Bac Ton

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bac Ton as PDF for free.

More details

  • Words: 5,419
  • Pages: 7
Tấm gương sáng ngời về đạo đức Cách Mạng Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược, chứng kiến sự hành hạ, đối xử bất công của chúng đối với người dân nước Việt, ở Tôn Đức Thắng sớm xuất hiện tình cảm yêu nước, căm ghét bọn thực dân. Rồi tiếng vang của các nghĩa quân: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương và nhiều tấm gương anh dũng chống thực dân Pháp đã in sâu trong tâm hồn cậu bé Tôn Đức Thắng. Chính với hành trang yêu nước, thương nòi ấy, năm 1912, anh thanh niên Tôn Đức Thắng đã tham gia tổ chức cuộc bãi công của học sinh trường Bá Nghệ và công nhân Nhà máy sửa chữa tàu thủy Ba Son. Gần 10 năm sau, năm 1920, trở về Sài Gòn sau sự kiện kéo cờ trên Hắc Hải nổi tiếng, Tôn Đức Thắng cùng những người bạn thân thiết lập ra tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam - Công hội bí mật tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nhằm đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng mở ra vào một ngày cuối năm 1926, khi nhận được chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Tôn Đức Thắng nhanh chóng tán thành gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tán thành con đường cứu nước giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, trong con người Tôn Đức Thắng, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với Tổ quốc, với dân tộc cũng đồng thời là trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã nâng lòng yêu nước chân chính của Tôn Đức Thắng lên một tầm cao mới, thêm sức mạnh và hăng hái lao vào hoạt động cách mạng. Năm 1927, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ thành lập. Tôn Đức Thắng được cử là một thành viên trong ban lãnh đạo Kỳ bộ và trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Trên cương vị này, Tôn Đức Thắng đã tích cực tuyên truyền giác ngộ và cùng các đồng chí của mình tham gia chuẩn bị cho sự ra đời của một đảng mác-xít chân chính ở Việt Nam. Cuối năm 1929, giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì Tôn Đức Thắng bị mật thám Pháp bắt, đưa về Khám lớn Sài Gòn và dùng mọi cực hình tàn bạo hòng khai thác những tin tức về cách mạng. Nhưng chúng đã thất bại trước khí phách kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản. Chúng kết án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai và đày ra Côn Đảo. Ở nơi "địa ngục trần gian", Tôn Đức Thắng vẫn vững lòng tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cùng các đồng chí ở Banh 1 thành lập Chi bộ đặc biệt và trở thành một trong những người lãnh đạo của chi bộ cùng anh em trong tù tiếp tục đấu tranh. Cách mạng Tháng Tám thành công, vừa được đón về đất liền, người chiến sĩ cộng sản Tôn Đức Thắng đã hăng hái cùng quân dân miền nam chiến đấu chống thực dân Pháp; sau đó được điều ra Bắc, lần lượt đảm nhiệm các trọng trách: Phó Hội trưởng Hội Liên Việt, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù ở cương vị nào, Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng luôn luôn nêu cao phẩm chất trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Có thể nói, khiêm tốn và giản dị, tình nghĩa và trong sáng là những đức tính của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng rất khiêm nhường. Một người dân thuộc địa tham gia cuộc binh biến ở Hắc Hải năm 1919 để bảo vệ nước Cộng hòa Xô-viết trẻ tuổi là một sự kiện được nhân dân Liên Xô cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ thế giới khâm phục, ngợi ca. Vậy nhưng khi hồi tưởng lại sự kiện này, Chủ tịch khiêm tốn viết: "Tôi tin rằng, bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào, nhất là công nhân, được tham gia vào những giờ phút lịch sử đó tại Biển Đen, không thể hành động khác tôi. Bởi vì yêu Tổ quốc và căm thù đế quốc, cũng có nghĩa là yêu Cách mạng Tháng Mười và căm thù những kẻ chống lại Cách Mạng Tháng Mười. Là người đầu tiên được nhận huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta- Huân chương Sao Vàng, trong lời phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch xúc động nói: "Trong buổi lễ vinh quang này, tôi nghĩ đến thời kỳ tôi còn ấu trĩ, nghĩ đến những lúc khó khăn hiểm nghèo, Đảng đã dìu dắt, giáo dục tôi, nhân dân đã rèn luyện và giúp đỡ tôi để có được ngày hôm nay". Tháng 10-1975, về thăm quê ở Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang, Chủ tịch Tôn Đức Thắng chỉ nhận mình là một người được Đảng và Nhà nước cho phép về thăm quê nhà, gặp lại anh em họ mạc, thăm hỏi bà con xóm ấp. Đến cây xoài trước cổng nhà, cây cầu gỗ thuở nhỏ đi học qua, Chủ tịch vẫn nhớ mãi trong ký ức. Khi đã trở thành một vị nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch vẫn giữ nếp sống khiêm tốn, giản dị

của người lao động, thích đi bộ, thích lao động chân tay và tự mình làm mọi việc cho bản thân mà không muốn phiền ai giúp đỡ. Chủ tịch ăn mặc rất giản dị. Có lần, các đồng chí miền Nam đến thăm thấy Chủ tịch mặc chiếc áo ấm cũ có nối thêm một đoạn cho khỏi ngắn, đã cảm động hỏi: Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao Bác mặc áo nối thế này? Chủ tịch vui vẻ trả lời: Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn. Thật hồn hậu, giản dị biết bao ! Chủ tịch Tôn Đức Thắng thường xuyên dành tình cảm ân cần chăm lo cho đồng chí, đồng bào, đặc biệt là với các cháu thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Được tặng Giải thưởng Lê-nin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc" và kèm theo mười vạn rúp, Chủ tịch đã ủng hộ số tiền này cho Phong trào bảo vệ thiếu nhi thủ đô. Số tiền một vạn rúp các bạn Liên Xô đưa để mua quà tặng, Chủ tịch cũng chỉ dùng một phần nhỏ để mua một chiếc cối xay hạt tiêu tặng người vợ thân yêu, còn lại đem gửi trả bạn. Là một người yêu nước chân chính, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đồng thời là một chiến sĩ tiêu biểu cho tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua hành động cách mạng quả cảm của Tôn Đức Thắng khi tham gia cuộc binh biến Hắc Hải vào tháng 4-1919, để bảo vệ Cách mạng Tháng Mười Nga và lãnh đạo cuộc bãi công và lãn công của công nhân xưởng Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11-1925, giam chân chiến hạm Juyn Mi-sơ-lê ba tháng, để ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã giúp người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân và ý nghĩa của chính những hành động cách mạng ủng hộ cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc mà bản thân đã tham gia. Từ đó, ở Tôn Đức Thắng, lòng yêu nước chân chính đã thật sự gắn chặt với tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Là người cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đồng thời là người góp phần tích cực vào việc thực hiện tình đoàn kết gắn bó giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Do những cống hiến đối với phong trào cách mạng thế giới, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được bầu là Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới và được trao tặng Giải thưởng Lê-nin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc", cùng nhiều huân chương cao quý nhất của các nước anh em. Trọn đời, Chủ tịch Tôn Đức Thắng nêu một tấm gương ngời sáng về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản. Ngày nay, trước những đòi hỏi của cuộc sống mới, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng càng có ý nghĩa để mỗi cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện, noi theo để phấn đấu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược, chứng kiến sự hành hạ, đối xử bất công của chúng đối với người dân nước Việt, ở Tôn Đức Thắng sớm xuất hiện tình cảm yêu nước, căm ghét bọn thực dân. Rồi tiếng vang của các nghĩa quân: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương và nhiều tấm gương anh dũng chống thực dân Pháp đã in sâu trong tâm hồn cậu bé Tôn Đức Thắng. Chính với hành trang yêu nước, thương nòi ấy, năm 1912, anh thanh niên Tôn Đức Thắng đã tham gia tổ chức cuộc bãi công của học sinh trường Bá Nghệ và công nhân Nhà máy sửa chữa tàu thủy Ba Son. Gần 10 năm sau, năm 1920, trở về Sài Gòn sau sự kiện kéo cờ trên Hắc Hải nổi tiếng, Tôn Đức Thắng cùng những người bạn thân thiết lập ra tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam - Công hội bí mật tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nhằm đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng mở ra vào một ngày cuối năm 1926, khi nhận được chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Tôn Đức Thắng nhanh chóng tán thành gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tán thành con đường cứu nước giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân, độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, trong con người Tôn Đức Thắng, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với Tổ quốc, với dân tộc cũng đồng thời là trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã nâng lòng yêu nước chân chính của Tôn Đức Thắng lên một tầm cao mới, thêm sức mạnh và hăng hái lao vào hoạt động cách mạng. Năm 1927, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ thành lập. Tôn Đức Thắng được cử là một thành viên trong ban lãnh đạo Kỳ bộ và trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Trên cương vị này, Tôn Đức Thắng đã tích cực tuyên truyền giác ngộ và cùng các đồng chí của mình tham gia chuẩn bị cho sự ra đời của một đảng mác-xít chân chính ở Việt Nam. Cuối năm 1929, giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì Tôn Đức Thắng bị mật thám Pháp bắt, đưa về Khám lớn Sài Gòn và dùng mọi cực hình tàn bạo hòng khai thác những tin tức về cách mạng. Nhưng chúng đã thất bại trước khí phách kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản. Chúng kết án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai và đày ra Côn Đảo. Ở nơi "địa ngục trần gian", Tôn Đức Thắng vẫn vững lòng tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cùng các đồng chí ở Banh 1 thành lập Chi bộ đặc biệt và trở thành một trong những người lãnh đạo của chi bộ cùng anh em trong tù tiếp tục đấu tranh. Cách mạng Tháng Tám thành công, vừa được đón về đất liền, người chiến sĩ cộng sản Tôn Đức Thắng đã hăng hái cùng quân dân miền nam chiến đấu chống thực dân Pháp; sau đó được điều ra bắc, lần lượt đảm nhiệm các trọng trách: Phó Hội trưởng Hội Liên Việt, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù ở cương vị nào, Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng luôn luôn nêu cao phẩm chất trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Có thể nói, khiêm tốn và giản dị, tình nghĩa và trong sáng là những đức tính của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng rất khiêm nhường. Một người dân thuộc địa tham gia cuộc binh biến ở Hắc Hải năm 1919 để bảo vệ nước Cộng hòa Xô-viết trẻ tuổi là một sự kiện được nhân dân Liên Xô cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ thế giới khâm phục, ngợi ca. Vậy nhưng khi hồi tưởng lại sự kiện này, Chủ tịch khiêm tốn viết: "Tôi tin rằng, bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào, nhất là công nhân, được tham gia vào những giờ phút lịch sử đó tại Biển Đen, không thể hành động khác tôi. Bởi vì yêu Tổ quốc và căm thù đế quốc, cũng có nghĩa là yêu Cách mạng Tháng Mười và căm thù những kẻ chống lại Cách mạng Tháng Mười". Là người đầu tiên được nhận huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta- Huân chương Sao Vàng, trong lời phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch xúc động nói: "Trong buổi lễ vinh quang này, tôi nghĩ đến thời kỳ tôi còn ấu trĩ, nghĩ đến những lúc khó khăn hiểm nghèo, Đảng đã dìu dắt, giáo dục tôi, nhân dân đã rèn luyện và giúp đỡ tôi để có được ngày hôm nay". Tháng 10-1975, về thăm quê ở Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang, Chủ tịch Tôn Đức Thắng chỉ nhận mình là một người được Đảng và Nhà nước cho phép về thăm quê nhà, gặp lại anh em họ mạc, thăm hỏi bà con xóm ấp. Đến cây xoài trước cổng nhà, cây cầu gỗ thuở nhỏ đi học qua, Chủ tịch vẫn nhớ mãi trong ký ức. Khi đã trở thành một vị nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch vẫn giữ nếp sống khiêm tốn, giản dị của người lao động, thích đi bộ, thích lao động chân tay và tự mình làm mọi việc cho bản thân mà không muốn phiền ai giúp đỡ. Chủ tịch ăn mặc rất giản dị. Có lần, các đồng chí miền nam đến thăm thấy Chủ tịch mặc chiếc áo ấm cũ có nối thêm một đoạn cho khỏi ngắn, đã cảm động hỏi: Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao Bác mặc áo nối thế này? Chủ tịch vui vẻ trả lời: Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn. Thật hồn hậu, giản dị biết bao! Chủ tịch Tôn Đức Thắng thường xuyên dành tình cảm ân cần chăm lo cho đồng chí, đồng bào, đặc biệt là với các cháu thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Được tặng Giải thưởng Lê-nin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc" và kèm theo mười vạn rúp, Chủ tịch đã ủng hộ số

tiền này cho Phong trào bảo vệ thiếu nhi thủ đô. Số tiền một vạn rúp các bạn Liên Xô đưa để mua quà tặng, Chủ tịch cũng chỉ dùng một phần nhỏ để mua một chiếc cối xay hạt tiêu tặng người vợ thân yêu, còn lại đem gửi trả bạn. Là một người yêu nước chân chính, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đồng thời là một chiến sĩ tiêu biểu cho tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua hành động cách mạng quả cảm của Tôn Đức Thắng khi tham gia cuộc binh biến Hắc Hải vào tháng 4-1919, để bảo vệ Cách mạng Tháng Mười Nga và lãnh đạo cuộc bãi công và lãn công của công nhân xưởng Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11-1925, giam chân chiến hạm Juyn Mi-sơ-lê ba tháng, để ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã giúp người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân và ý nghĩa của chính những hành động cách mạng ủng hộ cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc mà bản thân đã tham gia. Từ đó, ở Tôn Đức Thắng, lòng yêu nước chân chính đã thật sự gắn chặt với tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Là người cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đồng thời là người góp phần tích cực vào việc thực hiện tình đoàn kết gắn bó giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Do những cống hiến đối với phong trào cách mạng thế giới, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được bầu là Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới và được trao tặng Giải thưởng Lê-nin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc", cùng nhiều huân chương cao quý nhất của các nước anh em. Trọn đời, Chủ tịch Tôn Đức Thắng nêu một tấm gương ngời sáng về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản. Ngày nay, trước những đòi hỏi của cuộc sống mới, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng càng có ý nghĩa để mỗi cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện, noi theo để phấn đấu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

“TÔN ĐỨC THẮNG - NGƯỜI CỘNG SẢN MẪU MỰC BIỂU TƯỢNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT” (ĐCSVN) - Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người cộng sản mẫu mực,người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo kính mến, biểu tượng đại đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc nước ta, người chiến sĩ trung kiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hồi ký Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực,biểu tượng của đại đoàn kết được Nhà xuất bản chính trị quốc gia tổ chức biên soạn và xuất bản theo Quyết định của Bộ chính trị về việc tổ chức biên soạn và xuất bản sách Hồi ký về các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Nội dung cuốn sách gồm 600 trang bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng, các nhà nghiên cứu, các nhà văn hoá, các bạn chiến đấu, các cán bộ phục vụ và bảo vệ Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng với 105 bức ảnh tư liệu quý và 10 trang bút tích thư của Bác Tôn gửi các con. Tôn Đức Thắng là một trong những người thuộc lớp chiến sĩ đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta. Là một trong những công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, đồng chí đã tham gia cuộc nổi dậy của Hải quân Pháp ở biển Đen kéo lá

cờ đỏ ủng hộ nước Nga Xôviết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau khi ra khỏi hải quân,đồng chí làm thợ máy cho hãng xe hơi Rơnô, gia nhập Tổng công hội Pháp và tích cực hoạt động trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước của kiều bào ta tại Pháp. Năm 1920, trở về Sài Gòn, đồng chí xây dựng những cơ sở công hội bí mật. Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin qua các sách báo của Nguyễn Ai’ Quốc và các tài liệu từ Pháp gửi về,tổ chức công hội đỏ đã lãnh đạo phong trào bãi công sôi nổi của thuỷ thủ và công nhân Nam Bộ,tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân hãng Ba Son tháng 8 năm 1925. Năm 1926, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chỉ một năm sau (1927), đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Cuối năm 1929, đồng chí bị bọn đế quốc bắt phạt án 20 năm khổ sai tại khám lớn Sài Gòn và địa ngục trần gian Côn Đảo. Trong ngục tù đế quốc,đồng chí luôn nêu cao ý chí kiên cường và giữ vững niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của người tù khổ sai Tôn Đức Thắng trong Hầm xay lúa của Nhà tù Côn Đảo mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về khí tiết của người cộng sản trước quân thù. Cách mạng Tháng Tám (1945) giành được thắng lợi ,đồng chí cùng các chiến sĩ cách mạng trở về đất liền tiếp tục hoạt động góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân,tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. giành độc lập, thống nhất cho tổ quốc Việt Nam. Trên bất kỳ cương vị nào, là thuỷ thủ trên tàu, công nhân trong xưởng máy, lãnh đạo Công hội đỏ hay Chủ tịch Mặt trận dân tộc thống nhất; và ngay cả sau này, khi Bác Hồ qua đời, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1969), đồng chí Tôn Đức Thắng luôn hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc; cho sự phát triển tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trên thế giới với tinh thần cách mạng bất khuất, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Sống gần trọn 92 mùa xuân (20-8-1888 – 30-3-1980), Bác Tôn đã cống hiến 70 năm đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và công cuộc bảo vệ hoà bình trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:"Là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng Tháng Mười vĩ đại... Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.” Đỗ Xuân Hội thi "Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Một nhân cách lớn" Truyền thống quật cường của quê hương đất nước đã sớm hun đúc lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước của người thanh niên Tôn Đức Thắng, cuộc sống và ý thức giai cấp công nhân đã tiếp bước rèn luyện người thanh niên ấy trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường và lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Bác Tôn sinh ra trên mảnh đất Long Xuyên của Nam Bộ bất khuất và đau thương, bị thực dân Pháp xâm chiếm hơn 20 năm. Những năm tuổi thơ, Bác Tôn sống ở quê nhà và đi học trường trong tỉnh. Học xong bậc tiểu học, Bác tạm biệt gia đình đi lên Sài Gòn - mở đầu cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Năm 1906, Sài Gòn đón nhận người thanh niên mười tám tuổi đầy tâm huyết Tôn Đức Thắng. Hạt giống cách mạng giờ đây được ươm giữa lòng đô thành Sài Gòn đầy bóng quân xâm lược. Bác Tôn không chọn con đường tiến thân nào khác, mà quyết định đến ngày với giai cấp công nhân.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với những đặc điểm nổi bật sau: - Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên thuộc giai cấp công nhân đi vào cách mạng vô sản. - Bác là một trong những người Việt Nam đầu tiên trực tiếp tham gia đấu tranh để ủng hộ nhà nước Nga Xô Viết ngay sau khi cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười thắng lợi. - Người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam - Cũng như Bác Hồ, cả cuộc đời bác Tôn đã chiến đấu cho mục đích sống duy nhất: quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân - Bác là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Lê Nin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc"

NGƯỜI CỘNG SẢN MẪU MỰC BIỂU TƯỢNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người cộng sản mẫu mực,người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo kính mến, biểu tượng đại đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc nước ta, người chiến sĩ trung kiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hồi ký Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực,biểu tượng của đại đoàn kết được Nhà xuất bản chính trị quốc gia tổ chức biên soạn và xuất bản theo Quyết định của Bộ chính trị về việc tổ chức biên soạn và xuất bản sách Hồi ký về các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Nội dung cuốn sách gồm 600 trang bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng, các nhà nghiên cứu, các nhà văn hoá, các bạn chiến đấu, các cán bộ phục vụ và bảo vệ Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng với 105 bức ảnh tư liệu quý và 10 trang bút tích thư của Bác Tôn gửi các con. Tôn Đức Thắng là một trong những người thuộc lớp chiến sĩ đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta. Là một trong những công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, đồng chí đã tham gia cuộc nổi dậy của Hải quân Pháp ở biển Đen kéo lá cờ đỏ ủng hộ nước Nga Xôviết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau khi ra khỏi hải quân,đồng chí làm thợ máy cho hãng xe hơi Rơnô, gia nhập Tổng công hội Pháp và tích cực hoạt động trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước của kiều bào ta tại Pháp. Năm 1920, trở về Sài Gòn, đồng chí xây dựng những cơ sở công hội bí mật. Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin qua các sách báo của Nguyễn Ai’ Quốc và các tài liệu từ Pháp gửi về,tổ chức công hội đỏ đã lãnh đạo phong trào bãi công sôi nổi của thuỷ thủ và công nhân Nam Bộ,tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân hãng Ba Son tháng 8 năm 1925. Năm 1926, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chỉ một năm sau (1927), đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Cuối năm 1929, đồng chí bị bọn đế quốc bắt phạt án 20 năm khổ sai tại khám lớn Sài Gòn và địa ngục trần gian Côn Đảo. Trong ngục tù

đế quốc,đồng chí luôn nêu cao ý chí kiên cường và giữ vững niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của người tù khổ sai Tôn Đức Thắng trong Hầm xay lúa của Nhà tù Côn Đảo mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về khí tiết của người cộng sản trước quân thù. Cách mạng Tháng Tám (1945) giành được thắng lợi ,đồng chí cùng các chiến sĩ cách mạng trở về đất liền tiếp tục hoạt động góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân,tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. giành độc lập, thống nhất cho tổ quốc Việt Nam. Trên bất kỳ cương vị nào, là thuỷ thủ trên tàu, công nhân trong xưởng máy, lãnh đạo Công hội đỏ hay Chủ tịch Mặt trận dân tộc thống nhất; và ngay cả sau này, khi Bác Hồ qua đời, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1969), đồng chí Tôn Đức Thắng luôn hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc; cho sự phát triển tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trên thế giới với tinh thần cách mạng bất khuất, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Sống gần trọn 92 mùa xuân (20-8-1888 – 30-3-1980), Bác Tôn đã cống hiến 70 năm đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và công cuộc bảo vệ hoà bình trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:"Là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng Tháng Mười vĩ đại... Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.”

Related Documents

Bac Ton
June 2020 9
Bac
October 2019 74
Grit Ton
October 2019 26
Lip Ton
May 2020 12
King Ton
November 2019 16
Pat Ton
April 2020 8