120908-cacnuoctaitrochovndoivcchongthamnhungtontrongnq

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 120908-cacnuoctaitrochovndoivcchongthamnhungtontrongnq as PDF for free.

More details

  • Words: 1,437
  • Pages: 2
LÝ ĐẠI NGUYÊN

CÁC NHÀ TÀI TRỢ CHO VIỆT NAM ĐÒI VIỆT CỘNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TÔN TRỌNG NHÂN QUYỂN Hội nghị thường niên của các quốc gia và các định chế tài trợ cho Việtnam khai mạc hôm 04/12/08 tại Hànội. Ngay trong buổi họp báo của ngày làm việc đầu tiên, đại sứ Nhậtbản tại Việtnam, ông Mitsuo Sakaba đã chính thức công bố: “Chính phủ Nhật bản đình chỉ các ngân khoản tín dụng mới cho Việtnam, cho đến khi 2 nước ấn định được những biện pháp hữu hiệu và đáng kể nhằm chống lại tình trạng tham nhũng”. Đồng thời đóng băng 700 triệu USD đã cấp trong năm nay để chờ kết luận cuối cùng trong vụ PCI. Ông cũng thêm rằng: “Các khoản tín dụng lãi suất nhẹ sẽ bị đình chỉ, nhưng các đề án kỹ thuật hay viện trợ không hoàn lại vẫn được duy trì”. Quyết định này là một đòn bất ngờ đánh thẳng vào tử huyệt của chế độ độc tài tham nhũng Việtcộng. Việtnam là nước nhận ODA nhiểu nhất trong các nước được Nhậtbản cấp viện, năm vừa rồi lên tới 1.1 tỷ USD. Nhưng từ cuối năm 2005, đầu năm 2006, nhân vụ tham nhũng PMU 18, có tầm mức quốc tế nổ ra, liên quan tới một phần viện trợ của Nhật. Báo chí Nhật đặc biệt quan tâm theo dõi về các công ty Nhật làm ăn tại Việtnam. Từ nửa năm nay họ đã phanh phui ra trong việc sử dụng nguồn viện trợ do Nhật cung cấp cho Việtnam, giới lãnh đạo một Công Ty Tư Vấn Thái Bình Dương –PCI- của Nhậtbản đã can tội hối lộ, vi phạm Luật Chống Cạnh Tranh Bất Bình Đẳng của Nhậtbản. Trước Tòa Án Tokyo giữa tháng 11/08, bốn bị can là Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita và Tsuneo Sakano nhận tội đã hối lộ 820 ngàn USD cho một viên chức Việtnam, trong khuôn khổ một đề án xây dựng xa lộ Đông Tây tại thành phố Sàigon do chính quyền Tokyo tài trợ. Lễ ký kết xây dựng xa lộ Đông Tây, giữa đại diện Việtnam và Nhậtbản diễn ra vào ngày 11/01/2005. Người đứng ra nhận hối lộ của viên chức PCI là Huỳnh Ngọc Sỹ, phó giám độc Sở Giao Thông Công Chính TP HCM. Phía Việtcộng cố tình lờ đi, và phản ứng đầu tiên là cao giọng trách chính phủ Nhật đã để cho báo chí Nhật nói xấu Việtnam. Nhưng sau khi Tòa Án Tokyo đã chính thức kết án 4 người lãnh đạo PCI, thì Việtcộng mới thấy hố. Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước Việtcộng tiếp xúc với thủ thướng Nhậtbản, Taro Aso tại Hội Nghị APEC cuối tháng 11/08 hứa sẽ “xử lý nghiêm khắc” vụ PCI. Mãi tới ngày 09/12/08, bộ Công An Việtcộng mới chính thức khởi tố Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ trong dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước TP HCM. Dư luận trong nước cho rằng: Sở dĩ vụ án nhận hối lộ của đại công ty quốc tế PCI quá lớn, mà chức vụ của Huỳnh Ngọc Sỹ quá nhỏ, nếu không được các ông gộc của thành phố hay trung ương cho phép thì không thể nuốt trôi. Thời điểm đó, Nguyễn Minh Triết, Ủy viên BCT, Bí Thư Thành Ủy, nay là Chủ Tịch Nước, kẻ có quyền quyết định tối hậu về dự án. Cũng may cho đường giây tham nhũng Đông Tây này, vì vụ PMU 18, nhân cơ hội tiền Đại Hội Đảng X, các “đồng chí lãnh đạo” đấu đá, hạ bệ nhau, báo chí trong nước được dịp tố tham nhũng. Đưa đến việc Bùi Tiến Dũng đi tù, Nguyễn Việt Tiến vốn là đàn em của Nông Đức Mạnh cũng ngồi tù, nhưng sau khi Nông Đức Mạnh củng cố được vị thế Tổng Bí Thư thì Nguyễn Việt Tiến được trắng án. Đồng thời những nhà báo tố tham nhũng như Nguyễn Việt Chiến bị 2 năm

tù. Báo chí trong nước bị thắt họng, nên vụ án tham nhũng PCI, báo chí Việtnam trong nước mới im bặt. Âu đó cũng là sự đồng thuận giữa Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước. Nhưng về phía quốc tế thì không để yên, ngoài việc Nhật dùng giải pháp tài chánh để trừng phạt. Tại Hội Nghị của nhóm Tư Vấn các nhà tài trợ cho Việtnam, Liên Hiệp Âu Châu và Hoakỳ lên tiếng đòi Việtcông phải bảo đảm các quyền tự do của người dân Việtnam. Liên Hiệp Âu Châu nói với Việtnam rằng: “Âu Châu muốn nhấn mạnh tới sự kiện là quyền chính trị và quyền dân sự quan trọng như nhau và không nên bị tách biệt”. “Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ tin tưởng rằng, chuyện không tôn trọng quyền chính trị và dân sự sẽ gây phương hại trầm trọng tới đường hướng phát triển tại Việtnam”. “Liên Hiệp Âu Châu cho biết là đang chia sẻ với những lo ngại của quốc tế về bản án tù 2 năm dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, người giúp phanh phui một vụ án tai tiếng tham nhũng lớn trong một đơn vị của Bộ Giao Thông Vận Tải 3 năm trước đây”. Trong bản tuyên bố của Hoakỳ đã nói rằng: “Thành tích kinh tế và uy tín của Việtnam trước quốc tế đã bị phương hại vì những hạn chế áp đặt lên các quyền tự do cá nhân của người dân”. “Thái độ cởi mở hơn đối với những quan điểm bất đồng và khác biệt là điều rất quan trọng để Việtnam phát huy đầy đủ tiềm năng của mình”. 4 nước Canada, Na Uy, Thụy Sỹ, New Zealand, hối thúc Việtnam cho người dân trên vùng Cao Nguyên Trung Phần được dễ dàng hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động tôn giáo. Ngày 05/12/08 kết thúc 2 ngày làm việc, Hội nghị nhóm Tư Vấn các nhà tài trợ cho Việtnam đã cam kết tiếp tục giúp cho Việtnam trên 5 tỷ USD cho các chương trình phát triển và ổn định kinh tế trong năm 2009. Hội nghị đặc biệt quan tâm tới hồ sơ nhậy cảm trong tình hình Việtnam hiện nay là tham nhũng và vấn đề cải cách hành chánh. Trong khi đó tại Trungcộng, nhân kỷ niệm 60 năm Bản Quốc Tế Nhân Quyền ra đời, ngày 10/12/1948. 300 nhà hoạt động tích cực cho Nhân Quyền gồm các học giả, nhà báo, luật sư… đã ký tên vào bản “Hiến Chương 2008” và cho công bố vào ngày 10/12/2008. Với nội dung 19 điểm kêu gọi cải cách sâu rộng, kể cả việc sửa đổi Hiến Pháp, mở các cuộc bầu cử Dân Chủ Trực Tiếp, và các quyền tự do khác. Trước khi thư ngỏ này được công bố thì nhà cầm quyền Trungcộng đã bắt giữ nhiều người ký tên, nhằm bóp nghẹt tiếng nói của Trí Thức Trung Hoa. Nhưng bản Hiến Chương 2008 vẫn lừng lững xuất hiện trên mạng lưới toàn cầu, đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Trí Thức Trung Hoa đã chỗi dậy. Trí Thức Việt Nam tính sao đây? Hay vẫn đứng nhìn cho vài nhóm nhỏ Sinh Viên, Thanh Niên xuống đường phản đối Trungcộng xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa của Việtnam, rồi bị công an Việtcộng thẳng tay đàn áp? Hoặc thản nhiên ngó những Dân Oan khốn khổ khắp nước kéo về thành phố khiếu kiện? Hay vẫn bàng quan trước cảnh Giáo Dân Thái Hà và Hànội tập trung cầu nguyện đòi công lý, rồi bị kêu án? Bảy bản án treo giành cho 8 giáo dân Thái Hà, nhằm làm mất cơ hội của việc tập trung cầu nguyện, cũng là bản án treo mà nhà cầm quyền độc tài tham nhũng Việtcộng giành cho toàn thể Giáo Dân Thiên Chúa Giáo Việt Nam. Đồng thời giành cho tất cả các Tôn Giáo khác và những người đang đấu tranh đòi Tự Do Tôn Giáo. Dân Chủ Nhân Quyền cho Việtnam đấy! Trong khi cả thế giới đều đòi Việtcộng phải tôn trọng quyền chính trị và dân sự của toàn dân Việtnam, thì Trí Thức Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước cứ đứng ghìm nhau. Hoặc chỉ biết trách bọn Man Cộng Hànội là những kẻ không biết nhục. Mà có bao giờ tự mình thấy nhục hay chăng? Little Saigòn ngày 09-12-2008.