; khi thông báo ký được hợp đồng mua nhà - đấm vào lòng bàn tay kia. Cố nhiên những điệu bộ trên minh hoạt nhưng không thể phản ánh chính xác toàn bộ sự việc. Ở đây, hai bàn tay nắm chạt cho thấy niềm tin vào tình bạn; cử chỉ rời rạc của hai bàn tay cho thấy chính người thuyết trình cũng đánh giá dự án này còn chứa nhiều điều mơ hồ; đấm vào lòng bàn tay - biểu lộ cảm xúc vui mừng vì hoàn thành công việc khó khăn. Một điệu bộ sẽ được lý giải khác nhau tuỳ theo từng người, từng hoàn cảnh. Thế nhưng, vẫn có những thông lệ chung trong cách hiểu ý nghĩa điệu bộ. Ví dụ, nếu bạn khoát tay càng rộng thì có nghĩa là sự việc mà bạn nhắc tới càng được coi là quan trọng. Các diễn giả thường có những cử chỉ như vậy (hay nói theo ngôn ngữ đời thường là khoa chân múa tay) khi cố gắng thuyết phục quần chúng. Ngược lại, nếu bạn coi sự việc quá nhỏ mọn, không đáng để ý thì bạn chỉ phẩy tay (tức là chỉ có bàn tay chuyển động nhẹ). Để kiểm chứng, bạn cứ theo dõi cử chỉ của chính mình khi nói: "Ôi, ăn nhằm gì ba cái chuyển lẻ tẻ". Một điệu bộ chậm chạp chứng tỏ tâm trạng buồn chán hay một sự dịu dàng. Trái lại, những cử chỉ nhanh bộc lộ sự phấn chấn hay căng thẳng. Cử chỉ của hay tay giống nhau là dấu hiệu nhấn mạnh so với cử chỉ một tay. Bạn có thể nhận thấy điều này khi so sánh hai trường hợp: một khách du lịch bị rớt lại trên đảo hoang khi nhìn thấy một con thuyền lướt qua, chắc chắn sẽ nhảy cẫng lên, miệng hò hét và đặc biệt hai tay vẫy cuống quít, còn cô gái đứng bên vệ đường xin quá giang xe chỉ vẫy vẫy một tay mà thôi. Từ điệu bộ của hai tay chõi nhau trong khi nói chuyện có thể suy đoán rằng trong lời nói có những yếu tố không thật. Khoảng cách xa gần hay siết chặt giữa hai tay cũng cho thấy tính chất của tình cảm giữa con người nói đối với sự việc. Bạn có thể thấy trong các cuộc mít-tinh bày tỏ tình đoàn kết, những người tham dự thường siết chặt hai tay cao quá đầu đề bày tỏ tình đoàn kết, niềm tin. Vị trí của các phần thân thể (đặc biệt là tay) trong những điệu bộ đều mang ý nghĩa nhất định. Tay ở mức ngang vai có thể phản ánh trạng thái, tầm quan trọng hay tỏ ý tán thưởng. Khi tay áp vào thân-bộc lộ sự thân cận thể xác và tình cảm. Cử chỉ tay đưa ra xa thân hàm ý không chấp nhận, muốn tống khứ... Nếu người nói chuyện làm cử chỉ đưa tay vẽ một mặt phẳng nằm ngang thì đó là dấu hiệu của chắc chắn, tập trung. Nếu bàn tay đập xuống - tỏ ý muốn chấm dứt, cắt ngang. Khi có ý chất vấn, khẩn cầu hay muốn bày tỏ cảm xúc, không bao giờ bàn tay ở tư thế úp, chúng luôn được ngửa lên. Bàn tay xoè đủ năm ngón thường gặp khi người nói cảm thấy hồ nghi. Cánh tay gập lại thường gặp trong những cử chỉ khen ngợi, bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết. Bạn cứ theo dõi điệu bộ của các fan trong thi đấu thể thao là rõ. __o0o__

Chương 7:

Phục hồi trí nhớ ra sao? Mỗi khi chúng ta nếm trải một sự việc nào đó thì kinh nghiệm về nó sẽ được lưu giữ, nói cách khác

6

những hình ảnh, âm thanh, cảm giác... sẽ được chuyển vào cất giữ trong não và khi cần có thể nhớ lại, tức phục hồi lại trong ý nghĩ những gì đã từng trải qua. Chúng ta không có khả năng nhớ lại tất cả những gì đã làm bởi hai lẽ: thứ nhất, có quá nhiều sự việc được ghi nhớ và thứ hai, khả năng tái hiện lại quá khứ bị suy giảm theo thời gian. Để so sánh, bạn cứ thử căng óc nhớ lại xem bữa trưa ngày thứ 5 tháng 12 năm 1987 bạn đã ăn những món gì. Tuy thế, có những lúc ở tuổi thất thập cổ lai hy, bạn choợt nhớ lại được màu của những viên gạch, tiếng rít của dòng nước bị hút vào lỗ cống trong phòng tắm gia đình cách nay 60 năm. Các nhà tâm lý học cho biết rằng phải có một tác động kích thích thì trí nhớ mới phục hồi được những gì đã trải qua: những khuôn mặt mờ nhạt trên một tấm hình cũ sẽ giúp bạn nhớ lại biết bao điều tưởng như đã chôn vùi trong quá khứ. Một giọng nói bất chợt khiến bạn ứa lệ nhớ lại khuôn mặt thân yêu, giọng nói thánh thót, những nụ hôn đầu đời trong những năm tháng học trò. Đôi lúc mùi bắp nướng trên phố đêm đưa bạn trở về với thời sinh viên túng bấn gò lưng đạp xe chở bạn gái đi chơi trong túi không đủ tiền mua mỗi đứa một trái bắp. Một số chuyên gia tư vấn tâm lý khẳng định rằng ở trong những trạng thái căng thẳng, nhiều cảm giác tưởng chừng đã chôn vùi sẽ đột nhiên sống lại. Khi giận dữ, vui mừng hay sợ hãi, con người có khả năng nhớ lại một cách rõ ràng hơn những tình huống trong quá khứ (có khi từ vài thập kỷ trước) đã buộc họ nếm trải những cảm giác này. Tóm lại, chúng ta dùng cơ thể mình để khuấy động những kỷ niệm xưa. Những nghiên cứu gần đây của các nhà tâm thần học người Mỹ, Richard Bandler và John Grinder đặt ra một vấn đề mới. Họ cho rằng hướng chuyển động của mắt tùy thuộc vào con người nhớ lại những gì: ví dụ, khi con người nhớ lại những gì đã nhìn thấy, mắt sẽ ngước lên và hướng về bên trái (hoặc về bên phải nếu thuận bên tay trái); nếu nhớ lại những gì đã nghe, mắt liếc ngang sang trái (hoặc bên phải nếu thuận tay trái). Còn khi nhớ lại một cảm giác đã từng trải qua - một vòng tay thân thương, một khoảng khắc choáng váng - mắt sẽ hơi nhìn xuống về bên phải. Tuy những chuyển động của mắt diễn ra rất nhanh, khó nhận thất, nhưng theo các nhà khoa học nói trên, chúng là một trong những cách mà thân xác giúp trí nhớ sống lại. Để nhớ lại một sự việc nào đó, bạn nên thử tất cả cac phương pháp đã nêu trên. Trước tiên, nên dùng một kỷ vật nào đó để gợi nhớ ký ức, sau đó hãy nhờ một chuyên gia tâm lý tạo ra những trạng thái giúp nhớ lại quá khứ; cuối cùng thử chuyển động mắt theo chỉ dẫn khi đang ráng nhớ lại những gì đã nghe hoặc nhìn thấy. Tất nhiên, không có gig đảm bảo chắc chắn những phương pháp vừa nêu sẽ đem lại kết quả mỹ mãn. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là nếu dùng ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể nhớ lại nhiều hơn. __o0o__

Chương 8:

Giúp bạn học ngoại ngữ tốt hơn Nhìn qua một từ (tiếng Anh chẳng hạn) chưa từng quen biết, bạn có thể viết lại được chính xác từ đó không? Nếu thấy khó khăn, bạn có thể đọc lại chương trước và kỹ năng chuyển động mắt có thể giúp bạn dễ dàng đánh vần và viết lại một từ khi chỉ nhìn thoáng qua. Robert Dilts, người đầu tiên phát hiện mối quan hệ giữa vị trí von người và trí nhớ, đã tiến xa hơn bằng cách nghiên cứu những khác biệt giữa những người đánh vần giỏi từ tiếng Anh và những người có khả năng kém hơn. Dilts phát hiện một điều thú vị: Khi được yêu cầu đánh vần một từ tiếng Anh, mắt của những người "giỏi" luôn luôn liếc xuống và hướng về phía trái (hoặc bên phải đối với người thuận tay trái). Một số người còn nghểnh cổ lên tựa hồ muốn trông cho rõ hơn. Họ thú thực rằng dường như họ "nhìn" thấy từ cần đánh vần được viết bằng phấn trắng trên bảng đen, giống hệt như họ đã từng thấy lần đầu tiên trong đời, cách đó nhiều năm khi còn cắp sách đến trường. Trái lại, những người đánh vần "dở" không có khả năng "nhìn" thấy từ cần đánh vần và họ mò mẫm cho tới khi hoàn toàn thua cuộc. Những người này cũng nhìn xuống, nhưng có điều

7

họ lại gằm mặt xuống sàn trong lúc cố gắng đánh vần. Dilts đã làm một thí nghiệm khác, lặp lại nhiều lần đối với nhiều người nhưng vẫn cho kết quả tương tự. Ông yêu cầu những người đánh vần "dở" xem một mảnh giấy có ghi sẵn một từ, sau đó yêu cầu họ đánh vần từ đó đồng thời lặp lại những cử chỉ của những người đánh vần "giỏi". Thật ngạc nhiên, chỉ nhờ vào sự thay đổi cử chỉ, tất cả những người được yêu cầu đều "nhìn" thấy từ đã cho và đánh vần đúng. Thí nghiệm được lặp lại rất nhiều lần, nhưng kết quả không thay đổi. Bạn hãy thử tự mình lặp lại thí nghiệm của Dilts. Trước tiên, hãy viết ra một từ sau đó hãy cố hình dùng từ đó trên một tấm bảng tưởng tượng treo phía trước mặt, trên cao và hơi lệch về bên trái (hoặc bên phải nếu bạn thuận tay trái). Nếu ban đầu bạn không "nhìn" thấy rõ, hãy tập trung và cố gắng hình dung cho tới khi bạn thực sự "nhìn" thấy những chữ to, rõ ràng cho phép bạn đánh vần từ đó xuôi hay ngược đều cho kết quả như nhau. Bạn thử lặp lại thí nghiệm bằng cách nhờ người khác viết hộ một từ thật dài. Chỉ cần luyện chừng 20 lần bạn sẽ quen với một cách nhớ từ rất có lợi trong việc học ngoại ngữ. __o0o__

Chương 9:

Ý niệm về thời gian Trong trí não mỗi người đều có ý niệm về dòng chảy không thể đảo ngược của thời gian. Ý niệm đó được dần dần hình thành phát triển của con người nhờ những khái niệm như đồng hồ, lịch, thời gian biểu... Chúng như những cái thước trong đầu để đánh dấu thời gian. Giả sử bạn được hỏi về một sự kiện, ví dụ Christopher Colomb đổ bộ lên Châu Mỹ, trong óc bạn sẽ hiện lên một cuốn lịch thiên niên kỷ và bạn sẽ dò xem sự kiện đó tương ứng với thế kỷ nào, thập niên nào. Khi bạn nói sẽ đi du lịch Ai Cập, bất giác bạn liên tưởng đến một điểm nào đó (ngày, tháng hay năm) trong cuốn lịch vô hình. Quá khứ, hiện tại, tương lai là những vị trí tương đối trên thước đo thời gian. Nhưng các nghiên cứu ở Mỹ lại hé mở một điều thú vị: đa số mọi người đều có ý niệm về quá khứ, tương lại rất cụ thể, có liên quan đến chính cơ thể con người. Quan sát điệu bộ, cử chỉ, các nhà nghiên cứu thấy rằng đối với con người quá khứ dường như nằm ở phía sau, bên tay trái. Còn tương lai? Phía trước, bên tay phải. Mối liên lạc giữa quá khứ và tương lai là một đường tưởng tựơng xuyên qua thân thể. Chẳng phải ngẫu nhiên chúng ta vẫn thường nói: "Tôi bỏ lại quá khứ sau lưng mình..." hay "Tương lai ở phía trước...". Ngôn ngữ cơ thể của con người cũng bộc lộ ý niệm trực quan về thời gian. Bạn hãy lưu ý xem có phải khi nói chuyện về quá khứ, con người thường liếc về phía sau, bên trái, thậm chí còn có những cử động tay rất nhanh hướng về cùng phía. Ít ai quay sang phía bên phải để nhìn về phía sau khi đang đi trên đường. Ngay chính bạn khi nói: "Cho qua!" cũng thường hất đầu, phẩy tay về phía sau, bên tay trái. Ngược lại, khi nói về tương lai, con người nhìn về phía trước bên tay phải và cũng thường có những cử động tay nhanh hướng về phía đó. Để biểu thị hiện tại, cử chỉ quen thuộc nhất là dậm chân hay chỉ tay xuống khoảng đất bạn đang đứng trên đó. Thường thường, trong những cuộc tranh luận, những cử chỉ minh hoạ thời gian được bộc lộ rõ ràng nhất. Khi đề cập đến một sự việc bắt đầu trong quá khứ và còn tiếp diễn trong hiện tại và tương lai, ánh mắt và điệu bộ đều hướng theo một đường từ sau ra trước, từ bên trái qua bên phải. Đường biểu diễn thời gian này có thể là một đường thẳng, một đường sóng hay gấp khúc. Hình dạng của nó

8

cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái tình cảm của bạn đối với sự việc. Tay bạn sẽ vẽ một đường thời gian chúi xuống, nếu bạn cảm thấy bị quan về những khía cạnh nào đó của cuộc sống, trái lại sẽ là một đường vọt lên khi cảm giác lạc quan đang xâm chiếm bạn. __o0o__

Chương 10:

Loài "Khỉ không có lông" rất hay bắt chước Desmond Morris, người đầu tiên gây chú ý cho công chúng phương Tây về nghệ thuật giao tiếp không lời, đã từng nói rằng: con người là một loài khỉ không có lông, nhưng lại biết dạy khỉ. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn, loài "khỉ không có lông" lại rất hay bắt chước. Khác với những động vật có vú hay những người anh em họ xa của mình, con người học từ những gì họ thấy xung quanh. Khả năng bắt chước là khả năng bẩm sinh và là một bản năng. Hành vi bắt chước có thể là tự giác, tức là hiểu được mục đích của hành vi bắt chước và cũng có thể vô ý thức. Đa số chúng ta đều biết rằng trẻ em học bằng cách bắt chước những gì người lớn muốn (ví dụ ăn bằng muỗng, đũa) và cả những cái người lớn không muốn (ví dụ nói tục, chửi thề). Khả năng bắt chước bẩm sinh của trẻ giúp chúng phát triển nhanh chóng và làm chủ được những kỹ năng phức tạp của con người như đi, nói, đọc, viết... Đừng nghĩ rằng người lớn không bắt chước. Cho tới chết họ vẫn không ngừng bắt chước những gì họ thấy. Chỉ qua vài phút gặp gỡ ngắn ngủi, người ta đã hoàn toàn có thể bắt chước được những thói quen dễ thấy của người khác như kiểu ngồi, nét mặt. Nếu chịu khó mất thời gian một chút, bạn có thể bắt chước được cả giọng nói, điệu bộ khi mở cửa, sở thích mùi vị, ánh mắt, thói quen thở dài thoải mái và ngả người trên ghế khi tỏ ra hài lòng... Một người cũng có thể bị lây những quá trình tâm sinh lý xuất hiện ở một người khác. Ví dụ, một người nào đó đang nổi quạu, tim đập liên hồi, hơi thở dồn dập, đứt quãng, lượng adrenalin trong máu tăng đột ngột...thì những ai đang giao tiếp với người đó như vợ con, bạn bè hay nhân viên rất dễ bị lâm vào trạng thái tương tự. Xa hơn, nếu bạn sống, làm việc thường xuyên với một người nào đó thì bạn cũng nhiễm luôn cách thức phản ứng trong tình huống. Ví dụ: nếu sếp của bạn thường tỏ ra khó chịu khi ai đó bước vào phòng mà không gõ cửa, thì chính bạn cũng sẽ cảm thấy bực bội khi gặp tình huống tương tự, mặc dù lúc đó sếp không có mặt trong phòng. Hệ quả của tính hay lây là những người chung sống trong cùng một điều kiện thường hay bị lây những bệnh như đau bao tử, đau đầu. Các bệnh này thường khởi phát do cách phản ứng tiêu cực trước những tác động xấu của môi trường, vì thế nếu bạn bị lây cách phản ứng thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị lây bệnh. Trên thực tế, con người bắt chước cái tốt nhiều hơn những cái xấu. Từ những người thân, thầy cô giáo, bạn hữu, đồng nghiệp, mà bạn học được tính ngăn nắp óc hài hước, tình yêu đối với thiên nhiên... Ngược lại, người khác cũng sẽ bắt chước phong thái tuyệt vời của bạn. Có thể nói không quá rằng tiến bộ của nhân loại dựa trên khả năng bắt chước của từng cá nhân. __o0o__

Chương 11:

9

Làm gì để khỏi bị phân tâm trong công việc? Điều gì xảy ra khi bạn thực sự tập trung chú ý vào công việc? Bạn sẽ cảm thấy bản thân đắm chìm trong công việc, tầm mắt thu hẹp lại, tai không nghe thấy những gì không liên quan. Bạn ngả người về phía trước, dán mắt vào đối tượng đang quan tâm, đôi vai nhô cao cùng với lưng làm thành bức bình phong che chắn mọi sự quấy rầy. Điều gì xảy ra khi bạn không tập trung được? Khi đó, bất cứ sự việc nào xung quanh cũng khiến bạn lo ra, dù chỉ trong chốc lát. Bạn không chỉ nhìn quanh quất mà còn xoay bên này ngó bên kia và không bỏ sót bất kể âm thanh nào lọt vào lỗ tai. Có thể làm gì để tập trung tốt hơn? Nếu bạn biết được những nguyên nhân gây xao lãng thì có thể loại bỏ chúng. Nhưng có lúc bạn không nhận thức được vì sao mình bị phân tâm. Ví dụ, ít người biết rằng cường độ ánh sáng quá yếu khiến cơ thể hiểu lầm rằng đã tới giờ ngủ và lúc đó con người cảm thấy uể oải, không đủ sức lực để tiếp tục công việc. Một không gian im lìm thường gây cảm giác buồn ngủ hay lo lắng vì cô đơn, còn những tiếng động nhỏ chen vào sự im lặng đó, như tiếng thằn lằn chắc lưỡi, tiếng rên kẽo kẹt của những cánh cửa bị gió lùa, lại đánh thức sự tò mò, cảnh giác. Trong những tình huống tương tự, khó ai có thể điềm tĩnh làm việc. Nguyên nhân gây phân tâm ấy có thể không từ bên ngoài, mà ngay chính trong bản thân bạn. Cơ thể có nhiều chức năng cơ bản tối cần thiết để đảm bảo sự tồn tại, ví dụ tiêu hoá, ngủ nghỉ. Chúng luôn được ưu tiên. Ví dụ, sau khi đã no nê, cơ thể cần được nghỉ ngơi để tiêu hoá số thức ăn đã tiếp nhận, do đó không thể chuyên chú vào việc khác. Thực tế cho thấy đa số người trở nên kém linh hoạt, thậm chí chỉ muốn...ngả lưng làm một giấc sau bữa ăn. Nếu nhiệt độ môi trường hạ xuống quá thấp, nếu bạn còn đói khát hay chưa được nghỉ ngơi đúng mức thì cơ thể sẽ liên tục đưa ra những tín hiệu báo động. Bạn không thể tập trung làm việc cho tới chừng nào các nhu cầu thiết yếu đó chưa được thoả mãn. Nhưng đôi khi để tự bảo vệ trước một khối lượng công việc quá tải, cơ thể có thể phát ra những tín hiệu đánh lừa : bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hay đói khát mặc dù bạn vừa ăn uống, nghỉ ngơi thoả thích. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên thư giãn, hít thở sâu là đủ. Cảm giác đói, mệt, buồn ngủ sẽ mau chóng tan biến. Sau khi đã kiểm lại và loại bỏ, những yếu tố khiến bạn sao nhãng với công việc, bạn nên so vai, quay lưng lại với mọi người, gằm mặt xuống bàn, dí cặp kính vào đống hồ sơ ngồn ngộn, nhét hai cục bông gòn to tướng vào hai lỗ tai. May ra bạn sẽ tĩnh tâm với công việc. __o0o__

Chương 12:

Linh tính dựa trên cơ sở nào? Có một thứ ngôn ngữ nội tại mà con người cảm nhận được ngay trên cơ thể mình. Nó mách bảo cho bạn lúc nào nên hành động, khi nào phải tránh né, báo trước cho bạn những chuyện vui buồn... Ở mức độ sơ đẳng, ngôn ngữ này báo động cho bạn biết về những nhu cầu sinh lý thiết yếu. Ví dụ, khi khát nước, bạn sẽ có cảm giác khô đắng ở cổ họng và miệng; khi buồn ngủ thì hai mi mắt díp lại, chân tay nặng trĩu và muốn ngáp. Nếu ngón tay đưa tới gần một ngọn nến, bạn sẽ có cảm giác nóng, sợ hãi, muốn rụt tay lại. Để tồn tại, cố nhiên không thể bỏ qua những tín hiệu như vậy.

10

Thế nhưng, ngôn ngữ này có thể thông báo cho bạn những sự việc tinh tế hơn. Nó có thẻ thông báo trước về bệnh hơn. Nó có thể thông báo trước về bệnh tật. Tất cả những người mắc chứng bệnh đau nửa người đều kể về những tín hiệu cảnh báo xuất hiện vài ngày trước cơn đau. Nó có thể giúp bạn xác định nguyên nhân của một sự kiện hay nhận diện. Khi đau bụng, bạn thường tự kiểm trong đầu xem đã ăn uống những thứ gì và đột nhiên bạn bị một cơn ho như muốn tống hệt mọi thứ trong ruột ra ngoài khi chợt nhớ tới một món nào đó. Trong đa số trường hợp, món đó chính là món đã gây tai nạn. Thậm chí, chỉ nhờ vào những cơn đau ê ẩm trong những ngày nắng ráo vẫn có thể dự báo những cơn mưa sắp tới. Những người già, những người mắc bệnh thấp khớp hay trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với những biến động thời tiết. Trước một sự vật, sự việc, con người sẽ vui, buồn, sợ hãi, tò mò, ngạc nhiên, háo hức, khinh miệt...Những cảm giác này sẽ được bộc lộ ra ngoài qua những cử chỉ điệu bộ, nét mặt, giọng nói... Nhưng con người sẽ cảm nhận ngay trong cơ thể một làn sóng tê tê (nếu sự vật gây thích thú) hoặc nhói đau trong dạ dày, cay cay ở mắt (nếu sự vật gây cảm giác nuối tiếc). Đó chính là thứ ngôn ngữ bên trong cơ thể mà ta nói ở trên. Bạn nên đón nhận thứ ngôn ngữ nội tại của cơ thể một cách nghiêm túc, bởi lẽ nó sẽ cảnh báo trước cho bạn nhiều điều mà lý trí không thể hoặc chưa kịp lý giải cho bạn. Ví dụ, bạn nên cảnh giác nếu thấy ruột gan rối bời, các cơ lưng căng thẳng. Bạn có cơ sở lạc quan nếu thấy muốn cười hay nhịp thở gia tăng một cách náo nức. Ngoài việc thu nhận thông tin qua những cơ quan cảm giác khác, nếu nắm được những tín hiệu ngay trong cơ thể, bạn sẽ có được một lượng thông tin rất lớn để hiểu được tình huống quanh bạn. __o0o__

Chương 13:

"Tồn tại hay không tồn tại?" Câu nói bất hủ của Hamlet đã thành biểu trưng cho thái độ phân vân, hồ nghi, lưỡng lự, chưa quyết định. Nhưng để khỏi phải dằn vặt như Hamlet, bạn có thể nhờ những dấu hiệu riêng của cơ thể để biết mình đã quyết định dứt khoát hay đâu đó trong cõi lòng sâu kín vẫn còn thấp thoáng những hồ nghi. Mọi việc khá đơn giản. Sau khi được tiếp nhận bằng tai, mắt và các cơ quan cảm giác khác, toàn bộ thông tin về sự việc được chuyển tới não theo mạng lưới dây thần kinh. Não sẽ phân tích và ra quyết định hành động. Nếu lượng thông tin không đủ để não làm việc hay các thông tin mâu thuẫn với nhau, thậm chí vì lý do nào đó não không đưa ra được quyết định, thì trạng thái đó sẽ được cảm nhận ngay trong nội tạng và đồng thời được bộc lộ ra ngoài. Trong nội tạng, những xung động thần kinh đặc biết được ghi nhận ở vùng quanh cột sống. Mỗi người cảm nhận khác nhau, nhưng thường thấy trong lòng nặng trĩu, cảm thấy khó chịu ở mắt, cảm thấy căng thẳng khó nuốt ở cổ họng, nhịp thở xốn xang. Nếu thông tin thâu nhận được mâu thuẫn với nhau, bạn sẽ có cảm giác bồng bềnh không vững chắc, như thế đang đứng trên dây hay trên một chiếc thuyền mong manh giữa sống nước bao la. Khi bạn lưỡng lự, hồ nghi chưa quyết, người ngoài trông vào sẽ thấy rằng bạn đang xoay sở tìm cách rũ bỏ những băn khoăn trong lòng, hay trong đầu. Bạn sẽ bất giác vuốt ngực như muốn lấy lại nhịp thở quân bình. Bạn biểu lộ vẻ bất an, đổi từ chân nọ qua chân kia, vai lắc lư, đầu gục gặc. Ánh mắt tỏ ra bối rối, tư lự; lúc thì bặm môi dưới, lúc thì hóp má, tay xoa cằm...Những điệu bộ dường như phụ trợ cho việc cân phân lựa chọn đang diễn ra trong đầu. Ngôn ngữ cơ thể không thể giúp bạn thoát khỏi trạng thái lưỡng lự, hồ nghi bởi vì chỉ có những thông tin đầy đủ, chính xác cộng với kinh nghiệm già dặn mới có thể giúp não nhanh chóng đưa ra quyết định. Nhưng những điều trình bày ở trên sẽ giúp bạn tránh được những quyết định sai lầm,

11

vội vã khi ký một văn bản, đưa ra một lời hứa... trong lúc ngôn ngữ cơ thể thông báo cho bạn biết rằng từ trong đáy lòng vẫn còn dấu kín những gợn hồ nghi. Khi bạn đã thông suốt và cương quyết, các tín hiệu không lời sẽ thay đổi ngay. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng, cảm thấy cân bằng, vững chãi. Hơi thở khoan khoái, thư thả, ánh mắt khoan thai, thẳng thắn cho thấy bạn thực sự tin tưởng vào quyết định đã chọn mặc dầu sự lựa chọn đó chính xác tới đâu thì hãy còn phải chờ thực tế trả lời. __o0o__

Chương 14:

Phim kinh dị và bản năng phòng vệ Trong suốt lịch sử tiến hoá, con người luôn phải đối đầu với vô vàn hiểm nguy, do đó kẻ nào không có khả năng nhận biết hiểm hoạ thì không thể sống sót lâu dài. Ngày nay, con người không cần phải cảnh giác ngày đêm như thời còn ăn lông ở lỗ, tối ngủ trên cây hay trong hang đá để đề phòng bị thú dữ ăn thịt. Tuy thế, con người vẫn phải nhận biết và phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ trước mọi đe doạ. Khi có dấu hiệu nguy hiểm - chẳng hạn, một chiếc xe hơi đang phóng thẳng về phía bạn hay lời đe doạ của một kẻ thù dai dẳng - cơ thể sẽ thu nhận chúng và sự sợ hãi là biểu hiện tâm lý của những dấu hiệu nguy hiểm được não ghi nhận. Sự sợ hãi chỉ biểu lộ ra ngoài khi con người muốn nhận được sự cứu giúp. Chạy trốn khi gặp nguy hiểm là bản năng mà con người thừa kế từ tổ tiên động vật của mình. Vì thế, khi sợ hãi, cơ thể sẽ tự động tăng cường các hoạt động sinh lý để có thể nhanh chóng chạy trốn: nhịp tim và huyết áp tăng vọt, gan cấp tốc tung lượng đường dự trữ vào máu. Bạn sẽ cảm thấy máu chảy rần rật trong người tới khắp tứ chi, đầu và mặt; môi khô vì thở mạnh và dồn dập; đôi lúc muốn tiêu tiểu cho nhẹ người. Đó là những dấu hiệu mà cơ thể báo cho bạn biết có nguy hiểm và cần chạy trốn. Trên thực tế, trong đa số các tình huống gặp phải - ví dụ khi dự phỏng vấn xin việc, cãi cọ hay tranh đua thể thao - bạn không chạy trốn vì đó là những lúc bạn cần phải chiến thắng, phải thành công. Mặc dù cơ thể bạn vẫn ghi nhận những mối nguy hiểm, nhưng chúng bị bỏ qua. Thay cho một khuôn mặt nhợt nhạt, tứ chi run rẩy, những cái liếm môi liên tục cho môi đỡ khô, bạn thường tỏ ra bình tĩnh hơn, khiến người khác thậm chí không nhận ra nỗi sợ hãi trong lòng bạn. Thế nhưng, trong thế giới hiện đại, có một chỗ mà con người thoải mái bộc lộ sự sợ hãi của mình. Đó chính là những rạp chiếu phim. Khi trên màn ảnh những cánh của kẽo kẹt mở ra hay một kẻ khát máu dùng rìu đập phá cửa thì cơ thể bạn sẽ phản ứng hệt như bạn là nạn nhân. Bạn sẽ hét lên kinh hoàng (để kêu cứu), ôm chặt lấy một người bạn (mong được che chở), lấy tay che mặt (để tự che chắn) và đạp chân muốn bỏ chạy. Và rồi bạn sẽ cười rúc rích tự chế nhạo chính mình khi trên màn hình đột nhiên hiện lên những dòng quảng cáo. Khi không còn phải đối mặt với quá nhiều mối nguy hiểm thì con người lại dùng sự sợ hãi của chính mình để giải khuây. Thực ra giễu cợt sự sợ hãi cũng là một cách luyện tập bản năng phòng vệ. Xem phim kinh dị trong một chừng mực nhất định cũng mang ý nghĩa đó. __o0o__

Chương 15:

Làm cách nào để kiềm chế cơn tức giận? Khi bạn tức giận, bạn sẵn sàng sửng cổ với người khác. Tính hiếu chiến của người nguyên thuỷ

12

vẫn còn sót lại trong con người hiện đại. Nếu bị xúc phạm hay đơn giảb chỉ bị kẹt xe, nỗi tức giận nhanh chóng xâm chiếm toàn thân, khiến bạn chỉ chực có cớ để cãi nhau thậm chí đánh lộn. Bộ dạng bên ngoài của bạn như muốn cảnh cáo đối thủ: vai bè ngang như muốn ủi tới, đầu và cằm hất về phía trước đầy hăm doạ, lông mày cau có tỏ ý khiêu khích. Bất kỳ con khỉ nào cũng có điệu bộ tương tự nhằm hăm doạ những kẻ láo xược dám xâm phạm lãnh thổ của nó. Trong cơ thể, hoạt động của các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp đều tăng vọt chuẩn bị cho những hành động quýêt liệt. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể được nạp đầy năng lượng giống như một thùng thuốc súng nén chặt chỉ chực chờ một mồi lửa là nổ tung. Bạn bị thôi thúc bởi ý muốn hành động, đập phá, tấn công... Tất nhiên, hiếm khi bạn tấn công thực sự. Ngoại trừ một số ít trường hợp người ta vẫn mù quáng lao đầu vào những cuộc chiến đẫm máu, xã hội hiện đại không chấp nhận việc sử dụng nắm đấm để giải quyết các mâu thuẫn. Vì vậy, bạn đành phải đè nén nỗi tức giận và cư xử như không hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng, tấm huy chương nào cũng có mặt trái, cái có lợi cho xã hội có thể mang lại tác hại cho cá nhân bạn. Tức giận là một cách để cơ thể kích thích bạn hành động, nếu bạn không làm thì trạng thái căng thẳng của toàn bộ cơ thể sẽ vẫn còn đó. Thường xuyên lặp lại quá trình tức giận - nén tức giận, bạn sẽ sớm mắc những bệnh như loét dạ dày, đau tim, suy nhược thần kinh. Các nhà tâm lý học khuyên nên chú ý phát hiện sớm những cơn giận dữ và cố gắng kiềm chế không để chúng bộc phát ra ngoài. Hãy làm một cái gì đó vô hại đối với người khác để trút bớt nỗi lòng: người thì sập cửa nghe cái rầm, người thì dằn mạnh cái ly trên tay xuống mặt bàn, nhưng tốt hơn hết nên vác xẻng ra vườn, đập bụi một đống thảm hay chơi thể thao. Khi trong người cảm thấy đã nhẹ nhõm, hãy quay trở về giải quyết nốt vấn đề đã khiến bạn tức giận. __o0o__

Chương 16:

Hãy tìm cách rũ bỏ những gánh nặng trong lòng Trong cuộc sống, không thiếu những chuyện khiến bạn buồn phiền: một lời bình phẩm ác ý, một thất bại nho nhỏ v.v... Dù bạn có đủ sức chịu đựng chúng, nhưng trong lòng vẫn rất cần sự an ủi. Cơ thể có giúp bạn khuây khoả? Việc đầu tiên mà bạn có thể làm là tự vỗ về bản thân. Chẳng phải khi còn ấu thơ bạn vẫn thường được cha mẹ vỗ về an ủi mỗi khi gặp chuyện không vừa ý đó ư? Cảm giác êm dịu, ấm áp và vững chãi đã khiến bạn quên đi bao nỗi bực dọc, truyền cho bạn sức mạnh tinh thần. Bạn hãy thử lấy bàn tay áp nhẹ lên má, lấy bàn tay này vỗ nhẹ trên mu bàn tay kia như bàn tay người mẹ vỗ ru con ngủ hay vặn vẹo, bấu véo ngón tay cái. Tâm trạng con người có thể trở lại quân bình nhờ những động tác nhịp nhàng. Hãy thử gật đầu và phần trên lưng từ sau ra trước và ngược lại theo một nhịp điệu đều đặn, bạn sẽ cảm thấy như quẳng đi được những tảng đá nặng trĩu đeo trong lòng hay cột vào tứ chi. Nếu không muốn lắc lư như con bù nhìn giữ dưa, bạn chỉ cần ngồi cho thật thoải mái, gõ ngón tay, nhịp chân theo một điệu nhạc vui vẻ. Bạn cũng có thể chờ đợi sự an ủi từ những người xung quanh. Muốn vậy, dáng điệu của bạn phải bộc lộ tâm trạng để mọi người chú ý và giúp đỡ. Thật ra, bạn chẳng cần cố công phô bày, bởi vì nỗi ưu phiền của bạn tự động được thể hiện qua dáng hình thiểu não, lừ khừ mệt mỏi (như dân gian hay nói: "Ruồi đậu mép không thèm đuổi"). Khuôn mặt bạn lúc thì dài thuỗn và méo xệch, lát sau lại sưng lên, đần độn (người ta hay nói: "cái mặt một đống"). Ở người lớn, đó là dấu hiệu mong muốn được chăm sóc, vỗ về an ủi, khuyên giải cho khuây khoả. Không phải lúc nào, nhất là ở những nơi công cộng hay tại sở làm, bạn cũng có thể trưng ra bộ

13

dạng thiểu não và đón nhận sự quan tâm của người khác. Chỉ còn một con đường duy nhất là tự hành động dựa trên những hiểu biết tâm lý để tự cổ vũ mình. Hãy giữ tư thế đứng ngồi ngay ngắn, từ tốn hít thở sâu, ngả đầu về phía sau một chút, mắt nhìn hơi hướng lên trên về phía trước. Những điệu bộ này sẽ xua đi những ưu phiền đang gặm nhấm thể xác và tâm hồn bạn. Nên khởi động tay chân, bởi vì một làn sóng năng lượng mới sẽ tràn ngập cơ thể bạn, cuốn phăng những lo lắng ưu tư. Còn một phương cách rất thiết thực để rũ bỏ buồn phiền, thất vọng là tăng cường thân nhiệt. Một chiếc áo len, tấm chăn lông cừu hay chăn lông vịt ấm áp sẽ giúp cơ thể sưởi ấm những cơ quan nội tạng vốn dễ bị tổn thương. Bạn nên nhấm nháp hay uống chút gì đó nong nóng, đặc biệt là đồ ngọt. Đồ nóng giúp cơ thể chống đỡ với mệt mỏi và bệnh tật, đồ ngọt sẽ tác động như một thứ thuốc giảm đau. Từ góc độ tâm lý, sự ấm áp, ăn uống no đủ sẽ nhắc cơ thể nhớ lại trạng thái an nhàn, thảnh thơi - điều cần thiết nhất đối với những tâm hồn ưu sầu. Cuối cùng, bạn nên tìm cách ngủ một giấc thật dài và thật sâu. Khi tỉnh dậy, bạn sẽ chẳng còn gì tới những phiền muộn ngày hôm qua. Vào buổi sáng, muôn sự đều khởi đầu một cách tốt đẹp. __o0o__

Chương 17:

Nếu phải làm một công việc buồn tẻ Có khi nào bạn cảm thấy không có tí hứng thú nào để bắt tay vào công việc? Không phải vì bạn không muốn làm hay không có khả năng hoàn thành, mà đơn giản chỉ vì bạn nhận thấy một sự trống rỗng choáng ngợp toàn bộ cơ thể. Bạn có thể bực bội với chính bản thân, nghiến chặt quai hàm, gò vai cứng nhắc. Cảm giác mệt mỏi xâm chiếm toàn thân, mí mắt như muốn sụp xuống, gò má nặng như chì. Điệu bộ bên ngoài càng bộc lộ rõ nét hơn trạng thái hững hờ. Người ngoài thấy bạn ngồi sụp trong ghế, toàn thân sòng sượt, mắt mờ, vai so, hai tay khoanh trước ngực như bày tỏ ý muốn án binh bất động. Theo các nhà nghiên cứu, khi không quan tâm tới những gì đang nghe người ta thường có hai cử chỉ điển hình: ngả người ra sau và dang hai chân ra phía trước. Đôi khi bạn đứng trước một nhiệm vụ mà chính bản thân cảm thấy là thừa hoặc quá khả năng của mình hoặc đã quá nhàm chán. Làm thế nào để tạo ra hứng thú đối với công việc? Trong những trường hợp như thế, ngôn ngữ cơ thể không giúp gì được cho bạn. Tự bản thân hoặc với sự hỗ trợ của những người khác hãy cố gắng tìm tòi thay đổi cách nhìn nhận của mình đối với công việc cần làm. Ngôn ngữ cơ thể chỉ hỗ trợ để bạn cảm thấy hứng thú hơn đối với công việc đang làm mà thôi. Trước tiên, phải quan sát những cử chỉ, điệu bộ của một người đang say mê làm việc: tư thế ngay ngắn, mắt mở to chăm chú, tai vểnh lên nghe cho rõ, thân hơi ngả về phía trước, chân thu lại dưới gầm ghế (nếu ngồi), động tác nhanh và dứt khoát. Nếu được hỏi về những cảm giác, người đó sẽ cho biết anh (hoặc chị) ta cảm thấy sinh lực tràn trề và máu trong cơ thể như sôi lên. Khi đã nắm bắt được bí mật, bạn phải theo đó điều chỉnh điệu bộ của bản thân cho phù hợp. Trước tiên, cần phải vận động để tăng cường lưu thông khí huyết, tạo một sinh lực mới cho cơ thể. Đây chính là điểm mấu chốt giúp bạn hứng thú hơn, nhìn công việc theo một cách mới mẻ hơn. Công việc này không khó và cũng không chiếm thời gian, chỉ cần tập một bài thể dục ngắn, nhảy lò cò hay chạy vài vòng tại chỗ là đủ. Khi đã cảm thấy mình năng động hơn, bạn hãy thẳng lưng, thân hơi chúi về trước, mắt mở rộng chăm chú, chân thu dưới ghế...và nhanh nhẹn bắt tay vào việc. Có vẻ như bạn đang giả đò say mê công việc mà bạn vốn không ưa. Những cử chỉ, điệu bộ của bạn tựa như một que than mồi cho đống củi ẩm, nếu kiên trì và khéo léo, ngọn lửa hồng leo lét lúc ban đầu sẽ cho bạn một bếp than rực lửa. Còn bạn cũng sẽ thật hứng thú với công việc. Chúc bạn thành công!

14

__o0o__

Chương 18:

Đừng để khổ đau giết dần giết mòn Mỗi khi bạn phải chịu đựng những mất mát to lớn, đớn đau trong cuộc đời, cơ thể bạn phải chịu một loạt những phản ứng không lời kéo dài và chia ra thành nhiều giai đoạn. Tại sao vậy? Than khóc vật vã hay dày vò không thể đem trả lại một mối tình, một người thân đã vĩnh viễn ra đi, ngược lại chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn, tước đi của bạn sức lực và trí óc minh mẫn. Nhưng thực ra những phản ứng dữ dội ấy có nguyên do: chúng là một cách biểu lộ thái quá nhu cầu được an ủi, được nương tựa và được bù đắp, khi con người cảm thấy bất lực trước những mất mát quá to lớn. Nếu không có những biến cố nặng nề như vậy chắc gì bạn đã để người khác quan tâm chăm sóc đặc biệt tới mình và cũng chỉ trong những thời điểm gay cấn đó bạn mới cho phép bản thân tìm lấy nơi nương tựa. Ở giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ bị chấn động, toàn thân dường như bị tê liệt khi nghe tin dữ. Đây là một bản năng tự vệ của cơ thể (giống như gây tê hay gây mê trong y học) nhằm tránh cho cơ thể phải chịu đựng hàng loạt sung chấn tiếp theo, nếu như tri giác của bạn còn minh mẩn. Trong vài ngày, có khi vài tuần tiếp theo, bạn sẽ phải trải qua giai đoạn tổn thương: mệt mỏi, choáng váng, không ăn không ngủ, muốn bệnh... Chính trong giai đoạn này, do cảm thấy bất lực, do kiệt sức, bạn mong muốn được mọi người chăm sóc, trái ngược vứoi giai đoạn chấn động là lúc bạn chỉ muốn bạn yên thân một mình. Khóc lóc là một hành vi kinh điển nhằm bộc lộ sự đau khổ. Khóc nhiều hay ít, khóc trước mặt mọi người hay ở chốn riêng tư... chủ yếu phụ thuộc vào giới tính và trình độ văn hoá của từng người. Điều đáng nói là không nên kiềm chế quá đáng những giọt nước mắt. Khóc cũng là một cách cơ thể giảm stress, tránh suy nhược thần kinh. Người ta thường coi khóc lóc là một cử chỉ yếu đuối, nhưng nó rất có lợi cho sức khoẻ, bởi lẽ khi khóc được trong lòng thấy vơi hẳn, chống chọi với sóng gió cuộc đời dễ dàng hơn. Thời gian trôi qua, bạn sẽ đột nhiên tức giận sự cố đã cướp mất người thân của mình, hờn oán những ai can dự, thậm chí ngay cả người đã khuất. Cũng như mọi cơn tức giận khác, nó sẽ mang lại cho bạn nghị lực mới để lật tiếp những trang đời con lại. Trên thực tế, không phải ai cũng tuần tự trải qua tất cả các giai đoạn nêu trên, vì thế có những ý định chủ quan muốn bỏ qua một hoặc vài giai đoạn. Nhưng y học cho thấy nếu bạn cố tình lờ một giai đoạn nào đó khi nó xuất hiện, thì quá trình phục hồi thể trạng sau những mất mát sẽ không hoàn hảo và để lại những di chứng. Đối với cơ thể, ảnh hưởng của những mất mát đau khổ là có thật và nghiêm trọng. Thường sau cái chết của một người thân, sức đề kháng bệnh tật của những người còn lại đều súc giảm. Họ thường có xu hướng mắc những bệnh như ung thư, tim mạch. Nỗi khổ đau dễ dàng cướp đi mạng sống con người - câu nói này không phải là huyền thoại. __o0o__

Chương 19:

Làm sao biết được tính cách Đa số các bộ phận cấu thành của ngôn ngữ cơ thể không phản ánh được nhân cách của một con người. Có thuyết cho rằng hình thể tự nhiên - khuôn mặt, màu mắt chẳng hạn - là chìa khoá để hiểu nhân cách. Nhưng hình thể tự nhiên thường do yếu tố di truyền quyết định, còn nhân cách được hình thành và bồi đắp trong cuộc sống, do đó giữa hai khái niệm khó có sự liên hệ mật thiết. Hơn nữa, ngôn ngữ cơ thể rất linh hoạt uyển chuyển, được hiểu khác biệt tùy theo từng tình

15

huống cụ thể và phụ thuộc vào tính khí cá nhân. Bởi vậy, dẫu có thể dùng nó để hiểu được những suy nghĩ và tình cảm của bạn trong từng thời điểm, nhưng không thể dùng nó để phân tích tính cách, trí tuệ. Chỉ có một phần nhỏ của ngôn ngữ cơ thể mới có khả năng bộc lộ tính cách của bạn. Đó chính là những biểu hiện không lời được hình thành trong quá khứ và được củng cố bằng sự từng trải. Một số trường phái tâm lý học cho rằng những điệu bộ và cách diễn đạt riêng của một người được định hình ngay từ khi 9 -10 tuổi và sau đó sẽ ổn định dần theo năm tháng. Giả sử nếu từ nhỏ tới lớn bạn có thói quen lấy tay chống cằm và nhăn trán khi suy nghĩ thì trên trán của bạn sẽ hình thành những nếp nhăn rất khó xoá, cũng như bạn không thể cải sửa được điệu bộ chống cằm. Người ngoài có thể đoán bạn có phải là người vui vẻ, mãn nguyện hay không bằng cách quan sát nếp gấp thường xuất hiện ở khoảng giữa hai khóe môi và hai cánh mũi khi cười. Ở những người cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, nếp gấp đó thường hằn rõ và cong lên. Những người này thường có tâm trạng thoải mái nên các cơ, đặc biệt ở quanh vùng vai, luôn được thả lỏng. Ngược lại, ở những kẻ bi quan, nếp gấp giữa môi và mũi rất mờ nhạt, thay vào đó hai cánh môi trên trễ xuống, trán nhăn, mày cau. Những người này thường có dáng hơi gù, cổ vươn dài ra phía trước. Bạn không thể xoá được những dấu vết đã hằn theo năm tháng. Nhưng nếu cố gắng giữ thẳng lưng, bớt càu nhàu, chịu khó thường xuyên mỉm cười, người ngoài sẽ có thêm ấn tượng khác về bạn. Hy vọng một ngày nào đó bạn thực sự trở thành người lạc quan, mãn nguyện. __o0o__

Chương 20:

Gần hay xa? Trong cuộc sống, khoảng cách không gian giữa người này với người kia cũng có những ý nghĩa nhất định, chủ yếu phụ thuộc vào mức độ an toàn cho bản thân trong lúc giao tiếp mà mỗi người cảm nhận được. Trừ phi đang đứng lẫn trong đám đông và do đó không có khả năng chọn lựa, bạn hiếm khi lại gần một người hoàn toàn không quen biết ở khoảng cách dưới 3,6 mét. Đối với đồng nghiệp hay những người quen biết, bạn thường giao tiếp ở khoảng cách từ 1,2 mét tới 3,6 mét, mặc dù có lúc họ lại gần hơn để chào hỏi. Khoảng cách từ 0,45 mét tới 1,2 mét dành cho người thân trong gia đình và bạn bè, khoảng cách dưới 0,45 mét chỉ dành cho trẻ em, vợ hay người tình để có thể ôm ấp. Những con số vừa nêu chỉ là trung bình. Khoảng cách giữa người với người trong giao tiếp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bạn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có phong cách giao tiếp ưa vỗ vai, dí ngón tay vào ngực, nắm tay, vuốt lưng... tóm lại là những tiếp xúc thân thể, thì bạn cũng thừa hưởng xu hướng đó. Một người Puerto Rico trong một giờ nói chuyện sẽ va chạm thân thể với người quen 180 lần, dân Paris chỉ 110 lần, còn dân Anh máu lạnh không hề tiếp xúc lấy một lần. Một người đối thoại có mùi hấp dẫn dễ chịu sẽ thu hút bạn tiến lại gần. Chắc chắn bạn sẽ tránh xa một kẻ khủng bố lỗ mũi bằng mùi bốc ra từ một thân thể hay bộ đồ không hợp vệ sinh cho lắm. Bạn để cho người khác tới gần ở mức độ nào còn phụ thuộc tính khí vốn rất thất thường: Đang buồn rầu, bạn cần người ở bên cạnh khuyên giải, vỗ về. Lúc sợ hãi, bạn tránh xa tất cả những ai mà bạn nghi ngờ. Khi tức giận, bạn lẫn tránh tất cả để đừng ai nhìn thấy điệu bộ, vẻ mặt của bạn. Trừ một số người nhất định, không phải ai cũng có thể tới sát bên bạn để an ủi, vỗ về, bởi vì cơ thể bạn vốn đa nghi. Một cảm giác mạnh và đau đớn, dường như là kết quả tổng hợp của sợ hãi và giận dữ, thì thầm về những nguy hiểm và thôi thúc bạn hoặc bỏ chay hoặc tấn công. Trong trạng thái hoang mang, bạn sẽ lùi lại, đột ngột quay ngoắt và có những cử chỉ khiêu khích, như cau mày giận dữ, khiến người đối thoại đành phải từ bỏ ý định bước tới gần bạn và bỏ đi.

16

Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng nếu mọi người ở những khoảng cách quá xa bạn. Chẳng gì buồn hơn nếu người bạn gái cùng đi dự dạ hội lại chọn một chỗ ở đầu bên kia dãy ghế. Tự nhiên bạn sẽ xoay sở để thu ngắn khoảng cách với mọi người: chuyển chỗ, nhích lại gần, ngả người, chìa tay... Mỗi người trong chúng ta dành ra mộtt phần đời không nhỏ chỉ để xoay quanh những người khác, lúc tiến, khi lùi, chỉ để tìm một khoảng cách hợp lý giữa chúng ta với họ. Chỉ ở khoảng cách tối ưu ấy, mối tương tác giữa người với người mới mang lại hạnh phúc. Nhưng rủi thay, khoảng cách hợp lý ấy không phải là cố định, nên con người phải liên tục tìm kiếm nó. __o0o__

Chương 21:

Ngôn ngữ cơ thể giúp bạn củng cố năng lực lãnh đạo Khi bạn ở vị trí lãnh đạo, ví dụ đeo băng đội trưởng trong một trận đấu bóng đá, công việc và trách nhiệm trở nên nặng nề hơn nhiều. Bạn phải học những cử chỉ, điệu bộ mạnh mẽ và hữu hiệu nếu muốn tỏ ra tự tin và được cả nhóm tin. Nhưng trước tiên cần phải hình dung như thế nào là ngôn ngữ cơ thể của người lãnh đạo. Tất cả họ dường như rất tự tin, cử chỉ điệu bộ tỏ thế thượng phong và thói quen chỉ huy. Khác với những kẻ ưa phục tùng, vốn hay dán mặt xuống đất, họ luôn nhìn thẳng như muốn chế ngự người khác. Rất hiếm khi la lối, nếu không cần thiết - vì biết rằng làm như thế họ chỉ mất chứ không bao giờ tạo ra uy quyền thực sự - nhưng lời nói của họ được mọi người tuân phục. Nhưng trên hết người lãnh đạo phải có khả năng lôi cuốn được những người khác tham gia thực hiện những công việc mà người lãnh đạo đó khởi xướng. Khi thuyết phục mọi người, bạn nên nhìn quanh, đừng bỏ sót bất kỳ ai, điệu bộ phải cởi mở và chân tình như muốn thu hút họ vào vòng tay bạn. Bằng nụ cười thân mật và ánh mắt chào mời, hãy cố gắng lôi cuốn những ai đó có cử chỉ cho thấy họ đang thu mình vào thế giới riêng, tách biệt với tập thể. Nhưng cốt yếu nhất là bạn phải phân biệt được những người muốn nói với tập thể với những người không muốn. Những người muốn phát biểu, tuy lắng nghe nhưng tỏ ra nhấp nhổm như muốn làm gì đó, hơi thở hít vào mạnh, phác một cử chỉ rụt rè gần như là giơ tay. Bạn nên ra dấu đã ghi nhận được những tín hiệu, bằng cách gật đầu nhẹ và chớp mắt và nhường lời cho họ vào một thời điểm thích hợp gần nhất. Nếu ai đó lảng tránh ánh mắt của bạn, thì bạn nên có điệu bộ như muốn nói rằng: " Đừng ngại, tôi chờ nghe anh". Một người lãnh đạo phải biết nhận ra những người có quan điểm khác hay chống đối với mình và biết cách thu phục họ. Nếu như ai đó khoanh tay trước ngực một cách lãnh đạm hay tỏ ra bực tức, thâm chí la hét? Cứ để cho họ thoả ý thích. Bằng điệu bộ và cử chỉ, bạn vẫn phải chứng tỏ mình là một người lãnh đạo tự tin, bất chấp mọi thái độ thù địch. Thực tế cho thấy trong những tình huống như vậy phần thắng luôn thuộc về những người lãnh đạo biết dùng ngôn ngữ cơ thể của mình để trấn áp và thuyết phục. Những bài thuyết giảng dài dòng thường không đem lại kết quả mà ngược lại chỉ làm mất thì giờ hay khiến cho sự việc thêm rắc rối do hai bên hiểu nhầm cách diễn đạt của nhau. Làm cách nào để bạn tự nhận biết mình có phải là một người lãnh đạo thành công hay không? Nếu những người trong nhóm lảng tránh ánh mắt của bạn, quay người đi khi gặp bạn hay tỏ ra bồn chồn khi nói chuyện với bạn, thì chắc chắc bạn chưa được mọi người ủng hộ. Bạn sẽ chỉ thư thả khi nào bạn thấy được ánh mắt thẳng thắn, ấm áp, những cái gật đầu đồng tình dứt khoát của mọi người đối với bạn. __o0o__

17

Chương 22:

Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi Như bất kỳ một cỗ máy nào, cơ thể bạn không thể làm việc bất tận. Để máy tính cá nhân của bạn có thể tiếp nhận và xử lý tốt những dữ liệu được nhồi nhét vào, thỉnh thoảng bạn vẫn phải tắt máy nghỉ 5-10 phút. Một thư viện thường có những ngày nghỉ định kỳ để sắp xếp, tu bổ kho sách. Tương tự, bộ não cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để tổng hợp những gì đã thu nhận được từ cuộc sống. Với mục đích đó, cơ thể bạn sẽ thỉnh thoảng tự động tạm ngưng quá trình nhận thức thế giới bên ngoài. Trong khi đang chăm chú với công việc, có lúc bạn chợt nhận thấy đầu óc mình nghĩ vẩn vơ, mắt nhìn vô định. Đó là lúc cơ thể bạn tự động nghỉ ngơi dù chỉ vài giây. Có những lúc bạn cần được nghỉ ngơi lâu hơn, tách biệt khỏi những kích thích, những tác động từ môi trường xung quanh. Cách nghỉ ngơi tốt nhất, căn bản nhất là ngủ. Trong giấc ngủ dài, toàn bộ các giác quan gần như ngưng hoạt động, cơ thể bất động giúp bồi bổ khả năng làm việc. Thế nhưng, nếu bạn chưa mệt mỏi tới mức phải ngủ để phục hồi, ví dụ khi cảm thấy đầu óc bắt đầu mỏi mệt hay khi bạn muốn tập trung suy nghĩ để giải quyết một bài toán chẳng hạn, thì bạn nên thư giãn trong yên lặng cách biệt với mọi người. Cơ thể có cơ chế tự động bảo vệ bằng cách tránh né hay che chắn nhằm giảm thiểu những kích thích từ bên ngoài gây cảm giác khó chịu. Nhìn thấy cảnh chướng mắt, tự động bạn sẽ quay mặt đi. Bạn sẽ tự nhiên bị lãng tai nếu phải nghe một diễn giả tồi lải nhải hàng giờ đồng hồ chưa thôi, mặc dù có khi tình thế bắt buộc bạn vẫn phải ngồi nghiêm chỉnh ra vẻ chăm chú. Nếu sự tránh né và che chắn không đủ sức giúp bạn, thì cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu bên trong mạnh mẽ hơn, như đau lưng, cứng hàm, nhức hốc mắt hay ruột gan cồn cào thôi thúc bạn kiếm chỗ yên tĩnh nghỉ ngơi. Tuy bạn không cố ý, nhưng toàn bộ điệu bộ cử chỉ của bạn lúc này hàm ý yêu cầu mọi người tránh xa bạn. Trước tiên, bạn tìm cách rút khỏi những cuộc tiếp xúc, trở nên lặng lẽ và tiết kiệm mọi điệu bộ. Khuôn mặt vô cảm, mí mắt sụp xuống, giọng nói bải hoải và đều đều buồn ngủ. Câu chuyện trở nên rời rạc, vì bạn đột nhiên im lặng hồi lâu giữa những câu nói. Ánh mắt lơ đãng nhìn vào chốn hư vô. Nếu những tín hiệu yêu cầu mọi người tránh xa này không có hiệu lực (vì bạn đang ở chỗ đông người, như sở làm, trên xe bus hay tàu điện ngầm...) thì cơ thể sẽ phản ứng dữ dội hơn. Các cử động sẽ trở nên lóng ngóng thiếu chính xác, mặt mày cau có, hàm nghiến chặt và nhô ra phía trước, giọng nói gay gắt, điệu bộ thô lỗ. Vẻ bên ngoài của bạn giờ đây trông hằn học, thù địch, chỉ cốt xua đuổi bất kỳ ai muốn lại gần. Hãy chú ý đến những tín hiệu này vì chúng báo cho ta biết cơ thể đã làm việc quá sức, cần được nghỉ ngơi. Dù cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa, lý trí của bạn hầu như không thể kiểm soát được những tín hiệu vô ý thức nói trên. Theo bản năng, cơ thể của bạn sẽ làm đủ mọi cách để bạn được nghỉ ngơi. Vậy bạn nên kiếm một căn phòng tĩnh lặng với một cuốn sách thú vị hay những bộ phim hài vui vẻ. Nên nhớ rằng quan hệ của bạn với mọi người sẽ êm thấm nếu bạn được nghỉ ngơi thích đáng. __o0o__

Chương 23:

Rũ bỏ quán tính để suy nghĩ sáng tạo hơn Đôi lúc bạn thấy mình dường như sa lầy trong những suy nghĩ sáo mòn, những lề thói cũ quen

18

thuộc, cố dứt ra mà không nổi. Thay vì lựa chọn và chấp nhận vô số ý tưởng mới mẻ nảy sinh trong đầu, bạn lại đắn đó lưỡng lựu rồi gạt bỏ chúng. Rốt cuộc, mọi khao khát sáng tạo đều không thành hiện thực, bạn vẫn chìm trong vũng bùn không nhấc chân lên nổi. Ngoài những liệu pháp tâm lý rất hiệu dụng, bạn có thể thử xem ngôn ngữ cơ thể có thể giúp gạt bỏ tính nói trên hay không. Nên nhớ rằng có những điệu bộ và cử chỉ giống nhau ở nhóm người sáng tạo và nhóm người bảo thủ. Trong trạng thái hưng phấn, sáng tạo, người ta thường khoa chân múa tay; cử chỉ và điệu bộ thường rộng rãi, phóng khoáng và choán chỗ; mắt lưới bao quát như muốn thu nhận vạn vật quanh mình. Vẻ mặt sung sướng và mãn nguyện vì khả năng sáng tạo của bản thân. Ngược lại, những người đang lúng túng với những quán tính cũ lại có những khuôn mẫu ngôn ngữ cơ thể hoàn toàn khác: Dáng điệu cứng nhắc, cử động lóng ngóng, nặng nề, nhìn chăm bằm vào một điểm phía trước như đang ráng sức giải quyết một vấn đề nào đấy. Hành động lưỡng lự, thiếu tự tin, ra vẻ muốn phác một cử chỉ nhưng ngưng lại, lắc đầu và rơi vào trạng thái im lặng. Vẻ mặt căng thẳng, khó chịu vì luôn cảm thấy không được toại nguyện. Để vượt qua trạng thái này, bạn nên thử thay đổi để tìm ra những gì khiến bạn cảm thấy thoải mái, tự do, không bị gò bó. Trước tiên hãy thử thay đổi môi trường: chuyển sang một căn phòng khác hoặc một khoảng không rộng lớn hơn, tìm một công việc ngoài trời thay vì mài đũng quần trong văn phòng... Bật nhạc hay tắt nhạc, tùy thích. Nếu không vừa ý chiếc ghế mềm, thấp, thì kiếm cái cứng và cao hơn. Tha hồ lựa chọn giấy cỡ to hay nhỏ, bàn rộng hay hẹp, viết một màu hay nhiều màu, miễn là phải có sự thay đổi. Nằm, ngồi, đứng hay cuốc bộ lòng vòng? Gì cũng được. Thay vì ráng sức một cách tuyệt vọng để giải quyết công việc, bạn hãy ngắm nhìn khoảng trời xanh qua ô cửa sổ, ngước mắt nhìn lên trần nhà, hay thậm chí leo vài ba tầng lầu để nhìn phong cảnh từ trên cao. Thủa nhỏ, khi giải tranh đố vui, bạn cũng biết chiều cố định, thì dù cố gắng mấy cũng chẳng nhìn ra hình gì cả, vì mắt mờ đi trước những đường nét rối loạn. Nhưng hễ xoay bức tranh đi một chút đã có thể tìm ra lời giải. Nói tóm lại, cách làm tùy ý, miễn sao cảm thấy thoải mái, thấy mình tự do hơn, không bị ràng buộc vào những gì quá quen thuộc. Sớm hay muộn bạn cũng sẽ trở nên sáng tạo hơn, bởi vì khi giải phóng cơ thể khỏi những cử chỉ điệu bộ nhàm chán, đồng thời bạn cũng tiếp một sinh khí mới cho đầu óc mình. __o0o__

Chương 24:

Chống lại stress Stress là một hình thức phản ứng của cơ thể đối với những áp lực nặng nề và kéo dài tác động từ bên ngoài. Stress ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Một công nhân lao động nặng ở nhiệt độ 380C hay phải hoàn thành một khối lượng công việc vượt quá sức với thời hạn ngặt ngoèo trong vài tuần lễ liền sẽ có dấu hiệu stress. Đáng chú ý là stress xuất hiện ngay cả khi người ta chẳng có việc gì để làm, ví dụ khi thất nghiệp. Vậy điều gì xảy ra khi bạn bị stress? Khi áp lực từ bên ngoài tác động lên cơ thể thì các tuyến nội tiết sẽ đổ vào máu những hợp chất có tác dụng kích thích các cơ quan khác tăng cường hoạt động chống đỡ. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và hàm lượng nội tiết tố ngày càng tăng tỷ lệ thuận với cường độ áp lực ngoại cảnh, thì toàn bộ cơ thể sẽ hoạt động giống như chiếc xe gắn máy thường xuyên bị ép ga. Cơ thể sẽ mau chóng rệu rã hệt như chiếc xe kia vậy. Các chức năng sinh lý bị đảo lộn và thường là suy giảm. Tính tình thay đổi làm cho bạn dễ cáu gắt, buồn bã, lo âu. Hệ miễn nhiễm suy yếu khiến bạn dễ mắc bệnh như cúm, dị ứng, các bệnh ngoài da...

19

Để đối phó với stress, người ta sử dụng những biện pháp cấp thời và những biện pháp phòng chống dài hạn. Để trị tận gốc, dĩ nhiên phải tìm cách loại bỏ những áp lực nặng nề tác động lên cơ thể. Ví dụ, khi giữa hai vợ chồng có những vấn đề rắc rối nảy sinh, nên sớm nhờ các chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình giúp đỡ giải quyết. Nếu công vịêc làm bạn chán nản, thì nên tìm kiếm một công việc khác. Mặc dù không phải một sớm một chiều có thể triệt tiêu được những áp lực bên ngoài, nhưng nếu càng để lâu thì nguy cơ nhiễm stress càng lớn. Để hỗ trợ cơ thể, phải tăng cường dinh dưỡng bằng một thực đơn có hàm lượng calo cao nhưng ít chất béo, muối và đường. Ngoài ra, cơ thể cần vận động vừa sức (như tập thể dục), được nghỉ ngơi thích đáng. Đặc biệt các quan hệ gia đình, bè bạn, đồng nghiệp... ôn hoà sẽ giúp cơ thể hồi phục, tăng cường khả năng chống lại stress. Bạn cũng nên làm quen với những biện pháp cấp thời làm giảmnhẹ stress, mặc dù chúng không thể chữa tận gốc. Ví dụ, để hoàn thành gấp một bản thiết kế, bạn phải cặm cụi thâu đêm bên giá vẽ, tới sáng, toàn thân mỏi mệt, căng thẳng, dạ dày co thắt liên tục. Xin bạn hãy hít vào thật sâu và thở ra từ tốn, đồng thời thả lỏng toàn bộ các cơ và đếm từ 1 tới 10. Lặp lại cho tới khi bạn thấy tay chân không còn co quắp nữa. Tuy là biện pháp cấp thời, nhưng nếu mỗi ngày bạn áp dụng chúng thì cơ thể bạn sẽ thoải mái hoơn, làm việc có hiệu quả hơn. __o0o__

Chương 25:

Làm thế nào để có được sự tự tin Trong ngôn ngữ cơ thể, tự tin là những biểu hiện mà qua đó con người muốn tái khẳng định năng lực hoàn thành một công việc đã đượ dự định trước. Ngược lại, nếu một người không tự tin thì có nghĩa là anh ta chưa đủ năng lực để hành động. Cơ thể không những bộc lộ sự tự tin để người ngoài thấy được, mà còn phát ra những tín hiệu nội tại mà chỉ bản thân mới cảm nhận được. Khi bạn do dự, các tín hiệu của cơ thể bạn cũng tương tự như khi bạn ngờ vực và sợ hãi, bởi vì trong cả hai trường hợp bạn đều không tin vào khả năng của chính mình và lo lắng về điều đó. Cử chỉ của bạn rất lóng ngóng và trông bạn có vẻ như bị mất thăng bằng trong khi đi đứng, thậm chí ngay cả khi ngồi. Bạn thường tỏ ra ngập ngừng và nói lắp bắp, ruột gan rối bời, miệng khô. Gần đây, các nhà tâm lý học thể thao Mỹ đã nêu ra phương pháp huấn luyện các vận động viên học các tự kỷ ám thị để đạt được sự tư tin. Phương pháp này đem lại kết quả rất khả quan với điều kiện người vận động viên phải thực sự có khả năng. Nếu như trời phú cho bạn năng khiếu và bạn luôn miệt mài tập luyện, thì phương pháp này sẽ kích thích lòng tự tin của bạn. Theo phương pháp này, bạn cần phải chọn một dịp nào đó mà bạn đã từng tỏ ra rất tự tin và nhớ lại xem cơ thể của mình lúc đó ra sao. Thông thường, khi con người tự tin vào chính mình, thì thân thể giữ được sự cân bằng ttrong khi đi, đứng và ngồi. Nếu đứng, thì gối hơi chùng, khi ngồi vị trí rất ngay ngắn (không ngồi ghé bên mép ghế). Lưng bao gìơ cũng thẳng, không cong vẹo và cũng không lắc lư. Toàn thân thả lỏng, vai xuôi, đầu ngẩng, miệng hơi mỉm cười. Bạn hãy đưa cơ thể mình vào trạng thái như vừa mô tả, tức là cân bằng, cân đối và không gò bó. Đồng thời, cố nhớ lại những cảm giác bạn đã từng trải qua khi bạn tỏ ra tự tin - những cảm giác khi bạn đứng trên bục danh dự để nhận huy chương vàng vô địch Thế Vận Hội Olympic chằng hạn. Ráng kiên nhẫn để cơ thể có thời gian nhập thần. Và bạn sẽ ngạc nhiên biết bao khi nhận thấy toàn bộ thân thể bạn tràn trề sinh lực, bạn như chìm trong cơn lũ hưng phấn. Sự tự tin và qủa quyết đã đến với bạn.

20

Related Documents

Bi An Ngon Ngu Co The
November 2019 4
De Tre Em Co Giac Ngu Ngon
December 2019 7
002 Ngon Ngu Html
June 2020 4
Ngon Ngu Html
April 2020 3
02 Ngon Ngu Sql
May 2020 5
Ngon Ngu Hinh Thuc
July 2020 2