Trang 30 31 từ đẹp nhất trong tiếng Anh..! Tác giả: Huỳnh Viết Dũng Theo một tín ngưỡng xa xưa nào đó, chức năng của ngôn ngữ ban đầu bao gồm cả việc tương thông, liên kết với các vị thần cai quản thời gian, vì người ta tin rằng, ngôn ngữ có thể được lắng nghe bởi các vị thần.
Bạn biết không, 31 từ đẹp nhất này do Hội đồng Anh (Bristish Council) tuyển chọn, và theo 1 tín ngưỡng xa xưa nào đó, chức năng của ngôn ngữ ban đầu bao gồm cả việc tương thông, liên kết với các vị thần cai quản thời gian, vì người ta tin rằng, ngôn ngữ có thể được lắng nghe bởi các vị thần. Do vậy, người ta đã chia 31 từ này cho 31 ngày trong 1 tháng, cùng 12 từ quan trọng đầu tiên cho 12 tháng để mong được may mắn suốt năm. Chúng ta có thể căn cứ vào 31 từ này để làm 1 bài bói vui nhé, bạn hãy lấy ngày sinh nhật của mình và tra với bảng trên, theo quy tắc 31 từ là 31 ngày và 12 từ đầu tiên là tháng. Sinh nhật của bạn nói lên điều gì nào? 1. mother: người mẹ, tình mẫu tử 2. passion: tình cảm, cảm xúc 3. smile: nụ cười thân thiện 4. love: tình yêu 5. eternity: sự bất diệt, vĩnh cửu 6. fantastic: xuất sắc, tuyệt vời 7. destiny: số phận, định mệnh 8. freedom: sự tự do 9. liberty: quyền tự do 10. tranquility: sự bình yên 11. peace: sự hoà bình 12. blossom: sự hứa hẹn, triển vọng 13. sunshine: ánh nắng, sự hân hoan 14. sweetheart: người yêu dấu 15. gorgeous: lộng lẫy, huy hoàng 16. cherish: yêu thương 17. enthusiasm: sự hăng hái, nhiệt tình 18. hope: sự hy vọng 19. grace: sự duyên dáng 20. rainbow: cầu vồng, sự may mắn 21. blue: màu thiên thanh 22. sunflower: hoa hướng dương 23. twinkle: sự long lanh 24. serendipity: sự tình cờ, may mắn
25. bliss: niềm vui sướng vô bờ 26. lullaby: bài hát ru con, sự dỗ dành 27. sophisticated: sự tinh vi 28. renaissance: sự phục hưng 29. cute: xinh xắn đáng yêu 30. cosy: ấm cúng 31. butterfly: bươm bướm, sự kiêu sa Đã được xem 1108 lần Sưu tầm bởi: camchuong Cập nhật ngày 26/11/2007 quyết giúp bạn nghe giảng tốt hơn Nghe giảng trên lớp là một phần hết sức quan trọng của một khoá học vì phần lớn những gì bạn cần phải tiếp thu đều được cô đọng trong các bài giảng. Tuy nhiên, lắng nghe và hiểu những gì thầy cô nói là một quá trình tư duy đòi hỏi bạn phải hết sức chú ý và suy nghĩ về những gì bạn nghe thấy.
Bí quyết giúp bạn nghe giảng tốt hơn Nghe giảng trên lớp là một phần hết sức quan trọng của một khoá học vì phần lớn những gì bạn cần phải tiếp thu đều được cô đọng trong các bài giảng. Tuy nhiên, lắng nghe và hiểu những gì thầy cô nói là một quá trình tư duy đòi hỏi bạn phải hết sức chú ý và suy nghĩ về những gì bạn nghe thấy. Bạn có thể nghe giảng tốt hơn khi biết áp dụng đúng cách những điều dưới đây: • Chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức: Bạn chỉ có thể tiếp thu bài giảng tốt nhất khi bạn có đủ kiến thức để hiểu những điều thầy cô nói. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành tất cả bài tập về nhà (các bài tập lớn, các bài luyện tập và cả những phần đọc thêm ở nhà). Hãy xem lại vở ghi phần bài học hôm trước. Nghĩ xem bạn đã biết những gì về chủ đề sẽ được nói tới trong bài học hôm nay. • Chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần: Tinh thần hứng khởi sẽ giúp bạn tiếp thu bài tốt hơn. Thái độ của bạn khi đến lớp không chỉ ảnh hưởng đến mức độ hiểu bài của bạn mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả bài giảng của thầy cô và không khí học tập của cả lớp. Hãy tìm hiểu những điều khiến chủ đề của giờ học sắp tới trở nên thú vị và hữu ích. Hãy nỗ lực hết mình để hiểu những gì thầy cô giảng trong bài học sắp tới.
• Lắng nghe có mục đích: Xác định xem bạn mong đợi và hy vọng mình sẽ học được điều gì từ buổi học sắp tới và khi đến lớp hãy lắng nghe những gì thầy cô nói để trả lời cho những thắc mắc mà bạn đã nghĩ tới. Có mục đích khi nghe sẽ giúp bạn ghi bài tốt hơn. • Lắng nghe một cách cởi mở: Hãy lắng nghe những gì thầy cô bạn nói. Việc đặt ra những câu hỏi là rất tốt miễn là bạn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những quan điểm khác không ngoài quan điểm của bản thân. • Lắng nghe một cách chủ động: Bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ với tốc độ nhanh hơn tốc độ nói của thầy cô. Hãy tận dụng ưu thế này để đánh giá những gì thầy cô đã nói và cố gắng hình dung những gì thầy cô sẽ nói tiếp theo. Đừng quên ghi lại những ý quan trọng, những chi tiết cần lưu ý trong bài giảng của thầy cô. Tuy bạn có thể suy nghĩ nhanh hơn tốc độ nói của thầy cô nhưng tốc độ viết bao giờ cũng chậm hơn tốc độ nói. Vì vậy, ghi bài đòi hỏi bạn phải quyết định nên viết cái gì, mà để làm được điều này bạn phải biết lắng nghe một cách chủ động. Đây cũng là phương pháp giúp cải thiện tư duy để phát triển kỹ năng nói của bạn. • Chấp nhận thử thách: Đừng “đầu hàng” và bỏ nghe giữa chừng khi bạn thấy thông tin được trình bày quá khó hiểu. Khi đó, hãy lắng nghe chăm chú hơn và nỗ lực hơn để hiểu những gì đang được đề cập đến. Đừng ngại đặt câu hỏi cho thầy cô vì việc đó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn. • Đừng quá để ý đến môi trường xung quanh: Lớp học hôm nay có thể ồn ào, quá nóng, quá lạnh, quá sáng hay quá tối nhưng đừng để những yếu tố khách quan ấy ảnh hưởng tới bạn. Hãy dồn sự chú ý của mình vào việc quan trọng hơn - HỌC TẬP. Khi bạn có thể áp dụng được những kinh nghiệm trên đây một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ có những giờ học thực sự bổ ích và hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Đã được xem 417 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - GE Cập nhật ngày 29/10/2007 Thành công trên giảng đường đại học Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn thời gian trên giảng đường đại học thực sự hiệu quả và chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố gắng nỗ lực không ngừng, phương pháp học tập khoa học, khả năng sắp xếp thời gian hợp lý và những chiến lược làm bài thi hiệu quả. Thực tế, để thành công trên giảng đại học bạn cần thực hiện những điều gì?
Khi rời trường trung học bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sinh viên có động lực học tập cao hơn, khả năng học tập tiếp thu những cái mới nhanh nhạy hơn; giáo viên yêu cầu bạn cao hơn; công việc học tập khó khăn hơn và sinh viên phải độc lập hơn rất nhiều. Không những thế nếu bạn học đại học xa nhà, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống ở một nơi hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, Globaledu xin đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể gặt hái thành công trên giảng đường đại học. 1. Có mục tiêu rõ ràng Muốn thành công trên giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho việc học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học. Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đại học Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đạt được trong thời gian học đại học Biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó Biết chắc rằng những mục tiêu mình đề ra phù hợp với khả năng và những mối quan tâm của bản thân Linh hoạt – trong quá trình học tập nếu cần thiết hãy thay đổi mục tiêu dựa trên kinh nghiệm của bản thân 2. Sử dụng tiền một cách hợp lý Ngoài việc học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn học đại học. Hãy thực hiện những bước dưới đây nếu bạn không muốn lãng phí khoản tiền dành riêng cho việc học đại học: Lập một quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi quỹ đó Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết. Số tiền chi cho việc gọi điện có thể sẽ “gốn” một khoản không nhỏ trong ngân quỹ của bạn. 3. Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể học tập tốt ở bậc đại học. Điều này có nghĩa bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc luôn minh mẫn và tỉnh táo. Ngủ đủ giấc Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì dự tỉnh táo. Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không đường và hoa quả tươi sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà còn minh mẫn và tỉnh táo nữa. Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ. Đồ ăn nhanh như bánh mỳ và khoai tây chiên thì rất tiện lợi nhưng không tốt cho sức khoẻ.
Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường. Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp thuốc miễn phí. Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khoá trước khi gặp khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng. 4. Tận dụng thư viện Bạn sẽ dành không ít thời gian cho thư viện của trường đại học. Tận dụng nguồn thông tin chủ yếu này một cách khoa học sẽ giúp bạn gặt hái thành công trong học tập. Tìm hiểu những nguồn thông tin mà thư viện có thể cung cấp cho bạn ngay khi bước chân vào giảng đường đại học Học cách sử dụng các nguồn thông tin của thư viện Khai thác triệt để những thiết bị hỗ trợ của thư viện như máy phô-tô, máy đọc phim .v.v… Kiểm tra xem liệu thư viện trường bạn có khu tự học hay không. Nếu có hãy đăng ký sử dụng nếu thư viện yêu cầu bạn đăng ký khi muốn tự học tại đó. 5. Tham gia vào các hoạt động trong trường. Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết. Tham gia vao fcác câu lạc bộ sinh viên phù hợp với sở thích của bản thân. Bạn sẽ tìm thấy có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy để lựa chọn. Tham gia một câu lạc bộ nào đó liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo học. Điều này không chỉ giúp bạn học tốt hơn mà còn giúp bạn thiết lập những mối quan hệ rất hữu ích cho sự nghiệp trong tương lai. Tham gia đội thể thao nào đó của trường. Đây là một cách tuyệt vời để giữ gìn sức khoẻ và làm quen với những người bạn mới. Tham gia vào những sự kiện, hoạt động ngoại khoá dành cho sinh viên. Bạn sẽ học được những kinh nghiệm quý giá để hoà nhập với tập thể và môi trường mới. Đương nhiên muốn thành công trên giảng đường đại học đòi hỏi rất nhiều cố gắng và nỗ lực. Nhưng sự cố gắng và nỗ lực của bạn khi học tập tại đây sẽ vô cùng hữu ích cho cuộc sống của bạn sau này. Chúc bạn thành công! Đã được xem 387 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - GE Cập nhật ngày 24/09/2007 Bí quyết trở thành một độc giả thông minh
Tiến sỹ Mai Liêm Trực, một người nổi tiếng vì thông thạo nhiều thứ tiếng đã từng bật mí rằng kinh nghiệm học ngoại ngữ của ông là mỗi ngày đọc 10 trang tiểu thuyết viết bằng thứ tiếng ông muốn học.
Nghe được kinh nghiệm này nhiều bạn đang học tiếng Anh có lẽ sẽ cảm thấy thật khó có thể áp dụng. Thực ra, việc này là hoàn toàn nằm trong tầm tay nếu bạn biết cách trở thành một độc giả thông minh. Một cuốn truyện dù là được viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt đều là một câu chuyện được nhà văn hư cấu giúp bạn đọc giải trí, tiêu khiển như một thú vui tao nhã khi rỗi rãi. Một cuốn tiểu thuyết cũng tương tự như vậy duy chỉ có điều khác là nó dài hơn và phức tạp hơn. Vì thế, để hiểu được nội dung và thông điệp của một cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh, bạn không chỉ cần biết ý nghĩa của từ ngữ mà còn phải nắm được sáu yếu tố mà tác giả sử dụng để viết nên cuốn tiểu thuyết đó. 1. Nhân vật Nhân vật là yếu tố đầu tiên bạn cần tìm kiếm khi đọc một quyển truyện hay một cuốn tiểu thuyết. Hầu hết các nhân vật thường là con người nhưng cũng có khi là động vật hay những đồ vật, có khi là một hiện tượng được nhân cách hoá giống như những nhân vật trong các phim hoạt hình hay những tác phẩm điện ảnh. Nhân vật chính đóng vai trò quan trọng nhất trong tác phẩm và thường xuyên là nhân vật đầu tiên được giới thiệu. Và phần lớn câu chuyện trong tiểu thuyết sẽ được nhìn qua con mắt của nhân vật chính. Các nhân vật phụ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, làm nền và được giới thiệu đâu đó trong câu chuyện mà thôi. 2. Bối cảnh Bối cảnh, nơi mà câu chuyện xảy ra, là yếu tố thứ hai mà bạn cần để ý tới khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay bất kỳ tác phẩm văn xuôi nào khác. Một câu chuyện có thể xảy ra trong một ngôi nhà, ở một vùng quê, thị trấn, trường học hoặc bất kỳ nơi nào mà tác giả lựa chọn. Thông thường thì bối cảnh sẽ được giới thiệu ngay từ đầu câu chuyện. Bối cảnh đó giúp độc giả hiểu rõ tác động của hoàn cảnh đến sự phát triển tâm lý nhân vật. 3. Thời gian Yếu tố thời gian cũng cần được lưu ý khi đọc một cuốn tiểu thuyết. Một câu chuyện có thể xảy ra gần đây hoặc nhiều năm trước. Thông thường thời gian câu chuyện xảy ra được giới thiệu ở đầu chuyện cùng với bối cảnh. 4. Vấn đề
Vấn đề là yếu tố thứ tư mà tác giả sẽ sử dụng để tạo nên một cuốn tiểu thuyết. Phần lớn vấn đề bắt nguồn từ một mâu thuẫn nào đó giữa nhân vật chính và một nhân vật khác trong truyện. Nhưng vấn đề cũng có thể liên quan tới một tình huống nào đó như một cơn bão, một cuộc chiến tranh hoặc vô vàn những trở ngại khác có thể gây ra mâu thuẫn trong cuộc sống. 5. Các sự kiện Yếu tố thứ năm là các sự kiện. Một sự kiện là nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề câu chuyện đặt ra. Trong một câu chuyện thường có rất nhiều sự kiện như vậy nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề và chúng chiếm phần lớn nội dung cuốn tiểu thuyết đó. 6. Giải pháp Yếu tố thứ sáu và cũng là yếu tố cuối cùng của một cuốn tiểu thuyết là giải pháp. Giải pháp là cách vấn đề được bộc lộ hay kết thúc. Thông thường giải pháp được nêu ở cuối truyện. Đôi khi mãi đến tận trang cuối cùng thậm chí đoạn văn cuối cùng thì giải pháp mới được đưa ra. Xác định được những yếu tố cấu thành một câu chuyện được nêu trên sẽ giúp bạn không những hiểu hơn câu chuyện mà còn thưởng thức nó, ghi nhớ những chi tiết thú vị và hiểu rõ giá trị những phong cách khác nhau của các nhà văn. Đã được xem 300 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - GE Cập nhật ngày 20/09/2007 SQRW - Bí quyết đọc giáo trình Đọc giáo trình không phải là một nhiệm vụ dễ dàng nhất là những cuốn giáo trình bằng một thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ như tiếng Anh. SQRW là một thủ thuật 4 bước dành cho việc đọc và ghi lại những ý chính từ một cuốn giáo trình nào đó bạn phải đọc trước ở nhà.
Mỗi chữ cái (S-Q-R-W) tượng trưng cho một bước trong chiến thuật này. Sử dụng SQRW sẽ giúp bạn hiểu những gì mình đang đọc và chuẩn bị được một bản tóm tắt những ý chính mà bạn học được từ giáo trình đó. Bản tóm tắt này sẽ vô cùng giá trị khi bạn cần tham dự một cuộc thảo luận trên lớp hay khi bạn ôn tập chuẩn bị cho một kỳ thi. Survey (Tìm hiểu tổng quát) Việc tìm hiểu tổng quát sẽ giúp bạn không những nhớ lại những kiến thức mà bạn đã biết về chủ đề được đề cập đến trong một chương nào đó của cuốn sách mà còn chuẩn bị sẵn sàng cho việc học thêm những kiến thức mới. Để tìm hiểu tổng quát về một chương, hãy
đọc đầu đề, đoạn giới thiệu, các tiêu đề của tiểu mục, phần tóm tắt hay tiểu kết của chương. Đừng quên nghiên cứu các hình vẽ minh hoạ, bảng biểu, bản đồ hay biểu đồ và đọc những lời chú thích đi kèm. Khi tìm hiểu tổng quát, bạn sẽ nhanh chóng biết được là chương đó nói về điều gì. Question (Đặt câu hỏi) Bạn cần đặt ra những câu hỏi trong đầu khi đọc. Các câu hỏi sẽ giúp bạn đọc có mục đích và tập trung hơn vào việc đọc có trọng tâm. Hình thành các câu hỏi bằng cách chuyển tên mỗi chương thành một câu hỏi. Sử dụng các từ để hỏi như who (ai), what (cái gì), where (ở đâu), why (tại sao) hay how (khi nào) để đặt câu hỏi. Ví dụ: với tiêu đề “Uses of Electricity” trong một chương về cách khoa học góp phần cải thiện cuộc sống con người, bạn có thể đặt câu hỏi “What are some uses of electricity?”. Nếu tiêu đề đó là một câu hỏi thì bạn có thể sử dụng luôn câu hỏi ấy. Còn trong trường hợp tiêu đề của bạn có nhiều hơn một ý thì hãy tách chúng ra và đặt câu hỏi cho từng ý. Đừng đặt câu hỏi cho phần Giới thiệu, Tóm tắt hay Tiểu kết. Read (Đọc) Đọc các thông tin bên dưới các tiêu đề sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn vừa đặt ra trong bước thứ hai. Khi đọc, bạn có thể quyết định thay đổi nội dung của một câu hỏi hay chia nó ra thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn để trả lời. Đọc có trọng tâm và linh hoạt thì bạn có thể thu nhận được đủ thông tin để có thể tìm ra câu trả lời thoả đáng cho từng câu hỏi. Write (Viết) Viết các câu hỏi cùng câu trả lời vào vở. Hãy đọc lại những câu trả lời đã viết để chắc chắn rằng các câu trả lời đều dễ đọc và chứa tất cả các thông tin quan trọng cần thiết để trả lời câu hỏi đó. Khi thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ thấy mình không chỉ học được nhiều hơn mà còn biết cách ghi chép ý tốt hơn để có thể sử dụng khi thảo luận trên lớp cũng như ôn thi. Chỉ có một lưu ý nho nhỏ là khi hoàn thành bước 1 (Survey - Tìm hiểu tổng quát), hãy thực hiện 3 bước sau lần lượt cho từng tiêu đề một. Như vậy bạn sẽ không bị rối vì có quá nhiều vướng mắc cần tìm giải đáp khiến việc đọc sẽ thiếu trọng tâm và kém hiệu quả. Chúc bạn thành công! Đã được xem 418 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - GE Cập nhật ngày 17/09/2007 Diễn đạt ý kiến
Xin cho biết cách diễn đạt quan điểm, ý kiến của mình theo tiếng Anh?
Trong tiếng Anh có rất nhiều cách để diễn đạt ý kiến hay quan điểm của cá nhân về một vấn đề nào đó, sau đây là một số cụm từ thường gặp: In my view / opinion Trong tiếng Anh ngày nay, người ta thường bỏ cụm từ point of mà chỉ đơn giản nói là in my view hay là in her opinion. Ví dụ: In my view, birds should not be kept in cages.(Theo tôi, chim không nên bị nhốt ở trong lồng). How important is it, in your view, that the twins should stay together? ~ In my opinion, it’s very important.(Theo quan điểm của anh, việc hai đứa trẻ sinh đôi nên sống cùng với nhau quan trọng như thế nào? ~ Theo tôi, việc này rất quan trọng). Nếu chúng ta muốn sử dụng cụm từ point of view thì chúng ta thường nói là from my point of view hơn là nói according to my point of view. Cả hai cụm từ này đều nhấn mạnh vào vị trí hay khía cạnh mà từ đó bạn đánh giá vấn đề, đưa ra quan điểm của bạn. Xem ví dụ sau đây: From my point of view it makes no difference whether you return on Saturday night or Sunday morning.(Theo quan điểm của tôi nó chẳng có gì khác biệt dù cho bạn trở về vào tối thứ bảy hay vào sáng chủ nhật cả). From a political point of view, the agreement of the UN is extremely important.(Theo ý kiến của một nhà chính trị, thoả hiệp của Liên Hiệp Quốc là vô cùng quan trọng). From the point of view of safety, always wear a helmet when you are on the building site.(Theo quan điểm về sự an toàn, hãy thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi bạn ở trong các công trường xây dựng). To my mind, reckon, to be honest... In my view, from my point of view, in my opinion là những cách diễn tả ý kiến và quan điểm một cách trang trọng, nghi thức của văn viết. Dưới đây là một vài ví dụ với cách diễn tả kém trang trọng hơn sử dụng chủ yếu trong giao tiếp hàng ngày: To my mind the quality of their football is just not good enough. (Theo tôi chất lượng đá bóng của họ chưa đủ tốt). I reckon it'll rain later today. Let's go tomorrow. (Tôi cho rằng hôm nay trời sẽ mưa. Hãy đi vào ngày mai đi). If you ask me, it's unreasonable to pay for something which should be free. (Nếu bạn hỏi tôi, thật là vô lý nếu phải trả tiền cho một thứ mà đáng lẽ nên miễn phí). To be honest (with you), I'm surprised you got into university with such low grades. (Thật
lòng mà nói, tôi rất ngạc nhiên khi bạn thi đại học với kết quả thấp như vậy). As far as I'm concerned, the matter is over and done with and we can now move forward.(Theo tôi được biết, vấn đề này đã kết thúc và hoàn thành rồi, bây giờ chúng ta có thể tiến lên phía trước). Nếu bạn được yêu cầu viết một bài luận mang tính học thuật trong đó bạn phải diễn tả ý kiến và quan điểm của mình về một vấn đề nào đó, bên cạnh cụm từ in my view, bạn có thể sử dụng các cụm từ sau để thay thế: I think that, It seems to me that, I would argue that, I do not believe that, I am unconvinced that, I do not agree that... Quan sát các ví dụ sau: I believe that it is quite unacceptable for animals to be kept in zoos. It seems to me that when they are confined to a cage they never have enough room to move around. I would argue that it is kinder to allow a rare animal to die naturally in the wilds rather than to prolong its life artificially in a zoo.(Tôi tin rằng không thể chấp nhận được việc những con thú bị nhốt trong sở thú. Với tôi, dường như khi chúng bị giam trong lồng, chúng không có đủ không gian để di chuyển xung quanh. Tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta cho phép những động vật quý hiếm được chết một cách tự nhiên trong môi trường thiên nhiên hoang dã, chứ không phải là cố gắng kéo dài tuổi thọ của chúng một cách không tự nhiên trong sở thú). Để tạo độ cân bằng cho bài luận của mình, bạn có thể sử dụng các cụm từ sau đây để diễn tả những ý kiến hay quan điểm khác với bạn: Of course, many / some people argue that, It is sometimes argued, Admittedly, While... Xem các ví dụ sau đây: It is sometimes argued that it is possible for conditions in the zoo to replicate the wild animal's natural habitat. While this may be feasible for smaller reptiles, it will never be possible, in my view, for the larger mammals which needs acres of space to roam around in.(Đôi khi người ta cho rằng những điều kiện trong sở thú có thể tái tạo lại môi trường sống tự nhiên. Trong khi đó điều này chỉ có thể khả thi đối với một số loài bò sát nhỏ, mà theo tôi nó sẽ là không thể đối với những loài động vật có vú, chúng cần có một không gian rộng lớn để đi dạo chơi trong đó). Đôi khi chúng ta cũng cần phải giải thích rõ ràng hơn về suy nghĩ, ý kiến của mình một cách chi tiết. Để giải thích cặn kẽ chi tiết cho quan điểm của mình, chúng ta có thể sử dụng các cụm từ sau: By this I mean, Here I’m referring to, To be more precise, That is to say... Xem các ví dụ sau: By spending money on confining wild animals to zoos, we are wasting resources. By this I mean there are more urgent economic problems to deal with: hospitals and schools should be our first priority.(Bằng việc đầu tư tiền vào việc giam cầm những động vật hoang dã trong sở thú, chúng ta đã và đang lãng phí những nguồn tài nguyên. Tôi muốn nói tới việc là có ngày càng nhiều những vấn đề kinh tế cấp bách phải giải quyết: bệnh viện và trường học nên được ưu tiên). Đã được xem 286 lần
Sưu tầm bởi: WoodPecker - Global Education Cập nhật ngày 17/09/2007 Nói có phải là cách học tiếng Anh tốt nhất? Rất nhiều học sinh tâm sự là mới học tiếng Anh nên rất ngại nói vì vốn từ của còn ít và ngữ pháp cũng không chắc. Họ nhận được rất nhiều lời khuyên là phải chịu khó nói thật nhiều vì đây là cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất. Vậy có phải nói tiếng Anh có tác dụng rất lớn đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh hay không? Đây có thể là lời khuyên mà những người học tiếng Anh được nghe đi nghe lại nhiều lần. Bạn sẽ nhận được lời khuyên này từ giáo viên, các trang web dạy tiếng Anh miễn phí và cả những thành viên trong các diễn đàn trao đổi về cách học tiếng Anh. Đối với hầu hết giáo viên dạy tiếng, mục tiêu của họ là làm cho bạn nói thật sớm và thật nhiều. Họ tin rằng họ nên hạn chế nói trên lớp để học sinh có cơ hội nói tiếng Anh nhiều hơn. Trên thực tế, nói là một dạng bắt chước. Khi nói tiếng mẹ đẻ, bạn không tạo ra từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của riêng mình mà bạn dùng từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm giống mọi người xung quanh bạn. Tương tự, khi cố nói một ngoại ngữ, mục đích của bạn là bắt chước từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của người bản xứ để cách nói của bạn được tự nhiên và chuẩn xác. Như vậy, có thể thấy tương đối rõ là để nói giống như người bản xứ, bạn phải nghe những gì họ nói và đọc những gì họ viết. Bằng cách này, bạn có thể học được các từ và cấu trúc ngữ pháp mới mà bạn có thể sử dụng để diễn đạt suy nghĩ của bạn. Kết quả là bạn có thể thiết lập các câu tiếng Anh của riêng bạn càng ngày càng dễ dàng. Ngược lại, nếu bạn làm theo lời khuyên “đại trà” này và tập trung nói nhiều hơn là nghe và đọc, bạn sẽ học được ít từ và cấu trúc mới, và, giống như nhiều người học, bạn sẽ bị “tắc” trong vốn từ và ngữ pháp hạn hẹp của bạn. Do vậy, bạn sẽ luôn gặp khó khăn khi biểu đạt ý nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận là, dù việc luyện nói không giúp nâng cao từ vựng hay ngữ pháp của bạn, nhưng nó cũng mang lại một số lợi ích quan trọng: Nói giúp cải thiện độ trôi chảy (chuyển kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của bạn từ “trí nhớ chậm” sang “trí nhớ nhanh”. Tuy nhiên, trước hết bạn phải đặt cái gì đó vào “trí nhớ chậm” thông qua các kiến thức đầu vào lĩnh hội được); Giao tiếp bằng ngoại ngữ rất lý thú và tạo động lực thúc đẩy bạn tiếp tục học; Nói giúp bộc lộ những lỗ hổng trong từ vựng và ngữ pháp của bạn (chỉ ra cho bạn những gì bạn chưa biết và khuyến khích bạn tra tìm những kiến thức đó). Vậy bạn nên làm gì nếu: bạn không biết bắt đầu một câu thế nào, ngay cả khi bạn đã dành thời gian suy nghĩ? bạn dừng lại ở giữa câu và không thể tiếp tục được bởi vì bạn không biết một từ nào đó? bạn nói ra những câu nghe rất gượng bởi vì bạn không biết làm thế nào để nói một cách tự nhiên? bạn thường xuyên mắc lỗi và không nhận thức được điều đó?
Nếu bạn đang ở trong tình trạng trên, bạn nên lĩnh hội thêm kiến thức đầu vào chứ không phải luyện nói nhiều hơn. Những vấn đề như vậy cho thấy đơn giản bạn không biết cách nói một số điều cụ thể bằng tiếng Anh và nên quan sát xem người bản xứ nói những câu đó như thế nào. Nói nhiều hơn sẽ không cải thiện được vốn từ và ngữ pháp của bạn; thực ra, làm vậy còn có thể khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn. Ngay từ đầu, bạn nên dành toàn bộ thời gian để đọc và nghe (nhờ vậy mà lĩnh hội được vốn từ và ngữ pháp cần thiết) cho tới khi bạn có thể viết một số câu đơn giản nhưng chính xác 100% bằng tiếng Anh. Chẳng hạn, bạn có thể bắt đầu bằng cách viết mấy dòng e-mail cho một người bản xứ. (Thời gian để bạn viết bức e-mail đó không thành vấn đề, kể cả bạn mất tới 2 tiếng đồng hồ, nếu bạn có đủ độ kiên trì đến thế). Đồng thời, bạn nên học ngữ âm tiếng Anh, luyện phát âm các âm và học phát âm các từ. Sau đó, bạn nên tiếp tục lĩnh hội kiến thức đầu vào và chịu khó viết cho đến khi bạn có thể tạo ra các câu đơn giản và chuẩn xác mà không cần tra từ điển hay tìm trên Web. Đây chính là lúc bạn nên bắt đầu nói – chậm rãi và cẩn thận. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành hầu hết quỹ thời gian vào việc luyện nghe và đọc bởi vì kiến thức đầu vào là cách duy nhất để phát triển từ vựng và ngữ pháp của bạn. Đáng buồn là trong những năm qua, tại nhiều lớp học tiếng, tầm quan trọng của kiến thức đầu vào đã bị đánh giá quá thấp. Sự thống trị của Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) trong việc giảng dạy tiếng Anh đồng nghĩa với việc học sinh được yêu cầu nói trên lớp và viết các bài tiểu luận hầu như ngay từ buổi học đầu tiên, dù là họ gần như chưa có một cơ hội nào để hấp thu ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh. Một giáo viên “điển hình” luôn đòi hỏi sản phẩm đầu ra từ phía học sinh mà chẳng làm gì để đảm bảo các em đã có đủ kiến thức đầu vào. Một vài giờ học tiếng Anh trên lớp hàng tuần, nơi mà giáo viên cố gắng nói thật ít (để tạo cơ hội cho học sinh được nói) hầu như là chưa đủ. Vì vậy, nguồn tài liệu đầu vào phong phú đáng tin cậy tại các trang web học tiếng Anh có uy tín chính là lựa chọn đúng đắn nhất dành cho bạn. Đã được xem 1439 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - Global Education Cập nhật ngày 12/09/2007 I or me? Xin cho biết về cách sử dụng đại từ I và Me trong tiếng Anh?
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh có hai loại: · Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ: I, he, she, we, they – khi chúng làm chủ ngữ của câu
· Đại từ nhân xưng làm túc từ: me, him, her, us, them – khi chúng làm tân ngữ của động từ hoặc đứng sau giới từ (with me, after us...) Còn You và It thì vẫn giữ nguyên ở cả hai dạng đại từ nhân xưng làm chủ ngữ và làm tân ngữ. Như vậy, việc bạn nói you and I hay you and me còn tùy thuộc vào việc chúng giữ chức năng gì trong câu, là chủ ngữ hay là tân ngữ. · You and I should go and speak to Trevor about this matter.(Bạn và tôi nên đến để nói chuyện với Trevor về vấn đề này). · Trevor has indicated that he wants to interview you and me.(Trevor cho biết là anh ấy muốn phỏng vấn bạn và tôi). Cần chú ý rằng, trong cách nói thông thường của người Anh, họ thường sử dụng you and me khi chúng là chủ ngữ của câu dù họ biết rằng như vậy là sai. Điều này đã dẫn tới một giả thiết là có thể you and me chẳng bao giờ đúng và hầu hết người Anh (có lẽ cả Nữ Hoàng Anh) cũng đôi khi sử dụng you and I khi chúng là tân ngữ chứ không dùng dạng đúng của nó là you and me. Nhưng để thuận tiện hơn cho bạn, hãy phân biệt rõ ràng chúng theo đúng quy tắc của đại từ nhân xưng, hãy nói là she and I khi chúng là chủ ngữ của mệnh đề và her and me khi chúng là tân ngữ: Do you know Geoffrey? Well, he and I are going to Stamford Bridge to watch Chelsea on Saturday.(Bạn có biết Geoffrey không? Tôi và anh ấy sẽ đến sân vận động Stamford Bridge để xem đội Chelsea vào thứ bảy tới). They wouldn’t listen to her or me when I said we couldn’t go with them.(Họ không nghe tôi hay cô ấy khi tôi nói chúng tôi không đi cùng với họ). Trong cách trả lời ngắn như: Mee too! – It’s me!, chúng ta thường sử dụng dạng tân ngữ: Who’s that behind the sofa? ~ It’s me!(Ai đang trốn sau cái ghế sô-fa thế? ~ Con đây ạ!) I want to go to Christ Cornell’s concert at the London Astoria next Friday. ~ Me too!(Tôi muốn đến nhà hát Christ Cornell ở London Astoria thứ sáu tới. ~ Tôi cũng thế!) Câu trả lời Me too thường được dùng nếu bạn sẵn sàng đồng ý với ai đó về một việc gì đó. Chú ý sự khác nhau về giọng điệu giữa cách dùng của also và too trong những câu sau, ở đây also được dùng khi người nói còn cân nhắc về câu trả lời của mình: I might get one of those new mobile phones. ~ Yeah, I am also thinking of trading up.(Có lẽ tôi sẽ mua một trong những chiếc điện thoại di động mới này. ~ Tôi cũng đang suy nghĩ về việc sẽ mua một chiếc). I might get one of those new mobile phones. ~ Yeah, me too.(Có lẽ tôi sẽ mua một trong những chiếc điện thoại di động mới này. Tôi cũng vật). Cũng giống như vậy, chúng ta thường sử dụng đại từ nhân xưng làm tân ngữ sau as .... as,
like, but (với nghĩa là ngoại trừ) và than, tuy nhiên đôi khi người ta có thể dùng dạng thức subject + verb (chủ ngữ + động từ) để thay thế. Hãy so sánh các ví dụ sau: He can’t run as fast as me, so he’s better off as a defender. He can’t run as fast as I can, so he’s better off as a defender. (Anh ta chạy không nhanh bằng tôi, vì vậy tốt hơn anh ta nên là người chạy sau.) They say you look exactly like me when I was eighteen. They say you look exactly as I did when I was eighteen. (Họ nói rằng con trông giống hệt bố khi bố 18 tuổi.) Well, that’s Tracy for you! Nobody but her would go to shopping wearing gloves. (Đó là Tracy! Không ai ngoại trừ cô ấy đeo găng tay khi đi mua sắm.) Đã được xem 404 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - Global Education Cập nhật ngày 07/09/2007 Cái tên có nói lên tất cả? Khi học tiếng Anh, em phát hiện rất nhiều địa danh có tên tiếng Anh đặc biệt như Greenland (vùng đất xanh), Dead Sea (biển Chết) hay Ivory Coast (Bờ Biển Ngà) .v.v… Xin hỏi có phải những cái tên này phản ánh đặc trưng của vùng đất đó?
Cảm ơn bạn về một câu hỏi hết sức thú vị. Quả thực nhiều địa danh trên thế giới có những cái tên hết sức đặc biệt. Thông thường tên của các địa danh sẽ phản ánh một điều gì đó về vùng đất được nói tới. · Dead Sea (biển Chết) nằm giữa Israel và Jordan đúng là một vùng biển không có sự sống (dead). Ở đây người ta không tìm thấy bất cứ sinh vật sống nào dù là động vật hay thực vật. Tuy nhận được nước từ sông Jordan chảy vào nhưng do Biển Chết là điểm đến cuối cùng của dòng nước từ sông Jordan, nước biển không có sự luân chuyển dòng chảy nào khác. Dưới ánh nắng mặt trời nước biển bị bốc hơi và để lại một lượng lớn muối khoáng khiến nước biển mặn hơn các biển khác rất nhiều, mặn tới mức không loài sinh vật biển nào có thể sống nổi. · Tương tự, Red Sea (biển Đỏ) nằm ở vùng Trung Đông sở dĩ có tên như vậy là vì màu đỏ đặc trưng của nước biển. Nguyên nhân là do một loại tảo biển màu đỏ ở vùng biển này khiến cho nước biển Đỏ luôn ánh lên sắc đỏ hiếm có. · Yellow River ( Hoàng Hà) ở Trung Quốc cũng được đặt tên như vậy là vì màu vàng của nước sông. Con sông dài 3000 dặm ở Trung Quốc này luôn cuồn cuộn phù sa nên cái tên Yellow River quả là rất thích hợp. · Ivory Coast (Bờ Biển Ngà), một quốc gia ở châu Phi, đã từng là một trung tâm buôn bán
ngà voi sầm uất của người châu Âu vì nơi đây là chỗ người châu Âu tới để săn voi và lấy đi cặp ngà quý giá của chúng. Vị trí ấy trong lịch sử đã gắn vùng đất này với cái tên Ivory Coast (Bờ Biển Ngà). Tuy nhiên, người bản xứ vẫn thường nói vui rằng “Trong tiếng Anh, ngoại lệ cũng nhiều như quy tắc”. Chính vì vậy, không phải lúc nào cái tên cũng phản ánh đặc trưng của một vùng đất. · Greenland chẳng hạn. Vùng đất này không hề xanh như cái tên của nó. Phần lớn Greenland được bao phủ bởi một lớp băng dày. Những người Viking sau khi khám phá ra vùng đất mới này đã đặt tên cho nó như vậy để thu hút những người dân trong lục địa di cư đến đây. Có lẽ họ hy vọng khi có những cư dân mới, vùng đất sẽ trở nên xanh tươi nhờ bàn tay con người chăng? · Tên quốc gia Chile được phát âm trong tiếng Anh hệt như từ “chilly” có nghĩa là “lạnh lẽo”. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng với mọi miền của Chile. Vùng phía nam của Chile có khí hậu lạnh lẽo và ẩm ướt với những đỉnh núi tuyết trắng xoá và những dòng sông băng. Nhưng vùng phía bắc của Chile, khí hậu lại ấm áp và khô ráo. Còn miền trung của Chile sở hữu khí hậu ấm áp và dễ chịu như khí hậu vùng Địa Trung Hải vậy. · Nhiều người học tiếng Anh tin rằng sở dĩ Ireland có cái tên tuyệt đẹp Emerald Isle (hòn đảo ngọc bích) là bởi nơi đây sở hữu những mỏ ngọc bích quý giá. Nhưng thực sự hòn đảo này có cái tên đặc biệt đến vậy là bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp, kết quả của những lớp đá vôi bên dưới cùng những trận mưa thường xuyên và những màn sương mù huyền ảo. · Iceland cũng không hoàn toàn là vùng đất băng tuyết lạnh lẽo (icy) như cái tên của nó. Những dòng suối nước nóng tự nhiên giúp sưởi ấm cho những toà nhà và hồ bơi trên đảo. Nước tại những bến cảng Iceland không bao giờ bị đóng băng vì có dòng hải lưu nóng của Gulf Stream chảy quanh đảo. Chỉ có vùng cao ở giữa đảo là bị bao phủ bởi băng tuyết. · Một ví dụ khác thú vị không kém là Red Square (Quảng trường Đỏ) ở Moscow. Sở dĩ quảng trường này có tên như vậy vì RED trong tiếng Nga có nghĩa là “đẹp”. Còn rất nhiều điều thú vị khác nữa trong tiếng Anh chờ các bạn khám phá. Chúc các bạn thành công. Đã được xem 329 lần Sưu tầm bởi: Woodpecker - Global Education Cập nhật ngày 04/09/2007 Cấu trúc câu với động từ Hope
Agata từ Balan hỏi: Một nhóm học viên tại Balan muốn biết cấu trúc ngữ pháp nào có thể dùng được sau động từ "hope"? Một số học viên cũng không rõ cách dùng "will" sau động từ "hope". Xin giải thích trong Mục Hỏi đáp tiếng Anh
Mark Shea trả lời: Xin chào bạn Agata. Động từ 'hope' là một động từ rất linh hoạt và nó thường được dùng ở thì hiện tại, với 'hope' ý nói tới tương lai - chẳng hạn: "I hope that you have a good time." Nó cũng giống như 'if' ở trong phần đầu của câu điều kiện "I'll call you if anything happens." Nhưng chúng ta cũng có thể dùng 'will' trong những ngữ cảnh nhất định "I hope that you will be able to finish on time." Hay là... "I hope that you'll visit us again in the near future." Trong phần lớn các trường hợp, 'will' có thể được thay thế bằng thì hiện tại mà không làm thay đổi hay thay đổi rất ít nghĩa của câu, nhưng lại không phải lúc nào cũng có thể làm được như vậy trong trường hợp ngược lại. "I hope that he has his passport with him." - không phải luôn có thể đổi thành: "I hope that he will have his passport with him." vì câu đầu có nghĩa cả về hiện tại lẫn tương lai, nhưng câu thứ hai chỉ có nghĩa về tương lai thôi. Vì thế hope + the present tense có thể được sử dụng linh hoạt hơn là hope + will, nhưng đôi khi nó có nghĩa giống nhau. Thêm một vài ví dụ khác như sau: "They hope that you'll remember your promise" thì cũng gần như giống như :
"They hope that you remember your promise", but "I hope that you agree to the proposal" có thể có nghĩa là bạn đã trông thấy hay nghe nói về đề nghị này rồi, nhưng nếu một ai đó nói: "I hope that you will agree to the proposal" thì ít có khả năng là bạn đã nhìn thấy đề nghị đó hoặc đề nghị đó có thể còn chưa được vạch ra. Thì hiện tại tiếp diễn cũng có thể được dùng với 'hope' và sự khác biệt giữa hiện tại và tương lai càng rõ ràng hơn khi dùng cấu trúc này. Nếu một người nào đó nói: "I hope that you're thinking of me"... thì người nói rõ ràng là mong người kia nghĩ tới họ ngay lúc này, nhưng "I hope that you'll be thinking of me" rõ ràng là muốn nói tới một thời điểm trong tương lai. Tóm lại, có lẽ tốt hơn là nên dùng hope + present, vì cấu trúc này linh hoạt hơn và chỉ dùng hope + will nếu bạn muốn nói rõ ý bạn là nói về tương lai. I hope that you and your friends have enjoyed all my examples, Agata! Mark Shea ;à giáo viên tiếng Anh và là giảng viên sư phạm với 15 năm kinh nghiệm. Ông từng dạy học và đào tạo giáo viên tại châu Á và Nam Mỹ và là thành viên Ban chấm thi môn nói tại ĐHTH Cambridge. Ông là tác giả của giáo trình hướng dẫn giảng dạy phóng viên qua mạng của BBC. Đã được xem 338 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - BBC Cập nhật ngày 28/08/2007 Like và as Xin cho biết sự khác biệt giữa “like” và “as”?
Trong Tiếng Anh, “Like” và “as” là hai từ cùng được dùng để nói về những sự vật, sự
việc có nét tương đồng hay giống nhau. Tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt căn bản giữa hai từ này. 1. “Like” đứng trước danh từ hoặc đại từ Ví dụ: · I'm like my sister. (Tôi giống chị gái tôi). · Like my sister, I have brown eyes. (Mắt tôi màu nâu giống như chị gái tôi). . “As” đứng trước một chủ ngữ và một động từ Ví dụ: · She's a good student, as her brother was before her. (Cô ấy là một học sinh giỏi giống như anh trai cô ấy trước đây). Tuy nhiên, trong khi nói Tiếng Anh, “like” thường được sử dụng thay cho “as”. Ví dụ: · She's a good student, like her brother was before her. (Cô ấy là một học sinh giỏi giống như anh trai cô ấy trước đây). 3. “As” còn đi kèm với giới từ Ví dụ: · As in the 1960's, the population explosion will cause some problems. (Cũng như những năm 60 của thế kỷ 20, việc bùng nổ dân số sẽ gây ra một số vấn đề rắc rối). 4. Chúng ta có thể dùng “as” để diễn đạt trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như: "as you know" (như anh biết), "as you requested" (như ngài đã yêu cầu), "as we agreed" (như chúng tôi đã thống nhất). 5. Chúng ta cũng dùng cấu trúc “as…..as” để diễn tả sự so sánh Ví dụ: · He's as clever as his sister. (Anh ấy thông minh như chị gái anh ấy).
Hy vọng với những giải thích ngắn gọn như trên đây, bạn đã có thể phân biệt được hai từ “like” và “as” để sử dụng chúng một cách chính xác. Chúc bạn thành công! Đã được xem 524 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - Global Education Cập nhật ngày 27/08/2007 Những website học tiếng Anh Tác giả: TT Bạn muốn học giỏi tiếng Anh, hiển nhiên rồi. Đã có rất nhiều trang web học tiếng Anh mà bạn có thể lựa chọn dưới đây.
Hầu hết các trang web tập trung vào nhiều kỹ năng tổng hợp. Những trang web dạy chuyên sâu một kỹ năng đã được chúng tôi chú thích bên cạnh. Đặc biệt, những website hữu ích này không chỉ đưa bạn đến với "mớ" tiếng Anh khô khan kiểu ngữ pháp, bài tập, từ vựng... mà còn hấp dẫn với những trò chơi hay bài hát tiếng Anh, thú vị và hiệu quả cao. www.1-language.com www.a4esl.org http://AD.Walker.org/listening.htm www.antimoon.com (môn nghe hiểu) www.askoxford.com www.better-english.com/exerciselist.html www.churchillhouse.com/english www.easyenglish.com http://elc.polyu.edu.hk/cill/default4.htm www.english2u.com www.netsurflearning.com www.english-at-home.com www.englishclub.net www.englishforum.com/00 www.englishlearner.com www.english-zone.com/index.php www.esl.about.com www.eslbee.com (môn viết) www.esl-lab.com (môn nghe hiểu) www.eslus.com/eslcenter.htm
www.idiomsite.com www.iei.uiuc.edu/free.html www.international.ouc.bc.ca/pronunciation www.manythings.org owl.english.purdue.edu (môn viết) www.phrases.org.uk www.readingmatrix.com repeatafterus.com (môn nghe hiểu và phát âm) www.soundsofenglish.org (môn phát âm) www.the-bus-stop.net (bài hát cho trẻ em bằng tiếng Anh) www.teflgames.com (trò chơi bằng tiếng Anh) www.tolearnenglish.com www.ucl.ac.uk/internet-grammar www.vocabulary.com http://webs.wichita.edu/ielc-lab/wnr (môn nghe hiểu) www.wordsmith.org/awad/index.html www.wordwizard.com http://world.englishclub.com/vietnam.index.html Đã được xem 8107 lần Sưu tầm bởi: phuonganh Cập nhật ngày 24/08/2007 IC3 - giáo trình tiếng Anh "xuyên văn hóa" Tác giả: Hồng Vân "Trái tim tôi mách bảo rằng các trường dạy tiếng Anh cần một giáo trình tập trung sâu vào các vấn đề thuộc văn hóa, đời sống của chính quốc gia mình, chứa đựng thách thức với người học và cả người dạy nhằm phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, khơi gợi khát vọng đào sâu, khám phá tri thức để phát triển bản thân và giúp người khác phát triển", giáo sư (GS) Daniel W.Wessner (gọi thân mật là Dan), người phụ trách chính việc biên soạn giáo trình IC3 (Inter Cultural Communicative Competence - tiếng Anh dựa trên năng lực giao tiếp xuyên văn hóa) nói về công việc 7 năm qua của ông và các cộng sự. Trong những năm 80 thế kỷ trước, GS Dan và vợ là Elizabeth Holderman (Liz) sang làm việc tại Đại học Cần Thơ. Tại đây ông chứng kiến nhiều sinh viên Việt Nam phải "đánh vật" với những giáo trình tiếng Anh của các tác giả Mỹ, Anh biên soạn dựa trên văn hóa phương Tây - một nền văn hóa rất khác với Việt Nam và các quốc gia châu Á. Ngoài ra, việc đi nhiều nơi trên thế giới, cùng thời gian 2 năm làm việc ở Viện Quan hệ quốc tế Hà Nội giúp vợ chồng GS Dan nhận ra nhiều bạn trẻ châu Á rất lúng túng khi phải giới thiệu về văn hóa của mình do thiếu vốn từ. Từ đó, ý tưởng biên soạn một bộ giáo trình tiếng Anh về văn hóa cho sinh viên Việt Nam được hai ông bà nhen nhóm trước thềm thiên niên kỷ mới và người đầu tiên ủng hộ là GS Võ Tòng Xuân khi Đại học An Giang mới ra đời.
GS Dan cùng với Liz và các cộng sự khác đã tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của giáo viên dạy tiếng Anh trường Đại học An Giang làm cơ sở cho việc biên soạn giáo trình. Lý do duy nhất để nhóm quyết tâm thực hiện đến cùng việc biên soạn một giáo trình tiếng Anh vừa phát triển bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, vừa đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, chính là sự thách thức. Họ đã tìm đủ sáng kiến và kiên trì vượt qua những khó khăn mà hai bên gặp phải. Không thể bỏ công việc giảng dạy tại Mỹ để sang Việt Nam dành hết thời gian cho việc biên soạn sách, GS Dan và Liz đã đi tìm tài trợ. Từ năm 2000 đến nay, họ đã lần lượt đưa 10 giáo viên bộ môn tiếng Anh của trường Đại học An Giang sang trường Đại học Bluffton, Ohio và Đại học Eastern Mennonite, Virginia (Mỹ), vừa học thạc sĩ vừa góp ý, tìm tài liệu cho việc soạn một giáo trình tiếng Anh thuần Việt trên đất Mỹ. Và bộ giáo trình IC3 đã trở thành một phần cuộc đời của GS Liz. Từ hai năm nay, bà dành toàn bộ thời gian cho việc biên soạn bộ giáo trình này với 40 giờ làm việc chăm chỉ mỗi tuần. Sau 7 năm, bộ giáo trình IC3 đã trở thành một nhịp cầu. Các giáo viên, sinh viên ở Peru, Nepal, Iran, Ấn Độ, Việt Nam... đang tìm học liệu về các lĩnh vực văn hóa nước mình để IC3 vươn ra nhiều quốc gia, giúp mọi người xích lại gần nhau bất chấp các rào cản địa lý, màu da hay tôn giáo. Hẳn nhiều người đã nhìn thấy điều mà GS Dan nhìn thấy cách đây 15 năm - sinh viên ngành tiếng Anh ở các nước châu Á chỉ được học về văn hóa phương Tây - nhưng việc chính vợ chồng ông chứ không phải ai khác chủ động biên soạn giáo trình này chỉ có thể lý giải bằng tấm lòng của hai giáo sư "luôn mong mỏi xây dựng một nền hòa bình toàn cầu, liên kết các học giả trẻ, những người vì hòa bình nhằm bảo vệ công lý và duy trì tình thương bao la trên toàn thế giới, hành động hướng đến mục tiêu làm thế giới xích lại gần nhau thông qua đối thoại, thấu hiểu và bắc cầu văn hóa". Nguyễn Thị Xuân Huệ, sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học An Giang, lớp đầu tiên học giáo trình IC3 phấn khởi: "IC3 rất thú vị. Khi tụi Huệ học một bài về đổi mới, thầy cô yêu cầu không chỉ tìm tài liệu trên mạng mà còn phải hỏi từ cha mẹ, những người lớn tuổi. Như vậy, ba mẹ cũng góp sức vào việc học của Huệ, biết Huệ làm gì và Huệ thì có thể tâm sự nhiều hơn với ba mẹ về chuyện học". Ông Daniel W.Wessner, giáo sư ngành quốc tế và chính trị học tại Đại học Eastern Mennonite, bang Virginia, Mỹ, đã tốt nghiệp tiến sĩ ngành quốc tế học tại Đại học Denver. Phương pháp phát triển giáo dục của ông bằng cách "học đa năng" qua chương trình Thế hệ tương lai và chương trình IC3 (Năng lực giao tiếp xuyên văn hóa) đã nối liền các khu đại học và cộng đồng học tập tại Peru, Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng và Việt Nam. Một vị hiệu trưởng khả kính của một trường đại học ở Virginia (Mỹ) đã nhảy khỏi ghế và phấn khích hét lên "That's it!" (Đây rồi!) khi dự một hội thảo về IC3. Giáo trình này là bức tranh rõ ràng của những gì ông mường tượng cho một công cụ có thể làm nên sự thay đổi trong việc học ngoại ngữ thứ hai, đối thoại các vấn đề văn hóa trên toàn cầu và đem hòa bình đến cho thế giới.
Đã được xem 320 lần
Sưu tầm bởi: phuonganh Cập nhật ngày 21/08/ Tầm quan trọng của đọc và nghe Khi nói bằng tiếng mẹ đẻ, bạn không cần phải suy nghĩ về ngữ pháp hay từ vựng mà bạn sử dụng. Bạn nói theo bản năng của mình. Thực ra,bộ não của bạn đang sử dụng chính những câu mà bạn đã nhìn thấy, hoặc đã nghe thấy. Nếu bạn muốn nói tiếng Anh một cách trôi chảy như người bản xứ, bạn cũng phải học nó theo cách mà bạn đã học tiếng mẹ đẻ của bạn. Đọc và nghe là hai kĩ năng sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Chúng giúp bạn phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. Sau đó, bộ não của bạn có thể bắt chước và bạn có thể nói ra những gì mà bạn suy nghĩ một cách chính xác, về cả cách dùng từ cũng như ngữ pháp. Nếu bạn đọc và nghe nhiều, đặc biệt để ý tới những từ ngữ hay dùng, bạn sẽ nhanh chóng áp dụng được những từ mới hay cấu trúc mới vào nói và viết. Không chỉ có vậy, nó còn giúp bạn phát huy khả năng trực giác khi học tiếng. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được câu nào nói đúng, câu nào nói có vẻ sai - giống như bạn có thể làm với tiếng mẹ đẻ của mình. Học tiếng bằng nghe và đọc có vẻ như mất nhiều thời gian hơn, khác với việc học dựa trên các quy tắc ngữ pháp. Ví dụ, để có cảm nhận tốt hơn về cách sử dụng của các quán từ trong tiếng Anh bạn cần đọc nhiều câu, phân tích chúng một cách cẩn thận. Liệu cách này có giúp bạn dễ nhớ hơn cách học một bài về quán từ trong một quyển sách ngữ pháp không? Vấn đề là, sẽ mất rất nhiều thời gian để viết một câu khi mà bạn luôn luôn phải nhớ đến các quy tắc ngữ pháp. Nếu bạn nói chuyện với ai đó, bạn sẽ không có thời gian để làm việc này. Phương pháp học tiếng bằng nghe và đọc dường như đòi hỏi khắt khe hơn, cần nhiều thời gian hơn, nhưng đó là cách duy nhất để đạt được độ chính xác và lưu loát trong học tiếng. Dưới đây, tôi sẽ trình bày rõ hơn những thuận lợi của phương pháp học này. Đọc · Tốc độ đọc Nếu bạn đã từng tham gia bất kì một khoá học tiếng Anh nào, giáo viên cũng yêu cầu bạn phải đọc lướt một đoạn văn, và sau đó làm các bài tập liên quan tới bài đọc đó. Đây cũng là một trong những dạng bài mà bạn phải làm trong các kì thi, hay các kì kiểm tra. Đa số giáo viên đều khuyến khích học sinh đọc nhanh nhất mà chúng có thể, chỉ để nắm được những ý chính của đoạn thôi. Có lẽ bạn cho rằng việc đọc như vậy sẽ nâng cao được kĩ năng tiếng của bạn (bởi vì bạn đang đọc) và đang chuẩn bị cho một bài thi (bởi vì bạn đang làm bài tập). Nhưng thật ra, đọc theo cách này không những là không giúp ích gì cho việc học của bạn mà nó còn làm chậm tiến trình học của bạn. Khi đọc bằng tiếng mẹ đẻ, bạn đọc để nắm được nội dung. Bộ não của bạn tập trung vào những từ khoá truyền tải ý nghĩa của đoạn văn. Bằng cách này bạn có thể đọc nhanh hơn.
Nhưng khi bạn đọc bằng ngoại ngữ thì lại khác. Bạn vừa phải tập trung vào ngữ pháp vừa phải phân tích các câu ấy để tìm ra những cái hay, những cụm từ hay các cách diễn đạt hay mà bạn nên học hỏi. · Đọc cái gì? Điều quan trọng là nội dung mà bạn đang đọc phải thực sự làm bạn cảm thấy hứng thú. Bạn không nhất thiết phải đọc một cuốn tiểu thuyết dài và khó hiểu. Bạn có thể đọc truyện hài, truyện trinh thám hay truyện ngụ ngôn, miễn là nó phù hợp với sở thích của bạn. Nếu bạn mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh, bạn không nên chọn những tài liệu quá khó. Tất nhiên, đôi khi bạn cũng nên chọn một tài liệu hấp dẫn để đọc để thúc đẩy việc học của bạn. Tuy nhiên, bạn nên dành phần lớn thời gian để đọc những bài viết đơn giản và dễ hiểu. Dành thời gian tìm kiếm những tài liệu vừa thú vị, hấp dẫn bạn nhưng đồng thời cũng vừa phải đơn giản nữa. Phải ghi nhớ rằng, nội dung bài đọc phải thực sự làm bạn hứng thú. Nếu bạn tìm thấy một mẩu truyện cười hay một bài báo nhàm chán, hãy bỏ nó đi và tìm một bài khác để đọc. Cố gắng tìm kiếm những tài liệu liên quan đến bộ môn mà bạn thích, chẳng hạn như bạn thích lập trình máy tính, bạn hãy kiếm những bài báo hay sách về các chương trình bằng tiếng Anh. Bạn cũng nên tham gia vào những cuộc thảo luận trực tuyến trong các forum tiếng Anh. Nhờ vậy, bạn không chỉ tăng thêm vốn hiểu biết của mình về bộ môn yêu thích của bạn mà còn cải thiện được môn tiếng Anh nữa. Nghe Kĩ năng nghe cũng quan trọng như kĩ năng đọc. Tuy khó hơn một chút nhưng nó cũng là một kĩ năng rất có lợi cho việc học tiếng Anh của bạn, giúp bạn nâng cao các kĩ năng phát âm và giao tiếp bằng tiếng Anh. · Nghe từ đầu (từ khi bắt đầu học) Khi học ngoại ngữ, tốt hơn là bạn nên bắt đầu học nghe ngay khi bạn có thể. Qua việc nghe, bạn sẽ quen dần với những âm của ngôn ngữ. Học phát âm cũng nhờ vậy mà dễ dàng hơn đối với bạn. Nếu bạn là một người mới học tiếng Anh, hãy tìm những băng nghe có kèm bản ghi âm. Mỗi khi không hiểu một từ nào đó, hãy mở bản ghi âm đó và tra từ đó trong từ điển. · Nghe đi nghe lại nhiều lần cùng một nội dung Nghe đi nghe lại nhiều lần cùng một nội dung là rất tốt cho việc học tiếng của bạn. Chọn một băng hay và nghe đi nghe lại nhiều lần. Bạn phải chắc chắn rằng mình hiểu hết từng từ một trong đoạn băng đó. Trong quá trình nghe, hãy cố gắng ghi nhớ những câu sử dụng nhiều, hay thậm chí cả một đoạn. Sau đó luyện tập nói theo trí nhớ, bắt chước cách phát âm của người nói. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy rằng những từ hay cụm từ trong đoạn băng đã trở thành từ của chính bạn. Bạn có thể sử dụng chúng trong chính những
câu nói của bạn. Khả năng phát âm và kĩ năng nghe hiểu của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ. · Nghe thường xuyên Hãy cố gắng nghe một cách thường xuyên, ngày nào cũng nghe. Lựa chọn tốt nhất là bạn nên có một cái máy nghe MP3. Với chiếc máy này, bạn có thể nghe ở bất kì đâu và nghe bất kì lúc nào. Bạn nên ghi những bài mà bạn thích vào một chiếc đĩa CD và luôn để nó trong máy MP3 của mình mỗi khi đi ra ngoài. Như vậy bạn có thể nghe mọi lúc và mọi nơi. · Nghe cái gì? Tìm những băng nghe vừa dễ hiểu nhưng cũng phải có ý nghĩa đối với bạn. Chọn những tài liệu theo chủ đề bạn yêu thích, chắc chắn rằng giọng nói của người nói trong băng dễ nghe. Bằng cách này, bạn sẽ thích nghe và chắc chắn là tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. Chúc các bạn học tốt tiếng Anh! Đã được xem 441 lần Sưu tầm bởi: Woodpecker - Global Education Cập nhật ngày 10/08/2007 Hope” and “Wish” Sự khác nhau giữa “hope” và “wish” được không? Tại sao phải nói là “I wish you a Merry Christmas” chứ không phải là “I hope you a Merry Christmas”?
Trong tiếng Anh, động từ “wish” được sử dụng theo rất nhiều cách, còn động từ “hope” thì không thể dùng như một động từ có thể đứng một mình được, ngoại trừ những thành ngữ “I hope so” hay là “I hope not”. 1. Wish Động từ “wish” được sử dụng khi bạn muốn chúc ai đó gặp nhiều may mắn, hay chúc mừng sinh nhật, điều đó cũng đồng nghĩa với việc là bạn mong muốn họ sẽ gặp may trong tương lai (thường liên quan tới một sự việc cụ thể) hay bạn mong người đó sẽ có một sinh nhật vui vẻ. Vì vậy chúng ta có những câu nói như sau: I wish you a Merry Christmas and a Happy New Year. (Chúc mừng lễ Giáng Sinh và một năm mới vui vẻ. ) Remember it’s Sarah’s birthday tomorrow. Don’t forget to wish her many happy returns. (Nhớ rằng mai là sinh nhật của Sarah đấy. Đừng quên chúc sức khoẻ cô ấy.) Động từ “wish” còn được dùng trong trường hợp bạn mong muốn cái gì đó sẽ xảy ra dù bạn biết rằng điều đó là không thể xảy ra. Trong trường hợp này, động từ sau “wish” thường chia ở quá khứ. Xem các ví dụ sau:
We wish you could be here. (Chúng tôi ước gì bạn có thể ở đây.) It rained everyday. I do wish I hadn’t gone there for my holidays. (Ngày nào trời cũng mưa. I ước gì mình đã không nghỉ hè ở đây.) Ngoài ra, đôi khi người ta còn dùng “wish to” theo cách nói hơi mang tính hình thức để thay cho “want to”. Xem ví dụ sau: They were very much in love and wished to get married as soon as it could be arranged. (Họ rất yêu nhau và muốn cưới ngay khi có thể sắp xếp được.) I don’t wish to see him ever again, she said five months after they were married. (Tôi không muốn gặp lại anh ta nữa, cô ta nói 5 tháng sau khi họ kết hôn.) 2. Hope Động từ “hope” thường là dấu hiệu cho tương lai, nếu bạn hy vọng làm một việc gì đó, bạn mong muốn làm việc đó, và bạn dự định thực hiện công viêc đó nếu bạn có thể, khi đó bạn dùng động từ “hope”. Giống như “wish”, động từ “hope” này cũng có thể sử dụng với TO. Xem các ví dụ sau: I hope to be a millionaire by the time I’m thirsty. (Tôi hy vọng sẽ trở thành một nhà triệu phú khi tôi 30 tuổi.) I was hoping to catch the 5.30 train and would have caught it, if Jennifer hadn’t phoned. (Tôi hy vọng bắt kịp chuyến tàu lúc 5.30 và lẽ ra tôi đã kịp chuyến tàu đó nếu Jennifer không gọi điện cho tôi.) Tuy nhiên, khi có thêm một chủ ngữ khác, sau động từ “hope” phải là một mệnh đề. Quan sát các ví dụ sau đây: I hope (that) she will like these flowers. (Tôi hy vọng là cô ta sẽ thích những bông hoa này.) Her mother hoped (that) Judith would become a doctor, but her heart was always set on the stage. (Mẹ Judith hy vọng rằng cô ấy sẽ trở thành bác sĩ nhưng trái tim cô ấy luôn hướng về sân khấu.) Đã được xem 622 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - Global Education Cập nhật ngày 08/08/2007 Cách dùng So và Such Xin hãy cho biết khi nào thì dùng So và khi nào thì dùng Such trong tiếng Anh. Tôi không biết nên dùng từ nào trong câu sau: "The human brain is SUCH A complex mechanism that it can create (SO or SUCH?) extraordinary machines, and yet it has SUCH flexibility that it can ask itself how they can be SO clever!"
Gareth Rees trả lời: Xin cảm ơn bạn Fulia đã đặt câu hỏi về cách dùng So và Such So và Such cả hai có thể dùng để nhấn mạnh hay tăng thêm mức độ của một điều gì đó. Nó cũng hơi giống từ Very. Chúng ta dùng Such trước một danh từ và dùng So trước một tính từ. Chẳng hạn: I am so happy today. Happy là tính từ, và chúng ta dùng So: I am so happy today. Trong ví dụ thứ hai: I feel such happiness today. Happines là danh từ, chúng ta dùng such: I feel such happiness today. Tuy nhiên chúng ta cũng nên chú ý mọi người thường nhầm lẫn khi danh từ đã có tính từ đi kèm rồi. Chẳng hạn a happy person, danh từ ở đây là person, tính từ là happy. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta dùng such: He is such a happy person. mà không dùng so. Trở lại với câu hỏi của Fulia, chúng ta có thể thấy trong câu "The human brain is SUCH a complex mechanism... ", chúng ta dùng such vì danh từ mechanism mà không cần phải lo về tính từ complex. Tiếp tục phần sau trong câu ví dụ mà Fulia đưa ra là danh từ flexibility: "And yet it has 'such' flexibility..." và cuối cùng là tính từ clever: "they can be 'so' clever." Đây là một ví dụ rất hay vì nó cho thấy các nguyên tắc chính trong việc dùng so và such. Tóm lại, cần nhớ là khi dùng So và Such, hãy thử kiểm tra xem bạn muốn nhấn mạnh cho một danh từ hay cho một tính từ mà không có danh từ đi kèm tính từ đó. Nếu nó là một cụm danh từ thì nhớ dùng Such. Gareth Rees là một giáo viên dạy tiếng Anh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Ông hiện đang dạy tại trường Đại học London Metropolitan và cuốn sách dạy tiếng Anh đầu tiên của ông sẽ được xuất bản trong năm nay. Đã được xem 299 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - BBC Cập nhật ngày 04/08/2007 sử dụng các trạng từ liên kết
Trạng từ liên kết là gì? Cách sử dụng trạng từ liên kết? Linh, Hoài Anh (Hà Nội)
Trạng từ liên kết là những trạng từ dùng để nối những ý tưởng, những mệnh đề trong một đoạn văn. Có rất nhiều trạng từ liên kết trong tiếng Anh, có những trạng từ thường được sử dụng trong các văn bản có tính chất trang trọng, một số trạng từ khác thì được sử dụng trong văn nói, ít trang trọng hơn. Dưới đây là một vài trạng từ liên kết thường gặp: Yet / but still: Hai trạng từ này được dùng để nối những ý trái ngược nhau. But still là trạng từ sử dụng nhiều trong văn nói, ít trang trọng còn yet mang tính trang trọng hơn. Xem các ví dụ dưới đây, chú ý sự khác nhau về ý nghĩa và cách sử dụng khi chúng được sử dụng như một trạng từ (bổ sung thông tin cho động từ) và khi chúng được sử dụng như một trạng từ liên kết (nối hai ý trái ngược nhau): Haven’t you finished that work yet? Come on. Get a move on!(Bạn chưa hoàn thành công việc đó à? Tiếp tục đi. Hãy xúc tiến nhanh lên!) I have yet / still to see an English orchird as beautiful as those in the rain forests of Brazil.(Tôi chưa từng thấy một bông hoa lan nào ở nước Anh đẹp như những bông hoa trong khu rừng nhiệt đới ở Brazil này.) I’ve cautioned him three times already for arriving late for work. But he still turned up ten minutes late again this morning.(Tôi đã cảnh cáo anh ta ba lần vì đi làm muộn. Nhưng sáng nay anh ta vẫn đi làm muộn 10 phút.) He claims he is a vegetarian, yet he eats everything my mother puts in front of him.(Hắn ta nói rằng hắn ta là một người ăn kiêng, nhưng hắn ta ăn tất cả những gì mẹ tôi đặt trước mặt hắn.) Lưu ý: Yet với tư cách là một trạng từ liên kết chỉ có thể đứng trước mệnh đề. Still có thể đứng trước hoặc ngay sau chủ ngữ: but he still... / but still he As well / too: Hai trạng từ này được dùng như là những trạng từ liên kết với ý nghĩa là cũng, thêm vào đó là, và chúng đều được sử dụng chủ yếu trong các văn bản có tính trang trọng. Xem các ví dụ dưới đây để phân biệt as well, too đóng vai trò là một trạng từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc bổ sung thông tin cho động từ với as well, too với tư cách là trạng từ liên kết. This T-shirt is too small for me. I need a larger size.(Chiếc áo phông này nhỏ quá. Tôi muốn một chiếc cỡ lớn hơn.) I certainly can’t play the piano as well as she does. Katerina is good enough to be a concert pianist. I play quite well, but not as well.(Chắc chắn tôi không thể chơi pianô hay như cô ấy được. Katerina đủ khả năng để được chơi trong dàn nhạc. Tôi chơi cũng được nhưng không bằng cô ấy.) My birthday’s on the sixth of June. ~ That’s funny. My birthday’s on the sixth of June too
/ as well.(Sinh nhật của tôi là ngày 6 tháng 6. ~ Thật thú vị. Sinh nhật của tôi cũng là ngày 6 tháng 6.) We’re all going to Cornwall for our holidays this year. Oh, and Jeremy’s coming as well / too.(Tất cả chúng ta sẽ đi tới Cornwall trong kì nghỉ hè năm nay. Ồ, và cả Jeremy cũng đang tới kìa.) Lưu ý: Too, as well với tư cách là trạng từ liên kết thường được đặt ở cuối mệnh đề, mặc dù vậy trong một số trường hợp ngoại lệ too có thể đứng ngay sau chủ ngữ, xem ví dụ sau: You like Beethoven. I too am fond of his music.(Bạn thích Beethoven. Tôi cũng thích những bản nhạc của ông ấy.) However / nevertheless: Với tư cách là những trạng từ liên kết, however và nevertheless được dùng để nhấn mạnh sự đối lập, và có thể sẽ làm người đọc, người nghe phải sửng sốt. Xem các ví dụ sau đây: It is clear that prices have been rising steadily throughout this year. It is, however / nevertheless, unlikely that they will continue to rise as quickly next year.(Rõ ràng là giá cả đang tăng lên rất nhanh từ đầu năm nay. Tuy nhiên, không chắc chắn là giá cả sẽ tiếp tục tăng nhanh trong năm sau.) The politician was confident of success. His advisers were not so certain, however.(Nhà chính trị gia rất tự tin vào thành công của ông ta. Tuy nhiên những nhà cố vấn của ông lại tỏ ra không chắc chắn lắm.) He always remains cheerful. But his life has been beset by constant illness, nevertheless.(Anh ấy vẫn luôn luôn vui vẻ. Mặc dù cuộc sống của anh ấy luôn luôn bị bệnh tật vây quanh.) Lưu ý: However, nevertheless là những trạng từ có tính chất trang trọng hơn và có thể đứng trước, sau hoặc giữa mệnh đề. Whereas / while: là những liên từ dùng để nối những ý đối lập nhau trong những văn cảnh có tính chất trang trọng. Chúng có thể đúng ở đầu mệnh đề, xem các ví dụ sau đây: It rains quite a lot in England in the summer months whereas rain in Spain in the summer is a rare occurrence.(Trong những tháng hè, trời mưa rất nhiều ở Anh, tuy nhiên mùa hè ở Tây Ban Nha rất hiếm khi có mưa.) While, I don’t mind you having the occational glass of wine, drinking too much is not in order.(Em sẽ không thấy phiền nếu thỉnh thoảng anh uống một cốc rượu nhưng uống quá nhiều là không thể chấp nhận được.) Cũng với ý nghĩa và cách sử dụng như vậy, trong những văn cảnh có tính chất ít trang trọng hơn, người ta còn sử dụng cụm từ: on the other hand. Xem ví dụ sau: Perharps we should spend the whole week under canvas. On the other hand, it may rain a lot and then we could return home earlier.(Có lẽ chúng tôi sẽ dành cả tuần ở trong lều. Tuy nhiên, có lẽ trời sẽ mưa nhiều và sau đó chúng tôi có thể phải về nhà sớm.)
Quẳng đi gánh lo lắng về vốn từ vựng Sau hai năm học tiếng Anh tại trường đại học, tôi đã có một vốn từ tiếng Anh kha khá. Nhưng không hiểu sao tôi không thể sử dụng được tất cả những từ mình biết khi nói tiếng Anh. Tôi nên làm gì để thay đổi tình trạng này?
Vấn đề bạn đang gặp phải cũng đang làm đau đầu rất nhiều học viên tiếng Anh khác, những người có vốn từ tiếng Anh “kha khá”. Họ có thể hiểu rất nhiều từ khó khi đọc hoặc nghe tiếng Anh nhưng vốn từ vựng họ sử dụng trong khi nói hay viết tiếng Anh lại rất ít so với vốn từ họ biết. Họ thấy đây là một vấn đề vì họ muốn sử dụng được tất cả những từ khó mà họ biết. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đặt những câu ví dụ minh hoạ cho những từ mà bạn ít sử dụng, dùng chúng để viết nhật ký hay viết blog như cách một sinh viên nước ngoài viết blog bằng tiếng Việt. Tuy nhiên lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn cũng như những học viên đang gặp vướng mắc giống bạn là không nên quá lo lắng về điều này. Số lượng từ mà một người bình thường có thể hiểu thường lớn hơn nhiều so với số lượng từ mà họ sử dụng trong các cuộc đàm thoại với người khác. Nói cách khác, tổng cộng số lượng từ mà một người bình thường sử dụng trong cả cuộc đời anh ta nhỏ hơn rất nhiều so với lượng từ mà anh ta hiểu ý nghĩa. Đó là đặc trưng của việc sử dụng ngôn ngữ. Hãy thử xem xét cách bạn sử dụng tiếng mẹ đẻ. Có hàng nghìn từ tiếng Việt mà bạn không sử dụng nhưng bạn vẫn có thể hiểu ý nghĩa mà chúng truyền tải. Có hàng nghìn từ dùng trong văn chương, ngoại giao, thuật ngữ khoa học, tiếng lóng .v.v…mà bạn hiểu rõ ý nghĩa nhưng không bao giờ sử dụng vì hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà bạn gặp không cần dùng đến những từ ngữ ấy. Nếu bạn giở một cuốn sách bất kỳ nào đó bằng tiếng Việt, bạn có thể thấy rất nhiều những từ như thế. Vì vậy lượng từ tiếng Việt mà bạn sử dụng trong thực tế thì ít hơn nhiều so với lượng từ mà bạn không sử dụng. Tuy nhiên, không mấy người Việt băn khoăn về sự cách biệt giữa số lượng những từ mà họ thường xuyên sử dụng với những từ không bao giờ xuất hiện trong đầu họ khi họ muốn diễn tả điều gì đó. Tuy nhiên, bạn đang học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Và bạn nhận thấy rằng có rất nhiều từ bạn hiểu nhưng không bao giờ sử dụng. Ở vị trí một người học, bạn cảm thấy tiếc vì đã không sử dụng được hết những gì mình biết. Bạn đừng nên quá lo lắng về việc sử dụng “quá ít” từ trong vốn từ vựng của bản thân vì
tiếng Ạnh cũng là một ngôn ngữ, một phương tiện để giao tiếp giống như tiếng Việt. Bạn nên học cách sử dụng một số lượng từ tiếng Anh nhất định đủ để bạn có thể giao tiếp và diễn đạt được ý tưởng của mình bằng tiếng Anh. Điều này cũng tương tự như lượng từ tiếng Việt nhất định mà bạn hay sử dụng để diễn tả ý tưởng và giao tiếp với những người xung quanh. Sau này khi nhìn thấy một từ tiếng Anh khó, đừng nên lo lắng rằng liệu mình có thể sử dụng từ này khi nói chuyện bằng tiếng Anh hay không. Nếu bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn bằng vốn từ thông dụng của bản thân thì bạn có thể hài lòng với vốn tiếng Anh của mình vì bạn đã đạt tới cái đích cuối cùng của việc học tiếng Anh – học tiếng Anh để giao tiếp. Đã được xem 1221 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến - Global Education Cập nhật ngày 21/07/2007 Double/ twice, three times, four times...-Định nghĩa và cách dùng Tôi gặp khó khăn trong việc diễn đạt sự so sánh ước lượng các sự vật. Làm thế nào để nói sự vật này gấp đôi, gấp ba, … hay chỉ bằng một phần hai, một phần ba, … của sự vật khác? Rất mong Global Education giải đáp giúp tôi.
Để diễn đạt được điều trên bạn cần phải dùng tới các từ chỉ định (Predeterminers). Các từ chỉ định đứng trước các từ hạn định (như bạn có thể đoán được qua tên của nó). Một nhóm các từ này bao gồm số nhân (double, twice, four/five times . . . .); số thập phân (one-third, three-quarters, etc.); các từ như both, half, và all; và các từ mang nghĩa nhấn mạnh như quite, rather, và such. 1. Các số nhân (multipliers) đứng trước các danh từ đếm được và không đếm được và đi kèm với danh từ đếm được số ít để biểu thị số lượng: · This van holds three times the passengers as that sports car. (Chiếc xe tải này chở được số hành khách nhiều gấp 3 lần so với xe thể thao ) · My wife is making double my / twice my salary.(Lương của vợ tôi cao gấp 2 lần lương tôi) · This time we added five times the amount of water.(Lần này chúng tôi cho thêm nước nhiều gấp 5 lần)
2. Trong cách dùng thập phân, chúng ta cũng dùng cấu trúc tương tự nhưng ở đây nó có thể được thay thế bằng cấu trúc có "of". · Charlie finished in one-fourth [of] the time his brother took. (Charlie chỉ tốn ¼ thời gian so với em trai của mình để hoàn thành) · Two-fifths of the respondents reported that half the medication was sufficient. (2/5 phóng viên thông báo rằng chỉ cần nửa chỗ thuốc là đã đủ) 3. Trong văn nói và văn viết thân mật, cấu trúc nhấn mạnh (intensifiers) thường được sử dụng và hay được dùng trong tiếng Anh-Anh hơn là tiếng Anh-Mỹ. Ngoài ra, cấu trúc nhấn mạnh với từ "what" thường được dùng trong mẫu câu tỉnh lược: "We visited my brother in his dorm room. What a mess!" (Chúng tôi đến chơi phòng anh trai tôi trong khu ký túc. Thật là hết sức bừa bộn !) · The ticket-holders made quite a fuss when they couldn't get in. (Những người có vé làm ầm cả lên khi họ không được vào ) · What an idiot he turned out to be. (Anh ta hoá ra chỉ là một gã ngốc ) · Our vacation was such a grand experience.(Kỳ nghỉ hè của chúng tôi thật là một kỷ niệm hết sức tuyệt với) 4. Half, both, và all có thể đi kèm với các danh từ đếm được số ít hoặc số nhiều; riêng half và all còn có thể đi kèm với danh từ không đếm được. Đôi khi người ta cũng dùng cấu trúc với "of " kèm với các từ này ("all [of] the grain," "half [of] his salary"). Một điều cần chú ý là trường hợp các đại từ half, both và all đi kèm các đại từ nhân xưng thì bắt buộc phải dùng cấu trúc có "of " sau các đại từ này ("both of them," "all of it").
Đã được xem 317 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến - Global Education Cập nhật ngày 07/07/2007 Double/ twice, three times, four times...-Định nghĩa và cách dùng Tôi gặp khó khăn trong việc diễn đạt sự so sánh ước lượng các sự vật. Làm thế nào để nói sự vật này gấp đôi, gấp ba, … hay chỉ bằng một phần hai, một phần ba, … của sự vật khác? Rất mong Global Education giải đáp giúp tôi.
Để diễn đạt được điều trên bạn cần phải dùng tới các từ chỉ định (Predeterminers). Các từ chỉ định đứng trước các từ hạn định (như bạn có thể đoán được qua tên của nó). Một nhóm các từ này bao gồm số nhân (double, twice, four/five times . . . .); số thập phân (one-third, three-quarters, etc.); các từ như both, half, và all; và các từ mang nghĩa nhấn mạnh như quite, rather, và such. 1. Các số nhân (multipliers) đứng trước các danh từ đếm được và không đếm được và đi kèm với danh từ đếm được số ít để biểu thị số lượng: · This van holds three times the passengers as that sports car. (Chiếc xe tải này chở được số hành khách nhiều gấp 3 lần so với xe thể thao ) · My wife is making double my / twice my salary.(Lương của vợ tôi cao gấp 2 lần lương tôi) · This time we added five times the amount of water.(Lần này chúng tôi cho thêm nước nhiều gấp 5 lần) 2. Trong cách dùng thập phân, chúng ta cũng dùng cấu trúc tương tự nhưng ở đây nó có thể được thay thế bằng cấu trúc có "of". · Charlie finished in one-fourth [of] the time his brother took. (Charlie chỉ tốn ¼ thời gian so với em trai của mình để hoàn thành) · Two-fifths of the respondents reported that half the medication was sufficient. (2/5 phóng viên thông báo rằng chỉ cần nửa chỗ thuốc là đã đủ) 3. Trong văn nói và văn viết thân mật, cấu trúc nhấn mạnh (intensifiers) thường được sử dụng và hay được dùng trong tiếng Anh-Anh hơn là tiếng Anh-Mỹ. Ngoài ra, cấu trúc nhấn mạnh với từ "what" thường được dùng trong mẫu câu tỉnh lược: "We visited my brother in his dorm room. What a mess!" (Chúng tôi đến chơi phòng anh trai tôi trong khu ký túc. Thật là hết sức bừa bộn !) · The ticket-holders made quite a fuss when they couldn't get in. (Những người có vé làm ầm cả lên khi họ không được vào ) · What an idiot he turned out to be. (Anh ta hoá ra chỉ là một gã ngốc ) · Our vacation was such a grand experience.(Kỳ nghỉ hè của chúng tôi thật là một kỷ niệm hết sức tuyệt với) 4. Half, both, và all có thể đi kèm với các danh từ đếm được số ít hoặc số nhiều; riêng half và all còn có thể đi kèm với danh từ không đếm được. Đôi khi người ta cũng dùng cấu trúc với "of " kèm với các từ này ("all [of] the grain," "half [of] his salary"). Một điều cần chú ý là trường hợp các đại từ half, both và all đi kèm các đại từ nhân xưng thì bắt buộc phải dùng cấu trúc có "of " sau các đại từ này ("both of them," "all of it").
Đã được xem 317 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến - Global Education Cập nhật ngày 07/07/2007 Think of và Think about Tôi muốn biết sự khác nhau giữa "think of" và "think about".
Think of and Think about Trả lời: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi - giới từ trong tiếng Anh là tương đối phức tạp. Chúng ta cần phải nhìn xem từ nào phù hợp nhất khi đi với Think of và Think about. Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ. Vì vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ, nếu tôi nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Như vậy có nghĩa là tôi đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó. Còn nếu trong một ví dụ khác như "They are thinking about whether to agree to the sale" thì "think about" ở đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale. Trong những trường hợp như trên, thì một cách dùng này thường hay được sử dụng thay cho cách dùng kia trong những ngữ cảnh nhất định nào đó, như hai ví dụ trên. Tuy nhiên khi chúng ta noi về người, chúng ta thường dùng cả hai và đều có nghĩa tương tự như nhau. Ví dụ, nếu bạn tôi bị tai nạn và phải vào bệnh viên, tôi có thể gửi hoa và một tấm thiếp tới cho bạn với lời nhắn gửi mà trong đó chúng ta có thể dùng cả hai Think of và Think about: "I'm thinking of you," hay "I'm thinking about you", và nghĩa của hai câu này không khác nhau là bao. Đã được xem 319 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - BBC Cập nhật ngày 28/06/2007 Go back và Come back
Xin giải thích dùm sự khác nhau giữ "Go back" và "Come back"?
Trả lời: Đây là một câu hỏi khá thú vị vì cặp Go back và come back là trong số một nhóm các cặp từ mà sự khác biệt giữa chúng là trên cơ sở vị trí của người nói. Chúng ta dùng come khi nói tới di chuyển về phía người nói. Tôi có thể nói với một người khi người đó quay lưng bỏ đi khỏi chỗ tôi đang đứng là Come back. Thế nhưng các bạn có thể dùng từ come khi nói về vị trí của người nói trong quá khứ hoặc trong tương lai, ví dụ: 'They came back to our house', hoặc: 'Can you come to the party'? Trong cả hai trường hợp đó chúng ta nói về vị trí của người nói. Khi kể một câu chuyện, chúng ta cũng có thể xác định vị trí hành động của một người trong câu chuyện đó, vì thế come được dùng cho di chuyển về phía người chúng ta đang nói tới và go được dùng cho di chuyển đi khỏi người nói hoặc người được chúng ta nói tới. Vậy các bạn có thể nói: 'He begged her to come back to him', hay: 'He begged her to go back to her family'. Tóm lại, Come là đi về phía người nói hay về phía người mà bạn đang nói tới, và Go là đi khỏi nơi người nói hoặc nơi người mà chúng ta nói tới.
Đã được xem 340 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - BBC Cập nhật ngày 22/06/2007 See, look, và watch Sự khác nhau giữa động từ "look", "see" và "watch" là gì?
Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn. Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu. Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài. Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng. Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo. Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó. Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ: - "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi. - "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài. Tương tự chúng ta có ví dụ: - "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó. - "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó. Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được.
Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' - bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động. Quite là Partially hay Totally Tôi cảm thấy khó hiểu được nghĩa của từ "quite" trong các cuộc trò chuyện. Nó có nghĩa là "partially" hay "totally"?
Alex Gooch answers: Cảm ơn bạn Jean-Francois đã đặt câu hỏi là từ 'quite' có nghĩa là 'partially' hay 'totally'. Câu trả lời đơn giản là từ này trong tiếng Anh có cả hai nghĩa đó. Nếu chúng ta nói: "I am quite happy"... Câu này có nghĩa là Bạn phần nào khá hài lòng, khá vui, nhưng không hoàn toàn hài lòng, không hoàn toàn vui. Mà nó cũng có nghĩa là hoàn toàn hài lòng, thực sự vui, 100% hạnh phúc. Bạn có thể sẽ hỏi là thế thì làm sao biết được sự khác nhau này? Khi một người nào đó nói: "I am quite happy"... Làm sao chúng ta biết được người đó muốn nói họ hoàn toàn hạnh phúc hay họ khá hạnh phúc? Rất tiếc là nếu chỉ đọc câu đó trên giấy như vậy thì chúng ta không thể biết được. Nếu tôi đọc câu 'I am quite happy', tôi thực sự không biết là nó có nghĩa 'partially' happy hay 'completely' happy. Tuy nhiên cũng đừng lo, có những yếu tố có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. Trước hết chúng ta có một số tính từ trong tiếng Anh với nghĩa là 'very'. Ví dụ: 'delighted' có nghĩa là 'very pleased' 'exhausted' có nghĩa là 'very tired' 'enormous' có nghĩa là 'very big', v.v. 'Quite' thường được dùng với một trong những tính từ này và trong ngữ cảnh đó nó có nghĩa là 'totally' hoàn toàn. Vì thế chúng ta nói: "I am quite exhausted"... Trong câu này quite có nghĩa là absolutely, completely, 100% exhausted.
Bạn cứ thử nghĩ mà xem, về mặt lôgíc thì không thể có chuyện 'somewhat very tired' - nó hoàn toàn không có nghĩa. Thứ hai là chúng ta phải tìm hiểu ngữ cảnh của câu nói đó. Thường thường chúng ta có thể hiểu được nghĩa của từ 'quite' mà người nói muốn diễn đạt khi nhìn vào nghĩa của cả câu William đang có mặt ở đây với tôi chẳng hạn. Hãy thử tưởng tượng là William vừa mới ốm: Alex: Are you feeling better now? William: Yes, I'm feeling quite healthy, thank you. In fact, I feel great! Trong ngữ cảnh này, William có lẽ muốn nói rằng anh đã hoàn toàn bình phục, anh cảm thấy 100% khỏe mạnh. Nói một cách khác, chúng ta có thể có một cuộc đối thoại như thế này: Alex: Are you feeling better now? William: Well, I'm feeling quite healthy, but I still have a terrible headache. Trong trường hợp này, William có lẽ muốn nói rằng anh cảm thấy khá khỏe, nhưng chưa hoàn toàn khỏe hẳn. Ngoài ra khi nghe những câu này, chúng ta cũng sẽ có thể đoán được nghĩa là từ quite là partially hay totally qua giọng nói và ngữ điệu của người nói. Nếu người nói với bằng giọng vui vẻ, và xuống giọng ở cuối câu, thì có lẽ nó có nghĩa là người đó cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, vui vẻ.v.v. Tuy nhiên nếu người đó nói với giọng nói có vẻ lưỡng lự, thiếu tự tin, và nếu lên giọng ở cuối câu, thì có lẽ người đó muốn nói họ khá vui, hay đã khỏe hơn - partially happy or healthy - nhưng không phải là hoàn toàn như vậy. Trên thực tế, trong văn phong hơi cổ, người ta thường dùng 'quite' để diễn tả ý 'totally' hay 'completely' - ít nhất là trong văn nói tiếng Anh. Đôi khi người ta vẫn dùng cách này trong văn viết, đặc biệt là trong văn phong trịnh trọng, vì thế bạn có thể đọc trong một tiểu thuyết cách diễn đạt này. Nhưng trong tiếng Anh hội thoại hiện đại, 'quite' thường có nghĩa là 'partially'. Alex Gooch là một giáo viên dạy tiếng Anh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Ông đã từng giảng dạy tại Ba Lan, Thụy Sĩ và gần đây dạy tại một số Đại học tổng hợp của Anh Quốc.
Bạn có thể tải câu trả lời về máy để nghe, và có thể in lời giải thích bằng tiếng Anh trong phần Bản tiếng Anh dưới đây. Đã được xem 252 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - BBC Cập nhật ngày 12/06/2007 Wait và Await Tôi muốn biết sự khác nhau giữa "wait" và "await". Khi nào thì tôi nên dùng "wait" và "await".
Amos Parran trả lời: Cảm ơn bạn Sergio. Có hai sự khác nhau giữa wait và await. Khác nhau đầu tiên là về cấu trúc ngữ pháp đi với hai động từ này. Động từ "await" phải có một tân ngữ đi kèm, chẳng hạn "I am awaiting your answer" tôi đang chờ đợi câu trả lời của anh/chị, và tân ngữ của "await" thường là một vật gì đó, không phải là người, và thường là trừu tượng. Vì thế bạn không thể nói là "John is awaiting me." Động từ "wait" có thể đi với những cấu trúc câu khác nhau. Trước hết bạn có thể đơn giản dùng động từ "wait" một mình như trong câu sau: 'We have been waiting and waiting and waiting and nobody has come to talk to us.' - Chúng tôi đợi và đợi và đợi mãi mà chẳng có ai tới nói chuyện với chúng tôi cả. Một cấu trúc khác cũng rất phổ biến đó là có thể dùng 'wait' với một động từ khác chẳng hạn , 'I waited in line to go into the theatre.' - Tôi xếp hàng đợi để đi vào nhà hát. Thường thì với 'wait', bạn nói tới thời gian mà bạn phải chờ đợi - chẳng hạn , 'I have been waiting here for at least half an hour.' - Tôi đã chờ ở đây ít nhất là một tiếng rồi. Cuối cùng thì người nói thường nhắc tới điều gì hay người nào mà họ chờ, - vì thế, nếu một người bạn đến rất muộn, bạn có thể nói, 'I have been waiting for you for two hours!' Tôi đã phải chờ bạn tới hai tiếng đồng hồ. Một sự khác nhau nữa giữa hai động từ , 'wait' và 'await', đó là mức độ trịnh trọng hay thân mật của câu nói. 'Await' nghe trịnh trọng hơn là 'wait' - "Await" thường được dùng trong các thư từ chính thức chẳng hạn.
Nếu bạn muốn biết một bí quyết về cách dùng hai từ này, tôi gợi ý là bạn nên dùng 'wait for'; còn chỉ dùng 'await' trong những trường hợp khi bạn biết chắc chắn là vẫn thường nghe thấy từ này được những người giỏi tiếng Anh dùng từ đó và trong những trường hợp có văn phong khá trịnh trọng. Amos Parran là giáo viên chính dạy Thạc sĩ ngành dạy tiếng Anh cho người nước ngoài (TESOL) theo hình thức Điều khiển từ xa tại Viện giáo dục, Đại học Tổng hợp London.
Đã được xem 279 lần Sưu tầm bởi: WoodPecker - BBC Cập nhật ngày 11/06/2007 COME or GO, TAKE or BRINK? Xin hỏi các từ “come” và “go”, “take” và “bring” được sử dụng như thế nào? Chúng có phải là các từ đồng nghĩa không? Như Hà (Tây Nguyên)
Tiếng Anh có rất nhiều cặp từ có nghĩa gần giống nhau việc phân biệt chúng nhiều khi không hề đơn giản. Hai cặp từ come - go và take – bring trong câu hỏi của em là trường hợp rất phổ biến. 1. Khi muốn lựa chọn giữa go hay come chúng ta cần phải xét đến tình huống và vị trí. Go: để chỉ một chuyển động rời xa vị trí, địa điểm mà người nói hoặc người nghe đang ở đó: Are you going to the pub tonight? (Tối nay anh có tới quán rượu không?) Let's go and see Auntie Mary before the holiday is over. (Chúng ta hãy tới thăm dì Mary trước khi kỳ nghỉ kết thúc). They've gone to live in Australia and I don't think they'll ever come back. (Họ đã chuyển đến sống ở Australia rồi và tôi nghĩ là họ sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa). Come: một chuyển động đến nơi mà người nói hoặc người nghe ở đó. Could you come here for a minute, please, Diane? (Cậu đến đây một lát đi Diane). ~ I'm coming. (Mình đến đây). We've come to ask you if we can borrow your car for a week. (Chúng tôi tới đây để hỏi mượn bạn ô tô trong một tuần được không). I've got some people coming for a meal tonight. Can you and Henry come too? (Tôi mời
một vài người bạn đến dùng bữa tối nay. Bạn và Henry cũng đến nhé!) Go back or come back or return? Quy luật tương tự cũng được áp dụng với go back và come back, nhưng bạn cũng có thể sử dụng từ return thay cho cả come back và go back: You must have come back/ returned very late last night. (Hôm qua chắc hẳn là bạn về nhà rất muộn phải không) . He went back / returned to Mexico when he had finished post-graduate training. (Anh ấy trở về Mehico sau khi đã kết thúc khoá đào tạo sau đại học). Đã được xem 263 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến - theo Global Education Cập nhật ngày 23/05/2007 quyết ôn tập hiệu quả trước các kỳ thi tiếng Anh Ngay cả khi đang học tiếng Anh tại trường, bạn vẫn cần dành thời gian tự trau dồi vốn tiếng Anh của bản thân. Đây mới chính là nhân tố quyết định trình độ tiếng Anh của bạn sẽ đạt được đến mức nào.
Và bạn hoàn toàn có thể tăng hiệu quả của việc này khi tự học một cách quy củ và có hệ thống. Đừng quên thư giãn để cho đầu óc thư thái vì khi đó việc học sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc tự học của chúng ta thường diễn ra qua ba giai đoạn: làm bài tập, ôn tập và đi thi. Đầu tiên là bạn làm bài tập để tiếp thu những kiến thức ngôn ngữ mới. Tiếp đó, bạn sẽ ôn tập để củng cố lại kiến thức mình mới học được. Cuối cùng bạn sẽ sử dụng những kiến thức này để tham gia một kỳ thi tiếng Anh mà bạn đã lên lịch trước để chứng tỏ trình độ sinh ngữ của mình. Mỗi giai đoạn lại có những yêu cầu khác nhau. Do đó, những lời khuyên nho nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thể làm việc hiệu quả nhất trong từng giai đoạn cụ thể: Bài tập về nhà -Cố định giờ bạn sẽ làm bài tập hàng ngày và cố gắng làm bài vào đúng giờ đã định -Tìm một chỗ học tập thích hợp và biến chỗ đó thành nơi học thường xuyên -Làm bài đều đặn, mỗi ngày một ít. Đừng đợi đến khi bạn có quá nhiều bài mới bắt tay vào làm vì nó sẽ làm bạn thấy lo lắng và bạn sẽ khó có thể bắt đầu học với tâm trạng như vậy. -Hãy duy trì việc học của mình một cách nghiêm túc. Đừng lãng phí thời gian học cho những việc khác như nói chuyện điện thoại với bạn bè hay làm vài tách cà-phê. -Giữ tất cả những gì bạn đang làm trong một tập hồ sơ. Ngăn nắp sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian lục tung mọi thứ để tìm cái mình cần. -Hãy ghi lại những gì bạn đã làm được mỗi tuần và những gì bạn dự định làm trong tuần
tiếp theo -Dành một khoảng thời gian nhất định cho những công việc phát sinh. Ôn tập -Ôn tập một cách hệ thống. Lên lịch ngay từ đầu và theo sát những gì bạn đã đề ra. -Đừng chỉ dành tất cả thời gian cho việc ôn tập. Hãy dành đôi chút thời gian cho những sở thích cá nhân và gặp gỡ bạn bè. -Hãy làm việc ôn tập trở nên thú vị bằng cách liên hệ kiến thức đã học với thực tế _ công việc mà bạn đang làm chẳng hạn. -Tổng kết phần bạn đã ôn tập đều đặn và đừng quên áp dụng những gì bạn đã ôn tập bất cứ khi nào bạn có cơ hội. -Nếu bạn không hiểu điều gì, đừng ngại ngần đặt câu hỏi. Bạn có thể hỏi thầy cô, tìm thông tin trên thư viện hoặc tại các trang web học ngoại ngữ. -Cố gắng nói chuyện với người khác về việc bạn đang ôn tập. Bạn bè và người thân trong gia đình có thể cho bạn những lời khuyên giá trị khi việc ôn tập của bạn gặp khó khăn. -Khi có khó khăn, hãy nghĩ về tương lai. Bạn đang làm việc chăm chỉ để có được một tương lai tốt đẹp hơn. Thi cử -Cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn trước kỳ thi. Đừng ôn tập quá muộn. Hãy đi ngủ sớm. -Vào hôm đi thi, đừng quên thưởng cho mình một bữa ăn sáng ngon miệng. Đi sớm để tránh những trục trặc bạn có thể gặp phải trên đường. -Đừng quá lo lắng nếu bạn cảm thấy hồi hộp vì điều này hoàn toàn tự nhiên. Nó chứng tỏ bạn đã chuẩn bị tinh thần cho kỳ thi và bạn sẽ làm tốt hơn khi đã có sự chuẩn bị. -Đọc kỹ đề bài để nắm chắc những gì họ muốn bạn thực hiện và làm theo. -Tìm những câu hỏi có số điểm cao nhất và làm chúng trước. -Định trước khoảng thời gian bạn sẽ dành cho mỗi câu hỏi để bạn có thể hoàn thành toàn bộ bài thi -Đảm bảo rằng bạn đã ghi đúng tên và đầy đủ mọi chi tiết cần thiết khác như số báo danh, phòng thi .v.v… -Lời khuyên cuối cùng là đừng quá căng thẳng với công việc học hành. Ngôn ngữ chỉ là một công cụ để giao tiếp. Bạn hoàn toàn có khả năng học được nó vì bạn đã từng rất thành công với việc học tiếng mẹ đẻ. Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ là một chuyên gia về tiếng Anh thôi.
Đã được xem 223 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến - Theo Global Education Cập nhật ngày 22/05/2007 Tự học tiếng Anh với các website Tại trang web www.rong-chang.com, hàng loạt giáo trình được đưa lên, người học có thể vào đây và tự học theo khả năng của mình. Tại đây, người học có thể học theo các dạng như tiếng Anh cho thầy giáo, tiếng Anh trẻ em.
Điểm mạnh của trang này là giúp người học luyện ngữ pháp và khả năng nghe. Tuy nhiên, trang web này chỉ miễn phí cho những ai là thành viên (đăng ký trực tuyến) và thời gian miễn phí chỉ có bảy ngày đầu tiên. Trang www.englishtown.com cũng vậy, có nhiều lựa chọn cho người học nhưng cũng chỉ miễn phí cho thành viên mới trong vòng bảy ngày. Còn tại trang http://www.english-friends.net, người dùng có thể tải một số phần mềm học tiếng Anh trên mạng xuống và tự học với hơn 90.000 đĩa audio. Thú vị nhất có lẽ là trang http://www.easyenglish.com vì trang web này dành cho những người mới học tiếng Anh. Tại đây, người học sẽ được kiểm tra bằng những câu hỏi đơn giản. Tiếp theo, người học sẽ được quyền lựa chọn những bài kiểm tra tùy theo năng lực của mình với những từ vựng tự chọn, bài kiểm tra tự chọn... Đã được xem 327 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến Cập nhật ngày 27/04/2007 Sử dụng trạng từ tiếng Anh thế nào cho đúng? Trạng từ trong tiếng Anh có được sử dụng giống trạng ngữ của tiếng Việt hay không?
Nhìn chung, trạng từ tiếng Anh có ý nghĩa tương tự trạng ngữ trong tiếng Việt. Về vị trí, chúng có thể đứng đầu câu (front-postion), đứng giữa câu (mid-postion) (trước động từ chính và sau động từ to be), hoặc đứng cuối câu. Tuy nhiên, để đặt vị trí của trạng từ trong câu một cách chính xác, Globaledu xin giới thiệu với các bạn 5 quy tắc sau: 1. Quy tắc 1: Quy tắc kề cận. Trạng từ bổ nghĩa cho từ nào thì phải đứng gần từ ấy. Chúng ta hãy cùng xem ví dụ với cụm trạng từ “a year ago”: A year ago I thought I would become a teacher. (Cách đây 1 năm tôi đã nghĩ mình sẽ trở thành giáo viên). [A year ago đứng gần thought (I thought a year ago)]. I thought I would become a teacher a year ago. (Tôi nghĩ rằng tôi đã trở thành giáo viên 1 năm rồi). [A year ago đứng gần would become (I would become a teacher a year ago)]. 2. Quy tắc 2: Phó từ chỉ thời gian thông thường được đặt ở cuối câu (điều này khác tiếng Việt). Ví dụ: “Hôm qua mẹ tôi đã mua cho tôi một cuốn sách” sẽ được dịch là “My mother bought me a book yesterday.” Phó từ ở vị trí đầu câu thường được nhấn mạnh hơn ở các vị trí khác, do đó, chỉ khi có
mục đích nhất định ta mới đặt ở vị trí đầu câu. Chẳng hạn như câu trên khi nhấn mạnh sẽ được nói thành: “Yesterday my mother bought me a book.” [Tôi muốn nói ngày hôm qua chứ không phải ngày hôm kia]. 3. Quy tắc 3: Phó từ không được chen giữa động từ và tân ngữ. Ta có thể nói “He sings beautifully” hoặc “He sings Vietnamese songs beautifully” chứ không nói “He sings beautifully Vietnamese songs.” (Anh ấy hát các bài hát tiếng Việt rất hay). Khi có một cụm từ dài hoặc mệnh đề theo sau động từ, chúng ta có thể đặt trạng từ trước động từ. Hãy so sánh: “He opens the books quickly.” và “He quickly opens the books that the teacher tells him to read.” (Anh ấy nhanh chóng mở quyển sách mà giáo viên yêu cầu). Khi trạng từ bổ nghĩa cho một động từ kết hợp bởi trợ động từ + động từ chính, trạng từ thường đi sau ngay trợ động từ. Ví dụ: “They have often made noise in class.” (Chúng thường làm ồn trong lớp). 4. Quy tắc 4: Khi có nhiều trạng từ trong câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ là: nơi chốn - thể cách - tần suất - thời gian. 5. Quy tắc 5: Các trạng từ đánh giá, nhận xét ý nghĩa của cả câu như fortunately, evidently, certainly và surely… thường được đặt ở đầu câu. Ví dụ: Fortunately, I am living in a peaceful city. (May mắn làm sao, tôi được sống ở một thành phố hòa bình). Very frankly, I am tired. (Nói thật là tôi rất mệt). Trên đây là 5 quy tắc thường gặp về cách đặt vị trí của trạng từ. Hi vọng sau bài viết này các bạn có thể sử dụng thành thạo trạng từ tiếng Anh. Chúc các bạn thành công! Đã được xem 281 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến - Theo Global education Cập nhật ngày 19/04/2007 Trọng âm tiếng Anh Trọng âm tiếng Anh là gì và cách sử dụng ra sao?
Tiếng Anh được bao gồm bởi rất nhiều thành tố trong đó trọng âm (stress) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi nói tiếng Anh, từ mà bạn nhấn trọng âm cũng như cách bạn đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi nghĩa hàm chứa trong câu nói. Trong bài viết này, Globaledu xin giới thiệu về trọng âm của câu. Hãy cùng xem ví dụ dưới đây: I don't think he should get that job.
Câu nói đơn giản này có thể mang nhiều nghĩa tùy theo từ ngữ mà bạn nhấn mạnh. Hãy xét nghĩa của các câu sau đây với từ được nhấn mạnh ở trong ngoặc. Đọc to mỗi câu và nhấn mạnh từ trong ngoặc: 1, (I) don't think he should get that job. Nghĩa: Người nào đó khác (Không phải tôi) nghĩ rằng anh ấy nên nhận công việc đó. 2. I (don't) think he should get that job. Nghĩa: Không phải là tôi nghĩ anh ấy nên nhận công việc đó. 3, I don't (think) he should get the job. Nghĩa: Ý tôi không hẳn là như vậy. Hoặc: Tôi không chắc là anh ấy nhận được công việc đó. 4, I don't think (he) should get that job. Nghĩa: Ai đó khác không phải anh ấy nên nhận công việc đó. 5, I don't think he (should) get that job. Nghĩa: Theo tôi, việc anh ấy nhận công việc đó là sai lầm (không nên nhận). 6, I don't think he should (get) that job. Nghĩa: Anh ấy có thể phải trả một cái giá nào đó cho công việc đó. 7, I don't think he should get (that) job. Nghĩa: Anh ấy nên tìm một công việc khác. 8, I don't think he should get that (job). Nghĩa: Có lẽ anh ấy nên làm cái gì khác không phải công việc. Bạn có thể thấy rằng câu nói này có thể được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng cần ghi nhớ là các từ được nhấn mạnh cũng góp phần vào việc tạo nên nghĩa thực sự của câu nói. Đã được xem 2034 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến Cập nhật ngày 09/04/2007 Ngoại động từ hay nội động từ?
Tác giả: globaledu Trong 2 câu “They grow flowers in the garden” và “Flowers grow in their garden” thì câu nào đúng câu nào sai?
Cả hai câu trên đều đúng về mặt ngữ pháp song có lẽ điều khiến bạn bối rối là vì động từ “grow” được dùng với tư cách khác nhau là ngoại động từ và nội động từ. Vậy ngoại động từ và nội động từ là gì và chúng khác nhau ra sao? 1. Ngoại động từ diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật. Ví dụ: · The cat killed the mouse. (Con mèo đã giết con chuột). Ngoại động từ luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một đại (danh) từ theo sau để hoàn thành nghĩa của câu. Trong câu trên chúng ta không thể nói “The cat killed” rồi dừng lại. Danh từ đi theo sau ngoại động từ là tân ngữ trực tiếp. (Trong câu trên mouse là tân ngữ trực tiếp của killed). 2. Nội động từ diễn tả hành động nội tại của người nói hay người thực hiện nó. · He walks. (Anh ấy đi bộ). (Anh ấy tự đi chứ không phải do người/ vật khác tác động). · Birds fly. (Chim bay). (Con chim tự bay theo bản năng chứ không do người/ vật tác động). Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm theo. Nếu có thì phải có giới từ đi trước và cụm này sẽ đóng vai trò là trạng ngữ chứ không phải tân ngữ trực tiếp. Ví dụ: · She walks in the garden. (Cô ấy đi bộ trong vườn). · Birds fly in the sky.(Chim bay trên bầu trời). Đã được xem 916 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến Cập nhật ngày 04/04/2007 Need, dare, to be, get
Need 1.1 Need dùng như một động từ thường: a) Động từ đi sau need chỉ ở dạng nguyên thể khi chủ ngữ là một vật thể sống: My friend needs to learn Spanish. He will need to drive alone tonight. John needs to paint his house.
Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh Khi làm bài thi trắc nghiệm tiếng Anh, thí sinh nên trả lời tất cả các câu. Với những câu hỏi mà bạn không biết chính xác câu trả lời thì có thể đoán, chứ không nên bỏ qua. Còn để tiết kiệm thời gian, bạn nên tập tô thử các ô trước ở nhà, tránh lóng ngóng khi vào phòng thi.
Đó là 1 vài “mẹo” nhỏ mà Thạc sĩ Lê Đình Bì “bật mí” cho các bạn trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH sắp tới. 1. Cách chọn câu trả lờiChúng tôi giới thiệu hai loại câu hỏi thông dụng và cách trả lời:1. Hoàn chỉnh câu (Sentence completion): Đề thi đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh, trong đó, một hay một vài phần được bỏ trống. Theo sau là đáp án, thường liệt kê 4 từ hay cụm từ hoặc mệnh đề. Thí sinh sẽ chọn trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là chính xác để hoàn tất câu hợp với cú pháp và hợp lý nhất. Thí dụ: Hãy chọn từ hoặc cụm từ (A, B, C hoặc D) thích hợp nhất cho khoảng trống của câu (Choose the word or phrase (A, B, C, or D) that best fits the blank space in the sentence).Last week, when John arrived at the airport, the plane __________. A. took off. B. had taken off.C. will take off. D. takes off.Đáp án đúng là B. Ta dùng thì past perfect (quá khứ hoàn thành) ở đây để chỉ một hành động xảy ra trước một hành động khác ở trong quá khứ. Tuần trước, khi John đến phi trường thì phi cơ đã cất cánh (hành động xảy ra trước: phi cơ cất cánh - ở thì quá khứ hoàn thành; hành động sau: John đến phi trường - ở thì quá khứ đơn).Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần chú ý:- Nếu các đáp án khá ngắn, ta nên liếc nhanh toàn bộ để có khái niệm về những thiếu sót của câu. Cái "liếc" này thường có thể giúp ta phân nhóm câu hỏi thuộc loại parallel structure, verb forms, word order...- Nếu các đáp án dài và phức tạp, ta hãy bắt đầu bằng việc đọc cả câu. Không nên phân tích từng từ một nhưng khi đọc hãy cố hình thành diện mạo cấu trúc cả câu: Có bao nhiêu mệnh đề trong câu? Mỗi mệnh đề đã có đủ chủ ngữ và động từ hay chưa? Đã có liên từ kết nối các mệnh đề với nhau? Còn phần nào thiếu sót?...- Nếu chưa tìm được đáp án ngay, cố gắng giải đáp bằng phương pháp loại trừ, tức loại dần những đáp án không hợp lý. Đó là các đáp án:Còn thiếu những từ hoặc cụm từ thiết yếu khiến cho câu chưa hoàn chỉnh.Bao gồm những từ hay cụm từ không cần thiết.Một phần của đáp án sai ngữ pháp khi điền vào toàn câu.2. Nhận diện sai sót (Error identification): Câu hỏi thường đưa ra 4 từ hay cụm từ được gạch dưới (underline). Thí sinh sẽ nhận diện trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là sai, cần phải viết lại để câu được hoàn chỉnh.Thí dụ: Hãy chọn từ hoặc cụm từ được gạch dưới, cần phải điều chỉnh lại cho đúng (Choose the underlined word or phrase (A, B, C, or D) that needs correcting).In North American cultural (A), men do not kiss (B) men when meeting (C) each other. They shake hands (D). Với câu này, ta chọn đáp án A vì cutural là tính từ, trong khi ở vị trí này phải là danh từ: culture.Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần lưu ý:- Đừng bao giờ chỉ
tập trung đọc những từ hay cụm từ được gạch dưới, bởi vì những từ hay cụm từ đó thường chỉ sai hoặc không hợp lý khi đặt vào ngữ cảnh của toàn câu.- Không trả lời câu hỏi cho đến khi đã đọc toàn bộ cả câu.Với câu hỏi tương đối dễ, thí sinh có thể trả lời ngay để tiếp tục qua câu khác. Nếu chưa tìm được điểm sai sót ngay, hãy đọc lại toàn câu và lần này, hãy chú ý đến những từ, cụm từ được gạch dưới. Thông thường, trong cách đọc hằng ngày, chúng ta có thói quen liếc nhanh qua các "tiểu từ" như mạo từ, giới từ vì những từ này không chứa thông tin. Tuy nhiên, trong bài thi trắc nghiệm, đây là những phần có thể chứa sai sót nên ta cần lưu ý. 2. Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm 1. Theo đúng hướng dẫn: đọc kỹ các hướng dẫn về làm bài thi.2. Đọc hết toàn bộ từng câu hỏi và tất cả các chọn lựa của đáp án trước khi chọn câu trả lời.3. Trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Với những câu hỏi mà ta không biết câu trả lời chính xác thì các bạn cũng phải nên đoán. 4. Chọn câu trả lời tốt nhất trong các đáp án được câu hỏi đưa ra. Có thể bạn nghĩ rằng câu trả lời đúng không nằm trong số những đáp án đưa ra, nhưng bạn bị giới hạn là chỉ được chọn lựa đáp án tốt nhất trong số đáp án đã cho mà thôi.5. Không nên phí thời gian cho một câu hỏi nào đó, hoặc chưa hiểu rõ, hoặc quá khó. Nếu chưa trả lời được ngay thì nên bỏ qua để làm những câu kế tiếp. Sau đó, nếu còn thời gian sẽ làm trở lại những câu đã bỏ qua nói trên. Nhớ ghi số thứ tự của câu đã bỏ qua vào giấy nháp để dễ nhận diện. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời. 6. Đọc câu nào thì trả lời ngay câu ấy. Tránh cách làm bằng việc trả lời trước trên giấy nháp toàn bộ bài thi rồi sau đó mới tô vào bản trả lời, vì đôi lúc sẽ rất cập rập vào giờ chót nên sẽ tô lộn xộn trên phiếu trả lời.7. Phải đánh dấu câu trả lời theo đúng hướng dẫn và đúng với số thứ tự của câu trên bản trả lời: Dùng bút chì đen tô kín ô tròn tương ứng với chữ cái đã chọn trên phiếu trả lời. Cần lưu ý là phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô (không dùng gạch chéo hay đánh dấu). Chẳng hạn, nếu ta đang làm câu số 9 và chọn C là phương án đúng thì ta tô đen ô C trên dòng số 9 của phiếu trả lời: Nên nhớ là không tô 2 ô cho cùng một câu vì đề thi năm 2007 chỉ cho một phương án đúng cho một câu. Thí dụ như câu trên, nếu đã chọn và tô đen đáp án C rồi thì không tô thêm ô nào nữa. Trong trường hợp tô nhầm ô hay muốn đổi phương án trả lời, thì phải tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới được chọn.8. Để tiết kiệm thời gian, các bạn nên tập tô thử các ô trước ở nhà. Thông thường, các thí sinh hay gọt sẵn những cây viết chì loại 2B (theo quy định) nhọn hoắt, nên khi tô vào ô mất nhiều thời gian. Nếu ta tô trước cho đầu nhọn bút chì hơi tà đi thì khi tô trọn ô rất nhanh. Các bạn có thể tiết kiệm được vài ba giây hoặc thậm chí 5 - 7 giây cho một câu, và như thế, cứ 10 câu ta có thể có thêm thời gian làm được 1 hay 2 câu nữa. Nên nhớ khi đi thi, thời gian là tối quan trọng. Việc dùng cục tẩy cũng cần lưu ý. Thí sinh nên dùng cục tẩy rời mà không sử dụng cục tẩy của cây viết chì vì động tác quay cây viết để tẩy cũng làm mất thì giờ. Tốt nhất là một tay cầm viết, một tay cầm cục tẩy. Nếu tay phải viết thì tay trái cầm cục tẩy (và ngược lại) để thấy sai là tẩy ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian. Một trong những châm ngôn khi học tiếng Anh mà chúng ta cần ghi nhớ là phải "Thực hành, thực hành và thực hành" (Practice, practice, and practice). Ở phần luyện thi trắc nghiệm thì các bạn nên tìm cách làm thêm thật nhiều bài thi trắc nghiệm càng tốt.
Đã được xem 322 lần Sưu tầm bởi: CAMCHUONG Cập nhật ngày 28/03/2007
Các dạng viết tắt và rút gọn Tác giả: Global Education Trong nhiều cuốn sách ngữ pháp, em có thấy người ta có đề cập đến dạng rút gọn của từ trong câu (contractions). Nó có khác gì với abbreviations hay clipped form mà ta hay gặp không ạ?
Dạng rút gọn (contractions) thường được dùng trong văn viết trong trường hợp rút ngắn một từ bằng cách bỏ đi một hoặc một vài chữ cái. Thường thì một số trường hợp trong tiếng Anh chuẩn, đặc biệt là với các động từ người ta hay sử dụng dạng câu này. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến nhất: it's = it is or it has we'll = we will or we shall they've = they have can't = can not he'd = he would or he had aren't = are not she'd've = she would have won't = will not Có thể nhận thấy dấu móc (‘) là đặc điểm nhận dạng của những câu dạng rút gọn. Dấu móc xuất hiện đúng vị trí của những chữ cái đã được lược bỏ: chúng ta viết can't và aren't chứ không phải là *ca'nt, hay *are'nt. Hầu như các từ rút gọn có liên quan đến not thì vị trí của dấu móc đều ở giữa chữ n và chữ t. Cũng có trường hợp cá biệt như she'd've có đến hai dấu móc vì ở đây đã có hai chữ cái bị lược bỏ (should, have) nhưng những trường hợp như vậy thường không nhiều. Việc dùng dấu móc sẽ giúp cho chúng ta tránh khỏi việc nhầm lẫn giữa những từ như she'll và shell, he'll và hell, can't và cant, I'll và ill, we're và were, she'd và shed, we'll và well v.v. Trong khi đó dạng lược bỏ (clipped form) lại hoàn toàn không giống với dạng rút gọn. Lược bỏ ở đây tức là lược bỏ một từ dài thành một từ ngắn hơn nhưng có nghĩa tương đương. Và tất nhiên là không dùng dấu móc trong những cách viết này. gym = gymnasium
ad = advertisement pro = professional deli = delicatessen hippo = hippopotamus bra = brassière tec = detective flu = influenza phone = telephone copter = helicopter cello = violoncello gator = alligator quake = earthquake Dạng rút gọn cũng phải được phân biệt một cách rõ ràng với dạng viết tắt (abbreviations). Những từ viết tắt là những từ như Mr cho từ Mister, BC thay cho Before Christ and e.g. thay cho for example. Cần lưu ý là dạng rút gọn chỉ nên dùng trong cách viết thông thường mà không nên sử dụng trong văn phong trang trọng. Tuy dạng rút gọn không sai nhưng nó ít nhiều làm hỏng tính trang trọng của câu văn, thậm chí khiến câu văn trở nên sỗ sàng và thô tục. Trong tiếng Anh, có một số trường hợp xuất hiện dấu móc tuy nhiên lại không phải là dạng rút gọn của từ nào cả. Ví dụ như một số tên họ không có xuất xứ từ Anh cũng được viết với dấu móc: O'Leary (tiếng Ireland), d'Abbadie (tiếng Pháp), D'Angelo (tiếng Ý), M'Tavish (tiếng Scotland). Đây không phải là cách nói rút gọn vì ngoài nó ra không có cách viết nào khác. Ngoài ra, dấu móc còn được sử dụng để diễn tả một số từ trong các dạng tiếng Anh không chuẩn tắc: như việc nhà thơ Scotland từng viết gi' thay cho give và a' thay cho all. Bạn sẽ không cần phải sử dụng đến công cụ này trừ khi bạn trích dẫn từ các tác phẩm như vậy. Trường hợp cuối cùng mà bạn có thể gặp là cách rút gọn đối với năm, chẳng hạn: Pío Baroja was a distinctive member of the generation of '98. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong một vài cách diễn đạt nhất định mà thôi. Trong ví dụ trên, cụm từ generation of '98 là tên dành cho một thế hệ nhà văn người Tây Ban Nha, và theo thói quen người ta không mấy khi viết đầy đủ là *generation of 1898. Trừ những cụm từ có tính quy ước như vậy, thông thường bạn nên viết số năm một cách rõ ràng để tránh gây hiểu lầm khi muốn thể hiện một lối văn phong trang trọng.
Đã được xem 425 lần Sưu tầm bởi: Gõ Kiến Cập nhật ngày 08/02/2007