10 Cau Hoi Linux

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 10 Cau Hoi Linux as PDF for free.

More details

  • Words: 3,414
  • Pages: 6
Linux thường thức

:: Tin tức :: Trang chủ

10 câu hỏi về LINUX

Tin tổng hợp

Tác Bạch Hưng Nguyên giả:

Tài liệu - Học tập Linux thường thức

Bạn đã nghe nói nhiều về hệ điều hành Linux, nhưng bạn chưa thực sự biết về nó . Bạn có thể bối rối trước những vấn đề như mã nguồn mở, nhà phân phối Linux, phần lõi của Linux, hay là sự hỗ trợ các driver,... Với 10 câu hỏi phổ biến nhất (FAQs) bạn sẽ thu nhận được những thông tin cơ bản nhưng cũng rất đầy đủ về hệ điều hành này . Ngay bây giờ và ngay lập tức bạn có thể bắt đầu với câu hỏi thứ nhất.

Diễn đàn thảo luận :: Các hoạt động :: Open Source CD FOSG Linux

Linux là gì?

Open Courses

Xét về mặt kĩ thuật, Linux là một hệ điều hành đa nhiệm (multitasking OS)với nền tảng giống với Unix, ban đầu được xây dựng và phát triển bởi Linus Torvalds ở ĐH Helsinki,Phần Lan vào năm 1991, sau đó được phân phối dưới giấy phép của GNU (www.gnu.org/copyleft/glp.html ).

:: Tìm kiếm :: Top of Form

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về Linux thì những điều bạn cần biết thêm đó là Linux là một hệ điều hành mạnh, chặt chẽ, và nếu bạn thích nó sẽ là miễn phí. Thêm vào đó, Linux còn có khả năng chạy được trên hầu như tất cả các loại máy tính từ PC, Mac cho đến những hệ thống Alpha,Amigas.

osg.vnu.edu.vn

Nhập các thuật ngữ tìm kiếm Bên của cạnhbạn đó Linux còn hơn cả một chương trình miễn phí, nó là một phần mềm với mã nguồn để mở (open-source software). Điều này có nghĩa là bạn không những có trong tay một hệ điều hành mà bạn còn có thể tuỳ biến mã nguồn cho phù hợp với những ứng dụng của bạn.

OSG

Web Tìm ki?m

Nộp mẫu đơn tìm kiếm 1

UTF-8

GALT:#008000;G

vi

Với những lợi ích như vậy, Linux đã dành được rất nhiều sự quan tâm. Trở lại thời điểm tháng 3/98, Red Hat - nhà phân phối Linux ước tính rằng có khoảng 8 triệu người dùng Linux trên toàn thế giới, và tính tới thời điểm hiện nay thì con số đó còn lớn hơn pub-6195697427 nhiều. UTF-8

Một điều thú vị nhất của Linux là nó chạy được với những cấu hình máy tính cấp thấp .

Bottom of Form

:: Thống kê :: Tổng số bài:

Máy tính của tôi có chạy được Linux?

221

Với máy tính để bàn, có những phiên bản riêng của Linux cho những chip Intel(và các chip tương thích), PowerPC, Sun Sparcs, DecAlphas, và những chip khác. Điều đó cũng có nghĩa là bạn không cần phải có một hệ thống mới và mạnh nhất để chạy Linux. Linux có rất nhiều phần, do vậy nó có thể tinh giảm xuống để chạy trên các máy 386 với 150Mb ổ cứng trống và 2Mb Ram. Một số nhà phát triển còn tạo ra phiên bản Linux có thể chứa trọn vào trong một đĩa mềm (ví dụ như Linux Router Project http://www.psychosis.com/linux-router). Linux cũng rất "thân thiện" với các máy tính xách tay như: Apple PowerBooks, IBM ThinkPads, Toshiba Tecras (bạn có thể tìm thấy danh sách các máy xách tay được hỗ trợ, cũng như tìm thấy các thủ thuật tại Linux Online's laptop page

Linux thường thức: Tài liệu - Học tập: Tin tổng hợp: Số thành viên: Số lượt truy cập:

32 25 164 14 1.239

(http://www.linux.org/hardware/laptop.html ) Linux sẽ hỗ trợ những thiết bị ngoại vi của tôi? Câu trả lời là Có và Không. Với hầu hết những thiết bị ngoại vi thông thường như modem, máy in, cạc mạng,... đều làm việc tốt dưới Linux. Tuy vậy có vài loại thiết bị ngoại vi làm việc kém, có loại lại không làm việc. Dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn chính . ISA card: Với card ISA cũ, như là card điều hợp mạng NE2000, SoundBlaster16, modem US Robotics Sportster, những thứ mà bạn đã sử dụng từ lâu vẫn sẽ hoạt động một cách hoàn hảo với Linux. Sự thực đó chính là phần tạo ra cho Linux sự tuyệt vời, với hệ thống cũ vẫn chạy được hệ điều hành mới, với những phần cứng lỗi thời vẫn đạt được hiệu quả công việc. PCI card: Theo kinh nghiệm thì những card ISA thường làm việc tốt dưới Linux hơn là những card PCI - hay ít nhất đến bây giờ. Ví dụ như nhiều PCI modem có xu hướng "Windows hóa" modem, điều đó cũng có nghĩa là chúng sẽ không thể chạy được dưới Linux. Những card âm thanh PCI mới nhất như SoundBlasterLive hay Turtle Beach Montego cũng không được hỗ trợ dưới Linux một chút nào (dù cho các nhà phát triển đang đau đầu về vấn đề này). Tuy vậy điều này cũng thúc đẩy sự ra đời một bản Linux tăng cường tính năng hỗ trợ PCI card nhiều hơn. Thời điểm hiện nay thì Linux mới chỉ hỗ trợ cho card PCI Ethernet và SCSI card. Tốt nhất bạn nên hỏi nhà cung cấp phần cứng để biết thêm chi tiết. PnP: Trong Windows, tính năng Plug and Play giúp hệ thống của bạn có thể tự động nhận biết các thành phần phần cứng có trong máy tính, điều này giúp bạn dễ dàng sử dụng máy tính hơn. Linux cũng có thể thực hiện Plug and Play nhưng dường như tính năng này chạy không được ổn định lắm. Tính năng này sẽ phụ thuộc vào phần cứng của bạn, có thể nó sẽ thực hiện trơn tru, có thể chẳng được gì cả. Thiết bị ngoại vi "Windows": Để hạ giá thành sản phẩm, một số nhà sản xuất bắt đầu bán ra những sản phẩm chẳng hạn như modem hay máy in như là những sản phẩm dành cho Windows. Những sản phẩm này có xu hướng rẻ hơn những sản phẩm hỗ trợ toàn diện cùng loại. Điều đó cũng có nghĩa là những sản phẩm này sẽ không làm việc được dưới Linux. Bởi những thiết bị cho Windows (ví dụ như 3Com/U.S. Robotics Winmodem và Lexmark Winwriter 200 printer) sử dụng phần mềm trên máy tính và CPU hệ thống để thực hiện công việc. Bằng cách nào tôi có được Linux? Lời khuyên đầu tiên: Đừng nên DOWNLOAD Linux rồi cài đặt. Hãy mua một bản copy. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với bạn, hãy so sánh việc download Linux từ Internet với mua một bộ LinuxCD giá $50 (mà cách này cũng chưa hay, bởi bạn có thể mua được ở những cửa hàng dịch vụ CDRom với giá khoảng 45.000đ/đĩa). Với bản LinuxCD bạn có một quyển sách hướng dẫn Linux Unleashed hoặc Linux: The Complete Reference và bản Linux đầy đủ. Với người dùng kinh nghiệm, việc cài dặt rất dễ dàng và chỉ việc làm theo các hướng dẫn trên màn hình, còn với những người dùng mới có lẽ bạn nên đọc trước tài liệu hướng dẫn. Nhưng bạn vẫn khăng khăng muốn download Linux thì bạn sẽ có rất nhiều tuỳ chọn. Nếu bạn muốn tự xây dựng hệ điều hành của mình thì bạn có thể download phần lõi của Linux(ftp://ftp.kernel.org), rồi sau đó tự phát triển theo ý bạn. Tuy vậy cách này thực sự không hữu ích trừ phi bạn có rất nhiều thời gian rỗi và là một chuyên gia lập trình, tốt hơn bạn nên kiếm một bản Linux phân phối. Một bản phân phối sẽ bao gồm phần lõi Linux và hàng loạt các chương trình tiện ích khác chẳng hạn như trình duyệt, trình quản lý desktop, ... Bạn có thể download Linux từ website của những nhà phân phối như Red Hat (www.redhat.com),

Caldera(www.caldera.com),Debian(www.debian.org),Slackware(www.slackware.com) hoặc bạn vào Linux Online để tìm danh sách các nhà phân phối http://www.linux.org/dist/index.html). Bạn cũng nên nhớ rằng các bản Linux của từng nhà phân phối là khác nhau, ví dụ bản Linux RedHat có giao diện cài đặt rất ấn tượng, hoặc bản Linux Caldera lại hỗ trợ Nerware . Khi bạn quyết định chọn một nhà phân phối nào, bạn sẽ cần phải kiểm tra lại hướng dẫn cài đặt, bởi luôn có một số thay đổi nhỏ giữa các nhà phân phối. Làm sao tôi có thể cài được Linux Quá trình cài đặt Linux khá dễ dàng, mất độ 30' loại bỏ hệ điều hành cũ và cài hệ điều hành mới. Ban đầu một trình tiện ích sẽ được chạy để yêu cầu bạn nhận biết cho Linux phần cứng của bạn. Vì Linux không nhận biết được hoàn toàn các thành phần phần cứng phổ biến, nên điều tốt nhất bạn có thể làm để mọi thứ được trơn tru suôn sẻ là hãy tạo một danh sách các thành phần máy tính của bạn. Không giống như Windows có thể tự động phát hiện và cài đặt các thành phần phần cứng mà nó phát hiện được, Linux thường yêu cầu bạn phải giúp đỡ nó nhận biết. Do vậy bạn hãy lấy giấy và ghi rõ những thứ sau: - Tên nhà sản xuất, chủng loại CDRom và SCSi adapter (nếu bạn có) - Loại mouse mà bạn đang sử dụng. - Tên nhà sản xuất, chủng loại, dung lượng nhớ của card đồ họa. - Tên nhà sản xuất, chủng loại, tốc độ làm tươi của màn hình. - Mọi thông tin về mạng mà bạn có: địa chỉ IP, tên domain, địa chỉ gateway, địa chỉ DNS, netmask, kiểu card mạng, chủng loại modem.. Trong suốt quá trình cài đặt, Linux sẽ hỏi bạn về những thông tin này, bởi vậy nếu bạn không có thì hệ thống của bạn có thể chạy không ổn định. Một trong những cách dễ nhất để cài đặt là bạn có thể cài đặt từ đĩa CD,. Bạn cần phải thiết lập trong BIOS chế độ cho phép khởi động máy từ chế độ CD Bootable (hầu hết những máy tính đời mới đều có tính năng này), sau đó bạn khởi động lại máy và cho đĩa CD Linux và ổ đĩa rồi làm theo các hướng dẫn cài đặt trên màn hình. Nếu máy tính của bạn không chấp nhận CD Bootable, bạn phải copy bản CD Linux vào một thư mục trong ổ cứng rồi sau đó khởi động lại máy bằng đĩa mềm hệ thống. Trong những bản Linux thương mại của Red Hat hoặc Caldera ngoài CD Linux còn có một đĩa mềm khởi động. Thiết lập cấu hình hệ thống cho Internet bằng Linux như thế nào? Đối với Linux bước đầu truy cập vào mạng có khó khăn hơn chút ít so với Windows, lấy ví dụ như đối với Windows chỉ cần thao tác đơn giản là click chuột vào biểu tượng Internet Connection Wizard và theo từng bước hướng dẫn của chương trình. Linux yêu cầu bạn phải cho nó biết thông tin về kết nối mà bạn sử dụng. Ban đầu bạn phải chắc chắn rằng khi cài Linux tất cả các thông tin cần thiết về giao thức, các module,... đã được cài đặt. Nếu cảm thấy có vấn đề gì bạn nên đọc kĩ tài liệu hướng dẫn hoặc làm theo từng bước hướng dẫn trong cuốn Linux Networking How-to. Sau khi tất cả đã được cài đặt, bạn cần phải thiết lập kết nối Internet của bạn. PPP và ISP hookup how-to lưu giữ tất cả các chi tiết bạn phải thiết lập cho hệ thống của bạn kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet(ISP). Có một cách làm tương đối dễ hơn đấy là dùng những trình kết nối với giao diện thân thiện người dùng như X-ISP,GnomePPP, EzPPP, KPPP. Những chương trình này khá giống với tiện ích DialUp Networking(DUN) của Windows. Bạn chỉ cần nhập tên account, mật khẩu, số phone nhà cung cấp dịch vụ Internet, địa chỉ DNS và phần còn lại thì

chương trình sẽ tự động hoàn thiện. Tạo cho Linux giống Windows như thế nào? Windows đã xuất hiện 15 năm qua, nó đã từng bước cung cấp cho người dùng giao diện sử dụng đồ hoạ thân thiện (GUI). Điều đó làm cho Linux cũng không thể không phát triển ứng dụng này cho hệ điều hành của mình. Với khá nhiều phần mềm quản trị desktop( desktop managers) đang có mặt trên thị trường, trong đó có một vài phần mềm đáng lưu tâm. KDE (K Desktop Environment) đang nghiên cứu và hoàn thiện nốt bộ công cụ hỗ trợ giao diện đồ hoạ cho Unix và Linux. Với giao diện này, người dùng có thể dễ dàng trong việc quản lí các file, menu, chạy các chương trình tiện ích. KDE có thể là nhà cung cấp tốt cho những ai muốn có giao diện đồ hoạ cho máy tính của mình. Một vài người không thích KDE vì lí do nào đó, KDE đã xây dựng bộ công cụ thương mại có tên QT(www.troll.no). Tuy vậy những tay chuyện nghiệp về phần mềm miễn phí trong cộng đồng Linux lại không thích điều đó. Họ tự xây dựng môi trường cho mình, dẫn tới sự ra đời của GNU Network Object Model Environment (www.GNOME.org). Tuy vậy việc lựa chọn giữa phần mềm miễn phí hay phải mua tuỳ thuộc vào bạn cần cái gì. Nhưng dẫu sao cũng thật thú vị khi làm việc với những cửa sổ mà không phải nhìn thấy logo của Microsoft. Tôi chạy Linux với Windows có được không? Nếu bạn muốn chạy Linux nhưng bạn phải chia xẻ máy tính của bạn với ngưới khác muốn dùng Windows, vậy phải làm cách nào? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể chạy được cả hai hệ điều hành trên cùng một máy tính. Bạn cần phải thiết lập chế độ dualboot cho phép bạn có thể quyết định chạy Linux hay Windows khi khởi động máy tính . Bạn có thể chạy bằng cách phân vùng ổ cứng của bạn để có được cả partition của Linux và DOS (Windows) hoặc bạn phân vùng lại mà không làm mất dữ liệu, ví dụ hai chương trình System Commander Deluxe và Partition Commander có thể làm được điều đó (www.systemcommander.com). Sau đó bạn cần cài Linux vào partition Linux mới và set-up LILO(bao gồm cả Linux) hoặc bạn dùng một trình quản lí boot để cho phép bạn chọn chạy Windows hay Linux. Bạn có thể tìm hiểu được vấn đề này chi tiết hơn trong Linux and Win95 how-to (http://metalab.unc.edu/ldp/Howto/mini/Linux+Win95.html). Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới chạy những ứng dụng của Windows thì nên xem xét đến phần mềm Wine (www.winehq.com). Đây là một freeware cho phép bạn chạy được nhiều ứng dụng của Windows dưới Linux. Trong website của Wine có cung cấp những thông tin về các trình ứng dụng được hỗ trợ. Nếu trình ứng dụng của bạn không thể chạy dưới Linux bạn có thể có lựa chọn khác là VMware for Linux. Chương trình này chạy một bản copy của Windows 3.1,95,98,NT4.0 hoặc bất kì hệ điều hành nào khác trong Linux. Sản phẩm hiện tại là bản beta, bạn có thể download về dùng thử tại địa chỉ www.wmware.com. Tuy vậy bạn cần có cấu hình tối thiểu để chạy là Pentium 64MbRam, VMware gợi ý là nên dùng Pentium II 96MbRam để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn ưu thích Linux nhưng không thể hoàn toàn rời bỏ được Windows thì VMware cung cấp cho bạn một sự lựa chọn tiện lợi. Thế còn một Website trên Linux thì sao? Internet đã cung cấp hầu hết những tính năng mạnh mà Linux có được ngày nay. Do vậy không có gì quá ngạc nhiện khi thấy có hàng tá công cụ giúp đỡ bạn quản lí Website dưới hệ điều hành.Và sự thật là giờ đây có khá nhiều ISP có server chạy Linux. Nếu bạn muốn có một website chạy dưới Linux cách dễ nhất là bạn nên tìm một Web host có hỗ trợ Linux server chẳng hạn như CI host(www.cihost.com) hay Web Server Pro (www.webserverpro.com). Với cách này bạn không phải giải quyết vấn đề khó khăn là duy trì server của bạn

24h/ngày và tiền bạc dành cho việc kết nối. Một trong những phần quan trong nhất bên cạnh hệ điều hành dĩ nhiên sẽ là Web Server. Một trong những server được dùng phổ biến rộng rãi nhất hiện nay là Apache (www.apache.org). Điều nổi bật là server này có dư sức để chạy những website lớn, và dĩ nhiên nó cũng chạy được các site cá nhân. Bạn có thể tìm thấy chi tiết tất cả những hướng dẫn cài đặt và thiết lập cấu hình hệ thống bạn cần trong Apache's documentation page (http://www.apache.org/docs ). Khi bạn thiết lập Web server của bạn, một điều lưu ý là bạn phải chắc chắn rằng hệ thống của bạn có thể kết nối được với mạng của bạn. Bạn cũng cần phải xây dựng một "bức tường lửa" (firewall) để bảo vệ site của bạn khỏi sự truy cập bất hợp pháp. Tìm kiếm hỗ trợ kĩ thuật cho Linux ở đâu? Câu trả lời là bạn có thể tìm thấy rất dễ dàng, bao gồm cả miễn phí lẫn phải trả tiền. Nếu bạn mua một bản Linux thương mại từ một nhà phân phối như Red Hat hay Caldera bạn sẽ có quyền được hỗ trợ cài đặt thông qua email trong 30 hoặc 90 ngày(cho từng bản) . Nếu sau đó vấn đề đến với hệ thống của bạn thì sao ? Mà bạn không muốn mở hầu bao của mình để tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với tình huống như vậy cách hiệu quả nhất là bạn nên vào Linux Documentation Project (http://www.linuxdoc.org), tại đó có lưu giữ hàng tá các file giúp đỡ với đủ các vấn đề có thể xẩy đến với bạn. Nhưng nếu như bạn vẫn không giải quyết được vấn đề ? Hãy cầu cứu đến những nhóm tin về Linux mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy, thí dụ như: comp.os.linux.misc, comp.os.linux.setup, comp.os.linux.questions, và alt.os.linux. Tại đây những Linux users sẽ thấy được các bảng câu trả lời dành cho những người mới dùng Linux. Để có thể thảo luận trực tiếp với những người dùng Linux thì một trong những địa chỉ tốt nhất là Linux Online (http://www.linux.org/help/list.html) hoặc Slashdot(http//www.slashdot.org) hay Linuxberg (http://powerlinux.linuxberg.com ). Công ty của bạn vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho vấn đề, phiền phức đến với bạn rồi. Bạn nên chi tiền để mời một chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật đến giải quyết. Cả RedHat và Caldera đều có hỗ trợ kĩ thuật 24/24. Nói chung bạn nên đầu tư một khoản tiền vào dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn và phát triển, hãy coi đấy như là chiến lược phát triển lâu dài. Cuối cùng cho dù bạn có gặp phải trục trặc gì đi nữa, bạn có thể chắc chắn rằng luôn luôn tìm được người giúp đỡ bạn. Kết: Mong rằng bài viết trên giúp bạn làm việc với Linux hiệu quả hơn. Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Người gửi: Nguyễn Việt Cường (05/11/2003 11:30) Các tin đã dưa trong chuyên mục

Tìm hiểu về file và hệ thống file trong Linux - (17/10) Virus trong Linux và trong Windows - (11/10) Tài liệu hướng dẫn cài đặt bộ gõ tiếng việt xvnkb cho một số hệ điều hành linux - (5/10) Một số website liên quan tới Open Source - (26/9) Linux qua các câu hỏi nhỏ - (20/9) Các file cấu hình quan trọng - (9/9) Hướng dẫn cài đặt Red Hat Linux 7.1 - (4/9) Linux có gì hấp dẫn - (4/9) Linux căn bản - (4/9) Trang web được thực hiện bởi Open Source Group Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Related Documents

10 Cau Hoi Linux
June 2020 8
Cau Hoi
November 2019 23
Cau Hoi
June 2020 13
Traloi Cau Hoi
November 2019 21
Cac Cau Hoi
July 2020 12