Bbc_co_uk_vietnamese_2007_11_tranhluantieng-trung-ve-namhai

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bbc_co_uk_vietnamese_2007_11_tranhluantieng-trung-ve-namhai as PDF for free.

More details

  • Words: 3,048
  • Pages: 5
BBCVietnamese.com

Page 1 sur 5

Home

News

Sport

Radio

TV

Weather

Languages

Giúp đỡ Bản chỉ có chữ

Trang chủ Thế giới Việt Nam Diễn đàn Tạp chí thứ Bảy Trang ảnh Chuyên đề Learning English --------------Nghe trực tuyến Thời tiết Giờ phát & Tần số Ban Việt ngữ RSS là gì? | --------------BAN NGÔN NGỮ

15 Tháng 11 2007 - Cập nhật 10h46 GMT Gửi trang này cho bè bạn

Bản để in ra

Tranh luận tiếng Trung nói gì về 'Nam Hải'? Trần Đông Đức, Hoa Kỳ

Diễn đàn BBC

Trước hết xin giải thích về Nam Hải theo khái niệm địa lý của Trung Quốc mà có khi họ cũng gọi là Biển Đông hay là Đông Hải. Tên tiếng Anh của Biển Đông là South China Sea – phiên dịch ra trong tiếng Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa (Nam Trung Quốc Hải) hay là giản xưng cuối cùng cũng là Nam Hải.

Họ tên Nơi gửi đi Điện thư Điện thoại (tùy ý)* Năm 2003 báo chí đưa tin Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ra lệnh cải tiến tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc

* không bắt buộc

Ý kiến (350 từ)

Tuy nhiên cách gọi Nam Hải, Nam Trung Quốc Hải này không thống nhất về mặt văn tự ngữ nghĩa. Trong văn bản Trung Quốc nhiều khi cũng gọi là Đông Hải như tiếng Việt để chỉ South China Sea: ví dụ ca từ trong bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung có đoạn: "Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông, chung một Biển Đông mối tình hữu nghị giống như rạng đông".

Gửi đi

Viết lại

BBC có thể biên tập lại thư nội dung ý kiến và không bả thư gửi về.

Ca từ tiếng Hoa nếu phiên âm ra bằng âm Hán Việt sẽ như sau: CÁC BÀI LIÊN QUAN

"Việt Nam Trung Hoa sơn liên sơn, giang liên giang, cộng lâm Đông Hải ngã môn hữu nghị tượng triều dương".

Trung Quốc phóng vệ trăng 24 Tháng 10 , 2007 | Thế

Chuyến du lịch lên đườ Đối với vị trí địa lý, người Trung Quốc ý thức rất rõ Biển Đông thông đạo Sa với eo biển Malacca như một cửa khẩu quan trọng của Trung Quốc ra 19 Tháng 4, 2004 | Thế giớ với năm châu bốn biển. Nếu cửa khẩu này có vấn đề thì tất cả các giao Ai sẽ lên lãnh đạo Trung Qu thương của Trung Quốc với thế giới bên ngoài bị đình đốn lập tức. Toàn năm 2012? bộ mậu dịch hàng hải của Trung Quốc như bị bóp nghẹt. 22 Tháng 10 , 2007 | Thế

Trung Quốc đại lục thực sự không có ưu thế tiếp giáp với đại dương vừa ra khỏi khu vực Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải là đụng ngay với Nhật Bản và bị Đài Loan án ngữ. Vượt ra khỏi hải vực này là đụng với các quần đảo của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.

Dân TQ theo dõi sát tin Mi 29 Tháng 9, 2007 | Thế giớ

ĐCS Việt và Trung thả 31 Tháng 7, 2007 | Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng TQ th 29 Tháng 8, 2007 | Thế giớ

Cho nên, Nam Trung Quốc Hải (Biển Đông) là địa bàn lý tưởng nhất để Trung Quốc phát triển uy thế về hải quân.

07 Tháng 2, 2007 | Thế giớ

Hải quân Luận đàm

TRANG NGOÀI BBC

Trung Quốc để ý quan h

Bài tiếng Hoa

Bài tổng hợp dưới đây dựa theo một bài viết ký tên là Thuỷ Tinh Lang

BBC không chịu trách nhiệ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/11/071114_trungquocnamhai.shtml PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

08/12/2007

BBCVietnamese.com Nha đăng trên một trang web Hoa ngữ hôm 05.05.2007 (Hải quân Luận đàm-xem đường dẫn bên phải). Xin giới thiệu để bạn đọc của BBC tham khảo:

Page 2 sur 5 trang bên ngoài.

TIN MỚI NHẤT VN lại lên tiếng về Tr

"Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải. Điều này có mười phần ý nghĩa quan trọng:

'Vi phạm quyền trẻ em nghi Về thành quả “con gà Nhờ Nhật Bản giúp giao th

Thứ Nhất: Vị trí chiến lược của Nam Hải hiện tại vẫn chưa có sự xung động nguyên do là xung quanh chưa xuất hiện một cường quốc nào. Một khi xuất hiện rồi, vị trí chiến lược của Nam Hải sẽ tức tốc nổi lên. Trung Quốc mất đi Nam Hải, cũng giống như là mất hẳn sự tự do ra vào Ấn Độ Dương uy hiếp đường biển thông qua eo biển Malacca. Thứ Hai: Vị trí địa lý của Nam Hải, điều kiện thuỷ văn thích hợp cho hải quân Trung Quốc đặc biệt là chuyện sống còn của hạm đội tàu ngầm. Nếu như Nam Hải vào tay ai khác, họ sẽ thành lập căn cứ quân sự, gài đặt hệ thống thành sonar thăm dò dưới đáy biển. Đầu này Nam Hải, đầu kia Nhật Bản, ở giữa Đài Loan là coi như là hải quân Trung Quốc chết cứng. Thứ Ba: Một khi Việt Nam khống chế một bộ phận lớn của Nam Trung Quốc Hải, hay là âm thầm được thừa nhận, Trung Quốc sau này sẽ rất khó lòng mà lấy lại, trừ khi phát động xâm lược. Có lẽ điều này sẽ khiến một số quốc gia lo lắng (ai chưa từng chiếm lãnh qua lãnh thổ của Trung Quốc). Nếu Trung Quốc lớn mạnh thì những Trung Quốc nói sự vươn dậy của họ hoàn chuyện này đều cần được nhắc toàn vì hòa bình tới1. Nước Nga lo lắng cho vùng Tây Bá Lợi Á của họ, Mông Cổ tự lo lắng cho nền độc lập, Ấn Độ tự lo lắng cho vùng chiếm đóng ở Tạng Nam (phía Nam của Tây Tạng). Sợ rằng rồi Trung Quốc không thấy là dại thế nào, cũng như không thể làm gì, để chuyện xảy ra rồi thật khó mà thay đổi. Thứ Tư: Vị trí của Việt Nam đang có một bộ phận lớn các đảo ở Nam Hải, Việt Nam tại khối ASEAN, và việc Việt Nam nằm trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc của Mỹ đang nhanh chóng gia tăng. Sau này cục diện thiết tưởng sẽ không còn đối đầu với một quốc gia Việt Nam. Vấn đề Nam Hải sẽ càng trở nên phức tạp. Tôi dám quả quyết rằng, một khi Việt Nam chiếm hữu thành công Nam Trung Quốc Hải, hải quân Việt Nam lớn mạnh rồi họ sẽ thành một lực lượng quan trọng ở khối ASEAN. Mỹ sẽ đồn trú ở Vịnh Cam Ranh, như vậy Trung Quốc phải làm sao đây? Thứ Năm: Hiện tại hoặc càng sớm càng tốt phải giải quyết vấn đề ở Nam Hải, đối với Việt Nam phải cứng rắn, phải sớm đánh tan những dòm ngó của quốc gia này đối với Trung Quốc để chặn đứng việc ác hóa vấn đề Nam Hải. Vả lại từ việc cứng rắn đối với Nam Hải để xem xét thái độ của Mỹ. Nếu như Mỹ mạnh dạn can thiệp thì cũng đừng kỳ vọng là là Mỹ đứng yên để Trung Quốc dùng vũ lực giải phóng Đài Loan, mà hòa bình giải phóng đến khi nào mới được, ma quỷ mới biết? Cho nên cứng rắn đối với Việt Nam có thể giúp giải quyết vấn đề Đài Loan. Thăm dò nước khác phản ứng thế nào đối với việc Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ có tác dụng quan trọng như việc ném đá hỏi đường.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/11/071114_trungquocnamhai.shtml PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

08/12/2007

BBCVietnamese.com

Page 3 sur 5

Thứ Sáu: Hiện tại điều kiện sẵn có để cứng rắn với Việt Nam như sau: Đầu tiên: Việt Nam đơn phương phá hoại hiệp định. Chúng ta xuất binh đều dựa vào căn cứ và lý do là buộc Việt Nam tôn trọng hiệp định mà không phải là lý do thu phục Nam Hải (làm khối ASEAN và các nước phải im miệng) mà trên thực tế là mục đích lấy lại tuyệt đại đa số đảo ở Nam Sa (Trường Sa). Phần còn lại thông qua đàm phán để giải quyết. Điều thứ hai: Thực lực hải quân Việt nam vẫn còn rất yếu, chúng ta có thể dùng lực lượng nhỏ để đủ thắng hải quân Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của chúng ta là tàu ngầm và chúng ta cần phải lợi dụng điều này. Anh Quốc đối với cuộc chiến Mã Lai hy sinh phải nói là không ít. Chúng ta không quản hy sinh mà được Nam Hải thì giá trị của nó cũng như giá trị của Mã Đảo (Eo biển Malacca!!!) đối với Anh quốc. Điều thứ ba: Việt Nam và Trung Quốc là quốc gia tiếp giáp biên giới, Trung Quốc tăng cường bố trí quân lực sát biên giới để uy hiếp Việt Nam. Do Hà Nội cách biên giới Việt Trung chưa đầy hai trăm dặm, điều này làm cho Việt Nam mất đi ý chí đề kháng, tự biết sức của mình. Điều thứ Tư: Hoa Kỳ đang bận rộn với nhiều chiến trận; ngoại giao và quân sự đều đang mệt mỏi. Quan Tới 80% lượng dầu Trung Quốc nhập về phải trọng nhất là làn sóng phản chiến đi qua eo biển Malacca trong nội bộ Hoa Kỳ đang lên cao. Hoa Kỳ chỉ còn cách biểu lộ “quan tâm”, “lo lắng” nhưng Hoa Kỳ sẽ không chủ động can thiệp. Điều thứ Năm: Nhật Bản không vì chuyện Việt Nam và Trung Quốc mà can dự, cùng lắm thì đòi lấn tới các khu dầu khí thuộc Đông Trung Quốc Hải. Chúng ta có thể vòng vo uyển chuyển. Nhưng đối với Việt Nam thì phải giải quyết nhanh chóng. Khi Nhật Bản vẫn chưa định thần, chúng ta đã giải quyết xong vấn đề Nam Hải và tuần tra vùng biển này. Điều thứ Sáu: Khối ASEAN gồm mười nước là Lào, Cambodia, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Brunei, Phillipines, và Indonesia. Bốn nước chiếm các đảo của Trung Quốc gồm có Việt Nam (29 đảo), Mã Lai (3 đảo), Indonesia (2 đảo), Phillipines (7 đảo) trong lúc đó nước chủ quyền Trung Quốc chỉ có 6 đảo. Trong các nước đó chỉ có Philippines là cường liệt phản đối còn các quốc gia khác đều lấy vị trí trung lập thông qua ngoại giao như Mã Lai, Indonesia. Chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nước như Cambodia, Lào, Miến Điện và Thái Lan. Một bên im lặng, một bên lên tiếng thì ASEAN không có gì phải lo sợ. Chúng ta không có sự lo sợ nào cả. Chỉ cần đứng thế trung lập với chúng ta thì mọi chuyện đều có thể vượt qua như tình huống của Cambodia, Miến Điện, Lào… Chúng ta đâu cần Việt Nam và ASEAN đối xử tốt? Tại sao lại phải lo lắng cho mình? Tổng kết cuối cùng như sau: Việt Nam chiếm lĩnh Nam Hải trên mặt pháp lý không trụ được (phá hoại hiệp định 1958 trên bản đồ ghi rằng Nam Hải là của Trung Quốc) + hải quân Việt Nam yếu nhỏ + Việt Nam tiếp giáp biên giới với Trung Quốc sợ rằng khi có chiến tranh bùng nổ, kinh tế suy sụp ngay lập tức + không có Mỹ Nhật thực sự can thiệp giúp đỡ + khối ASEAN phản ứng yếu, lại có bộ phận ủng hộ chúng ta = Việt Nam không dám cùng Trung Quốc khai chiến cũng như không có thực

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/11/071114_trungquocnamhai.shtml PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

08/12/2007

BBCVietnamese.com

Page 4 sur 5

lực để khai chiến (họ phải lo lắng về phần lục địa). Cho nên, chiến tranh đánh là không đứng lên được. Phía chúng ta cũng cần tự hỏi, tại sao Nam Hải lại quan trọng như vậy (tất chiến) và chúng ta có khả năng thu phục Nam Hải (khả chiến) mà chúng ta lại không đi đánh, vậy thì sao lại vất đi cơ hội đó, để vấn đề Nam Hải tiến tới ác hóa, quốc tế hóa?" Tranh luận trên mạng Theo tìm hiểu của BBC Tiếng Việt, bài trên thuộc loại quan điểm cực đoan, thậm chí của những người hoang tưởng (lunatics) đôi khi xuất hiện trên các trang mạng hoặc chatroom Trung Quốc, và không phản ánh quan điểm của các nhà làm chính sách nước này. Một biên tập viên ban tiếng Hoa của BBC nhận xét sau khi đọc bài: "Chính quyền Trung Quốc chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, tạo cho mình vị trí tiền phong bảo vệ dân tộc Trung Hoa nhưng đây là con dao hai lưỡi. Người viết này nay tấn công chính quyền vì không có thái độ cứng rắn về lãnh thổ với Việt Nam. Thái độ bất mãn như thế này có thể biến thành các vấn đề phức tạp hơn là một chuyện đơn lẻ. Những người này sẽ còn phê phán chính quyền vì cho rằng chính quyền 'thất bại' trong nhiều lĩnh vực". Vẫn theo đồng nghiệp của chúng tôi thì: "Ưu tiên của Bắc Kinh hiện nay là duy trì nhịp độ phát triển kinh tế và hòa bình chứ không phải chiến tranh với các nước láng giềng". Phần dẫn và cách hành văn trong bài là của bạn Trần Đông Đức. Ban Việt Ngữ đã kiểm tra lại phần dịch với chuyên gia phiên dịch Trung-Việt và được xác nhận là chính xác. Bài viết tiếng Hoa phản ánh quan điểm của tác giả, không phải là quan điểm của chính quyền Trung Quốc.

Nguyễn Đức Phùng Tôi thấy bài viết này rất có lý và TQ đã làm một phần rồi. Nhưng tại sao họ không làm nốt trước đây hay ngay bây giờ ? Có lẽ là vì sợ thế giới phản ứng, bị tẩy chay..v.v. cho nên sách lược có lẽ là sẽ làm từ từ vì có mất đâu mà sợ ! trong khi chờ đợi, TQ lúc nào cũng chơi trò hứa hẹn để bắt bí, yêu cầu VN phải làm cái này . cái kia trong bí mật, có thể hiểu được là sự im lặng và nhẩn nhục của VN trước những hành động khiêu khích và tàn ác đối với ngư phủ nghèo khổ của VN. _ Tôi nghĩ là chính phủ VN phải biết vấn đề này, tôi hy vọng là họ phải chuẩn bị và đã có những phương án đối phó chứ không thể hy vọng vào sự tôi nghiệp của TQ... _ Sự đe dọa của bộ bịnh không đáng sợ vì nhân dân VN có thể hy sinh đến ngươì cuối cùng để bảo vệ tổ quốc ở mọi thời nếu không có nội thù, Việt gian như dưới thời Pháp thuộc. Tôi tin là CSVN sẽ làm được việc này. Tôi sợ là hải quân VN không đủ khả năng chống lại hải quân TQ. Một khi những đảo của Trường Sa bị chiếm là bị mất luôn. _ Tôi kêu gọi tất cả Việt kiều ở hải ngọai nên lưu ý việc này, chúng ta nên cho TQ thấy rằng người Việt năm châu lúc nào cũng quan tâm đến sự toàn vẹn đất nước và chúng ta sẽ tạo sức mạnh nơi quê hương thứ hai để bảo vệ quê cha đất mẹ của chúng ta. Không nên lầm lẫn giữa sự chống Cộng và bảo vệ tổ quốc. Linh Hoa TPHCM Theo tôi, bài này tác giả bản tiếng Hoa hòan toàn không hoang tưởng. Các trình bày về địa chính trị là chính xác. Khả năng xảy ra xung đột vì

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/11/071114_trungquocnamhai.shtml PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

08/12/2007

BBCVietnamese.com

Page 5 sur 5

thế có cơ sở rõ ràng. Việt Nam cần phải xem xét nghiêm túc. Hãy nhìn lại các động thái của Trung quốc đối với vùng biển này thời gian qua mà đánh giá. Tôi nghi ngờ câu nhận xét của BBC rằng đây không phản ánh quan điểm của chính phủ Trung quốc! Thật ra không nói ra thì ai cũng thấy vấn đề này. Vấn đề là không chính quyền nào mạnh dạn bày tỏ mà thôi. Cảm ơn hai người chuyển tải nội dung là BBC và Trần Đông Đức NBT Sai Gon Cảm ơn tác giả bài viết. Đây có lẽ không là vấn đề quan điểm của ai, mà là sự thật có được nhận thấy hay không! Bởi vì nhiều khi sự thật cũng không dễ dàng được nhận ra, hay lắm khi người ta giả vờ không thấy. Hy vọng mọi thứ đã được chuẩn bị: kẻ muốn tấn công, cũng như người (có thể) bị tấn công! Chỉ buồn là cứ phải làm đi làm lại một nền kinh tế èo uột, xây đi xây lại một chế độ non nớt... người dân tiếp tục lẹt đẹt đi sau thế giới. Việt Nam ráng lên! Gửi trang này cho bè bạn

TẦM NHÌN & TIÊU ĐIỂM Ông Putin ở nước Nga Các nhà bình luận nói bầu cử Nga là để ông Putin tiếp tục lãnh đạo

Bản để in ra

Jihad và đôla dầu hỏa Quan hệ giữa chủ nghĩa Wahhabi, đôla dầu hỏa và chủ nghĩa cực đoan

Về một phi Các ý kiế thẩm xử Đài và Lê

Trang chủ | Thế giới | Việt Nam | Diễn đàn | Tạp chí thứ Bảy | Trang ảnh | Chuyên đề | Learning English BBC News >> | BBC Sport >> | BBC Weather >> | BBC World Service >> | BBC Languages >> Ban Việt ngữ | Liên lạc | Giúp đỡ | Nguyên tắc thông tin cá nhân

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/11/071114_trungquocnamhai.shtml PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

08/12/2007