Baocao

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Baocao as PDF for free.

More details

  • Words: 2,204
  • Pages: 6
Sơ bộ: Nghiên cứu chức năng nhiệm vụ các phòng ban trực tiếp - P. PVHK - P. KTSĐ - P. TLHDCX - TT điều hành Cụ thể tìm hiểu phân công lao động đội SĐ1. 1. Hiện trạng: * Số lượng và cơ cấu lao động: - Hiện tại số lượng lao động tại đội là 130 người được chia thành 8 kíp + 1 đội bốc xếp và khối cán bộ quản lí của đội. - Tùy theo vị trí đảm nhận công việc của từng cá nhân mà được phân chia thành các cấp: + CN cấp 1: lái xe mới và lái xe băng chuyền + CN cấp 2: lái xe nâng và lái xe thang + CN cấp 3: lái xe nâng và lái xe đẩy MB - Cơ cấu lao động của SĐ1: Nhân sự (người)

Tỷ lệ (%)

CBQL: - Đội trưởng/phó

3

- Ca trưởng

4

- Hành chính

1

6.15

LĐ trực tiếp - CB Kíp

16

12.30

- CN cấp 1

19

14.62

- CN cấp 2

40

30.77

- CN cấp 3

29

22.31

- CN bốc xếp

17

13.08 nguồn: tổ VP – P.KTSĐ

* Tình hình phân công lao động và quản lí trang thiết bị:

1

Như trình bày phần trên lao động trực tiếp tại đội được phân thành 8 kíp và 1 kíp bốc xếp cơ động. Trung bình trong suốt 1 ngày làm việc sẽ có 6 kíp tác nghiệp và 2 kíp được nghỉ với thời giờ lên ca tác nghiệp của từng kíp là khác nhau theo sự phân công của đội trưởng (tham khảo thêm lịch phân công t8) từ lịch phân công và giờ lên ca của từng kíp trong ngày các đội phó sẽ căn cứ vào lịch bay hàng ngày để biết được số chyến bay và loại máy bay cần phục vụ trong ngày, từ đó bố trí các kíp phục vụ cho từng chuyến bay. - Về trang thiết bị: Hiện tại đội được phân công quản lí và sử dụng trang thiết bị như sau: STT

Trang thiết bị

Số lượng

1

Xe băng chuyền

16

2

Thang kéo

5

3

Xe trung chuyển

2

4

Xe nâng hàng

23

5

Xe đẩy MB

6

6

Cần kéo MB

15

7

Chống đuôi MB

1 nguồn: tổ VP – P.KTSĐ

2. Nhận xét về tình hình tại đơn vị (Đội sân đỗ 1). * Những mặt tốt: - Cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm, quen thuộc với tính chất công việc và trang thiết bị máy móc phục vụ -> nguồn đào tạo kèm cặp tại chỗ, tiết kiệm được chi phí đào tạo. Điều này không chỉ có ở Đội mà trong cả toàn Xí nghiệp hình thức tự đào tạo, đào tạo tại chỗ rất tốt và phù hợp cần phát huy vì bên cạnh mặt tiết kiệm còn giúp cho nhân viên mới quen với công việc cũng như quen nắm bắt công việc nhanh hơn. - Việc phân công lao động theo từng kíp tạo sự thuận lợi cho cán bộ trong việc quản lí và sắp xếp lịch, cũng như tạo sự chủ động trong bố trí nhân sự phục vụ chuyến bay, kể cả trong trường hợp chuyến bay đến chậm hay đến sớm lúc nào cũng có nhân sự để thực hiện. - Được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại xe nâng hàng, xe băng chuyền, xe thang hỗ trợ tối đa cho việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao. * Những tồn tại: - Việc bố trí lao động thành từng kíp để tạo sự chủ động trong công việc là tốt xong thực tế như hiện nay việc bố trí 1 kíp 14 người, theo ý kiến cá nhân, là quá 2

lớn và không hiệu quả thực tế. Hiện nay không có chuyến bay nào đòi hỏi sự phục vụ của cả kíp cùng lúc mà hầu hết 1 kíp được chia nhỏ thành nhiều nhóm để phục vụ nhiều chuyến bay khác nhau. Bên cạnh đó việc bố trí 1 kíp lớn tạo sự không đồng nhất trong kíp (có thời điểm chỉ có 1 số người trong kíp tác nghiệp còn những người khác thì nghỉ) dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả nguồn lực lao động. Vì vậy việc bố trí kíp lớn chỉ thuận tiện cho cán bộ trong việc phân lịch, bố trí lao động. - Việc phân công lịch làm việc như hiện tại 6 kíp tác nghiệp + 2 kíp nghỉ, theo ý kiến cá nhân, là không phù hợp vì nó không sử dụng được hết năng suất lao động của cả kíp, việc phân công bố trí nhân sự kém linh động. - Trang thiết bị hiện tại còn thiếu ảnh hưởng đến thời gian tác nghiệp của kíp nói riêng và của đội nói chung, vào những giờ cao điểm nhiều khi lao động phải ngồi chờ để cán bộ ca, kíp điều xe phục vụ chuyến bay khác tới gây mất thời gian di chuyển và chậm trễ trong phục vụ. - Địa bàn tác nghiệp rộng lớn đòi hỏi sự chủ động, ý thức tự giác cao của mỗi cá nhân khi thực hiện công việc (thời gian hao phí điều trang thiết bị đến nơi phục vụ, sự cẩn thận khi điều khiển, vận hành trang thiết bị). - Cán bộ làm việc lâu năm, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính ít có động lực đổi mới về công tác phân công bố trí lao động, thực tế nhiều người cho rằng việc bố trí như hiện tại đã là tối ưu, là tốt nhất từ đó không có tư tưởng thay đổi, triệt tiêu động lực cải tiến. 3. Đề xuất phương hướng - giải pháp. Bảng tiêu chuẩn nhân sự phục vụ chuyến bay tại SĐ1 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Loại máy bay B777 B767 B757 B747 B737 B727 A340 A330 A320 A321 B747F MD11F

Xe nâng hàng 2 2 2 2 2 1 3 3

Số lượng nhân sự Tổng Xe thang Xe Bốc xếp b/chuyền 2 1 4 9 2 1 2 7 2 2 5 9 2 1 4 9 2 2 5 9 2 2 5 9 2 1 3 8 2 1 3 8 2 1 1 5 2 2 4 8 1 1 6 11 1 1 6 11 nguồn: tổ VP – P.KTSĐ

3

Từ bảng trên ta thấy nhu cầu nhân sự phục vụ cho 1 chuyến bay nhiều nhất là 9 người và thấp nhất là 5 người. Như vậy cách phân công như hiện nay 1 kíp 14 người là chưa phù hợp. Mặt khác trang thiết bị cũng không đủ để toàn kíp 14 người tác nghiệp cùng lúc trong khi đó lại không giải quyết được ngày nghỉ theo chế độ cho người lao động (tình trạng nợ công cao). Từ kết quả đánh giá thực trạng trên những mặt tốt và tồn tại tại đội Sân đỗ 1 tôi đề xuất 2 giải pháp sau đây: (lưu ý: giải pháp phân công lao động chỉ tập trung vào bố trí lại 8 kíp trực tiếp tác nghiệp mà không chú trọng đến việc phân công đội bốc xếp cơ động vì thực tế việc phân công cho đội bốc xếp hiện nay đã ổn định và phù hợp). a/. Giữ nguyên quy mô kíp như hiện tại nhưng thay đổi lịch phân công lao động: - Hiện tại: Tại đội có 8 kíp (7 kíp 14 lao động, 1 kíp 15 lao động) + số lao động tác nghiệp trực tiếp là 113 người + mỗi ca làm việc bố trí 6 kíp làm việc (84 – 85 người) và 2 kíp nghỉ (28 – 29 người) + bình quân ngày nghỉ 1 lao động/ tháng: 28 người * 30 ngày/ 113 người = 7.4 ngày - Phương án thay đổi lịch phân công lao động sẽ không bố trí cho toàn bộ nhân sự trong 2 kíp được nghỉ mà mỗi ca làm việc đều sẽ có 8 kíp, cán bộ đội có trách nhiệm phân công lịch bay phục vụ cho cả 8 kíp này, kíp trưởng sẽ bố trí nhân sự trong kíp được nghỉ tuần tự đảm bảo cho cá nhân được nghỉ 8ngày/ tháng và đảm bảo nhân sự phục vụ của kíp trong ca. - Cơ sở căn cứ: Căn cứ vào tiêu chuẩn nhân sự phục vụ từng chuyến bay tại đội Dựa vào bảng tiêu chuẩn chuyến bay phục vụ ta thấy để đảm bảo nhân sự phù hợp trong ca làm việc cho từng kíp, 1 kíp có thể có từ 9 -10 lao động và tương ứng số lao động sẽ được nghỉ tuần tự trong ca làm việc là 5 – 4 lao động. - Đánh giá: + so với hiện tại phương án này sẽ có số lao động làm việc trong 1 ca là: (TH mỗi ca sẽ có 4 lao động/kíp nghỉ) 10 người * 8 kíp = 80 người số lao động được nghỉ trong ca: 4*8 = 32 người số lượt nghỉ trong tháng: 32 người* 30 ngày = 960 lượt nghỉ bình quân ngày nghỉ của 1 lao động: 960 lượt/ 113người = 8.5 ngày + Ưu:

4

+ Số nhân sự trong kíp/ ca phù hợp với tiêu chuẩn phục vụ + Đảm bảo được ngày nghỉ của lao động theo chế độ => giải quyết được tình trạng nợ công như hiện nay + Linh hoạt trong phân công bố trí lao động phục vụ tàu + Vẫn giữ nguyên được sự ổn định trong cơ cấu và nhân sự kíp + Khuyết: + Việc phân công bố trí lao động sẽ khó khăn phức tạp hơn hiện tại + Nhân viên sẽ khó chủ động hơn khi sắp sếp việc gia đình vì khoảng thời gian họ biết lịch lên ca rất ngắn b/. Giảm quy mô kíp nhưng vẫn giữ cách phân công lao động như hiện tại: - Giảm quy mô của 1 kíp xuống: từ 14 người/ kíp thành 10 người/kípvà vẫn duy trì cách phân công lao động cho cả kíp như trước - Cơ sở căn cứ: tiêu chuẩn nhân sự phục vụ từng chuyến bay Như vậy ta sẽ có 8 kíp 10 người + 3 kíp 11 người Cán bộ đội sẽ phân lịch mỗi ca làm việc sẽ có 1 số kíp làm việc và 1 số kíp nghỉ. Các kíp sẽ được bố trí nghỉ luân phiên đảm bảo nhân sự phục vụ cũng như đảm bảo chế độ nghỉ ngơi cho người lao động. + Ưu: + Quy mô kíp nhỏ tạo được sự linh hoạt, chủ động trong phân công bố trí lao động + Tránh được tình trạng 1 kíp bị chia nhỏ khó khăn trong quản lý + Dễ dàng hơn trong phân công lao động so với phương án a (vì lịch làm việc vẫn duy trì như cũ bố trí cho cả kíp) + Khuyết: + Nhân sự kíp sẽ xáo trộn, tăng cán bộ kíp (vì số kíp tăng lên) + Khó khăn để xác định được số kíp sẽ được nghỉ trong 1 ca làm việc + Khi phục vụ những loại máy bay nhỏ thì kíp vẫn phải chia nhỏ lao động để phục vụ 4. Kết luận: Qua thực tế tìm hiểu tại đơn vị cũng như thời gian thử việc không nhìều, trên đây chỉ là những nhận xét sơ bộ về đơn vị và đề ra 2 hướng giải pháp mang tính chất chủ quan nhiều hơn. Về ý kiến cá nhân tôi nhận thấy trước mắt việc giữ nguyên mô hình kíp như hiện tại nhưng tiến hành phân công lại lao động như

5

phương án a trên đây sẽ là phù hợp nhất vì nó ít gây biến động lớng trong cơ cấu tổ chức cũng như sẽ phát huy tối đa được sự linh hoạt làm tăng hiệu suất sử dụng lao động tại đơn vị. Bên cạnh đó cần tiếp tục thực hiện các công tác sau: Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện đúng các quy trình, quy định về vận hành trang thiết bị, an toàn lao động Mở các lớp đào tạo để người lao động có ý thức về sự tự giác, ý thức về sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác và đạo đức nghề nghiệp. Thực tế hiện nay các khóa đào tạo chỉ chú trọng vào chuyên môn của người lao động mà chưa hướng đến ý thức trách nhiệm, giáo dục người lao động. Việc mở các lớp này chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí chi trả cho việc xảy ra tai nạn về trang thiết bị lẫn con người, việc mất hành lí của hành khách ảnh hưởng đến uy tín của xí nghiệp.

6

Related Documents

Baocao
October 2019 12
Baocao
June 2020 4
Baocao
November 2019 14
Baocao
November 2019 11
Baocao
November 2019 8
Baocao
November 2019 12