Bai Viet Cua Anh Nguyen Phung Phong

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai Viet Cua Anh Nguyen Phung Phong as PDF for free.

More details

  • Words: 1,564
  • Pages: 4
Phản hồi một bài viết trên báo An Ninh Thế Giới của Công an CSVN Nguyễn Phùng Phong Báo An Ninh Thế Giới (ANTG) của cộng sản Việt nam Ngày 07 tháng 5 năm 2008, đăng một bài báo với tiêu đề là Sự Thật Về Cái Gọi Là “Trà Đàm Dân Chủ” một phần để bôi nhọ một tổ chức dân chủ của những người Việt nam yêu nước đang trăn trở với hiện tình của đất nước; và mặt khác là che đậy gốc tích của một tên sỹ quan tình báo của CSVN được cài cắm sang hoạt động trên đất nước Chùa tháp để đàn áp những người Việt đang tỵ nạn chính trị tại đây và cũng để dập tắt các phong trào “chuyển lửa về quê nhà”. Ngành an ninh ngoại tuyến của CSVN đã sử dụng bài báo để đánh bóng cho nhân vật tình báo cao cấp này hiện đang hoạt động hết sức hiệu quả tại Cambodge, mà tôi xin trích lại ở đây một đoạn của bài báo như sau: “Những ngày vừa qua, trên mạng Internet bỗng xuất hiện một tổ chức mang tên “Trà đàm dân chủ”, mà người đứng ra thành lập nó chẳng ai khác là Đỗ Hữu Nam. Thực chất của cái gọi là “Trà đàm dân chủ” này, cũng không ngoài mục đích tuyên truyền bịa đặt về tình hình đất nước, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước ta... “Chân dung” Đỗ Hữu Nam và đồng bọn Sinh năm 1958 tại Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, năm 1980 - khi nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, Nam trốn sang tỉnh Kô Kông, Campuchia rồi kiếm sống bằng đủ thứ nghề, từ xe ôm đến mánh mung, cờ bạc. Một nhân vật khác: Nguyễn Công Cẩm. Sau khi gia nhập tổ chức “Dân chủ nhân dân” tại Campuchia, Cẩm là “trưởng ban tuyển mộ, tuyên huấn”. Năm 1996, Cẩm bị bắt rồi lĩnh án tù 3 năm khi xâm nhập Việt Nam với âm mưu tuyên truyền phản động. Đến 1999, Cẩm ra tù. Nhằm trốn tránh lệnh quản thúc, Cẩm lại vượt biên sang Campuchia rồi tiếp tục hoạt động cho Nguyễn Sĩ Bình. Bên cạnh đó, Nguyễn Công Cẩm còn tham gia “hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo” do Huỳnh Văn Ba (tức Thích Thiện Minh) cầm đầu…”

1

Hàng trên (từ trái qua): Đỗ Hữu Nam; Mã Phi Danh (tức Danh Giàu, người Khmer Krom) Hàng dưới (từ trái qua): Nguyễn Công Cẩm; Nghiêm Di Linh)

Cho dù thủ thuật gán ghép, đánh bóng của ngành công an CSVN có cao siêu đến đâu đi chăng đi nữa thì cũng có những kẻ hở của nó, bởi một lẽ đơn giản muôn thuở: sự thật vẫn là sự thật! Do đó, trong bài minh định này, với tư cách là Chi hội trưởng Chi hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam (AHTNCT & TG VN) tại Cambodge tôi xin được làm rõ nhân vật Nguyễn Công Cẩm là ai, tại sao lại được báo chí của ngành an ninh CSVN ưu ái như vậy. Sinh ngày 23 tháng 11 năm 1966 tại Thừa Thiên Huế, sau khi tốt nghiệp khóa nghiệp vụ tình báo, Nguyễn Công Cẩm được cài sang Cambodge vào năm 1988 và bắt đầu hội nhập vào xã hội Cao Miên thời UNTAC bằng nghề xây dựng. Lúc đầu Nguyễn Công Cẩm chỉ là một tay phụ nề xoàng xĩnh mà giới xây dựng thời bấy giờ gọi là cửu vạn, rồi dần dần tay nghề cũng được nâng lên thành thợ cả trong ngành xây dựng, kể cả thiết kế cảnh trí non bộ và sân vườn. Với nghiệp vụ này Cẩm có điều kiện tiếp cận với giới chức thuộc nhiều thành phần tại Cambodge, nhờ vậy mà không lâu sau thì Cẩm đã len lỏi được vào hầu hết các tổ chức chính trị của người Việt ở Hải ngoại đang có những hoạt động tại Cambodge lúc bấy giờ như “Chính Phủ Việt Nam tự Do” của ông Nguyễn Hữu Chánh, Phong Trào Đông Tiến 1 & 2 của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và cả Đảng Nhân Dân Hành Động của ông Nguyễn Sỹ Bình. Với các vai trò và trách nhiệm khác nhau trong từng tổ chức, cộng với nghiệp vụ tình báo chuyên nghiệp, Nguyễn Công Cẩm đã giúp lực lượng an ninh CSVN bóp chết hết phong trào này đến các tổ chức khác ngay từ trong trứng nước. Năm 1996 trong một vụ bị tập kích khi đang trên đường đi dự cuộc họp ở Thái Lan, trên 30 đảng viên của Đảng Nhân Dân Hành Động đã đền nợ nước. Riêng Cẩm thì “bị bắt” cùng một số thành viên của Đảng Nhân Dân Hành Động khi vừa vượt biên giới Cao Miên để vào đất Thái chưa đầy 500 mét. Tất cả các can phạm “âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng” này được đưa thẳng về An Giang điều tra và xét xử. Xuyên suốt đoạn đường từ Cao Miên về biên giới Việt nam trong khi các đồng chí của mình luôn tỏ ra khổ đau và lo sợ cho những ngày lao lý đang đợi chờ trước mắt, thì Nguyễn Công Cẩm luôn “phấn khởi” reo hò và kích động các chiến hữu của mình sẵn sàng lao xuống khỏi xe nghiệp vụ chuyển tù của công an Việt nam để chạy trốn, mặc dù tay chân đã bị còng vào nhau từng đôi một. Có lẽ vì thành tích này mà sau khi ra tòa, các chiến hữu của Cẩm như Việt Nhân, Vương Thị Viếng, Tư Tính, Sáu Hảo, Bảo Giang Nguyễn 2

Tuấn Nam, mỗi người đều “được” đưa vào nhà đá gỡ từ 10 đến 20 cuốn lịch, riêng Nguyễn Công Cẩm thì “bị” đưa đi tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tình báo 3 năm tại trường sỹ quan an ninh C 500 tại Hà Nội. Đến năm 1999, sau khi hoàn tất khóa nghiệp vụ tình báo cao cấp, Nguyễn Công Cẩm trở lại Cao Miên với một giấy ra tù và một bản cáo trạng dài hơn 20 trang giấy. Với xấp hồ sơ ngụy tạo này, Cẩm đã đến trình diện với cơ quan Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại Phnom Penh. Chính tại nơi đây Cẩm được UNHCR tạo cho một lớp vỏ bọc hết sức an toàn bằng quy chế tỵ nạn chính trị để y bằt đầu những điệp vụ tình báo cao cấp trong cộng đồng những người Việt tỵ nạn bằng các phi vụ bắt cóc, thủ tiêu đầy bí hiểm. Vậy mà báo An Ninh Thế Giới của Cộng Sản Việt nam đã trân tráo dựng chuyện rằng: “Sau khi gia nhập tổ chức “Dân chủ nhân dân” tại Campuchia, Cẩm là “trưởng ban tuyển mộ, tuyên huấn” và Bên cạnh đó, Nguyễn Công Cẩm còn tham gia “hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo” do Huỳnh Văn Ba (tức Thích Thiện Minh) cầm đầu…”. Đúng là luận điệu tuyên truyền của cộng sản! Thảo nào, chúng đã thêu dệt những “trang sử cách mạng” bằng biết bao câu chuyện hoang đường theo kiểu “Ánh Đuốc Sống Lê Văn Tám”. Thì ra cả chế độ CSVN đều được xây dựng và củng cố trên sự dối trá bịp bợm, mị dân bằng những luận điệu tuyên truyền thật trơ tráo. Việc vạch ra chân tướng của Nguyễn Công Cẩm là điều cần thiết bởi vì ngày nào CSVN còn đàn áp người dân thì ngày đó vẫn còn có dòng người tỵ nạn VN tìm đến các nước láng giềng để lánh nạn. Đặc biệt ở xứ Chùa Tháp, nơi mà mạng lưới công an tình báo CSVN được cài cắm dày đặc, mà tên Nguyễn Công Cẩm là một điển hình, thì việc vạch ra những “địa chỉ đỏ” này là cần thiết để người tỵ nạn đến sau biết mà tránh. Một lần nữa, với tư cách là một thành viên trong ban cố vấn của Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam, là Chi Hội Trưởng Chi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam tại Cambodge tôi xin minh xác rằng Nguyễn Công Cẩm hay Nguyễn Cẩm Công đều chưa bao giờ tham gia vào tổ chức Trà Đàm Dân Chủ mà cũng chưa bao giờ được kết nạp vào Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam Tại Cambodge như luận điệu tuyên truyền đánh bóng đồng chí của mình trên Báo An Ninh Thế Gới ra ngày 07 tháng 5 năm 2008.

Nguyễn Phùng Phong Cựu Tử Tù Trại Tử Thần A 20 Xuân Phước. Chi Hội Trưởng Chi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và tôn Giáo Việt nam Tại Campuchea

3

(Ghi chú: xin đọc thêm lá thư Tố Cáo Tên Tình Báo Việt Cộng của anh Thạch Nhỏ, có đăng tải trên Take2Tango)

Tuy hai mà một: Nguyễn Công Cẩm “ tỵ nạn cộng sản” và Nguyễn Công Cẩm “tình báo VC” trong quân phục Hoàng gia Campuchia

4

Related Documents