Ban Thu Hoach

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ban Thu Hoach as PDF for free.

More details

  • Words: 4,482
  • Pages: 13
BẢN THU HOẠCH ĐỀ TÀI: Những hạn chế của TTCK Việt Nam hiện nay

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

I - Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam - Hoạt động mua bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi hàng loạt doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, đây là một tiền đề quan trọng cho việc hình thành nên một thị trường giao dịch, huy động vốn trực tiếp hay còn gọi là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động vào tháng 7/2000, với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 28/7/2000 theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, mà nay đã được chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 8/8/2007. Sau đó vào 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. - Trung tâm GDCK TP Hồ Chí Minh khai trương hoạt động của mình chỉ với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM với giao dịch khối lượng giới hạn. Vào tháng 7/2005, số lượng mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường này đã là 30 mã cổ phiếu cộng thêm 1 quỹ đóng. Đến nay, con số này đã là 110 mã cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn hóa thị trường xấp xỉ 13 tỉ USD, 2 chứng chỉ quỹ IFCs và 407 trái phiếu các loại. Giá trị giao dịch bình quân trong ngày trên thị trường này lên tới 40 triệu USD. Có thể quan sát thấy rằng, trong 7 năm qua chỉ số VNIndex(chỉ số phản ánh tình hình giá cả trên thị trường giao dịch TPHCM) trên thị trường đã tăng mạnh và liên tiếp tạo nên

những bước nhảy vọt kỉ lục mặc dù trong thời gian gần đây thị trường đang có nhiều điều chỉnh khiến chỉ số VNIndex có phần ảm đạm. Những mức đỉnh đạt được hết sức quan trọng thúc đẩy thị trường đi lên như mức 571.04 điểm vào tháng 6/2001, mức 632.69 điểm vào tháng 4/2006 và gần đây nhất là mức đỉnh kỉ lục 1174.22 điểm trong tháng 3/2007. Tuy nhiên chỉ số VNIndex hiện nay đang trong giai đoạn điều chỉnh và nó đã giảm xuống khoảng 20% so với mức đỉnh kỉ lục đã đạt được. Hiện nay TT GDCK HCM đã được chuyển đổi thành Sở GDCK HCM (HOSE - Ho Chi Minh Stock Exchange), hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và chuyển đổi phương thức từ giao dịch khớp lệnh định kỳ sang giao dịch khớp lệnh liên tục. - Trung tâm GDCK Hà Nội khai trương hoạt động vào tháng 3/2005 dưới sự giám sát chặt chẽ chỉ thực hiện một số hoạt động đấu giá IPO Initial public offering(phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) và một số trái phiếu chính phủ trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7/2005. Sau đó, thị trường giao dịch tại Hà Nội mới chính thức hoạt động như thị trường giao dịch thứ cấp vào với giá trị giao dịch khiêm tốn khoảng 6.4 triệu USD. Đến nay, thị trường này đã có 87 mã cổ phiếu được đăng ký với tổng giá trị thị trường là 4.5 tỉ USD. Và theo định hướng của Chính phủ thì xây dựng thị trường giao dịch Hà Nội trở thành một trung tâm giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn pháp định từ 10 tỉ VND cho đến 80 tỉ VND, và đến năm 2010 phải xây dựng TT GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC - Over the counter) đơn giản, gọn nhẹ. - Đứng bên ngoài những hoạt động giao dịch cổ phiếu trên hai thị trường tập trung chính thức đó là thị trường phi tập trung OTC, mà theo như những người trên thị trường gọi nó là ''thị trường chợ đen'' chính vì chưa có

một trung tâm giao dịch nào hình thành để quản lý thị trường này. Đây là một thị trường phát triển tự phát, độc lập và chưa được quản lý chặt chẽ, nên rất khó nắm bắt những số liệu báo cáo, tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì giá trị thị trường OTC đang giao dịch là rất lớn, với khoảng 600 công ty đại chúng đang có cổ phiếu lưu hành trên thị trường này. - Với sự phát triển thần kì trong suốt 7 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đánh dấu những bước tăng trưởng nhảy vọt trong đầu tư với tổng lượng vốn hóa thị trường đã đạt mức 17.5 tỉ USD mà trong đó đã có sự tham gia của khoang 200.000 tài khoản của nhà đầu tư trong nước và 6.000 của nhà đầu tư nước ngoài trong đó có 4000 nhà đầu tư cá nhân và 270 nhà đầu tư có tổ chức. Số lượng các quỹ đầu tư trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, hiện nay đã có 45 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, với tổng vốn đạt 6.277 tỉ USD. Ngoài ra, còn có khoảng 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán. - Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Tính đến nay, trên thị trường có 57 công ty chứng khoán, tăng mạnh hàng năm, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 2 chứng chỉ quỹ đầu tư, 43 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 8 ngân hàng lưu ký. - Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) đã tạo khung pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Chính phủ đã chỉ đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng

Nhà nước trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta tạo ra sự ổn định và phát triển mạnh mẽ của thị trường. 1. Một số đặc điểm đáng chú ý của TTCK Việt Nam trong thời gian qua là: - Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 70% số nhà đầu tư) và nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân). Các nhà đầu tư nước ngoài (hiện có khoảng 4000 nhà đầu tư cá nhân và 270 nhà đầu tư có tổ chức) chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu đã niêm yết (khoảng 68% cổ phiếu và 32% trái phiếu), trong đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nắm giữ tới 1tỉ USD. - Tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta hiện nay còn mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời. Tình hình sôi động của TTCK đã phản ánh những hiện tượng kinh tế tốt lành là: (1) nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng; (2) vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các công ty khoán.

chứng

Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề cần phải quan tâm: (1) việc các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước; (2) cũng đã tác động khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao. - Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, đang ổn định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22 - 11 - 2006 của Chính phủ “Về ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm 2010 phải đạt 3000 tỉ đồng. Để thực hiện được việc này, các ngân hàng thương mại phải tìm mọi cách để tăng vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếu ngân hàng luôn “nóng”. - Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2 hướng: (1) các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư chứng khoán (2) những người khác (bao gồm cả công ty chứng khoán của ngân hàng) lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các công ty chứng khoán ngân hàng vay để kinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%). Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt

động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. 2. Thuận lợi và thách thức đối với sự phát triển TTCK ở Việt Nam Khi gia nhập WTO, cũng có nghĩa là phải mở cửa và hội nhập, phải chấp nhận những điều khoản đã ký kết với các đối tác nước ngoài và của WTO, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả tài chính, ngân hàng và đương nhiên có cả TTCK. Trong điều kiện đó, sự phát triển của TTCK vừa có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn. - Hai thuận lợi cơ bản: + Thứ nhất, là tăng trưởng chu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Đây là một trong những vấn đề quan trọng thúc đẩy cho việc tăng trưởng kinh tế ở nước ta. + Thứ hai, TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp trong đó có việc cổ phần hoá các công ty có yếu tố vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, và đương nhiên tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của TTCK. - Ba thách thức lớn: + Khi mở cửa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng thì trước hết là tạo ra sức ép về quản lý thị trường vốn trên một số lĩnh vực: (1) Đồng tiền trong nước sẽ lên giá, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (2) Sức ép về gia tăng phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào và sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỉ lệ lạm phát tăng, qua đó phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để giảm thiểu những rủi ro của thị trường vốn (bao gồm cả thị trường tiền tệ và TTCK).

+ Sẽ tạo ra sự dịch chuyển vốn giữa ngân hàng và TTCK, nếu không có sự kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng sự an toàn của hệ thống ngân hàng. + Nếu để TTCK tăng trưởng “quá nóng”, sẽ phát sinh hiện tượng “bong bóng” và do đó yếu tố an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế. II - Những hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam 1. Nguyên nhân của những hạn chế trên TTCK Việt Nam - Luật chứng khoán vẫn còn những thiếu sót chưa phù hợp, hành lang pháp lý thiếu hoàn chỉnh để đảm bảo tính chặt chẽ cho thị trường. Một phần là do Luật chứng khoán vừa mới đi vào áp dụng (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) mặc dù đã đáp ứng yêu cầu pháp lý cao trong tình hình quản lý TTCK hiện nay, nâng cao khả năng hội nhập của thị trường nước ta với thế giới tuy nhiên TTCK lại đang phát sinh nhiều hoạt động chưa được điều chỉnh bởi những văn bản pháp lý cao nhất. Việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế, hoạt động mua bán, sát nhập doanh nghiệp chưa được phối hợp chặt chẽ, phần lớn chỉ dừng lại ở biện pháp giám sát, các quy định về quản lý, kiểm soát thị trường đảm bảo phát triển bền vững còn thiếu và chưa đồng bộ. - Quản lý, giám sát hoạt động thị trường còn chưa thật tốt dẫn đến việc giá cổ phiếu tăng giảm bất thường, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động tư vấn, giám sát, định giá cổ phẩn để niêm yết chưa hợp lý, chất lượng và quản lý thông tin hạn, thị trường phi tập trung OTC hoạt động kém hiệu quả.

Nguyên nhân là do sự chủ động của các bộ, ngành chức năng cũng như sự phối hợp liên ngành để thực hiện quản lý, kiểm soát thị trường chứng khoán chưa thật tốt, việc quản lý hoạt động của các tổ chức phát hành, các công ty chứng khoán chưa được phối hợp chặt chẽ. Hiện nay tình trạng vi phạm xảy ra thường xuyên như các trường hợp không đăng ký công ty đại chúng theo Luật chứng khoán, vi phạm về điều kiện hoạt động, quy trình đặt lệnh của các công ty chứng khoán. Đặc biệt là những vi phạm trong hoạt động thao túng thị trường, giao dịch nội gián xảy ra thường xuyên trong thời gian qua đã gây ra tâm lý mất niềm tin vào diễn biến thị trường của các nhà đầu tư, tạo nên một thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động một cách bất thường không đúng với những điều chỉnh theo quy luật kinh tế, có nhiều rủi ro hơn và kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Hiện nay, thị trường OTC còn thả nổi chưa đi vào tập trung quản lý nên trong thời gian qua đã có nhiều biến động dữ dội mà hiện tại thị trường này đã bị đóng băng sau một thời gian hoạt động rất bùng nổ. Chính vì việc quản lý thiếu chặt chẽ các công ty đại chúng và không có sự điều chỉnh, nên thị trường OTC thiếu đi những thông tin mang tính minh bạch là nguyên nhân làm giảm đi sự thu hút của các nhà đầu tư đối với thị trường này. - Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam thất thường Nguyên nhân là do mức vốn hoá thị trường đang tăng nhanh trong khi lượng vốn hóa đạt được lại thấp, quy mô phát triển còn nhỏ, lượng hàng hóa trên thị trường còn ít dẫn đến sự mất cân đối cung cầu và những biến động bất lợi cho thị trường, do vậy mà thị trường phát triển không ổn định, không phản ánh đúng trạng thái của nền kinh tế. Ngoài ra còn do những hạn chế của các nhà đầu tư Việt Nam trên thị trường về kiến thức đầu tư chứng khoán, tạo nên tình trạng đầu tư theo tâm lý bầy đàn, mang tính chất đầu cơ khiến cho thị trường phát triển kém lành mạnh.

- Cơ sở hạ tầng trong ngành chứng khoán còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hoạt động của các trung gian tài chính còn chưa đủ năng lực. Phần lớn là do công nghệ thông tin đầu tư trên thị trường đã lỗi thời, nguồn nhân lực chuyên môn cao còn thiếu của các trung tâm giao dịch chứng khoán và của các công ty chứng khoán chưa thể theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị trường, điều này khiến cho hoạt động của nhiều công ty chứng khoán bị quá tải, do đó các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở các hoạt động môi giới, tư vấn, lưu ký, bảo lãnh phát hành, chưa đủ năng lực giám sát tài chính, chưa đủ điều kiện để tiến hành phát triển các công cụ phái sinh hạn chế rủi ro. - Hoạt động kiểm toán trên thị trường này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Thứ nhất, về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phát hành và niêm yết chứng khoán. Một số nghiệp vụ kế toán quan trọng của doanh nghiệp chưa được phản ánh đầy đủ do thiếu các chuẩn mực kế toán và kiểm toán phù hợp trong quy định chế độ kế toán hiện hành như việc tăng vốn điều lệ, cổ phiếu quỹ, các biến động bất thường... nhiều công ty chưa thận trọng khi kiểm toán các loại nghiệp vụ này, có khi còn bỏ qua sai sót rõ ràng của doanh nghiệp được kiểm toán. Có trường hợp công ty kiểm toán vận dụng chuẩn mực nước ngoài để xác nhận vốn căn cứ vào số cổ phiếu chưa phát hành nhưng đã không lưu ý người đọc trong báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, một số báo cáo tài chính của công ty phát hành và niêm yết được kiểm toán có phần thuyết minh còn sơ sài, gây khó khăn cho UBCKNN cũng như các nhà đầu tư trong việc theo dõi và đánh giá tình hình hoạt độnh của các công ty này trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là những chỉ tiêu có biến động lớn, những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chưa có đầy đủ trong các báo cáo tài chính.

Thứ hai, về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán cũng còn một số sai sót như trình bày cẩu thả, không kiểm soát kỹ các thông tin trong báo cáo tài chính, thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, việc hạch toán của một số công ty chứng khoán còn chưa tuân thủ chế độ kế toán công ty chứng khoán nhưng trong báo cáo tài chính kiểm toán không nêu ý kiến. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do các công ty chưa hoàn toàn thích ứng với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới ban hành. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các công ty kiểm toán trong nước thường không có các hướng dẫn quy trình kiểm toán nội bộ như sổ tay kiểm toán và tài liệu đào tạo. Hơn nữa, việc vận dụng các Chuẩn mực quốc tế vào Chuẩn mực Việt Nam một cách không thích hợp đôi khi không chỉ gây khó hiểu mà còn khó khăn cho các công ty trong quá trình thực hiện trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 2. Giải pháp khắc phục - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bình đẳng và đồng bộ cho hoạt động của TTCK, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng hơn theo cam kết WTO để thu hút các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hoàn thiện thể chế thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, tổ chức và điều hành TTCK theo đúng chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính công khai và minh bạch, nâng cao năng lực quản lý và giám sát TTCK. - Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, có sự giám sát thích hợp của Nhà nước và liên kết với thị trường vốn quốc tế, Hose có nhiệm vụ tổ chức thị trường cho các loại chứng khoán đủ điều kiện niêm yết, Hastc tổ chức thị trường cho các cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý và

giám sát thị trường OTC. Tăng cường tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư theo tinh thần của Luật Chứng khoán. - Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN và các NHTMNN, góp phần tăng thêm nguồn hàng hóa có chất lượng cho TTCK, tiếp tục bán cổ phần tại một số công ty cổ phần mà Nhà nước thấy không cần phải nắm giữ. Xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ trên cơ sở tham gia của các nhà tạo lập thị trường, khuyến khích các tập đoàn và các công ty lớn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cải tiến phương thức giao dịch nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, chuẩn hóa các đợt phát hành nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, thiết lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các nhà tạo lập thị trường. Đồng thời tăng cường hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng, giúp các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân có kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK. - Nâng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK. Trong đó, các công ty chứng khoán trong nước cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng cải thiện quy mô vốn, nâng cao chất lượng và loại hình dịch vụ, đổi mới công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản trị công ty chứng khoán, nâng cao khả năng giám sát, kiểm soát nội bộ và hiệu quả tác nghiệp của công ty chứng khoán. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng thông tin và trình độ nguồn nhân lực của các trung tâm giao dịch chứng khoán và các tổ chức trung gian nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường và đảm bảo quyền lợi của các tổ chức và cá nhân khi tham gia đầu tư trên TTCK. Tăng cường hệ thống giám sát tài chính nhằm hạn chế rủi ro, nhất là đối với các nguồn vốn ra nước ngoài. Có giải pháp khả thi để giảm thiểu rủi ro, tránh những biến động lớn và đột ngột của TTCK; trong đó, Chính phủ

cần đóng vai trò định hướng thông tin và dẫn dắt thị trường, điều chỉnh thị trường bằng những công cụ thích hợp, mở rộng các công cụ tài chính phái sinh, hình thành quỹ bình ổn thị trường và đảm bảo sự an toàn hệ thống. - Tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế. Cần có những giải pháp thiết thực để đưa các chuẩn mực mới bên cạnh việc hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các chuẩn mực mới, một điều rất quan trọng là cơ quan thuế nên cho phép các công ty sử dụng thu nhập tài chính xác định theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới để tính thuế, nếu không sẽ có rất nhiều, nếu như không phải là tất cả các công ty không tìm thấy lợi ích trong việc tuân theo các quy định phức tạp của Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới ban hành. Các báo cáo tài chính có kiểm toán của các công ty niêm yết phải có chất lượng tốt, cung cấp thông tin chính xác cho thị trường chứng khoán, việc lựa chọn các công ty kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo kiểm toán là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường chứng khoán. Theo xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong thời gian tới số lượng các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, do đó đòi hỏi các dịch vụ kiểm toán trong lĩnh vực này sẽ phải tăng cả về số lượng và chất lượng.

Related Documents

Ban Thu Hoach
November 2019 11
Thu Hoach (01).docx
December 2019 13
Bai Thu Hoach
May 2020 10
Thu Ban Doc
May 2020 6
Bai Thu Hoach Trinh Tri
November 2019 10