Bai 1

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai 1 as PDF for free.

More details

  • Words: 2,406
  • Pages: 23
Baøi 1: ÑOÁI TÖÔÏNG, CHÖÙC NAÊNG VAØ NHIEÄM VUÏ CUÛA XAÕ HOÄI HOÏC

1. Xã hội học là gì? 1.1. Khái niệm Xã hội học - Xét về mặt thuật ngữ: Societas

Logos

Xaõ hoäi – goác Latinh

Hoïc thuyeát – goác Hylaïp

Sociology Xaõ hoäi hoïc

1. Xã hội học là gì? 1.1. Khái niệm Xã hội học -

Xét về mặt lịch sử ra đời của xã hội học: Lần đầu tiên bởi một người Pháp tên Auguste Comte (1798 – 1857). Ông đã xây dựng nên một khoa học xã hội học vào năm 1839. Về sau khái niệm xã hội học đã được Herbert Spencer (người Anh), Karl Marx (người Đức), Max Weber (người Đức) đã phát triển phong phú hơn.

1. Xã hội học là gì? 1.1. Khái niệm Xã hội học Xã hội học là một khoa học xã hội nghiên cứu các tương tác xã hội một cách có hệ thống, nghiên cứu cấu trúc mối tương quan xã hội và hành vi họat động của con người trong các tổ chức, các nhóm, cộng đồng xã hội. [Xã hội học Đại cương - Học viện Hành chính Quốc gia]

1. Xã hội học là gì? 1.2. Tại sao phải học Xã hội học

Vấn đề

Quan điểm tự nhiên (cá nhân)

Người nghèo khổ là những người không muốn làm việc, thiếu Nghèo trí tuệ và bất lực. khổ Xuất thân từ những “gia đình có vấn đề”, không có khả năng chi tiêu đúng đắn

Quan điểm xã hội học Nạn nghèo khổ là do cơ cấu bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp, mà nạn nhân là những người phải chịu đựng sự bất ổn định của công việc và lương bổng.

1. Xã hội học là gì? 1.2. Tại sao phải học Xã hội học

Vấn đề

Hôn nhân

Quan điểm tự nhiên (cá nhân)

Quan điểm xã hội học

Là hoàn toàn tự nhiên khi một người đàn ông sống cùng một người phụ nữ suốt đời do họ yêu nhau và muốn sinh con

Chế độ 1 vợ 1 chồng là hình thức của hôn nhân phổ biến. Nhưng cũng tồn tại nhiều xã hội tình trạng lấy nhiều vợ (hay chồng). - Các kiểu hôn nhân dựa trên nhân tố kinh tế - xã hội. Khả năng lựa chọn vợ/chồng phụ thuộc vào giai tầng và vị trí xã hội của mỗi cá nhân

1. Xã hội học là gì? 1.2. Tại sao phải học Xã hội học

Vấn đề

Vai trò phụ nữ

Quan điểm tự nhiên (cá nhân) Phụ nữ cần phải ở nhà nuôi con, vì đáp ứng bản năng làm mẹ và nhu cầu cần mẹ của trẻ con. Phụ nữ sinh ra là phái yếu, cấu thể sinh học chỉ phù hợp với công việc nhà

Quan điểm xã hội học Phụ nữ ở nhà là do ý thức chung của xã hội quy định. Do bị hạn chế cơ hội làm việc ngoài gia đình Làm mẹ chỉ là một chức năng. Quá trình xã hội hóa trẻ em có thể thực hiện trong bối cảnh phi gia đình khác

1. Xã hội học là gì? 1.2. Tại sao phải học Xã hội học Trong cuộc sống thường ngày này, người ta thường giải thích bằng “ý thức chung”, bằng “lẽ tự nhiên”. Tuy nhiên, các nhà xã hội học bác bỏ những gì được xem như thường tình, nó có thể hoàn toàn không phổ biến hay tồn tại vĩnh cửu mà thường gắn với những xã hội hay thời kỳ cụ thể. Các nhà xã hội học giả định rằng những điều chỉnh hành vi của cá nhân theo khuôn mẫu trong xã hội cho phép, sẽ dự báo hành vi xã hội. Xã hội học lưu ý rằng những khuôn mẫu hành vi này là sản phẩm của các sức mạnh xã hội cụ thể hay chính xác hơn là kết quả của những kinh nghiệm và các quan hệ xã hội tạo nên đời sống xã hội con người.

1. Xã hội học là gì? 1.2. Tại sao phải học Xã hội học Mỗi người dù sao phải sống trong xã hội, phải thiết lập các mối quan hệ với những người khác và đóng những vai trò xã hội, chúng ta học để trở thành thành viên của xã hội cụ thể và sức mạnh quan trọng nhất là sức mạnh xã hội chứ không phải là những sức mạnh sinh học hay bản năng. Nên ta thấy rõ kiến thức xã hội học là một trợ giúp quan yếu cho bất cứ nghề nghiệp nào. Địa vị xã hội mà chúng ta hy vọng đạt đến càng cao bao nhiêu, càng có uy thế bao nhiêu thì kiến thức xã hội học đối với chúng ta càng có lợi và quan trọng bấy nhiêu.

1. Xã hội học là gì? 1.2. Tại sao phải học Xã hội học Sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải thích vấn đề của nó khiến cho chúng ta có thể nhìn thế giới mà chúng ta đã và đang sống suốt cả cuộc đời của mình dưới một ánh sáng mới… Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của xã hội học là: mọi thứ không phải như chúng có vẻ là” Peter Berger [Nhập môn xã hội học – Bản dịch của Viện Xã hội học]

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Xã hội con người là khách thể nghiên cứu của nhiều khoa học xã hội, trong đó có xã hội học. theo đó: - Là các quan hệ xã hội (tương tác xã hội) được biểu hiện thông qua hành vi xã hội giữa con người và con người trong các tổ chức, nhóm, cộng đồng xã hội và được xem là sự kiện xã hội, hiện tượng xã hội. - Mặt khác, xã hội học nghiên cứu kết cấu hệ thống xã hội, xem hình thái kinh tế – xã hội là sự phát triển của hệ thống các quan hệ xã hội cùng các mối liên hệ, tác động cơ hữu với nhau.

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Một cách khái quát, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội của con người, mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách cá nhân, nhóm… và một bên là xã hội với tư cách hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội.

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác  Xã hội học với Triết học Khác với triết học các khái niệm cơ bản của xã hội học không phải là vật chất và ý thức mà là cấu trúc xã hội và thiết kế xã hội; không phải con người mà là nhân cách và tính cách là một loại hình xã hội và các quá trình xã hội hóa cá nhân; không phải là các quan hệ xã hội mà đúng hơn đó là sự tương tác xã hội. Triết học cung cấp cho xã hội học phương pháp luận khoa học (thế giới quan khoa học) khi xem xét các sự kiện, hiện tượng xã hội.

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác  Xã hội học với Tâm lý học Tâm lý học cho dù đó là Tâm lý học hành vi hay Tâm lý học ứng dụng cũng đều chú ý đến hành vi, tình cảm, trí nhớ của con người ở đó biểu hiện sự tương tác giữa các cá nhân và nhóm xã hội, để phán đoán các mối quan hệ xã hội. Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ xã hội thông qua tâm lý xã hội (tâm thế xã hội) của không những cá nhân mà của tập thể tổ chức, nhóm, cộng đồng xã hội. Tâm lý học kết hợp với xã hội học giúp nghiên cứu rõ hơn tâm thế xã hội, phản ứng xã hội đối với sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó.

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác  Xã hội học với Kinh tế học Kinh tế học nghiên cứu quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng của cải vật chất xã hội. kinh tế học chủ yếu giải quyết các vấn đề như cung - cầu; tiền tệ - giá cả; tỷ suất lợi nhuận, ảnh hưởng của thuế đến tiêu dùng… Thông qua việc nghiên cứu quá trình kinh tế, xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con người trong quá trình lao động, hành vi xã hội trong quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế, cấu trúc nghề nghiệp trong xã hội cụ thể.

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác  Xã hội học với Nhân chủng học Nhân chủng học nghiên cứu quá trình tiến hóa của nhân loại về mặt vật chất, sự phát triển những nền văn minh, văn hóa của con người đã mất, đang dần mất và đang tồn tại; nghiên cứu những phương thức sống, cách ứng xử của các tộc người trong sự khác nhau giữa các xã hội. Xã hội học dựa vào những giá trị, những khuôn mẫu văn hóa trong việc nghiên cứu hành vi của các nhóm người. Nhân chủng học giúp cho xã hội học phát triển thêm phương pháp nghiên cứu; những cứ liệu về văn hóa trong nghiên cứu…

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2.2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các khoa học xã hội khác  Xã hội học với Địa lý nhân văn Địa lý nhân văn nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới việc hình thành nên các đặc trưng, đặc tính chủng tộc, cá tính, hành vi. Điều này giúp cho cách tiếp cận của xã hội học rộng hơn và hệ thống hơn, xem môi trường địa lý cũng chính là tác nhân “xã hội” tác động đến mô thức sống của con người.

3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học 3.1. Chức năng của xã hội học + Chức năng nhận thức: Trang bị hệ thống những tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội và những quy luật của sự phát triển, Đồng thời, xã hội học còn xác định được những nhu cầu phát triển và những triển vọng của xã hội Chức năng nhận thức của xã hội học còn thể hiện thông qua phương pháp luận của nó, chính là những thông tin khoa học tập trung, chọn lọc đóng vai trò những nguyên lý, những chuẩn mực nghiên cứu xã hội

3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học 3.1. Chức năng của xã hội học + Chức năng thực tiễn Nghiên cứu xã hội học chỉ ra thực trạng xã hội, giúp con người đặt các quan hệ xã hội của mình dưới sự kiểm soát của bản thân và điều hòa các quan hệ đó cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển tiến bộ xã hội. Việc dự báo xã hội dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội là điều kiện và tiền đề để có kế hoạch quản lý xã hội một cách khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý xã hội trong một trật tự có thể.

3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học 3.1. Chức năng của xã hội học + Chức năng tư tưởng (giáo dục) Xã hội học giúp hiểu rõ được thực trạng xã hội, trên cơ sở đó làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. Xã hội học còn phát triển và hình thành nên tư duy khoa học, tạo điều kiện hình thành thói quen suy xét mọi hiện tượng xã hội và quá trình xã hội phức tạp trên quan điểm duy vật biện chứng, giúp nâng cao tư duy thông thường thành tư duy khoa học.

3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học - Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận nâng cao sự am hiểu của con người về thế giới, về xã hội bằng cách đánh giá, phê phán lại những “chân lý hiển nhiên”, những “quan điểm thường tình” mà con người đương nhiên mặc định chấp nhận và giảm thiểu những định kiến xã hội .

3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học - Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm, ứng dụng khi phân tích hành vi, ứng xử của con người trong cơ cấu và sự vận hành của tổ chức, nhóm, cộng đồng xã hội nhằm tránh những hạn chế, những bó buộc, những suy diễn vô căn… từ đó cung cấp thông tin phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho công tác quản lý xã hội (cấp độ vi mô – vĩ mô)

3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học - Xã hội học tích cực nghiên cứu các vấn đề liên quan đến con người trong giai đọan mới, như: tham gia vào việc giải quyết các khía cạnh xã hội, tổ chức có hiệu quả các quá trình hoạt động xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, giúp con người bình đẳng hơn trong cơ may cuộc sống…

Related Documents

Bai 1
June 2020 6
Bai 1
November 2019 11
Bai 1
May 2020 9
Bai 1
October 2019 16
Bai 1
November 2019 13
Bai 1
November 2019 17