Nhóm 2 VẤN ĐỀ 1: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG I. Câu hỏi: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng ? Trả lời: Theo Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao, đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng: “...Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/8/2010, Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã quyết định: “...2. Buộc Công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa công ty TNHH Damool VINA với Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương....”” II. Câu hỏi Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời? Trả lời: Hướng giải quyết của Tòa án địa phương không được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận. Đoạn cho thấy điều trên trong Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao : “... Công ty Hồng hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu không thực hiện theo cam kết tại hợp đồng nguyên tắc số 007 thì phải thanh toán cho Công ty Hồng hà Bình Dương tiền phạt theo thỏa thuận tại hợp đồng là 290.000USD x 5%= 14,500 USD. Trước và trong quá trình giải quyết vụ án Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng. Ngoài ra, trong vụ án này, nguyên đơn và bị đơn đang tranh chấp “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009”. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là tranh chấp “Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là không đúng. Mặt khác, nguyên đơn và bị đơn trong vụ án này là hai doanh nghiệp đều có đăng ký kinh doanh: thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 về việc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất, mục đích nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, nên xác định đây là vụ án kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.”
Bài thảo luận số 2
Page 1
Nhóm 2 III. Câu hỏi: Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng giải quyết trên? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời? Trả lời: Tòa án nhân dân tối cao theo hướng giải quyết trên bởi lẽ xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định sai loại tranh chấp giữa Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA dẫn đến áp dụng Điều 297 Luật thương mại năm 2005 và buộc 2 bên tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đoạn cho thấy điều trên trong Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao : “...trong vụ án này, nguyên đơn và bị đơn đang tranh chấp “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009”. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là tranh chấp “Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là không đúng. Mặt khác, nguyên đơn và bị đơn trong vụ án này là hai doanh nghiệp đều có đăng ký kinh doanh: thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 về việc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất, mục đích nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, nên xác định đây là vụ án kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.” Câu hỏi: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao ? Trả lời: Theo em việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng Hợp đồng số 007 là sai. Bởi vì theo Khoản 5, Điều 424, BLDS 2005 qui định về việc chấm dứt hợp đồng dân sự thì Hợp đồng giữa Công ty TNHH Damool VINA với Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương đương nhiên chấm dứt khi bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Mà trong trường hợp này bên Công ty TNHH Damool VINA đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và chấp nhận bồi thường thiệt hại cho Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương theo như thỏa thuận trong Hợp đồng số 007. Vì vậy, hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là hoàn toàn hợp lý. Áp dụng Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định: -“Hủy bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 21/2010/KDTM-PT ngày 23/11/2010 cảu Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương”. -“Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại đúng qui định của pháp luật” Bài thảo luận số 2
Page 2
Nhóm 2
Vấn đề 1 : đối vs vụ viêc trong bản án số 01 bên bán có vi phạm hợp đồng hay không,vì sao ? Trong bản án số 01 ta thấy bên bán là ông trần duy hữu và trần thị thanh thông qua 4 hợp đồng đồng ý bán cho bà nguyễn thị phượng 11.000kg cà phê và nhận của bà nguyễn thị phượng 188600000 quy ra số lượng cà phê nhân xô đã quy chuẩn tại thời điểm nhận tiền là 7729,67kg tuy nhiên sau khi nhận tiền ông bà thanh hữu đã không giao cà phê cho bà phượng đúng thời điểm giao hàng theo quy định tại điều 428 về hợp đồng mua bán tài sản ‘hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên ,theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền “và khoản 1 điều 432 có quy định “thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận .bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận ,bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu bên mua đồng ý “ trong trường hợp này ông bà thanh hữu đã vi phạm hợp đồng vì không giao hàng đúng quy định hai bên giao kết tòa án có buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không? Theo phần xét thấy và phần quyết định của bản án số 01 thì tòa án có buộc ông trần duy hữu và trần thị thanh tiếp tục giao trả cho bà nguyễn thị phượng 7729,67kg cà phê nhân xô đã quy chuẩn trên cơ sở văn bản ,có quy định nào cho phép tòa án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không ?nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời ? Chúng ta thấy các văn bản ở nước ta vaanc chưa có quy định rõ ràng theo điều 303 và 304 BLDS “khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đắc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó ,nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật .trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 khoản 2 điều này nà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền “ “trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yeu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện howacj tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại “ ở đây chúng ta chỉ thấy đề cập đến quyền của bên có quyền và trách nhiệm của bên có nghĩa vụ cũng trong điều 9 BLDS đã có đề cập đến Bài thảo luận số 2
Page 3
Nhóm 2 “yêu cầu cơ quan ,tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự ,buộc chấm dứt hành vi vi phạm ,buộc xin lỗi ,cải chính công khai ,buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự ,buộc bời thường thiệt hại . Nhưng vẫn đề này vẫn chưa thật sự rõ ràng thông qua vụ việc trên trên suy nghĩ của anh chị về buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng ở việt nam (giữ nguyên hay cần sửa đổi bổ sung gì ?vì sao?) Thông qua vụ việc này cho ta thấy bộ luật dân sự có những quy định theo hướng bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hơp đồng tuy nhiên các quy định này chỉ lien quan đến một số nghĩa vụ cụ thể mà chưa có tính bao quát cho các loại nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng .chẳng hạn liên quan đến vật ,khoản 1 điều 303 chỉ đề cập đến giao vật đăc định nên chỉ phù hợp vs nghĩa vụ hợp đồng có đối tượng là vật đặc định như nghĩa vụ giao nhà..... Còn đối vs nghĩa vụ như tình huống trên dường như không có hướng giải quyết trong bô luật dân sự các quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng đã tồn tại nhưng các quy định chưa có tính khái quát cao nên theo em khoog nên chỉ để đến vật đặc định mà phải bao quát hơn để dễ dàng sử lí các tình huống phát sinh từ hợp đồng
-Đoạn của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền mua xe là: ”Để thực hiện hợp đồng công ty Easy đã bán cho bà Loan…. Sau đó bà Loan thanh toán đến tháng 02/2008 với số tiền là 9.646.000 đồng thì ngưng không thanh toán tiếp”. -Bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng trong điều kiện theo bộ luật Dân Sự quy định là: theo quy định tại khoản 1 Điều 416 BLDS quy định Điều 416. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận. Như vậy, điều kiện để bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng là tài sản được cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản và việc cầm giữ chỉ phát sinh khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận -Bản chính đăng ký xe không được xem là một tài sản, vì: Theo quy định tại Điều 163 bộ luật Dân Sự Bài thảo luận số 2
Page 4
Nhóm 2 Điều 163. Tài sản Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Có thể thấy bản chính giấy đăng ký xe không phải là tài sản bởi lẽ tuy trong thế giới vật chất nó được xem là một vật cụ thể nhưng khi xem xét ở góc độ pháp lý, rõ ràng bản chính giấy đăng ký xe là một tờ giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm của xe đồng thời xác định chủ sở hữu của tài sản. Bản thân chính giấy đăng ký xe không có giá trị có thể quy ra bằng tiền, nó cũng không phải là giấy tờ có giá bởi lẽ theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005; tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009; các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán; trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cuối cùng, cũng không thể xem bản chính giấy đăng ký xe là quyền tài sản. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 18 BLDS 2005 thì quyền tài sản là quyền trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Có thể thấy rằng tài sản được hiểu là khách thể của quyền, trong trường này không thể xem giấy đăng ký xe là khách thể của quyền được vì giấy đăng ký xe bản chất của nó không phải là quyền tài sản mà nó chỉ là hình thức thể hiện của quyền tài sản thông qua hình thức đó là giấy đăng ký xe và nó cũng không có khả năng giá trị ra bằng tiền được .
-Bản chính đăng ký xe không phải là một tài sản.Vì nó không phải những vật được nhắc đến trong điều 163 BLDS, ở đây chiếc xe mới là tài sản còn bản chính đăng ký xe chỉ là một giấy chứng thực tài sản đó mà thôi và nó chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan chức năng khi có vấn đề xảy ra .Xét về khía cạnh quyền sở hữu tài sản thì bản
Bài thảo luận số 2
Page 5
Nhóm 2 chính đăng ký xe cũng không đủ các quyền mà chủ sở hữu nó có thể thực hiện,nó không thể đem bán thu lợi nhuận,không thể tặng cho người khác,… -Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền, Tòa án có cho phép bên bán cầm giữ bản chính đăng ký xe.Được nhắc tới trong bản án phần XÉT THẤY về nội dung tranh chấp ở đoạn “Do hiện nay phía công ty Easy đang giữ bản chính đăng ký xe máy biển số 52S4-7402 của bà Loan nên khi bà Loan đã trả hết số tiền …” -Suy nghĩ của em về chế định cầm giữ tài sản tại điều 416 BLDS Dựa vào thực tiễn xét xử trong bản án số 45 và kiến thức của em thì em nhận thấy các chế định quy định ở điều 416 BLDS vẫn cần phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn hơn,ví dụ như trong chính bản án số 45 thì cái mà bên cầm giữ lại không phải là một tài sản,nhưng nó lại được Tòa án quận Bình Thạnh chấp nhận. Ta có thể thấy trong thực tế có rất nhiều thứ không phải là tài sản nhưng lại có ý nghĩ rất lớn như giấy đăng kí kết hôn, giấy khai sinh,…Vậy nên ,theo em những nhà làm luật cũng nên nghĩ tới trường hợp này -Điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm *Điểm giống nhau: Cả hai chế định này đều có một chế tài xử lý là chấm dứt quyền thực hiện hợp đồng của cả hai bên khi một trong hai bên hoặc cả hai bên có vi phạm về hợp đồng. *Điểm khác nhau: Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng hủy bỏ do vi phạm
Nguyên nhân dẫn đến
-Do việc lập thành hợp đồng sai trái quy định của pháp luật quy định từ điều 127-138 BLDS
-Do vi phạm của các bên khi thực hiện hợp đồng
Quyền hạn tuyên bố
-Hợp đồng dân sự được tuyên vô hiệu bởi Tòa án
-Các bên có quyền hủy bỏ khi có bên vi phạm hợp đồng
Phạm vi ảnh hưởng
-Khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu
-Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng
-Khi hợp đồng phụ vô hiệu thì hợp đồng chính không bị vô hiệu (trừ trường hợp có
Bài thảo luận số 2
Page 6
Nhóm 2 thoản thuận
Hậu quả
-Được quy định bởi pháp luật cho từng trường hợp
-Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên kia và hai bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận.
Điểm giống và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do vi phạm. Giống nhau: Hợp đồng giữa các bên được chấm dứt. Bên thực hiện việc chấm dứt phải thông báo cho bên kia biết. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại phải bồi thường. Bên có lỗi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Khác nhau: Hủy bỏ hợp đồng dân sự
Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và Một bên có quyền đơn phương chấm không bồi thường thiệt hại khi bên kia dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận vi phạm hợp đồng. hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng không có hiệu lực từ thời Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên điểm giao kết. kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên phải hoàn trả cho nhau những Các bên không phải tiếp tục thực hiện gì đã nhận. nghĩa vụ. Nhìn từ góc độ văn bản, ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ. Nhìn từ góc độ văn bản, ông Minh được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng được nêu trong tình huống. Theo khoản 1 Điều 425 BLDS có quy định: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong tình huống, ông Minh không đề cập đến phương án trả tiền được hai bên thỏa thuận nên trong ta sẽ giải quyết theo hướng trường hợp pháp luật có quy định khác. Bài thảo luận số 2
Page 7
Nhóm 2 Theo Điều 5 Luật công chứng đã quy định: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng không? Nêu ngắn gon thực tiễn( nếu có) về chủ đề này. Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng này.
Suy nghĩ của anh/ chị về các quy định hiện hành liên quan đến chấm dứt /hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm? Theo em, các quy định hiện hành liên quan đến chấm dứt/hủy bỏ hợp đồng có vi phạm nên được giữ nguyên.Vì: Thứ nhất, các quy định đã khá chặt chẽ. Các trường hợp chấm dứt/hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm được quy định rất cụ thể, không có sự chồng chéo hay khó hiểu trong các luật. Thứ hai, cách xử lý khi một bên không thực hiện đầy đủ và đúng theo hợp đồng rất phù hợp với thực tiễn. Thứ ba, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng liên quan đến chấm dứt/hủy bỏ hợp đồng đã được quy định rõ ràng.
Vấn đề 4:tìm kiếm tài liệu. Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật từ đầu năm 2013 đến nay. 1. DƯƠNG ANH SƠN – HOÀNG VĨNH LONG, “Thử bàn về bản chất của hợp đồng từ góc độ kinh tế học”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2 năm 2013, từ tr 57 đến 66.
Bài thảo luận số 2
Page 8
Nhóm 2 2. HỒ THÚY NGỌC, “Pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 năm 2014, từ tr 67 đến 75. 3. DƯƠNG QUỲNH HOA, “Một vài góp ý về chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12 năm 2014, từ tr 25 đến 33. 4. HÀ THỊ MAI HIÊN – HÀ THỊ THÚY, “Bàn về chế định giải thích hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2015, từ tr 42 đến 49. 5.NGUYỄN MINH OANH, “Hoàn thiện các quy định về bảo vệ lợi ích của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2015, từ tr 11 đến 16. 6. NGUYỄN THÙY TRANG, “Các quy định về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2015, từ tr 20 đến 26. 7. HỒ THÚY NGỌC, “Quy định cấm các điều khoản hạn chế quyền trong pháp luật về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở Việt Nam: những bất cập”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 năm 2014, trừ tr 27 đến 35. 8. NGÔ QUỐC CHIẾN, ” Một số kiến nghị về chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 năm 2015, từ tr 22 đến 30. 9. VÕ QUỐC TUẤN, “Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo điều 588 bộ luật dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân”, số 7 năm 2013, từ tr 25 đến 26. 10. DƯƠNG ANH SƠN, “những yêu cầu phải được đặc ra khi xây dựng chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, số 2 năm 2013, từ tr 48 đến 53. 11. HOÀNG THẾ CƯƠNG, “ Hoàn thiện chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật bộ tư pháp, số 2 năm 2013, từ tr 21 đến 26. 12. TRẦN THỊ HUỆ, “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật bộ tư pháp, số 5 năm 2013, từ tr 18 đến 23. 13. ĐỖ VĂN ĐẠI, ” Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”, Tạp chí Nghiên cứ lập pháp, số 13 năm 2015, từ tr 31 đến 40. Yêu cầu 2: Cách để tìm những bài viết trên: Bài thảo luận số 2
Page 9
Nhóm 2 Tất cả đều tìm trên internet, cụ thể các nguồn: 1. Viện Nhà Nước Và Pháp Luật. Tại địa chỉ: http://isl.vass.gov.vn/ 2. Tạp Chí Khoa Học. Tại địa chỉ: http://tapchi.vnu.edu.vn/ 3. Thư Viện Trường Đại Học Luật Hà Nội. Tại địa chỉ: http://lib.hlu.edu.vn/
Bài thảo luận số 2
Page 10