Backup He Thong

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Backup He Thong as PDF for free.

More details

  • Words: 1,434
  • Pages: 5
GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG SAO LƯU DỮ LIỆU TRÊN TOÀN HỆ THỐNG Chắc các bạn, nhất là những người làm công tác quản trị đều hiểu tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu, chỉ 1 phút sơ ý cũng có thể làm cho dữ liệu quý báu của bạn tan thành mây khói, khi bạn lỡ tay xoá 1 lá thư cực kỳ quan trọng, hay xoá hàng loạt bản ghi trong cơ sở dữ liệu, máy tính bị nhiễm virus phá dữ liệu hay khi ổ cứng chứa dữ liệu bị bad v.v… Và mọi thứ sẽ còn tệ hại hơn khi bạn không thể khôi phục những dữ liệu này do chưa từng thực hiện sao lưu trước đó… Tất cả những việc đó có thể trở nên cực kỳ nhẹ nhàng, đơn giản nếu bạn thường xuyên, định kỳ sao lưu dữ liệu trong hệ thống. Có thể nói có vô số phần mềm sao lưu (backup) dữ liệu, và cũng không ít những giải pháp, mô hình thiết kế để thực hiện được công việc sao lưu dữ liệu trong hệ thống, trong bài này, tôi xin giới thiệu để các bạn tham khảo một giải pháp sao lưu dữ liệu toàn hệ thống tự động, đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Mô hình sao lưu như sau:

2

3 I. Các thành phần cơ bản của hệ thống. 1. Dữ liệu cần sao lưu thuộc hệ thống (sau đây gọi tắt là dữ liệu-vì trong bài này chỉ nhắc đến dữ liệu cần sao lưu) bao gồm: dữ liệu đảng viên, cơ sở dữ liệu (CSDL) Văn kiện Đảng, Mục lục hồ sơ lưu trữ, xử lý công văn, dữ liệu kế toán… và các dữ liệu quan trọng khác, tuỳ theo sự lựa chọn quản trị mạng (nếu cần thiết thì xin ý kiến của lãnh đạo đơn vị). Các máy tính chứa dữ liệu cần sao lưu, (sau đây quy ước gọi là datahuyện, data-tỉnh), có thể là máy chủ như notes, CSDL đảng viên..., nhưng cũng có thể là máy trạm như máy chứa dữ liệu kế toán, đảng phí hay các văn bản quan trọng... 2. Các thiết bị phục vụ cho công việc sao lưu là những thiết bị đã có sẵn trong hệ thống, cụ thể: - Backup-huyện là máy tính chứa toàn bộ dữ liệu được backup của đơn vị huyện uỷ, thành uỷ, thị uỷ, quận uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ (sau đây gọi tắt là huyện), các bạn có lựa chọn 1 trong số các máy chủ của huyện làm máy backup-huyện (thực hiện thêm chức năng backup dữ liệu). Giả sử tôi lựa chọn máy chủ CSDL đảng viên làm máy backup-huyện (tên gọi này chỉ là quy ước trong bài, bởi trên thực tế tên của máy chủ này không thay đổi). - Backup-tỉnh: với cấp tỉnh, tôi giả sử đã trang bị máy backup riêng, nếu không có thì tương tự như cấp huyện, các bạn có thể chọn 1(hoặc 1 vài máy) trong số máy chủ có dung lượng trống trên ổ cứng đủ lớn, ổ cứng còn tốt làm máy backup-tỉnh. - Các thiết bị khác như modem, switch... phục vụ cho việc nối mạng thì trong hệ thống đã có sẵn, mạng thông suốt là việc sao lưu được thực hiện tự động. 3. Phần mềm sao lưu ở đây tôi giới thiệu phần mềm Cobian backup, là 1 phần mềm được đánh giá cao, khá nhiều tiện ích, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. II. Cài đặt, cấu hình hệ thống A. Đơn vị cấp huyện. 1. Tại các máy chứa dữ liệu cần sao lưu (data-huyện): bạn chia sẻ (share) các thư mục chứa dữ liệu cần sao lưu, để dữ liệu được an toàn, bảo mật, khuyến cáo các bạn nên chia sẻ có mật khẩu bảo vệ (kể cả những máy cài windows XP- có thể tham khảo bài viết về vấn đề này). Chú ý: - Nếu trên 1 máy có nhiều thư mục chứa dữ liệu cần sao lưu, các bạn nên cài phần mềm cobian backup tại máy đó, backup tất cả các dữ liệu vào 1 thư

4 mục, chú ý đặt tên tường minh cho thư mục chứa dữ liệu backup, rồi chia sẻ thư mục đó. - Nếu cần thiết, các bạn có thể lưu 1 bảng về tên máy tính, tên, nội dung thư mục chứa dữ liệu backup của đơn vị để sau này tiện cho việc quản lý, phục hồi. 2. Tại máy backup-huyện: 2.1. Tạo mới 1 thư mục để chứa tất cả cả dữ liệu cần sao lưu của đơn vị, nên quy ước luôn tên thư mục: data_tenhuyen (ví dụ: thư mục lưu dữ liệu của huyện Cao Lộc sẽ có tên là data_caoloc), để dễ quản lý việc sao lưu, phục hồi. - Chia sẻ (share) thư mục data_tenhuyen. 2.2. Map các thư mục đã chia sẻ tại các máy data-huyện, (từ MAP này khó dịch sang tiếng Việt quá, nhưng chắc các quản trị mạng đều biết). 2.3. Cài đặt phần mềm Cobian backup. 2.4. Cấu hình Cobian backup: - Tạo mới các tác vụ sao lưu (1 hay nhiều tác vụ là tuỳ ý bạn). - Nguồn sao lưu: là các thư mục chứa dữ liệu mà bạn đã map. - Đích: bạn có thể lưu ra 1 hay nhiều chỗ, nhưng phải có thư mục data_tenhuyen. - Đặt lịch sao lưu... Các thao tác cụ thể để map, cài đặt, cấu hình Cobian backup các bạn xem thêm bài hướng dẫn sử dụng phần mềm Cobian Backup, tôi đã viết chi tiết từng mục, có hình chụp kèm theo. B. Cấp tỉnh. 1. Tại các máy chứa dữ liệu cần sao lưu (data-tỉnh) cần chia sẻ các thư mục chứa dữ liệu cần sao lưu (chú ý tương tự ở máy data-huyện). 2. Nếu có điều kiện, để giảm đầu mối cho máy backup-tỉnh, có thể lựa chọn 1 máy backup trung gian (backup-VP-BD) làm nhiệu vụ backup toàn bộ dữ liệu của VPTU và các ban đảng, máy này có chức năng, cách cài đặt và cấu hình tương tự như máy backup-huyện. - Tạo thư mục lưu dữ liệu backup của Văn phòng Tỉnh uỷ và các ban đảng có tên: data_VP_BD, trong thư mục đó có chứa các thư mục con: data_VPTU, data_BTC, data_BTG... lưu dữ liệu của từng đơn vị. - Chia sẻ thư mục data_VP_BD. - Map các thư mục đã chia sẻ tại các máy data-tỉnh.

5 - Cài đặt và cấu hình cobian backup tương tự tại máy backup-huyện, tạo cho mỗi ban đảng 1 tác vụ sao lưu riêng. 3. Tại máy backup-tỉnh 3.1. Tạo mới các thư mục chứa dữ liệu sao lưu, mỗi đơn vị 1 thư mục riêng, đặt tên thư mục trùng với tên đơn vị. - Map các thư mục data-tenhuyen đã được chia sẻ tại các máy backuphuyện. - Trường hợp có thêm máy backup-VP-BD (như ở mục 2), ta chỉ việc map thư mục data_VP_BD. - Trường hợp không có máy backup-VP-BD, ta phải map các thư mục tại các máy data-tỉnh. 2.3. Cài đặt phần mềm Cobian backup. 2.4. Cấu hình Cobian backup: - Tạo mới các tác vụ sao lưu, bạn nên tạo cho mỗi đơn vị 1 tác vụ sao lưu riêng, đặt tên tường minh để tiện theo dõi, kiểm tra. - Nguồn sao lưu: là các thư mục chứa dữ liệu mà bạn đã map. - Đích: dữ liệu của đơn vị nào thì sao lưu vào thư mục có tên đơn vị đó. - Đặt lịch sao lưu, đặt thế nào mà bạn thấy hợp lý là được, nhưng nên đặt lịch thời gian sao lưu lệch giờ nhau giữa các đơn vị và lệch giờ với lịch đồng bộ dữ liệu đảng viên, để tránh nghẽn đường truyền. III. Nhận xét, kết luận, gợi ý: - Giải pháp này đơn giản, dễ thực hiện, với hê thống hiện có đã đáp ứng được cơ sở cho việc thực hiện giải pháp bạn không cần làm gì thêm. - Với máy cài hệ điều hành Linux, nếu có dữ liệu cần sao lưu... - Quản trị mạng nên thường xuyên kiểm tra việc sao lưu dữ liệu của đơn vị. - Ngoài việc hệ thống sao lưu này, quản trị, người dùng có thể tự sao lưu riêng dữ liệu của cá nhân nếu cần.

Related Documents

Backup He Thong
November 2019 16
Sao Luu He Thong
November 2019 11
He Thong Loc
June 2020 9
An Toan He Thong
May 2020 13
He Thong Gmdss
July 2020 8
He Thong Roi Rac
November 2019 16