ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG ---------------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ----------------------
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ
1. Tên học phần:
Phương pháp nghiên cứu trong quản trị (Research Methods in Management)
2. Số đơn vị học trình:
3
3. Trình độ:
Cao học quản trị kinh doanh.
4. Phân bổ thời gian: -
Lý thuyết: 15 tiết (33%)
-
Thảo luận: 30 tiết (67%), và thực hiện đề cương nghiên cứu (ở nhà).
5. Điều kiện tiên quyết: Không 6. Mục tiêu của học phần: Hoàn tất môn học này, sinh viên sẽ có khả năng tốt hơn trong: -
Thảo luận những khái niệm cơ bản của nghiên cứu và quá trình nghiên cứu.
-
Phát triển những kiến thức và kĩ năng cơ bản cần thiết cho việc thực hiện quá trình nghiên cứu: xác định mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thiết kế các công cụ và phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, xử lí dữ liệu, và trình bày các kết quả nghiên cứu.
-
Hình thành được đề cương nghiên cứu.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Nghiên cứu là một hoạt động cần thiết giúp các nhà quản trị nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định trong kinh doanh. Những kiến thức và kĩ năng nghiên cứu càng trở nên quan trọng trong điều kiện của môi trường kinh doanh và cạnh tranh thay đổi rất nhanh hiện nay. Do đó, phát triển các kiến thức và kĩ năng nghiên cứu luôn là một bộ phận quan trọng trong chương trình đào tạo cao học quản trị kinh doanh. Môn học “Phương pháp nghiên cứu trong quản trị” giới thiệu những nội dung cơ bản của các kiến thức và kĩ năng để thực hiện quá trình nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong quá trình quản trị và kinh doanh. Môn học này giúp cho sinh viên có được tư duy khoa học trong tiếp cận và quyết định những vấn đề quản trị và kinh doanh trong thực tế, và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp – một đòi hỏi bắt buộc của chương trình đào tạo thạc sĩ hiện
1
nay. Hơn nữa, môn học này còn giúp sinh viên thực hiện tốt các nghiên cứu được yêu cầu trong quá trình học tập các môn học khác trong chương trình đào tạo. Cụ thể hơn, kết thúc môn học này, sinh viên sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc xác định mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, và đánh giá một nghiên cứu. 8. Nhiệm vụ của học viên: -
Dự các giờ hướng dẫn lý thuyết đầy đủ.
-
Đọc tất cả Tài liệu tham khảo liên quan do giảng viên cung cấp, có ghi chép tóm tắt và chuẩn bị các ý kiến để thảo luận.
-
Thực hiện các bài tập nhóm và đề cương nghiên cứu theo hướng dẫn của giáo viên.
9. Tài liệu học tập: 9.1.Sách, giáo trình chính: [A].
Cooper, D.R., & Schindler, P.S., “Business Research Methods” ,Irwin McGraw-Hill, 2003.
[B].
Neuman, Social Research Methods, 4th edition, 2000.
9.2.Sách tham khảo: [C].
Trần Bá Nhẫn & Đinh Thái Hoàng, Thống kê ứng dụng trong kinh doanh, NXB Thống kê, 2006.
[D].
Nguyễn Hữu Lam, Hệ thức thực chứng trong khoa học xã hội, Tạp chí Phát triển kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM, tháng 5/2003.
[E].
Nguyễn Hữu Lam, Hệ thức diễn dịch, tạo dựng trong khoa học xã hội, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM, tháng 8/2003.
10. Tiêu chuẩn kiểm định kết quả học tập của học viên: -
Nghe giảng trên lớp tối thiểu 80% số tiết lý thuyết đã quy định.
-
Tham gia chuẩn bị, trình bày và thảo luận các vấn đề mà chủ đề do giảng viên đưa ra, các tình huống (case study) cho sẵn.
-
Mức độ đạt kết quả của học viên: căn cứ vào điểm kết luận học phần, được qui định như sau: ⇒ Dưới 5 điểm:
không đạt
⇒ Từ 5 điểm đến cận 6 điểm:
trung bình
⇒ Từ 6 điểm đến cận 8 điểm:
khá
⇒ Từ 8 điểm đến 9 điểm:
giỏi
⇒ Từ 9 điểm đến 10:
xuất sắc
2
11. Đánh giá: ⇒ Kiểm tra giữa kỳ lần 1:
20%
⇒ Kiểm tra giữa kỳ lần 1:
20%
⇒ Kiểm tra cuối kỳ:
60%
12. Nội dung chi tiết học phần: Nội dung
Số tiết
Giới thiệu môn học Áp dụng tư duy khoa học trong các vấn đề quản trị Bài 2: Quá trình nghiên cứu Đề cương nghiên cứu Bài 3: Thiết kế nghiên cứu Các phương pháp lấy mẫu Bài 4: Các công cụ đo lường Xây dựng thang đo Bài 5: Thu thập thông tin thứ cấp Các phương pháp khảo sát Các công cụ truyền đạt với đối tượng tham gia Bài 6: Nghiên cứu quan sát Thực nghiệm Mô tả và chuẩn bị dữ liệu Đánh giá, trình bày, và khám phá dữ liệu Kiểm định giả thuyết Đo lường các quan hệ Phân tích đa biến Bài 7: Trình bày của học viên về Nghiên cứu Bài 8: Trình bày của học viên về Nghiên cứu Bài 9: Trình bày của học viên về Nghiên cứu Bài 10: Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu Sinh viên sẽ thực hiện một bài tập nhóm và một đề cương nghiên cứu cá nhân Tổng cộng
3
Bài 1:
Ghi chú
3 3 3 3 3
3 3 3 3 30
13. Ngày phê duyệt: 28/10/2006. 14. Cấp phê duyệt: Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa quản trị kinh doanh.
3