18. Dung Ngoai, O Trong

  • Uploaded by: Gioan Lê Quang Vinh
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 18. Dung Ngoai, O Trong as PDF for free.

More details

  • Words: 937
  • Pages: 2
ĐỨNG NGOÀI NHƯNG VẪN Ở TRONG

Tôi cảm thấy bất ngờ khi đọc bài viết “Hãy Đứng Ngoài Cuộc” của Cha Lê Văn Quảng, một bất ngờ thú vị (xem http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m =home&v=detail&ia=5045). Thật ra lúc đầu có thể người ta chỉ nghĩ tác giả viết về cách dạy con trong một gia đình nhỏ, nhưng đọc tiếp thì sẽ thấy tác giả quả là thâm thuý. Làm cha mẹ, chọn lựa đứng ngoài cuộc không mặc nhiên coi mình như người ngoài, mà là thái độ vừa của lòng bao dung vừa của sự nghiêm minh. Bất cứ một động thái mang tính bênh vực hay lên án đứa con này hay đứa con khác cũng chỉ gây thêm bất hoà giữa con cái và ngay cả giữa cha mẹ và con cái. Trong một gia đình lớn hơn, không chỉ thái độ bao dung và công minh, mà cả những hiểu biết thâm sâu về từng con người và từng nhóm người trong cộng đồng mới làm cho công cuộc giáo dục đạt kết quả trọn hảo. Bài viết của Cha Quảng vẫn còn gợi mở cho người đọc những suy tư khác. Khi hai đứa con trong gia đình tranh chấp, kiện cáo, và như tác giả nhận định “trẻ con yêu chiến tranh hơn hoà bình”, thì tôi ngờ rằng đây là thủ pháp văn chương của tác giả. Trẻ con thì chẳng yêu chiến tranh đâu, và dù có tranh chấp, cái tranh chấp của trẻ con cũng mang dấu vết bình an. Khi Thánh Phaolô viết về những chia rẽ trong cộng đồng tín hữu Côrintô ở 4 chương đầu của thư thứ nhất gửi Côrintô, thì rõ ràng Thánh Phaolô dạy cho tín hữu biết yêu thương nhau như Thầy Chí Thánh đã yêu. Trong một luận án tiến sĩ Thần Học Thánh Kinh tại đại học Saint Paul, Gia-nã-đại, Lê Quang Phúc đặt vấn đề có thực là giáo đoàn đầu tiên có chia rẽ, hay đây chỉ là thủ pháp văn chương mà Thánh Phaolô, nhà truyền giáo cũng là một văn hào, đã dùng để nhấn mạnh cho đức yêu thương. Có lẽ trong cái nhìn này mà tôi nhận thấy con cái trong nhà không chia rẽ, không yêu thích chiến tranh và hoàn toàn không muốn bước lệch ra khỏi mối tương quan lý tưởng mà cha mẹ mong mỏi ở chúng. Nếu có xích mích, âu cũng là thói thường, xích mích để loại trừ bất công. Vậy tại sao có nhiều hiện tượng khiến cha mẹ phải lên tiếng? Khi cha mẹ đi làm, con cái lắm lúc phải giao cho đầy tớ, (hay gia nhân, hay người giúp việc, có khi còn gọi là quản gia, gọi gì cũng được). Nhưng trong nhiều gia đình, quản gia hay đầy tớ không những không làm tròn trách nhiệm mà còn tự coi mình là chủ nhân của ngôi nhà. Sự soái đoạt này hẳn nhiên cần đến hậu thuẫn của những đứa con trong nhà. Một đứa con ngoan, có học và có hiếu thì không bao giờ đứng về phía đầy tớ phản chủ. Do đó, tên đầy tớ láu cá chắc chắn phải làm hai chuyện. Một là tìm đứa con vừa bất hiếu vừa hám lợi để lợi dụng nó. Hai là phải dụ dỗ lôi kéo những đứa con còn chút lương tri, và lợi dụng đứa con như con bài tráo đen bôi đỏ. Và lịch sử chứng minh những đứa con chạy theo người ngoài để phản cha hại mẹ xuất hiện đầy dẫy trong lịch sử và người ta có khi gọi chúng mỉa mai là “yêu gia đình” hay thẳng thắn gọi là “làm mọi quân dữ”. Làm cha mẹ, trước hết là thực hiện sứ mạng yêu thương để gia đình thực sự là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng làm cha mẹ còn là một khoa học và là một nghệ thuật. Do đó mà cha mẹ ngày ngay phải là những nhà quản lý tài ba. Bài học của Bill Gates mới đây cho người ta thấy rằng là nhà quản trị, không những chỉ là công minh mà còn là biết đứng ngoài cuộc đúng lúc. Cái hấp dẫn nơi Bill Gates chính là ở chỗ đứng ngoài cuộc nhưng không từ bỏ vai trò lãnh đạo, điều mà toàn thế giới có thể nhận thấy dễ dàng. Đứng ngoài để nhìn rõ mà phán định. Cha mẹ nhiều khi bị dụ dỗ bởi những

đứa con u u minh minh, cần lù (cù lần), lẩm cẩm, ô hợp, hay đơn thuần là những file bí ẩn đến nỗi cha mẹ không tìm ra từ khoá mà mở chúng ra để hiểu và dạy dỗ. Khi dùng những từ ngữ này, tôi không dám lên án những đứa con, vì là con trẻ, chúng có thể hành động sai trái. Nhưng những thái độ ấy có thể uốn nắn nếu cha mẹ sáng suốt và nghiêm minh. Là một đứa con trong gia đình Hội Thánh, con rất mong các vị lãnh đạo Giáo Hội, mà con luôn muốn khiêm cung gọi là Cha với lòng kính trọng vì hiều rằng Cha là hình ảnh của người Cha duy nhất trên Trời, mong các vị luôn có thái độ nhân từ mà cứng rắn, cảm thông mà công bằng, yêu thương mà biết phân định rạch ròi, không thiên vị theo cái nhìn của người cao niên lắm khi hơi bị mù màu. GIOAN LÊ QUANG VINH (Sàigòn)

Related Documents


More Documents from ""

December 2019 24
Chua Giac Minh
May 2020 21
June 2020 18
June 2020 8