Bai2

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai2 as PDF for free.

More details

  • Words: 2,486
  • Pages: 6
11/7 Bài 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC I. MỤC TIÊU: 1. Trình bày được những bệnh cần phải được phẫu thuật lồng ngực. 2. Trìng bày được những tai biến do phẫu thuật và săn sóc tiền phẫu hậu – hậu phẫu. 3. Làm được các kỹ thuật thở sâu, vỗ - rung – ho có hiệu quả và biết áp dụng dẫn lưu tư thế. II. NỘI DUNG: 1. Những bệnh cần được phẫu thuật lồng ngực: 1.1 Do chấn thương lồng ngực không điều trị phải được bảo tồn phẫu thuật. 1.2 Các bệnh của các cơ quan trong lồng ngực, phải phẫu thuật mới giải quyết được bệnh. 1.3 Ảnh hưởng thuốc mê và sự bất động sau khi mổ gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. 2. Săn sóc tiền phẫu – hậu phẫu tai biến do phẫu thuật: Để cho người bệnh an tòan tới qua cuộc mổ, cần phải chuẩn bị trước, trong và sau khi mổ. 2.1 Săn sóc tiền phẫu: Các chuẩn bị cơ bản của người sắp đi mổ. Khám sức khỏe tòan diện, thử nước tiểu – công thức máu thử nghiệm huyết thanh – chụp X quang phổi tim. Điện tâm đồ thử Urê huyết và lượng đường trong máu. Bệnh sử quang trọng hàng đầu, cần phải nắm kỹ càng. Khám – nhìn xem có sẹo mổ cũ không; cử động hô hấp lồng ngực, môi móng tím tái? - Gõ nghe, sờ xem có hạch bất thường (nách cổ xương đòn). Chúc năng hô hấp: giúp xac định tình trạng và sự lan rộng của bệnh tích ở trong phổi bằng cách đo dung tích hô hấp. - Thử PH, PO2, PCO2 trong máu. - VLTL hô hấp - Xác định tình trạng tim mạch - Chụp hình hệ thống động mạch phổi với I131 - Soi phế quản 2.2 Săn sóc phế quản: Chú ý nguyên tắc căn bản là điều chỉnh nước và địên giải kháng sinh, hút đàm nhớt, VLTL hô hấp. - Cho đến khi người bệnh tỉnh hẳn, điều quan trọng nhất là duy trì đường thở, chai dẫn lưu luôn thấp hơn NB và tránh đầu NB thấp. - Cắt phổi cần chú ý dịch truyền và máu, nếu cho nhiều và nhanh quá có thể phù phổi cấp. - Cần xoay trở thường xuyên ngay sau khi mổ để tránh giảm hô hấp. - Khi phẫu thuật nghi có tụ máu hay dò hơi thì phải đặt ống thông phổi.

• Trường hợp tụ máu có thể đặt một ống dẫn lưu to ở đường nách sau hay giữa khỏang liên sườn số 8 (rút ống 2-3 ngày). • Trường hợp dò hơi đặt ống nhỏ hơn khỏang liên sườn 2 ngay đường giữa xương đòn và hút áp lực âm giúp phổi bành trướng nhanh (rút 24giờ sau). • Trường hợp cắt 1 lá phổi cần duy trì áp suất âm trong màng phồi (-3cm3) để tránh lệch trung thất. 2.3 Các tai biến phổi - hậu phẫu: - Xẹp phổi là tình trạng phế bào không có không khí xảy ra khảong 10-20%, nguyên nhân chính là phế quản bị nghẽn do tăng bài tiết dần, cơ chế thải đàm không cón hay phế quản bị co thắt; biến chứng phổi xẹp thường đi đôi với viêm phổi ở những nơi bị xẹp. - Điều trị xẹp phổi thường xảy rra trong các ngày đầu 24-48giờ. Sau khi mổ, bỗng nhiên nhiệt độ tăng lên 38*-39*. Ho khan, có đờm, âm phế bào giảm, ran âm vùng phổi xẹp, khó thở, tái tím, suy kiệt nhanh vì nhiễm trùng phổi. Các yếu tố tăng bệnh: • Trước khi mổ: người già, người mập, người bệnh phổi kinh niên viêm đường hô hấp cấp, hút thuốc nhiều. • Lúc mổ: ứ dọng đờm nhớt, hút nước ối từ dạ dày vào phổi, cuộc mổ lâu. • Sau khi mổ: sự lưu động không khí kém, không đổi vị trí nằm, không làm sạch đờm nhớt bằng ho với hhút. Các lọai thuốc làm giảm hô hấp. Đau nơi mổ và NB suy kiệt. 3. Điều trị: 3.1 Điều trị dự phòng trước khi mổ: không mổ trường hợp viêm đường hô hấp cấp, điều trị các bệnh hô hấp kinh niên trước khi mổ NB phải ngưng hút thuốc trước khi mổ (2tuần). VLTL hô hấp. 3.2 Điều trị dự phòng sau khi mổ: xoay trở vị trí NB thường xuyên tăng cường không khí và ho có hiệu quả hạn chế ccác thuốc có tác dụng làm giảm sự hô hấp. 3.3 Điều trị khi có biến chứng: ho mạnh, thớ sâu, thay đổ vị trí 30/lần. Đặt ống vào khí quản và bơm dung dịch đẳng trương vào ngay khí quản để kích thích ho. Nếu không kết quả thì soi phế quản hay thiết khai khí quản. 4. Phục hồi chức năng: 4.1 Mục đích: 4.1.1. Trước khi mổ: - Tâm lý trị liệu trước khimổ rất quan trọng, thầy thuốc cũng như KTV/VLTL cần phải giải thích cặn kẽ, rõ ràng để NB hiểu được việc mổ là cần thiết cạnh đó là những bài tập mà họ cần nắm vững nhằm thực hiện được ngay sau khi tỉnh dậy (sau phẫu thuật). nên nhớ là NB lup6n luôn sợ vết mổ toắc ra và sợ đau nên không dám thực hành các bài tập đã được hướng dẫn trước. Mặc dù trước khi mổ họ rất mạch lạc, rõ ràng nhưng sau khi mổ thì hòan tòan không làm do những yếu tố trên Thêm vào đó là việc coi thường các bài tập, họ nghĩ và cho ràng điều đó quá đơn giản dễ thực hiện nên cũng dễ bỏ qua. Do đó KTV phải giải thích và chỉ dẫn thật cặn kẽ để NB hợp tác tốt. Giúp cho việv điều trị

VLTL đem lại hiệu quả, vì VLTL hô hấp chỉ thực hành 1 lần trong ngàythì hòan toàn vô ích. - Lọai bỏ chất tiết ở phổi và đường hô hấp trên - Ngăn ngừn biến dạng cột sống - Duy trì tầm họat động đai vai và khớp vai. 4.1.2. Sau khi mổ: mục đích giống như phấn trước khi mổ nhưng việc PHCN sau phẫu thuật phải được tiến hành cành sớm càng tốt. - Ngăn ngừa biến chứng tuần hòan: huyết khối tĩng mạch là hậu quả của tổn thương thành tĩnh mạch, giảm tốc độ lưu thông máu và gia tăng tiểu cầu trong máu. Cục máu đông có thể làm tác động mạch phổi hay não gây ra tai biến trầm trọng. - Ngăn ngừa kết dính và co rút: sự bất động khớp lâu ngày làm giảm khả năng giảm dài của bao khớp, dây chằng và cơ quanh khớp với kết quả là TVĐ khớp bọ hạn chế. Sẹo có thể dính với ớp mô nằm duới hoặc có th63 trở trở thành sẹo cứng do xơ hóa. - Ngăn ngừa teo cơ: cơ ít hoạt động do bất cứ nguyên nhân nào sẽ teo dần và yếu đi. Ngoài sự bất động bắt buộc sau một số phẫu thuật và sự tự ý giảm thiếu vận động do đau, việc cắt một số cơ trong khi mổ cũng góp phần làm teo và yếu cơ. - Tập luyện chức năng: để có thể tự lực sinh họat và lao động NB cần tập luyện để cải thiận các chứa năng hô hấp, di chuyển hay cầm nắm mà phẫu thuật đã làm suy giảm. 4.2 Phương pháp: 4.2.1. Trước khi mổ: NB cần được hướng dẫn các tư thế đúng, các bài vận động sau khi mổ, cách ho có hiệu quả, cách thở sau và bành trướng lồng ngực. Nếu NB có nhiều đờm rãi, cần dẫn lưu bằng tư thế để tránh các biến chứng hô hấp sau khi mổvà nhiễm khuẫn vùng mổ trong trường hợp mổ phổi. Khi làm dẫn lưu tư thế, phải thận trịng đối với NB già yếu, suy tim, huyết áp cao. 4.2.2. Sau khi mổ: nếu NB được đặt một ống dẫn lưu xoang màng phổi, KTV phải chú ý những điều sau đây trong khi điều trị. - Mực nuớc: Mực nước trong ống thủy tinh gắn vớ ống dẫn lưu phải lên xuống cùng với nhịp thở. Nếu không, kiểm tra xem ống có bị gấp khúc hay NB đè lên ống không. - Đầu dưới: đầu dưới ống thủy tinh gắn với ống dẫn lưu phải luôn luôn chìn trong nước để không khí lọt vào xoang màng không khí lọt vào xoang màng phổi. Phải tranh nghiêng chai nước vì có thể làm cho mực nước thấp hơn đầu dưới ống thủy tinh. - Khi NB di chuyển, phải giữ chai nước ở vị trí thấp hơn rốn hoặc kẹp kín ống dẫn lưu để tránh nước trong chai chảy ngược vào xoang màng phổi. VLTL cần bắt đầu sớm sau khi mổ và tăng tiến dần tùy theo tình trạng sức khỏe NB, lọai bệnh và loại phẫu thuật. - Tư thế: NB phải giữ tư thế đúng trong khi nằm, ngồi như đã được hướng dẫn trước khi mổ. - Tập thở: thở sau bằng cơ hoành, bành trướng lồng ngực chống sức đè nhạ của bàn tay. Hướng dẫn NB dùng dây đai để tự tập thở chống đề kháng cho đến khi 2 bên ngực bành trướng đều nhau. - Tập ho: khhuyến khích người bệnh ho có hiệu quả trong khi dùng bàn tay nâng đỡ chỗ mổ.

- Tập vận động: bắt đầu bằng vận động chủ động bàn chân và ngón chân, tiến tới khớp gối và háng. Ở vai, bắt đầu bằng vận động thụ động phía mổ, rồi tiến tới chủ động trợ giúp và chủ đoộng tự do. Khi NB có thể ngồi, tập các cử động cột sống. Khuyến khích người bệnh đi lại trong phòng, và sau cùng tham dự các buổi tập lớp. - Dẫn lưu tư thế nếu có y lệnh. 4.3 Điều trị người bệnh cắt bỏ thùy phổi: Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi được áp dụng trong trường hợp bướu phổi và một số trường hợp lao phổi, apxe phổi, giãn phế quản, xẹp phổi mà sự điều trị nội khoa không đem lại kết quả mong muốn. Do ảnh hưởng của thuốc mê và sự bất động sau khi mổ, các biến chứng hô hấp như: xẹp phổi, sưng phổi, hay tuần hòan nhưviêm tĩnh mạch huyết khối tĩnh mạch luôn luôn đe dọa người bệnh mổ. Ở người bệnh cắt bỏ thủy phổi các biến chứng hô hấp lại càng nguy hiểm hơn, vì máu và dịch tích tụ trong phổi, màng phổi và lồng ngực sau khi mổ. Ngoài ra, vết mổ làm NB đau và không dám cử động ½ ngực và đai vai phải mổ: NB thường nghiên đầu và thân người về phía mổ để cơ bớt căng căng thẳng. Hậu quả là một bên phổi ít họat động dễ bị nhiễm khuẩn, và lâu ngày các khớp lồng ngực và vai bị cứng, cột sống bị cong vẹo. VLTL nhằm tạo điều kiện cho phẫu thuật đạt kết quả tốt, không biến chứng, không di chứng, PHCN hô hấp tốt. Muốn vậy, cần trị liệu NB trước khi mổ và sau khi NB tỉnh lại sau phẫu thuật. 4.3.1. Trước khi phẫu thuật: - Làm sạch vùng phổo trước mổ bằng dẫn lưu tư thế nếu phổi có đờm hoặc mủ để tạo môi trường thuận lợi cho phẫu thuật. - Hướng dẫn NB cách thở bụng và bành trướng vùng ngực sắp mổ và cách ho có hiệu quả. - Trình bày cho NB cách tư thế xấu cần tránh. 4.3.2. Sau phẫu thuật: Ngày đầu tiên: - Đặt NB nằm nghiêng trên bàn mổ. - Thở bụng - Bành trướng lồng ngực nhiều nơi mổ - Khuyến khích NB ho trong khi nâng đỡ chỗ mổ - Vận động chủ động nhe khớp vai, cổ chân và gồng cơ 4 đầu, đùi - Dẫn lưu tư thế nếu có y lệnh. Những ngày sau: Từng bước tăng thêm vận động các chi và thân người, cho NB ngồi dậy và luyện trong thế ngồi. Tăng dần TVD khớp vai. Tập thở một bên phổi có đề kháng cho đến khi bên mở bành trướng bình thường tì tập cả hai bên để gia tăng dung tích hô hấp chú ý vùng đáy phổi. Tập đi và lên cầu thang phối hợp với thở bụng. Trước khi xuất viện: NB phải có tư thế tốt, cử động hai bên ngực đồng đều, cử động khớp vai không bị giới hạn. Khuyến khích NB tiếp tục tập luyện một mìng khi về nhà. 5. Quy trình thực hiện:

TT 1 2

3

4

Các bước thực hiện - Chào hỏi, tiếp xúc, giải thích - Bệnh sử, định bệnh của bác sĩ phương pháp nào? ngày mổ. Lượng giá: - Nhìn: tổng trạng vị trí vết mổ, sẹo lành tốt. Sự dãn nở lồng ngực thế nào? các tư thế NB. - Sờ: Lấy dấu hiệu sống Đo dung tích phổi Tầm vận động khớp vai bên phẫu thuật lồng ngực. Cơ đai vai có gồng cứng không? Các tổn thương khác kèm theo (nếu có) Lập chương trình: - Xoa bóp cơ vùng vùng cổ - đai vai - Tập ho có hiệu quả - Tập thở từng thùy thở cơ hoành

Ý nghĩa thao tác

T.chuẩn thành đạt

Nắm được hòan cảnh và tình trạng trước kia của NB. Làm đúng

Nắm được tình trạng hiện tại của NB để có hướng điều trị đúng.

Chính xác nt nt nt nt nt Đúng KT và nêu số lần tập tùy theo thể trạng NB.

Giảm co cứng. Loại bỏ đờm, dãi Gia tăng sự thông khí và giãn nở nhu mô phổi còn lại. - Các vận động khớp vai, đai vai và Gia tăng giãn nở lồng ngực hỗ trợ cho sự hô hấp bành trướng. ngừa cứng khớp. - Cử động nhanh cổ - bàn chân Gia tăng tuần hoàn chi dưới, ngừa biến chứng huyết khối Trước khi tĩnh mạch xuất viện - Tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Ngừa biến dạng cột sống KTV kiểm tra các bài - Liên hệ đến nghề nghiệp phù hợp Thích nghi vào cuộc sống tập đã với khả năng hiện tại của NB. hướng dẫn Hướng dẫn NB tập thở đúng: thở từng Nhằm duy trì chức năng hô và hẹn trở thùy và thở cơ hoành ở tư thế nằm hấp về để theo ngửa nằm nghiêng và ngồi. dõi.

Related Documents

Bai2
May 2020 1
Bai2
June 2020 4
Bai2
August 2019 3
Bai2
November 2019 1
Bai2
November 2019 1
Bai2-lop12
May 2020 2