Bc3a0i-te1baadp1.doc

  • Uploaded by: Dao Phuc Lam
  • 0
  • 0
  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bc3a0i-te1baadp1.doc as PDF for free.

More details

  • Words: 4,352
  • Pages: 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN 1.1. Bối cảnh - Cơ hội đầu tư: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đi kèm với nhu cầu ổn định và phát triển cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển của Việt Nam trong những năm tới đây chủ yếu tập trung vào đầu tư, xây dựng đô thị, mở rộng đô thị, cải tạo xây dựng các khu trung tâm thị trấn, trung tâm xã, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu chức năng tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội chiếm tỷ lệ 45 – 50% cơ cấu vốn đầu tư do đó đã tạo nên những nhu cầu cấp thiết cho việc sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng. - Hiện nay trên thị trường Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất gạch vấn sử dụng các công nghệ và dây chuyền sản xuất gạch nung với quy mô và công suất tương đối lớn. Tuy nhiên việc khai thác và sản xuất gạch nung với số lượng lớn đã trở thành một vấn đề bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên, khoáng sản và môi trường trong nước. Do vây, việc chuyển đổi công nghệ sản xuất sang sử dụng gạch block bê tông nhẹ thay cho gạch nung đã trở thành một yêu cầu thiết yếu nhằm giảm thiểu tối đa những tác động đến môi trường do ngành sản xuất gạch gây nên. - Thêm vào đó, tại nhiều nước phát triển trên thế giới, loại gạch này đã được đưa vào áp dụng và sản xuất từ lâu và đã cho thấy tính hiệu quả, năng suất cao. Gạch bê tông nhẹ được chế tạo từ nguyên liệu chính là xi măng và cát, do đó việc áp dụng sản xuất loại gạch này sẽ giảm thiểu tối đa được việc khai thác đât tràn lan cho gạch nung trước đây. Ngoài ra gạch bê tông nhẹ còn có thể đáp ứng yêu cầu kĩ thuật cho các công trình đòi hỏi loại gạch nhẹ nhưng vẫn giữ được cường độ cần thiết để đảm bảo chất lượng xây lắp công trình. - Viện vật liệu xây dựng và Vụ khoa học công nghệ đề xuất lên Bộ xây dựng để phê duyệt quyết định về Tiêu chuẩn xây dựng “Block bê tông nhẹ - yêu cầu kĩ thuật”. Theo đó, tiến hành sản xuất thử nghiệm và tiến tới áp dụng gạch Block bê tông nhẹ cho các tất cả công trình xây dựng đê thay thế dần gạch nung. Mới đây, Thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định dựa trên đề nghị của Bộ xây dựng về Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2010. - Từ các cơ hội trên cho thấy việc đầu tư dự án xây dựng và sản xuất gạch Block bê tông nhẹ là rất cần thiết và khả thi, một mặt để tạo ra sản phẩm gạch có chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường, mặt khác, do bối cảnh hiện tại trong nước hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp tiến hành áp dụng sản xuất công nghệ mới này, vì vậy dự án đầu tư sản xuất loại hình sản phẩm mới này có tính khả thi cao. 1.2. Căn cứ pháp lý : - Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.

1

- Căn cứ Thông tư số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC, ngày 28/11/2000 của liên bộ Khoa Học - Công Nghệ - Môi Trường và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/199/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ. - Căn cứ Quyết định số 15/2004/QĐ-BXD ngày 10/06/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 316: 2004 “Blôc bê tông nhẹ - Yêu cầu kĩ thuật”. - Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2010. 1.3. Mô tả tổng quan dự án: Dựa vào những điều kiện thuận lợi nêu trên, chúng tôi quyết định đầu tư dự án: - Tên dự án:Dự án sản xuất gạch nhẹ không nung - Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới. - Địa điểm thực hiện: - Diện tích mặt bằng 10.000 m2 - Thời gian thực hiện: Quý I năm 2011 - Chủ đầu tư: - Công suất hoạt động: 4 triệu viên/ năm - Tổng vốn đầu tư: 20.000.000.000 đồng trong đó + Vốn chủ sở hữu: 5.000.000.000 đồng + Vốn đi vay: 15.000.000.000 đồng - Thời gian hoàn vốn: 36 tháng - Lợi ích kinh tế xã hội: Đầu tư xây dựng dự án ngoài việc đóng góp cho ngân sách nhà nước còn có những lợi ích kinh tế xã hội như sau: + Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá của thành phố . + Giải quyết Việc làm cho lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã hội. + Góp phần giảm thiểu vấn đề cạn kiệt tài nguyên môi trường, chuyển đổi cơ cấu và phát triển đa dạng hoá ngành nghề sản xuất. + Góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG – SẢN PHẨM 2.1. Thị trường: 2.1.1. Thị trường tiêu thụ gạch bê tông xốp hiện nay tại Việt Nam::

2

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển, mức sống nhân dân ngày một gia tăng. Tốc độ đô thị hoá tại các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh và các vùng lân cận rất nhanh, vì vậy nhu cầu xây dựng nhà ở, chung cư, văn phòng cũng như khu công nghiệp cũng tăng theo điều đó đã tác động đến mức cung cầu trên thị trường đối với mặt hàng vật liệu. Trong đó gạch xây là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình kiến trúc. Theo số liệu thống kê cho thấy tình hình tiêu thụ gạch không nung trong nước trong các năm qua như sau: ĐVT: triệu viên

Vùng kinh tế Vùng trung du và miền núi phía Bắc Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng Tây Nguyên Vùng Đông Nam bộ Vùng đồng bằng sông Cửu Long Tổng cộng cả nước

2010 300 – 340 810 – 900 90 – 110 400 – 450 250 – 300 2,500 – 2,900

2.1.2. Dự báo thị trường tiêu thụ trong tương lai: Hàng năm nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nhu cầu về sản lượng gạch bê tông nhẹ theo đó cũng sẽ gia tăng với tốc độ đáng kể để có thể dần thay thế gạch nung. Căn cứ quy định của Chính phủ, đến năm 2010, các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn, đây chính là cơ hội để vật liệu không nung phát triển. Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ gạch không nung nói riêng và gạch nói chung ở Việt Nam từ 2010 - 2020 như sau: Bảng 2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch 2010 – 2020 Năm Gạch không nung Gạch Tỉ lệ

2010 2,190 25,000 8,76%

ĐVT: triệu viên 2015 2020 7,128 13,920 32,000 40,000 22,275% 34,8%

Bảng 3. Nhu cầu công suất vật liệu xây không nung ĐVT: triệu viên

Vùng kinh tế Vùng trung du và miền núi phía Bắc Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng Tây Nguyên Vùng Đông Nam bộ Vùng đồng bằng sông Cửu Long Tổng cộng cả nước

2010 300 – 340 810 – 900 90 – 110 400 – 450 250 – 300 2,500 – 2,900

2015 760 – 880 2,130 – 2,630 260 – 330 1,250 – 1,500 1,300 – 1,600 7,100 – 8,800

2020 1,500 – 2,000 4,000 – 5,300 600 – 900 2,500 – 3,100 2,300 – 3,200 13,900 – 18,600

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 567/2010/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm 20 – 25% và năm 2020 là 30% - 40% tổng 3

số vật liệu xây trong nước, trong khi tổng sản lượng vật liệu không nung của cả nước mới chi dừng lại ở con số 1,599 tỷ viên, trong đó gạch bê tông từ xi măng – đá mạt chiếm ti lệ 7580%, đá chẻ ti lệ 16-18%. Sản phẩm gạch nhẹ không đáng kể chi chiếm ti lệ 1-2%. 2.1.3. Khả năng cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tiến hành đầu tư và áp dụng các dây chuyền sản xuất gạch không nung là không nhiều. Trong số các doanh nghiệp đã triển khai tiếp cận với loại hình công nghệ mới này, chi có một vài doanh nghiệp tiến hành đầu tư với quy mô lớn và lâu dài, đa số các doanh nghiệp còn lại mới đưa vào vận hành, sản suất thử nghiệm với số lượng tương đối thấp. Lí do một phần bởi đây là công nghệ mới, chưa có doanh nghiệp đi đầu nào thành công trong việc đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất ổn định, cho được năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó, các chủ đầu tư công trình xây dựng cũng chưa nắm bắt, tiếp cận thông tin cần thiết để có thể đưa gạch không nung vào thí điểm các công trình có tầm cỡ, quy mô phù hợp để nhận ra được tính ưu việt cũng như lợi ích kinh tế của loại gạch này so với gạch nung thông thường. Bảng 4. Dự kiến số dây chuyền sản xuất cần phát triển thêm ĐVT: dây chuyền

Dây chuyền Gạch nhẹ không nung

2010 5–8

2015 10 – 13

2020 15 – 20

Do vậy, với vai trò như một trong những doanh nghiệp đi đầu, việc đưa vào áp dụng thử nghiệm, sản xuất gạch không nung tại thị trường mới tiềm tàng, môi trường cạnh tranh thấp như Việt Nam cho thấy doanh thu cũng như lợi ích tương đối lớn. 2.2. Sản phẩm - Dịch vụ của dự án: 2.2.1. Thiết kế sản phẩm: Sản phẩm đặc trưng của dự án là gạch và tấm bê tông nhẹ. Đây là 2 sản phẩm mang tính ưu việt và rất cần thiết cho các công trình xây dựng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2.2. Các chiến lược: a. Chiến lược sản phẩm - Tại thời điểm ban đầu, dự án sẽ tập trung sản xuất những sảm phẩm đơn giản như gạch bê tông và tấm bê tông nhẹ để chiếm lĩnh tối đa thị phần. Thêm vào đó, công ty cũng sẽ đưa ra những mẫu gạch thích hợp, đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như: gạch bê tông bọt có cường độ, kích thước khác nhau để phục vụ cho những công trình có mục đích khác nhau; tấm bê tông có nhiều kích cỡ lớn bé, dày mỏng khác nhau để có thể đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của công trình. - Dự án không chi dừng lại ở việc đưa ra sản phẩm gạch đơn thuần. Công ty cũng sẽ đưa vào sản xuất gạch với nhiều mẫu mã khác nhau để có thể đáp ứng tối đa về chất lượng cũng như hình dáng bề mặt của công trình. Ngoài việc sản xuất gạch và tấm bê tông, công ty cũng rất năng động trong việc đáp ứng cả những nhu cầu xây dựng có quy mô nhỏ lẻ như việc phun tấm bê tông bọt cách âm, cách nhiệt trực tiếp tại các công trình thi công. 4

b. Chiến lược giá: - Qua kinh nghiệm thực tiễn nên ngay từ đầu doanh nghiệp đã có chiến lược chủ động chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ngay từ khâu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách giá cả linh hoạt đối với từng loại khách hàng, từng khu vực thị trường, từng thời điểm... - Hiện nay trên thị trường Việt Nam, giá gạch block bê tông nhẹ giữ ở mức ổn định xấp xi 1,1 triệu/m3. Do có công nghệ sản xuất mới và được sự hỗ trợ của nhà nước về thuế nhập khẩu, doanh nghiệp và được ưu đãi về lãi suất vay vốn ngân hàng, công ty dự kiến sẽ đưa giá thành thành sản thấp hơn thị trường nhưng chất lượng của sản phẩm rất cao. Giá bán dự kiến tại Doanh nghiệp là: 1 triệu/m3 gạch bê tông xốp. Với mức giá trên thì doanh nghiệp rất có lợi thế cạnh tranh về giá cả . c. Chiến lược phân phối: Chúng tôi có 2 hình thức phân phối, trong đó phân phối gián tiếp là chính + Phân phối gián tiếp: bán cho các nhà buôn lẻ, buôn si… + Phân phối trực tiếp: bán trực tiếp cho người có nhu cầu nhu xây với 2 cách khách hàng lại doanh nghiệp lấy hàng hoặc doanh nghiệp vận chuyển đến nơi theo yêu cầu nhưng mức trên lệch rất ít d. Chiến lược khuyến mãi: - Khuyến mãi thêm một số gạch khi khách hàng mua với số lượng lớn (50.000 viên trở lên). - Vào dịp tiết nguyên đán chúng tôi có quà tặng cho khách hàng quen như : áo, mũ, lịch … 2.3. Nguồn nguyên liệu: - Cát và xi măng sẽ kí hợp đồng với nhà phân phối trực tiếp tại Tp. HCM - Bọt được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc. 2.4. Ước lượng doanh số, doanh thu: 2.4.1. Hoạch định năng lực cung ứng nhu cầu của dự án: Bảng 5. Công suất ĐVT: viên Các yếu tố A.Công suất dự kiến Số lượng

2011 (15m3/h) 80%

Năm hoạt động 2012 2013 2014 (16.5m3/h) (18m3/h) (18m3/h) 90% 100% 100%

2015 (18m3/h) 100%

2016 (18m3/h) 100%

5.250.000

5.775.000

6.300.000

6.300.000

6.300.000

6.300.000

5

viên gạch CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1 Nghiên cứu kỹ thuật: 3.1.1. Công suất thiết kế: - Theo sản phẩm: 6.300.000 viên/ năm + Số ngày hoạt động trong năm: 300 ngày + Số ca hoạt động : 2 ca/ ngày + Số giờ hoạt động : 7giờ/ ca + Số viên : 21.000 viên/ ngày + Quy đổi công suất tối đa: 75.600m3/năm 3.1.2. Công nghệ và trang thiết bị: Nguồn cungYêu cấp câu nguyên liệu bị máy móc Bảng 3.1. về thiết

ĐVT: đồng Số Máy trộn STT Tên thiết bị Đơn vị lượng Dây chuyền sản xuất bê tông 1 nhẹ Bộ 1 2 Mặt bằng 10.000 PhunM2 bọt 3 Chi phí xây dựng M2 3000 4 Trạm biến áp 550 KVA Cái 1 5 Xe nâng Cái 3 Xử lý tự động 6 Máy bơm nước – 20 m3/giờ Bộ 1 7 Máy xúc lật Chiếc 1 8 TỔNG CỘNG Đổ hỗn hợp vào

Đơn giá 8.200.000.000 877.800 500.000 150.000.000 250.000.000 15.000.000 300.000.000

Thành tiền 8.200.000.000 8.778.000.000 1.500.000.000 150.000.000 750.000.000 15.000.000 300.000.000 19.423.000.000

khuôn

3.1.3. Quá trình sản xuất: a. Sơ đồ

Lưu khuôn (Chờ khô 4-8h)

Tháo khuôn

Máy cắt 6 Thành phẩm

b. Thuyết minh: - Nguồn nguyên liệu được cung cấp, vận chuyển đến kho chứa nguyên liệu, từ kho chứa nguyên liệu được đưa vào máy trộn tại đây được công nhân cấp liệu theo định mức. - Sau khi hỗn hợp xi măng, cát và chất tạo bọt được trộn đều sẽ được phun vào khuôn. Sau khoảng 4-8h sẽ được dỡ khuôn và chuyển đến máy cắt, máy cắt sẽ tự động cắt gạch theo kích thước đinh hình. - Sau khi đã cắt gạch theo kích thước định hình, khối gạch sẽ được bọc ni lông, đai theo khôi và chuyển ra sân phơi thành phẩm. 3.1.4. Địa Điểm ............................

Nhà Xưởng

Địa điểm xây dựng 10.000 m2

Nhà Xưởng

Đường nội bộ 7

Địa điểm thực hiện dự án tai: ................., do chủ đầu tư thuê với diện tích là 10.000 m2, thuận lợi về giao thông. Với diện tích này đảm bảo cho sản xuất qui mô 4 triệu viên gạch/năm. 3.1.5. Qui Mô Xây Dựng Và Các Hạng Mục Công Trình: Đầu tư cơ sở hạ tầng (qui mô sản xuất 3.7 triệu viên gạch/năm) Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng ĐVT: triệu đồng

STT 1 2 3 4

Các hạng mục công trình Sân phơi Nhà xưởng Hệ thống điện Hệ thống cấp nước Tổng cộng

Đơn vị m2 m2 Bộ Bộ

Số Đơn giá Thành tiền lượng 5.000 0,1 500 3.000 0.5 1500 150 15 2165

3.1.6. Nhu Cầu Nguyên Nhiên Liệu: - Cát sạch nước ngọt dùng cho xây tô (nhỏ hơn 1 mm). - Xi măng. - Phụ gia nhiệt đới hóa. - Nước, ngọt, sạch, pH = 7 ± 1. - Chất tạo bọt. a. Dự trù nguyên liệu: Đơn giá dự kiến: 1 Kg Xi măng = 1.200 đồng Bảng 3.3. Chiết tính nhu cầu nguyên liệu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nhu cầu Xi măng(đơn vị Kg) 22.680.000 24.948.000 27.216.000 27.216.000 27.216.000 27.216.000

b. Dự trù nhiên liệu: + Đơn giá dự kiến: 1 kg cát = 180 đồng Bảng 3.4. Chiết tính nhu cầu nhiên liệu 8

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nhu cầu cát (đơn vị kg) 22.680.000 24.948.000 27.216.000 27.216.000 27.216.000 27.216.000

c. Dự trù điện năng sử dụng: + Định mức tiêu hao: điện chạy máy và thắp sáng 20 Kw/1000 sản phẩm + Đơn giá dự kiến: 1 Kw điện = 1.500 đồng (bao gồm thuế GTGT) Bảng 3.5. Chiết tính nhu cầu điện năng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nhu cầu điện (đơn vị Kw) 105.000 115.500 126.000 126.000 126.000 126.000

3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh: 3.2.1. Sơ đồ tổ chức: Chủ doanh nghiệp

Kế toán

Kỹ thuật viên

Xưởng sản xuất

Bộ phận cấp liệu

Bộ phận xử lý thành phẩm

3.2.2. Tiền lương dự kiến bình quân cho năm đầu: Bảng 3.6. Tiền lương dự kiến ĐVT: triệu đồng

STT Tiêu chí A Bộ phận gián tiếp 1 Trạm trưởng

Số lượng Trình độ 10 1 Cao đẳng/Đại học

Lương/ năm 516 120 9

2 3 4 5 6 B

Kỹ thuật Kế toán Nhân viên bán hàng Công nhân vệ sinh Bảo vệ Bộ phận trực tiếp

2 1 3 1 2 30

Cao đẳng Trung học Trung học Biết chữ Biết chữ CNKT

120 60 108 36 72 1800 2316

Tổng cộng

CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH – KINH TẾ XÃ HỘI 4.1. Quy hoạch nguồn vốn: 4.1.1. Các khoản đầu tư ban đầu Công nghệ và trang thiết bị: Dây chuyền trạm trộn tự động 30 m3/h Công suất sản xuất dự kiến : 15 m3/h + Số ngày hoạt động trong năm : 300 ngày + Số ca hoạt động : 2 ca/ ngày + Số giờ hoạt động : 7giờ/ ca + Số lượng thành phẩm : 105 m3/ ca + Công suất tối đa : 75.600m3/năm * Định mức chi phí NVL cho 1 m3 khối gạch STT 1 2 3 4

Nguyên Liệu Xi măng (kg) Cát (kg) Nước (lit) Phụ gia (kg)

Định mức tiêu hao 360 360 180 0.3

ĐƠN GIÁ (VNĐ) 1200 120 8.5 100.000

Bảng 4.1. Các khoản đầu tư ĐVT: triệu đồng STT A 1 2 3 4 5 6 7

Vốn đầu tư của dự án Vốn cố định Dây chuyền sản xuất bê tông nhẹ Mặt bằng Chi phí xây dựng Trạm biến áp 550 KVA Xe nâng Máy bơm nước – 20 m3/giờ Máy xúc lật

Nhu cầu

Ghi chú 19.423 8.200 8.778 1.500 150 750 15 300

4.1.2. Nguồn vốn đầu tư: Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng trung dài hạn để thực hiện đầu tư. 10

Tổng nguồn vốn 20.000.000.000 đồng trong đó: - Vốn tự có: 5.000.000.000 đồng chiếm 25% tổng nguồn vốn. - Vốn vay: 15.000.000.000 đồng chiếm 75% tổng nguồn vốn. 4.1.3. Lịch trả nợ vay và lãi vay: - Tổng số vốn vay: 15.000.000.000 đồng. - Thời gian xin vay : 6 năm. - Lãi suất vay với mức đầu tư ưu đãi 10%/ năm - Đề nghị trả lãi vay theo năm ( theo phương pháp cố định). - Thời gian trả lãi và vốn vay: trả làm 6 lần và trả dứt điểm vào cuối năm 6 4.2. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư: Hãy bằng các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, hãy cho biết dự án có nên được thực hiện không? Tại sao? Biết thêm thông tin bổ sung: 1. Đơn vị sử dụng là m3 - kích thước viên gạch là 0.1 x 0.2 x 0.6 (m ) = 0.012m3/viên ( 1m3 = 83viên ) - giá bán tính theo m3, mỗi m3 = 1.000.000 đồng 2. Tiền thuê đất = 8tỷ thanh toán làm 4 đợt ( đợt 1 ngay khi ký hợp đồng = 40% giá trị, thành tiền = 3.2tỷ, 60% còn lại chia làm 3 lần mỗi lần 20% cách nhau 10 tháng ).hiện tại hợp đồng đã ký ! thời gian thuê là 49 năm. 3. Tuổi thọ của dự án dự tính là 15 năm, sau đó có thể chuyển đổi sang loại vật liệu khác. 4. Thời gian sản xuất cho đến khi xuất kho = 15 ngày. 5.Vật liệu đầu vào gối đầu trong vòng 30 ngày. 6.Doanh nghiệp chủ động sản xuất đại trà để bán, giao hàng tại chân công trình, hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng ( đa số là theo đơn đặt hàng do thị trường hiện nay đang rất cần ) - thanh toán theo hình thức, ký HĐ tạm ứng 40 % giá trị, còn lại thanh toán khi giao hàng, 60% này cho nợ gối đầu trong 30 ngày đối với khách hàng lớn, mua lẻ thì thanh toán ngay. 7. phần doanh thu tạm tính như sau : - Giá bán cho 1m3 thành phẩm = 1.000.000 đồng, năm đầu tiên công suất = 80% ~ 63.000m3. - Năm thứ 2 nâng công suất lên 90% = 16.5m3/h ~ 69.300m3 - Từ năm thứ 3 chạy 100% công suất = 18m3/h.~ 75.600m3

11

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Trong tình hình Việt Nam gia nhập các công ước về môi trường quốc tế cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như khu vực Miền Nam nói riêng. Công nghệ sản xuất gạch block bê tông nhẹ đảm bảo các yêu cầu về môi trường, lượng khí thải rất nhỏ, không gây hại cho môi trường cũng như đảm bảo tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong xây dựng. Công nghệ này cũng là xu thế tất yếu trên thế giới khi mà các nước phát triển hơn đã áp dụng gạch block bê tông nhẹ thay thế cho gạch nung từ hàng thập kỷ nay. Thời gian hoạt động của dự án đề xuất là tối thiểu 10 năm với thời gian hoàn vốn nhanh chóng (4 năm), dự án sẽ mang lại không những là lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với sản xuất gạch đất nung. Do đó, sự có mặt của dự án này là cần thiết và hoàn toàn khả thi. 5.2. Kiến nghị: Với những lợi ích mà dự án mạng lại trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng tôi mong rằng Sở Kế hoạch – Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh và các ngành chức năng nhanh chóng xem xét, phê duyệt dự án để doanh nghiệp sớm triển khai dự án. Đồng thời, xin kiến nghị các ngành chức năng cho doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đầu tư như sau: - Được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (hai mươi phần trăm) trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án. - Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 (bốn) năm và giảm 50% (năm mươi phần trăm) số thuế phải nộp trong 09 (chín) năm tiếp theo; - Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp lý có liên quan. - Được xem xét cho áp dụng các hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật về hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. - Đề nghị ngân hàng giải ngân sớm để chúng tôi có ngay nguồn vốn hoạt động khi được cấp phép.

12

More Documents from "Dao Phuc Lam"