10.tongiao

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 10.tongiao as PDF for free.

More details

  • Words: 1,031
  • Pages: 11
Chương X

Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 1. Nguồn gốc, bản chất và tính chất của tôn giáo. 2. Vấn đề tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa 3. Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo ở nước ta

1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1.1. Khái niệm, bản chất của tôn giáo

* Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường, xuyên tạc hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh của tự nhiên và xã hội trở thành thần bí. * Xét về bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực…(nhưng tôn giáo có những mặt tích cực nhất định ). Tôn giáo biểu hiện “sự nghèo nàn…,là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, …là thuốc phiện của nhân dân” (MÁC).

Phân biệt Tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan - Tín ngưỡng: là lòng tin tưởng ngưỡng mộ vào một đấng siêu nhiên thần bí. +Tín ngưỡng dân gian. +Tín ngưỡng cổ truyền. Tín ngưỡng là yếu tố cơ bản, đầu tiên làm hình thành tôn giáo và mê tín dị đoan. - Tôn giáo: là một hình thái tín ngưỡng(hẹp). Các dấu hiệu để phân biệt TG với các hìnhthức tín ngưỡng + Hệ thống lý luận: giáo lý, giáo luật, giáo lễ và một đấng tối cao. + Hệ thống tổ chức: Giáo hội,cán bộ tôn giáo (chức sắc) nhà thờ, thánh thất, chùa miếu…. + Hệ thống tín đồ: số lượng người theo đạo.

Mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là khái niệm chỉ chung những hiện tượng con người quá tin vào những lực lượng siêu nhiên, thần bí dẫn đến mê muội, mất lý trí, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống (hủy hoại tiền của và sức khỏe). - Mê tín dị đoan thường có ở những người có vướng mắc trong cuộc sống riêng tư (tình duyên, công danh…). - Mê tín dị đoan thường xuất hiện ở những vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin…

1.2. Nguồn gốc của tôn giáo Nguồn gốc kinh tế - xã hội Nguồn gốc nhận thức Nguồn gốc tâm lý Trong đó nguồn gốc kinh tế - xã hội là nguồn gốc cơ bản nhất.

1.3. Tính chất của tôn giáo

Tính chất phản động)

Tính lịch sử Tính quần chúng Tính chính trị ( phản khoa học,

2. Vấn đề tôn giáo trong xã hội XHCN 2.1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa. - Nguyên nhân nhận thức. - Nguyên nhân tâm lý. - Nguyên nhân chính trị - xã hội. - Nguyên nhân kinh tế. - Nguyên nhân văn hóa.

2.2. Những quan điểm chỉ đạo giải quyết tôn giáo trong CNXH 1/ Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH. 2/ Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. 3/ Đoàn kết giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo, đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lí do tôn giáo. 4/ Cần phân biệt 2 mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. 5/ Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

3. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam 3.1. Tình hình tôn giáo ở nước ta Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau. Hiện nay, nước ta có khoảng trên 20 triệu tín đồ và 6 tôn giáo lớn đang tồn tại và hoạt động: Phật giáo (10 triệu) Thiên Chúa giáo (>5 triệu) Đạo Cao Đài (2 triệu) Phật giáo Hòa Hảo (1 triệu) Đạo Tin Lành (nửa triệu) Đạo Hồi (90 000) Tôn giáo xuất hiện ở nước ta chủ yếu truyền giáo từ bên ngoài, lan truyền do yếu tố tâm lý,đan xen, hòa đồng với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc(dấu ấn VN). Có ảnh hưởng khác nhau đến đời sống nhân dân. Hiện nay đang phát triển nhưng phức tạp

3.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo - Quan điểm của Đảng: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và của nhân dân (Cương lĩnh 1991) - Chính sách tôn giáo: (5 nội dung cơ bản).

1. Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật. 2. Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần đổi mới KTXH, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn XH. Trên cơ sở đó nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân 3. Hướng các chức sắc và các giáo hội hoạt động theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong tôn giáo, gắn giáo hội với dân tộc và sự nghiệp cách mạng, thể hiện trách nhiệm của tôn giáo ở một nước độc lập. 4. Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp CM của nhân dân ta 5. Thực hiện quan hệ quốc tế về tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo theo chế độ, chính sách chung về quan hệ đối ngoại của Nhà nước